Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

kỹ thuật trồng một số loại rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.06 KB, 47 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG THÁP
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG – KHUYẾN NGƯ
K thu t tr ng ỹ ậ ồ
Một số
loại rau
Dưa hấu, rau muống, cải ngọt,
cải xanh, cải thìa
theo
VIETGAP
Năm 2009
TỔNG QUAN VỀ THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

I. Khái niệm:
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt
Nam (VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc,
trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo
đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe
người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc
sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

II. Mục đích của GAP:
Là những thỏa thuận về xây dựng các tiêu chuẩn sản xuất, lao động, thu
hoạch, sơ chế rau, quả với mục đích đảm bảo:
- An toàn cho người tiêu dùng.
- An toàn cho người lao động.
- Môi trường được bền vững.
- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Träöng rau muäúng trong nhaì kênh taûi Âaìi Loan, 2001
2
III. Những lợi ích khi áp dụng GAP:


- Người sản xuất: tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn, bán với giá cao nên đạt
hiệu quả kinh tế cao hơn, sức khỏe được đảm bảo hơn.
- Người tiêu dùng: sẽ có những sản phẩm chất lượng và an toàn.
- Nhà kinh doanh: sẽ có lợi nhuận nhiều hơn từ những sản phẩm có chất lượng.
- Môi trường: sẽ được bền vững và thân thiện hơn.
IV. Các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá thực hiện theo quy trình VietGAP:
Bao gồm 12 nội dung, với 65 chỉ tiêu kiểm tra đánh giá việc thực hiện
VietGAP theo quyết định số 84/2008/QĐ-BNN, ngày 28/7/2008 của Bộ Nông
nghiệp &PTNT (xem phụ lục 1,2,3,4).
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất:
Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải nằm trong quy hoạch đã
được UBND tỉnh phê duyệt, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công
nghiệp, chất thải sinh hoạt và được khảo sát, đánh giá về các mối nguy gây ô
nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả theo quy định.
(đáp ứng chỉ tiêu 1,2,3 phụ lục 4 và các chỉ tiêu của phụ lục 1)
2. Giống và gốc ghép:
Giống và gốc ghép tự sản xuất hoặc mua phải có hồ sơ lưu truy nguyên
nguồn gốc: Địa chỉ cung cấp, phương pháp và thời gian ghép, hóa chất sử dụng …
(đáp ứng chỉ tiêu 4,5 phụ lục 4)
3. Quản lý đất và giá thể:
(đáp ứng chỉ tiêu 6,7,8,9 phụ lục 4)
- Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất.
Hàng năm phải phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể theo
quy định.
- Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất. Các biện pháp này phải
được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
4. Phân bón và chất phụ gia:
- Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử
dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ.
- Chỉ sử dụng các loại phân bón trong danh mục được phép sản xuất, kinh

doanh tại Việt Nam và chọn những loại ít có nguy cơ gây ô nhiễm. Lưu giữ hồ sơ
phân bón và bón phân theo quy định.
- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, có hồ sơ truy nguyên theo quy định.
- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và bảo dưỡng
thường xuyên. Xây dựng và bảo dưỡng nơi chứa phân bón hay khu vực để trang
thiết bị phối trộn.
(đáp ứng chỉ tiêu 10,11,12,13,14 phụ lục 4)
5. Nước tưới:
3
Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân
cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân
tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch.
Hàng năm, phân tích chất lượng nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm nhằm
đưa ra biện pháp khắc phục.
(đáp ứng chỉ tiêu 15,16 phụ lục 4 và các chỉ tiêu phụ lục 2)
6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật):
- Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn
về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và mua từ các
cửa hàng được cấp phép kinh doanh thuốc BVTV. Phải sử dụng hóa chất đúng
theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa và đảm bảo thời gian cách ly.
- Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên
bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ hoặc hóa chất khi dùng không hết cần
được xử lý, đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.
- Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, không để thuốc bảo vệ
thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột. Hóa chất cần giữ nguyên
trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng.
- Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng theo quy định.

- Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Phải thu gom và cất
giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định. Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và
hóa chất khác cần được lưu trữ riêng.
(đáp ứng chỉ tiêu 17 đến 29 phụ lục 4)
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch:
- Thiết bị, vật tư và đồ chứa: Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực
tiếp với rau, quả phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản
phẩm, phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng; nông sản sau
khi thu hoạch không để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm; thùng
đựng phế thải, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm khác phải được
đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm; thiết bị, thùng chứa rau,
quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa
chất, phân bón và chất phụ gia.
- Thiết kế và nhà xưởng: Hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết
kế, xây dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng
gói, bảo quản. Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản nông sản phải tách biệt khu
chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp; phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ
thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn
nước; Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống
vỡ. Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm có rào ngăn cách an toàn.
4
- Phòng chống dịch hại: Phải cách ly gia súc, gia cầm và ngăn chặn các sinh
vật lây nhiễm vào khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản rau, quả. Phải đặt đúng
chỗ bả và bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm rau, quả,
thùng chứa và vật liệu đóng gói. Phải ghi chú rõ ràng vị trí đặt bả và bẫy.
- Vệ sinh nhà xưởng: Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ
bằng các loại hóa chất thích hợp theo quy định, không gây ô nhiễm lên sản phẩm
và môi trường.
- Vệ sinh cá nhân: Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp
tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ. Nội

qui vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy; cần có nhà vệ sinh với
trang thiết bị cần thiết đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động. Chất thải của
nhà vệ sinh phải được xử lý.
- Xử lý sản phẩm: Chỉ sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm, màng sáp cho
phép trong quá trình xử lý sau thu hoạch. Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu
hoạch phải đảm bảo chất lượng theo quy định.
- Bảo quản và vận chuyển: Phương tiện vận chuyển được làm sạch trước
khi xếp thùng chứa sản phẩm. Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với
các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm. Thường xuyên khử trùng kho
bảo quản và phương tiện vận chuyển.
(đáp ứng chỉ tiêu 30 đến 45 phụ lục 4 và các chỉ tiêu của phụ lục 3)
8. Quản lý và xử lý chất thải:
Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt
động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.
(đáp ứng chỉ tiêu 46 phụ lục 4).
9. Người lao động:
- An toàn lao động: Người quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức
về hóa chất và kỹ năng ghi chép. Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có
bảng hướng dẫn tại kho chứa hóa chất.
Người trực tiếp xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun
thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc. Quần áo bảo hộ lao
động phải được giặt sạch và không được để chung với thuốc bảo vệ thực vật. Phải
có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc.
- Điều kiện làm việc: Phải đảm bảo phù hợp với sức khỏe người lao động.
Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ. Nhà làm việc thoáng mát, mật
độ hợp lý. Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ điện và cơ khí phải thường
xuyên kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng.
- Phúc lợi xã hội: Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện
sinh hoạt và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản. Tuổi lao động và lương, thù lao
phải hợp lý, phù hợp với Luật Lao động.

