Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

chất thải rắn tại đồng nai – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.37 KB, 6 trang )

Tham luận – Hội thảo về chất thải rắn – Hiện trạng và giải pháp Trang 1/6
Tham luận
Chất thải rắn tại Đồng Nai – Thực trạng và giải pháp
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG ĐỒNG NAI
Kính thưa,…
Đồng Nai là tỉnh có quy mô dân số lớn, đứng thứ 7 trong cả nước chỉ sau
TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, H à Tây và An Giang. Dân s ố năm 2008
có 2.405.112 người trong đó dân số đô thị chiếm 31% dân số. Mật độ dân c ư bình
quân 400 người/ km
2
tại các khu vực thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh và
các huyện Thống Nhất, Trảng Bom dân c ư tập trung đông, mật độ từ 590 ng ười
đến 3500 người/ km
2
ngược lại tại các khu vực thuộc các huyện nh ư Tân Phú,
Định Quán, Xuân Lộc, Nh ơn Trạch mật độ dân cư từ 215 người đến 295
người/km
2
cá biệt như huyện Vĩnh Cửu do chủ yếu l à đất rừng và đất lòng hồ
Thuỷ điện Trị An nên mật độ dân cư rất thưa chưa đến 100 người/km
2
. Tình hình
về dân số như trên cũng là một trong những nét chính về thực trạng các khu vực
phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tr ên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh đó trong những năm vừa qua, Đồng Nai là một trong những địa
phương đạt được nhiều thành tựu về thu hút đầu tư và phát triển các khu công
nghiệp. Cho đến nay, đã có 30 khu công nghi ệp được thành lập với tổng diện tích
đất quy hoạch hơn 9500 ha, và dự kiến đến năm 2020, sẽ có 36 khu công nghiệp
đi vào hoạt động tại Đồng Nai. Việc hình thành và phát triển nhanh các khu công
nghiệp như vậy, một mặt đã tạo ra động lực đáng kể để góp phần phát triển kinh
tế xã hội tại địa phương nhưng đồng thời, cũng tạo ra nhiều áp lực ng ày càng gia


tăng về mặt bảo vệ môi tr ường, nhất là vấn đề quản lý chất thải rắn từ hoạt động
công nghiệp.
Qua thống kê sơ bộ 06 tháng đầu năm 2011, khối lượng chất thải rắn thông
thường phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 2.246 tấn/ng ày; trong đó, chất thải
công nghiệp không nguy hại khoảng 864 tấn/ng ày, chất thải sinh hoạt khoảng
1.382 tấn/ngày. Khối lượng thu gom, vận chuyển đ ược khoảng 1.876 tấn/ng ày
(chiếm 83,5 % khối lượng phát sinh). Trong đó, khối lượng được thu gom, xử lý
hợp vệ sinh, đạt chuẩn khoảng 505 tấn/ngày (chiếm 22,5%); số còn lại được thu
gom, phân loại và tái chế tại các cơ sở mua bán phế liệu ho ặc tập kết tại các bãi
rác tự phát, các bãi rác tạm (có tổng diện tích theo số liệu khảo sát ban đầu
khoảng hơn 14 ha) nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đối với chất thải rắn sinh hoạt,
hiện có 72 đơn vị tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, vận chuyển; trong đó
có 21 hợp tác xã và còn lại là các cá nhân và tổ dịch vụ thu gom rác .
Trên thực tế, công tác quản lý chất thải rắn tại Đồng Nai vẫn còn nhiều hạn
chế; tiến độ triển khai xây dựng các khu xử lý chất thải nói chung hay chất thải
rắn nói riêng vẫn còn chậm, nhiều bãi rác tự phát còn tồn tại, chưa được giải tỏa.
Tham luận – Hội thảo về chất thải rắn – Hiện trạng và giải pháp Trang 2/6
Một số vụ việc đổ chất thải không đúng quy định cũng được phát hiện thời gian
qua. Các khu xử lý, phương tiện vận chuyển chất thải sinh hoạt của các địa
phương chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bảo vệ môi trường. Việc phân loại chất
thải tại nguồn chưa thực hiện được một cách triệt để; nhiều c ơ sở nhỏ lẻ chỉ hành
nghề thu mua phế liệu nhưng có kết hợp thực hiện thu gom cả các loại chất thải
rắn.
Về mặt quy hoạch, từ năm 2006, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
7480/QĐ.UBND về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch các khu xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 . Đến nay, tỉnh Đồng
Nai có 07 khu xử lý rác thải sinh hoạt v à 03 khu xử lý tập trung liên huyện, liên đô
thị. Trong đó, có 03 đơn vị đã được cấp chứng nhận đầu tư gồm: (1) Khu xử lý
Trảng Dài - Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị Đồng Nai và Nhà máy xử lý chất
thải rắn sinh hoạt - Công ty cổ phần Môi trường Đồng Xanh, với tổng lượng chất

