Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nhận xét về nhạn định sau: “Để giảm tình trạng thất nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới, nên tăng số lượng sinh viên theo học ở các bậc Đại học hoăc sau Đại học”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.75 KB, 15 trang )

Đề tài: Nhận xét về nhạn định sau: “Để giảm tình trạng thất nghiệp của Việt Nam
trong thời gian tới, nên tăng số lượng sinh viên theo học ở các bậc Đại học
hoăc sau Đại học”
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra không ít
những bước nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa. Từ khi chuyển
sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu phát triển
rực rỡ về khoa học kỹ thuật, các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, lương thực,
thực phẩm sang các nước,… Đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì
cũng có không ít vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm như: Tệ nạn xã
hội, lạm phát, thất nghiệp, …Nhưng có lễ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây là
thất nghiệp.
Thất nghiệp,đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù nền
kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp, đó là vấn đề
không tránh khỏi, chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi.
Cũng như nhiều nơi trên thế giới, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đã trở thành sự
kiện thời sự với những tin tức xuất hiện hầu như hàng ngày trên các phương tiện
truyền thông về một doanh nghiệp nào đó, một khu công nghiệp nào đó đã và đang
định sa thải bao nhiêu công nhân. Kèm theo đó, những phóng sự, những bài viết về
thực trạng cuộc sống bi đát của những công nhân ngoại tỉnh mất việc càng làm u
ám thêm vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam trong cơn khủng hoảng.
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP
1.1 Khái niệm
• Lực lượng lao động xã hội : Là số người trong độ tuổi lao động đang có việc
hoặc chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm.
• Thất nghiệp : Là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm
được việc làm.
• Tỷ lệ thất nghiệp : Là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng
số lực lượng lao động xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
Số người không có việc làm


Tổng số lao động xã hội
Tử số: Không tính những người không cố gắng tìm việc.
Mẫu số: Tổng số lao động xã hội = Số người có việc làm + số người không
có việc làm nhưng tích cực tìm việc.
1.2 Phân loại thất nghiệp
Trong các chương trình tài liệu thất nghiệp được chia thành 3 loại hình thức thất
nghiệp khác nhau (phân loại theo lý do thất nghiệp, theo nguồn gốc thất nghiệp,
theo lý thuyết cung cầu lao động). Nhưng để đỡ phức tạp và có cách hiểu đồng
nhất, thuận lợi cho việc xác định nguyên nhân và đề xuất những công cụ, giải
pháp thích hợp người ta chia các loại hình thất nghiệp đã nêu thành 3 nhóm : thất
nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp nhu cầu.
Thất nghiệp tạm thời: Là tình trạng không có việc làm ngắn hạn do không có đầy
đủ thông tin về cung - cầu lao động, hoặc chờ đợi vào những điều kiện lao động
và thu nhập không thực tế hoặc liên quan đến sự di chuyển của người lao động
giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng và lĩnh vực kinh tế.
Thất nghiệp cơ cấu: Là tình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do
không phù hợp về qui mô và cơ cấu cũng như trình độ của cung lao động theo
vùng đối với cầu lao động (số chỗ làm việc). Sự không phù hợp có thể là do thay
đổi cơ cấu việc làm yêu cầu hoặc do biến đổi từ phía cung của lực lượng lao
động.
Ở nước ta thất nghiệp cơ cấu biểu hiện rõ nhất trong những năm khi mà GDP
tăng trưởng cao nhưng thất nghiệp giảm không đáng kể, thậm trí còn trầm trọng
hơn với một số đối tượng như thanh niên, phụ nữ, người nghèo và với những
thành phố lớn.
Thất nghiệp nhu cầu là trình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do
giảm tổng cầu về lao động và làm nền kinh tế đình đốn hoặc suy thoái, dẫn đến
giảm hoặc không tăng số việc làm.
Thất nghiệp nhu cầu xuất hiện trong những năm đầu của cuộc cải cách kinh tế
ở nước ta (1986 - 1991) và gần đây có xu hướng tăng lên do đình đốn, ứ đọng sản
phẩm ở một số ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng của khủng hỏang kinh tế thế giới,

