Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên giỏi tiểu học Luyện từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 32 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO BA CHẼ
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒN ĐẠC
&!
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN VIẾT CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Người thực hiện: Hoàng Thị Dần
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đồn Đạc
Năm học 2013 - 2014
Trang 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường XHCN nói chung và
các trường Tiểu học nói riêng là đào tạo những con người phát triển toàn diện.
Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng nhất, nó là nền móng đầu tiên cho sự phát
triển toàn diện ấy. Do vậy nền tri thức và nhân cách con người được vững chắc
hay không chính là nhờ vào sự kiên cố của nền móng đó.
Về mặt tâm lý ở cấp bậc Tiểu học này, trẻ bắt đầu tiếp xúc với việc học
tập. Hoạt động của chúng được chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học
tập. Tâm hồn trong trắng của các em bắt đầu tiếp xúc với công việc mới mẻ và
có thể nói cấp Tiểu học sẽ viết những nét đầu tiên trên nền nhân cách trẻ.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng việt giữ một trong những vị trí
quan trọng nhất. Với nhiệm vụ là trang bị cho học sinh những tri thức về hệ
thống Tiếng việt trong hoạt động tư duy và giao tiếp. Để học sinh có được điều
đó trước hết phải giúp học sinh biết cách sắp xếp các từ ngữ thành câu văn hoàn
chỉnh. Đó là công việc giúp học sinh viết được câu văn đúng về ngữ pháp hay
đúng về mặt nội dung là một việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết trong việc dạy
Tiếng việt. Đối với Tiếng việt, câu chính là tế bào đầu tiên giúp các em đạt hiệu
quả cao trong quá trình tư duy và giao tiếp, hay nói cách khác quá trình tư duy và
giao tiếp của con người chỉ đầy đủ và trọn vẹn đạt hiệu quả cao khi được cung
cấp ngữ pháp đầy đủ về câu.


Vậy làm thế nào để học sinh hiểu và viết được những câu văn hoàn chỉnh,
đó là những điều trăn trở, suy tư đối với những giáo viên Tiểu học có nhiệt huyết
với nghề? Nó đòi hỏi mỗi giáo viên cần đầu tư huy động vốn kiến thức của mình,
giữ thời gian, năng lực, lòng nhiệt tình cao độ trong quá trình tìm tòi và sửa chữa
những lỗi câu sai của học sinh Tiểu học.
Qua thực tế tìm hiểu ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc học sinh lớp 4
viết được câu đúng ngữ pháp, hay là một vấn đề không đơn giản. Trong những
năm gần đây việc đổi mới phương pháp học cho các em trường Tiểu học đã đưa
học sinh thực sự chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, học sinh là chủ thể trong
mọi hoạt động học (tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức) trước những vấn đề đặt ra,
học sinh chủ động suy nghĩ, giáo viên gợi mở, hỗ trợ, hướng các em vào trọng
tâm vấn đề.
Hơn nữa, ở các lớp dưới, các em mới chỉ đặt các câu hỏi đơn giản gồm hai
thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ (câu đơn). Lên lớp 4, các em phải đặt
các câu có các thành phần phụ như: trạng ngữ, …. Đây là những kiến thức mới
mẻ. Việc vận dụng ngữ pháp để đặt những câu này là vấn đề khó, bỡ ngỡ với các
em do đó còn rất nhiều em sai chưa hoàn chỉnh hoặc nội dung chưa rõ ràng thoát
ý.
Về mặt tâm lý, các em chưa có sự tập trung cao trong mọi hoạt động, các
em hay chán nản trước các vấn đề phức tạp và kinh nghiệm sống của các em còn
Trang 2
chưa nhiều.
Ta thấy rằng chất lượng của việc học Tiếng việt thường được đánh giá
bằng bài Tập làm văn, thuật truyện, văn tả cảnh, tả người, văn tả con vật. Những
loại văn này đòi hỏi các câu văn phải chính xác, rõ ràng. Như vậy bài tập làm
văn mới chuyển tải được nội dung, yêu cầu của đề bài. Ngoài ra môn Tập làm
văn còn yêu cầu bố cục phải rõ ràng, phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung
và hình thức. Trong khi đó một số giáo viên chưa coi trọng việc sửa chữa câu
văn sai (hoặc chấp nhận những câu sai đó), chưa có sự nhận xét để hướng dẫn
các em tìm tòi sáng tạo những câu văn đúng, rõ ràng, mạch lạc hơn nữa.

Tóm lại, việc viết đúng các câu văn là yếu tố quan trọng hình thành cho
học sinh cách trình bày bài tốt một văn bản, giúp học sinh có khả năng lĩnh hội
tri thức, phát triển tư duy và giao lưu hàng ngày, bạo dạn trước tập thể, giúp
nhân cách học sinh phát triển toàn diện.
Chính vì vậy, việc "Rèn viết câu cho học sinh lớp 4 qua phân môn luyện
từ và câu" là vấn đề cần thiết không thể thiếu được đối với người giáo viên có
tâm huyết với nghề.
II. Mục đích nghiên cứu
"Rèn viết câu cho học sinh lớp 4 qua phân môn luyện từ và câu" nhằm đạt
được những mục đích sau:
Giúp học sinh lớp 4 thấy được nguyên nhân dẫn đến câu sai, từ đó giúp
các em sửa chữa để có những câu văn đúng, hay, giàu hình ảnh, hướng các em
biết vận dụng phần kiến thức phân môn luyện từ và câu vào việc đặt câu.
Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề trọn vẹn về ý, khả năng diễn
đặt mạch lạc, lưu loát trước tập thể đối với những môn học khác.
Bên cạnh đó giúp các em thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ của bộ môn, là
công cụ để tạo đà cho học sinh nhận thức tốt các môn học khác cũng như quá
trình tư duy và giao tiếp hàng ngày.
Đáp ứng được mục tiêu của giáo dục Tiểu học là giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam XHCN, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho
học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Đây là cơ sở để giáo dục lòng yêu quý tôn trọng Tiếng việt trong các em,
có ý thức giữ gìn mở rộng sự phong phú trong sáng của Tiếng việt, ngôn ngữ mẹ
đẻ của dân tộc.
Ngoài ra việc nghiên cứu này còn giúp tôi về việc bồi dưỡng tay nghề,
củng cố thêm vốn tri thức, hành trang sư phạm cho bản thân để vững bước trên
con đường sự nghiệp.
Trang 3

III. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014
- Địa điểm nghiên cứu: Trường Tiểu học Đồn Đạc.
IV. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
- Qua nghiên cứu trang bị thêm vốn hiểu biết của bản thân về phương
pháp dạy học tích cực trong môn Luyện từ và câu.
- Tiếp tục phân tích thực trạng của giáo viên và học sinh, đưa ra một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiết luyện từ và câu.
- Nâng cao chất lượng học môn Luyện từ và câu, qua đó nâng cao chât
lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4.
- Đóng góp kinh nghiệm giảng dạy của mình với bạn bè đồng nghiệp để
cùng nhau nâng cao tay nghề, tích luỹ chuyên môn.
- Vận dụng những hiểu biết trang bị cho tiết dạy đạt kết quả cao.

Trang 4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I. Cơ sở lí luận
Trong các tài liệu ngôn ngữ học ở nước ta cũng như trên thế giới đã có
nhiều định nghĩa về câu. Những định nghĩa đó thể hiện những quan điểm có
phần khác nhau. Tuy nhiên, qua những cách xác định khác nhau đó vẫn có một
số nét chung được coi là đặc trưng của câu.
Khác với âm vị, âm tiết, hình vị, từ và cụm từ cố định, câu không phải là
đơn vị có sẵn. Nó được tạo ra trong quá trình tư duy và trong hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ, dựa vào các đơn vị có sẵn và các qui tắc kết hợp các đơn vị ấy.
Về mặt này, câu giống như các cụm từ tự do và như các đơn vị cao hơn (đoạn
văn, văn bản).
Câu thể hiện được một ý tương đối trọn vẹn, đồng thời thể hiện được thái
độ, tình cảm của người nói hay viết. Tuy tính chất trọn vẹn này chỉ là tương đối
nhưng nó cũng đủ làm cho người nghe (hay người đọc) hiểu được người nói (hay

