Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

các đề văn tham khảo lớp 10 hk 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.07 KB, 29 trang )


Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du,giấc mơ anh hùng,giấc mơ tự do và công lý.Cho nên Từ Hải là
một người chí khí,một người siêu phàm.Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền
thoại.Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi,Từ Hải đã làm nên những trang sôi
động nhất,hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”.Đoạn
trích “Chí Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.
B.Thân bài
Kiều bị lừa vào lầu xanh lầnthứ 2, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột
ngột xuất hiện, đã xem Kiều như tri kỉ và chuộc nàng thoát khỏi lầu xanh. Cả 2 đều là những con
người thuộc tầng lớp thấp kém (một gái lầuxanh, một tướng giặc) bị xã hội phong kiến thối nát lúc
bấy giờ ruồng rẫy, coi thường, và họ đã đến với nhau trong 1 tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải
đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận ra ở Từ Hải có chí khí anh hùng
hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải thoát cho nàng.Nhưng dù yêu
thương,trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế.Đã đến lúc Kiều để Từ
Hải ra đi lập sự anh hùng.Tính cách và chí khí của Từ Hải được biểu hiện qua cách sử dụng kết hợp
nhuần nhuyễn từ Hán Việt,ngôn ngữ bình dân,dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố,điển
tích.Đặc biệt nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa.Mọi ngôn
từ,hình ảnh và cách miêu tả Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”.
“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều,thời gian chưa đủ dài để dập tắt hương
lửa nồng nàn của “trai anh hùng,cái thuyền quyên”.Vậy nhưng,Từ Hải vội dứt áo ra đi,Từ không quên
mình là một tráng sĩ.Trong xã hội phong kiến,đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất
cao rộng.Tác giả dùng từ “trượng phu” đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật
Từ Hải.”Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong
khoảng khắc bất ngờ.Đó là cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải.Nếu là người không có chí
khí,không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên những việc
khác.Nhưng Từ Hải thì khác,ngay khi đang hạnh phúc,chàng “thoắt” nhờ đến mục đích,chí hướng của
đời mình .Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải,hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí
lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình .Cụm từ “động lòng
bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một


nhà,một họ,một xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh).Chính vì
thế,chàng hướng về “trời bể mênh mang”,với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng:
“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.
1
Không gian trời bể mênh mang,con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hai.Tác giả
dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiểu
nói lời tiễn biệt.Liệu có gì phi lôgic không?Không,vì hai chữ “thẳng dong” có người giải thích là “vội
lời”,chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt.Ta có thể hình dung,Từ Hải lên yên
ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thúy Kiều.Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ
rính cách nhân vật.Thứ nhất,Từ Hải là người có chí khí phi thường,khi chia tay thấy Kiểu nói:
Nàng rằng : “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ Hải đã đáp lại rằng:
Từ rằng : ”Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.
Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong
Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt
qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có
được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự :

 !"
#$%&!
'()$*"
Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh
khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có
làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.
Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống :
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người
rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả
một cơ đồ lớn.
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
2
Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ,phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia
biệt.Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”là một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.Tác
giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ
còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá
trong giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”.Chia li và hội ngộ,hội ngộ và chia li,hai sự
kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý
nghĩa hơn.Phải,nếu không có chia li và hội ngộ,cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ
nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn,đau buồn.Có lẽ vì thế mà thơ ca viết
về chia li nhiều hơn,thấm thía hơn?Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã ba lần khắc họa những cuộc
chia biệt.Đó là Kiều tiễn Kim Trọng về quê hộ tang chú,ở đó có sự nhớ nhung của một người đang yêu
mối tình đầu say đắm.Đó là cuộc chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được
làm vợ lẻ,hi vọng gặp lại mong manh.Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa
chí vẫy vùng bốn biển.Do vậy tính chất ba cuộc chia biệt là hoàn toàn khác hẳn nhau.Vậy nhưng,bằng
tài hoa của một người nghệ sĩ bậc thầy,Nguyễn du đã khắc họa thành công chân dung nhân vật Từ Hải
với những dấu ấn riêng biệt.
C.Kết bài
Dưới hình thức một cuộc chia li,đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do,công lí của
Nguyễn Du.Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời.Chỉ có đôi cánh ấy mới che
chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của thể giới “Truyện Kiều”.
Phân Tích,Cảm nhận về Đoạn Trích"Chí Khí Anh Hùng
I.Mở bài
Cuộcsống con người luôn bị đưa đẩy bởi những oan trái của xã hội phong kiếnthối nát. Họ bị chà đạp,
bị đẩy đến bước đường cùng nhưng cũng chính vìvậy mà những số phận đó đã gặp được nhau. Thuý
Kiều và Từ Hải cũng vậy,họ thuộc những tầng lớp thấp trong xã hội- một kĩ nữ ,một tướng cướp-nhưng

Từ Hải và Thuý Kều đã đến với nhau, đã gắn kết với nhau bởi tìnhcảm của tri kỉ, tri âm.
Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéoléo của Kiều và ngược lại Kiều nhận thấy ở Từ Hải có chí khí
anh hùnghiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giảioan cho nàng. Nhưng dù
có yêu thương Từ Hải, Kiều cũng không thể giữchân bậc anh hùng. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập
sự anh hùng.
II. Thân bài
1.Bố cục được phân thành 3 đoạn:
-Đoạn 1 (4 câu đầu): hoàn cảnh TH
-Đoạn 2 (10 câu tiếp): lời từ biệt của Thuý Kiều và TH
-Đoạn 3 (còn lại) : hình ảnh TH ra đi
2. Phân tích
* Đoạn 1:
(Những từ ngữ tiêu biểu: trượng phu, động lòng 4 phương, động từ "thoắt")
Tácgiả sử dụng từ "trượng phu" để chỉ đây là người đàn ông có chi khí lớn.Mặc khác có thể thấy cụm
từ "động lòng 4 phương" cho thấy TH là ngườianh hùng, là người của đất trời, 4 phương
"trượng phu thoắt đã độnglòng 4 phương" : TH là bậc trượng phu anh hùng, chính vì thế dù đanghạnh
phúc bên TK nhưng TH vẫn "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng củađời mình và đã sẵn sàng "lên
đường thẳng rong"
(Đoạn văn tham khảo về phân tích 4 đoạn đầu
THxuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu độitrời, chân đạp đất. Khi cứu K ra
khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vìtrọng K như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng K, TH thực sự là
3
ngườiđa tình. Song dẫu đa tình, TH không quên mình là 1 tráng sĩ, 1 người cóchí khí mạnh mẽ. Trong
xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải cóchí vùng vẫy giữa đất trời cao rộng. TH quả là 1 bậc
anh hùng có chílớn và có nghị lực để đạt mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế,trong khi đang
sống với K những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúcnhưng TH không quên chí hướng của bản
thân. Đương nồng nàn hạnh phúc,chợt "động lòng 4 phươg", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể
mênhmông, với "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
Đây là đoạn văn trích từ sách, chỉ tham khảo )
* Đoạn 2,3

(Tham khảo đoạn 2)
Chữ"tòng" trong đoạn trích ko chỉ có nghĩa "xuất giá tòng phu" mà nó cònhàm ý K muốn chia sẽ
những khó khăn thử thách cùng TH, đồng lòng tiếpsức cho TH.
"Từ rằng nữ nhi thường tình"
TH nói rằng sao Kchưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình ko có ý than phiền K là gánhnặng mà chỉ là
mong K cứng rắn hơn. Chàng vừa mong K hiểu mình, đã làtri kỉ thì chia sẽ mọi điều trong cuộc sống,
vừa động viên, tin tưởng Ksẽ vượt qua bịn rịn của 1 nữ nhi thường tình để làm vợ 1 người anh hùng
"bao giờ 10 vạn tinh bình sẽ rước nàng nghi gia"
quảlà lời bi liệt của 1 người anh hùng có chí lớn, ko bịn rịn 1 cách yêúđuối như khi "K chia tay Thúc
Sinh". sự nghiệp anh hùng đối với TH là ýnghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có thể làm như vật
mới đáng vớisự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của TK
(TK đoạn 3)
2chữ "dứt áo" trong cụm từ "quyết lời dứt áo ra đi" thể hiện được phongcách mạnh mẽ, phi thường
của đấng trượng phu trong lúc li biệt
"giómây = đã đến kì dặm khơi": là 1 hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ýnghĩa. Tác giả muốn ví TH
như chim cỡi gió bay ngoài biển khơi . ko chỉthế , trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con
người khi thoảchí tung hoành
III. Kết bài
Cảm nghĩ về đoạn trích
Tìm hiểu chung:
Cuộc đời kiều tưởng như bế tắc hoàn toàan khi lần thứ 2 rơi vào lầu xanh thì Từ Hải bỗng xuất hiện và
đưa kiều thóat khỏi cảnh ô nhục. hai người sống hạnh phúc “trai anh hung, gái thuyền quyên-phỉ
nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên
cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi. Đọan
trích (từ câu 2213-2230) bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thọai cho thấy chí khí của Từ Hải.
Tìm hiểu văn bản:
So với những cuộc chia tay khác trong tác phẫm, ở cuộc chia tay này, giữa kiều và từ hải, ta không
thấy những lời dặn dò, những băn khoăn lo lắng, những bịn rịn lưu luyến vốn là tâm trạng phổ quát
của kẻ ở, người đi. Đọan trích tập trung khắc họa từ hải ở vẻ đẹp của chí khí anh hung. Chí là mục đích
cao cả, khí là nội lực mạnh mẽ của quyết tâm, nghị lực bên trong. Có lẽ vì vậy mà dường như Từ xem

việc lên đường lập nghiệp lớn là tất yếu, không nghĩ đến việc cần có một cuộc chia tay với Thúy Kiều.
Chỉ đến khi Từ đã lên ngựa, Kiều bày tỏ ước nguyện một lòng xin đi cho vẹn chữ tong, Từ Hải mới có
dịp bày tỏ suy nghĩ của m2inh.
1/ Hình ảnh Từ Hải:
a. Con người có chí khí, khát vọng lớn lao:
• Thể hiện ở thờ iđiểm ra đi lập nghiệp lớn:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,…”
Từ dứt áo ra đi khi tình “trai anh hung-gái thuyền quy6en” đang vào độ mặn nồng nhất. (So sánh với
Kim Trọng, Thúc Sinh).
• Qua hành động và lời nói:
Hành động nhanh chóng, dứt khóat, mạnh mẽ, không chút phân vân do dự. Đang “hương lửa” mặn
nồng, vậy mà “thoắt” cái là sự giục giã của “lòng bốn phương”. Và ngay lập tức Từ ở tư thế lên đường
“thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” và sau những lời bày tỏ suy nghĩ là “Quyết lời dứt áo ra
đi”. Thẳng rong là đi liền một mạch, chỉ một hướng, không bị chi phối bởi điều gì, đã “quyết lời” là
“dứt áo” ra đi không chút vướng bận.
• Lời nói: khi Kiều bày tỏ mong muốn được “xin theo” để trọn đạo vợ chồng, cùng chia sẻ với Từ, Từ
trách “tâm phúc tương tri,… sao chưa thóat khỏi nữ nhi thường tình”. Trong lời trách còn bao hàm sự
động viên, khích lệ Kiều hãy vựot lên sự thường tình của một nhi nữ để làm vợ một anh hung. Trong
lời chàng còn là một ước hẹn chắc chắn, vẽ ra một viễn cảnh hào hung, vẻ vang, một sự nghiệp xứng
đáng với một anh hung. Nhưng tiếng gọi của sự nghiệp, hoài bão ấy không phải chỉ là lẽ sống của Từ
Hải, mà hơn nữa đó là khao khát múôn có một sự nghiệp rỡ rạng để đón Kiều “nghi gia” trong vẻ
vang.
• Qua hình ảnh không gian: hình ảnh không gian mênh mông, khóang đạt: không igan của biể rộng,
trời cao, của bốn phương lồng lộng, của bể Sở sông Ngô tung hòanh. Không gian ấy nâng tầm vóc
người anh hung, chắp cánh cho những ước mơ, hòai bão phi thường. Hình ảnh “gió mây bằng…” càng
khẳng định tầm vóc Từ Hải: chàng như con chim bằng bay cao, bay xa ngoài biển lớn được thỏa chí
tung hoành.
4
b. Thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với nhân vật:
- Với Nguyễn Du, Từ Hải là “đấng trượng phu” ( chỉ duy nhất từ Hải được Ng Du gọi như thế), là “mặt

