!"
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn
đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm
tốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết
sức khó khăn, phức tạp. Như các bạn đã biết, trong điều kiện kinh tế phát
triển, đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với
nhiều nền văn hoá khác nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta
"Hoà nhập mà không hoà tan" Trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi
là "Vốn văn hoá của dân tộc Việt trong thời đại mới thì việc giáo dục cho trẻ
phát triển về trí tuệ thôi không đủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ được truyền
thống văn hoá vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật
nhất trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay.Trong thời đại
hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu
chuyện về kỷ năng sống của con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và
thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày và với trẻ Mầm non
kỷ năng sống cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ và ở giai
đoạn này trẻ học và nắm được những kỷ năng của mình, do vậy mà phát triển
kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tư duy và quá
trình học sau này. Thế kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là cô sẽ dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng
của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của
mình trong thế giới xung quanh . Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan
trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như
đọc, viết, làm toán. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi
thứ. Khi bước vào đầu năm học trong những lần giao tiếp với trẻ của lớp mình
ở mọi lúc mọi nơi,bản thân thấy trẻ còn rụt rè, chưa mạnh dạn,không tự tin
vào bản thân,giao tiếp với cô và cũng như với bạn bằng những câu,những từ
chưa đúng với trẻ làm cho lòng mình trăn trở,bâng khuâng. Đó cũng chính là
một trong những lý do để bản thân chọn lấy đề tài này để nghiên cứu và tìm ra
biện pháp để giúp trẻ lớp mình có kỷ năng sống đúng mực, thiết nghĩ đó là
một điều hết sức cần thiết để cho thế hệ mai sau có những văn hoá sống đẹp
cho đời
#$%&'&()
1
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng
giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của
mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ
bản một cách tự lập.Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non
áp dụng phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những
người khác
Môi trường sống cũng rất quan trọng trong việc phát triển kĩ năng sống
cho trẻ, trường nơi tôi dạy là lớp bán trú nên thuận lợi nhiều khi bản thân
được tiếp xúc với trẻ sẽ dễ dàng rèn luyện phát triển kỹ năng sống cho trẻ dần
hoàn thiện hơn.
*#$%+,-.
Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học
thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách
hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và tại
cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm nội
dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Về phía các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến việc làm sao để kích
thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và
học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha
mẹ có con chuẩn bị vào lớp một.
Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có
những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu
tiên trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không chờ đến lượt,
không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ
không thể tập trung lĩnh hội những điều cô dạy! Vì vậy, giáo viên phải tốn rất
nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ
bản ở trường mầm non.
Văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trong thời đại công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết
được rằng: Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân
cánh của con người. Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng thực hiện các nghi
thức văn hóa ăn uống.
Môi trường xã hội ngày càng phức tạp trẻ tiếp xúc hằng ngày cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến giao tiếp của trẻ.Nền kinh tế thị trường nhiều biến động
nhiều gia đình chưa coi trọng việc giáo dục giao tiếp cho con phó mặc cho cô
2
giáo,phim ảnh tràn lan, trẻ học gì qua những môi trường đó nếu không có sự
quan tâm của người lớn về nhận thức lẫn giao tiếp. Đứng trước tình hình như
vậy, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để tất
cả trẻ lớp tôi có những kỹ năng sống phù hợp với chuẩn mực xã hội. đó là vấn
đề bản thân thấy có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
1. Thuận lợi:
Trẻ thêm mạnh dạn,tự tin hơn trong kỹ năng sống với bạn bè và cô
giáo,tự tin bày tỏ ý kiến nhu cầu mong muốn của mình cho cô và bạn cùng
biết
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý
thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và
các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống
hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Tạo thêm môi trường gần gũi giữa cô và trẻ
Nhưng bên cạnh đó điều quan trọng nhất đó là giáo viên có tấm lòng yêu
nghề mến trẻ,chăm sóc trẻ như chăm sóc con em mình,cô là người mẹ thứ hai
của trẻ,có như vậy thì việc phát triển kỹ năng kỹ năng sống sẽ có kết quả tốt.
Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia nên thuận lợi
trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn
cho trẻ.
2. Khó khăn
Về phía ba mẹ trẻ em luôn nóng vội trong việc dạy con do đó, khi trẻ
về nhà mà chưa biết đọc, biết viết thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại
chiều chuộng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, không chú ý đến
con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng
trong ăn uống hay không? Vì vậy ta phải trải qua một thời gian dài và cần có
một tấm lòng yêu nghề mến trẻ thì chúng ta sẽ thực hiện được
*/0(11+-2(
Qua nhiều năm dạy học bản thân suy nghĩ và đã áp dụng một số biện
pháp như sau:
34+5167!21&89:1;#1<=(>-+(?<,-
Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi
của cô được trẻ lưu tâm nhất. Vì vậy cô luôn luôn chuẩn mực trong lúc giao
tiếp với người lớn, với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô
3
và cháu, giờ đón trả trẻ tôi luôn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, cháu
hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, nếu
trẻ có hành vi hoặc lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ
tránh sai phạm lần sau. Tuyệt đối không chạm tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải
sợ hãi lo lắng đó là điều nên tránh nhất. Tác phong quần áo tôi luôn chú ý ăn
mặc đẹp, lịch sự, gọn gàng, cô đẹp cháu rất thích. Cô thực sự là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo cô giáo là mẹ hiền, mẹ và cô là hai cô giáo, trẻ có
hai mẹ hiền nhất định trẻ sẽ là con ngoan trò giỏi.
@6-A++B1CDE1$F1-#G4H0IJKL%&2M(N<O<
7
Đối với trẻ dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần
phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều
nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời
gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm
soát, tính tự tin, tự lập, tò mò.
3P99+69-Q+H/0(1-RM+B1CDE1-#G4<167!
-O0IJKL
+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên
cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm
nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những
người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình
huống ở mọi nơi.
+ Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo
viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ
đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng
làm việc với các bạn.
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một
trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát
khao được học. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các
hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khơi gợi trí não nhiều hơn
là những thứ có thể đoán trước được.
+ Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và
diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí,
kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản
và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính so với tất cả các kỹ năng
khác như đọc, viết, … Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng
4
hay ý kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những
suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ.
Ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ văn hóa trong ăn uống qua đó
dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch
sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng
trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ
nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn,
cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp
người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến
người xung quanh.
+S-+&P(1;#1
Đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều. Hằng ngày vào
giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình
trong ngày đó bạn nào có hành vi, lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp và
tặng trẻ một lá cờ. Phát triển kỹ năng sống cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi
hỏi cô giáo mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ
được nói thật,nói thoải mái ở mọi nơi.
Với bản thân của cô giáo khi giao tiếp với phụ huynh,đồng nghiệp trong
nhà trường và với mọi người xung quanh cô phải luôn ý thức được trong cách
giao tiếp của mình để khi trẻ có nghe ,có thấy được thì trẻ cũng thực hiện theo
cô.Đó cũng là một trong những biện pháp mà trẻ “học theo”nhanh nhất đó là
học ở cô giáo của mình.
+:1T(M+7I/1!(-+#
Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực
hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn,qua đó
trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận
bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu
hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành hành vi kỹ năng sống trong
giao tiếp.
VD : Trẻ chơi bán hàng:
Người bán hàng: Cô, chú mua gì ạ?
Người mua: Bao nhiêu một bó rau muống vậy cô?
Người mua: Cảm ơn cô
Người bán: Lần sau chị đến mua giúp em nữa nhé!
5
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao
tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình bằng những
cách giao tiếp ngôn ngữ thật dễ thương,hồn nhiên của tuối thơ mà chỉ qua
giao tiếp chúng ta mới thấy được và uốn nén dần kỹ năng cho trẻ.
+6KHCDE1$F1%<U&V-><U#
Kỹ năng sống là kỹ năng riêng của mỗi con người chúng ta và nó được
phát triển rất tự nhiên môi trường mà trẻ đang sống cùng cô cùng bạn tạo điều
kiện cho cô rèn luyện kĩ năng sống của trẻ tốt nhất.
Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với ba
mẹ trẻ, tôi tập trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học
mọi lời nói phải trọn vẹn câu.
Ví dụ: Vào giờ đón trẻ
Cô: Hôm nay ai đưa con đi học vậy Ánh ?
Trẻ : Thưa cô: anh đưa con đi học ạ!
Như vậy,hoạt động mọi lúc mọi nơi của trẻ như là một cửa sổ lớn nơi đó
luôn mở ra cho cô thấy được kỹ năng sống của trẻ để cô phát triển trở thành
một kĩ năng sống tốt cho trẻ.
+F+W9!8-6-G)-9+Q+(J+
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh
về tầm quan trọng của giao tiếp đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong thời kỳ hội
nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hoá và trò chơi giải trí đã ảnh
hưởng một phần không nhỏ về hành vi của trẻ. Trẻ có thể đối xử thô bạo với
bạn sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời không nên đối với bố
mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi theo ý muốn của mình. Để phụ huynh nhận
thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ.
Phụ huynh lớp tôi phần đông làm nghề nông nên họ ít quan tâm đến
con cái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi
luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con phụ huynh phải luôn mẫu
mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời, chú ý sửa sai trẻ kịp thời
những thiếu sót trong giao tiếp,trong kỹ năng sống đối với bạn bè, đối với
người lớn.
Tôi luôn trao đổi với phụ huynh hằng tháng thông qua sổ liên lạc về sự
tiến bộ của mỗi cháu để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua thời gian trẻ lớp tôi
tiến bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo dục
bằng phương châm "Trường học là nhà, nhà là trường học".
6
*XT(41+-2(
Qua 4 năm tìm tòi,học tập và nghiên cứu,áp dụng sáng kiến này lớp tôi
đã đạt được kết quả rất tốt so với năm học 2011-2012 nhằm góp phần nâng
cao thêm kĩ năng sống cho trẻ mầm non để trẻ phát triển toàn diện hơn.
Kĩ năng sống của trẻ đạt 95% đã vượt trên chỉ tiêu của lớp đề ra đó cũng
là một nguồn động lực lớn để tiếp tục thực hiện.
*X&()
Nếu như chúng ta thực hiện thường xuyên thì kỹ năng sống của trẻ trở
thành một kỹ năng giúp trẻ tự tin hơn,như thế là chúng ta đã góp phần tạo nên
một thế hệ tương lai tươi sáng cho đất nước,khi tự tin trong kỹ năng sống thì
đem lại nhiều điều hay cho cuộc sống của trẻ,đó là một điều tốt trẻ ngày càng
phát triển tốt hơn về mọi mặt.
Gia đình trẻ thật sự là mái ấm đầy tình thương,bố mẹ là những tấm
gương sáng và mẫu mực về hành vi ứng xử,chăm sóc,tinh thần trách nhiệm
đối với trẻ.
Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình
yêu thương, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình, thân thiện yêu
thương để tạo tâm lý thoả mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt
động giao tiếp, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách cho trẻ. Bên
cạnh đó môi trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ
những hành vi văn minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền
thống con người Việt Nam phù hợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một
cách tự nguyện.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân rất mong chị em
đồng nghiệp góp ý xây dựng để hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn!
Đại Hồng, ngày 12 tháng 1 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Mai
7
PHỤ LỤC
Hình1 : Dạy trẻ kỷ năng đánh răng
Hình 2 : Dạy trẻ kỹ năng rửa tay
8
Hình 3 :Dạy trẻ kỷ năng bảo vệ môi trường
9
YZ[\]
- Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Tạp chí giáo dục Mầm non số 5- 2009,số 3-2010
^Z^
1. Tên đề tài Trang 1
2. Đặt vấn đề Trang 1
3. Cơ sở lý luận Trang 2
4. Cơ sở thực tiễn Trang 2
5. Nội dung nghiên cứu Trang 3
6. Kết quả nghiên cứu Trang 7
7. Kết luận Trang 7
8. Tài liệu tham khảo Trang 8
9. Mục lục Trang 8
10