người viết) muốn nói về cái gì, hiểu được thái độ tình cảm của người nói ra sao.
Từ đó, câu là đơn vị có chức năng khác với các đơn vị thấp hơn nó. Câu
giúp cho việc hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng tình cảm từ người này
sang người khác. Các đơn vị thấp hơn câu có những chức năng khác, có thể gọi
chức năng này của câu là "chức năng thông báo" so với các đơn vị cao hơn câu
mà cũng thực hiện được chức năng thông báo (đoạn văn, văn bản) thì câu là đơn
vị thông báo nhỏ nhất.
Câu có một cấu tạo ngữ pháp nhất định và có một ngữ điệu kết thúc. Ở
dạng đơn giản và bình thường nhất, câu có cấu tạo gồm hai thành phần chính
ứng với hai thành phần biểu hiện nội dung nói về đối tượng ấy. Ngữ điệu kết
thúc báo cho người nghe biết câu đã trọn vẹn, trên chữ viết nó được thể hiện
bằng một dấu chấm câu.
II. Cơ sở thực tiễn:
- Năm học 2013 - 2014, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4
với tổng sĩ số là 17 em, trong đó:
+ Học sinh giỏi: 03 em
+ Học sinh tiên tiến: 06 em
+ Học sinh trung bình: 06 em
+ Học sinh yếu: 02 em
Với đặc điểm của lớp như trên, tôi cũng gặp những khó khăn nhưng cũng
có phần thuận lợi như sau:
Trang 5
1. Thuận lợi:
- Đa số các em đều ngoan, lễ phép và biết nghe lời.
- Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập.
- Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em mình.
- Hầu hết các em đều đọc viết thành thạo.
- Giáo viên có nhiều năm dạy lớp 4 nên nắm chắc chương trình lớp 4.
2. Khó khăn:
- Lớp có ít học sinh giỏi, học lực của các em đa số là trung bình và yếu,

đến 1/2 học sinh trong lớp nói ngọng và chưa thực sự chú ý đến lời nói trong
giao tiếp hàng ngày sao cho đúng ngữ pháp.
- Một số phụ huynh học sinh làm nghề nông nghiệp nên bố mẹ các em
không có thời gian quan tâm đến con em mình học tập. Một số phụ huynh không
biết chữ hoặc trình độ văn hóa mới hết lớp 3, 4 nên không thể kèm cặp, giúp đỡ
các em trong việc học tập.
3. Cơ sở của việc rèn viết câu đúng:
Như chúng ta đã biết, câu không phải là đơn vị có sẵn. Nó được tạo ra
trong quá trình tư duy và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ vào đơn vị có
sẵn là từ ngữ, câu chính là do "từ" tạo thành và diễn đạt được ý trọn vẹn.
Vậy cơ sở nào để học sinh lớp 4 viết, nói được những câu văn chính xác,
đúng nếu như không phải là hệ thống kiến thức luyện từ và câu. Những kiến thức
luyện từ và câu luôn giúp các em có được những câu văn đúng về mặt ngữ pháp,
hay về mặt nội dung. Do đó, trong quá trình dạy và học luyện từ và câu cần chú
ý đến những vấn đề sau:
* Thứ nhất là: khắc sâu cho các em bản chất của câu chính là do tự ngữ
tạo nên.
Trong kho tàng ngôn ngữ của chúng ta có biết bao nhiêu từ ngữ tạo nên
những ý nghĩa khác nhau, phải sắp xếp những từ ngữ sao cho tạo thành một hệ
thống nhất định diễn tả một ý trọn vẹn mới có thể tạo nên một câu hoàn chỉnh.
Ngoài ra những hệ thống từ ngữ dẫu có dài bao nhiêu nhưng không diễn đạt
được một ý trọn vẹn thì cũng không phải là câu.
Ví dụ: Trong chuỗi từ "Đêm nay, anh đứng gác ở trại" do bảy từ kết hợp
lại theo một trật tự nhất định diễn tả một ý đến với người đọc rằng anh bộ đội
đêm nay đang làm nhiệm vụ đứng gác ở trại. Chuỗi từ trên mang đầy đủ các điều
kiện của một câu, nên nó đã trở thành một câu văn hoàn chỉnh. Ta hãy thử thay
đổi trật tự của câu văn trên xem nó còn là một câu nữa không "Ở trại gác đứmg
anh đêm nay". Cũng vẫn chỉ là những từ ngữ đó nhưng bây giờ chúng không
diễn đạt được ý gì, do vậy hệ thống từ trên không trở thành một câu được.
Vậy sắp xếp lựa chọn từ ngữ để tạo thành câu là một vấn đề cơ bản, cốt lõi

Trang 6
để giúp học sinh tạo nên câu văn riêng không?
Đây là vấn đề hay nhầm lẫn của học sinh khi đặt câu hỏi hoặc khi viết văn,
do vậy trong quá trình cung cấp kiến thức ngữ pháp phải đặc biệt chú ý hướng
các em tránh những sai phạm trên.
Ví dụ: Khi làm bài văn tả cây bút chì Trần Minh Giang học sinh viết
"Chiếc bút chì của em dài hơn một gang tay, thân bút tròn như chiếc đũa vỏ
ngoài bút sơn màu xanh thấm láng bóng trên nền xanh ấy nổi bật một hàng chữ
vàng in lấp lánh".
Hệ thống từ ngữ của em Trần Minh Giang đã diễn đạt được cây bút chì
với những đặc điểm về chiều dài, hình dáng và đặc điểm bên ngoài, do vậy nó
chứa đựng rất nhiều ý. Để câu văn đúng, chính xác hơn, lời văn của học sinh
diễn đạt sẽ rõ ràng mạch lạc hơn ta có thể dễ dàng dùng các dấu câu để tránh
những ý câu văn ra thành nhiều câu như sau:
"Chiếc bút chì của em dài hơn một gang tay. Thân bút tròn như chiếc đũa.
Vỏ ngoài của bút sơn màu xanh thẫm láng bóng. Trên nền xanh ấy nổi bật một
hàng chữ vàng in lấp lánh".
Nội dung của câu đầy đủ, chính xác ta phải đảm bảo những vấn đề trên.
Về hình thức của câu khi viết và đọc những kiến thức ngữ pháp cần phải nghỉ
hơi trước khi đọc tiếp sang câu khác. Khi viết chữ cái đầu phải viết hoa và cuối
mỗi câu có một dấu chấm câu.
* Thứ hai là: Các kiến thức phân môn luyện từ và câu cung cấp cho các
em về việc phân loại câu theo mục đích nói.
Môn Tiếng việt ở Tiểu học trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ
pháp chuẩn mực, rèn luyện cho học sinh có kỹ năng vận dụng vào để tư duy và
giao tiếp. Sản phẩm của nó trước hết là những câu văn hoàn chỉnh. Để có được
sản phẩm này, các em phải huy động bốn kỹ năng (nghe, đọc, nói, viết), trong đó
kỹ năng nói rất quan trọng. Tuỳ vào mục đích nói khác nhau người ta chia câu
văn ra làm một số loại. Nội dung này chiếm 1/3 tổng số kiến thức ngữ pháp
trong chương trình tiếng việt lớp 4. Nhằm kể một sự việc hay tả một cảnh vật, sự

vật cho người khác biết, người nói thường phải lựa chọn hệ thống các câu sao
cho phù hợp nhằm truyền tải được nội dung sâu sắc nhất, những hệ thống câu đó
người ta gọi là câu kể. Khi nói, câu kể được hạ giọng ở cuối câu. Khi viết, chữ
cái đầu dòng của câu kể phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm, chấm lửng
hoặc dấu hai chấm, cụ thể là:
Ví dụ: Dấu chấm lửng ở cuối câu kể:
"Hàng ngày em quét nhà, rửa ấm chén, nhặt rau, lau bàn ghế…"
Dấu hai chấm ở cuối câu kể: "Một buổi chiều, ông nói với mẹ An- đrây-
ca: Bố khó thở lắm !…"
Nhưng muốn hỏi người khác về một sự vật, sự việc ta lại sử dụng câu hỏi.
Trang 7
Ví dụ:
Các em đã làm bài tập chưa?
Bài toán này có mấy cách giải?
Đề tài này thuộc thể loại gì?
Trong câu hỏi thường có những từ chuyên dùng để hỏi như: ai, gì, nào,
thế nào, làm sao, chưa, à, hả… Khi nói, câu hỏi được cất cao giọng ở giữa câu
và cuối câu, nhấn mạnh vào từ cần được trả lời. Khi viết, cuối câu hỏi có dấu
chấm hỏi. Ở ba câu trên ta cất cao giọng khi nói từ (chưa, có) và nhấn giọng từ
(làm bài, có mấy, thể loại) như vậy độ diễn đạt sẽ cao, câu sẽ rõ ràng.
Khi yêu cầu người khác làm một hoặc vài việc gì người ta sử dụng một hệ
thống câu hỏi đó là câu cầu khiến. Trong câu cầu khiến, thường có các từ chuyên
dùng để tỏ ý mời mọc, đề nghị, khuyên bảo, bắt buộc, ngăn cấm, nhờ vả, sai
khiến… như mời đề nghị, yêu cầu, nên, hãy, phải, cần, chớ, đừng, cấm… Khi
nói câu cầu khiến được cất giọng mạnh hay nhẹ tuỳ theo nội dung mời mọc, đề
nghị, khuyên bảo, bắt buộc hay ngăn cấm. Khi viết cuối câu cầu khiến có dấu
chấm cảm (!). Ví dụ:
"Cô mời Minh Giang lên bảng làm bài tập số 3!"
Câu này tuy sử dụng từ "mời" song thực chất là một lời đề nghị học sinh
lên bảng làm bài tập. Do vậy cần nhấn giọng ở Minh Giang, lên bảng, làm bài

