Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo về sự ảnh hưởng của thời tiết đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.2 KB, 5 trang )

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HẠN HÁN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CHÈ PH1 TẠI BA VÌ, HÀ TÂY
Assessment of drought situation and its impact on growth
and yield of tea PH1 in Bavi district, Hatay province
Đoàn Văn Điếm
1
, Trần Danh Thìn
SUMMARY
BaVi is district belonging to midland region of Northern Vietnam. It is characterized by low hill and
sloping lands. So drought situation occurs frequently causing damages to tea. Results of this study
showed that moisture index (MI) is less than -32,8; hydraulic thermal coefficient (HTC) is less than 0,0;
drought index (K) is more than 1,2; evaporation ranges of litters from 73,2 to 83,4 mm, these conditions
have considerable effects on growth of tea tips at first and final litters in the year. Especially, the drought
occurs more seriously at first and sixth litters with total rainfall of this stage is only from 0,8 to 64,6 mm.
Results of the study also pointed out that the drought decreased density and weight of tea tips
planted on ferralit land in BaVi district, HaTay province. Yield of tea tips in drought condition is about
76,0% compared with that in suitable moisture condition.
Key words: Drought, Growth, Yield, Tea PH1.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạn hán được coi là một thiên tai đối với
sản xuất nông nghiệp bởi nó làm phá vỡ
cân bằng nước, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Nước ta có khí hậu nhịêt đới gió mùa, sự
biến động của các yếu tố khí hậu hàng năm
rất lớn. Hơn nữa, do sự biến đổi khí hậu
khu vực và toàn cầu, những năm gần đây
hạn hán nghiêm trọng thường xảy ra. Trên
lãnh thổ Việt Nam có thể phân biệt 2 mùa
hạn hán là hạn mùa đông và hạn mùa hè.
Hạn mùa đông xảy ra ở Bắc Bộ, Nam Bộ


và Tây Nguyên, hạn mùa hè thường xuất
hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung, đặc
biệt là Bắc Trung bộ. Ở vùng Trung du Bắc
bộ, hạn hán vụ Đông Xuân cũng có chiều
hướng gia tăng (Nguyễn Trọng Hiệu, Phạm
Thị Thanh Hương; 2003). Do điều kiện địa
hình chia cắt, độ dốc cao, hạn hán nghiêm
trọng đang làm cho đất
đai ở vùng này bị suy thoái, năng suất cây
trồng giảm dần. Theo Meлaдзe (1973), chè
là loại một cây trồng có nhu cầu nước thay
đổi theo các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển. Hạn hán làm cho độ ẩm đất ở tầng 0 -
40 cm giảm, là một yếu tố quan trọng phá
vỡ cân bằng nước trong cây, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới năng suất và phẩm chất.
Để tìm kiếm giải pháp khắc phục tình trạng
hạn hán, trong bài báo này chúng tôi trình
bày một số kết quả đánh giá tác động của
hạn hán đối với sinh trưởng và năng suất
chè PH1 tại Ba Vì, Hà Tây.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1
Khoa Đất và Môi trường, Đại học Nông nghiệp I
Thí nghiệm tìm hiểu tác động của hạn
hán đối với sinh trưởng, phát triển và năng
suất chè PH1 ở tuổi thứ 5 được tiến hành
trên đất đồi dốc 5 - 10
0
tại Ba Vì, Hà Tây

trong năm 2004. Thí nghiệm bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên, có nhắc lại 3 lần, diện
tích ô là 15 m
2
, gồm 2 công thức:
Công thức I: Chè trồng trong điều kiện tự
nhiên (hạn hán). Công thức II: Chè được tưới
nước định kỳ 10 ngày một lần (trừ thời kỳ có
mưa), đảm bảo đủ ẩm (Đ/C).
Đánh giá tình trạng hạn hán thông qua
các chỉ tiêu: Chỉ số khô hạn: K = E/R; Hệ
số thuỷ nhiệt Se-lia-ni-nov: HTC =
R/0.1Σt
0
C; Chỉ số ẩm: MI (%) = 100(R
- PET)/PET
Trong đó: E - tổng lượng bốc hơi
(mm); R - lượng mưa (mm); Σt
0
C - tổng
nhiệt độ (
0
C); PET - bốc thoát hơi nước
tiềm năng (mm) ở một giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của cây chè (FAO,
1991).
Bảng 1. Tiêu chuẩn phân chia cấp hạn hán theo các chỉ tiêu đánh giá
Đánh giá theo các chỉ số khô hạn K và HTC Đánh giá theo chỉ số ẩm (MI)
Cấp hạn hán K HTC Cấp ẩm MI
Không hạn < 1,0 > 0,7 Thiếu ẩm nghiêm trọng < - 80

