Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 83 trang )

MỤC LỤC
Lưu giữ nguồn vật liệu cho nghiên cứu khoa học sau này 5
1
DANH MỤC BẢNG
Lưu giữ nguồn vật liệu cho nghiên cứu khoa học sau này 5
Lưu giữ nguồn vật liệu cho nghiên cứu khoa học sau này 5
2
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt : Diễn giải
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
BVMT : Bảo vệ Môi trường
CTR : Chất thải rắn
GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
KH&CN : Khoa học và công nghệ
KHMT : Khoa học môi trường
MSHĐB : Mùn sinh học đóng bánh
N : Nito
K : Kali
P : Phôtpho
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
CTĐT : Công thức đối chứng
CTTN : Công thức thí nghiệm
Ký Hiệu
pH
KCl
: Độ chua của đất
OM : Lượng mùn
N
TS
: Nito tổng số
P


2
O
5 TS
: Phôtpho tổng số
K
TS
: Kali tổng số
P
2
O
5
: Dễ tiêu
VSV
TS
: Vi sinh vật tổng số
3
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời. Tuy nhiên quỹ
đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, vấn đề suy thoái đất
hiện đang diễn ra ở nhiều nơi của nước ta đặc biệt là ở những vùng đồi núi. Phương
thức canh tác lạc hậu cùng với việc bón phân hóa học, thuốc trừ sâu không hợp lý
đã làm đất nhanh chóng bị chai cứng và mất sức sản xuất. Xu hướng hiện nay là
phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ nhằm sử dụng đất trồng hiệu quả, bền vững
và thân thiện với môi trường.
Cao Bằng có gần 95.000 ha, đất dành cho sản xuất nông nghiệp, chiếm
14,12% đất tự nhiên toàn tỉnh. Mặc dù là một tỉnh miền núi biên giới, chịu nhiều ảnh
hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt song ngành nông nghiệp của Cao Bằng
vẫn khá phát triển. Cây trồng chủ yếu của tỉnh gồm các cây lương thực (lúa, ngô,

khoai, sắn); cây công nghiệp ngắn ngày (đỗ tương, lạc, mía, thuốc lá); cây ăn quả;
và cây công nghiệp (chè đắng). Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất ở nơi đây còn thấp,
hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 1,3 lần. Đất nông nghiệp ở Cao Bằng cũng đã và
đang bị suy thoái, trở nên bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng do quá trình xói mòn,
rửa trôi xảy ra khá mạnh hàng năm. Đất mất sức sản xuất dẫn tới cây trồng cho
năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao.[08]
Mùn sinh học đóng bánh Befgmydt – 041206D là một loại phân hữu cơ, có tác
dụng cung cấp chất hữu cơ và các vi sinh vật sống cho đất nhằm khôi phục cân bằng tự
nhiên trong đất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Mùn sinh học có tác dụng
làm tăng khả năng trao đổi cation của đất, khôi phục khả năng sản xuất của các loại đất
thoái hóa, bạc màu và hoạt động như một chất đệm trong đất, giúp cho cây trồng khắc
phục được ảnh hưởng có hại do đất quá chua hay quá kiềm.
Vì vậy nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh
BEFGMYDT – 041206D nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây
trồng chính trên địa bàn huyện Phục Hòa” thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng là rất cần
thiết, nhằm cải tạo đất, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, góp phần phát
triển một nền nông nghiệp bền vững.
4
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề tài:
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả canh tác và tiết kiệm phân bón, phát triển nông nghiệp
bền vững.
Xây dựng được quy trình công nghiệp áp dụng có hiệu quả cho vùng đất bạc
màu ở huyện Phục Hòa, Tỉnh Cao Bằng.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Điều tra, khảo sát để lựa chọn địa điểm nghiên cứu.
Xây dựng mô hình thử nghiệm mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT-
041206D
Đánh giá chất chất lượng đất được cải tạo trên địa bàn huyện Phục Hòa tỉnh
Cao Bằng

Đánh giá năng xuất một số loại cây trồng chính khi dùng chế phẩm bánh sinh
học BEFGMYTDT-041206D.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.2. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Được học tập, và nghiên cứu đề tài khoa học cùng các cán bộ khoa học, cán
bộ nhà nước giúp nâng cao kinh nghiệm kiến thức cho bản thân, làm tăng khả năng
nghiên cứu khoa học đặc biệt là đối với chế phẩm sinh học giúp cải thiện môi
trường và sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường nâng cao sức khỏe
cộng đồng.
Giúp sinh viên vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn sản xuất và nâng
cao trình độ nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho sinh viên và những người có
liên quan, góp phần phát triển ngành sản xuất cây trồng chính của hộ nông dân.
Lưu giữ nguồn vật liệu cho nghiên cứu khoa học sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thí nghiệm mùn sinh học đóng bánh để so sánh năng xuất cây trồng khi sử
dụng mùn sinh học đóng bánh và cách trồng, bón phân theo truyền thống của địa
phương, phân tích chỉ tiêu đất trước khi trồng và sau khi trồng giúp cải thiện đất
xám bạc mầu. Từ đó khuyến cáo đưa và sản xuất giúp tăng hiểu quả sản xuất và cải
thiện cuộc sống của người dân.
5
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC CẢI TẠO ĐẤT
2.1.1. Trên thế giới
Từ những năm cuối của thế kỷ XVIII, các nhà nông học trên thế giới đã
nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng theo hướng đưa
thêm một số loại cây trồng vào hệ canh tác nhằm làm tăng sản lượng lương thực,
thực phẩm trên một đơn vị diện tích. Ở châu Âu đã đưa khoai tây, cây củ quả, cỏ 3
lá vào hệ thống cây trồng: ngũ cốc – ngũ cốc - bỏ hoá. Làm cho năng suất ngũ cốc