tập".
Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình trước những hiện thực khách quan
người ta sử dụng câu cảm. Trong câu cảm thường có những từ ngạc nhiên, thán
phục, đau xót… như ôi, a, ồ, eo ôi, chao ôi, trời ơi! … hay sự đánh giá quá, lắm,
ghê thật…
Ví dụ: "Em ngoan lắm!"
"A! mẹ đã về".
"Ô ! Trời đổ mưa"…
Khi nói câu cảm có giọng thay đổi phù hợp với tình cảm và cảm xúc diễn
tả trong câu. Khi viết, cuối câu cảm có dấu chấm cảm (!).
Tuy câu cảm và câu cầu khiến có sự giống nhau ở dấu câu, nhưng ở hai
loại câu này mang một nội dung hoàn toàn khác nhau. Do vậy khi truyền thụ
những kiến thức ở phần này chúng ta cần tập trung phân tích để tránh sự nhầm
lẫn trong quá trình hình thành câu ở các em.
Khi ta dùng câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến hay câu cảm để chuyện trò, hỏi
đáp trực tiếp với người khác thì đó là những câu hội thoại.
Ví dụ:
Một hôm, Đỗ Thái Hậu và vua tới thăm Tô Hiến Thành, hỏi:
Trang 8
- Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
- Có giám nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái Hậu ngạc nhiên nói:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao ông không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn
hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Tóm lại: Việc tìm hiểu vấn đề trên không chỉ giúp cho học sinh nắm được
các kiểu câu chia theo mục đích và có khả năng vận dụng đặt được các câu văn
mang nội dung đó mà cần có sự so sánh, đối chiếu để học sinh thấy được sự khác

nhau giữa mục đích thông báo nội dung. Cần lưu ý cho các em một điểm khác
nhau đó là cách dùng dấu câu ở mỗi loại câu, đây là điểm khác nhau về mặt hình
thức giữa các câu.
* Thứ ba là: Các thành phần cấu tạo nên câu.
Nói đến câu không thể không nói đến các bộ phận quan trọng nhất và
không thể thiếu được nếu không có hoàn cảnh đặc biệt.
Chủ ngữ là bộ phận chính của câu (nếu thiếu chủ ngữ câu không tồn tại)
chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, đôi khi nó đứng ở cuối câu và chỉ người, loài
vật, đồ vật, cây cối… được miêu tả nhận xét trong câu. Chủ ngữ có thể do một từ
hoặc do nhiều từ tạo thành.
Ví dụ: "Hoa hồng rất đẹp".
Chủ ngữ của câu là Hoa hồng. Vậy trong trường hợp trên CN có hai từ.
"Cây phượng già trong sân trường đã nở hoa".
Chủ ngữ trong câu trên là một cụm từ "cây phượng già trong sân trường"
"Mai đang viết thư cho bố".
Câu trên chủ ngữ lại chỉ có một từ "Mai".
Bên cạnh các trường hợp trên còn có trường hợp chủ ngữ do nhiều từ,
nhóm từ kết hợp bình thường với nhau tạo thành.
Ví dụ:
"Cây lan, cây Huệ, cây Hồng nói chuyện với nhau bằng hương, bằng
hoa".
Khi câu có hai hay nhiều chủ ngữ như vậy người ta thường đặt các chủ
ngữ kế tiếp nhau và giữa chúng có thể cùng dấu câu là dấu phẩy hoặc dùng các
từ nối như, và, cùng, với… để ngăn cách chúng.
Vị ngữ là bộ phận chính của câu (nếu thiếu nó câu trở nên vô nghĩa). Vị
Trang 9
ngữ thường đứng sau chủ ngữ, nói rõ chủ ngữ là gì, làm gì, như thế nào. Vị ngữ
có thể do một hoặc nhiều từ tạo thành.
Ví dụ: "Trời mưa"
Câu trên vị ngữ là một từ "mưa".

"Nắng vàng trải khắp cánh đồng lúa".
Câu này vị ngữ do nhiều từ tạo nên "trải khắp cánh đồng lúa".
Bên cạnh từng trường hợp vị ngữ là một từ kết hợp từ, còn có những
trường hợp vị ngữ do hai hay nhiều từ hợp từ bình đẳng với nhau tạo thành.
Ví dụ: "Bạn My rất ngoan và học giỏi"
"Lê Văn Tám nhỏ mà anh hùng".
Ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ ra. Câu còn được cấu tạo
bởi các thành phần phụ. Các thành phần phụ trong câu là những phần thêm vào
để bổ sung ý nghĩa cho cả khối chủ ngữ - vị ngữ gọi là trạng ngữ.
Ngoài ra, phải giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học ở trên
vào việc đặt câu.
Ví dụ: Muốn đặt câu có thành phần định ngữ thì ta phải xác định được
danh từ chính của câu cần đặt, chẳng hạn danh từ chính của câu là học sinh trong
câu "Học sinh được khen" ta có thể thêm thành phần định ngữ "của đội tuyển
văn" bổ sung ý nghĩa cho danh từ "học sinh" và câu văn sẽ hay hơn.
"Học sinh của đội tuyển văn được khen".
Tóm lại: Là người giáo viên Tiểu học ta cần thực sự chú ý vận dụng
nghiên cứu những kiến thức ngữ pháp được phân bố trong chương trình Tiếng
việt 4 để hướng dẫn các em viết câu đúng, chính xác. Biết tự nhận ra những câu
sai của mình để sửa chữa thành câu cảm về mặt ngữ pháp, hay và gợi cảm về mặt
nội dung.
Trang 10
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Thực trạng dạy và học Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Đồn Đạc.
1. Về phía giáo viên.
1.1. Ưu điểm:
- Giáo viên đi đúng phương pháp dạy học của bộ môn và các dạng bài cụ
thể.
- Giáo viên có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chấm
chữa bài nghiêm túc, khách quan.

- Giáo viên luôn có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và dạy
học theo hướng tích hợp.
1.2. Tồn tại:
- Một số đồng chí giáo viên dạy học còn theo khuôn mẫu, diễn đạt còn
lúng túng chưa sáng tạo. Giờ học buồn tẻ chưa gây được hứng thú trong tiết dạy
cho học sinh. Vốn từ ngữ của giáo viên còn nghèo nàn, học sinh chưa thực sự
chủ động nắm bắt kiến thức.
- GV mới chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh khá, giỏi.
2. Về phía học sinh:
- Khi hỏi về sự yêu thích môn học luyện từ và câu chỉ có 1/3 số em thích
học bộ môn với lý do là tiết học khô khan, nhàm chán.
- Học sinh hiểu nghĩa của từ còn hạn chế.
- Vốn từ còn quá ít ỏi.
- Kĩ năng nói và viết thành câu còn nhiều hạn chế.
- Tìm hiểu về từ loại còn hay lẫn lộn vv
3. Những lỗi thường thấy của học sinh Tiểu học khi học phân môn
luyện từ và câu.
3.1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu:
Đây là lỗi học sinh mắc tương đối nhiều, là mỗi về cấu trúc như thiếu,
hoặc thừa, câu không phân định các thành phần câu hoặc sắp xếp sai thành phần
câu thừa, câu không phân định các thành phần câu hoặc sắp xếp sai thành phần
Trang 11
câu.
- Câu không đủ thành phần, câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
+ Câu thiếu chủ ngữ: Qua dự giờ đánh giá, tôi nhận thấy những đề bài đặt
câu theo một chủ đề nào đó thì số học sinh đặt câu thiếu chủ ngữ hầu như không
có.
Ví dụ: “Đặt 3 câu về lớp em” thì số học sinh đặt câu có chủ ngữ 19/19 đạt
100% với những đề bài đặt câu không cho trước chủ đề thì tỉ lệ viết câu thiếu
chủ ngữ có với những đề bài đặt câu không cho trước chủ đề thì tỉ lệ viết câu

