Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường khu công nghiệp phố nối a tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
*****


VŨ THỊ LINH



ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI A,
TỈNH HƯNG YÊN



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH : 60 44 03 01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH LÂM




HÀ NỘI, 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả luận văn




Vũ Thị Linh
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp và quý báu của thầy giáo
TS. Nguyễn Thanh Lâm, các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Ban Quản lý đào
tạo - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hưng Yên, Ban
quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, Công ty quản lý khai thác khu công
nghiệp Phố Nối A và các doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp Phố Nối A đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, người thân đã động viên tôi trong quá

trình thực hiện luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 201
Tác giả luận văn




Vũ Thị Linh

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Tổng quan các khu công nghiệp 3
1.2 Tình hình phát triển các khu công nghiệp 4
1.2.1 Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam 4
1.2.2 Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại Hưng Yên 6
1.2.2 Những mặt còn hạn chế trong sự phát triển khu công nghiệp tại Việt
Nam nói chung và tại Hưng Yên nói riêng 10
1.3 Hiện trạng môi trường trong các KCN 12
1.3.1 Ô nhiễm môi trường tại các KCN 12

1.3.2 Hiện trạng quản lý môi trường tại các KCN [3,18] 16
1.3.3 Xu thế quản lý môi trường trong KCN tại Hưng Yên 17
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19
2.2 Nội dung nghiên cứu 19
2.3 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 19
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 20
2.3.3 Phương pháp điều tra 22
2.3.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 22
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 23
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1 Khái quát về tỉnh Hưng Yên 24
3.1.1 Vị trí địa lý 24
3.1.2 Tình hình sử dụng đất 24
3.1.3 Điều kiện kinh tế 27
3.1.4 Sức ép dân số 28
3.2 Khái quát về KCN Phố Nối A 29
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29
3.2.2 Tình hình đầu tư, cơ sở hạ tầng và hoạt động 31
3.2.3 Hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường KCN 32
3.2.4 Các loại hình sản xuất trong KCN 33
3.3 Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Phố Nối A 35
3.3.1 Hiện trạng môi trường nước 35
3.3.2 Hiện trạng môi trường không khí 41

3.3.3 Hiện trạng chất thải rắn quan quản lý nhà nước. 45
3.4 Tình trạng quản lý môi trường tại các doanh nghiệp trong KCN Phố
Nối A 47
3.4.1 Công tác quản lý và kiểm soát chất thải 47
3.4.2 Một số vấn đề trong quản lý môi trường tại KCN Phố Nối A 49
3.5 Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường KCN Phố Nối A 50
3.5.1 Giải pháp quản lý 50
3.5.2 Giải pháp kỹ thuật 52
3.5.3 Các giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
Kết luận 56
Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 61
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
BQL Ban quản lý
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
KCN Khu công nghiệp
HTXL Hệ thống xử lý
NM Nước mặt
NT Nước thải
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QCCP Quy chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP Tiêu chuẩn cho phép



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Dự kiến 13 khu công nghiệp tập trung của Hưng Yên đến 2020 8

1.2 Thành phần các chất trong chất thải rắn của một số KCN [3] 13

1.3 Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm [3] 14

2.1 Lý lịch lấy mẫu khí 20

2.2 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích 21

2.3 Lý lịch mẫu nước 22

3.1 Hiện trạng sử dụng đất Tỉnh Hưng Yên năm 2011 26

3.2 Các nhóm ngành nghề chủ yếu trong KCN Phố Nối A 33

3.3 Tác động môi trường của một số ngành công nghiệp trong KCN 34

3.4 Kết quả phân tích nước thải KCN Phố Nối A trước và sau khi xử lý 38


3.5 Kết quả phân tích mẫu nước mặt 40

3.6 Đặc điểm vi khí hậu và tiếng ồn (22/6/2012) 42

3.7 Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí xung quanh tại KCN Phố
Nối A (22/6/2012) 43



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Tình hình phát triển KCN qua các năm [1,5] 6

1.2 Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh một số KCN miền
bắc và miền trung từ năm 2006 – 2008 [5] 15