thải tiếp nhận khoảng 500 tấn/ngày (trong đó, khoảng 200 tấn/ngày được xử lý tại
Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty cổ phần Môi trường Đồng
Xanh); (2) Khu xử lý Quang Trung, quy mô khoảng 130 ha - Công ty cổ phần dịch
vụ Sonadezi và (3) Khu xử lý Tây Hòa, quy mô khoảng 10 ha - Công ty TNHH
Tài Tiến. Đó là một số khu xử lý chất thải, trong đó có xử lý chất thải rắn, đã đưa
dự án vào hoạt động. Ngoài ra còn có một số dự án xử lý chất thải rắn khác đang
trong giai đoạn lập hồ sơ đầu tư, như các khu Phú Thanh, Xuân Mỹ, Bàu Cạn,
Vĩnh Tân trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung ngoài các khu xử lý đã đi vào hoạt động,
các khu xử lý chất thải còn lại hiện đang thực hiện các thủ tục về đo vẽ, bồi thường
đất đai và lập hồ sơ xin chứng nhận đầu tư, đánh giá tác động môi trường, quy
hoạch xây dựng chi tiết,.v.v để đáp ứng các quy định pháp luật .
Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Đồng Nai, cũng nh ư đa số các tỉnh/thành
khác cho thấy, nhu cầu về năng lực xử lý chất thải rắn nh ìn chung chưa theo kịp
tình hình phát sinh ch ất thải. Các khu xử lý chất thải theo quy hoạch c òn thiếu,
triển khai còn chậm vì nhiều lý do như cần vốn đầu tư lớn, giải phóng mặt bằng,
kỹ thuật công nghệ đặc th ù,.v.v Kết quả là năng lực xử lý chất thải rắn của địa
phương chưa đáp ứng kịp yêu cầu thực tế.
Để chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển v à xử lý chất thải
rắn thông thường (kể cả chất thải nguy hại), thời gian qua UBND tỉnh Đồng Nai
cũng đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBT ngày 11/3/2010. Tiếp đến ngày
21/6/2011, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục ban hành chỉ thị số 18/CT-UBND (thay
cho Chỉ thị 04) về việc tăng cường quản lý chất thải rắn thông th ường và chất thải
nguy hại để phù hợp với quy định mới về quản lý chất thải nguy hại, kể cả đối
với chất thải rắn. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng đã xây dựng Báo cáo tổng
Tham luận – Hội thảo về chất thải rắn – Hiện trạng và giải pháp Trang 3/6
hợp Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, trình UBND
tỉnh trong tháng 4/2011.
Kính thưa…
Như vậy từ thực tế quản lý chất thải rắn thời gian qua cho thấy, để chấn
chỉnh hoạt động này được tốt hơn trong thời gian tới, cần thực hiện nhiều giải