Hạn nhẹ 1,1 đến 2,0 0,5 đến 0.7 Rất thiếu ẩm -80 đến -60
Hạn vừa 2,1 đến 4,0 0,3 đến 0,5 Thiếu ẩm -60 đến 0
Hạn hán nghiêm trọng > 4,0 < 0,3 Đủ ẩm > 0
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện hạn hán qua các
đợt sinh trưởng của chè
Hàng năm cây chè bắt đầu phân hoá mầm
từ vụ Xuân sau một thời kỳ nghỉ Đông. Thông
thường chè thu hái có thể sinh trưởng khoảng
6 - 7 đợt tuỳ tuổi chè và điều kiện khí hậu.
Các đợt sinh trưởng diễn ra trong điều kiện
thời tiết khác nhau thì độ dài thời gian mỗi đợt
cũng khác nhau. Hàng năm các đợt sinh
trưởng đầu vụ và cuối vụ thường kéo dài do
nhiệt độ thấp và chế độ mưa ẩm không thuận
lợi. Mỗi đợt sinh trưởng tạo ra rất nhiều lứa
hái, các đợt sinh trưởng giữa vụ có điều kiện
nhiệt độ, bức xạ và mưa ẩm thuận lợi có thể
cho từ 4 - 6 lứa hái. Để tạo ra 1 lứa hái búp
chè trải qua 2 giai đoạn: sinh trưởng ẩn và
sinh trưởng hiện. Sinh trưởng ẩn diễn ra trong
cành chè, không biểu hiện ra ngoài, đó là quá
trình phân hoá mô, phân chia các tế bào nách
lá để hình thành búp và lá. Giai đoạn sinh
trưởng hiện tính từ thời kỳ búp chè nhú ra
khỏi nách lá đến thu hái, đó là quá trình tăng
trưởng khối lượng búp và lá. Hai giai đoạn
sinh trưởng nối tiếp nhau để tạo thành lứa hái.
Năng suất chè được kiến tạo từ các đợt sinh

trưởng và lứa hái vì thế bị ảnh hưởng rất nhiều
bởi các yếu tố khí tượng. Kết quả đánh giá
điều kiện khí hậu các đợt sinh trưởng của chè
trình bày ở bảng 2 và 3.
Đợt sinh trưởng thứ 5: Đợt sinh trưởng 5
kéo dài từ ngày 18/VIII đến 11/IX - 2004.
Qua bảng 2 và 3 cho thấy nhiệt độ trung
bình cả đợt 28,1
0
C, tổng nhiệt độ 702,5
0
C, số giờ nắng 121,6 giờ là những điều
kiện thuận lợi đối với quá trình sinh
trưởng búp chè. Về chế độ mưa ẩm, lượng
mưa 223,4 mm cao hơn nhiều so với
lượng bốc hơi (40,8 mm); hệ số thuỷ nhiệt
HTC = 3,2; chỉ số khô hạn K = 0,2; chỉ số
ẩm MI = 72,6 phản ánh điều kiện đủ ẩm
đối với cây chè.
Đợt sinh trưởng thứ 6: Đợt sinh trưởng 6
kéo dài 34 ngày từ 3/X đến 5/XI - 2004, là
đợt sinh trưởng cuối cùng trong năm.
Nhiệt độ trung bình 24,2
0
C, tổng nhiệt độ
824,4
0
C, số giờ nắng 157,5 giờ, chưa gặp
nhiệt độ quá thấp nên chè vẫn sinh trưởng
được tuy tốc độ giảm rõ rệt. Lượng mưa

