Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bàn về mối quan hệ giữa thiết kế và công nghệ chế tạo các sản phẩm cơ điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.59 KB, 4 trang )

Tuyển tập Hội nghị toàn quốc lần thứ 5 về Cơ điện tử
Bàn về mối quan hệ giữa thiết kế
và công nghệ chế tạo các sản phẩm cơ điện tử
Nguyễn Đức Cƣơng
Hội Hàng không-Vũ trụ Việt Nam (VASA)
Hà Nội, Việt Nam


Tóm tắt: Bài báo trình bày một số quan điểm của tác giả
về mối quan hệ biện chứng giữa thiết kế và công nghệ chế
tạo các sản phẩm cơ điện tử-những sản phẩm kết hợp hữu
cơ giữa cơ khí-động lực và điện tử-công nghệ thông tin. Bài
báo cũng đề xuất định hướng đào tạo nguồn nhân lực để
thiết kế chế tạo các sản phẩm này.
Từ khóa: thiết kế, công nghệ, cơ điện tử
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rất nhiều các sản phẩm công nghệ cao ngày nay đều là
những hệ thống kết hợp hữu cơ giữa công nghệ cơ khí-động
lực và công nghệ điện tử-công nghệ thông tin. Các sản phẩm
này thƣờng đƣợc gọi là sản phẩm cơ điện tử, ví dụ nhƣ các
loại robot thông minh, máy giặt thông minh, hệ thống vũ khí
thông minh, tổ hợp tên lửa hiện đại, máy bay không ngƣời lái
hiện đại, vệ tinh…Các sản phẩm cơ điện tử có thể là một hệ
thống lớn tƣơng đối hoàn chỉnh nhƣ tổ hợp tên lửa phòng
không bao gồm nhiều phân hệ (các quả đạn tên lửa, bệ phóng,
rađa điều khiển…) nhƣng cũng có thể là một sản phẩm nhỏ
thực hiện một chức năng cụ thể nào đó nhƣ khối cảm biến
quán tính (Inertial Measurement Unit, IMU).
Để có thể thiết kế chế tạo các sản phẩm này cần có cách tiếp
cận khác hẳn các sản phẩm ngành chế tạo máy cơ khí thông
thƣờng. Ví dụ, khi thiết kế chế tạo vũ khí bộ binh các chỉ tiêu


thiết kế nhƣ độ chính xác bắn, độ chụm,…thƣờng đạt đƣợc
bằng các công nghệ cơ khí đặc biệt trong quá trình chế tạo
nòng súng, chế tạo đạn, và trong trƣờng hợp này các công
nghệ cơ khí đặc biệt này đóng vai trò quyết định chất lƣợng
sản phẩm. Trong trƣờng hợp này, để có thể chế tạo đƣợc vũ
khí với độ chính xác bắn nhất định, ta không có con đƣờng
nào khác là phải làm chủ đƣợc các công nghệ cơ khí đặc biệt
nói trên. Tuy nhiên, khi thiết kế chế tạo một quả tên lửa tự dẫn
thì khác hẳn, xác suất trúng đích (trong những điều kiện nhất
định) thƣờng rất cao và rất ít phụ thuộc vào công nghệ chế tạo
thiết bị phóng hay công nghệ chế tạo quả đạn, mà chủ yếu phụ
thuộc vào hệ thống điều khiển của tên lửa trong quá trình tự
dẫn: các cảm biến (sensors), máy tính trên khoang với phần
mềm xử lý tín hiệu và lập lệnh điều khiển, các cơ cấu chấp
hành (máy lái). Trong điều kiện toàn cầu hóa ngày nay, rất
nhiều sản phẩm công nghệ cao nhƣ các cảm biến, máy tính
công nghiệp, các cơ cấu chấp hành, các linh kiện và thiết bị
điện-điện tử, hợp kim chất lƣợng cao… có bán tự do trên thị
trƣờng thƣơng mại dƣới dạng các sản phẩm có thể dùng chung
cho nhiều mục đích khác nhau. Nhƣ vậy, trong ví dụ trên, để
có thể chế tạo đƣợc tên lửa, ngày nay chúng ta không nhất
thiết phải làm chủ công nghệ chế tạo các cảm biến, máy tính
công nghiệp, …, không nhất thiết phải tự làm tất cả “ từ A đến
Z”. Vấn đề mấu chốt là lựa chọn, ghép nối và tích hợp hệ
thống, phát triển phần mềm cho máy tính trên khoang để cho
tên lửa có thể tự dẫn đƣợc vào mục tiêu. Tất nhiên là đầu tiên
phải làm sao cho tên lửa bay đƣợc và điều khiển đƣợc, tuy
nhiên để làm đƣợc việc này không đòi hỏi các công nghệ chế
tạo “đỉnh cao” của thế giới, nếu không đòi hỏi quá cao về tốc
độ bay, tầm bắn, khả năng cơ động, tỷ lệ giữa tải có ích so với