- Đào tạo: Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về
những nguy cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn, được tập huấn: sử
5
dụng các trang thiết bị, dụng cụ; hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động; sử dụng an
toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân.
(đáp ứng chỉ tiêu 47 đến 53 phụ lục 4)
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm:
- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu
giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,
bán sản phẩm, v.v… lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách
hàng hoặc cơ quan quản lý.
- Nông sản phải ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất, lập hồ sơ và lưu trữ.
- Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác. Mỗi khi xuất hàng, phải
ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm.
(đáp ứng chỉ tiêu 54, 55, 56, 57, 58, 59 phụ lục 4)
11. Kiểm tra nội bộ:
Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất
mỗi năm một lần, thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá. Tổng kết và báo cáo kết
quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.
(đáp ứng chỉ tiêu 60,61,62,63 phụ lục 4).
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại
khi khách hàng có yêu cầu, khi có khiếu nại, phải có trách nhiệm giải quyết theo
quy định pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.
(đáp ứng chỉ tiêu 64,65 phụ lục 4)
QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA HẤU
THEO VIETGAP

I. KỸ THUẬT CANH TÁC:
1. Thời vụ:

Dưa hấu có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết nên có thể mở
rộng thời vụ gieo trồng quanh năm, ở Đồng bằng sông Cửu Long hình thành các vụ
chính trong năm như sau:
- Dưa Noel: Gieo từ 20/9 đến 1/10 dương lịch, lưu ý giai đoạn mới trồng
thường gặp mưa cuối mùa dễ bị hư hại cây con.
- Dưa hấu tết: Gieo hạt khoảng 5-15/10 âm lịch, vụ này thời tiết thuận lợi
cho sự ra hoa, đậu trái nhưng dễ bị bù lạch gây hại do chúng lan truyền từ vụ dưa
hấu Noel sang.
- Dưa lạc hậu: Thường được trồng ở những vùng có đủ nước ngọt để tưới,
lưu ý dễ bị bù lạch gây hại nặng nề nhất trong năm.
- Dưa Hè thu: Gieo trồng trong suốt mùa mưa, thích hợp ở một số vùng đất cao
hoặc có đê bao vững chắc.
6
2. Chọn giống:
Hiện nay thị trường có nhiều loại giống, sự lựa chọn tùy theo yêu cầu thị
trường tiêu thụ. Không dùng giống chuyển đổi gen.
- Giống Sugar baby:
Là giống nhập từ Mỹ (Sunblest, Harris Moran, Eagle), Thái Lan (Chia Tai,
Trái Bầu). Trong nhiều năm qua giống Sugar baby được trồng rất phổ biến, nhất là
để chưng tết. Trái tròn, trung bình 3-5 kg, vỏ màu xanh đen, ruột đỏ, thời gian sinh
trưởng 65-70 ngày, đây là giống thụ phấn tự do.
- Giống An Tiêm 95:
Là dưa hấu lai F1, trái to, tròn, nặng 7-8 kg, vỏ đen có gân đậm, ruột đỏ,
ngon ngọt. Chống chịu tốt với bệnh đốm lá gốc, nứt thân chảy mủ do nấm
Mycosphaerella melonis và bệnh sương mai do nấm Phytophthora melonis, cho
thu hoạch 70 ngày sau khi gieo, trái đều, năng suất vượt trội hơn giống Sugar baby
nhập khoảng 20%. Thích nghi rộng với điều kiện thời tiết, đất đai khác nhau, nên
rất thích hợp canh tác trong vụ Noel và dưa lạc hậu sau tết.
- Thoại Bảo 1273 (công ty Nông Hữu):
Thời gian sinh trưởng 60-65 ngày, trái hình tròn cao, vỏ xanh đen có sọc đen

mờ, cứng, ít nút thuận tiện bảo quản và vận chuyển. Ruột màu đỏ tươi, chắc thịt,
độ ngọt cao. Trọng lượng trung bình 8 kg/trái, năng suất 30-35 tấn/ha. Khă năng
chống chịu bệnh thán thư tốt. Đặc tính tương tự giống An Tiêm.
Giống Thoại Bảo 1273
- Hắc Mỹ Nhân: 1430 (công ty Nông Hữu) và 308 (công ty Trang Nông):
Cây phát triển mạnh, lá lớn, khả năng chống chịu bệnh cao. Thời gian sinh
trưởng 50-55 ngày, trái hình bầu dục dài, vỏ màu xanh đậm, có vân xanh đậm hơn,
7
vỏ cứng thích hợp cho bảo quản và vận chuyển xa. Ruột màu đỏ tươi, đặc và mịn,
nhiều nước, độ ngọt cao. Trọng lượng trung bình 2,5-3,5 kg, có thể trồng được
quanh năm, nhiệt độ càng cao thì càng phát huy được ưu điểm của giống. Thích
hợp trên nhiều loại đất.
Giống Hắc Mỹ Nhân 1430
- Tiểu Long 246 (F1):
Thời gian sinh trưởng 58-62 ngày tùy theo thời tiết. Dạng trái tròn dài hình
oval (hơi giống trái bí đao), vỏ màu xanh nhạt sọc thưa xanh đậm trung bình. Ruột
đỏ, đẹp, chắc thịt, độ đường cao, chất lượng ngon đặc biệt, thích hợp thị hiếu người
tiêu dùng. Trọng lượng trái trung bình 3,5-4 kg, phát triển mạnh, kháng sâu bệnh
tốt, có thể trồng được trong mùa mưa (mưa ít) và mùa nắng.
Giống Tiểu Long 246
- Xuân Lan 130 (F1) (công ty Trang Nông):
Thời gian sinh trưởng 58-60 ngày. Dạng trái tròn dài, vỏ màu xanh nhạt, có
sọc thưa màu xanh đậm, chắc thịt, ngọt. Trọng lượng trái trung bình 3,5-4 kg.
Kháng sâu bệnh tốt, có thể trồng được quanh năm.
- Bảo Long TN 467 (công ty Trang Nông):
Thời gian sinh trưởng 58-60 ngày. Dạng trái oval, vỏ màu xanh đen sọc đậm
thưa, vỏ mỏng, ruột đỏ đậm chắc thịt, rất ngọt. Năng suất trái trung bình 25-32
tấn/ha. Kháng sâu bệnh tốt, có thể trồng được quanh năm.
8
- Thành Long TN 522 (công ty Trang Nông):

