MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nhân loại đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Việt Nam hội nhập
WTO, đây là bước chuyển mình quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta có
thêm rất nhiều cơ hội để phát triển đất nước, song những thách thức mà công cuộc
hội nhập đem lại cũng không nhỏ, một trong số đó là vần đề môi trường đang bị đe
dọa nghiêm trọng bởi hoạt động sản xuất tràn lan, thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà
nước. Không khó để chúng ta nhận ra rằng một thập kỷ phát triển nhanh
chóng ở Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước, tài nguyên
thiên nhiên sụt giảm nghiêm trọng…Mụi trường đang kêu cứu từng ngày, cả xã hội
đang lên tiếng từng giờ vì một hành tinh xanh. Vấn đề môi trường trở nên nóng hơn
bao giờ hết.
Phát triển bền vững là sự tương tác, sự thỏa hiệp hay dung hũa của cả ba hệ
thống,đó là: kinh tế, xã hội và môi trường. Để đánh giá mức độ phát triển bền vững
phải cần đến các thước đo tính bền vững về kinh tế, về xã hội và cả về môi
trường.Do vậy, việc phát triển lâm nghiệp cũng là một yếu tố của phát triển bền
vững vì ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường,
bảo tồn đa dạng sinh học,xúa đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi góp
phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.
Mặt khác, lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả
các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng húa và dịch vụ từ rừng như các hoạt động
bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ
môi trường có liên quan đến rừng. Việt Nam nổi tiếng với hệ sinh thái rừng có giá trị
đa dạng sinh học cao mang tính toàn cầu. Vị thế của ngành lâm nghiệp
Việt Namtrong khu vực và trên thế giới đang trở nên ngày càng quan trọng. Việt
Nam cũng nằm trong danh sách 4 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu, và lâm nghiệp được coi là một lĩnh vực chủ chốt đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong việc thích ứng với các biến đổi khí hậu. Đồng thời,
Việt Nam cũng được đánh giá cao vì những
thành tựu phát triển kinh tế và xúa đối giảm nghèo trong mấy thập kỷ gần đây.
Như vậy, phát triển lâm nghiệp không chỉ có tác động đến môi trường mà còn có tác
động trên cả lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Vai trò của lâm
nghiệp đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Lâm nghiệp là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, họ nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, phong phú và đa dạng. Như: vấn đề bảo vệ
rừng, quy hoạch rừng, bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên rừng…
Trong khuôn khổ của đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu, đánh giá những
thành tựu và hạn chế, đưa ra các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển
ngành lâm nghiệp trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiện vụ nghiên cứu
3. 1. Mục đích:
Nhằm làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến ngành lâm nghiệp
Giúp chúng ta hiểu tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện
nay, những thành tựu đạt được và những hạn chế của nú, nguyên nhân của những
hạn chế đó.
Đưa ra một số phương hướng và giải pháp phát triển ngành này trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ:
Trình bày các chính sách phát triển ngànhlâm nghiệp của Đảng và Nhà nước
ta trong giai đoạn hiện nay.
Đúc kết kinh nghiệm đưa ra những đề xuất, kiến nghị trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. 1Đối tượng nghiên cứu
Tình hình phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vai trò của ngành lâm nghiệp trong sự phát triển bền vững của đất nước.
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của CN Mác -
Lờnin
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc phát triển ngànhlâm
nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lờnin kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích,
tổng hợp lụgic.
Bên cạnh đó có phương pháp tổng hợp và phân tích, hệ thống hoá các tài
liệu thu thập được, chọn lọc có kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả đi
trước.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài của chúng tôi góp phần nhận thức một cách toàn diện về tình hình phát
triển ngành lâm nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đưa ra một số
phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hơn nữa ngành này.
Nghiên cứu đề tài này tạo cơ sở để các cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể
kinh tế nhận thức đúng đắn về ngành lâm nghiệp, từ đó có ý thức ủng hộ và tạo
điều kiện để phát triển ngành này.
Mỗi cá nhân, hộ gia đình có thể vận dụng những hiểu biết của mình về
ngành này trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân và gia đình.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được
kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về ngành lâm nghiệp
Chương 2: Quá trình phát triển ngành lâm nghiệp ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp để phát triển ngành lâm nghiệp ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LÂM NGHIỆP
1.1.Điều kiện tự nhiên và xã hội
1.1.1.Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái
Bình Dương. Việt Nam có diện tích 331. 297km
2
với đường biên giới trên đất liền
dài 4. 550 km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào và
Campuchia; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang
hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23
0
23’ Bắc đến 8
0
27’ Bắc, dài 1. 650 km theo hướng
Bắc - Nam, phần rộng nhất trên đất liền chừng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km.
1.1.2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình Việt Nam đa dạng, bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm
lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió
mùa, nóng ẩm, phong húa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.