tăng lên gấp 2 lần và sản lượng lương thực, thực phẩm trên 1 ha đất canh tác tăng
gấp 4 lần. Ở châu Á vào những năm đầu thập kỷ 70 đã đưa cây hoa màu trồng cạn
và hệ thống cây trồng trên lúa.
Gần đây vấn đề khai thác nông nghiệp vùng đồi núi theo hướng đa dạng hoá cây
trồng, trồng kết hợp cây hàng năm, cây lâu năm, cây rừng, cây nông nghiệp trên đất bạc
màu cho hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ đất được nhiều tác giả đề cập: Rambo, 1984;
Hamillton, 1981 – 1990; Gomez A.A, 1978; Greenland D.J, 1974 – 1977.
Theo số liệu của FAO thì diện tích đất nông nghiệp hiện nay của toàn thế
giới là 1 tỷ 476 triệu ha, trong đó đất bạc màu chiếm 65,9%. Ở châu Á – Thái Bình
Dương tổng số đất nông nghiệp là 453 triệu ha, đất đồi núi chiếm 77,4%. Do hậu
quả của việc sử dụng đất bạc màu không hợp lý, nên trên hành tinh này hiện có tới 544
triệu ha mất khả năng canh tác.[09]
Vấn đề rất lớn đặt ra là do việc sử dụng đất bạc màu không hợp lý nên tình
trạng xói mòn và tình trạng đất bạc màu thành đất trống đối trọc ngày một tăng: ở
Nepal trên đất du canh có thể làm mất 100 tấn đất/ha/năm; ở loại đất bạc màu trung
bình mất 20 tấn đất/ha/năm. Lượng các chất dinh dưỡng trong đó bị rửa trôi mất tới
100–200 kg/ha/năm như: N, P, K. Ở Apganistan có tới 39,8 triệu ha đất miền núi bị
thoái hoá; ở Bangladesh có trên 1 triệu ha đất đồi có chiều hướng bị thoái hoá.
Cộng đồng quốc tế từ lâu đã nhận thấy sa mạc hoá là một vấn đề rất rộng
liên quan đến cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của nhiều quốc gia trên
6
thế giới. Năm 1977, Hội nghị về Sa mạc hoá của UNCOD đã thông qua một Kế
hoạch hành động chống sa mạc hoá (PACD). Tuy nhiên, theo đánh giá của Chương
trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) vào năm 1991, thoái hoá đất vẫn gia
tăng ở các khu vực khô hạn, bán khô hạn và vùng ẩm nửa khô hạn, dù đã có một số
"thành công mang tính cục bộ".
Vì vậy chống sa mạc hoá vẫn là một vấn đề chính tại Hội nghị thượng đỉnh
về Môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED) tại Rio de Janeiro - Brazil
năm 1992. Hội nghị đã nhất trí thông qua một phương pháp tiếp cận đa ngành mới,
tập trung vào các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở cấp cộng đồng.

Hội nghị cũng yêu cầu Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập một Uỷ ban đàm phán
liên chính phủ (INCD) để chuẩn bị văn kiện Công ước chống sa mạc hoá
(UNCCD). Tháng 12 năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thống nhất thông
qua Nghị quyết 47/188 về UNCCD và sau 5 cuộc họp của Uỷ ban đàm phán liên
chính phủ, Công ước UNCCD đã được phê chuẩn tại Paris ngày 17 tháng 6 năm
1994 và để các bên ký kết vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1994. Công ước có hiệu
lực vào ngày 26 tháng 12 năm 1996. Đây là một trong 3 công ước Rio về môi
trường quan trọng nhất của Liên hợp quốc (UNCCD, UNFCCC, UNCBD). Cho đến
nay, Công ước đã có hiệu lực 12, với gần 200 thành viên. Hội nghị các bên tham gia
Công ước lần thứ 5, tháng 10 năm 2001 tại Geneva, Thuỵ Sỹ đã quyết định lấy
Ngày 17/6 hàng năm là ngày quốc tế chống sa mạc hoá.
Theo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp
quốc: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của
con người, nhưng lại không làm tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của các thế hệ
tương lai”. Đất đai đối với sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cư có ý nghĩa
quan trọng và vô cùng cần thiết.[10]
2.1.1.1. Một số chương trình hội thảo, nghiên cứu của các nhà khoa học trên
thế giới về cải tạo đất bạc màu, chống xói mòn
a. Hội thảo Quốc tế về thoái hoá đất tại Bangkok, Thailand. [11]
Từ 27- 30/4/2009, Cục Phát triển Đất đai, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã
Thailand phối hợp với FAO tổ chức hội thảo về “Thoái hóa đất trên đất khô vùng
Đông nam Á”. Dự hội thảo có trên 60 đại biểu đến từ nước chủ nhà; các nước thuộc
7
vùng Đông nam Á, trong đó có Việt Nam; Trung Quốc; các chuyên gia FAO về các
lãnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước, thổ nhưỡng.
Hội thảo đã nghe các chuyên gia FAO báo cáo về kết quả triển khai đề tài
chống thoái hóa đất (LADA) của FAO tại 6 nước: China, Argentina, Tunisia, Cuba,
Senegal và South Africa; trình bày các phương pháp điều tra, phân tích đánh giá
đất, dự báo tình hình suy thoái dựa trên các yếu tố liên quan đến điều kiện kinh tế
xã hội, tự nhiên của từng nước. Các chuyên gia FAO/LADA, nước chủ nhà, Trung