pháp để đưa quy định pháp luật đi vào thực tiễn đời sống xã hội nhiều hơn; trong
đó có cập nhật triển khai một số quy định như Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày
09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 04 /2009/NĐ-CP
ngày 14/01/2009 về ưu đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi tr ường; Thông tư số
121/2008/TT-BTC ngày 29/01/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế ưu
đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu t ư cho quản lý chất thải
rắn,.v.v…Về các giải pháp cụ thể, cần thực hiện đồng bộ ở nhiều mặt, bao gồm:
(1) nâng cao nhận thức cộng đồng; (2) thanh tra, kiểm tra; (3) quy hoạch và đầu
tư; (4) quan trắc giám sát; (5) kỹ thuật, công nghệ môi trường. Theo đó, một số
nội dung cụ thể sau đây xin được đề xuất.
Một là, về công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng .
Đây là một đòi hỏi khách quan từ thực tế , giúp huy động nguồn lực to lớn
trong cộng đồng dân cư cùng góp phần theo dõi, kịp thời phát hiện, cung cấp
thông tin liên quan đến quy trình quản lý chất thải từ khâu đầ u – từ nơi phát sinh
chất thải, trên cung đường vận chuyển chất thải, cho đến khâu cuối – tại nơi xử
lý, tiêu hủy chất thải rắn. Trong thời gian tới, để tạo điều kiện nhiều h ơn cho
người dân tham gia phong tr ào đấu tranh phòng chống tội phạm về môi tr ường
liên quan đến chất thải rắn, cần hình thành thêm/duy trì các đường liên lạc
“nóng” để trao đổi thông tin kịp thời giữa chính quyền v à người dân; tăng cường
phổ biến quy định nhà nước về trách nhiệm quản lý chất thải rắn, thông qua nhiều
hình thức (như website/trang thông tin đi ện tử của cơ quan chức năng, qua các
chuyên mục báo, đài, pa-nô,…), cung cấp thông tin nhiều h ơn đến cộng đồng ở
lĩnh vực này. Đối với phía doanh nghiệp hành nghề thu gom và xử lý chất thải
rắn, cần tổ chức thêm các hoạt động tư vấn hỗ trợ, tập huấn nghiệp vụ c ơ bản,
giúp doanh nghiệp có các nhân viên chuyên trách, am hi ểu quy định pháp luật về
quản lý chất thải rắn, từng bước hỗ trợ phát triển năng lực doanh nghiệp trong
lĩnh vực này.
Ngoài ra, song song vi ệc theo dõi kiểm soát chất thải rắn phát sinh trong
hoạt động công nghiệp, c ần tăng cường công tác truyền thông h ình thành các
phong trào phân loại, thu gom chất thải rắn từ các hộ gia đình, nhằm hạn chế tối

đa việc chất thải nguy hại lẫn với các loại chất thải rắn sinh hoạt thông th ường;
đồng thời khuyến khích thực hiện phân loại chất thải rắn theo hướng tái chế, tái
Tham luận – Hội thảo về chất thải rắn – Hiện trạng và giải pháp Trang 4/6
sử dụng; thực hiện các biện pháp, các mô h ình nhằm duy trì tính bền vững trong
phân loại chất thải rắn tại nguồn trong cộng đồng doanh nghiệp, dân c ư.
Hai là, về công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành môi trư ờng trong quản lý
chất thải rắn
Trên thực tế, chất thải rắn có thể thuộc loại thông th ường (không nguy hại)
và chất thải rắn thuộc chất thải nguy hại , nhìn chung khá đa dạng về nguồn gốc,
chủng loại phát sinh. Do vậy cần đẩy mạnh sự phân công, phối hợp trong quản lý
chất thải rắn giữa các cơ quan chức năng. Theo đó, ngành Tài nguyên và Môi
trường ngoài chức năng chung về quản lý môi tr ường, trực tiếp thực hiện thanh
kiểm tra về hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn dạng nguy hại ; đồng thời cần
có sự hỗ trợ phối hợp từ các ngành, các cấp như: ngành xây dựng chịu trách
nhiệm trong vấn đề quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn, dự báo khối
lượng chất thải rắn phát sinh trong thời kỳ quy hoạch; ngành y tế chịu trách
nhiệm quản lý chất thải rắn y tế; UBND cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, không để phát sinh các bãi
rác tự phát hay ngoài quy hoạch làm ô nhiễm môi trường,.v.v…Trên cơ sở phân
công phối hợp cụ thể, các cơ quan thẩm quyền sẽ thực hiện việc thanh kiểm tra
liên quan hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn.
Ba là, về công tác quy hoạch đầu t ư các khu xử lý chất thải rắn
Vấn đề quy hoạch phát triển các khu xử lý chất thải rắn cần được chú trọng
nhiều hơn qua việc lồng ghép các yếu tố bảo vệ m ôi trường trong quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội địa phương theo quy định. Riêng đối với quy hoạch các khu xử lý
chất thải rắn nguy hại, cần tính đến yếu tố điều phối h ài hòa các khu xử lý, thực
hiện theo quy định tại Nghị định 59 /2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn; các Quyết định của Thủ t ướng Chính phủ về ph ê duyệt quy hoạch xây
dựng khu xử lý chất thải rắn đến năm 2020 (quyết định số 1440/QĐ-TTg, ngày