Đồi núi chiếm tới 3/ 4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1. 000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2. 000m chỉ chiếm
1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài
1. 400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dóy núi đồ sộ nhất đều nằm ở
phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan - xi - phăng cao nhất bán đảo Đông Dương
(3.143m). Càng ra phía Đông, các dóy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một
dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây
không có những dóy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh
thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành
Tây Nguyên, rỡa phía đông được nâng lên thành dóy Trường Sơn. Đây là lợi thế
cuả Việt Nam cho phát triển ngành lâm nghiệp
Đồng bằng chỉ chiếm 1/ 4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách
thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là
đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16. 700 km2) và đồng bằng Nam Bộ
(lưu vực sông Mê Công, rộng 40. 000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một
chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng
thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Húa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15. 000
km2.
Khí hậu Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ
cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều
mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới
gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn
lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí
hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ
thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Do chịu sự tác động mạnh của
gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung
bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á.
Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: Miền Bắc (từ đèo Hải
Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (Xuõn-Hạ-Thu-Đụng),
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam . Miền Nam (từ đèo
Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều
hũa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa).
Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí
hậu. Có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;
có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La. Đây là khu vực thuận lợi cho
trồng các loại cây công nghiệp
Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21
0
C đến 27
0
C và tăng dần từ
Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25
0
C . Mùa Đông ở
miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng. Ở
vùng núi phía Bắc, như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0
0
C,
có tuyết rơi.
Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1. 400 - 3.
000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1. 500 đến 2. 000 mm. Độ ẩm
không khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên
Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán (trung bình một
năm có 6 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán đe dọa).
Thủy văn: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2. 360 con sông
dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung.
Dọc bờ biển cứ khoảng 20 km lại có 1 cửa sông, do đó giao thông đường thủy khá
thuận lợi; đồng thời cũng nhờ đó mà Việt Nam có nhiều các
cảng biển lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu,
Sài Gũn… Hai sông lớn nhất ở Việt Nam là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên
hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được
bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa
cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt. Đây là
điều kiện thuận lợi cho chúng ta có nhiều khả năng phát triển lâm nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên:Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận
lợi cho phát triển lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng
14 600 loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại
cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao.
Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên với 3/ 4 là đồi núi thuận lợi
cho phát triển lâm nghiệp.
1.1.3. Dân số
Việt Nam là một quốc gia đông dân, trong một cuộc Tổng điều tra dân số và
nhà ở đó tiến hành vào thời điểm 1/ 4/ 2009 dân số Việt Nam đã đạt gần 85, 8 triệu
người. Như vậy nước ta là một nước có thế mạnh về nguồn lao động
1.2. Phát triển lâm nghiệp là một tất yếu khách quan
Ngay từ buổi đầu của lịch sử , con người đã lấy từ rừng các thức ăn, chất
đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống; rừng được coi là cái nụi sinh ra và là môi
trườngsống của con người. Khai thác, lợi dụng và tái tạo tài nguyên rừng ngày
càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội luôn đòi hỏi phải có
hệ thống quản lý rừng thích hợp. Hai quá trình này phát triển ngày càng cao và dần
dần hình thành ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp ra đời ngày càng có vị trí
quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Như vậy lâm nghiệp ra
đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã
hội đối với rừng và vai trò của xã hội đối với rừng thông qua chức năngquản
lý, gìn giữ và phát triển rừng
1.3.Vai trò
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp
trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời
sống xã hội. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi " Rừng là tài nguyên quý
báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh
thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân
dân với sự sống còn của dân tộc.
Rừng vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị bảo vệ môi trường, rừng là hợp
phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Về mặt kinh tế, rừng cung cấp gỗ
xây dựng, củi đun nấu, là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp nhẹ và công
nghiệp húa học, cung cấp dược liệu, thịt thú rừng. . . . Rừng còn có giá trị bảo vệ
môi trường như: chống súi mòn đất, điều hũa nước mặt nước ngầm, điều hũa khí
hậu, tạo môi trường sinh thái an toàn cho các loài động thực vật, chắn gió, làm
sạch không khí. Rừng được xem như những nhà máy lọc bụi khổng lồ, trung bình 1
ha rừng thông/ năm có khả năng hút 36. 4 tấn bụi từ không khí, rừng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng hàm lượng ooxxy và cacbonic trong khí
quyển
Hai mặt giá trị kinh tế và giá trị sinh thái của rừng có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Việc chạy theo những giá trị kinh tế lớn trước mắt có thể làm mất đi giá trị
sinh thái, một khi giá trị sinh thái không còn thì giá trị kinh tế cũng mất đi. Chỉ biết
chạy theo giá trị kinh tế của rừng và không tôn trọng quy luật tự nhiên của nú là
nguyên nhân khiến cho tài nguyên rừng từ một tài nguyên có thể tái tạo có thể trở
thành tài nguyên không thể tái tạo.
.
Có thể nói đến một số vai trò chủ yếu sau:
1.3.1.Vai trò cung cấp
Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết
là gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các
tầng lớp dân cư.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản.
Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe
cho con người.
Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu đời
sống xã hội.
1.3.2.Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái
Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hũa dòng chảy, chống xói
mòn rửa trôi thoái húa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt,
hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện.
Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập
của nước mặn. . . bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển
Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng
khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hũa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt
và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất
Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch
Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là
nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
1.3.3.Vai trò xã hội
Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan
trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xúa đói giảm nghèo
cho xã hội. Lâm nghiệp có thể tự hào rằng trong mọi hoàn cảnh đã nỗ lực phấn đấu
hoàn thành những nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp quan trọng vào sự
nghiệp chung bảo vệ tổ quốc và xây dựng XHCN. Trong những năm tháng khó
khăn, đất nước còn nghèo, rừng đã là điểm tự quan
2006 - 2020 ” của Thủ tướng chính phủ thông qua ngày 05/ 02/ 2007 bao
gồm một số nội dung chủ yếu sau:
Chương trình quản lý rừng và phát triển bền vững nhằm quản lý phát triển
và khai thác rừng hợp lý bảo đảm phát triển bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng
về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội., đặc biệt tại các khu vực miền núi có
các dân tộc ít người sinh sống, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa
dạng sinh học và cung cấp dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc
gia.:
Bảo vệrừng, bảo tồn đa dạng sinh học một cách bền vững và hiệu quả với sự
tham gia tích cực của các cấp, các ngành, cộng đồng địa phương và toàn xã hội và
tăng cường đóng góp từ các dịch vụ môi trường rừng.
Sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế chủ yếu dựa vào các
nguồn gỗ và lâm sản ngoài gỗ nội địa được quản lý bền vững; áp dụng các công
nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng về cơ bản các nhu cầu
lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng công nghiệp chế biến
lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế cuả ngành lâm nghiệp.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, giáo dục,
đào tạo, khuyến lâm nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành lâm
nghiệp. Lấy khoa học công nghệ làm động lực cho phát triển ngành, gắn nghiên
cứu, đào tạo với sản xuất và thị trường nhằm nâng cao các đóng góp của ngành vào
tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và cải thiện sinh kế cho những
người dân làm nghề rừng.
Tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động lâm nghiệp theo
định hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; kiện toàn hệ thống tổ chức đồng
thời đổi mới công tác lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp (VEN) - Nhằm
xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển lâu dài cho ngành lâm nghiệp Việt
Nam.
Thực ra thì hai học thuyết này là không khác nhau về bản chất, nhưngmỗi
học thuyết nhấn mạnh về một khía cạnh đặc trưng riêng của rừng. Cả hai học
thuyết đều sử dụng các nguyên lý cơ bản của sinh thái học khi nghiên cứu một đơn
vị tự nhiên trong sinh quyển. Chúng đều được thừa nhận và sử dụng trong khoa
học nghiên cứu về rừng.
2.3. Hiện trạng phát triển ngành lâm nghiệp trên thế giới
2.3.1. Hiện trạng phát triển lâm nghiệp trên thế giới
Ngay từ thời cổ xưa, cuộc sống củ con người đã gắn chặt với rừng và các
nguồn tài nguyên rừng. Sự phát triển nền văn minh nhân loại cũng kéo theo sự tăng
cường việc sử dụng các loại tài nguyên rừng và trước hết là gỗ. Gỗ được dùng làm
nhiên liệu, vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác nhau.
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, nhiều khu rừng rộng lớn ở châu Âu đã được
khai thác để sản xuất than củi cần thiết cho việc nấu chảy kim loại. Ngày nay, gỗ
được sử dụng cho nhiều mục đích đa dạng hơn: gỗ trụ mỏ, làm giấy, chất dẻo,sơn.
Gỗ còn được coi là nguyên liệu đầu tiên của ngành công nghiệp húa học.
Những thống kê vào năm 1958 cho thấy riêng Bắc Mỹ, Đông Âu, và Liên
Xô cũ đã đóng góp 63% tổng sản lượng gỗ khai thác trên thế giới. Lượng gỗ khai
thác trên thế giới được sử dụng như sau: 45% làm nguyên liệu, 35% cho xây dựng,
12% cho sản xuất giấy, 3% làm trụ mỏ, 5% vào các mục đích khác như nguyên liệu
cho công nghệ húa học, cột hàng rào, chưng gỗ để thu nhựa, metanol, axit axetic,
dầu. Người ta cũng có thể sản xuất đường và các sản phẩm khác từ gỗ, và đường từ
gỗ này có thể chế biến thành rượu (220 - 240 lit) hoặc sử dụng để nuôi cấy nấm
men (50kg) giàu protein và vitamin B.
Rừng không chỉ cung cấp gỗ củi, vật liệu cho xây dựng và nguyên liệu cho
nhiều mục đích khác như nhựa cây, dược liệu Rừng còn là nơi cung
Năm 1943 nước ta có khoảng 14,3 triệu ha rừng với tỷ lệ che phủ là 43,8%.