đồng thời với đó là quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và dôi dư lao động.
1.3 Những nguyên nhân gắn với các loại hình thất nghiệp
Hiệu quả can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực lao động - việc làm để đảm
bảo an sinh xã hội hoặc tạo điều kiện tăng độ linh hoạt mềm dẻo của thị trường
lao động - nhằm mục tiêu việc làm đầy đủ, việc làm bề vững và có hiệu quả -
phụ thuộc trước hết vào việc đánh giá đúng những nguyên nhân gây ra từng loại
hình thất nghiệp và lựa chọn những công cụ, giải pháp phù hợp
Trên cơ sở những nghiên cứu về thất nghiệp và tổng hợp ý kiến của nhiều nhà
kinh tế trên thế giới có thể phân loại những nguyên nhân thất nghiệp và đánh giá
mức độ ảnh hưởng của chúng đến từng loại hình thất nghiệp theo bảng 1.
Bảng 1. Nguyên nhân gắn với các loại hình thất nghiệp
Nguyên nhân thất nghiệp
Thất nghiệp
tạm thời
Thất nghiệp
cơ cấu
Thất nghiệp
nhu cầu
* Không có thông tin về tình hình trên thị
trường lao động.
+++
* Do sự di chuyển của người lao động +++
* Tham gia thị trường lao động lần đầu +++ ++
* Tham gia lại thị trường lao động của +++ ++
những người trước đây tự nguyện thất
nghiệp
* Lạm phát ++
* Mất đất nông nghiệp do làm KCN, KCX ++ ++
* Tăng quy mô lực lượng lao động +++
* Trình độ đào tạo không phù hợp với yêu

cầu làm việc
+++
* Cơ cấu nghiệp vụ (nghề) theo vùng về số
lượng và chất lượng không phù hợp
+++
* Áp dụng công nghệ mới +++
* Thay đổi trong hệ thống giá trị + +++
* Thay đổi cơ cấu dân số +++
* Chính sách tiền lương tối thiểu của Chính
phủ
+++ +++
* Đình đốn nhu cầu và suy thoái kinh tế ++ +++
* Cơ chế sử dụng lao động trong khu vực
nhà nước
++ +++
(+ : ảnh hưởng ít ; ++ : ảnh hưởng vừa; +++ : ảnh hưởng nhiều)
Trong bảng 1 ta thấy một nguyên nhân có thể gây ra nhiều hơn một loại hình
thất nghiệp. Ví dụ, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế gây ra
thất nghiệp nhu cầu nhưng cũng tác động đến một số ngành và lĩnh vực kinh tế
gây ra thất nghiệp cơ cấu. Chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng cao có thể
ảnh hưởng đến việc làm gây ra thất nghiệp cơ cấu, đặc biệt với những người tham
gia thị trường lao động lần đầu và những người chưa có tay nghề hoặc tay nghề
thấp; đồng thời làm giảm nhu cầu lao động của một số doanh nghiệp. Cơ chế
cứng trong sử dụng lao động tại DNNN gây ra cả thất nghiệp cơ cấu và thất
nghiệp nhu cầu vì chi phí lao động quá cao, năng lực cạnh tranh của DNNN thấp.
1.4 Những công cụ và giải pháp lựa chọn
Bảng 2. Giới thiệu những công cụ, giải pháp được lựa chọn để hạn chế thất
nghiệp. Đó là những công cụ cụ thể cho từng loại hình thất nghiệp, chúng góp
phần làm giảm và thậm chí ngăn ngừa từng loại hình thất nghiệp xẩy ra.
Bảng 2. Những công cụ, giải pháp được sử dụng để hạn chế thất nghiệp

Nguyên nhân thất nghiệp
Thất
nghiệp
tạm thời
Thất
nghiệp
cơ cấu
Thất
nghiệp
nhu cầu
1. Những công cụ thuộc chính sách việc
làm và chính sách thị trường lao động