Thời gian sinh trưởng 55-58 ngày. Dạng trái oval, vỏ sọc lem, mỏng, ruột đỏ
đậm chắc thịt, độ ngọt rất cao. Năng suất trái trung bình 25-30 tấn/ha, có thể trồng
được quanh năm.
* Lưu ý: Đây là các giống lai (F1) nên không thể sử dụng hạt của trái thương
phẩm làm giống cho mùa sau, vì năng suất và phẩm chất dưa sẽ giảm.
3. Chuẩn bị đất trồng:
Chọn đất ruộng có tầng canh tác dầy, tơi xốp, không nhiễm phèn mặn, dể
thoát nước, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 15 cm. Có
thể trồng dưa hấu trên đất gò, đất liếp, bờ kinh nếu đảm bảo đủ nước tưới.
Dưa hấu thường được trồng trên đất ruộng, kiểu liếp phổ biến nhất hiện nay
là liếp đôi. Hai tim mương trung bình cách nhau 4-7 m. Xử lý đất với vôi bôt 50
kg/1.000 m
2
trước khi lên liếp 5-7 ngày. Đất được đào rảnh sâu 1 lớp leng và đào
từng lớp đất mỏng 2-3 cm để cho đất mau khô và dể tơi ra, mương đào rộng 30-50
cm. Đất đào được bỏ lên 2 bên tạo thành liếp dưa rộng 80-90 cm. Để có dưa tết,
trái lớn nên làm liếp rộng hơn, khoảng cách giữa 2 tim mương khoảng 6-7 m và bề
rộng liếp trồng 1m, liếp cao 30-40 cm.
Lên luống trồng dưa hấu
9
Trồng dưa mùa mưa, với các loại dưa F1 chất lượng cao (khác với dưa
chưng tết) thường trái nhỏ, khoảng cách giữa 2 tim mương 4-4,5 m. Nhưng để tăng
năng suất trái có thể trồng dầy bằng cách rút ngắn khoảng cách giữa 2 tim mương
xuống còn 3,5 m.
* Lưu ý: Không canh tác dưa hấu liên tục nhiều năm trên cùng nền đất, vì
sự tích lũy mầm bệnh, nhất là bệnh héo rũ do nấm Fusarium… Tốt nhất nên chọn
đất mới, trồng 1 đến 2 vụ nên luân canh cách 2-3 năm mới trồng lại hoặc trồng dưa
hấu tháp bầu.
4. Gieo hạt:
a. Xử lý hạt giống:

Đề phòng bệnh do nấm khuẩn có sẵn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc
mới gieo nên trộn hạt với Thiram 80 WP hoặc Benlate 50 WP, nồng độ 5%o (pha 5
g thuốc bột trong 1 lít nước rồi ngâm hạt) trong 1-2 giờ. Để giúp hạt giống nẩy
mầm nhanh và đều nên ủ cho nẩy mầm trước khi gieo, bằng cách đem hạt phơi
ngoài nắng nhẹ vài giờ, rồi ngâm hạt trong nước ấm pha tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh khoảng
2-3 giờ, rửa sạch nhớt, dùng vải gói hạt đem vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ, nơi có
ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36-48 giờ hạt sẽ nhú mầm.
Các bước ngâm, ủ và gieo hạt dưa hấu
b. Cách gieo hạt: Có 2 cách
- Gieo thẳng: Lượng hạt giống 80-100 g để trồng 1.000 m
2
đất. Gieo 2 hạt/
lổ, sâu 1-2 cm, phủ tro trấu hay rơm chặt ngắn, khi cây mọc 3-4 lá tỉa chừa 1 cây
tốt. Những năm ít mưa hoặc mưa dứt sớm, theo kinh nghiệm có thể gieo hột thẳng
trên liếp, nhưng nên ủ hạt nẩy mầm trước khi đem gieo.
Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức, nhưng
khó chăm sóc, gặp mưa to cây con bị hư nhiều.
- Gieo trong bầu: Cần 50-60 g hạt giống cho 1.000 m
2
đất. Bầu có thể làm
bằng lá chuối, lá dừa, chiều ngang 5 cm, chiều cao 7 cm, hoặc dùng bọc nilon có
đục lổ thoát nước. Chất liệu để vô bầu gồm đất mịn, phân chuồng hoai, tro trấu tỉ lệ
bằng nhau. Hạt dưa ủ nẩy mầm rồi gieo vào bầu, sau đó xàng tro trấu lắp hạt. Nếu
gieo trong bầu lá chuối, nền phải đổ một lớp tro trấu dầy 5-10 cm để tránh đứt rễ
khi nhổ vì bộ rễ phụ dưa hấu tái sinh kém.
Gieo bầu cây sinh trưởng đồng đều, ít hao cây con, tranh thủ thời gian làm
đất kỹ lưỡng, nhưng tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu.
10
Khi cây mọc lên đều thì loại bỏ những cây con mọc chậm. Cần dự trù 10-
15% bầu để trồng dặm.

* Lưu ý:
- Sau khi gieo hạt, rãi Regent 3G liều lượng 2 kg/1.000 m
2
để ngừa kiến, dế
cắn phá cây mầm. Để phòng bệnh cho cây con, nên pha 20 g Copper B/10 lít nước,
tưới trên 2 m
2
bầu đất trước khi gieo hạt.
- Vườn ương phải chọn nơi trảng, có nhiều ánh sáng và không được đọng
nước bên dưới.
5. Trồng cây:
5.1. Không có màng phủ: Cây con được 7-10 ngày, vừa lú lá nhám đem
trồng ngay. Đào hốc sâu 5-7 cm, rộng 10 cm, bón phân lót, xong rãi một lớp đất
mịn, rồi rãi một lớp tro trấu. Pha Copper B nồng độ 4% tưới lên hố để phòng ngừa
bệnh trước khi đặt cây con hoặc gieo hạt thẳng; Khoảng cách trồng giữa 2 cây
trung bình 50-60cm (mật độ 600-720 cây/1.000 m
2
).
Nhưng để có dưa chưng tết, trái to từ 6-7 kg trở lên nên trồng thưa, khoảng
cách giữa các cây khoảng 70 cm (mật độ 500 cây/ 1.000 m
2
), đối với các vụ khác
cần trái nhỏ 3-4 kg/trái nên trồng dầy, khoảng cách cây khoảng 40-50 cm và liếp
cũng hẹp hơn (chỉ khoảng 3,5-4,5m giữa 2 tim mương, mật độ 900-1.100 cây/
1.000 m
2
).
* Lưu ý:
- Để tránh cây con bị đọng nước đáy bầu khi gặp mưa, nên đặt cạn.
- Mạnh dạn loại bỏ những cây con yếu, phát triển không bình thường.

5.2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp:
Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa
dẽo, mỏng, chuyên dùng để phủ liếp trồng rau, dầy 0,03-0,035 mm, mặt trên có
màu xám bạc, mặt dưới màu đen, bề khổ rộng 1- 1,6 m, có thể sử dụng được 2-3
vụ dưa hấu.
* Mục đích:
- Hạn chế côn trùng gây hại: màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng
mặt trời nên hạn chế bù lạch, rầy mềm, dòi đục lòn lá và hiện tượng thun đọt dưa
hấu (bắn máy bay) do bù lạch.
- Hạn chế bệnh hại: Bề mặt màng phủ ráo nhanh sau khi mưa; bộ lá cây luôn khô,
thoáng sẽ giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm phấn trên lá chân.
- Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm
hạt cỏ bị chết trong màng phủ.
- Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi
nước trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ
độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.
- Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít
bay hơi nên tiết kiệm phân.
- Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm
mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.
- Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ ngăn cản sự bốc thoát hơi nước qua mặt
đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.
11
- Tăng giá trị trái: Vì màng phủ cung cấp thêm ánh sáng giúp màu sắc vỏ trái
đẹp, sạch, bán cao giá hơn.
Tóm lại, trồng dưa hấu sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục
được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ
truyền theo hướng công nghiệp hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
* Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp:
a. Chuẩn bị trước khi trồng:

- Vật liệu và qui cách: Dùng màng phủ khổ rộng 1 - 1,6 m (dưa tết cần trái
lớn, lên liếp rộng sử dụng khổ 1,4 - 1,6 m), diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả
phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400 m, trung bình
cần khoảng 1 cuồn/1.000 m
2
dưa hấu tết, nếu trồng dầy khoảng cách giữa 2 tim
mương là 3,5 thì cần 2 cuồn màng phủ. Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu
đen hướng xuống.
- Lên liếp: Liếp cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải làm bằng phẳng
không được lồi lõm, vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao
hai bên thấp để tiện việc tưới nước.
- Rãi phân lót: (xem phần bón phân).
Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm, do khi đã đậy màng phủ
thì khó dở ra để bón phân vì tốn nhiều công lao động.
- Đậy màng phủ: Tưới đẫm nước trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng
vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ U
mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm)
hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp nếu như đất mịn và dẽo, cũng có thể lắp đất tấn
xung quanh mé liếp để tránh gió tốc chỉ thích hợp trong mùa nắng.
Khi phủ xong không nên dùng rơm hay cỏ đậy trên màng phủ vì làm mất tác
dụng phản chiếu ánh sáng, không nên đi đạp lên vải bạt sẽ mau rách.
Cách đậy màng phủ
- Đục lổ màng phủ: Dùng lon sữa bò đường kính khoảng 10 cm, có đục lổ
thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm, cột dây chì vòng miệng lon chừa
râu dài 40-70 cm làm cự ly giữa các cây, đốt than nóng cho vào trong lon.
12
Các cách đục lổ màng phủ
- Xom lổ mặt đất: Dùng chày tỉa xom xuống lổ vừa đục, chày có đường kính
7-8 cm. Độ sâu tùy cách gieo hột: gieo thẳng xom lổ cạn 2-3 cm và đầu chày ít
nhọn, còn đặt cây con thì xom sâu 5-7 cm và đầu chày nhọn.

- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Copper B (20 g/10 lít)
hoặc Validacin (20 cc/10lít) vào lổ trước khi đặt cây con.
* Lưu ý:
- Khi ngọn dưa chưa bò ra khỏi màng phủ cần chặt nhánh cây có chán ba
ghim xuống đất thủng màng phủ để giữ ngọn dưa.
- Để màng phủ sử dụng được lâu không nên đi trên mặt líp khi đã phủ và sau
khi thu hoạch dưa cần xếp gọn, cất trong mát.
b. Trồng cây:
Rãi một ít đất mịn hoặc rơm hoặc trấu mục vào trong lổ (không nên dùng
nhiều tro trấu, nhất là trong mùa nắng, vì sức nóng của màng phủ và của tro làm
cây con bị hóc phát triển yếu), tưới nước vào lổ rồi gieo hạt hoặc đặt cây con. Xử
lý côn trùng bằng thuốc hột như Regent 0.3 G rãi xung quanh gốc sau khi gieo hột
hoặc sau khi cấy cây con (2 kg/1.000 m
2
).
Trồng bằng hạt và trồng bằng cây con
6. Chăm sóc sau khi trồng:
* Tưới nước:
- Khi mới trồng: Bộ rễ còn nhỏ ăn cạn, có thể dùng lon, ấm hoặc thùng vòi,
thùng búp sen để tưới. Trong thời điểm nắng gắt, cây con sinh trưởng chậm, để
làm giảm nhiệt độ mặt đất và không khí xung quanh cây con cần tưới nước đều
khắp mặt liếp bằng thùng vòi gương sen hoặc máy bơm có vòi phun.
- Sau 2 tuần: Bộ rễ cây phát triển đầy đủ về chiều sâu và rộng, nếu trồng
trong mùa nắng tiến hành tưới thấm, bơm nước vào rảnh, thường 2 - 4 ngày mới
tưới một lần. Trên nền đất cát, bơm nước đầy rảnh, ngang đỉnh mặt liếp, nước
thấm từ từ vào trong liếp. Trên đất thịt (thịt pha sét) nền ruộng lúa, bơm nước tới
đỉnh liếp, chờ nước thấm vào liếp chừng 20-30 phút, dỡ màng phủ lên theo dõi độ
ẩm đất rồi tháo nước ra, giữ mực nước trong rảnh cách mặt liếp 30 cm là tốt nhất.
13
Tưới thấm trên đất cát; Tưới thấm trên đất ruộng

* Bón phân:
Tổng lượng phân cho 1.000 m
2
là: 50-80 kg vôi + 1-2 tấn phân chuồng (hoặc
50-100 kg phân hữu cơ vi sinh) + 5-7 kg Urê + 80-100 kg phân hỗn hợp 16-16-8 +
5-7 kg Kali nitrate, được chia cho các lần bón sau:

Lần bón
Ngày sau gieo
(NSKG)
Liều lượng, loại phân và cách bón
Bón lót Trước khi gieo Toàn bộ vôi + phân chuống hoặc hữu cơ vi sinh
+ 1/3 NPK 16-16-8
Tưới phân
gốc lần 1
16-17 NSKG 1/2 lượng urê.
Rải vào đất
Thúc lần 1
18-20 NSKG 1/3 NPK 16-16-8 rải phía dây dưa bò, vỡ màng
phủ cách gốc 20 cm, tưới nước và đậy màng phủ
lại.
Tưới phân
gốc lần 2
21-22 NSKG 1/2 lượng urê.
Rải vào đất
Thúc lần 2
35-40 NSKG 1/3 NPK 16-16-8 rải phía ngược lại, vỡ màng
phủ cách gốc 20 cm, tưới nước và đậy màng phủ
lại.
Tưới phân

gốc lần 3
48 NSKG 1/2 lượng Kali nitrate.
Tưới phân
gốc lần 4
55 NSKG 1/2 Kali nitrate
* Sửa dây:
Khi dây dưa bắt đầu bỏ vòi (20 ngày sau khi xuống bầu) thì tiến hành sửa và
cố định vị trí bò của dây, để cho các dây bò song song khắp mặt liếp theo thứ tự,
không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, là
nơi trú ngụ của nhiều sâu bệnh hại và gây khó khăn trong việc tuyển trái.
* Tỉa nhánh:
Mỗi cây nên tỉa chừa lại 1 thân chính và 1 đến 2 dây nhánh phụ (dây chèo),
phần lớn nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long tỉa chừa 2 dây nhánh phụ cho bò
song song với thân chính, nhưng dưa hấu tháp bầu trồng ở Sóc Trăng nông dân tỉa
chừa 1 thân chính và 1 nhánh phụ (để giúp việc chọn trái chính xác, nhánh phụ cho
bò ngược ra mé mương vì trồng cách mé mương 80 cm, khi dây chính không chọn
trái được thì để trái trên dây nhánh, khi đó sẽ kéo dây dưa vào trong, nhưng cây
này không cho trái lớn). Nên tỉa nhánh sớm khi mới vừa lú ra 5-7 cm. Tỉa bỏ tất cả
các dây chèo và các dây bơi ra sau để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, cũng có thể
ngắt ngọn sau khi trái có đường kính 10-12 cm.
14
Một dây chính; Hai dây nhánh
* Úp nụ (thụ phấn bổ sung):
Công việc này được thực hiện tập trung trong 7-8 ngày, tiến hành vào 7-9
giờ sáng trong thời kỳ hoa trổ rộ. Chọn hoa đực tốt úp vào nướm nhụy của hoa cái,
tiến hành khoảng 35-40 ngày sau khi gieo hột, thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt,
để các trái có cùng độ lớn, ruộng dưa đồng đều dể chăm sóc.
* Tuyển trái:
Để cho trái dưa to chỉ nên để một trái/mỗi dây. Việc tuyển trái tiến hành
khoảng 40-45 ngày sau khi gieo hột. Khi trái có đường kính 3-4 cm, chọn trái thứ 3