thiếu xhur ngữ có cao hơn đặc biệt trong viết đoạn văn ngắn. Câu thiếu chủ ngữ
xuất hiện nhiều bởi nhiều học sinh nhầm đối tượng.
Câu thiếu chủ ngữ:
Ví dụ 1: Rung rinh trước gió
Ví dụ 2: Có hoa và đậu lành rất nhiều quả
- Câu thiếu vị ngữ: Đó là những câu chỉ có một cụm danh từ.
VD1: Chiếc đệm êm ái
VD2: Lâu đài cổ kính
Tỷ lệ học sinh viết câu thiếu vị ngữ nhiều hơn những câu thiếu chủ ngữ.
- Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh nhầm tưởng những danh từ được
phát triển dài là một câu, tưởng đã có nội dung thông báo trọn vẹn mặc dù ở đó
mới chỉ nêu đối tượng thông báo.
- Câu thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ
Những câu mắc lỗi sai, thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ là những câu
chỉ có thành phần trạng ngữ và cũng không nói được với những câu tiếp sau để
tạo thành một câu mới có trạng ngữ. Nguyên nhân của loại lỗi này là học sinh
không hiểu rằng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ các danh từ chỉ thời
gian như khi, lúc… cần phải có bộ phận bổ sung nghĩa. Mặt khác thường là bộ
phận đứng sau quan hệ từ được phát triển dài khiến học sinh tưởng là nó có nội
dung thông báo.
VD1: Trên nền sạch bong như vừa gội rửa.
VD2: Đến ngày đợt quả đầu tiên của cây bắt đầu chín.
Trong ba loại câu thiếu thành phần thì tỉ lệ học sinh mắc lỗi sai câu thiếu
thành phần chủ ngữ, vị ngữ nhiều hơn câu mắc lỗi thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ.
- Câu thừa thành phần: Là những câu có thành phần câu lặp lại một
cách không cần thiết.
VD1: Bạn Lan đó là bạn rất chăm sóc
VD2: Mặt trời tròn vành vạch như cái đĩa tròn
Đây là loại lỗi gặp phổ biến trong thực tế viết câu của học sinh hiện nay.
Trang 12

Loại lỗi này học sinh khi kiểm tra lại rất khó nhận biết, nó làm cho các đoạn văn
các em viết rất lủng củng.
VD: Ở lớp em bạn Trường Giang là người học giỏi nhất lớp. Nguyên nhân
học sinh mắc lỗi thừa thành phần câu do kỹ năng viết câu vào tình trạng kể lan
man. Để khắc phục lỗi này thì trong dạy học cần tích cực cho học sinh làm các
bài tập làm văn nói, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và tự trình bày những ý
kiến trước lớp, tạo điều kiện cho học sinh tham gia giao tiếp trong các tình
huống khác nhau.
Câu không phân định thành phần: Là những câu về cấu tạo khó xác định
các bộ phận câu kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ pháp nào, từ đó khó xác định
thành phần câu. Câu không xác định thành phần có thể ngắn, có thể dài, càng
dài, càng lỗi, càng lủng củng. Về ý nghĩa mối quan hệ giữa các bộ phận câu cũng
không rõ ràng, chính xác không logíc do đó các câu tối nghĩa hoặc vô nghĩa. Đây
là loại lỗi thường gặp ở ghọc sinh trung bình, trong các bài tập làm văn, ít gặp
trong các bài tập đặt câu. Nguyên nhân của loại lỗi này khá phức tạp, trước hết là
học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần nói nên không phân cách
được trong tư duy ra từng ý rạch ròi. Các em viết gần như trong tình trạng vô
thức, nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay trong bài, không tìm cách tổ chức, sắp
xếp các cụm từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại nỗi nặng, rất khó chữa, nhiều
lúc phải trao đổi trực tiếp với học sinh mới biết các em muốn diễn đạt điều gì để
chữa lại cho đúng. Loại lỗi câu sai này chiếm tỷ lệ lớn trong các lỗi câu, có thể
thống kê các lỗi câu không phân định thành phần như sau:
- Câu không xác định được thành phần
VD: Quýt có hoa có quả khi quả chín nó lại có màu da cam và quả to có
nhiều nước ăn ngọt lịm.
- Câu sắp xếp sai vị trí thành phần
VD: Em thấy rất có ích đọc câu chuyện đó
- Các câu có một bộ phận cùng giữ 2 chức năng ngữ pháp khác nhau
trong câu.
VD: Em rất yêu quý những hàng phượng đã không còn xanh mướt như

những ngày nào.
3.2. Lỗi về nghĩa:
Tỷ lệ học sinh có câu mắc lỗi về nghĩa trong các bài viết đoạn văn rất lớn
và nhiều kiểu loại. Câu mắc lỗi về nghĩa ở đây bao gồm câu sai nghĩa, câu không
rõ nghĩa và câu có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế
câu rất lớn do với câu sai nghĩa và câu không rõ nghĩa.
- Câu sai nghĩa là những câu chứa đựng nội dung không phù hợp với thực
hiện với thực hiện khách quan, phản ánh sai hiện thực khách quan.
VD: Thân cây sần sùi như da ếch.
Trang 13
- Câu không rõ nghĩa: Là câu thiếu thông tin. Đó là những câu đúng về
mặt cấu tạo ngữ pháp, nghĩa là có đầy đủ thành phần chính, đúng về quan niệm
nghĩa ngữ chung. Nhưng thật sự câu kiểu này còn thiếy thành phần phụ bổ nghĩa
cho các từ trong câu, nen nghĩa câu không đầy đủ gây hụt hẫng cho người đọc.
VD1: Hàng năm em về quê.
VD2: Mùa ổi xanh lá, em trèo cây.
- Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các
vế câu. Loại lỗi này chiếm số lượng rất lớn và đa dạng. Có thể xem loại lỗi này
là loại nỗi từ vựng- ngữ pháp, vì lỗi câu ở đây có nguyên nhân từ việc không
hiểu nghĩa từ và khả năng kết hợp các từ, nhưng do mỗi từ ở trong câu đều có
chức năng riêng làm một thành phần câu nhất định nên chúng ta có thể xem xét
từ góc độ ngữ pháp. Sự không tương hợp giữa các thành phần câu. Nhưng việc
chữa các câu này phải bắt đầu từ việc hướng dẫn học sinh nắm nghĩa từ và khả
năng kết hợp của chúng.
VD1: Cây cối xanh mơn mởn xào xạc trước gió
VD2: Thân cây quýt sần sùi rách nát
- Câu có các vế câu không tương hợp
VD1: Trồng ổi sẽ thu được rất nhiều lợi, những đường gân nổi rõ như con
rắn vậy
VD2: Tuy quả nhỏ chỉ bằng các quả cam nhưng ruột quả không ngon. Các

câu trên sai vì không có sự tương hợp giữa các vế câu sau và các cặp quan hệ từ.
- Câu có tác dụng quan hệ giữa các thành phần không lô gíc không tương
hợp là câu có các thành phần đồng chức không đồng loại.
VD1: Cây ra hoa rồi đậu quả, lá có đường gân ở chính giữa
VD2: Hàng ngày em chăm sóc cây và đi rửa ấm chén.
3.3. Lỗi về hình thức, lỗi về dấu câu.
- Lỗi về dấu câu có thể chia làm 2 loại: Lỗi không dùng dấu câu và lỗi
dùng dấu câu sai.
+ Lỗi không dùng dấu câu: Là nỗi câu sai do không dùng dấu câu ở những
phần cần thiết, thường học sinh mắc lỗi này do không sử dụng dấu chấm kết thúc
câu và dấu phẩy ngăn cách giữa các thành phần câu. Có những bài viết các em
không sử dụng một dấu câu nào. Loại lỗi này là một lỗi phổ biến, nguyên nhân
của loại lỗi này là do học sinh đã vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu. Khi đã
kết thúc một ý phải đặt dấu ngắt câu. Việc không sử dụng dấu câu gây khó khăn
trong giao tiếp.
Người đọc không thể nhanh chóng nắm được nội dung các em cần truyền
đạt thậm chí chỉ có những trường hợp không xác định được ý muốn diễn tả.
VD1: Lớp em có bạn Ánh là học sinh giỏi và cũng là người bạn của em
Trang 14
bạn còn là người con ngoan và hiếu thảo bạn và em đã giúp đỡ nhau trong lúc
khó khăn, bạn đã rất quý và tôn trọng em, còn em cũng đối xử với bạn ấy như
vậy.
VD2: Buổi sáng cây vườn mình trong nắng sớm trái chín toả hương thơm
ngào ngạt khắp khu vườn.
+ Lỗi sử dụng dấu câu sai: Là lỗi của những câu đã sử dụng dấu câu khi
không cần thiết hoặc đáng lẽ phải dùng dấu câu này, lại dùng dấu câu khác. Biểu
hiện của lỗi là học sinh dùng dấu chấm ngắt câu khi chưa đúng ý, dùng dấu phẩy
ngăn cách các thành phần chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách động từ với bổ ngữ,
dùng dấu phẩy ngăn cách các thành phần chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách động từ
với bổ ngữ, dấu hai chấm ngăn cách 2 vế câu khi vế nọ không có ý giải thích cho