* Định hướng nghề nghiệp ++ ++
* Tư vấn nghề nghiệp ++ ++
* Giới thiệu việc làm, tổ chức sàn giao
dịch việc làm
+++
* Phát triển thông tin thị trường lao động ++ +++
* Kéo dài thời gian học nghề và nâng cao
trình độ đào tạo trung bình
+ +++
* Hỗ trợ DN trong việc tạo điều kiện cho
người lao động học tập suốt đời
+ +++ +
* Sử dụng Quỹ Giải quyết việc làm hỗ trợ
các DN tuyển dụng lao động là người yếu
thế.
+++
* Cho vay đối với những lao động phải

nghỉ việc do những nguyên nhân từ phía
DN
+ ++ ++
* Cho những người thất nghiệp, người
thiếu việc làm vay vốn để tự tạo việc làm
+++ ++
* Lồng ghép các chương trình mục tiêu
về việc làm với các chương trình, dự án
khác.
+ +++ +++
* Tổ chức việc làm can thiệp + +++
* Tổ chức việc làm công cộng + +++
* Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính
sách về lao động - việc làm
+ +++ +++
2. Những công cụ và giải pháp khác
* Quy hoạch phát triển vùng kinh tế,
ngành kinh tế
+++ +++
* Cải cách DNNN ++ +++
* Chính sách tài chính và tiền tệ +++
* Chính sách tiền lương tối thiểu +++ +++
* Hội nhập kinh tế quốc tế +++ +++
Những công cụ và giải pháp đã nêu được tập hợp trong chương trình việc làm
quốc gia gồm những chính sách việc làm và chính sách thị trường lao động cùng
những chính sách khác nhằm nâng cao chất lượng cung, điều chỉnh cung lao động
phù hợp với cầu lao động, đẩy mạnh kết nối cung - cầu và trực tiếp làm tăng quy
mô việc làm hay gián tiếp tạo ra việc làm mới.
Tuy nhiên, việc đánh giá những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và lựa chọn
công cụ đã nêu mới mang tính nghiên cứu, chúng cần được kiểm chứng và đánh

giá trong thực tế kinh tế - xã hội.
1.5 Ý nghĩa thất nghiệp
Khi mức thất nghiệp cao sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế
và xã hội.
- Tác động kinh tế
Đối với toàn bộ nền kinh tế, thất nghiệp cao là sự lãng phí nguồn lực
của đất nước. Nền kinh tế không nằm trên con đường giới hạn khả năng sản
xuất. Đó là nền kinh tế không hiệu quả. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, nền
kinh tế sẽ phải từ bỏ những hàng hóa và dịch vụ mà những người thất nghiệp
đáng lẽ sản xuất – tương tự như một khối lượng lớn xe cộ, thực phẩm, quần
áo và những hàng hóa khác bị trôi ra biển.
Tỷ lệ thất nghiệp cao thường gắn với mức sản lượng giảm. Theo quy
luật Okun, nếu GDP giảm đi 2% so với GDP tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp tăng
lên 1 %
Đối với những người thất nghiệp, họ phải sống trong tình trạng vô
cùng khó khăn về kinh tế.
Đối với những người có việc làm, đội quân thất nghiệp là sức ép kinh
tế của họ. Trong nhiều trường hợp, những người này phải chấp nhận mức
tiền công thấp, lao động với ngày lao động kéo dài và
cường độ lao động cao để có việc làm. Tuy nhiên, thất nghiệp cũng tạo ra đội quâ
n hậu bị cho sản
xuất trong cơ chế thị trường.
- Tác động về mặt xã hội.
Thất nghiệp gây ra những hậu quả cực kỳ tai hại đối với xã hội. Nó
gây nên sự căng thẳng về tâm lý và tinh thần của người thất nghiệp, làm suy
sụp cả thể chất và tinh thần của nhiều người. Các nghiên cứu tâm lý cho
thấy, thất nghiệp gây ra trạng thái căng thẳng thần kinh tương tự như các sự
kiện bi thảm của đời sống.
Thất nghiệp cao gây ra các rối loạn và các tệ nạn như trộm cắp, cờ bạc,
nghiện ngập

CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH THẤT NGHIỆP
2.1 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam, so với các nước trên thế giới
2.1.1 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê, năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp chung trong cả nước là
2,38%, trong đó, thành thị là 4,65%, nông thôn là 1,53%. So với các nước có thu
nhập quốc dân bình quân cao hơn Việt Nam thì chúng ta có tỷ lệ thất nghiệp thấp
nhất nhưng vẫn là một nước nghèo, năng suất lao động xã hội bình quân thấp
nhất.
So sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 nhìn chung đã giảm 0,02%,
thất nghiệp thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm
0,02%. Năm 2009, các tỷ lệ tương ứng là 2,9%; 4,6%; 2,25%.
Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, tỷ lệ thiếu việc làm năm
2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%; trong đó khu vực thành thị là 2,04%,
khu vực nông thôn là 5,47%.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi
trở lên hơn 50,50 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009; trong đó lực lượng
lao động trong độ tuổi lao động hơn 46,20 triệu người, tăng 2,12%.
Tỷ lệ dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5%
năm 2009 lên 77,3% năm 2010.
Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009
xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,6% lên
22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.
Dân số khu vực thành thị năm 2011 là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân
số cả nước, tăng 2,5% so với năm 2010. Dân số khu vực nông thôn 60,96 triệu
người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97%
so với năm 2010. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người,
tăng 0,12%.
Tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,7% năm
2010 xuống 48% năm 2011. Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng

tăng từ 21,7% lên 22,4%, khu vực dịch vụ duy trì ở mức 29,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%. Trong đó khu
vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71% (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng
là: 2,88%, 4,29%, 2,30%).
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó khu
vực thành thị là 1,82%, khu vực nông thôn là 3,96% (Năm 2010 các tỷ lệ tương
ứng là: 3,57%; 1,82%; 4,26%).
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%. Trong đó khu
vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71% (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng
là: 2,88%, 4,29%, 2,30%).
Từ đó ta có biểu đồ thể hiện tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2008-2011 như sau:
Nguồn: Tổng cục Thống kê/GAFIN
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3%
so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng
2,7% so với năm 2011
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012; khu vực công nghiệp và xây
dựng giảm từ 21,3% xuống 21,1%; khu vực dịch vụ tăng từ 30,3% lên 31,4%. Lao
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 khu vực Nhà nước chiếm 10,4%
tổng lực lượng lao động; khu vực Ngoài Nhà nước chiếm 86,3%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài chiếm 3,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực
thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động
trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực
nông thôn là 3,35%. Tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số
năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.
Thống kê tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6T.2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ thất nghiệp(%) 2,38 2,9 2,88 2,27 1.19

2.1.2 So sánh với các nước trên thế giới
 Việt Nam nằm trong tốp 9 nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới
9 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới
STT Quốc gia GDP GDP bình quân/người
Giá trị (tỷ
USD)
Thứ hạng/
225 quốc
gia
Giá trị
(USD)
Thứ hạng/
226 quốc
gia
1 Áo 351,4 35 41.700 18
2 Belarus 141,2 60 14.900 85
3 Trung Quốc 11.300 2 8.400 119
4 Nhật Bản 4.400 4 34.300 37
5 Montenegro 7 152 11.200 104
6 Đài Loan 885,3 19 37.900 28
7 Thái Lan 601,4 24 9.700 112
8 Ukraina 329 38 7.200 132
9 Việt Nam 299,2 42 3.300 167
 Nam Phi – Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới
Tỷ lệ thất nghiệp 2011: 24,7%
Tăng trưởng GDP 2011: 3,1%
Kể từ năm 1997, tỷ lệ thất nghiệp tại Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất châu lục đen,
luôn ở mức trên 20%. Theo ông Sparreboom, chuyên gia kinh tế cấp cao tại ILO,
nguyên nhân chính của trình trạng này là nạn phân biệt chủng tộc trong lịch sử đã
tạo nên một thị trường việc làm kiểu “chợ đen” tại Nam Phi.