tổng trong lƣợng
Nói một cách tổng quát, vấn đề mấu chốt để phát triển một
sản phẩm mới thuộc lĩnh vực cơ điện tử thƣờng nằm ở khâu
thiết kế, tích hợp hệ thống và phát triển phần mềm, tức là nằm
ở phần trí tuệ của sản phẩm, đúng nhƣ tiên đoán của K. Marx
khi khoa học trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp.
Ta thấy hoạt động thiết kế rất quan trọng trong quá trình
hình thành sản phẩm mới, nhất là khi phát triển các sản phẩm
công nghệ cao. Tuy nhiên lâu nay ta thƣờng nhấn mạnh quá
mức vai trò của công nghệ trong quá trình hình thành sản
phẩm mới. Đây có thể là hậu quả của tƣ duy cũ, coi nhẹ vai trò
“chất xám” trong phát triển kinh tế-xã hội và củng cố quốc
phòng nói chung và phát triển công nghiệp quốc phòng nói
riêng. Tuy nhiên, cũng sẽ là sai lầm nếu đề cao quá mức vai
trò của hoạt động thiết kế mà coi nhẹ vai trò của công nghệ.
Vấn đề này đã đƣợc tác giả đề cập đến chƣa đầy đủ trong các
tài liệu [3,6]. Trong thực tế, giữa thiết kế và công nghệ có mối
quan hệ biện chứng, liên quan chặt chẽ và quyết định lẫn nhau.
Trong bài này tác giả sẽ nêu rõ mối quan hệ này, nhấn mạnh
vai trò của hoạt đông thiết kế và đề xuất hƣớng đào tạo nguồn
nhân lực cho thiết kế chế tạo các sản phẩm cơ điện tử.
Mặc dù các khái niệm về thiết kế và công nghệ rất quen
thuộc, tuy nhiên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau. Vì vậy
trƣớc tiên chúng ta cần thống nhất cách hiểu các khái niệm
này.
II. KHÁI NIỆM “THIẾT KẾ” VÀ “CÔNG NGHỆ”
Thiết kế (tiếng Anh: design, tiếng Nga: проектирование)
một sản phẩm mới, trong phạm vi ngành chế tạo máy, là một
quá trình dựa trên nhiệm vụ thiết kế để xây dựng bộ tài liệu cần
và đủ để có thể căn cứ theo đó tiến hành chế tạo ra sản phẩm

mong muốn trong điều kiện kinh tê-kỹ thuật nhất định [1].
29
Tuyển tập Hội nghị toàn quốc lần thứ 5 về Cơ điện tử
Công nghệ (tiếng Anh: technology, tiếng Nga: технология)
là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công
cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản
phẩm [2].
Nhƣ vậy, có thể hiểu là: “thiết kế” trả lời cho câu hỏi “Làm
cái gì ? Với yêu cầu kỹ thuật thế nào?” còn “công nghệ” trả lời
cho câu hỏi “Làm thế nào? Với công cụ và phƣơng tiện nào?”.
Ở đây cần làm rõ một số cách hiểu khác nhau về từ “công
nghệ” ở nƣớc ta. Trƣớc kia, khi còn Liên Xô, từ “công nghệ”
thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp của từ “технология” trong
các sách tiếng Nga, thiên về các công nghệ chế tạo cụ thể:
công nghệ gia công cơ, công nghệ đúc, công nghệ hàn, công
nghệ lắp ráp v.v…Ngày nay, cùng với việc hội nhập quốc tế,
từ “công nghệ” đƣợc mở rộng theo nghĩa tiếng Anh của từ
“technology”, ví dụ, trong cụm từ “công nghệ tên lửa” thì
thƣờng đƣợc hiểu là cả ngành kỹ thuật tên lửa chứ không chỉ
là một số công nghệ chế tạo cụ thể. Hoặc là trong cụm từ
“chuyển giao công nghệ” để chế tạo sản phẩm thì đƣơng nhiên
phải chuyển giao cả tài liệu thiết kế
1
. Theo định nghĩa về “phát
triển công nghệ”của tài liệu [2]
2
thì ta thấy là khái niệm “công
nghệ” ở đây cũng bao gồm cả hoạt động thiết kế, vì rõ ràng là
nếu không xác định cần “làm những cái gì” thì cũng chẳng
biết là “làm nhƣ thế nào” để ra sản phẩm mới.