Đến năm 1976 giảm xuống còn11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn34%.Năm 1985
còn 9, 3 triệu ha, tỷ lệ che phủ là 29.8% và năm 1990 chỉ còn 27.7%, tỷ lệ che
phủnày thấp hơn so với mức báo động (30%). Diện tích rừng bình quân cho 1
người là 0, 13 ha (1995), thấp hơn mức trung bình ở vùng Đông Nam Á (0, 42
ha/người).
Trong những năm gần đây, công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệrừng đã
làm tăng diện tích rừng và độ che phủ của rừng, cụ thể là: Đến năm 1995 tăng lên
28,1%, năm 2000 tăng lên 33%, năm 2002 là 35,1%, năm 2003 là 35,6%. Trong
diện tích ấy có tới 14% diện tích rừng là rừng mới trồng.
Tính đến ngày 31/12/2005, diện t ích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha, trong
đó có khoảng 10,28 triệu ha là rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha là rừng trồng. Độ che
phủ rừng là 37%. Tổng trữ lượng gỗ là 813,3 triệu m3 (rừng tự nhiênchiếm 94%)
và khoảng 8, 5 tỷ cây tre nứa. Tuy diện tích rừng có tăng, nhưngchất lượng rừng tự
nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng hộ.
Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng toàn quốc cũn6, 76 triệu ha, trong đó đất
trống đồi núi trọc là 6, 16 triệu ha, chiếm 18,59%diện tích tự nhiên của cả nước,
chủ yếu là đất bị thoái hoá. Đõy là nguồn tiềmnăng nhưng đồng thời cũng là thách
thức cho phát triển lâm nghiệp.
Trước đây, rừng nước ta hầu hết là rừng giàu hoặc rừng trung bình, sự khai
thác rừng bừa bãi không chỉ làm suy giảm tỷ lệ che phủ mà còn làm suy giảm chất
lượng rừng. Rừng giàu hiện nay chỉ chiếm 11% diện tích rừng, rừng trung bình là
33% và rừng nghèo lên tới 56% diện tích rừng. Tốc độ tăng trưởng trung bình của
rừng nước ta hiện nay là 1 – 3m
3
/ha/năm, đối với rừng trồng đạt tới 5 –
10m
3
/ha/năm.
Diện tích rừng bình quân theo đầu người ở nước ta thấp hơn nhiều so với
mức trung bình của thế giới và vùng Đông Nam Á. Bình quân diện tích rừng theo
đầu người ở nước ta năm 1943 là 0. 64 ha/người, sau đó giảm
Để tiếp tục thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, trong những
năm tới Việt Nam sẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ cải thiện và mở rộng diện
tích rừng giàu, rừng kín, rừng nguyên sinh; ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng,
cháy rừng và khai thác bừa bãi vốn rừng; tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn các
khu vực giàu đa dạng sinh học, đi đôi với quản lý, bảo vệ chặt chẽ việc khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3.2. 2. Chương trình bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển môi
trường
Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (khúa IX) đã ban hành Nghị
quyết số 41-NQ/ TW “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
húa, hiện đại húa đất nước”. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công
tác bảo vệ môi trường đã đạt được một số kết quả nhất định. Luật Bảo vệ môi
trường (năm 2005) và Luật Đa dạng sinh học (năm 2008) đã được Quốc hội thông
qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường tiếp tục được bổ sung,
hoàn thiện và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhận thức, ý thức về
công tác bảo vệ môi trường trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, đoàn thể, của các tầng lớp nhân dân được nâng lên một bước. Lần đầu tiên
nhóm chỉ tiêu về môi trường đã được xây dựng đưa vào các chỉ tiêu định hướng
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và hình thành mục chi ngân sách
cho sự nghiệp môi trường với mức chi hàng năm không dưới 1% tổng chi ngân
sách nhà nước. Hệ thống các cơ quan quản lý môi trường từ Trung ương đến cơ
sở được tăng cường, lực lượng cảnh sát môi trường đã được thành lập và đi vào
hoạt động. Những vấn đề bức xúc và các điểm nóng về môi trường đang từng
bước được giải quyết.
Tuy nhiên, việc thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
Nghị quyết số 41-NQ/ TW đã đề ra còn nhiều thiếu sót, công tác bảo vệ môi trường
còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững của nhiều cấp ủy, lãnh đạo các cấp, các ngành, doanh
giải pháp cụ thể để thực hiợ̀n tụ́t các nhiợ̀m vụ trong Nghị quyết 41 và Chỉ
thị này; đưa nội dung kiểm điểm công tác bảo vệ môi trường vào báo cáo tổng kết,
đánh giá định kỳ của cơ quan, đơn vị.
2- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý
thức bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong
tuyên truyền về bảo vệ môi trường; đa dạng húa nội dung, hình thức tuyên truyền,
làm cho nhân dân hiểu rõ hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm môi
trường và biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, đời sống xã hội và sự phát
triển bền vững của đất nước; những bài học và kinh nghiệm về bảo vệ môi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu của các nước trong khu vực và trên thế giới; công
bố công khai những tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
và hình thức xử lý. Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo
khoa của hệ thống giáo dục quốc dân. Coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ
môi trường trong các tầng lớp nhân dân. Xây dựng tiêu chí về môi trường vào đánh
giá hoạt động của từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, gia đình, làng, bản, khu
phố, tập thể, cá nhân, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Phát hiện, nhân rộng và tuyên
truyền các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường. Duy trì và phát triển
giải thưởng môi trường hàng năm.
3- Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
nhằm cụ thể hoá và hướng dẫn đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh
học; sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ Luật Hình sự.
Quy định các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
xây dựng và ban hành quy định bồi thường thiệt hại về môi trường. Kiện toàn hệ
thống quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến cơ sở ; bảo đảm ở cấp
huyện có bộ phận quản lý
Thứ tư, xây dựng bộ máy quản lý và hệ thống tổ chức cần thiết để thực hiện
được những mục tiêu bảo vệ rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
3.4.Các chính sách và giải pháp quản lý phát triển tài nguyên rừng Việt
Nam
Luật về rừng và hành động quản lý và phát triển tài nguyên rừng (1991) đã
xác định đất rừng bao gồm đất có rừng và các loại đất chưa có rừng được quy
hoạch cho trồng rừng. Từ cuối những năm của thập niên 1990 Việt Nam đã thực
hiện " Chương trình hành động về rừng", tuy nhiên chương trình này chưa có hiệu
quả cao. Từ năm 1993, chúng ta đã chuyển dần từ chính sách quản lý Nhà nước
đơn thuần sang thực hiện chính sách mới về quản lý rừng theo phương thức truyền
thống với sự tham gia của người dân, gắn liền với việc sử dụng đất một cách tổng
hợp.
Chính sách và giải pháp cơ bản để quản lý, phát triển tài nguyên rừng
ViệtNam là chuyền từ lâm nghiệp tập trung lấy lâm trường quốc doanh làm chính
sang chính sách quản lý mới gắn với nền lâm nghiệp xã hội có sự tham gia tích cực
của người dân. Họ được hưởng lợi ích từ rừng và gắn bó chặt chẽ với rừng với
rừng. Thực hiện giao khoán đất rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Tiến tới tất cả
rừng và đất rừng đều có chủ quản lý thực sự, hướng tới xã hội húa nghề rừng.
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và xác định lâm phần ổn định
Ngành lâm nghiệp hiện quản lý 9, 3 triệu ha đất có rừng và 9, 7 triệu ha đất
chưa có rừng. Rừng được chia làm 3 loại để quản lý, bảo vệ và phát triển khác
nhau là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Trừ diện tích núi đá trên 1
triệu ha, dự kiến quy hoạch đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng là:
- Rừng phòng hộ: Quy hoạch 6 triệu ha, hiện đã có 3478, 7 nghìn ha.
- Rừng đặc dụng: Quy hoạch 2 triệu ha, hiện có 898, 3 nghìn ha.
- Rừng sản xuất: Quy hoạch 9, 6 triệu ha, hiện có 4, 9 triệu ha.
núi là một trong những chính sách quan trọng mà Chính phủ quan tâm nhằm
tăng cường việc bảo vệ và quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có.
Rừng là một tài nguyên quan trọng của đất nước, nú không chỉ có ý nghĩa
kinh tế mà còn có vai trò to lớn bảo vệ môi trường sinh thái. Tất cả các chính sách,
các giải pháp được đưa ra đều nhằm mục đích quản lý bền vững tài nguyên rừng
hiện có và phát triển vốn rừng cho tương lai. Những vấn đề nổi bật góp phần quản
lý tốt tài nguyên rừng là: xác định rõ lâm phần ổn định cho cả ba loại rừng phòng
hộ, đặc dụng và sản xuất trên thực tiễn; xác định rõ các chủ rừng; xác định các
quyền lợi và nghĩa vụ để tạo điều kiện cho người dân gắn bó với rừng và được
hưởng lợi từ rừng.
Trong thực tiễn hiện nay đã có nhiều hình thức sở hữu rừng, chủ yếu dưới
các dạng sau: Rừng Nhà nước, do các tổ chức Nhà nước quản lý (các ban quản lý
rừng, các Hạt kiểm lâm, các Lâm trường ), các tổ chức này có quyền giao khoán
cho các hộ gia đình gây trồng, bảo vệ rừng theo thời gian và quy ước cụ thể; Rừng
tập thể là các rừng Nhà nước giao cho các hợp tác xã nông - lâm nghiệp quản lý;
Rừng cộng đồng, do các thôn bản quản lý, thường đã được hình thành từ các thế hệ
nối tiếp nhau. Hiện nay nhiều tỉnh cũng tiến hành giao một số diện tích rừng nhất
định cho thôn bản quản lý dưới hình thức rừng cộng đồng; Rừng của các hộ gia
đình, cá nhân được hình thành trông quá trình giao đất giao rừng của Nhà nước,
chủ yếu là rừng trồng.