cả đợt chỉ còn 0,8 mm, lượng bốc hơi 83,4
mm; hệ số thuỷ nhiệt HTC = 0; chỉ số khô
hạn K = 104,3; chỉ số ẩm MI = -99,4 phản
ánh tình trạng khô hạn nghiêm trọng.
Bảng 2. Điều kiện khí tượng các đợt sinh trưởng của chè PH1
Thời gian ST Đợt ST Số ngày
∑T
tb
T
TB
Nắng Mưa
Bốc hơi
Từ 18/8 - 11/9/2004 Đợt 5 25 702,5 28,1 121,6 223,4 40,8
Từ 3/10 - 5/11/2004 Đợt 6 34 824,4 24,2 157,5 0,8 83,4
Từ 25/1 - 22/3/2005 Đợt 1 57 1035,7 18,2 69,5 64,6 73,2
Từ 17/4 - 14/5/2005 Đợt 2 28 755,2 27,0 122,8 68,4 58,3
Từ 6/6 - 27/6/2005 Đợt 3 22 658,8 29,9 99,3 75,0 74,0
Từ 7/7 - 30/7/2005 Đợt 4 24 691,4 28,8 170,5 107,5 63,5
Ghi chú: ΣT
tb
: Tổng tích nhiệt (
0
C); T
TB
: Nhiệt độ trung bình (
0
C); Nắng: (giờ); Mưa: (mm); Bốc hơi:
(mm)
Bảng 3. Chỉ số khô hạn ở các đợt sinh trưởng của chè PH1
Thời gian ST Đợt ST PAR PET K Rff HTC MI

Từ 18/8 - 11/9/2004 Đợt 5 4879,6 129,4 0,2 143,5 3,2 72,6
Từ 3/10 - 5/11/2004 Đợt 6 5333,6 123,9 104,3 0,8 0,0 -99,4
Từ 25/1 - 22/3/2005 Đợt 1 5304,7 96,2 1,2 57,9 0,6 -32,8
Từ 17/4 - 14/5/2005 Đợt 2 5376,8 137,6 0,9 60,9 0,9 -50,3
Từ 6/6 - 27/6/2005 Đợt 3 4761,2 133,6 1,0 66,0 1,1 -43,8
Từ 7/7 - 30/7/2005 Đợt 4 5941,2 161,2 0,6 89,0 1,6 -33,3
Ghi chú: PAR: Bức xạ quang hợp (Kcal/cm
2
); Bốc thoát hơi nước tiềm năng (mm); Rff: Lượng mưa hữu
hiệu (mm); K: Chỉ số khô hạn; HTC: Hệ số thuỷ nhiệt; MI: Chỉ số ẩm.
Đợt sinh trưởng thứ 1 (2005): Sau thời gian
nghỉ Đông, đợt sinh trưởng 1 bắt đầu khởi
động từ 25/I và kết thúc 22/II - 2005, kéo
dài 57 ngày, là đợt sinh trưởng đầu tiên
trong năm. Nhiệt độ trung bình 18,2
0
C, tổng
nhiệt độ 1035,7
0
C, số giờ nắng 69,5 giờ. Do
nhiệt độ còn quá thấp, số giờ nắng ít nên
chè sinh trưởng chậm. Lượng mưa cả đợt
64,6 mm, lượng bốc hơi 73,2 mm; hệ số
thuỷ nhiệt HTC = 0,6; chỉ số khô hạn K =
1,2; chỉ số ẩm MI = -32,8 là điều kiện hạn
vừa nên búp chè sinh trưởng chậm.
Đợt sinh trưởng thứ 2 (2005): Kéo dài 28
ngày, từ 17/IV đến 14/V - 2005. Nhiệt độ
tăng dần, trung bình 27,0
0

C, tổng nhiệt độ
755,2
0
C, số giờ nắng 122,8 giờ, là điều
kiện thuận lợi cho chè sinh trưởng thân lá.
Chế độ mưa ẩm đã được cải thiện, lượng
mưa cả đợt vẫn chưa cao - 68,4 mm,
lượng bốc hơi 58,3 mm; hệ số thuỷ nhiệt
HTC = 0,9; chỉ số khô hạn K = 0,9; chỉ số
ẩm MI = -50,3 phản ánh điều kiện đủ ẩm.
Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không
đều, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra.
Đợt sinh trưởng thứ 3 (2005): Đợt sinh
trưởng 3 kéo dài 22 ngày từ 6/VI đến
27/VI - 2005, là đợt sinh trưởng ngắn
nhất trong năm. Thời kỳ này lượng mưa
đã tăng lên một cách đáng kể, cả đợt đạt
75,0 mm, bốc hơi 74,0 mm; hệ số thuỷ
nhiệt HTC = 1,1; chỉ số khô hạn K = 1,0;
chỉ số ẩm MI = -43,8 là điều kiện đủ ẩm
nên chè sinh trưởng tốt. Nhiệt độ tăng
dần, trung bình 29,9
0
C, tổng nhiệt độ
658,8
0
C, số giờ nắng 99,3 giờ, rất thuận
lợi cho sinh trưởng thân lá.
Đợt sinh trưởng thứ 4 (2005): Đợt sinh
trưởng 4 kéo dài từ 7/VII đến 30/VII -