phi thường”, là cánh chim bằng vượt gió. Từ là ước mơ của Ng Du về tự do, công bằn, công lý.
- Khắc họa chân dung Từ Hải, Ng Du dùng hình tượng ước lệ quen thuộc của văn học trung đại khi
miêu tả người anh hùng ( lòng bốn phương, thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong, gió mây
bằng…) và hình tượng vũ trụ ( đặt nhân vật trong không gian vũ trụ mênh mộng rộng lớn: trời bể
mênh mông, tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường…)
suy ra: Từ Hải là nhân vật được Ng Du xây dựng theo khuynh hướng lý tưởng hóa.
Trong đời Kiều có nhiều cuộc chia tay, chia tay đột ngột với Kim Trọng khi mối tình đầu chớm hé; chia
tay Thúc Sinh trong tâm trạng cô đơn, đầy dự cảm không lành. Trong đoạn trích này tác giả tái hiện
cảnh Kiều chia tay Từ Hải để chàng ra đi thực hiện nghiệp lớn. Nhưng tại sao người soạn sách lại đặt
tên cho đoạn trích này là “Chí khí anh hùng” mà không phải “Từ Hải chia tay Thuý Kiều”? Đó là vì
đoạn trích này không tập trung khắc hoạ cảnh chia tay mà muốn khắc hoạ Từ Hải ở vẻ đẹp, tầm vóc và
quyết tâm đạt đến khát vọng.
I/ Vị trí đoạn trích
Vị trí đoạn trích từ câu 2213 tới 2230. Đoạn trích này là sáng tạo riêng của Nguyễn Du so với cốt
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Trong “Kim Vân Kiều truyện” không có cảnh tiễn biệt của hai người
và những nhớ mong, chờ đợi của Thuý Kiều sau đó.
II/ Đọc hiểu văn bản
1. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích:
“Chí”: mục đích cao cần hướng tới.
“Khí”: nghị lực để đạt tới mục đích.
“Chí khí anh hùng” là: lí tưởng, mục đích cao và nghị lực lớn của người anh hùng.
2. Chân dung Từ Hải
a. Dáng vẻ, hành động
- “Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.”
Sống với Kiều được nửa năm, cuộc sống đang lúc đằm thắm, nồng nàn nhất thì Từ Hải muốn ra đi thực
hiện nghiệp lớn. Tâm trí Từ Hải luôn suy nghĩ về những việc lớn lao. Vì thế, việc “động lòng bốn
phương” là hợp lí. Từ “bốn phương” chỉ công việc và chí lớn của người nam nhi thời xưa. “Động lòng”
nhấn mạnh việc Từ Hải nung nấu những ý chí lớn lao. ý chí đó đã có sẵn trong con người chàng, nó chỉ
tạm lui đi trong thời gian sống cùng Kiều, giờ là lúc chàng thể hiện. Từ “thoắt” diễn tả sự mau chóng

trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải. ở đây, Nguyễn Du đã gọi Từ Hải là “trượng phu”. Đó
là cách nói vô cùng trân trọng với các vị anh hùng. Nó dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc
của một vị tướng võ.
- “Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”
Câu thơ miêu tả hành động nhìn ra xa, đồng thời khắc hoạ dáng vẻ phóng khoáng của Từ Hải. Nguyễn
Du đã xây dựng hình ảnh Từ Hải song song, sánh ngang với hình ảnh trời đất. Nhắc đến Từ Hải là thấy
hình ảnh cao rộng của trời đất, vũ trụ. Những từ láy, từ biểu cảm chỉ độ rộng, độ cao càng khắc hoạ rõ
hơn tư thế của Từ Hải. Cái nhìn của chàng không phải là trông hay nhìn bình thường mà là “trông vời”
- cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường.
Từ Hải một mình ra đi thực hiện ý nguyện của mình. Việc xây dựng Từ Hải độc lập một mình không
làm chân dung chàng đơn độc mà càng cho thấy sự dũng mãnh của chàng. Hành động được miêu tả
đầy sự dứt khoát, nhanh nhẹn. Đã nghĩ là làm, Từ Hải không bao giờ chần chừ, do dự, suy tính lâu.
“Thoắt đã động lòng bốn phương” là “lên đường thẳng rong” ngay.
- “Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”
Tác giả để Từ Hải “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.” rồi mới để Kiều nói xin đi theo nói
lên việc chàng ra đi là quyết định chắc chắn, không thể lay chuyển nổi. Thuý Kiều muốn theo Từ Hải,
nhưng với chàng đã làm là dứt khoát. Dặn dò xong Kiều, Từ Hải ra đi ngay. Từ “quyết” và “dứt” cùng
xuất hiện trong một câu thơ cho thấy sự quyết đoán của Từ.
5
Câu thơ cuối đoạn dựng lên hình ảnh phóng khoáng, kì vĩ về Từ Hải. Nguyễn Du đã so sánh Từ Hải với
chim bằng để nhấn mạnh bản lĩnh phi thường của chàng. Cảnh chàng ra đi thực hiện sự nghiệp hùng
tráng như cảnh chim bằng tung bay giữa gió mây.
=> Dáng vẻ, hành động của Từ Hải đầy phóng khoáng, kì vĩ, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm .
b. Lời nói
- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm như thường thấy ở mọi người. Dù yêu thương Thuý
Kiều, coi nàng là “tâm phúc tương tri” song nàng quyết tâm ra đi một mình. Câu hỏi “Sao chưa thoát
khỏi nữ nhi thường tình?” khẳng định chàng là bậc nam nhi sự nghiệp và tình cảm rạch ròi.
-Từ Hải có lí tưởng công danh lớn lao. Điều đó thể hiện qua lời hứa với Thuý Kiều. Những khát vọng

của chàng đều phi thường. Đó là việc phải có được “Mười vạn tinh binh,/ Tiếng chiêng dậy đất, bóng
tinh rợp trời.”. Từ đó để mọi người thấy được tài năng xuất chúng của Từ Hải: “Làm cho rõ mặt phi
thường./ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”. Từ “mặt phi thường” dùng rất trúng. Nó cho thấy sự tự
tin, kiêu hãnh của Từ Hải. Đây không chỉ là lời của riêng Từ Hải mà ẩn dấu sau đó còn có cái nhìn trân
trọng, tự hào của Nguyễn Du.
-Từ Hải hẹn ước chắc nịnh. Chàng hẹn khi thành công sẽ cưới Thuý Kiều. Đó là khi nào? Chàng không
nói vu vơ mà hẹn ước chắc chắn: “Đành lòng chờ đó ít lâu,/ Chầy chăng là một năm vội gì!”. Xác định
rõ mục tiêu và thời gian phấn đấu, Từ Hải đã vẽ ra con đường đi cụ thể cho mình. Do vậy, những gì
chàng nói đều chắc như đinh đóng cột.
=> Từ Hải là người có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm, có cách phấn đấu
cụ thể chứ không chung chung.
: Với chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao và niềm tin chắc chắn như vậy, Từ Hải đem đến cho cuộc đời
Kiều không phải cái rung động chớm hé của buổi yêu đầu, không phải cuộc sống bình thường mà thức
dậy ở Kiều những điều người khác không có được: đó là khát vọng về công bằng, chính nghĩa.
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải
-Từ Hải được miêu tả bằng những từ ngữ trang trọng: “trượng phu”, “mặt phi thường. Bên cạnh đó là
những hình ảnh ước lệ mang tính vũ trụ: “động lòng bốn phương”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh
rợp trời”, “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. Những từ ngữ, hình ảnh này nhằm nhấn mạnh chân
dung tiêu biểu của một vị anh hùng đồng thời thể hiện cái nhìn trân trọng của Nguyễn Du với Từ Hải.
-Tác giả chủ yếu miêu tả những hành động và lời nói của Từ Hải, ít đi sâu vào nội tâm.
Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ Hải.
3. Thái độ và ước mơ của N.Du qua Từ Hải
Có giai thoại như sau: vua Tự Đức khi đọc đến đoạn Nguyễn Du viết về Từ Hải đã đòi phạt tác giả 300
roi. Tại sao lại vậy? Vì theo giai cấp phong kiến, Từ Hải chỉ là một tên giặc cỏ (VD: Cao Bá Quát,
Nguyễn Huệ). Trong “Kim Vân Kiều truyện”, Từ Hải cũng được miêu tả là một tên có nét tướng cướp.
Nhưng khi bước vào “Truyện Kiều”, con người dám chống lại triều đình ấy được miêu tả như một anh
hùng. Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh đẹp nhất để miêu tả Từ. Từ Hải là bóng dáng của những
người anh hùng nông dân khởi nghĩa với bao phen thay đổi sơn hà.
-Thái độ của tác giả với Từ Hải: yêu quý, cảm phục. Nguyễn Du đã dồn nén giấc mơ về tự do và công lí
của mình trong con người Từ Hải.

