Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Sổ tay phương pháp học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.62 KB, 32 trang )

123CHIASE
www.123Chiase.com
CHIA SẺ CÙNG PHÁT TRIỂN!




SỔ TAY HỌC TẬP
[ …………………………………………………… ]







WINTERHEART!
Today's readers are tomorrow's leaders.


Thông tin về bạn:
……………………………………
……………………………………
Câu nói bạn yêu thích
……………………………………
……………………………………


Trung tâm Văn hóa Chia sẻ
Phiên bản hiện tại: 1.3 Tài liệu sẽ đƣợc bổ sung, cập nhật trong các phiên bản tiếp.
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)



www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 1 ~


MỤC LỤC

PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TÀI LIỆU HỌC TẬP, THAM KHẢO
MỞ RỘNG
1. Nhật ký tuần học, mục tiêu kỳ học
2. Bốn bức thƣ và những điều cần phải suy ngẫm cho hành động!
3. Trích “Cẩm nang và chiến lƣợc dành cho học tập 2010”
- Sắp xếp thời gian
- Ý thức tự giác
- Lên kế hoạch làm việc/học tập
- Làm thế nào để đối phó với Stress?
- Học cách học
- Ghi chép
- Cộng tác học tập
- Giải quyết tranh cãi
- Bày tỏ ý kiến của mình
- Tăng thêm động lực cho bản thân
- Tập trung chú ý trong lớp học
- Những thói quen có ích cho việc học hiệu quả
- Tác động đến thầy cô
5. Dành cho ghi chép.





Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 2 ~
PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
1) Phân bố tiết học: Toàn bộ nội dung giáo trình được phân bố thành các buổi lên lớp (
tiết), trong đó thời lượng giảng lý thuyết; thời lượng dành cho thảo luận, trao đổi; thời
lượng dành cho kiểm tra đánh giá.
2) Phƣơng tiện giảng dạy: Ngoài phấn và bảng (bổ sung thêm bảng cho những bài thảo
luận), giảng viên sẽ sử dụng máy vi tính kết nối với máy chiếu và với mạng internet; sử
dụng hệ thống tương tác trực tuyến, các phần mềm phù hợp và các tư liệu tương tác đa
phương tiện (đã được thiết kế chuyên biệt cho học phần đảm nhận giảng dạy).
3) Phƣơng pháp thực hiện: Kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với phương
pháp giảng dạy tích cực.
(a) Biểu đạt nội dung bằng lời (diễn giảng), kết hợp với phấn và bảng với các phương tiện
nghe nhìn hiện đại, trình chiếu bằng máy vi tính Có các bài tập tương tác để sinh viên
củng cố và mở rộng kiến thức.
(b) Giảng phần cốt lõi kết hợp với nêu vấn đề để sinh viên tìm cách giải quyết vấn đề.
(c) Giảng kết hợp với đối thoại với sinh viên (thông qua hỏi đáp, nêu vấn đề - giải quyết
vấn đề, xem băng video - bình luận nội dung đã xem )
(d) Tổ chức cho sinh viên thảo luận và tham gia thảo luận với sinh viên, nêu câu hỏi thắc
mắc liên quan nội dung bài giảng nhằm mục đích lôi cuốn sinh viên vào quá trình nghe
giảng một cách chủ động và tích cực.
(e) Sau mỗi bài giảng đưa ra một số câu hỏi liên quan tới nội dung bài học nhưng ở mức
độ tổng hợp hơn để sinh viên tự đọc tài liệu và trả lời.
(f) Dành một thời gian nhất định (10 - 20 phút) trước khi bắt đầu bài học mới để giải đáp
thắc mắc và thẩm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của sinh viên. Phần này có thể để một số
sinh viên trả lời câu hỏi của bạn, giảng viên hoàn chỉnh câu trả lời và nêu đáp án.
4) Trình tự tổ chức thảo luận
a) Phân nhóm chuẩn bị nội dung thảo luận

 Mỗi nhóm 5 - 8 sinh viên. Nhóm được phân theo sở thích (mỗi sinh viên phát biểu sở
thích, ghép những người cùng sở thích vào một nhóm). Có thể phân sinh viên theo tổ
học tập và tiêu chí khác do sinh viên đề xuất.
 Trong mỗi nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên: nhóm trưởng (leader),
người tổng hợp, biên tập, viết các ý kiến ra giấy (composer), người bình luận, phản
biện, phân tích (analyser), người trình bày (reporter). Các nhiệm vụ cụ thể thay đổi
theo từng chủ đề.
b) Chọn chủ đề thảo luận
 Giảng viên nêu một số chủ đề để sinh viên lựa chọn, đăng ký, chuẩn bị nội dung, tài
liệu liên quan.
 Sinh viên tự đề xuất chủ đề từ các bài đã giảng hoặc các bài sẽ giảng, giảng viên xem
xét nêu thẳng chủ đề hấp dẫn, khả thi thì khuyến khích sinh viên thực hiện.
c) Chuẩn bị tài liệu, nội dung cho thảo luận
 Họp nhóm để lập kế hoạch thực hiện phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
 Mỗi thành viên thực hiện nhiệm vụ của mình theo kế hoạch đã thống nhất.



Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 3 ~
PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Sinh viên phải học ở lớp và ở nhà theo kiểu nghiên cứu một cách chủ động.
1. Học ở nhà
 Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến hỏi,
đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị tài liệu, đọc, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài
giảng, bài thảo luận trên lớp.
 Sinh viên phải tìm kiếm tài liệu (theo chỉ dẫn và tự tìm) để đọc, xử lý, viết tóm tắt và
bổ sung vào bài giảng hôm trước của giảng viên. Ghi chép những phát hiện mới và
sâu hơn so với bài giảng cũng như những vấn đề cần phải làm sáng tỏ thêm. Sau đó,

đọc bài giảng sắp tới, ghi lại những câu hỏi yêu cầu giảng viên trả lời.
 Ngoài ra, sinh viên cần tìm hiểu và tham gia nghiên cứu một số vấn đề mà mình thích
để viết thành báo cáo cho hội thảo chuyên đề (seminar-xêmina), các buổi thảo luận ở
lớp hoặc viết thành tiểu luận.
2. Học ở lớp
 Tập trung nghe giảng, tóm tắt ý chính, hiểu các nội dung cơ bản (ghi các điểm cần lưu
ý vào vở hoặc bổ sung vào chính tài liệu được giáo viên cung cấp). Qua các buổi học
trên lớp, sinh viên cần hiểu tổng quan của môn học, của từng chương mục và những
yêu cầu, vấn đề cần chú ý.
 Mạnh dạn đặt câu hỏi, trình bày ý kiến cũng như tích cực đối thoại với sinh viên khác,
với giảng viên về những vấn đề mà mình ưa thích hoặc chưa rõ.
 Tích cực, chủ động khi tham gia thảo luận.

TÀI LIỆU HỌC TẬP, THAM KHẢO:
Sinh viên có thể tra cứu các tài liệu trên Internet theo một số địa chỉ như:
 Website của giảng viên: www.123Chiase.com
 Kênh Youtube Giáo dục:
 Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập
 Từ điển bách khoa Việt Nam
 Từ điển bách khoa Encyclopaedia Britannica
 Từ điển bách khoa MSN Encarta
 Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến (Vietnam Journals Online)
o




Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 4 ~

MỞ RỘNG
1. Nhật ký tuần học, mục tiêu kỳ học
a) Nhật ký tuần học
ABC
Tuần
Thời gian
Hoạt động tiêu biểu của bản thân

1
28/12 – 3/1/10
[hp]

2
4/1 – 10/1
[hp]

3
11/1 – 17/1


4
18/1 – 24/1


5
25/1 – 31/1


6
1/2 – 7/2

[ct]

7
8/2 – 14/2
[kt]

8
15/2 – 21/2
[kt]

9
22/2 – 28/2
[kt]

10
1/3 – 7/3


11
8/3 – 14/3


12
15/3 – 21/3


13
22/3 – 28/3



14
29/3 – 4/4


15
5/4 – 11/4


16
12/4 – 18/4


17
19/4 – 25/4


18
26/4 – 2/5


19
3/5 – 9/5


20
10/5 – 16/5
[kt]

21
17/5 – 23/5



22
24/5 – 30/5


b) Mục tiêu kỳ học:







Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 5 ~
2. Bốn bức thƣ và những điều cần phải suy ngẫm cho hành động!
Bức thƣ thứ nhất: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thƣ nhân năm học đầu tiên của nƣớc
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

“Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của
ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng
giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được
gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em
bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh
các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn
nô lệ, nghĩa là nó chỉ được tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một

bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là
được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ
được tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một
nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em
nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của
để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi
giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu
bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ
mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong
công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc
năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta
đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự
với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang
sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em
lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở
trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ
một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.
Một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có
của các em… Non sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bƣớc tới đài vinh quang để sánh vai với các
cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không, chính là nhờ một phần lớn
ở công học tập của các em.
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 6 ~
Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ.

Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy
kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu
Hồ Chí Minh

Bức thƣ thứ hai: Phát biểu đầu năm học mới của tổng thống Obama - Tổng thống
da đen đầu tiên của nƣớc Mỹ
Tổng thổng Barack Obama: Xin chào tất cả mọi người. Mọi người hôm
nay thế nào? Tôi đang ở đây với học sinh trường Wakefield High
School ở Arlington, Virginia. Và với sự góp mặt của các em học sinh
trên toàn nước Mỹ, từ mẫu giáo đến lớp mười hai. Tôi vui mừng tất cả
các bạn có thể tham gia với chúng tôi hôm nay.
Tôi biết rằng đối với nhiều bạn, hôm nay là ngày đầu tiên của năm học.
Và đối với những người bạn trong lớp mẫu giáo, hoặc bắt đầu học cấp 2
hoăc trung học, hôm nay là ngày đầu tiên của bạn trong một trường học
mới, vì thế cũng dễ hiểu nếu bạn có một chút lo lắng. Tôi tưởng tượng
nhiều học sinh cuối cấp 3 cũng đang rất phấn khởi vì đây là năm học
cuối cùng của các bạn ở trung học. Và bất cứ là các em đang học lớp
mấy, một số em có thể vẫn còn mong muốn hôm nay vẫn là mùa nghĩ
hè để sáng nay vẫn được nắm nưóng trên giường thêm một chút.
Tôi biết cảm giác đó vì khi tôi còn trẻ, gia đình tôi sống ở Indonesia một
vài năm, và mẹ tôi không có tiền để gửi tôi vào trưòng học nơi mà tất cả
các trẻ em người Mỹ học cho nên bà quyết định tự dạy cho tôi, từ thứ
Hai đến thứ Sáu - vào 4:30 sáng. Lúc đó tôi đã rất khó chịu vì phải dậy
sớm. Rất nhiều lần, tôi ngủ ngay tại bàn nhà bếp. Tuy nhiên, bất cứ khi nào tôi tỏ vẻ khó chịu, mẹ tôi
lườm tôi và nói, "Việc này cũng không dễ dàng cho mẹ chút nào con trai ạ."
Vì vậy, tôi biết một số bạn vẫn cố gắng tự điều chỉnh để trở lại trường. Nhưng tôi ở đây hôm nay vì tôi
có một vài vấn đề quan trọng để thảo luận với các bạn. Tôi đang ở đây vì tôi muốn nói chuyện với bạn
về giáo dục của bạn và những mong đợi với tất cả các bạn trong năm học mới.
Tôi đã được phát biểu rất nhiều bài phát biểu về giáo dục. Và tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm.

Tôi đã nói chuyện về trách nhiệm của giáo viên phải tạo cảm hứng cho học sinh để họ có động lực trong
việc học.
Tôi đã nói chuyện về trách nhiệm của cha mẹ phải theo dõi việc học của con cái, bảo đảm bài tập ở nhà
của các bạn được hoàn thành, và không phái thời gian trước màn hình TV hoặc Xbox.
Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của chính phủ phải thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá, hỗ trợ giáo
viên, hiệu trưởng, và cải tạo những trường học không hiệu quả nơi mà học sinh không nhận được những
cơ hội mà họ xứng đáng.
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 7 ~
Và cuôí cùng, chúng ta có thể có các giáo viên tận tâm nhất, các bậc phụ huynh tốt nhất, và các trường
học tốt nhất trên thế giới - nhưng tất cả đều không đem lại gì trừ khi tất cả các bạn làm tròn trách nhiệm
của bạn. Trừ khi các bạn đến trường học; lắng nghe giáo viên; nghe lời các bậc cha mẹ, ông bà của bạn
và người lớn khác; và chăm chỉ học hành để thành công.
Và đó là những gì tôi muốn tập trung hôm nay: trách nhiệm của mỗi bạn cho việc học của bạn. Tôi
muốn bắt đầu với trách nhiệm của bạn cho chính bản thân bạn.
Mỗi một người trong các bạn đều có một điểm mạnh nào đó . Bản thân bạn có trách nhiệm với chính
mình để khám phá ra nó. Đó là một cơ hội mà giáo dục có thể đem đến cho bạn.
Có thể bạn là một cây viết giỏi - có thể bạn đủ giỏi để viết một cuốn sách hoặc bài báo - nhưng bạn sẽ
không biết điều đó cho đến khi bạn viết bài cho lớp học tiếng Anh. Có thể bạn là một nhà sáng chế - có
thể bạn đủ giỏi để tạo ra iPhone mới, thuốc hoặc vắc-xin mới - nhưng bạn sẽ không biết điều đó cho đến
khi bạn làm một dự án trong lớp khoa học. Có thể bạn có khả năng làm thị trưởng, nghị sĩ hoặc thẩm
phán tòa án tối cao, nhưng bạn có thể không biết điều đó cho đến khi bạn tham gia các hội đoàn học
sinh trong trường hoặc các cuộc tranh luận.
Và bất kể bạn muốn làm gì trong đời, tôi đảm bảo rằng bạn sẽ cần đến giáo dục để làm điều đó. Bạn
muốn làm bác sĩ, hoặc giáo viên, hoặc một viên chức cảnh sát? Bạn muốn làm y tá hay kiến trúc sư, một
luật sư hoặc một thành viên của quân đội? Bạn sẽ phải cần một nền tảng giáo dục tốt cho bất kỳ nghề
nghiệp nào kể trên. Bạn không thể bỏ học và có ngay một công việc tốt. Bạn phải được đào tạo cho
công việc đó.
Và điều này là không chỉ quan trọng cho cuộc sống của riêng bạn và tương lai của chính bạn. Những gì

bạn làm cho giáo dục của bạn sẽ quyết định không kém với tương lai của đất nước này. Những gì bạn
đang học tập ở trường ngày hôm nay sẽ quyết định xem đất nước chúng ta có thể đáp ứng những thách
thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong tương lai.
Bạn sẽ cần những kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề, khoa học và toán học để chữa trị các bệnh như
ung thư và AIDS, và để phát triển công nghệ năng lượng mới và bảo vệ môi trường. Bạn sẽ cần những
hiểu biết và kỹ năng tư duy phê phán bạn đạt được trong các môn học lịch sử và xã hội để chống nghèo
đói, vô gia cư, tội phạm và phân biệt đối xử, và làm cho đất nước chúng ta công bằng hơn và tự do hơn.
Bạn sẽ cần sự sáng tạo và thông minh bạn phát triển trong học tập để thành lập các công ty mới để tạo
việc làm và thúc đẩy nền kinh tế.
Tôi muốn từng bạn phát huy hết tài năng, kỹ năng và trí tuệ để có thể giúp giải quyết những vấn đề khó
khăn nhất của chúng ta. Nếu bạn không làm điều đó - nếu bạn bỏ học - bạn không chỉ bỏ chính mình,
bạn đang bỏ quốc gia của bạn.
Tôi biết không phải luôn luôn dễ dàng để học tốt trong trường học. Tôi biết rất nhiều bạn có những
thách thức trong cuộc sống có thể làm cho bạn khó tập trung vào việc học.
Tôi biết điều đó như thế nào. Cha tôi rời gia đình khi tôi mới hai tuổi. Tôi được mẹ nuôi nấng. Mẹ tôi
đôi khi không đủ tiền để trả hóa đơn và luôn thiếu tiền để sắm cho tôi những thứ mà những đứa trẻ khác
có. Có những lúc tôi cảm thấy hụt hẫng trong cuộc sống không có cha. Có những lúc tôi cảm thấy bị cô
đơn trong cuộc sống.
Tôi đã không thể tập trung như tôi cần phải có. Tôi đã làm một số điều xấu tôi không thể tự hào, và tôi
đã gặp nhiều rắc rối nhiều hơn. Và cuộc sống của tôi trở nên tồi tệ hơn.
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 8 ~
Nhưng tôi đã may mắn. Tôi đã nhận được rất nhiều cơ hội thứ hai và đã có cơ hội đến trường đại học,
rồi trường luật, theo đúng như ước mơ của tôi. Vợ tôi, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, có một câu
chuyện tương tự. Cha mẹ cô đã không học đại học, và nghèo. Nhưng họ đã làm việc chăm chỉ, và cô ấy
đã làm việc chăm chỉ, vì vậy mà cô có thể vào những trường học tốt nhất trên đất nước này.
Một số bạn có thể không có những lợi thế đó. Có bạn không còn người thân để hỗ trợ cho bạn. Có thể
người thân của bạn đã bị mất việc, và sẽ không đủ tiền để trang trải cho cuộc sống. Có thể bạn sống
trong một khu phố nơi mà bạn không cảm thấy an toàn, hoặc có những người bạn ép bạn làm những