Trong phạm vi bài này, trừ một vài trƣờng hợp có nói rõ, ta
sẽ giới hạn nội hàm của thuật ngữ “công nghệ” theo nghĩa hẹp
là công nghệ chế tạo (tiếng Anh: manufacturing technology,
tiếng Nga: технология изготовления).
Quay trở lại định nghĩa về khái niệm “thiết kế” đã nêu, ta
thấy có mấy ý quan trọng:
- Phải có nhiệm vụ thiết kế (đôi khi còn gọi là nhiệm vụ kỹ
thuật) thì mới bắt đầu thiết kế đƣợc. Thông thƣờng văn bản
này, đối với các sản phẩm quốc phòng, do bên đặt hàng chủ trì
soạn thảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan thiết kế và đƣợc cấp
trên của cả 2 bên phê duyệt). Cần phải phối hợp chặt chẽ cả 2
bên là vì nhiều khi bên đặt hàng nêu ra những yêu cầu quá cao
mà bên thiết kế không thể đáp ứng đƣợc trong điều kiện kinh
tế-kỹ thuật nhất định, ngƣợc lại, đôi khi bên đặt hàng không
dám nêu ra một số yêu cầu mà trong thực tế có thể đạt đƣợc
không quá khó khăn.
- Bộ tài liệu thiết kế chỉ bao gồm những thông tin cần và đủ
để có thể tiến hành chế tạo đƣợc trong điều kiện kinh tế-kỹ
thuật nhất định. Ví dụ, nếu yêu cầu chế tạo một cái tủ đối với
thợ mộc lành nghề thì chỉ cần vẽ phác ra kiểu dáng, các kích
thƣớc chính, nói rõ ý định để đựng cái gì, loại gỗ gì, tổng giá
tiền khoảng bao nhiêu…là thợ có thể làm đƣợc rồi, không cần
các bản vẽ chi tiết, quy cách cụ thể. Tuy nhiên đối với các sản


1
Cần phân biệt bộ tài liệu thiết kế để chế tạo (рабочая конструкторская
документация) với quá trình thiết kế, một bên là kết quả, một bên là quá trình
đƣa đến kết quả đó.
2

Theo tài liệu [2], phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn
thiện công nghệ mới, sản phẩm mới.