2005. Nhiệt độ cao, trung bình 28,8
0
C,
tổng nhiệt độ 691,4
0
C, số giờ nắng 170,5
giờ, rất thuận lợi cho chè sinh trưởng. Về
chế độ mưa ẩm, lượng mưa cả đợt 107,5
mm, lượng bốc hơi 63,5 mm; hệ số thuỷ
nhiệt HTC = 1,6; chỉ số khô hạn K = 0,6;
chỉ số ẩm MI = -33,3 phản ánh điều kiện
đủ ẩm, thuận lợi đối với quá trình hình
thành búp và lá.
3.3 Ảnh hưởng của hạn hán đối với số lứa hái và năng suất chè
Bảng 4. Sản lượng chè búp tươi qua các đợt sinh trưởng ở 2 công thức
Đơn vị (Gam/ô 15 m
2
)
Công thức
Năm 2004 Năm 2005
Tổng cộng*
Đợt 5 Đợt 6 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
I 910,9 420,8 816,2 1192,6 727,4 737,7 4805,6
a
II 1163,1 765,0 951,8 1439,1 969,0 1021,8 6309,8
b
*Ghi chú: 4805,6
a
và 6309,8
b

khác nhau với mức xác suất P = 95%
So sánh giữa 2 công thức cho thấy, hạn
hán đã làm giảm năng suất chè búp tươi ở
tất cả các đợt hái, năng suất cả năm giảm
1504,2 gam/ô, tương đương với 10,1
tạ/ha. Năng suất chè búp tươi trong điều
kiện hạn hán chỉ đạt 76,0% so với chè
trồng được đảm bảo đủ ẩm.
Về các chỉ tiêu sinh trưởng, hạn hán đã
làm giảm mật độ búp, khối lượng 100 búp
và độ dài búp rõ rệt: trung bình mật độ
búp giảm 21,1 búp/m
2
; khối lượng 100
búp giảm 13,3 gam và độ dài búp hái giảm
0,7 cm.
Bảng 5. Một số chỉ tiêu sinh trưởng búp và năng suất chè PH1 ở 2 công thức
(Khảo sát ngày 7/5/2005)
Chỉ tiêu nghiên cứu Công thức I Công thức II
Mật độ búp (búp/m
2
) 44,6 63,8
Khối lượng 100 búp (gam) 72,5 85,8
Độ dài búp (cm) 3,8 4,5
Chiều dài lóng (cm) 2,2 2,4
Tổng số lứa hái cả năm 19,0 20,0
Năng suất thí nghiệm (g/ô) 4805,6 6309,8
Năng suất lý thuyết (tạ/ha) 32,0 42,1
So sánh (%) 76,0 100,0
4. KẾT LUẬN

Ba vì, Hà Tây thuộc vùng Trung du Bắc bộ là vùng chuyển tiếp có địa hình đồi dốc, hạn hán
xảy ra nghiêm trọng đối với cây chè PH1. Kết quả đánh giá mức độ hạn hán qua chỉ số khô hạn
(K); hệ số thuỷ nhiệt (HTC), chỉ số ẩm (MI) cho thấy, hạn hán ảnh hưởng tới các đợt sinh trưởng
chè búp đầu tiên và cuối cùng hàng năm. Đặc biệt, hạn hán nghiêm trọng xảy ra khi lượng mưa cả
đợt chỉ đạt 0.8 - 64,6 mm, lượng bốc hơi 73,2 - 83,4 mm; hệ số thuỷ nhiệt HTC < 0; chỉ số khô
hạn K > 1,2; chỉ số ẩm MI < -32,8 làm giảm số lứa hái trong mỗi đợt.
Hạn hán đã ảnh hưởng tới sinh trưởng của búp chè, hạn hán đã làm giảm mật độ và khối
lượng 100 búp chè PH1 trồng trên loại đất xám feralit (Acf). Năng suất chè búp tươi trong điều
kiện hạn hán chỉ bằng 76,0% so với điều kiện đủ ẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
FAO (1991). Manual and Guidelines for CROPWAT. A computer program for IBM-PC or compatibles,
Rome. 126 pages.
Nguyễn Trọng Hiệu, Phạm Thị Thanh Hương (2003). "Đặc điểm hạn và phân vùng hạn ở Việt Nam".
Tuyển tập Báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 8, Viện KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trang
95 - 106.
Мелдзе Г.Г. (1973). “Зависимость прироста чая от агрометеорологических условий”,
Агромеmеорология, Зак НИИГМИ, Труды, Выпуск 49 (55), c 108-111.

×