điều mà bạn biết là không đúng.
Nhưng cho dù hoàn cảnh của các bạn là như thế nào – các bạn có bao nhiêu tiền, các bạn phải làm gì ở
nhà – đó không phải là lý do để biện hộ cho việc không làm bài tập về nhà hay có một thái độ xấu. Đó
không phải là lý do để giải thích cho việc cãi lại lời thầy cô, cắt tiết hay bỏ học. Đó không phải là lý do
để không cố gắng.
Việc các bạn đang ở đâu không xác định các bạn sẽ đi đến đâu. Không ai viết sẵn định mệnh của các
bạn. Đây là nước Mỹ, và các bạn tự viết lấy số phận cho mình . Các bạn quyết định tương lai của mình.
Đó là những gì những người trẻ như bạn đang làm mỗi ngày, trên khắp nước Mỹ.
Những người trẻ như Jazmin Perez ở Roma, Texas. Jazmin không nói được tiếng Anh khi mới đi học
Hầu như không ai ở quê cô được vào đại học, cả cha mẹ cô cũng không. Nhưng cô ấy chăm chỉ, đạt
điểm tốt, giành học bổng Đại học Brown, tốt nghiệp phổ thông, học y và đang trên đường trở thành tiến
sĩ Jazmin Perez
Tôi đang nghĩ về Andoni Schultz, ở Los Altos, California, người đã chiến đấu với ung thư não từ lúc lên
ba. Cậu ấy đã trải qua tất cả các thứ phẫu thuật và điều trị, vốn rất ảnh hưởng tới trí não nên cậu ấy phải
làm làm bài nhiều hơn các bạn khác hàng trăm giờ Nhưng cậu ấy không sụp đổ, và cậu ấy đang bước
vào trường đại học trong mùa thu này
Và sau đó có Shantell Steve, từ thành phố của tôi Chicago, Illinois. Phải làm con nuôi từ gia đình này
đến gia đình khác, cô cố gắng để có được một công việc tại một trung tâm y tế địa phương; cô thành lập
một chương trình để giúp thanh thiếu niên ra khỏi các băng nhóm; và cô ấy đã tôt nghiệp trung học danh
dự và đang vào đại học.
Jazmin, Andoni và Shantell không khác gì các bạn. Họ phải đối mặt với thách thức trong cuộc sống của
họ cũng giống như bạn. Nhưng họ không đầu hàng. Họ đã chịu trách nhiệm về việc học tập của họ và
đặt mục tiêu cho họ. Và tôi hy vọng tất cả các bạn đều làm như vậy.
Đó là lý do tại sao hôm nay, tôi kêu gọi mỗi em cần tự xác định cho mình một mục tiêu và làm mọi thứ
để đạt được nó. Mục tiêu đó có thể đơn giản chỉ là hoàn thành tất cả các bài tập về nhà, tập trung trong
lớp hay dành thời gian mỗi ngày để đọc một cuốn sách. Có thể các em quyết định rằng mình sẽ tham gia
vào một hoạt động ngoại khóa nào đó hoặc tham gia tình nguyện trong khu vực mình sinh sống. Có thể
bạn sẽ bảo vệ cho những đứa trẻ bị chọc ghẹo hay bắt nạt, bởi vì bạn tin rằng, giống như tôi, rằng tất cả
trẻ em đều xứng đáng có một môi trường an toàn để học tập. Có thể bạn quyết định sẽ chăm sóc sức
khỏe bản thân tốt hơn để học tập tốt hơn.Nhân tiện, tôi muốn tất cả các bạn sẽ rửa tay thường xuyên, và

ở nhà khi bạn không cảm thấy khỏe để tránh phát tán bệnh cúm.
Cho dù mục tiêu đó là gì đi nữa, tôi muốn các em đặt hết quyết tâm vào nó.
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 9 ~
Tôi biết rằng đôi khi, bạn coi truyền hình và nhận ra bạn có thể làm giàu mà không cần phải học - đó là
sự thành công của những ca sĩ nhạc rap, vận động viên bóng rổ hay là một ngôi sao truyền hình, nhưng
nhiều khả năng bạn không thể trở thành bất kỳ những người đó.
Nhưng sự thật là, thành công là rất khó. Bạn sẽ không thích tất cả các môn học. Bạn sẽ không thích tất
cả giáo viên. Không phải mọi giao bài tập về nhà đều có liên quan đến cuộc sống của bạn. Và không
chắc chắn bạn sẽ thành công ở lần đầu tiên
Không sao cả. Một số người thành công nhất trên thế giới là những người đã có nhiều thất bại nhất.
Cuốn Harry Potter đầu tiên của JK Rowling bị từ chối mười hai lần trước khi được xuất bản. Michael
Jordan bị loại khỏi đội bóng rổ ở trường trung học và anh ấy mất điểm, mất bóng hàng ngàn lần trong sự
nghiệp. Nhưng có lần anh ấy nói: "Tôi đã thất bại và thất bại vô số lần trong đời. Đó là nguyên nhân vì
sao tôi thành công".
Những người này đã thành công vì họ hiểu rằng họ không thể đầu hàng sự thất bại mà họ học từ sự thất
bại. Thất bại phải chỉ cho bạn nên làm thế nào lần sau. Nếu bạn gặp rắc rối, mà không có nghĩa là bạn
là một người chỉ tạo rắc rối, nó có nghĩa là bạn cần phải cố gắng hơn nữa để hành xử. Nếu bạn có một
điểm xấu, điều đó không có nghĩa là bạn ngu ngốc, nó chỉ có nghĩa là bạn cần phải dành nhiều thời
gian học tập.
Không ai sinh ra để giỏi cả,. Bạn trở nên giỏi về một phương diện nào đó thông qua rèn luyện. Bạn
không thể là một vận động viên giỏi lần đầu tiên bạn chơi một môn thể thao mới. Bạn không thể hát
đúng nhạc lần đầu tiên bạn hát một bài hát. Bạn phải thực hành. Điều đó cũng đúng với việc học của
bạn. Bạn có thể phải làm một bài toán một vài lần (sai) trước khi bạn làm đúng, hoặc đọc một cái gì đó
một vài lần trước khi bạn hiểu nó, hoặc làm nháp bài văn một vài lần trước khi có thể nộp.
Đừng e ngại khi đặt câu hỏi. Đừng e sợ khi yêu cầu giúp đỡ. Tôi làm việc đó hằng ngày. Yêu cầu giúp
đỡ không phải là biểu hiện của yếu đuối, đó là dấu hiệu của sức mạnh. Nó cho thấy bạn có can đảm để
thừa nhận khi bạn không biết điều gì đó, và để học thêm những điều mới. Vì vậy, bạn nên tìm một người
lớn mà bạn tin tưởng - cha mẹ, ông bà hoặc giáo viên; một huấn luyện viên hoặc cố vấn viên - và yêu

cầu họ giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình
Và ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn, ngay cả khi những người khác đã không thể giúp được bạn - bạn
không được đầu hàng. Bởi vì khi bạn bỏ cuộc cho bạn, bạn đã đầu hàng cho chính đất nước của bạn.
Câu chuyện của nước Mỹ không phải là chuyện về những người thấy khó thì bỏ. Đó là câu chuyện của
những người tiếp tục làm việc cần mẫn và yêu đất nước này đến nỗi không không thể làm việc dưới khả
năng của họ.
Đó là câu chuyện của những học sinh từng ngồi đây cách đây 250 năm và tiếp tục phát động cuộc cách
mạng xây dựng nên đất nước này. Đó là những học sinh từng ngồi đây 75 năm trước và vượt qua cuộc
khủng hoảng lớn để rồi dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, đấu tranh cho quyền bình đẳng
và đưa con người lên mặt trăng. Đó là những học sinh từng ngồi đây cách đây 20 năm và sau này sáng
lập ra Google, Twitter, Facebook và thay đổi cách chúng ta liên lạc với mọi người.
Hôm nay tôi muốn hỏi các em, các em sẽ có thể đóng góp điều gì? Các em sẽ phát minh ra những gì?
Một vị tổng thống trong 20 năm, 50 năm hay 100 năm nữa khi quay lại đây sẽ nói như thế nào về những
đóng góp của các em cho đất nước này?
Gia đình của bạn, giáo viên của bạn, và tôi đang làm tất cả mọi thứ để có thể chắc chắn rằng bạn có một
nền tảng giáo dục bạn cần để trả lời những câu hỏi này.Tôi đang làm việc tích cực để có thể chỉnh đốn
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 10 ~
sửa sang lớp học của bạn và giúp bạn có được những cuốn sách, thiết bị và máy tính cần thiết. Nhưng
bạn phải hoàn thành phần việc của các bạn. Tôi muốn các bạn thật nghiêm túc trong năm học này. Tôi
chờ đợi các bạn nỗ lực cao nhất vào mọi thứ bạn làm.Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng trong từng cá nhân bạn.
Đừng để tôi thất vọng. Đừng để cha mẹ, đất nước hay bản thân các em thất vọng. Hãy làm chúng tôi tự
hào về các em. Tôi biết các em có thể làm được điều đó.
Barack Obama
Bản tiếng Anh xem tại:

Bức thƣ thứ ba: Thƣ Barack Obama gửi con gái trƣớc ngày nhậm chức.
Malia và Sasha yêu quý,
Cha biết cả hai con đã rất vui vẻ trong hai năm qua với những chuyến vận động tranh cử, các buổi dã

ngoại, các cuộc diễu hành và các hội chợ bang, ăn tất cả những món ăn vặt mà đáng nhẽ cha và mẹ các
con không nên để các con ăn. Nhưng cha cũng biết rằng mọi việc không phải lúc nào cũng dễ dàng với
các con và mẹ, và dù hai con đã rất thích khi có một chú cún mới, thì điều đó cũng chưa thể bù đắp được
thời gian mà gia đình chúng ta phải xa nhau.
Cha biết trong hai năm qua cha đã bỏ lỡ những gì, và
hôm nay cha muốn nói cho hai con biết thêm một chút
về lý do tại sao cha lại quyết định đưa cả gia đình vào
chuyến đi này.
Khi cha còn trẻ, cha đã nghĩ cuộc sống xét cho cùng là
về bản thân mình, về việc mình sẽ đi trong thế giới
này ra sao, trở nên thành đạt và có được những gì
mình muốn. Nhưng rồi hai con đã đến với cuộc sống
của cha với tất cả sự tò mò, tinh quái và những nụ
cười luôn làm cha ấm lòng và toả sáng cuộc sống của
cha mỗi ngày.