vế kia. Phổ biến nhất trong loại lỗi này là câu dùng dấu chấm tuỳ tiện khi chưa
hiểu ý, cắt đôi câu ra một cách vô lý.
VD1: Em thấy vỏ mỏng, múi ngọt, em rất thích cái cây của em nó có thể
làm ra trái ngon.
VD2: Hoa chỉ nở vào mấy tháng thôi còn những tháng sau thì cây trở lại
với màu xanh duyên dáng của mình.
VD3: Chiếc cặp ấy to. Hình chữ nhật vuông vắn
Việc học sinh không sử dụng dấu câu và sử dụng sai dấu câu, chưa biết áp
dụng dấu câu trong việc diễn đạt nội dung và chưa nắm được cách sử dụng
chúng. Nói chung nhiều học sinh tiểu học còn ngại sử dụng dấu câu và chưa biết
cách sử dụng chúng. Nói chung nhiều học sinh tiểu học còn ngại sử dụng dấu
câu và chưa biết cách sử dụng dấu câu.
+ Lỗi ngoài câu: Nghiên cứu bài kiểm tra các môn tập làm văn, đạo đức…
tôi nhận thấy học sinh ngoài mắc lỗi trong câu thì các em còn mắc lỗi ở ngoài
câu.
Những câu mắc lỗi trong câu thì các em còn mắc lỗi ở ngoài câu. Những
câu mắc lỗi này xét về mặt cấu tạo không sai nhưng đặt vào trong văn bản thì
mới thấy nó không hợp lý. Do chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học chưa chú
trọng đến việc đặt câu trong văn bản để xem xét nên các lỗi ngoài câu xuất hiện
nhiều trong bài Tập làm văn của học sinh.
+ Lỗi ngoài câu được chia làm 3 nhóm
- Lỗi do câu không phù hợp với các câu khác trong văn bản. Đây là những
lỗi do học sinh tư duy không rõ ràng, mạch lạc nên đã viết ra những câu lạc chủ
đề, những câu lặp lại với những câu khác. Những câu này lạc vào trong văn bản
làm cho đoạn văn như “râu ông lọ cắm cằm bà kia” hoặc nhiều câu luẩn quẩn,
trùng lặp nhàm chán, chủ đề không phát triển được.
- Lỗi câu lạc chủ đề là lỗi do trong văn bản có những câu phá vỡ tính liên
kết chủ đề của đoạn văn.
VD1: Gần nhà em có một cây hoa sữa, thân cây sần sùi, gốc cây phình ra
Trang 15

rất to, cành cây dài và rất mập mạp, lá cây xanh mơn mởn um tùm, em thích cây
hoa sữa vì em thích uống sữa vì em thích uống sữa. Vào mùa hoa sữa nở, những
bông hoa sữa nhỏ màu trắng li ti đậu thành chùm, hương hoa toả ngào ngạt.
VD2: Bố em mới mùa về một cây quýt rất to, thân nó sần sùi như da cóc,
tán lá của cây được tỉa gọn ghẽ, vút lên như một cây thông nhỏ, vỏ của quả quýt
có thể chế tạo ra thuốc, những chiếc rễ cây nổi lên mặt đất nhìn như những con
rắn.
+ Lỗi do các câu trong văn bản mâu thuẫn với nhau về nghĩa, phá vỡ tính
liên kết về nghĩa của văn bản tạo ra những câu liên kết không lô gíc. Loại lỗi này
học sinh ít mắc phải.
+ Lỗi lặp câu: Những câu này được xem là lặp lại vì lặp lại nhiều lần 1 từ,
một ngữ, hay lặp lại một ý nghĩa nào đó trong những câu gần nhau- Đây là một
sự lặp lại không cần thiết làm cho đoạn văn không phát triển được, lủng củng, tối
nghĩa.
VD1: Ở lớp bạn là người học giỏi gần nhất lớp
VD2: Các bạn chơi với nhau rất vui vẻ, em và An cùng lớp với các bạn,
các bạn và em học với nhau rất vui vẻ.
+ Lỗi câu không phù hợp với nhân vật giao tiếp.
Trước kia khi học theo chương trình cũ (CCGD) những câu mắc lỗi này
rất nhiều nhưng dạy và học theo chương trình mới thì lỗi này đã giảm nhiều (do
trong dạy và học luôn hướng tới phát triển khả năng giao tiếp của học sinh).
Nguyên nhân của loại lỗi này là do người viết nhiều khi không nằm được vị thế
của mình trong giao tiếp, có khi quên mất vai mình đang đóng, cũng có thể do
các em không nằm được nghĩa của từ, của một số thành ngữ, đặc biệt là nghĩa
biểu thái của chúng.
+ Lỗi không phù hợp với phong cách: Là những câu không phù hợp với
phạm vi, lĩnh vực giao tiếp chẳng hạn như dùng những câu chỉ nói trong hội
thoại hàng ngày hoặc những câu có tính hành chính khoa học vào trong văn miêu
tả, văn kể chuyện, đặt câu… lỗi này phổ biến và chiếm tỷ lệ cao.
VD1: Ở lớp bạn là người học hơi giỏi.

VD2: Bạn ấy là một cây đơn ca tuyệt cú mèo.
4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng viết câu của học sinh tiểu học hiện
nay là:
Từ việc điều tra, tìm hiểu, tôi thấy việc viết câu sai của học sinh lớp 4 chủ
yếu tập trung ở một số nguyên nhân sau:
Một là: Các em chưa hiểu một cách sâu sắc, cặn kẽ về các thành phần
chính trong một câu, chưa nắm được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ. Do vậy các
em còn nhầm sang thành phần phụ của câu, dẫn đến việc viết câu thiếu chủ ngữ,
vị ngữ hoặc có khi thiếu cả hai thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ.
Trang 16
Ví dụ: Các em viết: "Sáng nay chữa bài tập Tiếng việt" và cho rằng đây là
một câu vì có đủ hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ ở trong câu. Để tìm chủ ngữ của
câu trên các em phải đặt câu hỏi "bao giờ chữa bài tập Tiếng việt?" và "Ai chữa
bài tập Tiếng việt?" và các em sẽ được câu trả lời: "Sáng nay, cô giáo chữa bài
tập Tiếng Việt ." Ngược lại, để tìm bộ phận vị ngữ các em đặt câu hỏi "Sáng nay
cô giáo làm gì?" được câu trả lời là "chữa bài tập Tiếng Việt", vậy "chữa bài tập
Tiếng việt" là vị ngữ. Nên câu trên phải viết là: Sáng nay, cô giáo chữa bài tập
Tiếng việt.
Câu các em viết ra như trường hợp trên là sai, hay nói cách khác là chưa
đủ câu vì còn thiếu bộ phận chủ ngữ. Nguyên nhân dẫn đến việc sai sót này là do
học sinh chưa nắm chắc được kiến thức về câu. Do vậy khi đọc bài văn của các
em có những câu thiếu bộ phận chủ ngữ, có câu thiếu bộ phận vị ngữ khiến
người đọc rất khó hiểu em đang muốn diễn đạt điều gì. Hơn nữa, các em sử dụng
những câu thiếu chủ ngữ trong giao tiếp với người lớn tuổi sẽ trở thành thiếu lễ
độ.
Hai là: Đối với các thành phần phụ trong câu các em còn mơ hồ về cách
cấu tạo, vị trí và nhiệm vụ của các thành phần phụ trong câu. Do vậy khi vận
dụng kiến thức về phần này, để đặt câu hỏi có những thành phần phụ các em
thường nhầm lẫn hoặc chưa biết cách đặt câu có các thành phần phụ.
Ví dụ: Các em viết "Cô giáo chữa bài".

