Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Hội thi GVCN giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.29 KB, 21 trang )

Trung tâm GDTX & KTHN
Trung tâm GDTX & KTHN
Tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp
Năm học 2012 – 2013
Năm học 2012 – 2013
01
01
02
02
03
03
04
04
05
05
06
06
07
07
08
08
09
09
10
10
11
11
12
12
13


13
14
14
15
15
16
16
17
17
18
18
19
19
Mỗi giáo viên được lựa chọn một tình
huống bất kỳ. Thời gian tối đa để suy
nghĩ và trả lời câu hỏi là 05 phút.
Điểm tối đa trong phần thi của mỗi thí
sinh là 10 điểm (lấy điểm trung bình
cộng của các thành viên BGK).
Trong lớp 10S cô A chủ nhiệm có
một em học sinh vốn học rất khá và
chăm chỉ, nhưng thời gian gần đây điểm
của em đó sút kém lạ thường và em
thường không hoàn thành bài tập về nhà.
Nếu là cô A, thầy (cô) sẽ làm gì? Tại sao
thầy (cô) làm như vậy?
Gợi ý trả lời: GV tìm hiểu nguyên
nhân, thăm hỏi gia đình học sinh đó và
cùng phối hợp động viên, giúp đỡ em…
Cô giáo chủ nhiệm lớp 11S đã phạt

một học sinh vì cho rằng em phạm lỗi.
Nhưng rồi sau đó, cô phát hiện ra em
học sinh đó không có lỗi. Nếu là cô giáo
đó, thầy (cô) sẽ hành động như thế nào?
Tại sao thầy (cô) hành động như vậy?
Gợi ý trả lời: GV không nhắc lại
chuyện đó trước lớp mà gặp riêng em
học sinh đó. Cô phân tích: người lớn
cũng có lúc mắc khuyết điểm và cô thừa
nhận đã phạt oan em.
Thời gian gần đây trong lớp 10S của
thầy B chủ nhiệm có em Hoàng rất hay
nghỉ học không có lý do. Vừa rồi, em lại
vắng mặt một tuần liên tục. Nếu là thầy
B, thầy (cô) sẽ xử lý như thế nào? Tại
sao thầy (cô) xử lý như vậy?
Gợi ý trả lời: Trực tiếp đến nhà em
Hoàng tìm hiểu lý do và báo với gia
đình. Sau đó tuỳ theo từng nguyên nhân
nghỉ học của em Hoàng mà có cách giúp
đỡ cho phù hợp.
Trong lớp 10T có một học viên không
ngoan thường bị ghi tên vào sổ đầu bài của
lớp. Vì vậy sổ đầu bài cũng thường hay bị
tẩy xoá để che dấu những khuyết điểm mà
học sinh đó mắc phải. Vào buổi sinh hoạt
cuối tuần, cô giáo lại một lần nữa nhận
thấy sổ ghi đầu bài bị tẩy xoá. Trước tình
trạng này, nếu là giáo viên chủ nhiệm đó,
thầy (cô) xử lý như thế nào? Tại sao thầy

(cô) xử lý như vậy?
Gợi ý trả lời: Họp tất cả các em học sinh
cá biệt, động viên các em tham gia công tác
của lớp, chọn một em cùng với lớp trưởng
giữ gìn sổ ghi đầu bài và chịu trách nhiệm
trước lớp.
Một giáo viên mới ra trường còn rất trẻ
được phân làm chủ nhiệm lớp 10S. Buổi
đầu tiên ra mắt học sinh, cô bị một học
sinh cá biệt trêu trọc, gọi cô là “Chị giáo”.
Thậm chí có em không đứng lên chào khi
cô vào lớp. Với tư cách là giáo viên đó,
thầy (cô) sẽ xử lý như thế nào? Tại sao
thầy (cô) xử lý như vậy?
Gợi ý trả lời: Nhẹ nhàng giới thiệu một
vài điều về bản thân và làm quen với các
em bằng thái độ chân thành nhưng nghiêm
túc. Sau đó, có thể kể cho các em một vài
câu chuyện có ý nghĩa giáo dục hay những
kỷ niệm thời học sinh nghịch ngợm của
mình
Trong lớp cô X chủ nhiệm có một học
sinh hay gây gổ đánh nhau với bạn, học
lực yếu – kém. Nhưng một lần khi cả lớp
đi du lịch, em đã hành động dũng cảm
cùng người khác bắt kẻ gian. Và cô chủ
nhiệm cũng nhìn thấy điều đó. Nếu là cô
X, thầy (cô) sẽ làm gì trước tình huống
này? Tại sao thầy (cô) làm như vậy?
Gợi ý trả lời: GV kịp thời khen học sinh