Và bỗng nhiên, tất cả những kế hoạch to tát cha đặt ra
cho bản thân dường như chẳng còn gì quan trọng. Cha nhanh chóng nhận ra rằng niềm vui lớn nhất của
cuộc đời cha chính là niềm vui cha nhìn thấy trong cuộc đời các con. Và cha nhận ra rằng cuộc sống
riêng của cha sẽ chẳng có ý nghĩa gì mấy nếu cha không thể đảm bảo rằng các con sẽ có được mọi cơ
hội để hạnh phúc và thành công trong cuộc sống của các con. Tóm lại, các con gái của cha, đó chính là
lý do tại sao cha tranh cử Tổng thống: vì những gì cha muốn cho các con và cho mọi trẻ em ở đất nước
này.
“Những điều cha muốn cho các con, là
được lớn lên trong một thế giới không có
giới hạn đối với những ước mơ và không
có thành công nào nằm ngoài tầm với, và
trở thành những người phụ nữ giàu lòng
trắc ẩn và tận tuỵ, góp phần xây dựng thế
giới này.”

(Những điều cha muốn cho các con – và
cho mọi trẻ em, Tổng thống Mỹ tân cử
Barack Obama, Đăng ngày 14/1/2009 trên
tạp chí Parade, trích TuanVietNam)
)


Cuộc sống sẽ chẳng có ý nghĩa gì mấy nếu không thể đảm bảo rằng
mỗi người sẽ có được mọi cơ hội để hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 11 ~
Cha muốn tất cả trẻ em đều được học ở
những ngôi trường tương xứng với tiềm
năng của chúng, những ngôi trường sẽ thử
thách chúng, truyền cảm hứng cho chúng,
và khiến chúng luôn tò mò về thế giới
quanh mình. Cha muốn chúng có cơ hội
học đại học, kể cả khi cha mẹ chúng không
giàu có. Và cha muốn chúng tìm được việc
làm tốt, những công việc lương cao và có
đầy đủ phúc lợi y tế, những công việc mà
chúng vẫn có thời gian chơi với con cái và
nghỉ hưu một cách đầy tự trọng.
Cha muốn chúng ta đẩy xa ranh giới của sự
khám phá để các con có thể nhìn thấy
những công nghệ và phát minh mới, những
thứ sẽ cải thiện cuộc sống của chúng ta và
làm cho hành tinh này sạch sẽ và an toàn hơn. Và cha cũng muốn chúng ta đảy xa những ranh giới trong
mỗi con người để vượt ra khỏi sự chia rẽ về sắc tộc và vùng miền, giới tính và tôn giáo vốn khiến chúng

ta không thể nhìn thấy những gì tốt nhất ở mỗi con người.
Đôi khi chúng ta cũng phải đưa những thanh niên của mình ra chiến trận và những tình huống hiểm
nghèo khác để bảo vệ đất nước chúng ta, nhưng khi làm vậy, cha muốn chắc chắn rằng điều đó chỉ vì
những lý do tốt, rằng chúng ra đã cố gắng hết sức để hoà giải những khác biệt với các quốc gia khác một
cách hoà bình, và rằng chúng ta làm mọi việc có thể để giữ cho các quân nhân của chúng ta an toàn.
Và cha muốn mỗi trẻ em đều hiểu rằng những người Mỹ can đảm đó không tự dưng chiến đấu vì những
phúc lành đó mà không có lý do, rằng là công dân của đất nước này vừa có quyền lợi to lớn mà cũng có
những trách nhiệm nặng nề.
Đó chính là bài học mà bà ngoại đã dạy cha khi cha bằng tuổi các con. Bà đã đọc cho cha nghe những
dòng trong Tuyên ngôn độc lập và kể cho cha nghe chuyện về những con người đã đấu tranh cho sự
bình đẳng, vì họ tin rằng những lời viết ra trong văn bản đó cách đây hai thế kỷ hẳn phải có ý nghĩa gì
đó.
Bà đã giúp cha hiểu rằng nước Mỹ vĩ đại không phải vì nước Mỹ hoàn hảo, mà vì nước Mỹ luôn cố
gắng hoàn thiện mình. Và những công việc còn dang dở để hoàn thiện sự đoàn kết của chúng ta chính là
trách nhiệm của mỗi người. Đó là trách nhiệm mà chúng ta truyền lại cho con cháu, để mỗi thế hệ mới
có thể nhìn thấy rõ hơn nước Mỹ mà chúng ta biết mình phải xây dựng nên.
Cha hy vọng cả hai con sẽ đảm nhận công việc đó, tìm ra điều đúng từ những điều sai trái các con nhìn
thấy và làm việc để đem đến cho người khác những cơ hội mà các con đã có. Không phải chỉ bởi vì các
con có nghĩa vụ phải trả ơn đất nước đã cho gia đình ta quá nhiều thứ, mặc dù đúng là các con có nghĩa
vụ đó. Mà còn bởi vì các con có nghĩa vụ đối với bản thân mình. Bởi vì chỉ khi các con dấn bước đến
điều gì đó lớn hơn bản thân, các con sẽ nhận ra tiềm năng đích thực của mình.
Đó là những điều cha muốn cho các con, được lớn lên trong một thế giới không có giới hạn đối với
những ước mơ và không có thành công nào nằm ngoài tầm với, và trở thành những người phụ nữ giàu
lòng trắc ẩn và tận tuỵ, góp phần xây dựng thế giới này. Và cha muốn mọi trẻ em đều có cơ hội học
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 12 ~
hành, mơ ước, lớn lên và thành đạt giống như các con. Đó chính là lý do tại sao cha đưa cả gia đình
mình vào cuộc phiêu lưu lớn này.
Cha rất tự hào về hai con. Cha yêu các con hơn các con biết rất nhiều. Và mỗi ngày, cha đều biết ơn sự

kiên nhẫn, bình tĩnh, thái độ và cả sự hài hước của các con khi chúng ta cùng nhau chuẩn bị cho cuộc
sống mới trong Nhà Trắng.
Yêu các con,
Cha!

Bức thƣ thứ tƣ: Thƣ của một thầy giáo nhân dịp năm học mới
1.Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là
lý lẽ của đạo đức tưởng chừng như hiển nhiên.
Vậy mà một lần, có trò đã thực sự bối rối hỏi tôi:
Thưa thầy, dạy người một chữ cũng là thầy thì
đúng rồi, nhưng nửa chữ thì sao lại là thầy được
ạ? Vì nửa chữ thì vô nghĩa hoàn toàn ạ! Chợt giật
mình vì những điều tưởng chừng là "hiển nhiên"
hoá ra lại không hẳn là hiển nhiên. Hoá ra câu nói ấy trong nghĩa đen chỉ đúng với văn tự cổ, chữ tượng
hình, ghi ý. Hai (hoặc nhiều) bộ phận ghép lại thành chữ, thành từ. Xé đôi chữ ra vẫn còn chữ, còn
nghĩa. Như chữ minh (sáng) nếu cắt thành hai nửa chữ thì sẽ có chữ nhật (Mặt Trời) và nguyệt (Mặt
Trăng).
2. Nhiều trường hợp tương tự như vậy. Một chữ bẻ đôi không biết, thành ngữ này chỉ hiện tượng mù
chữ. Cũng một lần có em học sinh ngơ ngác rất hồn nhiên: Thưa thầy, kể cả người thông minh, học cao,
thì một chữ bẻ đôi cũng không biết thì đâu có gì lạ. Để nguyên chữ thì mới biết chứ. Hoá ra thế. Chữ
nhất (một) trong cổ tự bẻ đôi thành chữ nhị (hai). Còn chữ nhất trong quốc ngữ bẻ đôi sẽ thành chữ gì
đây?
3. Có lần một học sinh bé bảo tôi, thưa thầy cá không ăn muối cá ươn, chưa chắc thế đâu thầy ạ! Cá
không ăn muối nhưng cho vào tủ lạnh thì đâu có ươn ạ!
4. Một lần tôi giảng câu lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Kiềng ba chân là kiềng vững nhất. Một bé
học sinh thắc mắc, thưa thầy em chưa thấy kiềng ba chân ạ. Một học sinh khác, lớn hơn, "thông tin"
thêm, thưa thầy kiềng ba chân chỉ vững trên một mặt phẳng tương đối hoặc trên nền bếp đất có lồi lõm.
Còn trên một mặt phẳng gần như tuyệt đối của mặt đá thì kiềng bốn chân vững hơn thầy ạ. Bếp củi mới
dùng kiềng ba chân, còn bếp ga dùng kiềng bốn chân.
5. Sách là ấn phẩm dùng để học, đọc, tham khảo. Vở dùng để ghi chép. Ngày nay, các em học sinh cấp 1