Quốc và các nước Đông nam Á đã chia sẽ nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các
hoạt động chống thoái hóa đất ở 3 cấp độ: toàn cầu, quốc gia và địa phương. Hội
thảo dành một ngày đi thực địa ở tỉnh Nakhon Ratchasima cách Bangkok khoảng
250 km về hướng Đông- Bắc để nghiên cứu kết quả triển khai các hoạt động bảo vệ
nguồn tài nguyên đất, nước chống xói mòn, sạt lở của Trung tâm Nghiên cứu Bảo
vệ đất, nước thuộc Cục Phát triển Đất đai Thailand; đi thăm lập địa bị mặn hóa sau
30 năm chuyển hóa từ đất rừng sang đất canh tác nông nghiệp với các cây trồng
ngắn ngày như lúa, khoai mì…Sự chuyển hóa này đã để lại những hậu quả nặng nề
về nguồn nước, chất lượng đất, và rất khó phục hồi trở lại như thời gian lập địa
được che phủ bởi rừng.
b. Biến vỏ dừa thành lưới chống xói mòn [12]
Một nhà khoa học Philippines đã biến vỏ dừa thành một loại lưới tự huỷ
song lại rất bền. Lưới có tác dụng chống xói mòn cho những vùng đất bạc màu và
bờ sông, kích thích thực vật phát triển và tạo việc làm cho nông dân.
Với tên gọi ''lưới dừa'', sản phẩm đã được sử dụng trong các đề tài xây dựng
cơ sở hạ tầng tại quần đảo này cũng như ở Trung Quốc và Sri Lanka.
Ngoài ra, lưới dừa cũng đã giành Giải nhất của cuộc thi BBC World
Challenge 2005. Nó đã vượt qua 456 sản phẩm khác từ 90 nước, đem về cho Justino
Arboleda 20.000 đôla.
Sáng kiến của Arboleda bắt nguồn từ một nghiên cứu vào cuối những năm
1980. Nghiên cứu do Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ và do Arboleda tiến hành.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy phần lớn nông dân ở vùng Bicol (phía
đông Manila) sống dưới mức nghèo đói, không thể kiếm đủ tiền từ những mảnh
8
ruộng nhỏ của họ. Cùi dừa khô là phần duy nhất có giá trị kinh tế, là nguyên liệu để
sản xuất dầu thực vật, xà phòng, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho công nghiệp.
Vỏ dừa là phế phẩm lớn nhất của những vùng trồng dừa. Theo ước tính của
Arboleda, Philippines tạo ra 12 tỷ vỏ dừa mỗi năm và 75% trong số này bị vứt bỏ.
Arboleda đã tìm ra một cách nghiền vỏ dừa, biến chúng thành sợi và mang
những sợi này tới các hộ gia đình nông dân. Tại đây, người nông dân sẽ dệt chúng

thành một loại sợi rất chắc để làm lưới.
Lưới dừa không chỉ chống xói mòn cho đất. Nó còn hấp thụ nước, ngăn đất
bị mưa bào mòn, đồng thời là tạo ra một lớp màu mỡ để thực vật sinh trưởng. Trong
các cuộc thử nghiệm, sợi dừa có thể tồn tại tới 4 năm ở điều kiện ngập trong nước.
Lưới dừa hiện được sử dụng để giữ đất lộ thiên trong các đề tài xây đập,
đường quốc lộ tại Philippines, ngăn chặn lở đất trong các đề tài xây nhà ở sườn đồi,
phủ các bãi chôn lấp rác
2.1.2. Ở Việt Nam
Thoái hoá đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước
ta, đặc biệt là ở miền núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ
yếu là: Xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất
chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ
quét, đất trượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm.
Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện
tích đất (13 triệu ha) ở miền núi có những vấn đề liên quan tới suy thoái đất. Ở miền
núi, nguyên nhân suy thoái môi trường đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức
canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số; tình trạng chặt phá,
đốt rừng bừa bãi; khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý; lạm dụng các chất
hữu cơ trong sản xuất; triển khai xây dựng các công trình hạ tầng như: nhà ở, đường
giao thông, trường học… Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các
quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu
người đã đến mức báo động.
Trong bảng phân loại thoái hóa đất được sử dụng trên toàn thế giới, Việt
Nam có 4 trên 6 cấp độ thoái hóa từ thấp đến cao, và khoảng 50% diện tích đất tự
9
nhiên của VN đang nằm trong tình trạng thoái hóa. Điều này gây nên bởi nhiều
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp có thể kể đến như là :
+ Sự hạn hán;
+ Xói mòn, sạt lở đất; ô nhiễm; suy giảm chất hữu cơ và độ phì đất;
+ Thay đổi môi trường sống (chuyển thành đất đô thị hoặc đất nông

nghiệp);
+ Sự biến mất của độ che phủ thảm thực vật, đa dạng sinh học hoặc năng
suất kinh tế;
+ Sự xâm nhập cây trồng ngoại lai; v.v…
Năm 1998, Việt Nam tham gia Công ước Chống Sa mạc hóa ( UNCCD).
Việt Nam cũng đã có chương trình hành động quốc gia (NAP) để thực hiện việc
triển khai cho giai đoạn 2006- 2010, và đã chọn được 4 vùng ưu tiên, đó là: Tây Bắc
gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu; Duyên hải miền Trung gồm
các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận; Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kontum,
Gia Lai, Daklak, Dak Nong và Lâm Đồng; Tứ giác Long xuyên thuộc Đồng bằng
sông Cửu long gồm 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang.
Đến nay nhiều đề tài ở 4 vùng ưu tiên được xây dựng và triển khai có sự hỗ
trợ từ các tổ chức quốc tế như Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), Chương trình Phát
triển Liên hiệp Quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Á
châu (ADB), IUCN, v.v….
2.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam vể chống
rửa trôi, cải tạo đất bạc màu.
Công trình 1: Viện KH&CN Việt Nam vừa tổng hợp được chế phẩm PAM có
khả năng chống rửa trôi cao cho đất. [13]
Xói mòn là hiện tượng phổ biến trong mùa mưa, các lớp đất màu bị trôi đi
khiến cho đất đai mất độ phì nhiêu, làm giảm năng suất cây trồng. Hiện nhiều
phương pháp khác nhau được sử dụng để chống xói mòn đất như trồng cây phòng
hộ, thâm canh, cải tạo các hệ thống chắn nước, thoát nước
PAM đã được dùng để chống xói mòn tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt
10
Nam, PAM cũng đã được nghiên cứu từ lâu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực như
làm dung dịch khoan, tẩy rửa, keo tụ xử lý nước.
PAM thực chất là polymer tổng hợp mạch dài, hoạt động như tác nhân gia
cố, liên kết các hạt đất với nhau. PAM kết hợp với nước theo tỷ lệ thích hợp, tưới
lên đất sẽ tạo thành nhiều "kết cấu" hoặc "keo tụ" bảo vệ đất. Đối với đất có cấu