1.3 Nồng độ khí SO2 trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc
từ năm 2006 – 2008 [5] 15

3.1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường KCN 32

3.2 Tỷ lệ phần trăm các ngành nghề có trong KCN Phố Nối A 33

3.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của KCN Phố Nối A [7] 36


3.4 Tỷ lệ doanh nghiệp trong KCN Phố Nối A đã được cấp sổ CNT
CTNH 47

3.5 Sơ đồ mô hình đề xuất thu gom và vận chuyển chất thải rắn của các
công ty trong KCN Phố Nối A 55

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU

Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên trong những năm gần đây đã tạo động lực không nhỏ trong việc phát
triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc
làm, góp phần thúc đẩy sự hình thành các đô thị mới, các ngành công nghiệp phụ
trợ và dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó, việc hình thành và phát triển của các KCN cũng
đang bộc lộ những mặt trái của nó, mà vấn đề đã và đang đáng báo động hiện nay
chính là ô nhiễm môi trường (ONMT) do các KCN gây ra.
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm của vùng châu thổ sông Hồng, có
nhiều tiềm năng về đất đai, con người và khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Hiện
tại Hưng Yên có 13 KCN được Chính phủ phê duyệt và bổ sung vào Quy hoạch
phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Phát
triển các KCN nhằm mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tức là tập
trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản
xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường. Sự hình thành và phát triển
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh những năm qua đã góp phần tích cực trong
việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp đáng kể vào quá trình tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên với sự mở rộng không ngừng quy mô của các khu công
nghiệp và các hệ thống giám sát, hướng dẫn môi trường như hiện này thì việc kiểm

soát ô nhiễm đôi khi còn chưa đáp ứng được hoặc tốc độ phát triển của các khu
công nghiệp đôi khi đi quá xa so với hệ thống giám sát và quản lý môi trường hiện
tại. Những trường hợp đó đã gây không ít hậu quả cho môi trường và con người ở
vùng dự án hoặc các vùng lân cận.
Cùng với xu hướng chung như vậy, hiện nay KCN Phố Nối A cũng đã và đang
bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong vấn đề quản lý, bảo vệ môi trường. Quá trình
phát triển các KCN cũng biểu hiện những hạn chế, khiếm khuyết trong việc xử lý
chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường và đồng hành với nó là sự gia tăng
lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường, tác động đến sức khoẻ người dân,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh cũng như của cả nước. Cho đến
nay, UBND tỉnh Hưng Yên và các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường đã và
đang cùng doanh nghiệp nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do
hoạt động sản xuất gây ra cụ thể là việc giả quyết các triệu chứng môi trường (khí
thải, nước thải, chất thải rắn ) phát sinh trong quá trình sản xuất của các doanh
nghiệp nằm trong KCN. Tuy nhiên, sau những nỗ lực thì chất lượng môi trường vẫn
chưa được cải thiện và vấn nạn ô nhiễm môi trường vẫn đang có xu hướng gia tăng.
Nhận thức được điều này, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ðánh giá hiện
trạng và ñề xuất các giải pháp quản lý môi trường Khu công nghiệp Phố Nối A –
tỉnh Hưng Yên”.
* Mục ñích
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại KCN Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên;
- Đánh giá tình trạng quản lý chất thải tại KCN Phố Nối A;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường tại KCN Phố Nối A, tỉnh
Hưng Yên.
* Yêu cầu
- Sử dụng những tài liệu, tư liệu về KCN Phố Nối A, sử dụng phiếu điều tra
và thực hiện lấy mẫu phân tích để nắm được quy mô, số lượng và các loại hình công

