Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề, đáp án thi HSG THCS năm 2012 Ngữ văn (Yên Bái)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.56 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TỈNH YÊN BÁI LỚP 9 THCS NĂM 2012

ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm có 03 trang, gồm 02 câu)
I. Phần hướng dẫn chung
Bản hướng dẫn chấm chỉ xác định yêu cầu cơ bản. Do đặc trưng môn Ngữ văn
và tính chất của kì thi học sinh giỏi lớp 9 THCS, giám khảo cần nắm vững hướng dẫn
chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động linh hoạt trong vận dụng
tiêu chuẩn cho điểm từng trường hợp cụ thể. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng,
khác với hướng dẫn chấm, nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản hoặc trình bày
có căn cứ hợp lí thì vẫn cho đủ điểm với từng phần như hướng dẫn qui định.
Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu cần thiết) so với hướng dẫn chấm phải đảm
bảo không sai lệch với điểm từng phần của hướng dẫn chấm và được thống nhất thực
hiện trong tổ chấm thi. Những bài viết có tính sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức,
có cảm xúc và giàu chất văn cần được khuyến khích.
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1. (8,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí đặt ra trong
một văn bản.
- Bài viết phải có kết cấu 3 phần: mở bài - thân bài - kết bài.
- Tránh các lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu; Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Vấn đề nghị luận được ẩn trong văn bản. Vì thế, thí sinh cần phải đọc hiểu văn
bản để có thể phát hiện vấn đề nghị luận. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau song về
cơ bản thí sinh cần xác định được một số nội dung sau:
b.1. Đọc hiểu văn bản:
- Chúng ta đang sống trong một xã hội còn không ít định kiến: Đứa trẻ mặc
cảm về màu da, vì thế nó sung sướng vì quả bóng màu đen cùng bay với những qủa


bóng khác; cũng vì thế mà nó run run, hỏi nhỏ người đàn ông. Sự bất công ăn sâu
vào nếp nghĩ nhiều thế hệ khiến đứa trẻ không còn ngây thơ nữa mà đã đánh mất đi
sự tự tin.
- Người đàn ông xúc động, giấu đi giọt nước mắt: Ông không muốn đứa trẻ
nhận ra sự bất thường khiến đứa bé càng mặc cảm và thấy mình bị thương xót. Phải
chăng còn do căm phẫn với định kiến?
- Cậu bé chỉ có thể vui khi câu trả lời lấy lại sự tự tin cho cậu bé. Vì thế, người
đàn ông có thể nói:
+ Cháu thấy không, quả bóng đen vẫn cùng bay với những quả bóng khác.
+ Cháu thấy đấy, quả bóng đen vẫn khoe sắc trên bầu trời xanh đó thôi.
Trang 1 / 3
+ Cháu thấy đấy, mọi quả bóng đều bay cao trên bầu trời.
+ …
(Thí sinh có thể nghĩ ra rất nhiều câu nói, song phải đảm bảo nguyên tắc:
công bằng, bình đẳng)
- Ý nghĩa: chúng ta đang sống trong một xã hội có những định kiến nặng nề,
cần phải xóa bỏ định kiến, biết sẻ chia để vơi đi nỗi buồn và sự tự ty.
b.2. Chứng minh:
- Lịch sử con người sinh ra là bình đẳng: Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên
ngôn độc lập của Việt Nam,…
- Trên thực tế, có một thời nạn phân biệt chủng tộc để lại những hậu quả đau
thương. VD: Phát xít Đức, chế độ A-pac-thai,…
- Sự thật, những người da đen, da màu đều có trí tuệ, thể chất và tinh thần như
những màu da khác. VD: Tổng thống Mỹ Obama, Nguyên Tổng thư ký Liên hợp
quốc Cô-phi An-nan,…
b.3. Bình luận:
- Câu chuyện nhắc nhở mọi người đừng kì thị và phân biệt chủng tộc. Mọi
màu da đều cần được tôn trọng.
- Không nên nhìn con người ở hình thức bên ngoài, hãy chú ý đến bản chất
bên trong để tránh những sai lầm, ứng xử thiếu văn hóa.

