Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Xem tất cả |

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.5 KB, 2 trang )

Trường PTDTBT THCS Trung Lèng Hồ - Huyện Bát Xát
THAM LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ CHUYÊN CẦN
Trung Lèng Hồ là một xã vùng cao có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn
của huyện Bát Xát. Trong những năm qua Trung Lèng Hồ đã từng bước duy trì tốt
tỷ lệ chuyên cần luôn đạt ở mức cao. Vấn đề tỷ lệ chuyên cần luôn là vấn đề nóng
bỏng, được quan tâm hàng đầu của nhà trường. Nhà trường luôn băn khoăn tìm con
đường, biện pháp phù hợp để nâng cao tỷ lệ chuyên cần vì có chuyên cần thì mới
nói đến chất lượng. Nhưng bài toán tỷ lệ chuyên cần luôn là vấn đề khó giải đáp.
Xác định được như vậy, trong thời gian qua nhà trường đã chỉ động tìm hướng
đi phù hợp để từng bước nâng cao tỷ lệ chuyên cần học sinh. Tại hội nghị này nhà
trường mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mà nhà trường đã thực hiện như sau:
Trước hết là sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Chính quyền
địa phương đóng vai trò quan trong và là điều kiện tiên quyết trong việc chỉ đạo các
ban ngành, đoàn thể trong toàn xã vào cuộc cùng tham gia vận động học sinh ra lớp.
Vì vậy nhà tửờng đã thường xuyên liên tục, cụ thể và tích cực trong công tác vận
động và duy trì tỷ lệ chuyên cần học sinh. Ngay vào đầu năm học các nhà trường
báo cáo các nhiệm vụ trọng tâm, cấp uỷ, chính quyền xã đã đưa việc thực hiện các
nhiệm vụ giáo dục vào mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội của địa phương. Từ đó
xây dựng hệ thống các giải pháp, biện pháp để chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt
các nhiệm vụ năm học.
Hai là công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhândân bằng nhiều hình thức
với các nội dung như vai trò của giáo dục trong đời sống, “con đường đến trường,
con đường no ấm”… đây là quá trình lâu dài, đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại. Với
nhiều hình thức tuyên truyền đã từng bước nâng cao nhận thức cộng đồngvề công
tác giáo dục, từ chỗ chưa quan tâm tới việc học tập của con em mình, nhiều gia
đình đã quan tâm hơn, có nhu cầu đòi hỏi về sự đầu tư cho giáo dục với con em
mình, tích cực tham gia huy động, vận động học sinh đến lớp.
Ba là: Nâng cao chất lượng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Tạo
niềm tin cho phụ huynh học sinh về chất lượng giáo dục đào tạo. Bằng những việc
làm cụ thể:
+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sinh động hoá các bài giảng, tăng


cường liên hệ thực tế để thu hút học sinh.
+ Phát huy những điều kiện CSVC đã được đầu tư để nâng cao chất lượng
giờ dạy như khai thác sử dụng có hiệu quả phòng tinh học, phòng học bộ môn…
Tăng cường thời gian phụ đạo học sinh buổi chiều, phu đạo học sinh bán trú buổi
tối.
Bốn là: Đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trên thực tế nhiều khi
học sinh đến trường, đến lớp không thích học tập bằng học múa hát. Mặt khác qua
các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể các thầy cô giáo, đặc biệt là
GVCN còn có thể hiểu thêm về tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh để từ đó
có các biện pháp tuyên truyền, vận động học sinh cho phù hợp
Năm là: Tổ chức tốt mô hình trường bán trú dân nuôi theo thông tư
24/2010/TT-BGD: Ngay khi bước vào năm học, trường PTDTBT trung học cơ sở
Trung Lèng Hồ đã xây dựng kế hoạch tổ chức mô hình nội trú dân nuôi thật chi
tiết, cụ thể xuyên suốt năm học từ việc ăn, ở, sinh hoạt và công tác quản lý. Chính
vì vậy, trong năm học này chất lượng mọi mặt của học sinh nội trú dân nuôi có
những bước chuyển biến rõ rệt: số lượng tăng, nền nếp hoạt động tốt, các điều
kiện sinh hoạt đảm bảo duy trì thường xuyên.
Nhà trường coi mô hình này là điều kiện căn bản để duy trì số lượng học
sinh đi học, dần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng
giáo dục phổ cập nói riêng. Chính vì vậy, trường thường xuyên kiểm tra các điều
kiện sinh hoạt và kêu gọi mọi nguồn lực hỗ trợ để các em có các điều kiện sinh
hoạt tối thiểu. Huy động từ nguồn lực xã hội hoá của địa phương để mua bổ sung
các đồ dùng, vật dụng cho các em như dao, thớt, vòi nước, thùng chứa nước; đồng
thời tham mưu với cấp trên để từng bước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho bán
trú như bếp ăn; làm tốt công tác xã hội hóa để xây dựng chuồng lợn chăn nuôi,
trồng rau xanh cải thiện đời sống
Thành lập Ban quản lý nội trú, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành
viên trong Ban, xây dựng nội quy, thời gian biểu hoạt động cụ thể Từ đó tạo
niềm tin cho phụ huynh học sinh yên tâm gửi gắm con em mình cho nhà trường.
Sáu là: Nhà trường tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương,

Ban chỉ đạo PCGD xã tập trung xây dựng hệ thống quy ước, hương ước thôn bản.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy ước, hương ước thôn bản về việc huy
động trẻ em trong độ tuổi đến lớp.
Bằng những việc làm cụ thể; với lòng tâm huyết, nhiệt tình; sự thống nhất,
đoàn kết và quyết tâm cao của toàn thể cấp ủy, chính quyền xã và tập thể giáo viên
từ đó tỷ lệ chyên cần các nhà trường trên địa bàn xã Trung Lèng Hồ đã từng bước
được nâng lên và có những chuyển biến rõ rệt, chất lượng dạy học ngày càng đáp
ứng được theo nhu cầu chung.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×