phẩm phức tạp thì cần cả một bộ tài liệu đến hàng chục nghìn
trang có yêu cầu kỹ thuật chi tiết cùng với hàng trăm, hàng
nghìn bản vẽ và nhiều phần mềm với hàng nghìn dòng lệnh.
Nếu việc chế tạo các chi tiết của sản phẩm chỉ đòi hỏi các
công nghệ bình thƣờng thì không cần bộ tài liệu công nghệ chế
tạo (bao gồm cả đồ gá, khuôn mẫu, quy trình gia công, các
công cụ phần mềm v. v…), vì các công nghệ cụ thể phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Nhƣ
vậy, trong bộ tài liệu kỹ thuật cuối cùng (đầu ra của cả quá
trình phát triển sản phẩm mới), khi cần, có thể phải bao hàm
cả tài liệu thiết kế và tài liệu công nghệ.
- Bộ tài liệu thiết kế sản phẩm phải có tính khả thi trong
điều kiện kinh tế-kỹ thuật nhất định, không thể “bay bổng trên
trời” mà phải gắn với điều kiện cụ thể về tài chính, nhân lực,
vật tƣ kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ hiện có và có thể có
Thông thƣờng, việc xây dựng bộ tài liệu thiết kế chỉ kết
thúc khi sản phẩm đƣợc thử nghiệm thành công sau nhiều lần
chế thử, tức là thiết kế phải kết hợp chặt chẽ với công nghệ
chế thử. Vì vậy ta thƣờng gặp thuật ngữ “thiết kế-chế thử ”
(tiếng Nga: ОКР – опытно- конструкторские работы). Vì
vậy, không thể coi việc tiếp nhận bộ tài liệu thiết kế để chế tạo
(tiếng Nga: рабочая конструкторская документация) trong
quá trình chuyển giao công nghệ là đã “làm chủ đƣợc thiết
kế”. Để làm chủ đƣợc quá trình thiết kế ta cần phải hiểu đƣợc
tại sao ngƣời ta lại chọn giải pháp này mà không chọn giải
pháp khác, tại sao lại chọn kích thƣớc này mà không phải là
kích thƣớc khác v.v… Do đó cần phải tự tiến hành cả quá trình

thiết kế-chế thử hoặc hợp tác với nƣớc ngoài để tiến hành quá
trình này thì mới có thể làm chủ đƣợc quá trình này.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA THIẾT KẾ VÀ ÔNG NGHỆ
TRONG QUÁ TRÌNH PHT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
Ta có thể lấy ví dụ sau đây trong đời sống thƣờng nhật để
minh họa mối quan hệ này. Để chuẩn bị một bữa tiệc, sau khi
thống nhất về đại thể với khách hàng (thống nhất “nhiệm vụ
thiết kế”), nhà hàng sẽ phải xem thị trƣờng có những thực
phẩm gì làm sẵn, thực phẩm gì phải chế biến, các nhân viên
quen nấu những món gì, các thiết bị nhà bếp…(xem xét các
yếu tố “vật tƣ kỹ thuật” và “công nghệ”) để “thiết kế” ra các
loại món ăn và tiến hành “chế tạo” ra các món ăn theo đúng
“thiết kế” đã định. Giả thử trên thị trƣờng không có bán loại
thực phẩm dự kiến, nhà “thiết kế” sẽ phải thay món khác
tƣơng đƣơng, miễn là vẫn đáp ứng “nhiệm vụ thiết kế”.
Nếu món này là đăc sản chủ lực thì phải thống nhất lại với
khách hàng để thay đổi “nhiệm vụ thiết kế” và có thể phải hủy
hợp đồng.
Từ ví dụ đơn giản trên ta thấy là ngay từ lúc thiết kế đã phải
hình dung ra công nghệ chế tạo để thiết kế có tính khả thi, tuy
ngƣời thiết kế có thể không biết hết các bí quyết công nghệ,
nhƣng nhất thiết phải biết các điều kiện để thực hiện quá trình
chế tạo, tức là thiết kế phải gắn với công nghệ.
Mặc dù vậy, ta vẫn thấy tính độc lập tương đối giữa thiết kế
và công nghệ: cùng một cơ sở công nghệ có thể làm ra nhiều
30
Tuyển tập Hội nghị toàn quốc lần thứ 5 về Cơ điện tử
loại sản phẩm khác nhau và ngƣợc lại cùng một sản phẩm có
thể làm bằng nhiều công nghệ khác nhau nếu là sản phẩm bình
thƣờng (trong ví dụ trên, khi nấu một món ăn, đầu bếp không