làm bài tập ngay trên trang sách, chép luôn vào sách. Do vậy, khái niệm sách, vở cũng cần phải được
hiểu mới.
Thế đấy, thời gian đi qua và cuộc sống nhiều đổi thay. Sự bảo thủ của từ ngữ đôi khi chỉ là
lưu lại ký ức và không còn chính xác với nghĩa đương đại nữa. Học hỏi là vô cùng. Tiếp cận
cái mới là một kỹ năng sống tích cực. Nhất là từ thập niên cuối của thế kỷ 20, công nghệ
thông tin mà thành quả cụ thể là chiếc máy tính cá nhân nối mạng đã làm nên những đổi
thay vô cùng to lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 13 ~
Buổi sáng thầy mua nắm xôi phải gói trong tấm lá dong, thầy biết là mùa đã sang cuối thu, sen đã thực
sự tàn úa. Thầy không thể gói kiến thức của mình trong tấm lá sen héo khô của mùa hạ đã qua. Cho nên
thầy đã cố, và thầy đã theo kịp. Nhưng, có nhiều lúc vẫn bối rối trước các em.
Nhân danh sự bao dung của chữ "LỄ" truyền thống, nhân danh sự phát triển biện chứng, các em hãy
cùng thầy, cùng những người khác xây đắp, sử dụng kiến thức cho một xã hội hạnh phúc! Đó cũng là
một tặng phẩm quý giá của các em gửi đến thầy nhân ngày 20-11.
Cảm ơn các em!

“HỌC ĐỂ BIẾT, HỌC ĐỂ LÀM VIỆC,
HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG VỚI NHAU, HỌC ĐỂ LÀM NGƢỜI”






Con tôi sẽ học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi ngƣời đều công bằng,
tất cả mọi ngƣời đều chân thật. Nhƣng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp
trên đƣờng phố thì ở đâu đó sẽ có một ngƣời chính trực, cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ
gặp một nhà lãnh đạo tận tâm.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hƣởng niềm vui chiến
thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết đƣợc bí quyết của
niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết đƣợc rằng những kẻ hay bắt nạt ngƣời
khác nhất lại là những kẻ dễ đánh bại nhất.
Ở trƣờng xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trƣợt còn vinh dự hơn gian lận
trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi ngƣời
đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng đối với những ngƣời hoà nhã và cứng
rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi
tất cả mọi ngƣời đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi ngƣời nhƣng cũng cần phải sàng lọc
những gì nghe đƣợc qua một tấm lƣới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cƣời khi buồn bã. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng
không có sự xấu hổ trong những giọt nƣớc mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ
yếm thế và cẩn thận trƣớc sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho ngƣời ra giá cao nhất,
nhƣng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trƣớc một đám đông gào thét và đứng thẳng
ngƣời bảo vệ những gì cháu cho là đúng Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhƣng đừng vuốt
ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện đƣợc những thanh sắt
cứng rắn.
Xin hãy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì
khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
(Trích một bức thư người cha gửi cho thầy giáo nơi con mình theo học)

Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 14 ~
3. Trích “Cẩm nang và chiến lƣợc dành cho học tập 2010”



Sự thực sẽ đƣợc tìm thấy bởi thời gian
Annaeus Lucius Seneca
Sắp xếp thời gian
Phát triển kỹ năng sắp xếp thời gian đòi hỏi những nỗ lực lớn.
Chiến lƣợc về cách sử dụng thời gian:
Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm
thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiều giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác
nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
Có tổng kết và cập nhật sau mỗi tuần
Việc gì quan trọng hơn thì làm trƣớc, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán
để có được sự tập trung cao độ
Có “thời gian chết”?
Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
Xem qua các tài liệu và bài đọc trƣớc giờ học
Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học
Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng y thi… )
Những vật dụng hữu ích:
To-Do list- Danh sách những việc cần làm:
Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau,
hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn),
bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.

Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
Lịch ghi kế hoạch lâu dài
Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của
mình.
Ý thức tự giác
Có thể nói “ý thức tự giác” là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói
quen mới trong cách nghĩ, cách hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và
hướng đến thành công

Rèn luyện “Ý thức tự giác” cũng là một nhiệm vụ được định hướng và chọn lọc. Nó là kết quả của
những nỗ lực hết mình, chứ không phải là của sự dễ dãi

Mỗi ngày, hãy lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ nhỏ với thời gian định trƣớc
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 15 ~

Lên kế hoạch cho ngày làm việc hoặc học tập của bạn
Khi bạn chuẩn bị bắt đầu ngày làm việc của mình, hoặc chuẩn bị làm việc, hãy dành ra vài
phút để ghi ra giấy những công việc mà bạn cần phải hòan thành trong ngày hôm ấy.
Lên danh sách những thứ cần ưu tiên.
Bắt đầu làm công việc quan trọng nhất trước.
Hãy cố thử duy trì như thế trong một vài ngày, để thấy thói quen giúp ích cho bạn như thế
nào
Thói quen được hình thành theo thời gian. Còn việc mất bao lâu là tùy thuộc vào bạn và
thói quen của bạn.

Phân tích: Khi bạn hình dung rõ đựơc những cái mà bạn muốn đạt trong ngày, thì khả năng hoàn
thành những công việc đó của bạn sẽ rất cao. Viết hoặc phác thảo ra một ngày làm việc sẽ giúp

bạn rất nhiều; Đánh dấu những ngày mà bạn đã thực hiện kế hoạch thành công. Nếu bạn phá vỡ
quá trình, hãy bắt đầu lại!!

Sự ngã lòng
Đừng nản chí, đừng để thử thách làm bạn chùn bước.
Nếu bạn thất bại, hãy nhớ rằng đó là chuyện bình thường.
Nghỉ ngơi một chút và rồi lại đối đầu với những thử thách đó.
Làm thể nào để đối phó với Stress?
Việc đầu tiên là bạn phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress:
Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội.
Cụ thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ hoặc là ngủ quên.
Ngoài ra, tìm đến rượu, thuốc, hoặc những biểu hiện khó chịu khác cũng là những dấu hiệu của
stress. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi.

Nếu bạn cảm thấy stress đang ảnh hƣởng đến việc học của mình, hãy tìm nơi tƣ vấn uy tín.
Đối phó với stress là khả năng giữ cân bằng khi xảy ra những tình huống, sự kiện đòi hỏi quá
sức.

Quan sát
Hãy xem xung quanh bạn có điều gì mà bạn
có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó
khăn.
Tìm cách thoát khỏi cảm giác khủng
hoảng
Nghỉ ngơi, thư giãn, tặng cho bản thân một
thời gian nghỉ ngắn mỗi ngày.
Đừng để tâm đến những việc lặt vặt
Việc nào thật sự quan trọng thì làm trước, và
gạt những việc linh tinh sang một bên.
Thử thay đối cách bạn thƣờng phản ứng

nhưng hãy thay đổi từ từ, và có chọn lọc,
từng bước một. Tập trung giải quyết một khó
khăn nào đó và thử thay đổi cách bạn phản
ứng trước khó khăn đó.
Không đƣợc trốn tránh
bằng rượu hay thuốc. Hai thứ này sẽ chẳng
giúp được gì bạn mà sẽ làm cho tình trạng
stress càng trở nên trầm trọng.

Học cách thƣ giãn
Xoa bóp và những bài tập thở thư giãn rất
hữu dụng để kiếm soát stress. Những thư
giãn như vậy giúp xoa bớt ưu phiền khỏi tâm
trí của bạn.

Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 16 ~

Tránh những phản ứng thái quá.
Tại sao lại phải “Ghét” khi mà “Một chút xíu
không thích” là ổn rồi?
Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà “hơi
lo một tẹo” là được?
Tại sao phải “Giận sôi người” khi mà “hơi
giận môt chút” đã đủ độ?
Tại sao phải “đau khổ tột cùng khi mà bạn
chỉ cần “buồn một tẹo”?
Ngủ đủ giờ
Thiếu ngủ càng khiến bạn thêm stress



Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân
Cắt bớt khối lượng công việc và điều này có
thế giúp bạn tránh được việc suốt ngày phải
lo nghĩ quá nhiều.
Không nên làm cho bản thân mình “ngập
đầu ngập cổ”
bằng việc gánh nhận quá nhiều công việc
cùng một lúc.
Thay đổi cách nhìn mọi việc
Học cách nhận định rằng bạn đang bị stress.
Tự điều chỉnh trạng thái của mình.
Hãy làm điều gì đó cho những ngƣời khác
để giúp đầu óc bạn nghỉ ngơi một lát, không
phải nghĩ liên tục về những phiền muộn của
mình.
Chữa stress bằng hoạt động thể chất
như đi bộ, học đánh tennis hay thử làm
vườn
Chiến lƣợc “da dầy”
Điều mấu chốt của stress là “Chẳng qua, tôi
tự phiền muộn chính bản thân mình”
Dĩ độc trị độc
Nếu bạn không tránh được stress, không thoát hẳn được stress thì sử dụng stress theo một
hướng tích cực.