trước lớp, sau đó đề nghị nhà trường khen
thưởng và thông báo cho gia đình em biết.
Giờ ra chơi, cô giáo bắt gặp một học
sinh lớp chủ nhiệm đứng trong chỗ
khuất của góc sân trường và đang hít
heroin. Nếu là GVCN đó thầy (cô) sẽ
làm gì? Tại sao thầy (cô) làm như vậy?
Gợi ý trả lời: Gặp riêng học sinh đó nhắc
nhở, khuyên bảo. Sau đó, trong giờ sinh
hoạt lớp có thể nêu hiện tượng (không nêu
tên học sinh) để khuyên răn, giáo dục
chung. Đồng thời phối hợp cùng gia đình
giúp đỡ em học sinh đó.
Trên đường phố, thấy hai em học
sinh đang đi tới thầy D tưởng các em sẽ
đứng dậy chào mình vì thầy đang chủ
nhiệm các em và biết rất rõ về hai em
học sinh này. Nhưng không, cả hai em
đều đi thẳng qua thầy mà không một lời
chào. Thầy (cô) sẽ xử lý như thế nào nếu
là thầy D? Tại sao thầy (cô) xử lý như
vậy?
Gợi ý trả lời: Coi như không có chuyện
gì vì cho rằng có thể có nguyên nhân nào
đó nên cần phải xem xét thêm. Nhưng có
thể nhân một dịp nào đó, trước giờ học GV
kể một câu chuyện tương tự để giáo dục
chung.
Một buổi tối, đang đi bộ trên đường
cô giáo chủ nhiệm lớp 12S nhận ra một

đôi thanh niên nam nữ đang đứng dưới
gốc cây, trong bóng tối. Nhìn kỹ cô nhận
ra là hai em học sinh mình chủ nhiệm.
Là cô giáo chủ nhiệm lớp đó, thầy (cô)
sẽ xử lý ra sao? Tại sao thầy (cô) xử lý
như vậy?
Gợi ý trả lời: Hôm sau gặp riêng từng
em khuyên nhủ, nhắc nhở đồng thời kín
đáo thông báo đến gia đình hai em biết và
phối hợp giáo dục.
Lớp 11T đang cần chọn một học sinh
giữ chức vụ lớp trưởng, cô giáo chủ nhiệm
đang phân vân giữa hai em học sinh: một
học sinh học giỏi nhưng kém hoạt bát và
một học sinh hoạt bát, năng động, thích
hoạt động tập thể nhưng học lực trung
bình. Cả hai em đều có đạo đức tốt. Nếu là
GVCN lớp đó, thầy (cô) sẽ chọn ai làm
lớp trưởng? Tại sao thầy (cô) chọn như
vậy?
Gợi ý trả lời: Lấy ý kiến học sinh cả lớp
theo hình thức bỏ phiếu kín, sau đó tự mình
kiểm phiếu và lựa chọn lớp trưởng dựa trên
sự tín nhiệm của đa số học sinh trong lớp.
Trung tâm sắp tổ chức một đợt tham
quan du lịch cho học sinh. Khi cô giáo
chủ nhiệm hỏi nguyện vọng của các em
thì có nửa số học sinh trong lớp thích
đến một địa điểm ở vùng biển, còn một
nửa lại thích đến một địa điểm ở vùng

núi. Nếu là GVCN đó, thầy (cô) sẽ xử lý
như thế nào? Tại sao thầy (cô) xử lý như
vậy?
Gợi ý trả lời: Nếu có thể thì đề nghị
BGĐ cho các lớp trong trung tâm phối hợp
với nhau để tổ chức thành hai đoàn đi theo
hai ngả, thoả mãn được nguyện vọng của
học sinh cả lớp.
Trong giờ sinh hoạt ở lớp 10S, thầy
Y đề nghị một học sinh trong lớp phát
hiện ưu và nhược điểm của lớp trong
thời gian qua. Khi thầy giáo vừa nói
xong, em A nhanh mồm, nhanh miệng
giơ tay xin phát biểu ý kiến “thưa thầy
bạn B bạn ấy bảo cóc sợ thầy ạ!”. Trước
tình huống đó, nếu là thầy Y, thầy (cô)
sẽ xử lý như thế nao? Tại sao thầy (cô)
xử lý như vậy?
Gợi ý trả lời: GV bình tĩnh nghe cả lớp
phát biểu xong mới hỏi các em: “thầy (cô)
giáo có điều gì các em phải sợ nào?”. Sau
đó, thầy phân tích để cả lớp hiểu rằng thầy
(cô) giáo chỉ mong muốn các em kính
trọng, lễ phép chứ không muốn các em sợ.
Cuối cùng, thầy khẳng định bạn B nói
đúng, nhưng thầy nhắc nhở cách nói của
bạn B không được hay.
Lớp 10S được giao nhiệm vụ làm vệ
sinh một phần sân trường, nhưng hôm
làm vệ sinh có ba em học sinh của lớp