Hiện nay, ngành Lâm nghiệp cũng đang tiến hành nghiên cứu soạn thảo các
quy định chuẩn bị cho cấp chứng chỉ rừng. Trước mắt cần xác định các tiêu thức
chủ yếu cho một khu rừng được cấp chứng chỉ. Ngoài các giải pháp thực hiện
trong nước, Việt Nam còn tham gia ký kết và thực hiện các công ước Quốc tế và
đẩy mạnh hợp tác Quốc tế nhằm thực hiện một cách có hiệu quả việc bảo vệ và
phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.
Giải pháp về khoa học công nghệ
Trong những năm qua, với sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta cùng với sự
say mê nhiệt huyết trong nghiên cứu của các nhà khoa học, những đề
Nghiên cứu một số lĩnh vực mũi nhọn của ngành: Nghiên cứu công nghệ chế
biến vật liệu mới từ các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ mọc nhanh, những nguyên liệu
ngoài gỗ theo hướng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu những giải pháp công nghệ nhằm nâng giá trị sử dụng của lâm
sản và đa dạng húa loịa hình sản phẩm.
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây
phát triển mạnh. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất đồ gỗ trong
nước đang ngày càng được các bạn hàng quốc tế ưa chuộng; tạo ra nhiều công ăn
việc làm và kim ngạch xuất khẩu cao.
Thế nhưng, nhân lực cho ngành này lại đang rất thiếu, nhất là thợ giỏi, thợ
có tay nghề cao.
Cả nước hiện có khoảng 2. 600 doanh nghiệp chế biến gỗ, sử dụng đến 170.
000 lao động. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả nước
một thời gian dài. Năm 1996, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chỉ đạt 61 triệu USD, đến
năm 2008 đã đạt tới 2, 8 tỷ USD, tăng 459% và ngành chế biến xuất khẩu gỗ trở
thành 1 trong 5 ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Đồ gỗ ViệtNam đã
vươn lên đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có mặt trên thị trường hơn 120 nước
trên thế giới.
Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách
thức. Bên cạnh công nghệ dây chuyền thiết bị, máy móc làm đồ gỗ lạc hậu; có tới
80% nguyên liệu cũng như các phụ liệu cho sản xuất như sơn, keo, các loại giấy…
phải nhập khẩu thì điểm yếu lớn nhất khiến cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm
gỗ Việt Nam yếu thế hơn so với các sản phẩm gỗ của Trung Quốc, Thái Lan,
Malaysia vì năng suất lao đông thấp, thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.
Theo Khoa chế biến lâm sản, trường Đại học Lâm nghiệp, trong khoảng 170.
000 lao động trong ngành gỗ thì mới chỉ có 3% lao động có trình
độ đại học, công nhân kỹ thuật chiếm 30%, còn lại là lao động phổ thông.
Chỉ tính riêng tỉnh Bình Dương, hiện toàn tỉnh có khoảng 507 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến đồ gỗ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, thu
hút khoảng 110. 000 lao động. Trong khi đó, nhu cầu nguồn nhân lực ngành gỗ ở
Bình Dương hàng năm tăng 11. 000 – 15. 000 người. Chỉ tính riêng tỉnh
Bình Dương, hiện toàn tỉnh có khoảng 507 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất, chế biến đồ gỗ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, thu hút khoảng 110.000
lao động. Trong khi đó, nhu cầu nguồn nhân lực ngành gỗ ở Bình Dương hàng năm
tăng 11.000 – 15.000 người.
Riêng năm 2008, ở một số công ty đồ gỗ có quy mô lớn, máy móc hiện đại
như Công ty TNHH Lode Star, Công ty TNHH RK ResoRees, Công ty TNHH
River Wood Limbeer Việt Nam, Công ty Trường Thành… cần trên 10. 000 lao
động nhưng chỉ tuyển dụng được 4. 200 người.
Còn theo Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM, hiện gần như các
doanh nghiệp gỗ trong thành phố đều đang thiếu lao động. Do nhu cầu đặc thù của
ngành mộc và yếu tố xuất khẩu, các doanh nghiệp cần nhất là thợ mộc chạm trổ,
vẽ, thiết kế mẫu, mộc trang trí nội thất, mộc xây dựng có nhiều kinh nghiệm, có
trình độ từ trung cấp trở lên.
Đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu
Hiện số các cơ sở có đào tạo nghề mộc rất ít, đa số là các khúa đào tạo ngắn
hạn. Cả nước chỉ có 5 trường dạy nghề có liên quan đến ngành gỗ. Tuy nhiên,
trong đó có tới 4 trường là đào tạo công nhân trồng rừng, khai thác gỗ từ rừng, duy
nhất chỉ có 1 trường ở tỉnh Hà Nam dạy nghề chế biến gỗ nhưng lại chế biến gỗ
mỹ nghệ, chạm khắc.