trúc mịn thì PAM làm tăng độ thấm nước bằng việc giảm sự hình thành lớp phủ bề
mặt. Nhờ đó, PAM góp phần làm tăng năng suất cây trồng do giữ lại được các chất
dinh dưỡng, phân bón trong đất; chống khả năng mất cây trồng do bị vỡ luống
Sản phẩm cũng giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do ngăn chặn các hoá
chất sử dụng trong nông nghiệp bị rửa trôi. PAM không phải là phân bón nhưng
lượng nitơ trong PAM lại có thể phục vụ cho cây trồng và vi sinh vật hiệu quả như
phân bón.
Hiện chế phẩm đã được sử dụng tại các vùng như Gia Lai, Hà Tây, Vĩnh
Phúc
Công trình 2: Công ty cổ phần đất sạch Bến Tre - Sản xuất đất sinh học từ
mụn dừa cải thiện đất bạc màu. [14]
Đất sinh học DASI là một thành tựu mới của công ty Đất Sạch trong ứng
dụng “cải thiện đất bạc màu, tăng độ phì nhiêu cho đất” đạt hiệu quả cao rõ rệt
trong nhiều năm qua. Kết quả trên nhiều loại đất trồng, cây trồng khác biệt: Trang
trại ở Bình Phước, Lâm Đồng, Nha Trang…Vườn ươm, hoa kiểng ở TP.HCM, Sa
Đéc, Bến Tre…Công viên cây xanh TP. HCM, công ty Phú Mỹ Hưng, Công ty
Gino…
Đất sinh học được sản xuất từ mụn dừa qua quá trình xử lý công nghệ sinh
hóa trở thành một loại chất trồng giàu hữu cơ, vi sinh, vi lượng.
Đất sinh học còn cải thiện được các đặc tính cơ lý của đất bạc màu nhằm để
phục hồi đất bạc màu thành đất tơi xốp, dễ hút nước, giữ ẩm lâu, ít tốn công tưới và
nước tưới. tính chất mới của đất này sẽ duy trì nhiều năm (trên 3 năm, hơn nhiều
loại chất trồng hữu cơ khác).
Thành phần Đất Sinh học:
N
Hữu hiệu
: 0,5% P
2
O
5 Hữu hiệu

: 0,3% K
2
O
5 Hữu hiệu
: 0,7%
11
pH : 6,37 EC: mụn xử lý: µS/cm 127 Acid Humic: 3,33%
Ligninsulfonate (g/l) > 3,42 Trung-Vi lượng đủ dùng.
Vi sinh vật kháng bệnh cho đất : 0,97 x 10
6

Vi sinh vật cố định đạm : 0,75 x 10
6

Vi sinh vật phân giải lân : 0,07 x 10
6

Vi nấm kháng bệnh : 0,146 x 10
6

2.1.3. GIỚI THIỆU MÙN SINH HỌC BEFGMYDT - 041206D
Mùn sinh học đóng bánh (MSHĐB) befgmydt - 041206D là sản phẩm do
Công ty Cổ phần Thiết bị và Môi trường PT sản xuất với sự hỗ trợ của Trung tâm
Khoa học Công nghệ Phát triển đô thị và Nông thôn, sản phẩm được công bố tiêu
chuẩn chất lượng số 784/2009/TN5. Hiện sản phẩm đang được thử nghiệm trên 2
địa phương là Cao Bằng (thử nghiệm trên đất trồng ngô, mía) và Lạng Sơn (thử
nghiệm trên đất trồng ngô, lạc, đỗ tương) nhằm cải tạo đất bạc màu tại hai địa
phương này.
Mùn sinh học đóng bánh befgmydt - 041206D là sản phẩm enzym được
sản xuất từ mùn hữu cơ được lên men kỵ khí sử dụng xúc tác bằng chế phẩm tổng

hợp Befgmydt 041206D gốc được cấp phép số 6864/2008/YT-CNTC của Bộ y tế.
MSHĐBD được cấp bằng hàng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn và được
tặng huy chương vàng số 1341/QĐ - LHH ngày 14/10/2009, do Hội đồng trung
ương liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cấp.
MSHĐBD là những chất xúc tác hữu cơ gồm axit hữu cơ, chất hoạt động
sinh học, khoáng chất và các chất hữu cơ có lợi xúc tác các vi khuẩn có ích cho
đất tạo ra vi nấm như Aspergillus, Pennicillium nhanh chúng tạo alcol, este, chất
khoáng, sinh nhiều loại vitamin, các axit amin, đặc biệt là các axit amin không
thay thế, axit lactic trong đất có kết quả tốt tăng dinh dưỡng cho đất tạo điều kiện
phát triển tốt cho cây trồng, đặc biệt đối với đất bạc màu.
Mặt khác xói mòn do các yếu tố thời tiết như mưa lũ, gió hay trồng cây
theo luống là một trong những vấn đề cấp thiết ở nhiều nơi trên thế giới. Mức độ
tai hại của nó không nhỏ, cùng với năm tháng, nước mưa thấm rửa liên tục từ bề
12
mặt qua các tầng đất, hoà tan chất hữu cơ, phá huỷ khoáng sét, mang theo chất
dinh dưỡng. Xói mòn sẽ làm lớp đất mặt bị rửa trôi do đó làm mất độ phì nhiêu
của đất, làm giảm năng suất cây trồng thậm chí gây phá hoại mùa màng. Khi sử
dụng MSHĐBD tạo cường lực xúc tác mạnh, lại có tính đặc hiệu cả kiểu phản
ứng: đặc hiệu cơ chất bao gồm đặc hiệu tuyệt đối, đặc hiệu tương đối ; đặc hiệu
nhóm, đặc hiệu quang học… các hạt đất tạo thành huyền phù hoặc tạo liên kết dài
với các phần tử đất dưới đáy luống, kết dính với lớp đất trong lòng làm giảm
nguy cơ xói mòn. Nếu là quá trình tưới nước thì nước có thể thấm rộng hơn và
hiệu quả hơn. Vì MSHĐBD có cấu trúc một mạng lưới tổng hợp nên sẽ tăng
cường cả lực liên kết và sự thấm nước. Tính hút nước tốt hơn sẽ làm tăng độ bền
đất, sự nảy mầm của hạt và phát triển của rễ cây dễ dàng hơn. MSHĐBD tăng lực
liên kết đất và ngăn chặn xói mòn nên cho phép trồng cây ở những vùng có độ dốc
cao, là bảo vệ môi trường vì chúng làm tăng cấu trúc đất, giữ nước làm chậm xói
mòn và giảm ô nhiễm hoá chất, nên MSHĐBD tỏ ra có nhiều tác dụng vượt trội
trong sử dụng cải tạo và làm tăng dinh dưỡng cho đất. Nhờ đó làm tăng năng suất
thời vụ, cải thiện đời sống người nông dân. Khi sử dụng MSHĐBD, độ xốp đất