nhất thiết phải đun bằng bếp ga, bếp điện hay bếp dầu, v.v…).
Tuy nhiên nếu là sản phẩm đặc biệt thì chỉ có công nghệ đặc
biệt mới làm ra đƣợc sản phẩm đó (nhƣ ví dụ về vũ khí bộ
binh đã nói ở trên) và lúc đó công nghệ có tính quyết định đối
với thiết kế. Ngƣợc lại, trong phạm vi nhiệm vụ thiết kế, nhà
thiết kế có thể lựa chọn nhiều giải pháp thiết kế và nhiều giải
pháp công nghệ khác nhau để đáp ứng đƣợc nhiệm vụ thiết kế.
Ví dụ, trong kháng chiến chống Pháp, kỹ sƣ Trần Đại Nghĩa
cùng với một nhóm kỹ sƣ và công nhân đƣợc giao nhiệm vụ
làm vũ khí bazôka. Sau nhiều lần thử nghiệm nhóm của ông đã
thành công. Nếu hồi đó mà cấp trên bắt buộc phải làm giống
“y trang” nhƣ của nƣớc ngoài thì rõ ràng là nhiệm vụ bất khả
thi. Tuy nhiên, chắc chắn hồi đó chỉ giao nhiệm vụ chế tạo vũ
khí phỏng theo mẫu, cho nên nhiệm vụ đó mới làm đƣợc. Ví
dụ, hồi đó để làm nòng súng, ông đã phải đƣa ra giải pháp
thiết kế trên cơ sở các loại ống thép có thể tìm đƣợc. Trong
trƣờng hợp này ta thấy giải pháp thiết kế có ý nghĩa quyết
định.
Nhƣ vậy, nếu không có giải pháp thiết kế phù hợp với các
công nghệ sẵn có thì nhiệm vụ thiết kế không khả thi. Do đó,
nhiều khi nhà thiết kế phải đề xuất các giải pháp thiết kế mới
để tránh phải dùng công nghệ chƣa có hoặc chỉ đạo phát triển
các công nghệ mới, lúc đó nhiệm vụ thiết kế mới thực hiện
đƣợc. Nhƣ vậy, ta thấy vai trò chủ đạo của hoạt động thiết kế
trong quá trình tạo ra sản phẩm mới.
Một đặc điểm nữa thƣờng thấy của mối quan hệ giữa thiết
kế và công nghệ là tính phân tầng (hierarchy). Ta có thể lấy ví
dụ trong chuyển giao công nghệ một tổ hợp tên lửa (quả đạn,
bệ phóng, rađa điều khiển…) từ nƣớc ngoài. Nếu chỉ yêu cầu
chuyển giao công nghệ ở cấp độ cả tổ hợp thì đối tác chỉ

chuyển giao bộ tài liệu thiết kế cuối cùng của cả tổ hợp và
công nghệ lắp ráp các bộ phận cấu thành tổ hợp. Nếu yêu cầu
chuyển giao công nghệ chế tạo quả đạn tên lửa thì đối tác chỉ
chuyển giao tài liệu thiết kế cuối cùng của cả quả tên lửa và
công nghệ lắp ráp (bao gồm cả kiểm tra tổng hợp) ở cấp độ cả
quả tên lửa (đƣơng nhiên là không có tài liệu thiết kế và công
nghệ ở cấp độ sâu hơn). Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu yêu cầu
chuyển giao công nghệ chế tạo các phân hệ của quả đạn nhƣ
thân cánh, động cơ, hệ thống điều khiển, v.v…Nhƣ vậy, thiết
kế và công nghệ gắn bó rất chặt chẽ theo cả chiều sâu của sản
phẩm.
IV. ĐỊNH HƢỚNG ĐÀO TẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN
PHẨM CƠ ĐIỆN TỬ
Đối với các sản phẩm cơ điện tử nhƣ đã nói ở đầu bài báo
thì giải pháp thiết kế càng có ý nghĩa quyết định trong nhiều
trƣờng hợp hơn. Ví dụ, khi thiết kế tên lửa, nếu không có con
quay kiểu cơ điện ta có thể thay bằng khối IMU vi cơ điện tử
có bán trên thị trƣờng thƣơng mại, nếu không có cảm biến
hồng ngoại ta có thể thay bằng một phần trong camera hồng
ngoại có bán trên thị trƣờng thƣơng mại v.v…Vấn đề là ta
phải đủ trình độ để làm chủ thiết kế, tích hợp hệ thống và phát
triển phần mềm cho máy tính hoặc bộ vi xử lý trên khoang.
Tất nhiên, khi không sử dụng các sản phẩm chuyên dụng mà
thay bằng các sản phẩm thông dụng thì tính năng của sản
phẩm có thể thấp hơn, tuy nhiên do ta không phải nghiên cứu
phát triển “từ A đến Z” cho nên giá thành sẽ rẻ hơn nhiều và
có thể vẫn đạt tỷ số hiệu quả/chi phí cao hơn và có khả năng
cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Có ngƣời sẽ hỏi: tỷ lệ nội
địa hóa của các sản phẩm này là bao nhiêu? Xin trả lời: đối với
các sản phẩm cơ điện tử nói riêng và sản phẩm công nghệ cao