-Quan điểm về người anh hùng của tác giả: người anh hùng phải làm được những việc lớn lao, dám
nghĩ dám làm, có dáng vẻ phóng khoáng, dứt khoát, oai nghiêm.
III/ Tổng kết
- Từ Hải là một vị anh hùng đầy phóng khoáng, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm, có lí tưởng công
danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm.
- Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ Hải.
- Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du.
Tính cách anh hùng của Từ Hải
Con người này như một thứ sức mạnh của thiên nhiên , vẫy vùng giữa trời
cao đất rộng, không có sức gì kiềm giữ được, kể cả sức mạnh của tình yêu. Đang
sống trong cảnh nồng nàn hương lửa chợt động lòng bốn phương thế là một mình
6
dứt áo ra đi, Kiều xin theo không được. Bởi
vì con người này không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà
là người của trời đất, của bốn phương.
Bao nhiêu oan khuất đã chồng chất lên cuộc đời Kiều, tiếng
kêu trời đã bao lần vút lên vô ích. Bọn gian ác cứ lộng hành, bao nhiêu dơ dáy
cứ bày ra trước mắt Chưa biết làm thế
nào để thoát khỏi cảnh đời tù túng thối tha. Yêu cầu của câu chuyện, yêu cầu
của người đọc chuyện cũng như của mọi người trong xã hội đương thời là phải có
một cách gì đấy đẻ giải thoát.
Hình ảnh Từ Hải đã đáp ứng đúng sự khao khát ấy của người
ta. Nó có giá trị như một giấc mơ tuyệt đẹp.
Trước hết là một giấc mơ tung hoành cho phỉ sức, phỉ chí.
Cái khổ của Kiều và của mọi người trong khuôn khổ chật chội của xã hội đương
thời là tưởng chừng như cựa về bên nào cũng vấp, luôn luôn bị dồn ép, xô đẩy,
không sao làm chủ được mình. TỪ Hải trái laik, thong dong đi lại đó đây, như
mây baym, như gió lượn, tưởng chừng như không bị vướng vì một thứ vật cản nào:
Giang hồ quen thói
vẫy vùng

Gươm đàn nửa gánh non
sông một chèo

Kiều luôn nơm nớp, không dám tin
ở mình, không dám tin ở tương lai. Từ Hải trái lại, tự tin vô cùng. Ngay trong
cảnh trần ai, Từ Hải đã ngang nhiên xem mình là anh hùng, tất cả sự nghiệp sau
này như đã nắm chắc trong tay. Mà quả nhiên Từ Hải cứ muốn là được. Thúc Sinh
muốn đưa Kiều ra khỏi lầu xanh còn phải qua bao nhiêu chật vật. Từ Hải chỉ nói
một tiếng là xong. Từ Hải hứa với kiều cùng hưởng cảnh muôn chung nghìn tứ, thé
là có muôn chung nghìn tứ. Từ Hải muốn 10 vạn tinh binh là có 10 vạn tinh binh. Từ Hải hứa báo ân
báo
oán là báo ân báo oán.
Con người này như một thứ sức mạnh của thiên nhiên , vẫy vùng giữa trời
cao đất rộng, không có sức gì kiềm giữ được, kể cả sức mạnh của tình yêu. Đang
sống trong cảnh nồng nàn hương lửa chợt động lòng bốn phương thế là một mình
dứt áo ra đi, Kiều xin theo không được. Bởi
vì con người này không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà
là người của trời đất, của bốn phương.

NHưng Từ Hải không phải chỉ thẻ
hiện giấc mơ tung hoành. Cái khao khát của những lớp người bị áp bức trong thời
phong kiến không phải chỉ là khao khát tung hoành, khao khát tự do tuyệt đối.
Một cái khao khát cũng rất khẩn thiết, có khi lại khẩn thiết hơn nữa là khao
khát CÔNG LÝ. NGười bị oan phải được giải oan. Những người có tội phải đền tội.
bao nhiêu dơ dáy phải được quét đi
Với Thanh Tâm Tài nhân, Từ Hải
tuy anh hùng nhưng vẫn là một nhân vật Tiểu thuyết. Với Nguyễn DU, Từ Hải đã
trở nên một nhân vật anh hùng ca. Nguyễn Du đã bỏ hết những chi tiết có thể
khiển người ta nghĩ TH cũng là một người như mọi người. Thanh Tâm Tài Nhân muốn
tô điểm cho Từ Hải đã biến cái nhà sư phá giới của Dư Hoài thành một nhà nho đi

thi không đỗ, bỏ ra đi buôn. Với Nguyễn Du chúng ta không cần biết TH tung tích
như thế nào:
Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Ta chỉ biết TH là một người ở đâu
xa ngoài kia một hôm đi tới. Từ Hải vụt đến trong đời Kiều như một vì
sao lạ chiếu sáng cả một đoạn đời, ngoài ra ta không biết gì hơn về lai
7
lịch của con người phi thường ấy.
Trái lại cũng có khi Nguyễn Du
thêm vào một hai chi tiết, những chi tiết nó biến một con người thường thành
phi thường. Thanh Tâm Tài Nhân nói Từ Hải ra đi mà không nói đi như thế nào. Nguyễn Du nói rõ:
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Qua câu thơ, hình ảnh của con người, thanh
gươm, yên ngựa tưởng như che đầy cả trời đất.
HÌnh ảnh của Từ Hải, Nguyễn
Du lấy trong lịch sử, trong văn học TQ, Nhưng Nguyễn Du đã gửi vào đấy tất cả
những khao khát thiết tha của mình và của người đương thời. NHững khao khát áy
trong non một thế kỉ đã làm nổ ra liên tiếp những cuộc khởi nghĩa của nông dân
và cuối cùng đã đưa đến cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn vĩ đại
+, -/!0
Tương đồng với 1234của Nguyễn Gia Thiều trên phương diện khẳng định những giá
trị nhân văn và phản ánh số phận người phụ nữ cũng như khả năng vận dụng nhuần nhuyễn thể loại
ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát, song bản diễn Nôm !03 lại có phần giản lược
những suy tưởng triết lý cao siêu và hướng nhiều hơn tới cuộc sống đời thường. Tâm tình người chinh
phụ tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng, khát khao cuộc sống gia đình bình dị và ước mong về một
ngày đoàn tụ vợ chồng. Đặt trong tương quan chung, ước mơ của người chinh phụ cũng hiền hoà,
dung dị, gần gũi hơn so với người cung nữ. Đoạn trích +, -/!0 cho thấy rõ
tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai

tác giả Đặng - Đoàn, trong đó phải kể đến nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị
Điểm.
Tâm trạng nổi bật trong đoạn trích gồm 36 câu thơ trong tổng số 408 câu của toàn tác phẩm là sự thể
hiện nỗi đơn côi, trống vắng của người chinh phụ. Trước hết đó là sự ý thức về con người cá nhân
chiếu ứng trong các quan hệ với cảnh vật và con người, đặt trong tương quan với thời gian và không
gian. Nhân vật chủ thể trữ tình - người chinh phụ xuất hiện như có như không, vừa tỉnh thức trong
từng bước đi, từng động tác buông thả tấm rèm nhưng liền đó lại quên tất thảy, thờ ơ với tất thảy:
56789)
:;</2=!8"
Trong khổ thơ mở đầu (từ câu 1 - 16) có hai hình ảnh quan trọng được tô đậm, nhấn mạnh trở đi trở
lại là tấm rèm và bóng đèn. Người chinh phụ "ngồi rèm thưa" mà trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng
nhưng chẳng thấy đâu. Cuộc sống nơi "trong rèm" chính là sự bó buộc, trói buộc trong một không
gian chật hẹp, tù đọng. Câu thơ chuyển tiếp <><? càng tôn thêm vẻ
vắng lặng, đơn côi, một mình chinh phụ đối diện với bóng mình, đối diện với người bạn vô tri vô
giác @<ABvà đi đến kết cuộc C<)2D
Rõ ràng cuộc đời người chinh phụ hầu như đã mất hết sức sống, con người đã bị "vật hoá" tựa như tàn
đèn cháy đỏ kết lại đầu sợi bấc, con người bây giờ chỉ còn là "bóng người" trống trải, vừa đối xứng vừa
đồng dạng và là hiện thân của chính kiếp hoa đèn tàn lụi. Ngay đến cảnh vật và sự sống bên ngoài
cũng nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, chập chờn bất định, không dễ nắm bắt với những "gà eo óc gáy
sương", "hoè phất phơ rủ bóng" Bên cạnh đó, dòng thời gian tâm lý cũng chuyển hoá thành sự đợi
chờ mòn mỏi, thời gian đầy ắp tâm trạng đơn côi nhưng không có sự sống, không sự kiện, không thấy
đâu bóng dáng hoạt động của con người:
E6AF
GH'71A&IJKL"
Trong sự chờ đợi, người chinh phụ thấy một khoảng thời gian ngắn mà dài như cả năm trường, mối
sầu trào dâng như biển lớn mênh mang. Những trạng từ "đằng đẵng", "dằng dặc" tạo nên âm điệu
buồn thương, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng. Rút cuộc, hình bóng
người chinh phụ có xuất hiện trở lại thì trước sau vẫn là nỗi chán chường, buông xuôi, vui gượng
"Hương gượng đốt", "Gương gượng soi", "Sắt cầm gượng gảy" mà không sao che đậy nổi một hiện
thực bất như ý "hồn đà mê mải", "lệ lại châu chan" và "Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng"

đoạn thơ tiếp theo (câu 17 - 28) là sự phản ánh nỗi lòng chinh phụ khi nhớ về người chồng. Có điều,
nếu hình ảnh người chồng hiện diện như một ý niệm xa mờ thì bản thân nỗi nhớ mong cũng chỉ như
một ảo giác. Sự gặp gỡ là điều không thể bởi tin tức mịt mờ, bởi khoảng cách về không gian, về địa
8
danh có tính phiếm chỉ, biểu tượng của miền "non Yên", "đường lên bằng trời", "xa vời khôn thấu"
Các từ "thăm thẳm", "đau đáu", "thiết tha" gợi nhớ gợi thương, day đi dứt lại trong tâm can người
chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tưởng dõi theo người chồng nơi phương
xa đến sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa, đắng cay nối dài bất tận:
M:)$?B-A
M:N)$121$L
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong 1OEJ1: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ?", người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận
cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô
ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên:
,1;-=
$3'D !1"
PD4Q=H-R1
1L.S$T"
Hình ảnh so sánh "sương như búa", "tuyết dường cưa" là sự cực tả những xao động của thế giới bên
ngoài thông qua cách hình dung của chinh phụ, khi nàng bất chợt không còn chịu đựng nổi ngay cả vẻ
bình dị đời thường và bột phát thành những ám ảnh dị thường. Đó là những tâm trạng khác biệt nhau
cùng tồn tại trong một con người, sự phân thân trong cách cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống. Trong
bản chất, chính tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã tạo nên những xung đột tình cảm khác biệt
nhau và phổ vào thế giới tự nhiên tất cả những trái ngang, những thất vọng và cả niềm hy vọng mong
manh, những giây lát yên tĩnh nhất thời và những cơn bão lòng dường như không thể nguôi khuây.
Bước vào đoạn cuối (câu 29 - 36), người chinh phụ vươn tới không gian thoáng rộng hơn với những
hàng hiên, ngọn gió, bóng hoa, ánh trăng nhưng đó cũng chỉ là thiên nhiên lạnh lùng, thiếu hẳn niềm
tin và hơi thở ấm áp của sự sống. Cảnh vật như tách khỏi con người và không thấy đâu hoạt động của
con người. Tất cả chỉ đơn thuần là cảnh vật và vì thế càng tôn thêm vẻ lạnh lùng, đối lập với tâm tư
con người và hình ảnh nhân vật chinh phụ đang khuất lấp, ẩn chìm đâu đó:

C>1O1OU
:1O-;69T"
:1O1O
))1O-=L31V
Đến hai câu thơ cuối bắt đầu hé mở tâm trạng so sánh. Người chinh phụ nhìn cảnh hoa nguyệt mà
trạnh lòng bâng khuâng xót xa cho thân phận mình, tủi phận mình lẻ loi trước cảnh nguyệt hoa. Từ
đây có thể nói tới những dự cảm về ý thức cá nhân của người chinh phụ và xa gần liên hệ tới quyền
sống, quyền hưởng niềm vui, hạnh phúc lứa đôi giữa chốn nhân gian.
Trên phương diện nghệ thuật, thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ kiểu Đường
thi hàm súc, trang nhã, đăng đối và câu thơ lục bát truyền thống giàu âm điệu, gợi cảnh gợi tình đã
tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác, nối dài không dứt. Quan sát kỹ có thể thấy từng bốn câu thơ
đi liền nhau tạo thành một tiết đoạn, trong đó hai câu thất ngôn đóng vai trò khơi dẫn ý tứ, hai câu lục
bát tiếp theo hướng tới luận bình, khai triển, mở rộng. Cứ như thế, các ý thơ, khổ thơ tiếp tục luân
chuyển, nối tiếp nhau như những ngọn sóng cảm xúc đang trào dâng. Ngay trong từng câu thơ cũng
xuất hiện những tiểu đối tạo nên tính chất hô ứng, đăng đối, tạo ấn tượng và sự nhấn mạnh
- 531WX!-
M$3'D X!1
MP3116X1TOD
Thêm nữa, tác phẩm diễn Nôm bên cạnh việc giữ lại và Việt hoá được cả hệ thống điển tích và từ Hán
Việt (Y'6731!-T ) thì nhiều ý tứ trong nguyên tác đã được
chuyển dịch, nâng cấp thành lời thơ thật sự giàu chất thơ. Chẳng hạn, với câu P71I,ME6
(nguyên ý nghĩa chỉ là P71IKME6?) đã được chuyển dịch thành câu thơ mang
sắc thái nội tâm hoá, giàu cảm xúc, khơi gợi âm điệu cảm thương:
E6AF
GH'71A&IJKL"
Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm !03là
tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. Tình
cảnh lẻ loi đó được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống
vắng vây bủa bốn bề và cuộc sống hoá thành vô vị, mất hết sinh khí. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn
và sự ý thức về thảm trạng mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời

rộng lớn. Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy
bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ
chồng, mặt khác xác nhận nhu cầu nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền
hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Không có gì khác hơn, đó
chính là khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người, xác định
nguồn cảm xúc tươi mới và khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh
dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển
chung của nền văn học dân tộc.
Bài 2
Cảm nhận "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"
9
Tương đồng với 1234của Nguyễn Gia Thiều trên phương diện khẳng định những giá
trị nhân văn và phản ánh số phận người phụ nữ cũng như khả năng vận dụng nhuần nhuyễn thể loại
ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát, song bản diễn Nôm !03 lại có phần giản lược
những suy tưởng triết lý cao siêu và hướng nhiều hơn tới cuộc sống đời thường. Tâm tình người chinh
phụ tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng, khát khao cuộc sống gia đình bình dị và ước mong về một
ngày đoàn tụ vợ chồng. Đặt trong tương quan chung, ước mơ của người chinh phụ cũng hiền hoà,
dung dị, gần gũi hơn so với người cung nữ. Đoạn trích +, -/!0 cho thấy rõ
tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai
tác giả Đặng - Đoàn, trong đó phải kể đến nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị
Điểm.
Tâm trạng nổi bật trong đoạn trích gồm 36 câu thơ trong tổng số 408 câu của toàn tác phẩm là sự thể
hiện nỗi đơn côi, trống vắng của người chinh phụ. Trước hết đó là sự ý thức về con người cá nhân
chiếu ứng trong các quan hệ với cảnh vật và con người, đặt trong tương quan với thời gian và không
gian. Nhân vật chủ thể trữ tình - người chinh phụ xuất hiện như có như không, vừa tỉnh thức trong
từng bước đi, từng động tác buông thả tấm rèm nhưng liền đó lại quên tất thảy, thờ ơ với tất thảy:
56789)
:;</2=!8"
Trong khổ thơ mở đầu (từ câu 1 - 16) có hai hình ảnh quan trọng được tô đậm, nhấn mạnh trở đi trở
lại là tấm rèm và bóng đèn. Người chinh phụ "ngồi rèm thưa" mà trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng

nhưng chẳng thấy đâu. Cuộc sống nơi "trong rèm" chính là sự bó buộc, trói buộc trong một không
gian chật hẹp, tù đọng. Câu thơ chuyển tiếp <><? càng tôn thêm vẻ
vắng lặng, đơn côi, một mình chinh phụ đối diện với bóng mình, đối diện với người bạn vô tri vô
giác @<ABvà đi đến kết cuộc C<)2D
Rõ ràng cuộc đời người chinh phụ hầu như đã mất hết sức sống, con người đã bị "vật hoá" tựa như
tàn đèn cháy đỏ kết lại đầu sợi bấc, con người bây giờ chỉ còn là "bóng người" trống trải, vừa đối xứng
vừa đồng dạng và là hiện thân của chính kiếp hoa đèn tàn lụi. Ngay đến cảnh vật và sự sống bên ngoài
cũng nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, chập chờn bất định, không dễ nắm bắt với những "gà eo óc gáy
sương", "hoè phất phơ rủ bóng" Bên cạnh đó, dòng thời gian tâm lý cũng chuyển hoá thành sự đợi
chờ mòn mỏi, thời gian đầy ắp tâm trạng đơn côi nhưng không có sự sống, không sự kiện, không thấy
đâu bóng dáng hoạt động của con người:
E6AF
GH'71A&IJKL"
Trong sự chờ đợi, người chinh phụ thấy một khoảng thời gian ngắn mà dài như cả năm trường, mối
sầu trào dâng như biển lớn mênh mang. Những trạng từ "đằng đẵng", "dằng dặc" tạo nên âm điệu
buồn thương, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng. Rút cuộc, hình bóng
người chinh phụ có xuất hiện trở lại thì trước sau vẫn là nỗi chán chường, buông xuôi, vui gượng
"Hương gượng đốt", "Gương gượng soi", "Sắt cầm gượng gảy" mà không sao che đậy nổi một hiện
thực bất như ý "hồn đà mê mải", "lệ lại châu chan" và "Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng"
đoạn thơ tiếp theo (câu 17 - 28) là sự phản ánh nỗi lòng chinh phụ khi nhớ về người chồng. Có điều,
nếu hình ảnh người chồng hiện diện như một ý niệm xa mờ thì bản thân nỗi nhớ mong cũng chỉ như
một ảo giác. Sự gặp gỡ là điều không thể bởi tin tức mịt mờ, bởi khoảng cách về không gian, về địa
danh có tính phiếm chỉ, biểu tượng của miền "non Yên", "đường lên bằng trời", "xa vời khôn thấu"
10
Các từ "thăm thẳm", "đau đáu", "thiết tha" gợi nhớ gợi thương, day đi dứt lại trong tâm can người
chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tưởng dõi theo người chồng nơi phương
xa đến sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa, đắng cay nối dài bất tận:
M:)$?B-A
M:N)$121$L
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong 1OEJ1: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có

vui đâu bao giờ?", người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận
cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô
ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên:
,1;-=
$3'D !1"
PD4Q=H-R1
1L.S$T"
Hình ảnh so sánh "sương như búa", "tuyết dường cưa" là sự cực tả những xao động của thế giới bên
ngoài thông qua cách hình dung của chinh phụ, khi nàng bất chợt không còn chịu đựng nổi ngay cả vẻ
bình dị đời thường và bột phát thành những ám ảnh dị thường. Đó là những tâm trạng khác biệt nhau
cùng tồn tại trong một con người, sự phân thân trong cách cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống. Trong
bản chất, chính tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã tạo nên những xung đột tình cảm khác biệt
nhau và phổ vào thế giới tự nhiên tất cả những trái ngang, những thất vọng và cả niềm hy vọng mong
manh, những giây lát yên tĩnh nhất thời và những cơn bão lòng dường như không thể nguôi khuây.
Bước vào đoạn cuối (câu 29 - 36), người chinh phụ vươn tới không gian thoáng rộng hơn với những
hàng hiên, ngọn gió, bóng hoa, ánh trăng nhưng đó cũng chỉ là thiên nhiên lạnh lùng, thiếu hẳn niềm
tin và hơi thở ấm áp của sự sống. Cảnh vật như tách khỏi con người và không thấy đâu hoạt động của
con người. Tất cả chỉ đơn thuần là cảnh vật và vì thế càng tôn thêm vẻ lạnh lùng, đối lập với tâm tư
con người và hình ảnh nhân vật chinh phụ đang khuất lấp, ẩn chìm đâu đó:
C>1O1OU
:1O-;69T"
:1O1O
))1O-=L31V
Đến hai câu thơ cuối bắt đầu hé mở tâm trạng so sánh. Người chinh phụ nhìn cảnh hoa nguyệt mà
trạnh lòng bâng khuâng xót xa cho thân phận mình, tủi phận mình lẻ loi trước cảnh nguyệt hoa. Từ
đây có thể nói tới những dự cảm về ý thức cá nhân của người chinh phụ và xa gần liên hệ tới quyền
sống, quyền hưởng niềm vui, hạnh phúc lứa đôi giữa chốn nhân gian.
Trên phương diện nghệ thuật, thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ kiểu Đường
thi hàm súc, trang nhã, đăng đối và câu thơ lục bát truyền thống giàu âm điệu, gợi cảnh gợi tình đã
tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác, nối dài không dứt. Quan sát kỹ có thể thấy từng bốn câu thơ

đi liền nhau tạo thành một tiết đoạn, trong đó hai câu thất ngôn đóng vai trò khơi dẫn ý tứ, hai câu lục
bát tiếp theo hướng tới luận bình, khai triển, mở rộng. Cứ như thế, các ý thơ, khổ thơ tiếp tục luân
chuyển, nối tiếp nhau như những ngọn sóng cảm xúc đang trào dâng. Ngay trong từng câu thơ cũng
xuất hiện những tiểu đối tạo nên tính chất hô ứng, đăng đối, tạo ấn tượng và sự nhấn mạnh
- 531WX!-
M$3'D X!1
11
MP3116X1TOD
Thêm nữa, tác phẩm diễn Nôm bên cạnh việc giữ lại và Việt hoá được cả hệ thống điển tích và từ Hán
Việt (Y'6731!-T ) thì nhiều ý tứ trong nguyên tác đã được
chuyển dịch, nâng cấp thành lời thơ thật sự giàu chất thơ. Chẳng hạn, với câu P71I,ME6
(nguyên ý nghĩa chỉ là P71IKME6?) đã được chuyển dịch thành câu thơ mang
sắc thái nội tâm hoá, giàu cảm xúc, khơi gợi âm điệu cảm thương:
E6AF
GH'71A&IJKL"
Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm !03là
tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. Tình
cảnh lẻ loi đó được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống
vắng vây bủa bốn bề và cuộc sống hoá thành vô vị, mất hết sinh khí. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn
và sự ý thức về thảm trạng mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời
rộng lớn. Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy
bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ
chồng, mặt khác xác nhận nhu cầu nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền
hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Không có gì khác hơn, đó
chính là khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người, xác định
nguồn cảm xúc tươi mới và khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh
dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển
chung của nền văn học dân tộc
1
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam và cũng là của thế giới.Ông tên là Tố Như, hiệu là