Luôn nghĩ theo hƣớng tích cực

Hãy tự hỏi bạn sẽ đối phó như thế nào với stress, thay vì luôn dằn vặt mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ

như thế nào. “Stress làm tăng trí nhớ, khi stress trong thời gian ngắn và không quá nghiêm trọng.
Stress khiến cơ thể sản sinh ra nhiều glucose lên não, tạo thêm nhiều năng lượng cho các nơ-ron.
Điều này giúp sự phát triển trí nhớ và phục hồi trí nhớ. Mặt khác, nếu stress kéo dài thì nó lại có
thể cản trở việc vận chuyển glucose và từ đó làm giảm trí nhớ”- theo “Mọi chuyện cứ rối tung cả
lên” của nhà xuất bản St. Paul Pioneer Press Dispatch, trang 8B, thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm
1998.

Và điều quan trọng nhất là nếu cơn stress của bạn vượt quá mức chịu đựng và khiến bạn không thể
làm được các việc khác, học tập, lao động , thì hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý và bác sỹ.
Học cách học
Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái
Henry Brooks Adams
Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần
hiểu rõ về:
 Bản thân
 Khả năng học của bạn
 Cách học hiệu quả mà bạn đã từng
dùng
 Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn
học

Có bốn bước cơ bản:
 Hãy bắt đầu bằng việc in trang này và
trả lời các câu hỏi.
 Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ
những câu trả lời đó và với những
Hướng dẫn học khác.
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 17 ~


Bắt đầu với
những kinh
nghiệm đã có
Trước đây bạn đã học như thế nào? Bạn có:
Thích đọc không? Giải toán? Ghi nhớ? Diễn thuyết? Dịch? Nói trước
đám đông?
Biết cách tóm tắt?
Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học
Ôn tập kiểm tra?
Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?
Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?
Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?
Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa?
Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả nhất? Bạn cảm thấy thoải
mái với cách trình bày kiến thức nào nhất? Qua bài kiểm tra viết, bài thi học
kỳ hay thi vấn đáp?
Liên hệ với việc
học hiện tại
Tôi thích học cái này đến mức nào?
Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?
Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?
Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?
Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?
Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện này để thành công không?
Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?
Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến
những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?
Cân nhắc quá
trình và vấn đề

Tiêu đề là gì?
Các từ khóa có bật ra ngay không?
Tôi có hiểu không?
Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?
Tôi có biết các vấn đề liên quan không?
Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?
Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay không?
Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?
Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học
không?
Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?
Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?
Tôi có dừng lại và tóm tắt không?
Tôi có dừng lại và xem nó có logic hay không không?
Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)
Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?
Liệu tôi có cần thảo luận với bạn cùng học để “tiêu hóa” các thông tin này
không?
Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ
thư hay là một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?
Cùng nhìn lại
Tôi đã học đúng cách chưa?
Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?
Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?
Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?
Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân
mình hay chưa?
Tôi đã thành công?
Nếu thành công, bạn nên ăn mừng đi!


Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 18 ~

Ghi chép
Nghe * Lƣợc * Ghi nhớ * Suy nghĩ * Ôn tập
Mua một quyển vở gáy xoắn:
Bạn sẽ có thể cho thêm, gạch xóa, hoặc sắp xếp lại các trang và tài liệu.
Dành một trang trống trước mỗi bài học mới để sau này, bạn viết tóm tắt và chuẩn bị cho bài kiểm tra.
Một trang ghi chép mẫu:
Tiêu đề:
Ngày tháng
Tên hoặc số lớp
học
(ví dụ: 3/34)
Tiêu đề:
Tên ngƣời trình bày hoặc đóng góp của bạn cùng
học
2. Lƣợc
1. Nghe: Chép vào đây:
Xem đâu là ý chính
Lọc lấy ý cơ bản
Sử dụng dàn ý hoặc sơ đồ khái niệm
Dùng từ ngữ, hình ảnh, hình minh họa hoặc bất cứ cái
gì diễn tả thông tin thật nhanh chóng. Đừng trích dẫn
nếu như không thật sự cần thiết.
Xem lại các ghi chép
3. Ghi nhớ: Nghĩ trongđầu!
Xem bạn đã biết gì về nội dung kiến thức này chưa
Dùng từ quan trọng ghi bên lề trái, hoặc câu hỏi, minh họa định nghĩa….

Tự nghĩ ra ví dụ.
4. Suy nghĩ: Suy nghĩ sâu!
Nội dung kiến thức này liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết?
Tìm và sử dụng các cụm từ: Áp dụng, So sánh, Vẽ đồ thị, Đánh giá
5. Ôn tập: Xem lại các ghi chép
và tóm tắt ở cuối trang trước bài học tiếp theo và trước khi học bài mới và ôn tập cho bài kiểm tra.

Nếu có nhiều trang ghi chép cho một buổi học:
Tóm tắt ở cuối mỗi trang,
Tóm tắt bài giảng ở trang đầu hoặc trang cuối.

Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 19 ~

Note-taking hiệu quả

Note-taking là việc viết tắt và ghi chép lại những gì mà thầy cô và các bạn của mình trình bày
trên lớp. Những bản note ấy không chỉ dừng lại ở việc ghi chép đủ các ý mà các ý đó phải đƣợc
ghi chép có chọn lọc, súc tích, ngắn gọn, và đƣợc trình bày một cách rõ ràng, có hệ thống.

Bản note chính là bức tranh thu nhỏ của những ngôn từ, lời nói, thông tin đƣợc trình bày ở
trên lớp. Nó phản ánh sự tập trung cũng nhƣ sự hiểu bài, sự cẩn thận của ngƣời take-note. Nhƣ
vậy, có thể nói note-taking là một trong những kỹ năng quan trọng mà sinh viên, đặc biệt là
sinh viên chuyên ngành tiếng Anh cần đƣợc học và hƣớng dẫn cẩn thận.

* Lợi ích của Note-taking
- Tăng cường khả năng tập trung
- Note – taking hình thành cho bạn một thói quen ghi nhanh và có hệ thống.
- Một lần ghi là một lần nhớ

- Giá trị của các bản note
- Note – taking giúp phát triển các kỹ năng của bạn
- Bạn sẽ đỡ phải ghi chép hơn…

* Những khó khăn thƣờng gặp trong Note – taking
Note – taking là một kỹ năng khó với sinh viên trong trường đại học khi vẫn chịu ảnh hưởng nặng
nền từ việc ghi chép thụ động ở trường THPT. Việc ghi chép gặp khó khăn khi tốc độ nói nhanh hơn
rất nhiều so với tốc độ viết của một người. Hơn nữa khi take-note, bạn phải sử dụng chính ngôn từ
của bản thân để diễn đạt ý của người nói. Đặc biệt, đối với sinh viên ngoại ngữ trong các giờ học nói,
việc take – note những gì mà các bạn mình trình bày trở nên hiếm hoi, khó khăn. Vì thế không ít bạn
không hiểu, hay hiểu sai ý của bạn trình bày nên nhiều lúc đã dẫn đến những câu hỏi, những phản hồi
không bám sát chủ đề. Khoa học chứng minh rằng người học thường gặp nhiều khó khăn đối với bộ
môn nghe, hơn thế nữa, việc tổng hợp những gì đã nghe được là rất khó. Lý do của tình trạng trên
không chỉ do người nói quá nhanh mà còn do người nghe không có kỹ năng take-note.

* Các thủ thuật hiệu quả trong Note-taking
- Trước giờ học
+ Tiếp cận đề tài
+ Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
- Trong giờ học
+ Hãy tự tạo cho mình cảm hứng
+ Chọn nơi ngồi học
+ Hãy luôn tỉnh táo, tránh ngủ gật trên lớp
+ Học từ lỗi của người trình bày
+ Hãy take – note bằng chính từ của bạn
+ Hãy để các khoảng trống cho các bản note của bạn
+ Đừng ngần ngại khi đặt câu hỏi cho người trình bày
+ Sử dụng các kiểu chữ linh hoạt
+ Sử dụng bút màu
+ Viết lùi và đánh số

+ Không nên quá chú ý đến các lỗi chính tả và các lỗi ngữ pháp
+ Hãy quan tâm đến chữ viết của bạn
+ Sử dụng hệ thống viết tắt, và các biểu tượng
+ Ghi âm lại
- Sau giờ học
+ Chia sẻ với các bạn
+ Xem và tổng kết lại
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 20 ~

Cộng tác trong học tập
Cộng tác trong học tập là một quá trình làm việc theo nhóm, mỗi thành viên đóng góp và giúp
đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Lớp học chính là một môi trường lý tưởng để
rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất cần cho bạn trong cuộc sống sau này.
Dù có hy vọng gì về khả năng của con ngƣời, họ cũng
không thể làm đƣợc nếu không hợp tác và giúp đỡ nhau
Stella Terrill Mann
Cộng tác trong học tập là hoạt động tƣơng tác, là một thành viên của nhóm, bạn sẽ có trách nhiệm:
Phát triển và cùng chia sẻ một mục đích chung
Đóng góp ý kiến vào việc giải quyết vấn đề, đặt ra các câu hỏi hay tìm giải pháp
Tham gia, nỗ lực làm việc để hiểu quan điểm của các thành viên khác, cũng như ý kiến của họ.
Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến, phát biểu và đóng góp.
Có trách nhiệm với các thành viên khác và họ cũng có trách nhiệm đối với bạn
Quyền lợi và nghĩa vụ gắn liến chặt chẽ với mọi người và ngược lại
Điều gì tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả?
Các hoạt động của nhóm nên bắt đầu cho các thành viên làm quen, và hiểu rõ cách thức làm việc
của cả nhóm.
Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà không cần phải
áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau.