Trong quý I/2012, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này lên tới 25,2%. Thất nghiệp
trong các ngành xây dựng, khai khoáng và khai thác đá cao hơn hẳn so với ngành
sản xuất và bán lẻ. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nam Phi vẫn ở
mức dưới 7%.
Theo Ngân hàng Trung ương Nam Phi, thất nghiệp cao cũng khiến tỷ lệ nợ của
các hộ gia đình tại nước này tăng cao, ở mức 75% thu nhập khả dụng. Các chuyên
gia kinh tế e ngại rằng tình hình nợ tại Nam Phi sẽ trở nên xấu đi khi các ngân
hàng đẩy mạnh cho vay không đảm bảo
 Tây Ban Nha
Tỷ lệ thất nghiệp 2011: 21,6%
Tăng trưởng GDP 2011: 0,7%
Tây Ban Nha là nền kinh tế lớn thứ tư tại khu vực đồng tiền chung và cũng là
nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại đây. Nước này lâm vào suy thoái kinh tế
vào giữa năm 2008 do đổ vỡ bong bóng bất động sản và ngành dịch vụ. Khủng
hoảng khiến lượng lao động bị sa thải tăng gấp đôi.
Trong quý I/2012, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này lên tới 21,3%, cao hơn gấp 2 lần
so với mức trung bình tại châu Âu. 4,9 triệu trên tổng số 45 triệu lao động không
có việc làm khiến tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha lên cao nhất trong 14 năm.
Thất nghiệp cao tác động tiêu cực tới tiêu dùng nội địa, từ đó khiến GDP của
nước này suy giảm. Doanh số bán lẻ tháng 3 tại Tây Ban Nha sụt giảm mạnh nhất
trong vòng 2 năm.
 Hy Lạp
Tỷ lệ thất nghiệp 2011: 17,7%
Tăng trưởng GDP 2011: -6,9%
Suy thoái kinh tế khiến tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp tăng kỷ lục, lên mức 21,7%
vào tháng 2 vừa qua. 54% người dân Hy Lạp trong độ tuổi 15 đến 25 không có
việc làm. Tổng cộng, có tới 1,1 triệu người thất nghiệp tại quốc gia này, tăng 42%
so với hồi tháng 2 năm ngoái.
Nền kinh tế Hy Lạp liên tiếp suy giảm trong 5 năm qua. Thị trường việc làm ảm
đạm cộng với việc cắt giảm lương theo chương trình thắt lưng buộc bụng đã

khiến người dân nước này tỏ ra bất mãn với chính phủ lâm thời.
Việc cắt giảm chi tiêu ngân sách theo các điều khoản của gói cứu trợ từ Liên
minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã gây ra làn sóng giải thể và
phá sản trong giới doanh nghiệp. Điều này càng khiến tình trạng thất nghiệp trở
nên tồi tệ hơn.
Thất nghiệp và chất lượng cuộc sống suy giảm cũng gây ra nhiều hệ lụy xã hội tại
Hy Lạp. Trong nửa đầu năm 2011, tỷ lệ tự tử tại quốc gia này đã tăng 40% so với
cùng kỳ năm trước.
2.2 Vấn đề việc làm đối với sinh viên, thanh niên hiện nay
2.2.1 Thực trạng
Hiện nay, thanh niên nước ta có trên 27533 nghìn người, trong đó hoạt
động kinh tế chiếm 72.8%
Nhìn chung trình độ học vấn của thanh niên trong những năm gần đây được
nâng lên rõ rệt. Song chất lượng đào tạo vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường lao động tri thức nặng về lý thuyết
kém về thực hành, tính chủ động, sáng tạo chưa cao. Bên cạnh đó là một số
lượng lớn hiện chưa có việc làm. Những con số 70% thanh niên đô thị và 94%
thanh niên nông thôn không có chuyên môn nghiệp vụ…đủ cho thấy mức độ
đáng báo động về công tác đào tạo nghề cho thanh niên
Hiện tượng sinh viên ra trường thất nghiệp hiện nay khá phổ biến. Bạn Trần Quang
Phúc, cựu sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Hưng Yên đã ra trường được 2 năm
nhưng chưa xin được việc. Phúc đã nộp hồ sơ nhiều nơi ở Hưng Yên nhưng đều bị
từ chối với lý do hết biên chế. Thế là ước mơ đứng trên bục giảng của sinh viên
khoa Văn - Sử Trần Quang Phúc chưa thể thực hiện được. Phúc cho biết: “Muốn
có việc, gia đình em phải bỏ ra khoảng 70 triệu và còn chưa biết có được nhận hay
không. Với gia cảnh nhà nông, nhà em không thể lo được số tiền đó. Em đã lên Hà
Nội tìm việc làm nhưng ở đâu cũng yêu cầu bằng đại học nên hiện tại em vẫn chưa
đi làm”.
Thậm chí, sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu nhưng vẫn thất nghiệp. Thu
Hương, tốt nghiệp bằng giỏi chuyên ngành kinh tế (Trường ĐH Kinh tế quốc dân).