- Biết cảm thông và ứng xử đầy nhân văn; biết yêu thương con người…
- Với mỗi con người, cần phải khẳng định bản thân để mọi người tôn trọng.
c. Biểu điểm:
- Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở trên, nắm chắc vấn đề và phương
pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm; văn giàu chất tư duy, có nhiều phát hiện
sâu sắc, sáng tạo; diễn đạt có hình ảnh, giàu cảm xúc; liên hệ chân thành, tinh tế.
- Điểm 6-7: Bài làm tỏ ra hiểu yêu cầu đề, giải quyết đúng hướng, có những
phân tích và phát hiện sâu sắc, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo. Diễn
đạt tốt, cảm xúc chân thành, liên hệ khá tốt.
- Điểm 4-5: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, lý
giải khá rõ, một số ý còn chưa thật mạch lạc nhưng có một số phát hiện nhất định.
Cảm xúc chân thành, liên hệ được.
- Điểm 2-3: Bài làm tỏ ra chưa hiểu yêu cầu đề về phương pháp, sa vào phân
tích tác phẩm thuần tuý. Liên hệ tạm được.
- Điểm 0-1: Bài lạc đề về phương pháp, không liên hệ được gì.
Câu 2: (12 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
- Đề bài có sự kết hợp giữa vấn đề lý luận văn học (LLVH) và cảm nhận một
tác phẩm văn học. Vì thế, bài viết có thể chọn một hình thức phù hợp (thư, tuỳ bút,
nhật ký, ) kết hợp yếu tố nghị luận về một tác phẩm văn học.
Trang 2 / 3
- Văn phong phù hợp, bố cục rõ ràng, thuyết phục. Tránh các lỗi diễn đạt, chữ
viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Đề bài có hai yêu cầu: giải thích một vấn đề LLVH và nghị luận về một tác
phẩm gắn với vấn đề LLVH đó. Đặc biệt, bài viết thể hiện nhận thức sâu sắc về tác
động của tác phẩm đối với cá nhân người viết. Học sinh có thể tách biệt hay gắn kết
hai yêu cầu này một cách nhuần nhuyễn. Sau đây là một số định hướng cụ thể:
b.1.Giải thích nhận định:
- Nhận định nêu lên khả năng kỳ diệu của nghệ thuật trong việc tác động vào

tư tưởng, tình cảm, nhận thức, hành động… của mỗi người và toàn xã hội.
- Nghệ thuật không hề khô khan, trừu tượng, xa cách (đứng ngoài trỏ vẽ) mà gần
gũi, lắng sâu; do thấm đẫm xúc cảm và nỗi niềm của tác giả mà luôn giàu tiềm năng lay
động độc giả bằng cả nội dung và hình thức (vào đốt lửa trong lòng chúng ta).
- Đặc biệt, nghệ thuật góp phần giúp con người nhận thức, xây dựng và phấn
đấu hoàn thiện mình một cách tự nhiên, tự giác mà bền vững và sâu sắc (khiến chúng
ta tự phải bước lên)
b.2. Nghị luận về một tác phẩm văn học:
- Học sinh trình bày cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá một tác phẩm văn học về cả
nội dung và nghệ thuật; hướng đến làm sáng rõ các ý giải thích nêu trên.
- Bài làm nêu được tác động của tác phẩm đối với người viết một cách cụ thể,
thiết thực, chân thành, sâu sắc.
c. Biểu điểm:
- Điểm 12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở trên, nắm chắc vấn đề và phương
pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm; văn giàu chất tư duy, có nhiều phát hiện sâu
sắc, sáng tạo; diễn đạt có hình ảnh, giàu cảm xúc; liên hệ chân thành, tinh tế.
- Điểm 10-11: Bài làm tỏ ra hiểu yêu cầu đề, giải quyết đúng hướng, có những
phân tích và phát hiện sâu sắc, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo. Diễn
đạt tốt, cảm xúc chân thành, liên hệ tốt.
- Điểm 8-9: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, lý
giải khá rõ; diễn đạt mạch lạc và có một số phát hiện nhất định; cảm xúc chân thành,
liên hệ khá tốt.
- Điểm 6-7: Bài làm đáp ứng được yêu cầu về phương pháp, lý giải được vấn đề;
một số ý còn chưa thật mạch lạc nhưng có một số phát hiện nhất định; liên hệ được.
- Điểm 4-5: Bài làm tỏ ra chưa hiểu yêu cầu đề về phương pháp, sa vào phân
tích tác phẩm thuần tuý; một số ý còn chưa thật mạch lạc; liên hệ tạm được.
- Điểm 2-3: Bài làm chưa hiểu yêu cầu đề, sa vào phân tích tác phẩm thuần
tuý, chưa biết liên hệ thực tế.
- Điểm 0-1: Bài lạc đề về phương pháp, không liên hệ được gì.
Hết

Trang 3 / 3

×