Câu trên đã là một câu vì nó có đủ cả hai bộ phận chính, chủ ngữ là "Cô
giáo" và vị ngữ là "chữa bài". Nhưng nếu như ta thêm thành phần phụ vào câu và
được viết là: "Sáng nay, cô giáo chữa bài tập Tiếng việt" thì câu văn sẽ trở nên
hay hơn và ý nghĩa cho cả khối chủ - vị, nó thông báo cho ta biết cô giáo (chữa
bài tập và buổi sáng nay chứ không phải là chiều nay hay ngày mai).
"Bài tập" bổ sung ý nghĩa cho động từ "chữa", nó cho biết đối tượng của
hoạt động là gì? (chữa bài tập chứ không phải là chữa bàn ghế…).
"Tiếng việt" bổ sung ý nghĩa cho bài tập, nó cho biết đây là bài tập gì (bài
tập Tiếng việt chứ không phải bài tập Toán).
Ba là: Khi viết bài, các em chưa biết sắp xếp ý cho phù hợp dẫn đến bài
văn diễn đạt lủng củng, cách lập luận còn yếu, lúng túng, chưa thoát ý và dẫn
đến câu sai. Đây có lẽ là nguyên nhân chính gây ra lỗi câu sai rất nhiều ở các em.
Trong giờ tập làm văn hoặc luyện từ và câu, giáo viên mới chú trọng đến
việc chấm lỗi về câu, nhưng trong các môn học khác việc kiểm tra bài giáo viên
gần như không để ý đến điều này. Ví dụ khi làm bài kiểm tra môn Khoa học, có
em viết: "Để đề phòng bệnh, phải giữ vệ sinh răng miệng". Câu này xét về mặt
ngữ pháp là sai vì thiếu bộ phận chủ ngữ, nhưng giáo viên đã bỏ qua lỗi đó mà
chấp nhận như là một câu đúng. Đây chính là điều đáng lưu ý đối với mỗi giáo
viên.
II. Một số biện pháp rèn viết câu cho học sinh lớp 4 qua phân môn
Trang 17
luyện từ và câu cơ sở Làng Mô trường Tiểu học Đồn Đạc.
Từ việc điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lỗi viết câu của học sinh
lớp 4 theo tôi để khắc phục những hạn chế trên cần chú ý đến một số biện pháp
sau:
1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức về câu và các thành phần cấu tạo
nên câu.
Ta thấy rằng chỉ khi thật sự nắm chắc về kiến thức học sinh mới có thể
viết được những câu đúng, chính xác. Vậy làm thế nào để học sinh nắm được
điều này?

Trước hết, người giáo viên phải nhiệt tình truyền đạt những kiến thức đến
các em trong mọi giờ dạy ngữ pháp. Giáo viên luôn tìm ra những phương pháp
giảng dạy thật dễ hiểu giúp các em tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Ngoài ra cần có những câu hỏi gợi mở nhằm kích thích óc tò mò, tư duy của các
em. Sau mỗi bài dạy có liên quan đến việc viết câu của học sinh, người giáo viên
luôn củng cố tổng kết khái quát để hướng các em vào việc sử dụng câu trong
giao tiếp hàng ngày.
Một việc làm có tác dụng rất lớn cho biện pháp này là cho các em tiếp xúc
với những kiểu câu khác nhau. Các em tự tìm các bộ phận, cấu tạo, chức năng và
nhiệm vụ của các bộ phận đó trong câu.
2. Giúp học sinh tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những lỗi viết câu
sai của mình.
Đối với biện pháp này, giáo viên giảng dạy phải là người am hiểu về lỗi
viết câu của các em để có sự tổng hợp tìm ra những lỗi chung. Muốn làm được
việc này thì giáo viên phải thực sự đầu tư về kiến thức, quỹ thời gian… Trong
việc chấm bài nhất là bài tập làm văn cho học sinh. Giáo viên phải ghi thật cụ thể
những lỗi câu của học sinh vào sổ tay, tìm hiểu xem câu đó thiếu hoặc sai gì, cần
sửa ra sao? Tổng hợp xem lỗi viết câu sai của học sinh chủ yếu là lỗi gì sau đó
giáo viên chữa, tìm ra những lỗi sai chung, nêu những lỗi câu này lên trước lớp
để các em tự tiếp nhận, so sánh vào bài của mình để tìm cách sửa chữa.
Ngoài những lỗi câu chung, giáo viên từng bước giúp học sinh sửa chữa
những lỗi câu sai mà cá nhânh học sinh mắc phải. Giúp các em phân tích xem
câu của mình sai ở đâu, thiếu thành phần gì và phải sửa lại như thế nào. Đối với
câu có thành phần phụ đã đúng và hợp lý chưa, hướng giải quyết ra sao.
Đặc biệt cần xem xét việc sắp xếp các ý của các em xem đã hợp lý, lô gíc
chưa để tìm ra nguyên nhân vì sao chưa hợp lý và biện pháp sửa chữa như thế
nào. Phải làm sao biến các hoạt động trên trở thành nhu cầu, hứng thú đối với
từng học sinh, chỉ có điều đó mới giúp việc sửa chữa lỗi câu đạt hiệu quả cao.
3. Giúp học sinh chữa lỗi câu sai:
* Sửa lỗi viết câu trên cơ sở chữa những câu chung.

Để giúp các em nhận ra những lỗi sai của mình và nhanh chóng tiếp thu
Trang 18
được cái đúng, lựa chọn những cái tốt đẹp để áp dụng để sửa chữa những lỗi
muôn thuở của mình. Giáo viên phải có sự theo sát giúp đỡ đến từng cá nhân yếu
kém, bởi lẽ đây là những học sinh có khả năng nhận thức yếu và chậm tiến. Việc
tiếp thu bài của những em này ở trên lớp gặp khó khăn, những kiến thức đối với
các em còn mơ hồ, đọng lại trong đầu không được nhiều. Mà thời gian đối với
mỗi giáo viên có hạn, với thời gian trên lớp và thời gian ở nhà giáo viên phải
phân bố sao cho đều tất cả các môn học.
Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để thực sự làm tốt biện pháp này, theo tôi
chúng ta có thể sửa chữa lỗi câu của học sinh trên toàn lớp. Giáo viên cần lấy các
ví dụ lỗi câu sai chung mà các em thường hay mắc, sau đó cho học sinh phân
tích từng câu đó xem sai ở đâu, thiếu thành phần gì, có bị đảo lộn từ không…
Biện pháp sửa chữa những lỗi câu đó như thế nào, giáo viên cho học sinh sửa lại
những câu đó sao cho đúng và hay. Do vậy sẽ hạn chế được những lỗi sai về câu
đó trong các bài tập làm văn sau.
Đặc biệt, giáo viên cần quan tâm đến các em học sinh yếu kém bằng nhiều
hình thức như động viên, khuyến khích, quan tâm thường xuyên liên tục trong tất
cả các môn học. Giáo viên có thể giao thêm bài tập cho các em, tranh thủ hướng
dẫn các em trong các giờ bài tập hoặc trong 15 phút đầu giờ. Nếu cần có thể tổ
chức giờ phụ đạo thêm vào các ngày nghỉ hoặc vào các buổi ngoài giờ ngoại
khoá. Khi chấm bài của học sinh, giáo viên chấm thật tỉ mỉ, cần nhận xét rõ ràng
từng sai sót để các em thấy được lỗi của mình. Cho các em tham khảo những câu
văn đúng, chính xác của những bạn học khá để có sự đối chiếu tự sửa câu của
mình.
* Sửa chữa lỗi viết câu sai cho học sinh trong tất cả các môn học:
Muốn thực hiện được điều này thì việc trước tiên ta phải sửa cho học sinh lỗi câu
qua những câu trả lời miệng hàng ngày, trước những câu hỏi do giáo viên hay do
người khác đặt ra. Câu trả lời của các em phải thật sự đầy đủ, rõ nghĩa. Nếu như
các em trả lời chưa đúng, chưa đủ, chúng ta cần phải sửa chữa lỗi ngay cho các