đã vắng mặt mà không xin phép cô giáo.
Trong trường hợp đó, thầy (cô) sẽ xử lý
như thế nào? Tại sao thầy (cô) làm như
vậy?
Gợi ý trả lời: Hôm sau, cô hỏi lý do tại
sao các em không tham gia vệ sinh. Sau đó
nhắc nhở các em cần có ý thức tập thể và
nếu nghỉ cần phải có giấy xin phép của bố
mẹ. Và để kiểm tra lòng trung thực của các
em, cô yêu cầu các em cầm sổ liên lạc về
nhà lấy ý kiến xác nhận của bố mẹ.
Thầy D mới được điều về TTGDTX &
KTHN Tỉnh Đồng Tháp và được phân
công làm chủ nhiệm lớp 11S – một lớp nổi
tiếng là nghịch ngợm và quậy phá. Trong
buổi đầu tiên ra mắt lớp 11S, sau khi BGĐ
giới thiệu rồi đi ra và thầy D định tiến đến
bàn giáo viên thì bỗng dưới lớp nổi lên
tiếng đập bàn, khua ghế ầm ĩ khiến thầy
không thể nói được. Nếu là thầy D, thầy
(cô) xử lý như thế nào? Tại sao thầy (cô)
xử lý như vậy?
Gợi ý trả lời: Vui vẻ yêu cầu các em trật
tự, để thầy kể một vài câu chuyện vui, hấp
dẫn trong buổi làm quen đầu tiên.
Một nữ sinh trong lớp rụt rè đưa
cho GVCN một mảnh giấy nhàu nát
của một nam sinh gửi cho em đó. Ở
cuối thư có dòng chữ của em nam sinh
đó: “Đồ mất dạy”. Cô giáo nhận ngay

được nét chữ của em học sinh nam. Là
giáo viên chủ nhiệm lớp, thầy (cô) sẽ
làm gì? Tại sao thầy (cô) làm như vậy?
Gợi ý trả lời: Cuối giờ học, gặp riêng
em học sinh nam để tìm hiểu nguyên
nhân. Sau đó có biện pháp tác động thích
hợp như: phê bình, nhắc nhở
Cô giáo chủ nhiệm cùng học sinh cả
lớp đang chăm chú duyệt vở kịch chuẩn
bị tham gia Hội diễn toàn trường. Bỗng
“choang” – tiếng kính vỡ và rơi loảng
xoảng. Một em học sinh do quá say mê
với vai diễn đã làm vỡ kính cửa sổ. trước
tình huống đó, nếu thầy (cô) là GVCN,
thầy (cô) sẽ làm gì? Tại sao thầy (cô)
làm như vậy?
Gợi ý trả lời: Động viên em học sinh đó
bình tĩnh và cô cùng cả lớp dọn miếng kính
vỡ. Sau đó, cô lên báo cáo lãnh đạo và
cùng góp tiền với lóp để làm lại tắm kính
Vào giờ học, cô giáo dạy văn đồng
thời là giáo viên chủ nhiệm lớp 11S phát
hiện ở dưới lớp có hai em học sinh nữ
đang sụt sịt và cố nén tiếng khóc, nhưng
những đôi mắt đỏ hoe không thể giấu cô
được… Là cô giáo lúc đó, thầy (cô) sẽ
có thái độ như thế nào? Tại sao thầy (cô)
xử lý như vậy?
Gợi ý trả lời: Cô nhẹ nhàng nhắc nhở
chung cả lớp tập trung để bài giảng được

bắt đầu, đồng thời với ánh mắt diu dàng cô
nhìn về hai em học sinh đó nhắc nhở riêng.
Cuối giờ học, cô gặp riêng hai em học sinh
để hỏi nguyên nhân và khuyên nhủ các em.
Sau cuộc họp giáo viên toàn trường,
do tranh luận một vấn đề nào đó mà có
hai giáo viên đã căng thẳng với nhau
trong văn phòng. Bỗng có một em học
sinh đến xin gặp cô giáo chủ nhiệm là
một trong hai cô đó. Nếu rơi vào trường
hợp này, thầy (cô) xử lý như thế nào?
Tại sao thầy (cô) xử lý như vậy?
Gợi ý trả lời: Dừng cuộc tranh luận và
hẹn với GV kia sẽ tiếp tục vào dịp khác.
Sau đó, cô quay sang hỏi em học sinh với
thái độ điềm tĩnh, coi như không có chuyện
gì cả.
Một học sinh nữ lớp 12 tỏ ý cảm
mến và thậm chí bộc lộ một tình cảm
yêu đương với thầy giáo chủ nhiệm của
mình. Thầy giáo biết rõ điều đó nhưng
thầy không muốn… Nếu trong hoàn
cảnh đó, thầy (cô) sẽ xử lý thế nào? Tại
sao thầy (cô) xử lý như vậy?
Gợi ý trả lời: Thầy lờ đi, coi như không
biết và vẫn đối xử với em học sinh đó bình
thường như những học sinh khác cả trong
giờ học lẫn ngoài giờ học.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×