Nhóm gồm 3 đến 5 người.
nếu nhóm có đông người hơn thì sẽ khó quản lý và giao công việc
Các nhóm dưới chỉ định của giáo viên thì sẽ hiệu quả hơn nhóm tự chỉ định lẫn nhau
Các thành viên có sự đa dạng trong kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm
o Mỗi thành viên sẽ có khả năng đóng góp riêng cho toàn đội
o Các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm đóng góp trong sở trường của mình mà còn có
thể giúp các thành viên khác tìm hiểu thêm về lĩnh vực đó.
o Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong nhóm nên được
các thành viên khác động viên, giúp đỡ.
o Sự đa dạng trong kiến thức và kinh nghiệm sẽ có tác động tích cực đến việc học.
tăng thêm các phương thức giải quyết vấn đề
tăng thêm chi tiết để cân nhắc
Đóng góp của mỗi người cho công việc phải được thống nhất.
o Các nhận xét nội bộ nên được giữ kín, và đó là cách khác tốt để đánh giá ai đang đóng góp
hoặc không đóng góp.
o Nhóm có quyền “sa thải” các cá nhân không tích cực đóng góp nếu sau khi mọi biện pháp
khuyên can đều không thành.
(cá nhân đó hoàn toàn có quyền xin vào một nhóm khác nếu nhóm đó nhận)
o Một thành viên cũng có quyền bỏ nhóm nếu như họ cảm thấy họ làm phần lớn công việc
trong khi người khác không làm hoặc không giúp đỡ.
(Người này sẽ dễ dàng tìm được nhóm khác hoan nghênh đóng góp của họ)
Chia sẻ trách nhiệm, và cả nhóm nên thống nhất trách nhiệm, nguyên tắc làm việc. Điều đó bao
gồm:
1. Nghĩa vụ phải tham gia, chuẩn bị trước các buổi họp, và phải đến đúng giờ
2. Tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến, tập trung vào giải quyết vấn đề và tránh việc chỉ
trích cá nhân.
3. Có trách nhiệm chia sẻ công việc và hoàn thành công việc đúng thời hạn.
4. Đôi khi, bạn cũng cần phải làm những công việc mà bạn có ít kinh nghiệm, cảm thấy chưa
chuẩn bị đầy đù hay thậm chí còn có người trong nhóm có khả năng làm tốt hơn bạn. Hãy
chấp nhận thử thách đó, nhưng cũng đừng ngại để cho mọi người trong nhóm biết là bạn

cần sự giúp đỡ, huấn luyện, hay thôi không làm được mà xin làm việc khác.
Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 21 ~

Giải quyết tranh cãi
Cách để giải quyết tranh cãi một cách êm thấm nhất là để cả 2 bên
Làm việc với nhau một cách tự nguyện
Hợp tác giải quyết vấn đề
Dưới sự hướng dẫn của một người có kinh nghiệm
Khó khăn là để yêu cầu bạn phải suy nghĩ, chứ không phải để làm
nản chí. Ý chí của con ngƣời sẽ càng cao hơn trƣớc khó khăn.
William Ellery Channing, người Mỹ, 1780-1842

Quá trình sau nên đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của một ngƣời có kinh nghiệm.
Cùng với đối phƣơng đến một nơi riêng tƣ:
Thu thập thông tin: tìm vấn đề mấy chốt và đừng luận tội
Tập trung vào vấn đề, chứ không phải ai đã gây ra lỗi
Không luận tội, bới móc, hay gọi tên để cãi nhau
Mỗi bên đều phải nói rõ quan điểm của mình và xem điều đó ảnh hưởng đến họ như thế nào;
Những người khác lắng nghe một cách tập trung và tôn trọng, nhất là không được ngắt ngang
Mỗi bên lần lượt nhắc lại hoặc nói rõ quan điểm của phía bên kia đúng với cách phía bên kia
nghĩ (thói quen thứ 5 của Franklin Covey: "Thử học cách hiểu người khác trước khi muốn
người khác hiểu mình")
Tất cả mọi người nên cố gắng nhìn vấn đề từ các quan điểm khác, ngoài quan điểm của 2 bên
Các bên suy nghĩ, bàn bạc để tìm ra những điểm chung, ý kiến trung hòa nhất, các phương án
sáng tạo hơn….
Mỗi bên tự nguyện làm những gì mình có thể để giải quyết mâu thuẫn.
Một thương lượng chính thức nên được vạch ra và thống nhất giữa 2 bên;
Nên theo dõi quá trình thường xuyên

Nếu thành công, nên có phần thưởng hoặc mọi người cùng ăn mừng
Giải quyết mâu thuẫn giữa 2 bên nên là một quá trình tự nguyện
Phản ánh giá trị của trường nếu được áp dụng cho cả trường
Được thầy cô đem ra làm mẫu và làm theo
Sẽ thất bại nếu như chỉ được coi là việc của học sinh
Mỗi bên
cần phải thẳng thắn nói lên quan điểm của mình, và cũng cần được tôn trọng khi họ trình bày quan
điểm, cảm thấy sự quan trọng của cả 2 phía. Chính vì vậy, bên nào cũng phải tôn trọng và lắng nghe
phía bên kia, và cố gắng hiểu họ, cùng làm hợp tác làm việc để tìm ra giải pháp trung hòa nhất, có lợi
cho cả 2 bên.
Nếu vẫn không giải quyết đƣợc mâu thuẫn,
nhờ một người thứ 3, trung gian hòa giải; hoặc "cưỡng chế" (người trung gian hòa giải sẽ đưa ra giải
pháp)
Giáo dục là một môi trƣờng thuận lợi
để học giải quyết các vấn đề và các phương pháp hòa giải mâu thuẫn. Cho dù mâu thuẫn là một tình
huống trong lớp học hay là một tình huống tình cảm thật ngoài đời, thì việc học cách giải quyết vấn đề
và cùng hợp tác để tìm được hướng giải quyết phù hợp sẽ giúp bạn có được các kỹ năng mà sau này
bạn hoàn toàn có thể áp dụng vào các tình huống, trường hợp khác. Việc rèn luyện sẽ giúp bạn:
Chấp nhận sự khác nhau
Nhận ra những lợi ích cả hai
bên
Trau dồi kỹ năng thuyết phục
Tăng khả năng lắng nghe
Phá bỏ vòng quay
Học cách phản bác ý kiến của người
khác mà không phải căng thẳng hay gây
sự
Tạo sự tự tin trước những tình huống
bạn có thể thắng
Nhận ra/ Chấp nhận và từ từ giải

quyết sự tức giận và các trạng thái tình
cảm khác
Giải quyết vấn đề!

Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 22 ~

Tăng thêm động lực cho bản thân
Khi còn nhỏ, chúng ta có khả năng tiếp thu cao và những tiến bộ có thể thấy một cách khá rõ ràng.
Khi bắt đầu đạt những yêu cầu tối thiểu của gia đình, trường học và môi trường xung quanh, từ việc
học để hoàn thành mục tiêu của mình, người ta chuyển sang học để làm vui lòng người khác và cũng
để thất bại và học từ những thất bại đó.
Bạn có thể tạo động lực cho bản thân mình như thế nào?
Thiên tài cũng không là gì khác ngoài sự kiên
trì và nhẫn nại. George-Louis Buffon 1707-88
Bày tỏ ý kiến của mình
Diễn thuyết là anh họ của lý lẽ (M F Tupper-1837 người Anh)
Tham gia phát biểu, thảo luận
Trong giờ thảo luận, bạn đừng ngại phát biểu, kể cả khi bạn có ý kiến khác của thầy cô hay bạn cùng
lớp. Ý kiến của bạn có thể và nên được dựa trên sách giáo khoa, các tài liệu đọc khác, nội dung thảo
luận, tài liệu lấy từ thư viện, người có kiến thức trong lĩnh vực này, cũng khi kinh nghiệm riêng của
bản thân bạn .
Trong lớp, hãy chú ý đến những gì giáo viên và bạn cùng lớp đang nói:
 Đánh dấu hoặc ghi nhận xét về những điểm mà bạn muốn trả lời, thảo luận hoặc một điểm bạn
muốn hỏi rõ. Hãy nhớ: một câu hỏi cũng có giá trị như ý kiến được nêu trong nội dung bài
giảng. Nó chứng tỏ là bạn luôn quyết tâm hiểu bằng được ý kiến của người khác và cũng muốn
người khác hiểu mình đang nói gì.
 Mở đầu việc trình bày quan điểm bằng cách nếu tóm tắt ý của mình. Có các gợi ý sau:
"Như cách tôi hiểu vấn đề thì…"