được tăng cường có thể thay đổi loại đất nhờ kết hợp với sét là cho đất ổn định
hơn và đất sét có xu thế hoạt động giống như đất mùn Khi đó nhiều chất dinh
dưỡng cho cây được giữ lại và không bị thất thoát. Như vậy lượng phân bón bị
mất đi ít hơn, tiết kiệm nhân lực và hạ giá thành sản phẩm.
13
CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu Sử dụng mùn sinh học đóng bánh giúp cải thiện đất bạc mầu và
nâng cao năng xuất trên cây ngô, cây mía trên địa bàn huyện Phục hòa tỉnh Cao Bằng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: xã Mỹ Hưng và Thi Trấn Hòa Thuận thuộc Địa bàn
huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng.
Thời gian nghiên cứu: Tháng 5 năm 2014 đến tháng 8 năm 2014
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Điều tra, khảo sát để lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Xây dựng mô hình thử nghiệm mùn sinh học đóng bánh befgmydt -
041206D
Đánh giá chất chất lượng đất được cải tạo trên địa bàn huyện Phục Hòa tỉnh
Cao Bằng
Đánh giá năng xuất một số loại cây trồng chính khi dùng chế phẩm bánh
sinh học befgmydt - 041206D.
Đề xuất một số biện pháp làm cải thiện đất bạc mầu và làm tăng năng xuất
cây trồng trên địa bàn để áp dụng cho toàn tỉnh Cao Bằng.
3.2.1. Điều tra, khảo sát vùng thực hiện đề tài
Điều tra đại diện 2 xã trong huyện về diện tích đất canh tác, đất bạc mầu và
mùa vụ canh tác các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Phục Hoà.
Điều tra, thu thập thông tin tại phòng nông nghiệp huyện Phục Hòa về tình
hình canh tác, năng suất cây trồng, kỹ thuật chăm sóc và thực trạng đất bạc màu của

hộ dân ở huyện.
3.2.1.1. Tiêu chí chọn điểm:
14
Điểm xây dựng mô hình phải mang tính đại diện và điển hình.
- Hệ thống đất bạc màu trên địa bàn huyện Phục Hòa thuộc tỉnh Cao
Bằng
Tại mỗi điểm, chọn 1 phần đất đã và đang có canh tác cây trồng trên cùng
loại đất để tiện cho công tác đánh giá so sánh đối chứng.
3.2.1.2. Công tác thực địa và xác định quy mô mô hình:
- Làm việc với các cơ quan quản lý đất đai, liên hệ thuê đất và xác định
ranh giới khu vực thuê, diện tích thử nghiệm.
- Các hộ nông dân tham gia, điều kiện các hộ, diện tích phân chia cho từng
hộ. Xác định công việc rõ ràng cụ thể và thoả thuận các vấn đề phối hợp có tính
chất pháp lý.
- Tìm hiểu một số thông tin liên quan đến công tác thiết kế mô hình:
Thời vụ, cơ cấu cây trồng, thói quen canh tác của nông dân trong phạm vi xác định
để lên kế hoạch thực hiện.
- Hướng dẫn hộ nông dân về cách dùng chế phẩm có hiệu quả và đúng kỹ
thuật trong từng giai đoạn phát triển của cây trồng.
- đánh giá năng suất khi thu hoạch cây trồng.
3.2.2. Xây dựng mô hình thử nghiệm mùn sinh học đóng bánh befgmydt-
041206D [1]
Thực tế theo kinh nghiệm việc xác định quy mô của mô hình dựa trên điều
kiện thực tế của khu vực, nếu diện tích của mô hình quá nhỏ, tính thuyết phục của
mô hình sẽ kém, độ chính xác của kết quả không cao. Nhưng nếu mô hình quá lớn
sẽ khó khả thi do vấn đề tài chính và vật tư. Điều quan trọng nhất mô hình được xác
định lựa chọn có tính chất đại diện và làm rõ được tính khả thi về kỹ thuật và hiệu
quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình.
Tiến hành thí nghiệm 2 mô hình với 2 loại cây trồng chính trên 2 xã thuộc
địa bàn huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng

15
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - KỸ THUẬT SỬ DỤNG
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu
a). Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập số liệu: Đây là phương pháp cơ bản và dễ thực hiện, giúp
cho đơn vị thực hiện có được nhiều thông tin hữu ích. Các thông tin phục vụ cho đề tài
có thể thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của các đơn vị liên quan như: báo cáo
tình hình sản xuất, canh tác, thâm canh cây trồng trên vùng đất bạc màu tại Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp huyện,… ngoài ra còn phải thu thập
ở các website, các tạp chí, báo chí, các cơ quan chuyên môn.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Ngoài các số liệu thông tin thu thập
được, qua điều tra, sẽ tiến hành khảo sát thực địa để bổ sung thông tin từ thực tế.
- Phương pháp xây dựng mô hình:
+ Mô hình được xây dựng cho cả 2 loại ngô và mía khác nhau (có điều kiện
thời tiết khác nhau và đại diện cho loại đất phổ biến tại địa phương). Với 2 công
thức khảo nghiệm chế phẩm được bố trí thêm lô đối chứng (không sử dụng chế
phẩm) để theo dõi, so sánh và đánh giá. Các công thức được bố trí trong các tình
huống điều kiện áp dụng khác nhau đủ căn cứ để đưa ra được kết luận xác thực cho
mục tiêu mô hình.
+ Việc theo dõi mô hình được thực hiện một cách toàn diện cả theo dõi lý tính
(yếu tố cảm quan, năng suất) và hoá tính (phân tích mẫu sản phẩm trong phòng thí
nghiệm) mới đánh giá đúng được ảnh hưởng của chế phẩm.
- Phương pháp kế thừa: các số liệu, quy trình, mùn sinh học đóng bánh
Befgmydt, đã được áp dụng thành công ở tỉnh trước đây, trong nước và quốc tế
b). Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Theo các phương pháp hiện hành đang được áp dụng trong nông nghiệp về
phân tích và xử lý thống kê.So sánh đa bậc duncan hoặc so sánh dựa trên sai khác
nhỏ nhất có ý nghĩa bao gồm các chỉ tiêu: tỷ lệ % sâu bệnh hại, năng suất, phân tích
đặc điểm sinh hóa cây trồng.
16