trên dây chánh tức vị trí lá thứ 14-20, nếu dây dưa quá sung có thể chọn trái ở vị trí
20-24 sẽ cho trái tốt hơn. Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái
thứ 2 trên dây nhánh tức vị trí lá 8-14.
Chọn trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh
Đồng thời tỉa bỏ tất cả các trái khác đậu tự nhiên, các trái ra sau, dùng cọng lá dừa
cặm làm dấu.
* Lót rơm kê trái:
Khi trái có đường kính 7-8 cm, sửa cho trái đứng để trái phát triển đồng đều.
Lót kê trái để hạn chế thối đít trái và giúp trái phát triển thuận lợi. Trong quá trình
trái phát triển thỉnh thoảng trở bề để trái tròn đẹp và màu vỏ trái xanh đều.

II. QUẢN LÝ SÂU BỆNH:
* Một số điểm cần lưu ý:
Thụ
phấn
bổ sung
15
Nên áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế
thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra để đạt hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho
con người và môi trường.
- Biện pháp canh tác:
+ Giống: Cần chọn những giống kháng sâu bệnh tốt theo mùa vụ, cây
giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm;
+ Thời vụ: Bố trí hợp lý giúp cây phát triển tốt, ít sâu bệnh;
+ Xử lý đất: Đất tơi xốp, thoát nước tốt, diệt sạch cỏ dại và mầm bệnh;
+ Mật độ trồng: Không quá dầy;
+ Bón phân: Cân đối đạm, lân và kali, tăng cường phân hữu cơ;
+ Luân canh: Thực hiện chế độ luân canh lúa - dưa hoặc xen canh giữa các
loại rau khác họ với nhau để hạn chế sâu tơ và một số sâu hại khác.
- Biện pháp thủ công:

+ Vệ sinh đồng ruộng;
+ Thu gom và diệt ổ trứng, sâu,bệnh bằng tay;
+ Làm bẩy dẫn dụ;
+ Sử dụng màng phủ nông nghiệp.
- Biện pháp sinh học:
+ Sử dụng thiên địch: (ăn thịt, ký sinh, nấm …);
+ Sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học.
- Biện pháp hóa học:
+ Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Tuyệt đối không dùng thuốc trong
danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoặc hạn chế tối đa sử dụng các
loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc
nhóm Clo và lân hữu cơ. Nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc,
thuốc có độ độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc phân hủy nhanh, ít ảnh
hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng dưa.
+ Nên sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu kháng
thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn
của từng loại thuốc và không xử lý trái đã thu hoạch bằng các hoá chất BVTV.
+ Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng”.
1. SÂU HẠI:
1.1. Bù lạch (Thrips palmi Karny) (còn gọi là rầy lửa hay bọ trỉ):
- Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung
trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại.
Thiệt hại này kết hợp với triệu chứng do rệp dưa làm cho đọt non bị sượng, ngẩng
đầu lên cao mà nông dân thường gọi là hiện tượng “bắn máy bay hay đầu lân”.
Khi nắng lên bù lạch ẩn nấp trong kẻ đất hoặc rơm rạ.
16
- Bù lạch phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn. Thiệt hại này cũng xảy ra ở
những vùng chuyên canh rất trầm trọng. Nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ, kiểm
tra ruộng dưa thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bù lạch.
- Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao, nên thay đổi thuốc thường xuyên,

phun Confidor 100 SL, Admire 050 EC , Danitol 10 EC.
1.2. Bọ rầy dưa (Aulacophora similis):
- Thành trùng có cánh cứng, màu vàng cam, dài 7-8 mm, sống lâu 2-3 tháng,
đẻ trứng dưới đất quanh gốc cây dưa, hoạt động ban ngày, ăn cạp lá thường gây
thiệt hại nặng khi cây dưa còn nhỏ đến lúc cây có 4-5 lá nhám. Âu trùng có màu
vàng lợt, đụt vào trong gốc cây dưa làm dây héo chết.
- Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây dưa còn nhỏ, để tránh lây lan
sang vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để
dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun một trong các loại thuốc như : Sumi-alpha 5 EC,
Baythroit 5 SL, Admire 050 EC.
1.3. Rệp dưa, rầy nhớt (Aphis gossypii Glover):
Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2
mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm
đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng.
Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Có rất nhiều thiên địch tấn
công rệp dưa như bọ rùa, dòi, kiến, nhện, nấm … nên chỉ phun thuốc khi nào mật
số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Phun một trong các loại thuốc phổ biến như
trừ bọ rầy dưa.
1.4. Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn ( Spodoptera litura ) :
- Thành trùng là loại bướm đêm rất to, cánh nâu, giữa có một vạch trắng.
Trứng đẻ thành từng ổ hình tròn ở mặt dưới phiến lá, có lông vàng nâu che phủ.
Sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới phiến lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên
phân tán dần, mình có màu xám với khoan đen lớn ở trên phía lưng sau đầu, ăn
lủng lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt ngang thân cây con. Sau đó sâu thường
chui vào sống trong đất, ẩn dưới các kẻ nứt hay rơm rạ phủ trên mặt đất, nhộng ở
trong đất.
- Nên làm đất kỹ trước khi trồng để diệt sâu và nhộng còn sống trong đất, xử
lý đất bằng thuốc hạt. Có thể ngắt bỏ ổ trứng hay bắt sâu non đang sống tập trung.
- Nên thường xuyên thay đổi thuốc, phun vào giai đoạn sâu non mới nở sẽ
cho hiệu quả cao: Sumicidin 10 EC, Cymbus 5 EC, Karate 2.5 EC, Fenbis 2.5 EC,

Decis 2.5 EC , Atabron 5 EC.
1.5. Sâu ăn lá (Diaphania indica):
- Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt
động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng,
nở trong vòng 4-5 ngày. Sâu nhỏ, dài độ 8-10mm, màu xanh lục có sọc trắng ở
17
giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non.
Sâu làm nhộng trong lá khô.
- Phun thuốc ngừa bằng một trong các loại thuốc phổ biến (như thuốc trừ rệp
dưa, bọ rầy dưa) trên đọt non và trái non khi có sâu xuất hiện rộ.