em từ lời ăn tiếng nói. Khi chấm bài kiểm tra tất cả các môn học ta cũng phải lưu
ý cách sửa câu cho các em.
* Chữa lỗi về chính tả
Khi học sinh tìm ra lỗi chính tả mà mình viết sai, cô giáo đã gạch chân
trong vở, giáo viên cần giúp các em cách phân biệt chính tả, giúp các em viết
đúng.
Ví dụ: tiếng "ra" các em phải biết phân biệt d/ gi/ r.
- Ra vào, ra cửa, đi ra
- Màu da cam, cặp da
- Gia đình, gia súc
Khi chữa lỗi giáo viên kẻ bảng thành hai cột
Trang 19
* Chữa lỗi về cách dùng từ
Ví dụ 1: Ai sống chả có cha mẹ, thật thiệt thòi cho những em nhỏ mồ côi
cả cha lẫn mẹ (học sinh đọc lên).
Giáo viên ghi lên bảng và hỏi?
- Em đọc thấy chỗ nào chưa hay? Có sai không?
( Từ " sống" chưa hay - chưa chính xác
* Chữa lỗi về câu về đoạn văn về diễn đạt
Các lỗi về câu thường gặp ở tiểu học là câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, câu
què, câu chỉ có thành phần phụ chỉ địa điểm hoặc thời gian, nguyên nhân, kết
quả Thiếu thành phần chính ( tức là cả cụm chủ vị ), nêu ý chưa chọn vẹn (câu
cụt), câu có nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng củng. Cách chữa: giáo viên kẻ bảng
thành ba cột.
CÂU SAI LỖI NGỮ PHÁP CÂU ĐÃ ĐƯỢC SỬA THÀNH CÂU ĐÚNG
Ví dụ 1: Học sinh đọc câu lủng củng của mình lên: Trong nhà em có một người
mà em rất yêu mến, đó là bà em rất kính yêu.
Em có nhận xét gì về cách diễn đạt nội dung? (diễn đạt nội dung rườm rà).
Em có thể sửa như thế nào? Trong nhà em, bà là người thật đáng kính.
Ví dụ 2:

Đứng trước cảnh đẹp hùng vĩ của dãy núi. Em cảm thấy trong lòng đang
cố gắng đưa quê hương Ba Chẽ giàu đẹp hơn.
- Đoạn văn của em đã được chưa? Sai ở đâu?
(Chấm câu sai, thay bằng dấu phẩy).
- Còn sai ở đâu nữa? (dùng từ chưa sát nghĩa " em cảm thấy ").
Cụm từ " em cảm thấy " Cần phải thay bằng cụm từ nào cho sát nghĩa
hơn?
( Cần phải thay bằng cụm từ: " em càng thêm yêu quê hương đất nước và
quyết tâm học tốt để đưa quê hương Ba Chẽ ngày một giàu đẹp hơn")
Em hãy nhận xét câu đã được sửa và câu chưa sửa?
* Chữa lỗi câu thông qua thảo luận trong nhóm.
- Với cách làm này tôi thường chia nhóm theo năng lực, sở trường của học
sinh rồi giao việc:
+ Nhóm học sinh trung bình: Tìm lỗi chính tả của các bạn trong nhóm rồi thảo
luận, tìm cách sửa.
Trang 20
+ Nhóm học sinh khá: Tìm từ dùng sai, câu lủng củng rồi tìm cách sửa.
+ Nhóm học sinh khá giỏi với yêu cầu cao hơn: Tìm câu hay trong bài của bạn,
thêm hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để câu văn được sinh động hơn, hoặc
chuyển mở bài trực tiếp thành gián tiếp, kết bài không mở rộng thành kết bài mở
rộng Sau đó đọc lại bài đã sửa và đọc mẫu cho cả lớp tham khảo.
* Chấm bài và chữa bài trực tiếp với từng học sinh
Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Với
học sinh Tiểu học tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ mật thiết với quả trình tư
duy của các em. Nhờ có tư duy phát triển học sinh Tiểu học nâng cao hiểu biết
của mình về các sự vật, hiện trong thực tế khách quan, nhờ vậy tình cảm yêu,
ghét của các em không còn tính ngẫu nhiên. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh
Tiểu học thích khám phá những sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động. Các em rất
ngạc nhiên xúc động khi được thầy cô hoặc bạn bè chỉ dẫn để tìm ra những đặc
điểm mới của đối tượng. Chính tình cảm, cảm xúc có tác động không nhỏ vào

việc giúp HS liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để có được những hình ảnh đẹp,
những câu văn hay
* Hướng dẫn học sinh sửa lỗi câu qua một số bài cụ thể:
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến những lỗi câu
sai của học sinh và đề xuất biện pháp sửa chữa, tôi hướng dẫn học sinh sửa lỗi
trong một số bài cụ thể như sau:
Tiết 1: Tập làm văn: Kể chuyện (trả bài văn viết).
* Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một
người có tấm lòng nhân hậu - Tuần 12
* Lỗi mắc phải:
- Câu thiếu bộ phận chủ ngữ.
- Câu thiếu bộ phận vị ngữ.
- Câu thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ.
- Câu văn lủng củng, diễn đạt không rõ ý.
* Hướng dẫn chữa lỗi:
- Giáo viên phân tích các câu văn cụ thể của học sinh trong bài viết. Cho
học sinh đọc và nêu cách sửa lỗi cho bạn. Giáo viên công nhận hoặc bổ sung
thêm cho câu văn hoàn chỉnh. Yêu cầu học sinh có câu sai viết lại câu đúng vào
vở
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn văn hay, một bài văn tốt về nội dung và bố
cục, có sự sáng tạo khi kể chuyện; dùng từ và sắp xếp ý có sự liên kết.Giáo viên
hỏi để tìm ra cách dùng từ, diễn đạt ý hay để học sinh học tập.
- Hướng dẫn viết lại văn: Yêu cầu học sinh tự chọn lại một đoạn văn chưa
đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay. Lưu ý câu trong đoạn văn phải
Trang 21
diễn đạt 1 ý trọn vẹn, dùng từ phải phù hợp chính xác, hay và nên chọn một đoạn
văn trong phần thân bài. Gọi học sinh đọc lại đoạn văn vừa viết lại và sửa (nếu
cần).
Tiết 2: Luyện từ và câu
Bài: Câu kể

Khi thực hiện các bước lên lớp, tôi đặc biệt quan tâm đến việc phân tích
các câu văn trong phần nhận xét và sửa các câu văn trong phần luyện tập của học
sinh.
Cho học sinh đọc kĩ các yêu cầu của bài, đặc biệt những bài phân tích cấu tạo
ngữ pháp của câu. Sau đó, cho học sinh trả lời miệng, thảo luận theo cặp hoặc
nhóm để tìm lỗi câu, tự sửa lỗi và viết lại cho hoàn chỉnh câu văn. Trên cơ sở đó
có sự ghép nối, liên kết để tạo đoạn văn, bài văn.
Bằng cách sửa lỗi như trên, trong giờ học bài "Câu kể" học sinh trong lớp đã viết
được các câu văn như:
+ Sau mỗi buổi học, em thường giúp mẹ nấu cơm. Em cùng mẹ nhặt rau, gấp
quần áo. Em tự làm vệ sinh cá nhân, có khi em còn đi đổ rác đấy
+ Em có chiếc bút máy màu xanh rất đẹp. Nó là món quà mà cô giáo tặng cho
em. Thân bút tròn xinh, ngòi bút rất trơn
+ Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Nhờ có bạn bè mà cuộc sống của chúng
ta vui hơn. Bạn bè có thể giúp đỡ nhau trong học tập, trong vui chơi
+ Em rất vui vì hôm nay mình được điểm 10 môn Toán. Về nhà em sẽ khoe ngay
với mẹ. Mẹ em chắc sẽ rất hài lòng
Qua việc sửa lỗi trực tiếp trong tiết học như trên, tôi tự nhận thấy mình đã
có sự linh hoạt cho phù hợp với đối tượng lớp mình dạy như dùng hệ thống câu
hỏi gợi ý, luôn củng cố khắc sâu kiến thức, cho các em nhắc lại nhiều lần phần
ghi nhớ. Đối với những em yếu kém, một mặt giúp các em nắm chắc nội dung
bài, mặt khác luôn tạo ra những tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy và
tự trả lời. Qua đó, rèn cho các em kĩ năng nói, tư duy và cách viết câu văn hoàn
chỉnh. Trong bài dạy tôi thực sự coi trọng việc sửa câu và luôn hướng dẫn các
em lấy kiến thức ngữ pháp để so sánh, đối chiếu vào câu của mình xem đã đúng
chưa, nếu sai thì do đâu và hướng giải quyết như thế nào?
4. Giáo viên từng bước giúp các em rèn luyện tư duy để viết đúng câu
Tiếng việt:
Ta thấy rằng việc sửa lỗi câu không phải là một sớm một chiều có thể thực
hiện được ngay, mà việc sửa chữa này là cả một quãng thời gian dài với một quá

