MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ
cao
Chủ đề 1:
CHND Trung Hoa
Sự khác biệt về
điều kiện tự nhiên
giữa miền Đông
và miền Tây.
Số câu
Số điểm
1 câu
3 điểm
1 câu
3 điểm = 30%
Chủ đề 2:
Đông Nam Á
Tình hình
phát triển
nông nghiệp
Số câu
Số điểm
1 câu
2 điểm
1 câu
2 điểm = 20%
Chủ đề 3:
Thực hành
- Tính tỉ
trọng GDP
của Trung
Quốc so với
thế giới.
- Nhận xét.
Số câu
Số điểm
1 câu
2 điểm
1 câu
2 điểm = 20%
Chủ đề 4:
Thực hành
- Vẽ biểu đồ.
Số câu
Số điểm
1 câu
3 điểm
1 câu
3 điểm = 30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
3 điểm
30%
2 câu
5 điểm
50%
4 câu
10 điểm
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TPHCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2010 - 2011)
TRƯỜNG THPT DL THĂNG LONG MÔN: ĐỊA LÍ 11
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Lý thuyết (5 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
So sánh sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung
Quốc.
Câu 2: (2 điểm)
Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.
Phần II: Thực hành (5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
GDP của Trung Quốc và thế giới (Đơn vị: tỉ USD)
Năm 1985 1995 2004
Trung Quốc 239,0 697,6 1649,3
Toàn thế giới 12360,0 29357,4 40887,8
Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét.
Câu 4: (3 điểm)
Cho bảng số liệu:
Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch
ở một số khu vực của châu Á - năm 2003
Khu vực Số khách du lịch đến
(nghìn lượt người)
Chi tiêu của khách du lịch
(triệu USD)
Đông Á 67230 70594
Đông Nam Á 38468 18356
Tây Nam Á 41394 18419
Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của
khách du lịch ở một số khu vực châu Á, năm 2003.
Hết
ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM - 11
Câu Đáp án Điểm
PHẦN I: LÝ THUYẾT (5 điểm)
Câu 1
(3 đ)
So sánh sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa miền Đông và
miền Tây Trung Quốc:
Miền Đông Miền Tây
Địa hình - Đồi núi thấp.
- Các đồng bằng phù sa
màu mỡ.
Các dãy núi cao, các sơn
nguyên đồ sộ xen lẫn các
bồn địa.
Khí hậu - phía Bắc: ôn đới gió
mùa.
- phía Nam: cận nhiệt
đới gió mùa.
Ôn đới lục địa.
Sông ngòi - Nhiều sông.
- Hạ lưu các sông lớn,
nguồn nước dồi dào, có
giá trị thủy lợi, giao
thông và nghề cá
- Ít sông.
- Thượng nguồn của nhiều
hệ thống sông lớn, có giá
trị thủy điện.
Khoáng sản Kim loại màu Than, dầu mỏ, quặng sắt.
Học sinh có thể trình bày theo các cách riêng nhưng đúng bản chất
và đáp ứng được yêu cầu cơ bản của câu hỏi thì vẫn được đủ điểm
theo yêu cầu của đáp án.
0,75
0,75
1,0
0,5
Câu 2
(2 đ)
Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Trồng trọt: + Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan
trọng, sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng
lên.
+ Cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ở hầu
hết các nước.
- Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính.
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản phát triển.
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
PHẦN II: THỰC HÀNH (5 điểm)
Câu 3
(2 đ)
Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới:
Đơn vị: %
1985 1995 2004
Trung Quốc 1,93 2,37 4,03
Thế giới 100,00 100,00 100,00
Học sinh không lập bảng nhưng tính đúng vẫn cho điểm tương
đương.
Mỗi phép tính đúng được 0,25 điểm.
Đơn vị tính: 0,25 điểm.
Nhận xét:
- Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới
tăng liên tục qua các năm, từ 1,93% năm 1985 lên 4,03% năm 2004.
(Hoặc: GDP của Trung Quốc tăng nhanh, tăng gần 7 lần sau 19
năm)
- Trung Quốc ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế
giới.
1,0
0,5
0,5
Câu 4
(3 đ)
Vẽ biểu đồ:
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ cột đôi, có hai trục tung.
- Vẽ đủ, chính xác, sạch, đẹp.
- Ghi đủ: tên biểu đồ, chú giải, số liệu trên đầu mỗi cột.
Thiếu mỗi yếu tố trừ 0,5 điểm.
3,0