nói chung, tỷ lệ “nội địa hóa” cần phải quan niệm khác hẳn với
các sản phẩm nhƣ ô tô, xe máy…Giá cả của các sản phẩm đơn
lẻ thông dụng (nhƣ cảm biến, máy tính, v.v…) chiếm một tỷ lệ
nhỏ trong giá cả mà ta phải mua sản phẩm tổng thành, vì vậy
việc nội địa hóa từng sản phẩm đơn lẻ vừa không có ý nghĩa
kinh tế, vừa rất khó khăn. Ví dụ nhƣ thiết bị mô phỏng để tập
lái máy bay (buồng tập lái máy bay) do Quân chủng Phòng
không - Không quân tự chế tạo [4] trên cơ sở các máy tính và
máy chiếu thông dụng mua của nƣớc ngoài, tuy nhiên do thiết
kế, tích hợp hệ thống và phần mềm đều là “made in Vietnam”
cho nên giá rẻ hơn mua của nƣớc ngoài đến hàng chục lần,
mặc dù tỷ lệ “nội địa hóa” về thiết bị phần cứng chắc chỉ đƣợc
vài phần trăm. Một ví dụ khác là việc chế tạo hệ thống thiết bị
tự động gieo hạt trồng rừng bằng máy bay có sử dụng thiết bị
định vị qua vệ tinh GPS [5].
Đặc biệt là, trong lĩnh vực các sản phẩm cơ điện tử phục vụ
quốc phòng, ta có thể sớm có các loại sản phẩm “made in
Vietnam” mà không lệ thuộc vào “thời tiết chính trị” trong
quan hệ quốc tế, hoặc phải mua với giá “cắt cổ” của các đối
tác nƣớc ngoài.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể có nguồn nhân lực làm
chủ đƣợc thiết kế tổng thể các sản phẩm cơ điện tử ? Phải
chăng là cứ đào tạo thật nhiều thạc sỹ, tiến sỹ, có thật nhiều
giáo sƣ, phó giáo sƣ…
Tôi không phủ nhận ý nghĩa quan trọng của đội ngũ này,
tuy nhiên phần lớn đội ngũ này chỉ là những ngƣời có kiến
thức sâu về từng lĩnh vực rất hẹp của khoa học và công nghệ.
Trong khi đó, nhƣ đã biết, cơ điện tử là sự kết hợp hữu cơ liên
ngành theo định hướng sản phẩm. Nhƣ vậy ngay từ khâu đào
tạo cần phải chú ý đến điều này. Tuy nhiên, đào tạo theo định

hƣớng sản phẩm ở các trƣờng đại học là cần thiết nhƣng chƣa
đủ, nhất thiết phải đào tạo qua thực tiễn tiến hành thiết kế chế
tạo sản phẩm mới (có thể phỏng theo sản phẩm của nƣớc
ngoài, tuy nhiên không nên và không thể làm “y trang” như
của nước ngoài). Tất nhiên, trong giai đoạn đầu, nếu tự làm ở
trong nƣớc, chƣa thể đòi hỏi là sản phẩm phải có tính năng
cao, phải ứng dụng đƣợc ngay.
Vừa qua, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có chủ
trƣơng mở các đề tài nhƣ “thiết kế chế tạo vệ tinh picô” với
mục tiêu chính là đào tạo đội ngũ có kiến thức liên ngành về
công nghệ vệ tinh. Đây là một chủ trƣơng rất đúng đắn. Nếu
trên quan điểm thực dụng “mỳ ăn liền” thì sản phẩm cụ thể
của đề tài này (một vệ tinh nặng 2 kg, không có hệ thống ổn
định tƣ thế vệ tinh) không đem lại hiệu quả trực tiếp cho các
mục tiêu kinh tế-xã hội và an ninh-quốc phòng. Tuy nhiên, kết
quả chính của nó là những trải nghiệm thực tiễn của đội ngũ sẽ
làm ra “chất xám” trong vệ tinh của Việt Nam trong tƣơng lai,
31
Tuyển tập Hội nghị toàn quốc lần thứ 5 về Cơ điện tử
sẽ tạo ra giá trị gia tăng rất lớn của vệ tinh viễn thám, phục vụ
cho phát triển kinh tế-xã hội và an ninh-quốc phòng.
Trong quá trình làm chủ thiết kế sản phẩm, nhất là những
sản phẩm công nghệ cao nhƣ vệ tinh, tên lửa, máy bay không
ngƣời lái … rất cần có sự hợp tác quốc tế để rút ngắn quá trình
này. Vì vậy việc hợp tác thiết kế chế tạo sản phẩm là rất cần
thiết. Tuy nhiên, việc hợp tác này không thể tiến hành theo
kiểu “cầm tay chỉ việc”, thụ động làm theo một bản thiết kế có
sẵn, mà cần kích thích tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán
bộ thiết kế phía Việt Nam (thông qua nhiều biện pháp khuyến
khích vật chất và tinh thần). Chỉ có bằng cách này mới có thể