Như vậy, công nhân chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay gần như chỉ được đào tạo
ngay chính trong nhà máy của mình chứ không có trường đào tạo ban đầu.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và
lâm sản Việt Nam (Viforest), để ngành công nghiệp gỗ đứng vững, các doanh
nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đầu tư
trang thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm. Đi kèm với điều này phải là một đội ngũ lao động có tay nghề cao, kỹ
thuật hiện đại có thể sử dụng được các thiết bị công nghệ mới.
Chính vì vậy, các địa phương cũng như các ngành liên quan cần tập trung
phát triển nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở đào tạo thợ có tay nghề, trình độ cao
cho ngành chế biến gỗ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngành gỗ cũng cần phải quan
tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Theo khuyến cáo của Viforest, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần chủ động
liên kết với các trường, trung tâm đào tạo, gửi công nhân đi học để bảo đảm nguồn
nhân lực có tay nghề ổn định lâu dài. Với trên 420 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này, cần quan tâm đào tạo tiếng Anh để công
nhân có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức khi làm việc cũng như tiếp thu được kỹ
thuật và luật pháp nước ngoài.
Giải pháp hợp tác quốc tế
Để làm tốt vai trò như một nhân tố thúc đẩy KHCN thì cần tận dụng tối đa
việc hợp tác, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ của các viện nghiên cứu quốc
tế.
Các viện nghiên cứu quốc tế có trình độ nghiên cứu rất cao, cập nhật và
thường tiên liệu trước được các vấn đề mà nông nghiệp các nước đang phát triển sẽ
gặp phải. Do đó, họ có những nghiên cứu đón đầu để phát triển công nghệ, vật liệu
phục vụ, thích nghi. Chính vì thế, chúng ta cần có chiến lược cụ thể ở mức độ quốc
gia để tiếp cận các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu
quốc tế. Cần dành kinh phí hỗ trợ ít nhất 1 - 2 viện đầu mối có đủ trình độ để tiếp
thu và chuyển giao các công nghệ mới về nước.
Cùng với việc đào tạo cán bộ là tổ chức các đề tài hợp tác nghiên cứu
thường xuyên với các trung tâm nghiên cứu quốc tế, lôi kéo sự tham gia của các
cán bộ trung tâm này vào giải quyết các vấn đề của nông nghiệp Việt
Nam. Trong trường hợp cần thiết, có thể tổ chức hội đồng tư vấn chuyên đề
giữa các viện nghiên cứu quốc tế và Việt Nam về những vấn đề quan trọng nhất
định. “Đõy là cách nhanh nhất, rẻ nhất để có được các kết quả ứng dụng trình độ
cao”, PGS Lê Huy Hàm nhấn mạnh.
Hợp tác quốc tế trong KHCN nông nghiệp sẽ giúp Việt Nam bắt kịp sự phát
triển của KHCN nông nghiệp tiên tiến trên thế giới
Trong khi đó, các tổ chức quốc tế như FAO, UNDP, UNIDO, TWAS, các tổ
chức phi chính phủ, các quốc gia thông qua đại sứ quán - bản thân không phải là
tổ chức KHCN nhưng lại là nguồn tài chính rất đáng kể giúp chúng ta phát triển
KHCN và ứng dụng vào những lĩnh vực rất cụ thể thông qua việc cung cấp tài
chính cho xây dựng tiềm lực KHCN và hợp tác quốc tế.
Chúng ta chưa có thói quen và kinh phí trong việc cử cán bộ đi dự các hội
nghị quốc tế hay trao đổi với các đồng nghiệp nước ngoài. Cho nên, theo kiến nghị
của PGS Lê Huy Hàm, dù kinh phí hạn hẹp nhưng vẫn nên có những chương trình
trao đổi, thực tập ngắn hạn ở nước ngoài cho cán bộ khoa học đầu đàn bên cạnh
chương trình đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
(Chương trình 322) nhằm giúp các nhà khoa học cải tiến kiến thức và thúc đầy hợp
tác quốc tế.
Trong thời gian qua, Viện Di truyền nông nghiệp đã tận dụng được hợp tác
quốc tế để phát triển nguồn lực, bao gồm việc xây dựng phòng thí nghiệm, mua
sắm trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực và tiếp cận các công
nghệ mới.
Trong thời gian tới, trước thách thức phải sản xuất gấp đôi lương thực đến
năm 2050 trên cùng một diện tích đất để đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước
trong bối cảnh dân số tăng, đất canh tác giảm, khí hậu thay đổi, nước biển dâng, ô
nhiễm môi trường, KHCN nông nghiệp cần có đóng góp hết sức hiệu quả mới có
thể giúp ngành nông nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Tiến hành hợp tác quốc tế ở
kênh, mọi cấp độ, từ nghiên cứu cơ bản tới nghiên cứu phát triển, chuyển giao
công nghệ và đào tạo cán bộ cần được
khai thác tối đa để đảm báo góp phần xây dựng một nền KHCN nông nghiệp
có cơ sở hạ tầng vững chắc, đồng bộ, luôn đổi mới, có lực lượng cán bộ giỏi, đủ
sức tiếp cận với KHCN hiện đại nhất để áp dụng giải quyết các vấn đề nông nghiệp
của đất nước.