Thanh Hiên.Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong xã hội phong kiến – Một
xã hội suy thoái, thối nát.Nguyễn Du đã từng trải qua hơn chục năm sống gian khổ ở nhiều vùng quê
khác nhau, nếm đủ những thứ vị đắng cay của cuộc sống phong trần.Trong đó có mùi vị của sự chia ly,
dang dở của tình yêu đôi lứa.Sau khi đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du sáng tác nên đại thi phẩm bất
hủ:”Truyện Kiều”.Đoạn trích “Trao Duyên”là một đoạn trích thể hiện khá rõ bi kịch tan vỡ, dang dỡ
của tình yêu Thuý Kiều - Kim Trọng và nỗi đau tột cùng của Kiều về số phận bi kịch của nàng, đồng
thời thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa xuyên suốt trong thơ Nguyễn Du trước những đau khổ, bất
hạnh cũng như khát vọng hạnh phúc của con người.[giới thiệu vềđoạn thơ cần phân tích:nội dung chủ
đề, …]
Sau khi giải quyết xong thủ tục bán mình(“Tờ hoa đã ký-cân vàng mới trao”), lấy tiền lo cho vụ kiện
nhà Kiều, ngày mai Kiều sẽ phải rời theo Mã Giám Sinh ra đi.Đêm ấy Kiều bồi hồi thương cho chàng
Kim, tìm cách trả nghĩa nợ tình cho chàng.Đèn thắp sáng đêm, nước mắt đầm đìa.Nhân Thúy Vân thức
dậy hỏi, Kiều bây giờ mới cậy em thay lời và trao duyên cho em.Mối tình Kim-Kiều đâu phải là mối tình
trăng gió thoảng qua.Đây là mối tình đầu say đắm nhất, trong sáng nhất.Thế mà giờ đây phải đem mối
tình ấy trao cho người khác – còn có nỗi đau nào hơn?!Lời Thuý Kiều nói với em đau đến từng chữ:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Mở đầu cuộc trao duyên, Thuý Kiều có cách nói, cách xưng hô đặc biệt.Tại sao Kiều không nói “nhờ
em” mà lại nói “cậy em” ?Bởi vì chữ cậy bao hàm ý hy vọng tha thiết của một lời trông cậy, có ý nương
tựa, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt, gửi gắm nỗi khẩn khoản thiết tha.Kiều nói “em có chịu lời” chứ
không nói “em có nhận lời” ngoài lý do từ “chịu lời” mang sắc thái bắt buộc, Kiều muốn em không
được từ chối đề nghị của mình mà còn bởi vì Kiều cảm thấy đây là một sự thiệt thòi, một sự hy sinh lớn
lao của em Vân – em sẽ phải yêu và kết duyên vợ chồng với một người mà mình chưa yêu.Cách nói
như thế phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng van nài, khẩn thiết của Kiều.Ngày xưa, giáo lý phong
kiến thời xưa rất nghiêm ngặt.Xưa nay bề dưới lạy bề trên, em phải thưa gửi lễ phép khi nói với
chị.Nhưng lúc này, Kiều lại đang bảo em “ngồi lên” rồi “lạy”, ”thưa”.Tại sao Kiều lại chấp nhận hạ
mình xuống hàng thấp của người thấp vế?Bởi vì việc và Kiều sắp “cậy” em là một việc rất hệ trọng.Tư
thế “lạy”, ”thưa” là tư thế của một người chịu ơn với ân nhân của mình.Thật vậy, em Vân sẽ phải thay
12
Kiều hy sinh tình duyên của mình mà giúp Kiều nối duyên với chàng Kim, việc làm đó Kiều mang ơn

em rất lớn.Ngoài ra, hành động “lạy”, ”thưa” của Kiều còn tạo ra một bầu không khí nghiêm trang,
trịnh trọng, Kiều “vưa tình vừa lễ”, làm cho em không thể không nhận lời.Với cách dùng từ khéo léo
và đầy sắc thái ý nghĩa, chỉ qua hai câu thơ, Nguyễn Du đã mở đầu cuộc trao duyên đầu hồi hộp, trang
trọng và đồng thời thể hiện hoàn cảnh éo le, tâm trạng khẩn thiết, bế tắc của Kiều.Nguyễn Du không
kể lại thái độ của Thuý Vân ra sao bởi vì hai câu đầu chỉ là lời bày tỏ ý nguyện.Đúng là sau đó, Kiều nói
ngay đến mối tình dang dở của mình:
Giữ đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Trong thời đại phong kiến, không được phép tự do yêu đương, thì đây là một tâm sự còn giấu kín của
Kiều.Giờ đây Kiều buộc phải nói rõ cho em Vân.Người xưa xem tình yêu là một gánh nặng, cho nên
người ta hay nói:”gánh tương tư”.Mối tình của Kiều và chàng Kim đang đến độ đắm say nhất, nồng
nàn nhất.”gánh tương tư”của Kiều giờ đây nặng hơn bao giờ hết.Trớ trêu thay, cơn gia biến ập đến với
Kiều.Kiều đang “giữa đường”, đang gánh một “gánh tương tư” nặng trĩu thì gánh đứt, không sao
mang xách lại được.Hình ảnh ấy đã thể hiện rõ tâm trạng bất lực của Kiều.Và vì thế mà giờ đây, Kiều
phó thác “gánh tương tư” bị gãy - hay nói theo cách của Kiều là tơ duyên mối vướng – lại cho em
Vân.Nhưng đối với Thuý Vân, đó là một “mối tơ thừa”.Kiều hiểu thấu cảm giác thiệt thòi của em nên
nói thẳng ra:”Mặc em”, có nghĩa là “phó mặc cho em đó, dang dở hay không em cũng phải gánh vác,
chắp nối cho chị.Kiều hết sức mong em dùng thứ keo bền nhất – “keo loan”, thứ keo chế bằng huyết
chim loan – để “chắp mối tơ thừa” này và sao cho nó không bao giờ đứt nữa.Câu nói này mang giọng
điệu của người chị phó thác cho em, nên câu thơ mang sắc thái dứt khoát, nghiêm trang và mang
nhiều “sức nặng” của giọng điệu.[nghệ thuật của tác giả trong 2 câu thơ trên, ý nghĩa, …]
Không còn gì để mất nữa, đến lúc này Kiều có thể bình tĩnh nói cặn kẽ chuyện tình, nỗi đau của mình:
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén hề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Đây là những điều bí mật của Kiều mà Thuý Vân chưa hề được biết, là điều lễ giáo phong kiến cấm kỵ,
nhưng bây giờ, Kiều buộc phải thành thật kể cho em nghe, với hy vọng một sự thông cảm chia sẻ.Lời
nói của Kiều thật bình tĩnh, rõ ràng và ngẹn ngào, cặn kẽ nỗi đau.Sự trùng điệp của ba điệp từ
“khi”:”khi gặp”, ”khi ngày”, ”khi đêm” đã nói lên sự thề ước sâu nặng, không thể nuốt lời, càng khẳng

định tình trạnng bế tắc của Kiều.Kiều quan niệm tình yêu của mình khác với quan niệm tình yêu của
xã hội phong kiến đương thời:Đó là sự cảm nhận yêu thương từ trong trái tim chứ không phải sự bức
ép, ràng buộc.Phải chăng Nguyễn Du đã cho Kiều phá vỡ quan niệm lạc hậu, bất công đối với tình yêu
đôi lứa để hướng tới tình yêu đích thực của con người? Mối tình Kim-Kiều đang mặn nồng thì cơn gia
biến ấp đến.Lúc này đây Kiều phải chọn một trong hai:”Hiếu” hoặc “tình” chứ không thể “hai bề vẹn
hai” được.Thật ra, trong hoàn cảnh “Hiếu-tình chọn một” thì Kiều vẫn có thể chọn “tình”, tức là bỏ
mặt gia đình trong sự tra khảo dã man mà bỏ trốn, trọn đời bên chàng Kim.Nhưng Kiều đã chọn
“hiếu”, Kiều đã hy sinh mối tình với chàng Kim và thậm chí là cả tấm thân trinh trắng của mình để cứu
lấy gia đình.Kiều đã nói ra cái lý của mình và hy vọng em ắt sẽ thấu hiểu tâm trạng bi kịch của
mình.Từ “sự đâu” như một lời oán trách số phận, ngoại cảnh đã gây “sóng gió bất kỳ” làm tan vỡ mối
tình đầu sâu nặng.[…]
Trở lại với cuộc trao duyên, sau khi kể rõ chuyện tình và nỗi đau của mình, Kiều chuyển sang phân
tích ý nghĩa, gửi gắm em Vân:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
“Ngày Xuân” mang tính ước lệ, có ý tuổi trẻ của người con gái.Tuổi trẻ của em con dài và vì “tình máu
mủ” giữa em và chị mà “thay lời nước non” giúp chị.Kiều kêu gọi tình chị em máu mủ ruột thịt thiêng
liêng, gợi dậy ở Vân đức hy sinh và lòng vị tha vì người thân.Nếu được thõa nguyện, thì dẫu Kiều chết
đi, dưới chín suối cũng hả dạ, vì có được tiếng thơm là người có tình nghĩ.Nhưng điều đặc biệt ở đây là
Kiều xem như mình đã chết, như người chết.Câu”ngày xuân em hãy còn dài” còn có ý nghĩa là “ngày
xuân của chị đã hết rồi”, chị chỉ còn “thịt nát xương mòn” và “ngậm cười chín suối”, nơi cõi
chết.Nguyễn Du đã khéo léo tinh tế để cho dự cảm từ từ len lõi vào lời nói của Kiều.Bề ngoài tưởng
như Kiều đã sắp đặt hết mọi chuyện nhưng sâu thẳng trong lòng là nỗi đau đớn tưởng chừng như có
thể chết được.
Nói xong lời thỏa nguyện bình sinh và hàm ơn đối với em, Kiều liền trao kỷ vật kỷ niệm:
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung.
“Chiếc vành” là tặng vật đầu tiên của chàng Kim tặng cho Kiều khi nang nhận lời.”Tờ mây” là tờ hoa

tiên có vẽ vân mây, là tờ hoa tiên mà trên đó Kiều đã ghi lời thề(“Tiên thề cùng thảo một
chương”).Kiều trao duyên cho Vân thì những những vật kỉ niệm(“chiếc vành”, ”tờ mây”) trước đây
thuộc về mối tình Kiều - Kim thì bây giờ đã thuộc về Vân – Kim.Cho nên, khi đã gửi gắm “lời nước
non”, việc hiển nhiên Kiều phải làm là trao những vật thiêng liêng ấy lại cho Vân.Nhưng câu tiếp theo
thật kỳ lạ:”Duyên này thì giữ vật này của chung”!”Duyên đây là nhân duyên, duyên phận, cơ duyên,
tức là sự run rủi cho số phận hai người trai gái gặp nhau, kết đôi với nhau và lấy nhau.”Duyên này” là
13
duyên mà Kiều đã trao cho Vân, trở thành duyên của Vân với chàng Kim, cho nên Kiều dặn Vân phải
giữ lấy.Nhưng tại sao vật kỷ niệm này là của chung?Ở đoạn trên, du thuyết phục em bằng lí, hay bằng
tình hay bằng cả hai thì vẫn là ngôn ngữ của lí trí, giọng thơ đều đều, trầm trầm.Đến đây thì lời thơ
như nấc thẹn.Cái “gút” tâm trạng đầu đoạn trích đã được “mơ”û ra nhưng dường như giờ lại bị “thắt”
lại thể hiện qua lời nói bất bình thường.Nút “thắt” này chính là nút thắt của nội tâm Kiều.Lời lẽ ấy là
lời lẽ của nội tâm Kiều bất chợt thốt ra trước sự thật cay đắng và phũ phàng:Vật này(Chiếc vành, Tờ
mây) là của nàng, chàng Kim là của nàng, sao bây giờ lại là của Vân?Nội tâm rối bời, giằng xé ấy thể
hiện Kiều còn muốn giữ lại cho mình, cho quá khứ chôn sâu trong trái tim Kiều, không muốn trao hoàn
toàn cho em, thể hiện tâm trạng day dứt, vướng víu, níu kéo của Kiều đối với những kỷ niệm tình yêu
của mình với chàng Kim hay nói khác hơn là Kiều “trao mà không trao”:trao kỷ vật tình yêu cho em
mà không tài nào dứt ra khỏi mối tình.Điều đó chứng tỏ:”Kiều trao duyên chứ không trao tình”.Đó là
một sự thật đau đớn lòng, khiến cho bao đoc giả phải cảm động.Hai câu thơ trên là tình tiết chính của
cuộc trao duyên nên mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và trữ tình rất lớn.Nguyễn Du thật tinh tế và cũng
thật nhân bản trong ý thơ của mình.Chỉ với hai câu thơ mà ông đã chuyển tải đến độc giả nhiều khía
cạnh tâm trạng của Kiều hay mang tính khái quát hơn là của cả những người con gái đang yêu trong
xã hội phong kiến đương thời và thậm chí ở xã hội hiện đại ngày nay:”Khi đang yêu, ai lại muốn trao
duyên bao giờ?”
Từ nay, những kỷ vật Kiều trao lại cho em còn là vật làm tin nhắc nhở đến Kiều, để khi Vân có được
hạnh phúc thì đừng quên Kiều:
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa

Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, tủi buồn.Nó đọng lại ở câu:”Dù em nên vợ nên chồng”.Trao duyên cho
em rồi, cũng đã trao trả kỷ vật lại cho em, đã “cậy” em, ”lạy”em, biết bao nhiêu khẩn khoản, tin
tưởng…ấy thế mà Kiều vẫn đặt một giả thiết, như có điều gì đó vẫn chưa ổn, chưa yên.Kiều tự thấy
mình đáng thương biết bao, mình là “người mệnh bạc” để cho người khác(em Vân) phải “xót”, phải
thương hại!Cây đàn hồ đào ngày nào Kiều đàn cho chàng Kim nghe, và mảnh hương huyền ngày nào
từng chướng kiến hai người thề nguyền cũng để lại cho em như là vật của tin.Đối với Kiều, chúng đã
trở thành quá khứ xa xôi của “ngày xưa”.Trớ trêu thay, ”của tin” vẫn còn đó mà người thì lại
“mất”:”Mất lòng còn chút của tin” – lời nói của Kiều đề cập đến cái chết mà vẫn mang âm điệu trầm
trầm, vẻ như “chuyện tất yếu” - khiến cho nhiều độc giả nhạy cảm phải “nhói lòng”.
Ý nghĩ về cái chết cứ trở đi trở lại, ám ảnh Kiều.Nhất là khi trao kỷ vật tình yêu cho em, Kiều cảm thấy
như mình đã chết, bởi khi mất đi tình yêu, cuộc sống đối với Kiều chẳng còn ý nghĩa gì nữa.Rồi như
người mất hồn, vẫn ngồi đây, mà hồn thì bay xa xăm tận “mai sau”:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lòng hương ấy so thơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Kiều đã mất hết hiện tại.Tương lai của nàng trông chờ vào lòng thương.Mai sau khi em “đốt hương”,
chơi đàn(“so tơ”) – những lúc hạnh phục thì hãy nhớ đến chị.Cái cách hình dung oan hồn bơ vơ của
mình nơi mai sau thật là thê thảm:Kiều sau này chỉ là một ngọn gió vật vờ nơi lá cây ngọn cỏ! Còn gì
để thương cảm hơn là gợi lên những hình ảnh hư vô?Kiều bị ám ảnh bởi oan hồn của Đạm Tiên.Kiều
gặp chàng Kim tại nơi gần mộ Đạm Tiên, đi chơi xuân về cũng gặp mộ Đạm Tiên…Trước mộ của Đạm
Tiên, nghe em Vương Quan kể về số phận đau thương của nàng, Kiều không cầm nổi nước mắt:”Kiều
đâu mối sẵn thương tâm-“Thoắt nghe, Kiều đã đầm đầm châu sa”.Nay số phận Kiều cũng éo le như
như của Đạm Tiên.Cho nên, ”hồn” của Kiều cũng giống như hồn Đạm Tiên”ào ào đổ lộc rung cây” - có
ý thức quay về cõi trần:
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Thì ra, ”hồn” của Kiều vẫn chưa dứt nổi chàng Kim.Hồn của Kiều là “hồn mang nặng lời thề”.”Lời
thề”ở đây chính là lời thề đêm thềnguyền vằng vặc ánh trăng mà Kiều không bao giờ quên được:”Vầng
trăng vằng vặc giữa trời-Đinh ninh hai miệng một lời song song”.”Lời thề” ấy của Kiều với chàng Kim

đối với nàng cực kỳ quan trọng.Kiều đã”trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” với chàng Kim.Bởi
thế, dù có tan tành thân xác “bồ liễu, dáng vẻ”trúc mai”, Kiều cũng quyết gặp lại trực tiếp chàng Kim
để “đền nghì” cho chàng Kim.Đó là một ý thức, một tấm lòng, một tư tưởng mà không phải người con
gái nào cũng có được.Sự thủy chung của Kiều vẫn được thể hiện rõ nét, đậm đà và càng sâu sắc hơn
trong hoàn cảnh ngặt nghèo.Còn đối với Vân, khi “hồn Kiều quay trở về dương gian:
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan
“Dạ đài” là nơi âm phủ tăm tối.Lúc ấy, một người là con người cõi trần(Thúy Vân), một kẻ là hồn ma
âm phủ(Thuý Kiều).em và chị sẽ “cách mặt khuất lời”, tức là sẽ không thấy được nhau và cũng không
nghe được tiếng nói của nhau.Khi đó, em hãy rảy chén nước cho “người thác oan” là chị(Theo quan
niệm tôn giáo cổ truyền thì nước tinh khiết có thể tẩy rửa nỗi oan khuất, làm cho oan hồn được mát
mẻ siêu thoát).Qua đó chứng tỏ Kiều tuy tự nguyện hy sinh, bán mình chuộc cha, nhưng vẫn ý thực
14
được mình bị oan uổng cho nên sau khi chết, hồn oan không tan.Trong tình cảnh ngặt nghèo như vậy,
Kiều vẫn có ý thức nhận biết và đấu tranh đến cùng đối với sự bất công của xã hội phong kiến đương
thời.
Trong giây phút ấy, Vân bỗng bị “hồn” Kiều quên đi.Kiều đang sống mà cảm thấy như mình đã chết,
đang nói với em mình mà không biết đang nói với ai, lúc này, Kiều rơi vào trạng thái độc thoại nội
tâm.Nỗi bất hạnh hiện lên thật trọn vẹn, hiện lên trong hình dung nhưng rất cụ thể khiến Kiều vô cùng
tuyệt vọng:
Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể là sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Lời đối thoại có sự chuyển hướng:Đang nói với em Vân, Kiều dường như quay sang nói với chàng Kim
hay nói khác hơn, trước mắt Kiều, Thuý Vân trở thành chàng Kim.Cho nên bao nhiêu tình thường nỗi
nhớ, nỗi thương yêu ấp ủ, nỗi đau khổ thống thiết cho mối tình đầu tan vỡ bỗng tuôn tràn ra.Nhìn lại
cái “bây giờ” của Kiều chỉ thấy mất mát.”Trâm” và “gương” là biểu tượng của tình duyên ngày
xưa.Thế nhưng giờ “Trâm” đã “gãy” còn “gương” cũng đã vỡ “tan” cả.Hình tượng ”Trâm gãy gương
tan” là hình ảnh của tình duyên tan vỡ.Kiều đã nhận của chàng Kim “muôn vàn ái ân” đến nỗi “kể làm

sao xiết” mà giờ đây Kiều lại phản bội, thất hứa, làm “tơ duyên ngắn ngủi”, ”trân gãy gương
tan”.Nghẹn ngào, cay đắng, xót xa – bấy nhiêu tâm trạng đối diện với Kiều.Tuy trao duyên cho em
Vân, nhờ em “thay lời nước non” với chàng Kim, Kiều vẫn thấy mình chịu muôn vàn tội lỗi nên nàng đã
gửi lại “trăm nghìn cái lạy” cho “tình quân”-người đã cùng nàng trải qua bao kỷ niệm tình yêu nồng
nàn, say đắm, đã cùng nàng thề nguyền trăm năm bên nhau mà cuối cùng lại bị nàng phản bội-mà
vẫn cảm thấy chưa đủ.Truớc đây ít phút, nàng đã “lạy” em Vân của mình để cầu xin em nối duyên với
chàng.Khác hẳn với cái lạy “mang ơn”, cái “lạy” này là cái lạy tạ tội vô cùng thống thiết.Trong tình
cảnh này, Kiều vẫn không thể làm gì hơn ngoài sự tạ tội.Và cái lạy đó đối với Kiều đã kết thức mối tình
đầu ngắn ngủi, đầy tiếc nuối.Câu:”Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” Kiều thốt lên sao mà thấm
đượm vị chua chát, cay đắng của sự chia ly lứa đôi.Đến đây, Kiều mới thấm thía nỗi cô đơn và số phận
của mình giữa cõi đời bất công:
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Đó là lời oán trách, lời than oán số phận “bạc như vôi” của mình.Lời than oán của Kiều không ai có thể
trả lời được, đó là một lời than oán cay đắng, tuyệt vọng, kêu lên chỉ để oán trách trời mà thôi!Rồi đây
số phân của Kiều sẽ trôi dạt như bông hoađẹp đẽ đã “đành trôi” trên dòng nước dơ bẩn, nhơ nhớp
chảy cuốn xiết, lỡ làng, không thể nào cứu vãn được nữa.”Nước chảy hoa trôi”là cảnh xuân đã hết,
hoa rụng, tuyết tan, nghĩa là tuổi thanh xuân trinh trắng và đẹp đẽ của Kiều đã chấm dứt từ đây.Và
lúc đó, trong những giây phút cuối cùng của cuộc trao duyên, Kiều cất tiếng gọi người yêu:
Ôi Kim Lang!Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
“Thôi thôi” là tiếng than tiếc rẻ, dằn vặc.”Thôi thôi” cũng là tiếng xác nhận sự phụ bạc của mình.Tiếng
gọi của nàng như một tiếng kêu chới với và tuyệt vọng bởi vì không có hồi âm.Kiều đã gắng gượng đến
phút cuối cùng, lấy hết sức mình để thốt lên những tiếng kêu cuối cùng – tiếng kêu than oán, kêu cứu
của một người phụ nữ “tài hoa bạc mệnh” trong xã hội phong kiến.Sau tiếng kêu não lòng ấy, Kiều
ngất đi, kết thúc cuộc trao duyên đầy chất trữ tình:”Cạn lời hồn ngất máu sau-Một hơi lặng ngắt đôi
tay giá đồng”
Đoạn thơ “Trao Duyên” đúng là Kiều đã nói hết lời(“cạn lời”).Lời trao duyên như nói một lời trăn trối,
vĩnh biệt.Trước lời trao duyên, tình yêu thật mặn nồng, say đắm, hạnh phúc, sau lời trao duyên mình
đã trắng tay, đôi lứa chia ly, tình yêu tan vỡ.Trước khi trao duyên mình là người sống, sau khi trao