c). Phương pháp chuyên gia
Tham khảo và tập hợp ý kiến của một số chuyên gia có kinh nghiệm trong
lĩnh vực chuyên ngành để nâng cao chất lượng kết quả nghiên cứu.
d). Hội thảo và kiểm tra thường xuyên
Công tác kiểm tra tiến độ, giữa kỳ và thường xuyên được phối hợp giữa cơ
quan quản lý đề tài và cơ quan thực hiện để cùng xác nhận các tiến triển, kết quả
thực hiện thực tế mô hình trong từng giai đoạn tiến hành. Hội thảo khoa học sẽ được
thực hiện vào thời điểm thích hợp trong thời gian đề tài - khi thấy các vấn đề của đề
tài cần phải tập hợp ý kiến đóng góp và bàn bạc giữa nhiều đối tác.
3.3.2. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát
triển của cây trồng [`1]
3.3.2.1 Đối với cây ngô
a. Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển
+ Ngày mọc: Khi có 50% trở lên số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi
chông).
+ Ngày tung phấn: Khi có 50% trở lên số cây có hoa nở được 1/3 trục chính.
+ Ngày phun râu: Khi có 50% trở lên có râu nhú dài từ 2-3 cm.
+ Ngày chín sinh lý (TGST): Khi có 75% trở lên số cây có lá bi khô hoặc chân
hạt có chấm đen.
b. Chỉ tiêu về hình thái:
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ ở giai đoạn
chín sữa.
+ Số lá thật trên cây (lá): đếm số lá trên cây (đánh dấu lá thứ 5, lá thứ 10).
+ Diện tích lá: Đo diện tích lá khi cây thụ phấn xong bằng máy đo diện tích lá.
+ Chỉ số diện tích lá (m
2
lá/m
2
đất ) = m
2

lá/cây x số cây/m
2
c. Khả năng chống đổ:
Theo dõi tình hình đổ ngã sau các đợt gió to và trước khi thu hoạch để xác định các
17
chỉ tiêu:
+ Đổ rễ (%): Nghiêng trên 30
0
so với chiều thẳng đứng của cây.
+ Đổ gãy thân (%): Cây bị gãy ở đoạn thân phía dưới bắp trước khi thu hoạch.
d. Tình hình sâu bệnh :[2]
+ Theo dõi tình hình xuất hiện của sâu đục thân, sâu đục bắp. Đánh giá mức
độ bị sâu đục thân hại theo thang điểm từ 1 đến 5.
+ Theo dõi tình hình xuất hiện của rệp cờ, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, bệnh
vàng lá, bệnh phấn đen. Phân cấp mức độ bị bệnh theo thang điểm từ 1 đến 5
e. Các yếu tố cấu thành năng suất:[1]
+ Số bắp/cây: Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch, tính tỷ lệ số bắp/cây
+ Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp khi thu hoạch
+ Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp khi thu hoạch.
+ Số hàng hạt/bắp: Đếm số hàng hạt ở giữa bắp khi thu hoạch.
+ Số hạt/hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp khi thu
hoạch.
+ Tỉ lệ khối lượng hạt/khối lượng bắp không có lá bi (%): Tính tỷ lệ khối
lượng hạt ở độ ẩm 14% trên khối lượng bắp tươi khi thu hoạch.
+ Khối lượng 1000 hạt (g): Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%
+ Năng suất hạt khô (tạ/ha):
P1 P2
NS (tạ/ha) = x x 10.000
S
0

P3
Trong đó:
P1: Khối lượng bắp tươi thu hoạch.
S
0
: Diện tích hàng thu hoạch
P2: Khối lượng hạt khô ở độ ẩm khoảng 14 %.
18
P3: Khối lượng bắp tươi khi thu hoạch.
f. Các chỉ tiêu chất lượng:
Phân tích các chỉ tiêu: Prôtein tổng số (%), chất béo tổng số (%), hàm lượng
xơ thô tổng số (%), hàm lượng tinh bột tổng số (%), đường tổng số (%).
3.3.2.2 Đối với cây mía [1]
a. Theo dõi nảy mầm, đẻ nhánh: Trong mỗi ô thí nghiệm, cố định 3 hàng giữa để
theo dõi. Sau trồng, khi phát hiện thấy mầm đầu tiên xuất hiện trên mặt đất thì bắt
đầu theo dõi. Định kỳ 7 ngày theo dõi 1 lần để xác định các chỉ tiêu sau:
Số mầm mọc
+ Tỷ lệ nảy mầm (%) = x 100
Số hom x số mầm/hom
Tổng (cây mẹ + cây con) - Cây mẹ
+ Hệ số đẻ nhánh (lần) =
Cây mẹ
b. Theo dõi chiều cao cây, tốc độ vươn cao.[1]
Khi mía bắt đầu có dóng, cố định 10 cây ở hàng giữa bằng cách đánh dấu để
theo dõi các chỉ tiêu sau:
+ Chiều cao cây (cm): được tính từ mặt đất đến tai lá +1. Định kỳ 1 tháng theo
dõi 1 lần.
+ Tốc độ vươn cao (cm/tháng): bằng chiều cao cây tháng sau trừ đi chiều cao
cây tháng trước.
c. Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất mía