Cầm tấm bằng đỏ - Hương nộp hồ sơ xin việc tại 6 ngân hàng và nhận được lời
hứa hẹn: “Em cứ để hồ sơ tại đây, khi nào có kết quả ngân hàng sẽ thông báo”.
Hơn 1 năm ra trường, Hương đã lọ mọ đi khắp các nơi tìm việc nhưng cho đến tận
bây giờ vẫn thất nghiệp. Quanh quẩn ở nhà phụ giúp gia đình bán quán giải khát ở
cạnh trường cấp 3.
Lớp ĐH của Hương cũng có không ít trường hợp bằng giỏi ra trường mà vẫn long
đong với hai chữ “công việc”. Ngọc là trường hợp như thế. Ra trường cùng nhau,
cũng là đôi bạn thân cùng tiến trong suốt 4 năm trên giảng đường ĐH nhưng cho
đến thời điểm này mỗi khi gặp nhau hai người lại thở ngắn, than dài cho số phận.
2.2.2 Nguyên nhân
 Nguyên nhân từ phía bản thân sinh viên.
Trong quá trình học
- Họ chưa chú tâm coi việc học tập là quan trọng, nó sẽ quyết định tương lai
chính bản thân
- Khi chọn chuyên ngành học cho mình, họ thấy không phù hợp, muốn
chuyển ngành thì gặp khó khăn
- Tư tưởng của sinh viên học để lấy bằng cấp chưa tích cực quan tâm đến vấn
đề kiến thức
- Ngoài kỹ năng cứng, họ cần phải rèn luyện được kỹ năng mềm cho bản thân
 Nguyên nhân từ phía nhà trường
Môi trường học đại học luôn tạo cho con người tính chủ động, sáng tạo, luôn
tìm tòi phát hiện cái mới, tạo ra công trình cho Xã hội. Chất lượng giáo dục đào
tạo của trường chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên
- Chương trình đạo tào chưa sâu, phân bố thời gian học chương trình học
không hợp lý khiến sinh viên không có hứng thú học
- Với những phương pháp dạy lạc hậu không hiệu quả gây ra tính thụ động
cho sinh viên, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo cho sinh viên
- Chưa thật sự phát huy được thế mạnh của từng ngành từng lĩnh vực tại các
trường cao đẳng – đại học ngoài công lập
- Trình độ giảng dạy của giảng viên cao đẳng – đại học còn thấp, chưa đáp