duyên mình là hồn oan nơi chín suối.Bằng tài năng tuyệt vời của mình, Nguyễn Du hình dung rất rõ và
thể hiện rất thành công số phận bi kịch, nội tâm rối bời, tâm trạng đau khổ, dằng vặc, cay đắng, xót
xa và tuyệt vọng trong cuộc trao duyên của Kiều với việc sử dụng một cách khéo léo, tinh tế, sắc sảo
từ ngữ, nhiều biện pháp nghệ thuật thích hợp, kết hợp linh động lời kể với lời tự tình, lời độc thoại,
……, làm cho đoạn”trao duyên” trở thành đoạn thơ lâm li nhất trong Truyện Kiều.Và đó cũng là lý do
vì sao Truyện Kiều trở thành bất hủ!
Bài 2
I.Mở bài:
Nguyễn Du_nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam, tác gia của thi phẩm đã đi sâu và luôn
tồn tại trong tâm thức người đọc khi nhắc đến ông: “Truyện Kiều”. Truyện Kiều là sáng tác chữ Nôm
đặc sắc từ nội dung đến nghệ thuật nhưng ấn tượng nhất đối với tôi đó chính là đoạn trích “Trao
duyên” nằm trong tác phẩm nghệ thuật này
II.Thân bài:
Nhan đề đoạn trích là “Trao duyên” nhưng trớ trêu thay đây ko phải là cảnh trao duyên thơ mộng của
nam nữ như trong ca dao xưa ta vẫn thường gặp. Có đọc mới hiểu, trao duyên ở đây nghĩa là gửi gắm
tình cảm, duyên phận của mình cho một người khác, nhờ người khác chắp nối tiếp tình cảm dở dang
15
của mình. Như trong sự trao duyên của Kiều, hoàn cảnh thật éo le, cay đắng!
“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Một sự nhún nhường gần như van vỉ, nàng phải lạy em mình như lạy một vị ân nhân, một bậc bề trên.
Không phải là “nhờ” mà là “cậy”, từ “ cậy” mang bao nhiêu sự thiêng liêng, lòng tin tưởng kèm với
“lạy” và “thưa”, tất cả gộp lại tạo nên sự thay bậc đổi ngôi giữa hai chị em. Và điều đó trở nên thật tài
tình, Nguyễn Du như đọc thấu được nỗi lòng nhân vật.
“Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”
“Gánh tương tư” thật đâu có nhẹ nhàng gì. Nhưng gánh nặng vật chất thì còn có thể san sẻ, nhờ người
khác giúp được chứ “gánh tương tư” mà nhờ người khác giúp la điều hiếm thấy xưa nay….Chắc hẳn
nàng đã ở trong một tình cảnh khó khăn ko còn cách nào khác là phải nhờ đến em “chắp mối tơ thừa”.
Từ đầu đến cuối đoạn thơ ko hề thấy lời nói của Thúy Vân vì trên hết tình máu mủ ai nỡ từ chối nhau?.

Trong tình cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều ko chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho
em gái
“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
Tình cảm Kiều_Kim sâu nặng là thế, mặn mà là thế, “ngày quạt ước”, “đêm chén thề” hỏi sao nàng
Kiều ko khỏi đớn đau, tê tái. Lòng nàng như ngàn kim đâm, rỉ máu xót xa lay động sâu tâm hồn người
đọc. Nhưng khi sóng gió gia đình đến, cha bị bắt đi, nay chữ “hiếu” với chữ “tình” ko thể song song…
Quyết định chọn chữ “hiếu”_bán mình chuộc cha là hy sinh chữ “tình”, coi như linh hồn nàng đã mất
đi một nửa…Qua lời Thúy Kiều, Nguyễn Du đay nghiến cả một xã hội. Hiếu-tình là hai giá trị tinh thần
ko thể đặt lên bàn cân được. Một xã hội bắt con người phải lựa chọn những giá trị ko thể lựa chọn
được thì xã hội đấy là một xã hội tàn bạo
“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
Hai chị em đều “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” vậy mà nàng nói ngày xuân em hãy còn dài, đau
đớn biết chừng nào!. Thuyết phục em thật khéo léo bằng tình chị em, tình máu mủ ruột thịt, Thúy Kiều
vô hình chung đã khiến Thúy Vân ko thể nào chối từ. Lời lẽ của nàng là vì lo cho Kim Trọng, mong sao
chàng Kim có được hạnh phúc trong tan vỡ. Trong đau khổ tuyệt vọng nàng còn biết lo cho hạnh phúc
của người khác, chẳng lo rằng mình có thể sẽ trải qua bao nhiêu cay đắng đến “thịt nát xương mòn”.
Thật là một cô gái có đức hy sinh lớn lao. Qua đó Nguyễn Du đã thể hiện giá trị nhân đạo đáng trân
trọng ở Kiều…
“Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”
Trao kỉ vật của mình và chàng Kim cho em, thật sự lòng nàng vẫn cắn rứt lời thề nguyền đêm trăng
của mình và Kim Trọng. Nguyễn Du dùng hai hình ảnh đối lập “nên vợ nên chồng”, “người mệnh bạc”

để gợi nỗi thương tâm, băn khoăn, chua xót của Kiều.
Toàn bộ đoạn trích là lời thoại của Kiều nói với Thúy Vân. Tuy nhiên, có lúc, Kiều chuyển đối tượng
như đang nói với Kim Trọng chứ không còn nói với Thúy Vân nữa. Ý nghĩa sự chuyển đổi đối tượng cho
thấy khả năng Nguyễn Du nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng của nhân vật, đồng
thời cho thấy khả năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du. Ngoài ra ta có thể thấy được giá trị
nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du đối với nàng Kiều trong từng lời nói
III. Kết luận:
Đoạn trích “Trao duyên” thật sự đã làm rung động trái tim của ko chỉ riêng tôi mà hẳn đã đi vào lòng
ko ít các bạn đọc khi xem “Truyện Kiều”.{tự fiêu thêm nhá!}
16
BÀI 2:
Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in
trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau
khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình
cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo
Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.
Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng
của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây
là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình.
Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời
đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không
chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.
Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người
xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người
ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa,
nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún
nhường gần như van vỉ:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi

gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói
mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em
như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn
lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì
không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây
bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ
người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa
nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của
gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh
bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy
nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều
phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu
cha, cứu em.
Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu,
kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình
yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó
chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc
thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy
có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao
cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm
sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã
trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với
chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao:
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối
đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải
dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về

lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời
tâm sự sao mà thương!
Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn
trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với
chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi
Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình
là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà
nỗi buồn thư
SỞ GD& ĐT LẠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐĂNG Môn thi: Ngữ văn (Lớp 10)
ĐỀ CHÍNH THỨC
17
-$$Z[\!4]ETKJ^
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 3 điểm)
31_"]_K^"
Nêu cấu trúc của văn bản văn học.
31`"]`K^"
Phân tích đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa, hình tượng văn học trong câu thơ sau:
aL 3
$-6KU$T"
]1OEJ1b:1R51^
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (7 điểm)
Thí sinh chỉ được phép làm một trong hai câu (3.a hoặc 3.b).
31c""8D+1d]eK^
Em hãy phân tích đoạn thơ sau:
#=$fTgh
:+$Lf:Y"
:YB)J
:)$?B-A"
?BLT1

:N)$121$L"
,1;-=
$3'D !1"
]i+, -/!0jM!03^
31c""8D+3]eK^
Có ý kiến cho rằng : “ 1-$471,$D2/1U
4EJ1…”
Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích 1(Trích 1OEJ1 của Nguyễn Du) để làm rõ
nhận định trên.
'T 'f0$-O1"k2lT,+
MMMMMMMMMMMMMMMMMMCMMMMMMMMMMMMMMMMM
Họ và tên thí sinh: ……………………………Số báo danh: …………………………………
Chữ kí của Giám thị 1: ………………………Chữ kí của giám thị 2: ……………………
SỞ GD& ĐT LẠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐĂNG Môn thi: Ngữ văn (Lớp 10)
ĐỀ CHÍNH THỨC
-$$Z[\!4]ETKJ^
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
],C)m;\n^
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp
án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và
được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0
điểm).
II. Đáp án và thang điểm
Đáp án Điểm

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 3 điểm)
Câu 1
(1,0 đ)
:114/?,?o" 1,0 đ
Cấu trúc của văn bản văn học có nhiều tầng lớp. Khi tiếp cận văn bản văn học
lưu ý 3 tầng lớp sau:
0,25
 Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa 0,25
 Tầng hình tượng 0,25
18
 Tầng hàm nghĩa 0,25
Câu 2
(2,0 đ)
p3&KJq3qr+ ?o
31D'1Z
aL 3
$-6KU$T"
]1OEJ1b:1R51^
2,0 đ
Hai câu thơ TT là bức tranh xuân đc tả cận cảnh với cái nhìn ko gian 0,25
-Tác giả dùng từ "xanh rợn" chứ không phải các từ khác như: xanh biếc, xanh
um, Nó cho người đọc cảm nhận về độ lớn của không gian mà mà xanh bao
phủ và cả sắc độ của màu xanh gợi nên một màu xanh non tơ và óng ả. .
0,5
- 3 từ “tận chân trời” lại khiến cho màu xanh ấy kết thành hình khối, mở rộng
ko gian đó là 1 ko gian xuân bạt ngàn màu xanh (ngập tràn màu xanh) đúng
hơn là một biển cỏ xanh mênh mông, bát ngát và dào dạt sức sống xanh non
tơ.
0,25
- Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ hai: Cành lê trắng /điểm một vài bông hoa

(3/5). điểm trùng của câu thơ sẽ rơi vào từ "trắng". Nhờ đó mà cái hay của
câu thơ mới được bộc lộ rõ ràng.
0,25
+ chỉ với 2 câu mà mùa xuân hiện ra như 1 bức tranh có màu sắc tuyệt diệu,
hài hoà. Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền ấy điểm một
vài bông hoa lê trắng. Màu xanh và sắc trắng tôn vinh lẫn nhau tạo ra một
bức tranh xuân sống động, mới mẻ, tinh khiết và tràn đầy sức sống.
0,75
* Lưu ý: GV cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm đặc biệt với những bài có
cách cảm nhận sâu sắc, độc đáo
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (7 điểm)
Câu 3.a
(7,0 đ)
31c""8D+1d]eK^
Em hãy phân tích đoạn thơ sau:
#=$fTgh
:+$Lf:Y"
:YB)J
:)$?B-A"
?BLT1
:N)$121$L"
,1;-=
$3'D !1"
]i+, -/!0jM!03^
"Y171Jr?:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích đoạn thơ; kết cấu bài
viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
"Y171WZ Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần
nêu được các ý chính sau:
1. Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ và vị trí đoạn thơ. 0,5

2. Phân tích đoạn trích: 6,0
a. Nội dung 5,0
19
Câu 3.b
(7,0
điểm)
- Tâm trạng trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ được thể hiện qua một sự khao khát cháy
bỏng. Mức độ nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy biểu cảm cao: ?
B121, .
à Nỗi nhớ, nỗi sầu, nỗi đau kéo dài theo thời gian, trãi rộng khắp không gian,
xoáy sâu trong tâm hồn .
2,0
- Không gian được mở rộng: 1,5
+ Người chinh phụ gửi lòng mình :Y mong được chồng thấu hiểu,
chia sẻ. “:Y” ước lệ chỉ miền núi non biên ải xa xôi.
0,75
+ Hình ảnh “-A” xa vời.
" Ko gian vô tận ngăn cách hai người.
" Ngầm ý so sánh với nỗi nhớ không nguôi, không tính đếm được của chinh
phụ.
0,75
- Bức tranh thiên nhiên: “$3'D !1”: 1,5
+ Bức tranh thiên nhiên đầy ắp nỗi buồn, nhưng cũng rất sinh động: âm
thanh, hình ảnh, màu sắc.
1,0
+ Tăng thêm ấn tượng vắng vẻ, cô đơn, gợi cảm giác hoang vắng, âm u, lạnh
lẽo.
0,5
b. Nghệ thuật: 1,0đ
+ Các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, điệp ngữ vòng tròn (non Yên, trời). 0,25

+ Tả cảnh ngụ tình" khái quát, triết lí thành quy luật: Cảnh buồn người thiết
tha lòng.
0,25
+ Thiết tha- đau đớn " cảnh và tình người có sự đồng điệu. 0,25
+ Độc thoại nội tâm 0,25
3. Đánh giá chung
3 của người chinh phụ khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi
biên ải nhưng vô vọng, sầu nhớ da diết, triền miên. Đoạn thơ đề cao hạnh
phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.
0,5
Lưu ý: Điểm tối đa chỉ dành cho những bài làm đảm bảo yêu cầu về kiến thức,
diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lôgíc, có cảm xúc và không mắc nhiều lỗi chính
tả.