+ Đường kính thân (cm): trước khi thu hoạch, đo đường kính của 10 cây đánh
dấu đo chiều cao, mỗi cây đo ở 3 điểm: gốc, giữa thân và phần ngọn sau đó cộng số
đo của cả 10 cây và tính trung bình.
+ Khối lượng cây (kg/cây): chọn trong ô thí nghiệm 10 cây có đường kính và
19
chiều cao cây tương đương với đường kính và chiều cao trung bình của 10 cây đánh
dấu đo chiều cao, thu hoạch để cân và tính khối lượng trung bình cây.
+ Mật độ cây khi thu hoạch (cây/m
2
): trước khi thu hoạch, đếm mật độ cây
hữu hiệu ở 3 hàng giữa của ô. Tính mật độ cây trung bình.
+ Năng suất mía (tấn/ha): thu hoạch và cân khối lượng toàn bộ ô thí nghiệm,
cộng với khối lượng các cây đã thu hoạch để tính khối lượng trung bình cây và khối
lượng của số cây ở các đợt lấy mẫu phân tích chất lượng. Tính năng suất trung bình.
d. Theo dõi sâu bệnh
+ Tỷ lệ sâu đục thân (%): xác định ở thời kỳ cây con, từ khi nảy mầm đến kết
thúc đẻ nhánh. Đếm tổng số cây bị sâu đục thân 3 hàng giữa ở các kỳ theo dõi. Tính tỷ
lệ trung bình.
Tổng số cây bị hại
Tỷ lệ sâu đục thân (%) = x 100
Tổng số cây khi kết thúc đẻ nhánh
+ Mức độ nhiễm rệp (%): Đếm toàn bộ số cây có lá bị nhiễm rệp ở 3 hàng giữa
trong thời kỳ mía chín, trước khi phun thuốc trừ rệp lần đầu tiên. Tính tỷ lệ trung bình.
Tổng số cây có lá bị rệp (cây)
Tỷ lệ nhiễm rệp (%) = x 100
Tổng số cây điều tra (cây)
e. Xác định hiệu quả kinh tế:
+ Lãi thuần (đ/ha) = Tổng giá trị sản lượng - Tổng chi phí sản xuất
+ Tỷ suất lợi nhuận (VCR) do bón BEFGMYDT-041206D:
Giá trị phần năng suất, chất lượng tăng lên do bón

mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT-041206D
VCR =
Chi phí tăng lên do bón mùn sinh học
đóng bánh BEFGMYDT-041206D
20
f. Các chỉ tiêu chất lượng và hàm lượng đường
+ Độ Brix (Bx): Xác định bằng máy đo chiết quang kế Refractometre
Saccharimetre
Khối lượng chất khô hoà tan
Bx (độ) =
Khối lượng dung dịch
+ Tỷ lệ đường khử (RS): Xác định bằng phương pháp Issekuta và Poth.
+ Chữ đường(CCS): Chữ đường (hàm lượng đường thương phẩm -CCS
(Commercial Cane Sucrose) là chỉ tiêu thể hiện hàm lượng đường kết tinh trong dung
dịch nước mía.).
3.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất
+ pH
(KCl)
: xác định bằng máy đo pH.
+ Hàm lượng chất hữu cơ tổng số: phương pháp Walkley Black.
+ Đạm tổng số (%): phương pháp Kjeldahl.
+ Đạm thuỷ phân (mg/100g đất): phương pháp Tiurn và Kononnova.
+ P
2
O
5
tổng số (%): công phá mẫu bằng hỗn hợp 2 axit: H
2
SO
4

+ HClO
4
và đo
trên máy so màu UV-VIS Spectrophotometer.
+ P
2
O
5
dễ tiêu (mg/100 đất): phương pháp Oniani. So màu trên máy so màu
UV-VIS Spectrophotometer.
+ Kali tổng số: công phá mẫu bằng hỗn hợp 2 axit: H
2
SO
4
+ HClO
4


đo K
+
trên máy quang kế ngọn lửa - Flame photometer AFP-100.


21
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ
HÌNH
4.1.1. Điều tra khảo sát khu vực xây dựng mô hình huyện Phục Hòa
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên [8]

Phục Hòa nằm về hướng Ðông bắc của tỉnh Cao Bằng. Phía Nam, giáp
huyện Thạch An. Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quảng Uyên. Phía Tây Bắc
giáp Hạ Lang. Phía Đông giáp huyện Long Châu Trung Quốc. Cặp cửa khẩu quốc
tế giữa Phục Hòa và Long Châu là cửa khẩu Tà Lùng - Thủy Khẩu, đây cũng là cửa
khẩu lớn nhất của Tỉnh Cao Bằng.
Phục Hòa có tổng diện tích tự nhiên : 383.31 km2. Dân số: 22.589 người bao
gồm gồm 2 thị trấn là: thị trấn Hòa Thuận, thị trấn Tà Lùng, 7 xã là: Mỹ
Hưng, Hồng Đại, Cách Linh, Triệu Ẩu, Đại Sơn, Tiên Thành, Lương Thiện. Phục
Hòa vốn là một huyện lâu đời ở tỉnh Cao Bằng. Ngày 8/3/1967, Hội đồng Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra Quyết định 27-CP sáp nhập hai huyện
Phục Hòa và Quảng Uyên thành huyện Quảng Hòa. Huyện Quảng Hòa tồn tại cho
đến năm 2001 thì lại tách ra thành hai huyện là Phục Hòa (nửa phía Nam) và Quảng
Uyên (nửa phía Bắc) như cũ, theo Nghị định 96/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
Địa hình là núi đá vôi, đồi caxto xâm thực, Sông Bằng (Bằng Giang) bắt
nguồn từ núi Nà Vài của Trung Quốc chảy qua Thủy Khẩu ở biên giới vào Long
Châu rồi nhập vào sông Tây Giang. Giao thông có quốc lộ 3 đi qua huyện đến cửa
khẩu quốc gia Tà Lùng. Phục Hòa là vùng có nguyên liệu mía, cung cấp 70%
nguyên liệu cho nhà máy đường Phục Hòa.
4.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [3]
Với các loại cây công nghiệp…,vươn lên trở thành vùng kinh tế trọng điểm,
phát triển năng động của tỉnh. Hiện nay, kinh tế của huyện phát triển đạt mức khá
với mức tăng trưởng bình quân là 18,3% năm. Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển
đúng hướng trong đó tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng (chiếm 32,97%),
thương mại dịch vụ (chiếm 19,3%) và giảm tỷ trọng kinh tế nông lâm nghiệp
22
(chiếm 47,65%). Đặc biệt là huyện đã khai thác tốt lợi thế của địa phương trong
phát triển kinh tế cửa khẩu và mở rộng vùng mía nguyên liệu…, từng bước giúp
người dân xoá đói, giảm nghèo. Với tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt trên
10 nghìn tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp xấp xỉ 25 triệu đồng/ha, đặc biệt những
nơi trồng mía nguyên liệu có giá trị lên tới 50 triệu/ha; Kim ngạch xuất nhập khẩu