ứng được yêu cầu môn học.
 Nguyên nhân từ phía nhà tuyển dụng
Đòi hỏi bằng cấp, đáp ứng mọi yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng đưa ra. Nhà
tuyển dụng luôn đòi hỏi trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp. Bên cạnh
đó tin học và ngoại ngữ luôn luôn đi kèm trong khi đó ít sinh viên lại đáp ứng
được
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN
3.1 GIẢI pháp để giảm tình trạng thất nghiệp
 Đối với Nhà Nước:
- Tăng nguồn vốn đầu tư, nhằm tạo việc làm mới cho những người thất nghiệp
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để mở rộng quy mô
sản xuất
- Sắp xếp lại, nâng cao hệ thống kinh tế việc làm
- Xã hội hóa, nâng cao chất lượng đào tạo, hệ thống đào tạo dạy nghề
- Xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu
- Chú trọng tăng cường xuất khẩu lao động chất lượng cao
- Thành lập hội đồng tư vấn việc làm
 Đối với các trường đại học
- Các trường đại học nên thắt chặt đầu ra
- Đảm bảo chất lượng giảng dạy, giảm lý thuyết có nhiều thực hành liên quan đến
chuyên ngành đang học
- Mở lớp đào tạo nghề, nâng cao chất lượng thực hành
- Các trường nên định hướng trước cho sinh viên ra trường chọn ngành nghề phù
hợp
- các ngành nghề kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng, nâng cao các ngành nghề
thuộc lĩnh vực kỹ thuật, y tế
- Tích cực thực hiện hai không trong thi cử để chắt lọc ra những nhân tài thực sự
 Đối với sinh viên, người đi học
- Có ý thức cao trong việc học tập, tích lũy kỹ năng để hoàn thiện bản thân
- Biết cách lắng nghe, chủ động chứ không bị động

- Tham gia các hoạt động Đoàn, các câu lạc bộ trong và ngoài trường để hoàn thiện
kỹ năng cho bản thân
- Chú trọng giao tiếp, các phương thức giao tiếp
- Học cách làm việc theo nhóm, hoạt động nhóm để chủ động trong mọi tình huống
khi đi làm
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, giao tiếp bằng ngoại ngữ để phục vụ cho việc đi
làm
- Ăn mặc lịch sự gọn gàng khi đi phỏng vấn hay đi xin việc để tạo ấn tượng tốt với
nhà phỏng vấn
 Đối với các hộ gia đình
- Các hộ gia đình nghiêm túc thực hiện kế hoạch hóa gia đình để
- Tạo điều kiện cho con cái đi học đầy đủ tại các trường cao đẳng – đại học, các
trung tâm dạy nghề phù hợp với bản thân, với nền kinh tế hiện nay
- Nâng cao giáo dục cho con cái về cuộc sống cũng như định hướng tốt cho con cái
về tương lai
 Đối với các hãng doanh nghiệp
- Xóa bỏ quan niệm cổ hủ, đề cao việc sử dụng lao động nữ
- Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện, giúp đỡ cho sinh viên nhiều cơ hội để tiếp cận
với công việc. Từ đó sinh viên sẽ có thể đóng góp công sức và gắn bó với các
doanh nghiệp hơn. Tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó cần có
một cầu nối linh hoạt hiệu quả giữa các trung tâm giới thiệu việc làm để sinh viên
thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp vớn bản thân.
Nhận định đặt ra: “Để giảm tình trạng thất nghiệp của Việt Nam trong thời gian
tới, nên tăng số lượng sinh viên theo học ở các bậc Đại học hoăc sau Đại học”
Vậy bằng những lý luận đã nêu ở trên, chúng em xin trả lời nhận định trên là hoàn
toàn sai.
3.2 Kết luận
Tuy Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp. Song bên cạnh đó đã có hơn
70% sinh viên ra trường không có việc làm, thất nghiệp. Vì phần lớn sinh viên đã
không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Học không đi đôi với hành đã làm cho

sinh viên – một lực lượng lao động dồi dào bị mất đi
Vì vậy để giải quyết được tình trạng đó, ngay từ bây giờ các sinh viên Việt Nam –
một thế hệ trẻ, một lực lượng lao động dồi dào cần phải điểu chỉnh lại cách học của
bản thân. Bên cạnh đó cần phải có sự giúp sức từ phía gia đình, nhà trường và toàn
Xã hội tiếp sức cho thế hệ trẻ để có một tương lai tốt đẹp.
Bài tiểu luận của nhóm chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong cô và các bạn đóng
góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

×