2. BỆNH HẠI:
2.1. Bệnh chạy dây, ngủ ngày, chết muộn, héo rũ (do nấm Fusarium
oxysporum Schlechtendahl):
- Cây bị mất nước, chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, trên cây con bệnh
làm chết rạp từng đám. Trên cây trưởng thành, nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến
tượng trái, cây dưa bị héo từng nhánh rồi chết cả cây sau đó hoặc héo đột ngột như
bị thiếu nước. Vi sinh vật lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan ít
nhiều đến tuyến trùng và ẩm độ đất. Nấm Phytophthora sp. cũng ghi nhận gây hại
cho bệnh này. Nên lên liếp cao, làm đất thông thoáng, bón thêm phân chuồng, tro
trấu, nhổ cây bệnh tiêu hủy.
- Phun một trong các loại thuốc: Copper B, Derosal 60 WP, Rovral 50 WP,
Topsin M 70 WP, Zin 80 WP, Appencarb, Aliette 80 WP, Ridomil 25 WP,
- Tránh trồng dưa hấu và các cây cùng họ như bí đỏ, bí đao, dưa leo liên
tục nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.
2.2. Bệnh héo cây con, héo tóp thân (do nấm Rhizoctonia sp.):
- Cổ rễ bị thối nhũn, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Bệnh phát triển mạnh khi
ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong
đất sau mùa gặt lúa.
- Phun một trong các loại thuốc: Validacin 5 L, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP,

Ridomil MZ 72 WP, Tilt super 300 EC, Bonanza 100 SL (các loại thuốc trị bệnh
đốm vằn trên luá đều trị được bệnh này).
2.3. Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum lagenarium):
- Bệnh gây hại trên lá trưởng thành, vết bệnh có vòng tròn nhỏ đồng tâm,
màu nâu sẩm, quan sát kỹ thấy những chấm nhỏ li ti màu đen tạo thành các vòng
đồng tâm, trên cuống lá và thân cũng có những vết màu nâu. Vết bệnh trên trái có
màu nâu tròn lõm vào da, bệnh nặng các vết này liên kết thành mảng to gây thối
trái. Bệnh xuất hiện nặng và thời điểm trồng dưa sớm vụ Noel do trời còn mưa
hoặc ruộng tưới quá nhiều nước, ẩm độ cao.
- Phun một trong các loại thuốc: Manzate 200 80 WP, Mancozeb 80 WP,
Antracol 70 WP, Curzate M8, Copper B, Topsin M 70 WP, Benlate C 50 WP.
2.4. Bệnh bả trầu, nứt thân chảy nhựa (nấm Mycosphaerella melonis):
- Bệnh này nông dân còn gọi là đốm lá gốc hay bả trầu. Vết bệnh lúc đầu là
những chấm nhỏ màu nâu thành từng đám như bị phun cổ trầu lên lá, vết bịnh ở bìa
lá thường bị cháy nâu, sau đó héo khô. Trên thân nhất là nhánh thân, có đốm màu
vàng trắng, hơi lỏm, làm khuyết thân hay nhánh nơi bị bệnh. Nhựa cây ứa ra thành
giọt, sau đó đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại, vỏ thân nứt ra. Bệnh làm héo
dây và nhánh.
18
- Tiêu hủy cây bệnh sau vụ thu họach. Tránh bón nhiều phân đạm, bệnh dễ
phát triển và lây lan nhanh.
- Phòng trị bằng một trong các loại thuốc: Topsin M 70 WP, Manzate 200 80
WP, Ridomil MZ 72 WP, Derosal 60 WP, Appencarb super 50 FL, Nustar 40 EC.
Tránh bón nhiều phân đạm, bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh.
2.5. Bệnh đốm phấn (do nấm Pseudoperonospora cubensis):
- Vết bệnh hình đa giác có góc cạnh rất rõ, lúc đầu có màu vàng nhạt sau
chuyển thành nâu, sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng, vết bệnh
lúc già rất giòn, dể vỡ. Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở gốc đi lên lá non, phát
triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao.
- Phun một trong các loại thuốc: Curzate M 8, Mancozeb 80 WP, Copper

-zinc, Zin 80 WP, Benlate C 50 WP hoặc Ridomil Gold 68 WP.
* Lưu ý: Cần ngưng phun thuốc khoảng 7-10 ngày trước khi thu hoạch trái.
III. THU HOẠCH:
Dưa hấu được thu hoạch khi có độ chín 80-90%, khoảng 60-70 ngày sau khi
trồng, tuỳ theo điều kiện vận chuyển đến thị trường tiêu thụ xa hay gần. Thường
khoảng 25-30 ngày sau khi chấm dứt thụ phấn.
Cần ngưng nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngon ngọt, bảo quản
được lâu và ít bị bể khi vận chuyển. Nên đảm bảo thời gian cách ly của từng loại
thuốc và ngưng tưới phân 10 ngày trước khi thu hoạch nhằm bảo đảm phẩm chất
dưa sạch cho người tiêu dùng.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG
THEO VIETGAP

I. KỸ THUẬT CANH TÁC:
1. Giống:
19
Rau muống ăn lá, có thể dùng hạt giống của Trang Nông hoặc Mũi tên đỏ.
2. Thời vụ:
Rau muống có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, trong mùa mưa rau muống
thường dễ nhiễm bệnh hơn mùa khô.
3. Chuẩn bị đất:
- Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: thịt, thịt pha cát…
- Rau muống gieo hạt hoặc trồng cạn có thể làm liếp như sau: Liếp rộng 1,2-
1,5 m; cao 12-15 cm, mùa mưa nên lên liếp cao hơn khoảng 20 cm.
- Trong mùa mưa, rau muống hạt có thể trồng trong nhà lưới hoặc che màng
phủ để tránh đất, cát bám lên cây.
4. Khoảng cách trồng:
- Lượng hạt giống cần cho gieo thẳng từ: 8-10 kg; gieo để cấy khoảng 5-6
kg. Nếu gieo theo hốc thì 1-2 hạt/hốc, hốc sâu 0,5-1 cm, phủ 1 lớp tro trấu ẩm ướt
để cung cấp độ ẩm cho hạt giống.

- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 10-15 cm, cần khoảng 20.000-50.000
cây/1.000 m
2
.
- Đối với rau muống, sau khi thu hoạch thường để lại gốc, nên để lại từ 2-3
đốt, nếu chừa nhiều đốt thì sẽ cho nhiều chồi nhưng chồi nhỏ.
5. Bón phân: Lượng phân sử dụng cho 1000m
2
.
+ Bón lót: Phân chuồng 1,5 - 2 tấn, Super lân 10 - 15 kg, Kali 3 - 4 kg.
+ Bón thúc: thường dùng Urê sau mỗi lần thu hoạch từ 15 – 20 kg.
Không bón quá thừa Urê, cần bón Urê lần cuối trước khi thu hoạch ít nhất là
7-10 ngày.
II. QUẢN LÝ SÂU BỆNH:
1. Một số điểm cần lưu ý: (xem phần quản lý sâu bệnh trên dưa hấu)
2. Một số loại sâu bệnh chủ yếu:
- Đối với sâu khoang (Spodoptera litura): Sâu non màu xám, dùng các loại
chế phẩm vi sinh như Biocin, Dipel…để phun trị, có thể luân phiên với Sherpa
hoặc SecSaigon 5 EC…
- Đối với rầy hại: Dùng Butyl, Trebon, Actara….
- Đối với bệnh gỉ trắng (do nấm Ablugo ipoimocae): Đây là bệnh phổ biến
nhất trên rau muống. Do nấm tạo thành các đốm bột trắng mặt dưới lá, làm lá vàng
héo. Có thể dùng Ridomil MZ, Monceren… để phòng trị.
III. THU HOẠCH:
Tuỳ theo mục đích sử dụng, có thể thu hoạch sau 25-30 ngày trồng và đảm
bảo thực hiện tốt khâu xử lý sau thu hoạch theo các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá
VietGAP.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI NGỌT
THEO VIETGAP
I. KỸ THUẬT CANH TÁC:

20
1. Giống:
Có rất nhiều loại giống khác nhau, thích nghi từng vụ hoặc canh tác được
cả năm. Tuỳ theo thị hiếu của thị trường tiêu thụ về mẫu mã, màu sắc để chọn
giống thích hợp. Nên chọn các giống ưu thế lai (F
1
) nhập nội đã qua thử nghiệm
cho năng suất cao, kháng được sâu bệnh của các Cty giống trong nước như: Cty
Trang Nông, Đông Tây, Thần Nông, Nông Hữu, Cty giống cây trồng miền nam
2. Thời vụ:
Trồng được quanh năm, nhưng trong mùa mưa nên làm giàn che cho rau
để bảo vệ cây, tránh để giập lá.
3. Chuẩn bị đất trồng:
- Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, thu dọn đốt sạch các tàn dư thực vật của
vụ trước.
- Xử lý vôi bột: 50-80 kg/1000m
2
, chia ra làm 2 lần bón: trước khi làm
đất và sau lần làm đất cuối cùng.
- Vun luống: Tuỳ vào thời điểm trồng mùa mưa hay mùa nắng để bố trí
luống. Thông thường luống rộng 1-1,5 m, rãnh sâu 0,3 m. Đậy rơm (rơm không
bị nhiễm bệnh đốm vằn) mặt luống để tránh lèng mặt đất trong mùa mưa và giữ
ẩm trong mùa nắng.
4. Mật độ trồng:
- Lượng giống sạ khoảng 1-2 kg/1000m
2
.
- Có thể dùng lá chuối hay rơm dày để đậy mặt luống sau khi sạ, nhằm
tránh hạt giống bị xói trôi do tưới hay mưa. Sau sạ 5-7 ngày thì dỡ bỏ lá chuối
hay lớp rơm dày để cây mọc khoẻ.

5. Bón phân: Lượng phân sử dụng cho 1000m
2
.
- Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ và tro trấu: 1-2 tấn.
- Urê: 10 kg, DAP: 10 kg, Super lân: 10 kg.
* Cách bón:
- Bón lót (trước khi gieo 7-10 ngày): 100 % phân chuồng (hoặc hữu cơ) +
100% lượng Super lân.
- Số phân hoá học còn lại, chia đều ra nhiều lần tưới cho cải, bình quân 5
ngày/lần, lần đầu tưới ở 7 ngày sau khi sạ.
* Lưu ý: Ngưng bón phân hoặc tưới urê, hay phun phân bón lá trước thu
hoạch tối thiểu 7-10 ngày.
6. Chăm sóc:
- Làm cỏ: làm cỏ bằng tay hoặc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ trên cây rau
loại hậu nảy mầm như: Nabu, Onecide phun lúc cỏ 1-2 lá và đất đủ ẩm.
- Tưới nước: Tưới nhiều nước (2 lần/ngày) sau khi gieo hạt.
- Cần tưới đủ nước cho cây ở giai đoạn phát triển thân lá.
21
II. QUẢN LÝ SÂU BỆNH:
1. Một số điểm cần lưu ý: (xem phần quản lý sâu bệnh trên dưa hấu)
2. Một số loại sâu bệnh chủ yếu:
- Bọ nhảy: Thu gom tàn dư cây cải trong vườn, dọn sạch cỏ dại xung
quanh vườn kết hợp các biện pháp che màng phủ, luân canh với cây trồng
khác Dùng thuốc hạt rải lên luống trước khi trồng rau để diệt sâu non, sử dụng
chế phẩm nấm MA (Metarhisium anisopliae) có hiệu quả cao, có thể dùng các
loại thuốc Hopsan, Polytrin.
- Rầy mềm: (Aphis craccivora Koch)
+ Gây hại các loại rau, cả ấu trùng và trưởng thành thường tập trung mặt
dưới lá và ngọn chích hút nhựa làm cây còi cọc, lá khô héo.
+ Ngoài gây hại trực tiếp cho cây trồng, rầy mềm còn là môi giới truyền

bệnh virus.
+ Rệp phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết nắng nóng, bón thừa đạm.
+ Sử dụng một trong các loại thuốc hóa học để phòng trị: Abasuper 1.8 EC,
Pegasus 500 SC.
- Sâu ăn tạp: (Spodoptera litura)
Phun thuốc khi sâu còn tuổi nhỏ, sử dụng thuốc có gốc vi sinh như : Dipel
6.4 DF, Aztron 3500 DF, Pegasus 500 SC.
- Sâu xanh da láng: (Spodoptera exigua)
Sâu xanh da láng có tính kháng thuốc cao phải phòng trừ bằng biện pháp
tổng hợp như:
+ Luân canh với cây lúa nước để diệt nhộng.
+ Bắt bằng tay đối với sâu tuổi lớn.
+ Phun thuốc khi sâu còn tuổi nhỏ (tuổi 1-2), sử dụng luân phiên các loại thuốc
Dipel 6.4 DF, Aztron 3500 DF, Pegasus 500 SC.
- Sâu tơ: (Plutella xylostella)
Sâu tơ có tính kháng thuốc hóa học cao và nhanh. Do vậy nên sử dụng luân
phiên các loại thuốc vi sinh như: Tập kỳ 1.8 EC, Dipel 6.4 DF, Aztron 3500 DF.
Thuốc nhóm điều hòa sinh trưởng : Lutex 0.5 EC, Atabron 5 EC. Thuốc hóa học
Pegasus 500 SC, Match 050 EC, không nên dùng quá 2 lần liên tiếp một loại thuốc.
- Bệnh thối nhũn: (Vi khuẩn Ervinia Carotovora và một số loài nấm).
Phát hiện sớm, dùng một trong các loại thuốc gốc đồng : Champion, COC,
Funguran ), sử dụng một số thuốc phòng trị: Cuprimicin 500 - 81 WP, Kasumin 2L.