nhanh chóng đào tạo đội ngũ có năng lực làm chủ đƣợc khâu
thiết kế liên ngành của các sản phẩm cơ điện tử.
Đƣơng nhiên, để làm chủ đƣợc cả quá trình hình thành sản
phẩm mới, song song với việc đào tạo đội ngũ thiết kế sản
phẩm ta có thể phải tiếp thu chuyển giao công nghệ một số
công nghệ chế tạo đặc thù của từng loại sản phẩm. Tuy nhiên,
vấn đề này ta sẽ đề cập trong một dịp khác.
V. KẾT LUẬN
Thiết kế và công nghệ là hai khâu chủ yếu trong quá trình
hình thành ra các sản phẩm mới. Hai khâu này gắn bó chặt chẽ
với nhau trong suốt quá trình nói trên cả về thời gian, không
gian và chiều sâu của sản phẩm. Trong nhiều trƣờng hợp, nhất
là đối với các sản phẩm cơ điện tử, hoạt động thiết kế đóng vai
trò chủ đạo và tạo ra giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm. Vì vậy
đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động thiết kế các sản phẩm
cơ điện tử có ý nghĩa then chốt trong việc thiết kế chế tạo các
sản phẩm cơ điện tử có khả năng cạnh tranh trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế [6].

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Проектирование зенитных управляемых ракет”, под
ред. Голубева И.С., “МАИ”, Москва, 1999;
[2] Luật Khoa học và Công nghệ CHXHCNVN, năm 2000.
[3] Nguyễn Đức Cƣơng, “Ngƣời thiết kế, công tác thiết kế và
sự phát triển”, Tạp chí “Hoạt động Khoa học”, Bộ Khoa
học Công nghệ, 7/2003, tr.22-23.
[4] Nguyễn Đức Cƣơng, “Thiết kế chế tạo buồng tập lái máy
bay để huấn luyện phi công”, Tạp chí “Kỹ thuật và Trang
bị”, Tổng cục Kỹ thuật, BQP, 7/2008, tr. 41-45.
[5] Nguyễn Đức Cƣơng, Nguyễn Đăng Minh, “Ứng dụng

công nghệ cơ điện tử để gieo hạt trồng rừng bằng máy
bay”, Tạp chí “Kỹ thuật và Trang bị”, Tổng cục Kỹ thuật,
BQP, 9/2009, tr.103-107.
[6] Nguyễn Đức Cƣơng, Phạm Thƣợng Cát, “Cơ điện tử-cơ
hội “vàng” tạo ra sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam”.
Tạp chí “Khoa học và Tổ quốc ”, Liên hiệp các Hội
KHKT Việt Nam, 6/2003, tr. 30-35.

On the Relations between Design & Manufacturing
Technology in Development of Mechatronics Products
Nguyen Duc Cuong
Abstract: The paper presents author’s point of view on
dialectical relations between design & manufacturing
technology of mechatronics products - the ones which
organically combine mechanical, propulsion, electronic and
computer technologies. Author also suggests orientation in
training human resource for development of these products.

32

×