06/10/2008); về phê duyệt chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến
năm 2025 (quyết định số 2149/QĐ-TTg, ngày 17/12/2009); về phê duyệt chương
trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020 (quyết định số 798/QĐ-
TTg, ngày 25/5/2011). Qua rà soát, cần quy hoạch các khu vực đặc thù nhằm cho
phép tiếp nhận các dự án về lưu giữ, xử lý, tái chế chất thải rắn, kể cả ở dạng
nguy hại để các địa phương chủ động trong việc giải quyết chất thải phát sinh.
Bốn là, về quan trắc môi trường trong quản lý chất thải rắn
Ô nhiễm liên quan chất thải rắn thường tập trung ở các bãi rác, các khu xử
lý và thường đòi hỏi các kỹ thuật, phương tiện đặc thù chuyên dụng để có thể
theo dõi, phân tích, phát hi ện ô nhiễm đất, ô nhiễm nước dưới đất, ô nhiễm do các
hơi/khí thải đặc thù từ bãi rác, Do vậy để kịp thời cảnh báo diễn biến ô nhiễm,
Tham luận – Hội thảo về chất thải rắn – Hiện trạng và giải pháp Trang 5/6
cần thiết nghiên cứu đầu tư bổ sung về con người và các trang thiết bị quan trắc
chuyên ngành. Qua đó, cần kết nối các số liệu quan trắc tại nguồn, như tại các bãi
rác, với số liệu quan trắc môi trường xung quanh (chủ yếu do c ơ quan nhà nước
chuyên ngành quan tr ắc thực hiện); bổ sung các vị trí quan trắc theo d õi các khu
xử lý chất thải rắn vào mạng lưới quan trắc chung. Trước mắt, cần đầu tư phát
triển năng lực quan trắc của các c ơ quan quản lý môi trường địa phương, để có đủ
năng lực phân tích xác định các dạng ô nhiễm liên quan chất thải rắn. Về lâu dài,
cần số hóa cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn, kết hợp với việc sử dụng các phần
mềm chuyên dụng trong cập nhật theo d õi quản lý chất thải rắn, thuận tiện trong
trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý. Vấn đề này cũng cần có sự hướng
dẫn, hỗ trợ và quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trư ờng để các địa ph ương
thống nhất thực hiện trong thời gian tới.
Năm là, về kỹ thuật – công nghệ xử lý chất thải rắn.
Xu hướng tiên tiến trong bảo vệ môi tr ường ngày nay không chỉ tập trung
cho việc xử lý chất thải “cuối đ ường ống”, tức không chỉ tập trung nguồn lực cho
vấn đề xử lý chất thải chỉ nhằm đáp ứng đ ược tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường.
Do vậy, cần hướng dẫn kỹ thuật để các doanh nghiệp, các chủ nguồn thải chất
thải rắn thực hiện thống kê, phân loại chất thải để có các biện pháp giải quyết phù

hợp nhất và đúng pháp luật về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở chất thải rắn phát
sinh trên địa bàn được điều tra, thống kê phân loại hợp lý, sẽ tạo điều kiện thuận
lợi để các nhà đầu tư chọn giải pháp kỹ thuật xử lý tối ưu để vừa đáp ứng quy
định bảo vệ môi trường, vừa hiệu quả về mặt tài chính do có sự tận dụng, tái chế
theo xu hướng giảm phát thải v à thân thiện môi trường.
Ngoài ra, thực tế cho thấy chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn, nhiều
hoạt động hay nhiều khu vực khác nhau nh ư: sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp; từ khu đô thị hay v ùng nông thôn,.v.v…do v ậy về mặt kỹ thuật cần có
thêm các nghiên cứu để tiến tới ban hành các hướng dẫn về định mức, hệ số phát
thải chất thải rắn, làm cơ sở quy hoạch, cũng nh ư chủ động các giải pháp về quản
lý chất thải rắn (hiện đối với khu vực đô thị, đ ã có quy định về định mức chất thải
rắn theo Quy chuẩn kỹ thuật Q uốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị -
QCVN 07/2010/BXD).
Tóm lại, việc quản lý bảo vệ môi tr ường đối với chất thải rắn trong thời
gian tới, ngoài biện pháp truyền thống với việc sử dụng các mệnh lệnh h ành
chính thi hành Luật; cần định hướng mô hình quản lý chất thải thân thiện môi
trường, gắn với các lợi ích kinh tế r õ ràng hơn theo định hướng kết hợp tái chế,
tái sử dụng chất thải, để tạo động lực cho cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp tự
giác nhiều hơn trong việc thực hiện, góp phần phát triển ngành công nghiệp môi
trường theo quy định nhà nước.
Tham luận – Hội thảo về chất thải rắn – Hiện trạng và giải pháp Trang 6/6
Trên đây là một số ý kiến tham luận từ thực tiễn Đồng Nai, với hy vọng
các hoạt động quản lý chất thải rắn ngày càng mang lại hiệu quả tốt hơn, thiết
thực hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe./.

×