- Bệnh thối hạch trên lá:
Gây hại nặng vào mùa mưa. Phun thuốc khi bệnh xuất hiện, nếu bệnh nặng
có thể phun thuốc 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày. Thường phun thuốc kết hợp với
22
phòng trừ bệnh thối nhũn. Có thể dùng Ridomil MZ 72 WP, Moren 25 WP,
Validan 5 DD, Sincocin 0.56 SL.
III. THU HOẠCH:

Tiến hành thu hoạch khi cải được 25-30 ngày sau sạ. Chú ý không để cải ra
ngồng, nhất là trong mùa khô, làm mất giá trị thương phẩm và đảm bảo thực hiện
tốt khâu xử lý sau thu hoạch theo các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá thực hiện theo
VietGAP.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CẢI XANH
THEO VIETGAP
I. KỸ THUẬT CANH TÁC:
1. Chuẩn bị đất:
23
Cải xanh được trồng trên nhiều loại đất, nhưng phải đảm bảo tưới và tiêu
nước tốt. Cần chuẩn bị đất kỹ, đảo lớp đất mặt phơi ải khoảng 8-10 ngày, trước khi
lên liếp cần làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại cùng các tàn dư cây trồng vụ trước.
Sau đó bón 5-6 kg vôi bột/100 m
2
đất. Lên liếp rộng 80-100 cm, nếu mùa khô
vét rãnh sâu 5-7 cm, mùa mưa lên liếp cao 20 cm. Sau khi gieo rải lớp đất mỏng phủ
hạt và rắc thuốc trừ côn trùng hại như: kiến, bọ nhảy, sùng… đồng thời phủ lớp rơm
mỏng chống mưa và giữ ẩm trong mùa khô. Trồng cây con 18-19 ngày tuổi, trước
khi nhổ 1 ngày cần tưới phân DAP pha loãng 30 g/10 lít nước.
2. Thời vụ:
Cải xanh có thể trồng quanh năm. Nếu trồng vào tháng 12 và tháng 1 thì
cho năng suất cao nhưng thường bị nhiều sâu hại. Mùa mưa khó trồng nhưng
thường bán được giá cao hơn, nên làm giàn che chắn cho rau để bảo vệ cây và
tránh để giập lá làm mất giá trị thương phẩm của rau.
3. Giống:
Hiện nay ngoài giống địa phương, mùa khô có thể sử dụng một số giống
nhập của Trung Quốc, Thái Lan và mùa mưa có thể sử dụng giống TG1. Hạt
giống cần xử lý bằng thuốc Appencar Super 50 FL với lượng dùng 2-3 cc/1 lít
nước trong 1 giờ. Sau đó ngâm hạt trong nước ấm có pha một ít phân bón lá, sau
3-4 giờ vớt ra để ráo nước ủ ấm 1 đêm rồi đem gieo.

4. Mật độ trồng:
Để trồng với diện tích 100 m
2
thì gieo trên liếp ươm cần 20 g hạt giống, nếu
gieo trực tiếp từng hàng rồi tỉa dần thì cần 40 g hạt giống; còn nếu gieo vãi thì cần 60
g hạt giống. Trồng khoảng cách 15 x 15 cm, trồng 1 cây/hốc để ruộng thông thoáng
hạn chế sâu bệnh hại.
5. Bón phân, chăm sóc:
- Bón lót:
+ Đối với vườn ươm: bón lót 5-6 kg phân chuồng hoai mục + 100 g Super
lân/10 m
2
.
+ Đối với ruộng trồng: bón lót 300 kg phân chuồng hoai mục + 1,5 kg
Super lân + 4 kg Kali đỏ/100 m
2
.
- Bón thúc:
+ Bón thúc cho vườn ươm: rải vôi hoặc tro ở liếp ươm khoảng 1 kg/100
m
2
để trừ kiến tha hạt. Khoảng 1 tuần sau gieo có thể tưới thúc nhẹ từ 1-2 lần bằng
nước Urê loãng 20-30 g/10 lít nước. Cây con 18-19 ngày sau gieo có thể nhổ cấy.
Trước nhổ cấy cần tưới ướt đất với DAP: 30 g /10 lít nước để cây dễ bén rễ sau
trồng. Cấy từng đợt riêng cây tốt và xấu để tiện chăm sóc.
+ Bón thúc cho ruộng trồng: sau trồng 10 ngày là thời kỳ cây phát triển
thân lá mạnh, cần bón thúc hỗn hợp 5-6 kg bánh dầu + 250 g phân kali, rải giữa
hàng và xới nhẹ cho thoáng kết hợp với lấp phân và ngâm bánh dầu hoặc hạt đậu
24
nành tưới 2-3 lần/vụ (dùng 8-9 kg bánh dầu hoặc 1-2 kg đậu nành ngâm với 10 lít

nước sau 1 tuần gạn lấy nước pha loãng 3-4 lần rồi đem tưới).
II. QUẢN LÝ SÂU BỆNH:
1. Một số điểm cần lưu ý: (xem phần quản lý sâu bệnh trên dưa hấu)
Có 3 nhóm thuốc trừ sâu và 1 nhóm thuốc trừ bệnh ít độc, thời gian cách ly
ngắn, có thể sử dụng phun xịt cho cây cải xanh, cải ngọt như sau:
- Nhóm thứ 1: Nhóm thuốc trừ sâu thời gian cách ly 14-15 ngày: Cyperan
25 EC, Forsan 50 EC, Forwathion 50 EC, Polytrin P 440 ND.
- Nhóm thứ 2: Nhóm thuốc trừ sâu thời gian cách ly 7-10 ngày: Peran 50
EC, Alphan 5 EC, Match 050 EC, Bassan 50 ND.
- Nhóm thứ 3: Nhóm thuốc trừ sâu thời gian cách ly dưới 5 ngày: Forvin 85
WP, Vertimec 1.8 ND, Success 25 SC, Actara 25 WG.
- Nhóm thuốc trừ bệnh: Appencard super 50 FL, Appencard super 75 DF,
Carban 50 SC, Score 250 ND, Topan 70 WP, Validan 3 DD - 5 DD, Zinacol 80
WP, Zineb, Bul 80 WP, Manzate 200 - 80 WP.
2. Một số loại sâu bệnh chủ yếu:
2.1. Bọ nhảy vàng (Phyllotetra striolata):
Trong vòng 10 ngày sau trồng, nếu bọ nhảy xuất hiện có thể sử dụng thuốc
Polytrin P 440 ND, Forwathion 50 EC, Cyperan 25 EC hoặc Alphan 50 EC. Thời
gian sau nếu bọ nhảy xuất hiện nhiều có thể sử dụng Alphan 50 EC, Match 050
EC, Peran 5 EC hoặc Alphan 50 EC. Nếu 5 ngày trước thu hoạch mà vẫn bị bọ
nhảy phá có thể sử dụng các thuốc Vertimec 1.8 EC hoặc Success 25SC.
2.2. Sâu ăn tạp (Spodoptera litura):
Thường xuyên thăm đồng, nếu thấy ổ trứng sâu ăn tạp thì thu gom tiêu hủy,
phát hiện sớm sâu non mới nở còn chưa phân tán có thể dùng các thuốc Cyperan
25 EC, peran 5 EC, hoặc Alphan 50 EC để trừ. Nếu trước thu hoạch chừng 4 – 5
ngày sâu ăn tạp phát triển nhiều có thể dùng một trong các thuốc sau: Vertimec
1.8 EC và Success 25 SC.
2.3. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua):
Sâu xanh da láng có tính kháng thuốc cao phải phòng trừ bằng biện pháp
tổng hợp như:

- Luân canh với cây lúa nước để diệt nhộng.
- Bắt bằng tay đối với sâu tuổi lớn.
- Phun thuốc khi sâu còn tuổi nhỏ (tuổi 1-2), sử dụng luân phiên các loại
thuốc Dipel 6.4 DF, Aztron 3500 DF, Pegasus 500 SC.
2.4. Sâu tơ (Plutella xylostella ):
25

×