Tiến hành hợp tác quốc tế ở kênh, mọi cấp độ, từ nghiên cứu cơ bản tới nghiên cứu
phát triển, chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ cần được khai thác tối đa để
đảm báo góp phần xây dựng một nền KHCN nông nghiệp có cơ sở hạ tầng vững
chắc, đồng bộ, luôn đổi mới, có lực lượng cán bộ giỏi, đủ sức tiếp cận với KHCN
hiện đại nhất để áp dụng giải quyết các vấn đề nông nghiệp của đất nước.
KẾT LUẬN
Môi trường là lá phổi xanh sự sống. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế - xã hội phải
đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Tất cả các bài học kinh nghiệm rút ra trong
quá trình quy hoạch phát triển trước đây cần phải vận dụng triệt để cho quá trình
phát triển của tương lai sao cho tránh được những hậu quả có thể xảy ra và đảm
bảo hiệu quả nhất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta bảo vệ môi
trường không phải nhằm mục đích hạn chế quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà
nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả kinh tế cao hơn cho quá trình phát triển tất yếu
này. Đồng thời nhằm bảo vệ chất lượng cuộc sống của mỗi con người chúng ta.
Bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế - xã hội có sự thống nhất với nhau. Có
phát triển kinh tế mới có kinh phí đầy đủ dành cho việc bảo vệ môi trường và có
bảo vệ môi trường mới đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định. Do dú, phát
triển lâm nghiệp có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững ở nước ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Phương, Sài Hoa, Phương Kham. Chiều hướng phát
triển kinh tế lâm nghiệp trên thế giới. Nxb Nông thôn,
1972.
2. Tạo Nguyễn. Rừng và nghề rừng. Nxb Nông thôn, 1968.
3. Hoàng Hũe, Phan Đình Thái, Đặng Huy Huỳnh… Bảo vệ
và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam. Nxb Giáo dục,
1998.
4. Vũ Văn Lễ. Giao đất lâm nghiệp, kinh tế hỗ trợ gia đình ở
miền núi. Nxb Nông nghiệp, 2009.
5. Bộ Nông nghiệp và nông thôn. Định hướng phát triển lâm
nghiệp. Nxb Nông nghiệp, 2009.
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một số chủ
trương chính sách mới về nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy
sản – thủy lợi và phát triển nông thôn. Nxb Nông nghiệp.
7. Lê Văn Chung. Sản xuất gỗ và cung cấp gỗ cho công
nghiệp. Nxb Nông thôn, 1966.
8. Nguyễn Văn Bảo, Nguyễn Văn Bích, Vũ Văn Cần. Tư liệu
điều tra và quy hoạch rừng. Nxb Khoa học và kỹ thuật,
1980.
9. Nguyễn Văn Tưởng. Tìm hiểu rừng Việt Nam. Nxb Giáo
dục, 1965
10. Thời báo kinh tế Việt Nam.
11. Website: Google. com. vn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiện vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của đề tài 3
7. Kết cấu của đề tài 3
NỘI DUNG 4
Chương 1 4
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LÂM NGHIỆP 4
1.1.Điều kiện tự nhiên và xã hội 4
1.1.1.Vị trí địa lý 4
1.1.2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 4
1.1.3. Dân số 7
1.2. Phát triển lâm nghiệp là một tất yếu khách quan 7
1.3.Vai trò 8
1.3.1.Vai trò cung cấp 8
1.3.2.Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái 9
1.3.3.Vai trò xã hội 9
Chương 2 12
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆPỞ VIỆT Nam 12
2.1. Quan niệm về phát triển bền vững 12
2.2. Lịch sử phát triển ngành lâm nghiệp 15
2.3. Hiện trạng phát triển ngành lâm nghiệp trên thế
giới 17
2.3.1. Hiện trạng phát triển lâm nghiệp trên thế giới 17
2.3.2. Nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng và suy thoái rừng
trên thế giới 19
2.4. Tình hình phát triển ngành lâm nghiệp ở Việt Nam 21
2.4.1. Hiện trạng phát triển ngành lâm nghiệp ở
Việt Nam 21
2.4. 2. Những tồn tại và yếu kém 28
2.4. 3. Nguyên nhân đẫn đến sự suy thoái rừng ở
Việt Nam 28
Chương 3 31
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP Ở
VIỆT Nam TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 31
3.1. Mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên rừng ở Việt
Nam 31
3.2. Phương hướng phát triển ngành lâm nghiệp ở Việt
Nam 32
3.2.1. Quản lý và phát triển rừng bền vững 32
3.2. 2. Chương trình bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát
triển môi trường 34
3.2. 3. Chương trình nghiên cứu, đào tạo và khuyến
lâm 39
3.3. Chiến lược về chính sách lâm nghiệp quốc gia 40
3.4.Các chính sách và giải pháp quản lý phát triển tài nguyên rừng
Việt Nam 42
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55