qua cửa khẩu Tà Lùng tăng đều qua các năm, huyện đã tạo nguồn thu đáng kể cho
ngân sách Nhà nước, tạo việc làm ổn định cho nhân dân địa phương và mở ra nhiều
cơ hội thuận lợi phát triển KT-XH của huyện Phục Hoà nói riêng và của tỉnh Cao
Bằng nói chung,
4.1.1.3. Tình hình canh tác các loại cây trồng chính [3]
Cơ cấu cây trồng của huyện chủ yếu vẫn là cây lương thực như ngô, lúa;
trong những năm gần đây huyện đã đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ lệ cây trồng phục vụ cho ngành công nghiệp chế
biến. Áp dụng khoa học công nghệ mà trước hết là công nghệ giống, vật tư, công
nghệ sinh học để phát triển hiệu quả sản xuất bền vững.
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính trên địa bàn
huyện Phục Hòa giai đoạn từ 2005 - 2009
Loại cây trồng 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Ngô
DT (ha) 1.606 1.903 1.775 1.598 1.710 1.755
NS(tạ/ha) 28,6 28,5 24,8 35 36 34,7
SL (tấn) 4.605 5.431 4.423 6.282 6.156 5.924
Lúa
DT (ha) 1.294 1.267 1.266 1.170 1.240 1.272
NS(tạ/ha) 30 30 30 30 32 32,5
SL (tấn) 3.931 3.931 3.856 3.479 3.968 4.134
Mía
DT (ha) 1.330 1.005 1.252 1.420 1.495 1.435
NS(tạ/ha) 510 570 560 770 486 486
SL (tấn) 67830 57285 70112 109340 72658 68658
(Nguồn: Thống kê phòng nông nghiệp phát triển nông thôn)
Nhìn vào bảng 4.1 ta có thể thấy các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện
Phục Hòa là ngô, lúa và mía. Năng suất và sản lượng tăng dần qua các năm, tuy
23
nhiên năm 2009 do thời tiết khô hạn kéo dài vào dịp đầu năm và từ trung tuần tháng

8 cho nên ảnh hưởng tới việc gieo trồng thời vụ. Các cây trồng không chủ động
được nước tưới ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng tới năng
suất và sản lượng.
Lựa chọn 2 xã trên địa bàn huyện là xã Mỹ Hưng và thị trấn Hòa Thuận để
thực hiện điều tra, khảo sát về tinh hình canh tác, sử dụng đất, trên địa bàn từng xã
để lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình.
* Xã Mỹ Hưng [3]
Xã Mỹ Hưng có tổng diện tích tự nhiên là 4053.25 ha, có ranh giới tiếp giáp
với thị trấn Hòa Thuận. Xã có tuyến đường tỉnh lộ 208 đi qua, đây là tuyến đường
giao thông nối hai huyện Phục Hòa và Thạch An, tạo điều kiện thuận lợi cho xã
phát triển giao lưu kinh tế với bên ngoài.
Địa hình xã Mỹ Hưng kéo dài từ hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ
cao trung bình so với mực nước biển là 300 m. Phạm vi phân bố của xã khá rộng
kéo dài từ xóm Nạm Tốc phía Bắc của xã đến điểm xa nhất giáp với Trung Quốc ở
phía nam khoảng 16km. Mỹ Hưng lấy con sông Bằng Giang làm ranh giới TT. Hòa
Thuận và TT. Tà Lùng.
Trong tổng diện tích đất sử dụng thì đất dùng cho nông nghiệp chiếm 83,
63%, trong đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12, 76%, còn lại
70,82% cho trồng rừng và 0,05% cho nuôi trồng thủy sản. Có thể nói quỹ đất sử
dụng cho sản xuất nông nghiệp khá eo hẹp, chưa kể tới chất lượng đất canh tác trên
vùng Đông Bắc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng đa phần là xấu, bị bạc màu và
nghèo dinh dưỡng.
24
Bảng 4.2. Thống kê cơ cấu sử dụng đất đai xã Mỹ Hưng năm 2008
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1. Đất nông nghiệp 3389.58 83.63
- Đất sản xuất nông nghiệp 517.33 12.76
+ Đất trồng lúa 224.1 5.53
+ Đất trồng cây hàng năm 291.12 7.18
+ Đất trồng cây lâu năm 2.11 0.05

- Đất lâm nghiệp 2870.25 70.81
- Đất nuôi trồng thủy sản 2 0.05
2. Đất phi nông nghiệp 151.72 3.74
3. Đất chưa sử dụng 511.95 12.63
Tổng 4053.25 100
( Nguồn: Thống kê UBND Xã Mỹ Hưng)
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp đã được xã chú trọng, tuy nhiên do điều
kiện thời tiết diễn biến khá phức tạp, vào mùa đông, thời tiết rét đậm rét hại kéo dài,
mùa hè thì khô hạn và nắng nóng triền miên cho nên ảnh hưởng rất lớn đến thời vụ
gieo trồng thể hiện trên bảng 4.2, từ đó ảnh hưởng tới năng suất cũng như sản lượng
cây trồng trên địa bàn xã. Bên cạnh đó giá lương thực bấp bênh cũng là một yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của người dân.
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính tại xã Mỹ Hưng
năm 2008
Loại cây Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Lúa xuân 20,1 35 70,3
Lúa mùa 164 31 508,4
Ngô 170,8 32 546
Sắn 37,5 10 375
Đỗ tương 40,4 8 32,3
Lạc 4,05 4 16,2
Mía 115,2 550 6336
Tổng 184,1 7.884,2
25
( Nguồn: Thống kê UBND Xã Mỹ Hưng)

×