8D+3]eK^
Có ý kiến cho rằng : “ 1-$471,$
D2/1U4EJ1…”
Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích 1(Trích 1OEJ1 của
Nguyễn Du) để làm rõ nhận định trên.
"Y171Jr?:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích đoạn thơ (nhận định về
nội dung đoạn thơ); kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b.Y171WZ Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần
nêu được các ý chính sau:
20
Vài nét về Nguyễn Du, 1OEJ1 và đoạn trích 1
- Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn
nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
- 1OEJ1là kiệt tác số một của văn học dân tộc, di sản văn học nhân loại,

tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du.
- 1 trích từ câu 723 – 756 là một trong những đoạn thơ bi thiết nhất
của 1OEJ1 (trích dẫn nhận định)
0,5
Giải thích nhận định 1-$471,$D
2/1UEJ1"
1,0
- Toàn bộ tác phẩm 1OEJ1 là một chuỗi những bi kịch của người con gái
tài hoa bạc mệnh Thúy Kiều, trong đó 1 chính là bi kịch đầu tiên,
mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Thúy Kiều.
0,5
- 1 thể hiện bi kịch tình yêu tan vỡ, thân phận bất hạnh qua
lời 1 đầy đau khổ.
0,5
Phân tích đoạn trích 1 để chứng minh nhận định. 5,0
- Tâm trạng của Kiều lúc trao duyên 1,5
+ Cố nén buồn đau, cố nén cảm xúc bộc lộ tâm sự với Thúy Vân (chú ý sắc
thái biểu cảm của các từ ngữ l1-).
0,5
+ Đau xót nhớ lại những kỉ niệm của mối tình đầu tươi đẹp(dẫn chứng thơ) 0,5
+ Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tâm huyết; trao kỉ
vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu để thấy tâm trạng của Kiều trong thời
khắc đoạn trường này (dẫn chứng thơ).
0,5
- Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên 3,5
+ Dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều, nàng tưởng tượng
mình chết oan, chết hận, hồn không được siêu thoát mà lẩn quất bên chàng
Kim.
0,5
+ Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả

tình yêu thương và mong nhớ (dẫn chứng thơ).
0,5
+ Nỗi lòng Kiều ngổn ngang tâm sự, nàng xót xa cho duyên phận ngắn ngủi
của mình, tự coi mình là người phụ bạc (dẫn chứng thơ).
1,0
+ Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với
em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên
tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Kiều mất dần lí trí, mất dần tỉnh
táo, thét lên thoảng thốt, ai oán (dãn chứng thơ).
1,0
+ Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu; từ
giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình
đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
0,5
Đánh giá nhận định
0,5
- 1 thể hiện nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ, bi kịch lớn nhất của
cuộc đời Kiều.
0,25
M1chính là 471,$D2/1U
4EJ1.
21
- Sau màn 1, Thúy Kiều bước vào mười lăm năm lưu lạc, cuộc đời
Thúy Kiều nối tiếp những bi kịch đau thương khác nhau.
0,25
Lưu ý: Điểm tối đa chỉ dành cho những bài làm đảm bảo u cầu về kiến thức,
diễn đạt trơi chảy, mạch lạc, lơgíc, có cảm xúc và khơng mắc nhiều lỗi chính
tả.
ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯNG HỌC KỲ II
Năm học 2010 -2011

MÔN: Ngữ văn – Lớp 10 ( Ban cơ bản)
Thời gian làm bài: 90 phút.
ĐỀ I:
Câu 1: (2.0 điểm) Trình bày những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt trong
giao tiếp?
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật tác phẩm “Bình Ngô
đại cáo” của Nguyễn Trãi?
Câu 3: (7.0 điểm) Cảm nhận của anh (chò) về đoạn thơ sau trong tác phẩm
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủûõ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì. “
( Ngữ văn 10, tập II- Ban cơ bản)

………………………………………………… Hết……………………………………………………….
ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯNG HỌC KỲ II
Năm học 2010 -2011
22
MÔN: Ngữ văn – Lớp 10 (Ban cơ bản)
Thời gian làm bài: 90 phút.
ĐỀ II:

Câu 1: (2.0 điểm) Thế nào là ngơn ngữ nghệ thuật? Cho biết các đặc trưng cơ
bản của phong cách ngơn ngữ nghệ thuật?
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật tác phẩm “Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ?
Câu 3: (7.0 điểm) Cảm nhận của anh (chò) về đoạn thơ sau trong tác phẩm
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
“ … Cậy em em có chòu lời
Ngồi lên cho chò lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chò dù thòt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung”…
( Ngữ văn 10, tập II- Ban cơ bản)
………………………………………….Hết……………………………………………………
ĐÁP ÁN BÀI THI KIỂM TRA CHẤT LƯNG HỌC KỲ II
Năm học 2010-2011
MÔN: Ngữ văn – Lớp 10 – Ban cơ bản
ĐỀ I:
Câu 1: (2.0điểm) Học sinh nêu đúng những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng
Việt trong giao tiếp (mỗi yêu cầu đúng đạt 0.5 điểm):
-Về ngữ âm và chữ viết
-Về từ ngữ

23
-Về ngữ pháp
-Về phong cách ngôn ngữ
Câu 2: (1.0 điểm) Khái quát giá trò nội dung, nghệ thuật tác phẩm “Bình Ngô
đại cáo” (Nguyễn Trãi) (mỗi ý đúng 0.5 điểm):
+Về nội dung: Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập , là bản cáo trạng tội ác
kẻ thù, là bản anh hùng ca về cuộc khởi nghóa Lam Sơn và về chiến thắng của quân ta.
Đây là một áng văn yêu nước, chói ngời tư tưởng nhân văn.
+Về nghệ thuật: áng văn chính luận xuất sắc vào bậc nhất trong văn học Việt Nam
thời trung đại, có sự kết hợp tuyệt diệu giữa yếu tố chính luận và văn chương, là sự vận
dụng sáng tạo kết cấu chung của thể cáo. Sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn, giữa bút
pháp tự sự , bút pháp trữ tình và bút pháp anh hùng ca, cùng với những hình ảnh giàu
sức biểu cảm giúp cho bài cáo có sức thuyết phục và hấp dẫn cao.
Câu 3: (7.0 điểm)
* Mở bài : (1.0đ)
+Giới thiệu về -Tác giả Nguyễn Du
-Tác phẩm “Truyện Kiều”
-Đoạn trích “Nỗi thương mình”
+Chuyển ý.
* Thân bài : ( 5.0 đ) Học sinh trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn thơ. Học sinh
có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:
+Cảnh sống của Thúy Kiều giữa chốn lầu xanh. (1.5 điểm)
-Cụm từ:bướm lả ong lơi, lá gióù cành chim, sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường
Khanh.
Nghệ thuật ước lệ, sử dụng điển cố, điển tích->cuộc sống trăng gió, suồng sã, đùa cợt
của khách làng chơi ở lầu xanh.
-Thúy Kiều phải rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, đau đớn.
+Tâm trạng đau đớn, sự giày vò, toát lên vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều (3.5 điểm)
-Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.

+Nhòp 3/3 như gợi bước đi của thời gian.
+Nhòp 2/4/2 đột ngột , điệp từ mình diễn tả tâm trạng thảng thốt, tiếng nấc nghẹn ngào
của Kiều.
-Khi sao… bấy thân.
+Điệp từ, câu hỏi tu từ, so sánh , thành ngữ, đối xứng -> Quá khứ chỉ gợi lên qua một
câu :êm đềm, hạnh phúc.
Hiện tại ba câu: khốc liệt, nghiệt ngã.
->Đau xót, ê chề cho thân phận.
+Những từ “mặt”, “thân” vừa có nghóa thực vừa ẩn dụ chỉ nhân phẩm và thân phận-
bây giờ chỉ là thứ mua vui cho khách làng chơi-> nàng chỉ có đau đớøn, tủi nhục.
-Mặc người mưa sở mây Tần
Những mình …có xuân là gì.
24
-> Đối (người/ ta):cuộc sống làm vợ khắp người ta , Kiều chỉ thấy nhục nhã, vô cảm.
* Kết bài : (1.0 đ)
-Khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
-Suy nghó của bản thân.
Bi ểu điểm:
+ 7 điểm: đáp ứng tốt yêu cầu đề bài. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. Không
sai chính tả, ngữ pháp.
+5 điểm: đáp ứng phần lớn yêu cầu đề ra. Văn viết rõ ý. Chữ viết rõ ràng, dễ
đọc. Chỉ sai một vài lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
+ 3 điểm: Chỉ đáp ứng ½ yêu cầu đề ra. Văn viết có chỗ chưa rõ ý, chữ viết
khó đọc. Sai 3,4 lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
+ 1 điểm: ý tưởng không rõ, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
+ 0 điểm: lạc đề, cố ý không làm bài.
+ Các điểm còn lại ( điểm 6,4,2) giáo viên cân nhắc để cho.
ĐÁP ÁN BÀI THI HK II
Năm học 2010-2011

MÔN: Ngữ văn – Ban cơ bản
ĐỀ II
Câu 1: (2.0 điểm) Học sinh nêu đúng khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: Ngôn ngữ chủ
yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn
thỏa mãn nhu cầu thẩm mó của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa
chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trò nghệ thuật- thẩm mó.
(1.25 điểm).
-Nêu 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Tính hình tượng,
tính truyền cảm, tính cá thể hóa( 0,75 điểm).
Câu 2: (1.0 điểm) Học sinh khái quát nội dung và nghệ thuật tác phẩm “Chuyện chức
phán sự đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ):
+Nội dung: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương
trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí
thức nước Việt; thể hiện niềm tin công lí, chính nghóa nhất đònh sẽ chiến thắng gian tà.
25

×