 Bằng cách nhắc lại ý của nội dung thảo luận, bạn sẽ chứng tỏ được rằng bạn đang cố gắng hiểu
đúng vấn để và cũng cho thấy bạn đang hiểu đến đâu. Thường thì khi bạn chia sẻ câu hỏi hoặc
thông tin bạn có, những người khác cũng sẽ chia sẻ thông tin với bạn.
 Đảm bảo là cả lớp và thầy cô hiểu khi nào thì bạn đang tóm tắt còn khi nào bạn đang trình bày
ý kiến của mình.
 Cố gắng giữ các nhận xét luôn liên quan chặt chẽ tới ý mấu chốt và đừng ngại ngần nhìn qua
vào ghi chép khi trình bày. Logic là quan trọng, chứ không cần phải nhanh.
 Khi tranh luận, hãy mở đầu bằng các ví dụ mà tác giả hoặc thầy cô đã đưa ra trước đó (tuy
nhiên trình bày sao cho hợp lí để tránh bị coi là nịnh bợ), nói chung nên dùng ví dụ bạn tự nghĩ
ra để tỏ thái độ đồng tình của bạn với quan điểm của họ. Đây được coi là cách suy nghĩ độc lập
và là một điều rất quan trọng trong học tập.
 Sau khi trình bày xong, bạn có thể hỏi xem có ai có nhận xét hoặc phản hồi gì không để xem
Mọi người có hiểu ý bạn vừa trình bày hay không
Xem là họ đồng ý hay phản đối ý kiến của bạn
 Luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác: bạn sẽ ghi điểm của thầy cô!
Quan niệm rằng:
 Một chút cạnh tranh là một tích cách đặc trưng thể hiện sự cởi mở trong trường học.
 Nói lên được ý kiến một cách đầy đủ cũng vô cùng quan trọng trong việc đánh giá kết quả học
toàn diện của học sinh.
 Đầu tiên, bạn phải nghe và cố gắng hiểu ý kiến của người khác. Tôn trọng ý kiến của họ và
cũng để họ tôn trọng ý kiến của bạn.
 Thầy cô sẽ đánh giá kểt quả học của bạn trong suốt quá trình học của cả học kỳ chứ không phải
chỉ dựa trên điểm bài thi cuối kỳ.
 Tập trung suy nghĩ vào phân tích vấn đề, nhận xét, ý kiến của bạn, và sau đó thì luôn sẵn sàng
lắng nghe quan điểm của người khác.
 Nếu buổi thảo luận sẽ xoay quanh các tài liệu đọc thì bạn nên:
Nghiên cứu kỹ giáo trình, các bài báo, sách giáo khoa
Tìm đoạn diễn tả ý chính của cả bài, và trình bày lại bằng ngôn từ của bạn
Có quan điểm, hoặc ý kiến đối với ý tác giả.


Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 23 ~

Tập trung chú ý trong lớp học
Điều đầu tiên trẻ con nhận ra phải là điều hợp lý
William Penn-1693 người Mỹ
Nếu bạn gặp khó khăn khi nghe giảng trong lớp:
Cố gắng xem trƣớc nội dung chính của bài giảng:
Trước khi lên lớp, xem qua ghi chép của buổi hôm trước và đọc bài của ngày hôm sau.
Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc về bài hôm trƣớc hoặc từ sách giáo khoa, hỏi thầy cô về
những chỗ đó trước khi giờ học bắt đầu
Chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi
bạn nghĩ là thầy cô sẽ có thể hỏi về kiến thức mới của bài học
Tránh các nguồn gây mất tập trung
bạn có thể ngồi phía trước, tránh những bạn cùng lớp hay gây mất trật tự, tập trung nghe
giảng, nghe giảng chủ động và ghi chép
Luôn đặt vị trí mình trong tƣ thế học
ngồi và biểu hiện tập trung, đừng có ngồi một cách uể oải
Thỉnh thoảng chuyển tƣ thế ngồi
Đừng ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng chuyển tư thế ngồi để giúp tuần hoàn máu, tăng
cường oxy lên náo và giúp bạn luôn tỉnh táo
Nếu có thể, hãy chịu khó đặt câu hỏi, hoặc hỏi đề thầy cô giảng rõ hơn,
tham gia vào hoạt động, thảo luận trong lớp với giáo viên.
Tự luyện để đừng đầu hàng với những nguồn gây mất tập trung
"Kỹ năng Nhện"
Dùng một cái dĩa để rung mạng nhện. Con nhện sẽ phản ứng và tới gần xem. Lại rung vài
lần nữa, con nhện khôn hơn ra và biết là không phải con mồi đang giẫy và nhện cũng sẽ
không tới nữa.
Bạn cũng có thể bắt chước. Khi ai đó bước vào lớp, hoặc khi cửa sập, coi như là không

liên can đến mình và đứng chú ý. Thay vào đó, hãy tập trung vào bài học.
Chỉ chú ý đển thầy cô và bài giảng
Khi có người trong lớp đi lại, hoặc ho… tập đừng nhìn vào họ mà thay vào đó, hãy kệ họ
và tập trung vào bài giảng
Khi nói chuyện với ai đó, tập trung vào câu chuyện, nhìn anh ta và lắng nghe xem anh ta
đang nói gì, đừng để tâm đến những điều khác.
Thử dung mẹo nhắc "Bạn đang ở đây, bạn đang ở đây" để lấy lại sự chú ý nếu như bạn bị
phân tán tư tưởng.
Những khoảng thờì gian lo nghĩ
Khoa học đã chứng minh những người giành ra một khoảng thời gian xác định để suy nghĩ và lo âu
sẽ giảm được tới 35 phần trăm sau bốn tuần.
1. Mỗi ngày hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định để nghĩ về
những điều cứ vấn vương trong đầu bạn và chen ngang vào những khi bạn đang tập trung.
2. Khi bạn thấy mình mất tập trung,
hãy tự nhắc nhở mình là sau đây mình sẽ có một khoảng thời gian riêng để lo nghĩ về nó.
3. Hãy buông tha những suy tƣ,
có lẽ là với câu nói: “Tới đây ngay bây giờ”
4. Hãy giữ đúng hẹn,
để lo nghĩ về những vấn đề vẫn hay làm bạn sao nhãng.
Tận dụng một cách đúng đắn những mức năng lƣợng của bạn
Bạn cảm thấy uể oải nhất vào lúc nào? Bạn cảm thấy trùng xuống nhất là lúc nào? Hãy học những
môn học mà theo bạn là khó vào những lúc bạn thấy khỏe khoắn nhất. Nếu như buổi chiều muộn là
lúc bạn uể oải nhất? Hãy học những môn học bạn thấy hứng thú nhất vào lúc đó.
Phần lớn học sinh, sinh viên thường hoãn những môn khó học nhất tới tận chiều muộn, và lúc đó thì
khó có thể tập trung đựơc. Hãy đảo ngược lại. Dành khoảng thời gian sung sức nhất của bạn để hoc
những môn học khó, những cái dễ để học sau. Chỉ riêng việc làm như vậy cũng đã giúp bạn tập
trung hơn.

Tài liệu được lấy từ "Help Yourself " với sự cho phép của University Counseling Services, Kansas State University
Có thể xem them: J. R. Hayes, The Complete Problem Solver, Franklin Institute Press, 1981

Cẩm nang và chiến lược học tập…. 8-Jan-10 10:41:17 AM (1.3)

www.123chiase.com - Sharing further developing! ~ 24 ~

Những thói quen có ích cho việc học tập hiệu quả
Bạn có thể chuẩn bị để thành công trong quá trình học tập.
Hãy cố gắng tăng cƣờng và cảm thấy hứng thú với những thói quen sau:
Tự có trách nhiệm với bản thân:
Trách nhiệm có nghĩa là nhận thức được rằng để, thành công bạn phải có khả năng xác định
rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn.
Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị trí trung tâm:
Đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng.
Việc hôm nay chớ để ngày mai:
Tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích
của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.
Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với bạn:
Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc bạn có thể tập trung nhất và làm việc hiệu quả nhất? Hãy
dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.
Hãy luôn coi mình là ngƣời chiến thắng:
Dù đó là vì lợi ích của bạn, hay của bè bạn, của thầy cô hay những người hướng dẫn, bạn là
người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình và cống hiến hết mình cho lớp học của bạn.
Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của
những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn
thu được.
Trƣớc tiên, hãy hiểu mọi ngƣời, sau đó hãy cố gắng để mọi ngƣời hiểu mình:
Khi bạn có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như thắc mắc về điểm số, hay bạn muốn nộp
bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt mình vào địa vị của thầy cô. Bây giờ, bạn hãy
tự hỏi mình xem khi đó thì cách trình bày như thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận.
Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề:
Nếu như bạn không hiểu sách giáo khoa viết gì, bạn không nên chỉ đọc lại. Hãy thử một

cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô, gia sư của bạn, hay bạn bè…
Liên tục thử thách chính mình
Tâm trạng: Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu
học. Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt
đầu việc học.
Nhắc lại Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn
vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn.
Sự hiểu biết: Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu
lại. Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải
quyết được
Sự hiểu biết: Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu
lại. Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải
quyết được
Mở rộng Trong bước này, hãy đặt ra ba dạng câu hỏi liên quan tới những gì
bạn vừa học
- Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì?
- Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị?
- Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các
học sinh, sinh viên khác?
Ôn lại: lƣớt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành. Xem xem phương
thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng
vào những gì bạn đang học.
Học tập cũng nhƣ Mặt trời lung linh nơi thiên đàng - Wm Shakespeare người Anh

×