trình rèn luyện công phu. Do vậy, chỉ có sự rèn luyện liên tục trong mọi hoạt
động hàng ngày của học sinh mới rút ngắn và đạt kết quả cao trong công việc
sửa chữa lỗi về câu. Đối với bất kỳ vấn đề gì, học sinh cần có sự tư duy lôgic và
sắp xếp ý nhằm toát lên chủ đề được nêu.
Trang 22
Người giáo viên cần giúp học sinh hình thành nên cách suy nghĩ theo trình
tự phù hợp để viết được những câu văn hay, hợp lý.
5. Nâng cao chất lượng viết câu cho học sinh.
- Trong khi HS làm các bài tập thực hành viết câu, giáo viên phải hướng
dẫn cho các em thói quen xác định yêu cầu của đề bài hay chính là việc đi trả lời
ba câu hỏi:
+ Yêu cầu của đề bài thuộc dạng gì?
+ Với dạng yêu cầu đó thì câu cần viết đã được biết trước các yếu tố gì?
+ Cần bổ sung các yếu tố nào để hoàn thiện câu?
- Với mỗi loại bài tập cần hình thành cho HS cách khái quát để giải quyết.
VD: Dạy phân tích thành phần câu, mô hình khái quát để giải bài tập
này là:
+ Tìm nội dung thông báo chính của câu
+ Tìm chủ đề thông báo, nội dung thông báo có liên quan tới chủ đề
thông báo.
+ Xác định những từ đảm nhiệm vai trò chủ thể thông báo và nội dung
thông báo có liên quan đến chủ thể thông báo. Đối chiếu những từ ấy xem chúng
giữ chức năng gì?
VD: Dạy đặt câu:
+Xác định nội dung chính của câu sẽ đặt.
+ Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu
+ Tìm từ để diễn đạt nội dung của câu và tuân theo cấu trúc ngữ pháp
nhất định.
+ Diễn đạt thành câu hoàn thiện.
+ Kiểm tra và sửa chữa câu vừa đặt.

- Để cho HS ham thích rèn luyện viết câu và viết câu có hiệu quả thì cần cho
HS thực hành viết câu với:
+ Các dạng bài khác nhau: đặt câu, điền từ, viết đoạn…
+ Các hình thức làm bài khác nhau: theo lớp, theo nhóm, theo cá nhân.
+ Các phương pháp khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau: viết câu trong
viết kịch bản để đóng kịch, thi viết câu nhanh, trò chơi tìm từ nhanh, thi ứng đáp
câu đúng…
+ Đưa ra các tính huống giao tiếp đa dạng trong thực tiễn đời sống.
- Việc sữa lỗi câu cần được tổ chức một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Khi hướng dẫn
học sinh sửa lỗi câu cần:
+ Đưa ra các câu có lỗi sai điển hình.
Trang 23
+ Chỉ ra lỗi sai
+ Xác định nguyên nhân dẫn đến lỗi sai
+ Đối chiếu câu đã sửa với câu sai, rút ra các lưu ý khi viết câu.
- Dạy viết câu không chỉ gói gọn trong phạm vi môn luyện từ và câu, các phân
môn khác của môn Tiếng Việt mà ở tất cả các môn học. Đồng thời phối hợp rèn
kĩ năng viết câu với các kĩ năng sử dụng từ.
- Thường xuyên đánh giá chất lượng viết câu của học sinh và khảo sát định kì
vở viết các môn của học sinh để xác định HS đang yếu về phần nào. Từ đó xác
định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
III. Kết quả nghiên cứu
Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những biện pháp về
việc sửa lỗi câu cho học sinh lớp 4. Để biết được kết quả bước đầu cả những
phương pháp mình thực nghiệm thực tế, tôi đã cho học sinh của lớp mình làm 1
bài tập làm văn với đề bài như sau: Em hãy tả con vật nuôi trong gia đình em
hoặc em biết.
Yêu cầu của bài văn phải đảm bảo các phần sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu con vật mình tả (của nhà ai, em quan sát khi nào, nó có gì đặc

biệt…)
- Con vật em được tả đã để lại cho em ấn tượng, tình cảm gì?
2. Thân bài:
- Tả ngoại hình: Bộ lông, cái đầu, chân, đuôi, hàm răng, móng vuốt,
- Tả hoạt động: khi kiếm ăn; khi đù giỡn; kinh rình con mồi,
3. Kết bài:
- Tình cảm của em với con vật của mình.
- Những suy nghĩ của em về con vật đó.
Văn tả con vật yêu cầu phải đảm bảo tính chính xác, trung thực của từng
chi tiết. Không nên thêm thắt những chi tiết sai sự thật, sẽ làm hỏng bài văn, phải
tả con vật theo đúng trình tự từ bao quát đến chi tiết.
- Điểm 9, 10: đảm bảo các ý ở từng phần trên. Diễn đạt rõ ràng, lưu loát
lời văn chân thành tự nhiên không sai lỗi câu và chính tả.
- Điểm 7, 8: Đảm bảo các ý trên. Diễn đạt đôi chỗ chưa thật rõ ràng. Sai
không quá 3 lỗi câu và chính tả.
- Điểm 5, 6: bố cục chưa rõ ràng, còn thiếu ý cơ bản. Sai trên 3 lỗi câu và
3 lỗi chính tả.
- Dưới điểm trung bình: chưa nắm được phương pháp thuật chuyện, bố
Trang 24
cục không rõ ràng. Diễn đạt không thoát ý. Sai nhiều lỗi câu và chính tả.
+ Không làm bài hoặc viết một vài câu vô nghĩa.
Sau khi chấm bài có kết quả như sau:
100% các em đã viết được những câu đơn giản có chủ ngữ và vị ngữ.
Những câu có cả thành phần phụ, các em đã có sự nhận xét đánh giá và phân biệt
giữa thành phần chính và thành phần phụ nên số lượng mắc lỗi của các em đã
giảm.
Cụ thể là:
- Câu viết thiếu chủ ngữ: 1 em mắc phải.
- Về mặt diễn đạt chưa thoát ý, chưa lưu loát chỉ còn 1 em.
Căn cứ vào bài chấm tôi thống kê điểm bài viết của học sinh như sau:

Tổng số học sinh: 17 em
- Số học sinh có kỹ năng viết câu đúng ở mức:
+ Khá: 4 em = 23,53%
+ TB: 7 em = 41,18%
+ Yếu: 06 em = 35,29%
Nhận xét
Bằng sự nhiệt tình trong công tác nghiên cứu giảng dạy, tôi đã vận dụng
sáng tạo những phương pháp đã học để hướng dẫn kèm cặp đối tượng học sinh
lớp 4 để giúp các em không chỉ viết được những câu văn đúng trong giờ tập làm
văn mà còn sáng tạo ra cho các em thói quen sử dụng những câu văn hoàn chỉnh
trong giao tiếp hàng ngày.
Tuy rằng số lượng các em viết đúng và hay về câu văn vẫn còn hạn chế
nhưng những biện pháp sửa lỗi của các em phần nào đã giúp các em học sinh lớp
4 cơ sở Làng Mô trường Phổ thông Cơ sở Đồn Đạc nhìn nhận ra lỗi câu của
mình để có biện pháp sửa chữa hợp lý.
IV. Một số bài học kinh nghiệm:
Trong thời đại ngày nay, khi xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người
khả năng giao tiếp tốt hơn trong mọi hoàn cảnh, mọi môi trường. Trong hoạt
động giao tiếp, câu được coi là đơn vị trung tâm và từ là yếu tố không thể thiếu
để tạo câu. Vì vậy, sửa lỗi câu cho học sinh là một việc làm thường xuyên và liên
tục trong dạy học. Và cũng là để thực hiện nhiệm vụ “giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt”, để “nói và viết tiếng Việt sao cho đúng, cho hay”. Chính vì tầm quan
trọng như vậy nên tôi rất trăn trở về đề tài “Rèn viết câu câu cho học sinh lớp 4
thông qua phân môn Luyện từ và câu” để tìm ra nguyên nhân và đề ra những
giải pháp có hiệu quả phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy.
Ở đề tài này tôi đã tìm hiểu các lỗi về từ, về câu mà học sinh lớp 4 trường
Tiểu học Đồn Đạc thường mắc phải. Trên các ngữ liệu từ sai, câu sai đã thống kê
Trang 25

×