nghiệp đã và sẽ đầu tư vào Khu Công nghiệp, đánh giá đầy đủ, đúng đắn hiện trạng
sản xuất và tác động của Khu Công nghiệp đến môi trường xung quanh.
- Dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và thực tế quản môi
trường tại KCN Phố Nối A để đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường
tại KCN Phố Nối A.
* Ý nghĩa của ñề tài
Kết quả thu được sẽ là cơ sở để xây dựng, tổ chức và hoàn thiện công tác
quản lý môi trường tại các KCN của tỉnh Hưng Yên nói chung và của KCN Phố Nối
A nói riêng, đặc biệt là giai đoạn mở rộng của KCN Phố Nối A khi chính thức đi
vào hoạt động. Nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà sản xuất, các cán bộ môi
trường ở từng cơ sở và từng khu công nghiệp khi hướng đến sản xuất đi đôi với bảo
vệ môi trường.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan các khu công nghiệp
Theo Nghị định số 192/CP ngày 25-12-1994 của Chính phủ, các KCN được
định nghĩa là các khu vực công nghiệp tập trung, không có dân cư, được thành lập
với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất.
Các KCN được xây dựng từ năm 1994 để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi,
tạo điều kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích các doanh
ngiệp nhỏ và vừa gia nhập các khu vực công nghiệp. Lợi ích của việc sản xuất tập
trung tại các khu công nghiệp so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết
kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác cung
cấp các dịch vụ thuận lợi. [5]
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều loại hình khu công nghiệp đang được xây
dựng, bao gồm: Khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ sinh học; khu công
nghiệp sinh thái; khu kinh tế mở hay khu kinh tế thương mại khác. Tuy nhiên hiện

tại vẫn phổ biến loại hình khu công nghiệp truyền thống, khu công nghiệp tập trung,
khu chế xuất. Về bản chất, đây là các KCN thuộc thế hệ đầu tiên với tiêu chuẩn và
chất lượng thấp.[5]
Có thể phân loại khu công nghiệp nằm trong phạm vi, đối tượng điều tiết của
Nghị định 36-CP ngày 24/4/1997 về ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao thành ba nhóm chính sau:
Các khu công nghiệp mang tính truyền thống, được thành lập một cách phổ
biến ở Việt Nam. Ban đầu, các KCN hình thành từ những năm 1960 và 1970 theo
mô hình công nghiệp của Liên Xô cũ, tập trung ở một số thành phố khu vực phía
Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Việc hình thành và phát triển
các KCN này chưa có sự định hình, qui hoạch như hiện nay, còn bộc lộ nhiều thiếu
sót mà cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được. Về sau thì các KCN được
xây dựng theo mô hình mới. Đây là những khu vực được quy hoạch mang tính liên
vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương.
Trong khu công nghiệp không có dân cư sinh sống, nhưng ngoài khu công nghiệp
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở khu công nghiệp.
Khu chế xuất (KCX): Ngoài những đặc điểm chung giống như các khu công
nghiệp truyền thống, các KCX còn có một số đặc điểm riêng, đó là: Được quy
hoạch phân tách khỏi phần nội địa bằng tường rào kiên cố, việc ra vào khu phải
thông qua sự kiểm soát của hải quan và các cơ quan chức năng. Quan hệ thương
mại giữa các doanh nghiệp trong KCX và nội địa được điều chỉnh bằng hợp đồng
ngoại thương, theo các thủ tục xuất, nhập khẩu; các doanh nghiệp trong khu chế
xuất chỉ được bán tối đa 20% giá trị sản phẩm của mình vào thị trường nội địa và
được hưởng những ưu đãi đặc biệt. Ngày 25/1/1991 KCX Tân Thuận được thành
lập, đây được xem như là khu công nghiệp tập trung đầu tiên ở Việt Nam.
Các khu công nghệ cao (KCNC). Tại Việt Nam hiện có khu công nghệ cao
Hòa Lạc, KCNC Sài Gòn. Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế

xuất. Công nghệ sử dụng trong khu công nghệ cao mang tính tiên phong đi trước
thời đại, phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều trường hợp được coi là
mạo hiểm và có khả năng được bù đắp cao. Trong khu công nghệ cao, còn tiến hành
các dịch vụ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thực hiện chức năng đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao.
Cho đến nay, cả nước hiện có 184 trên tổng số 289 khu công nghiệp (97%)
đã đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2012, các dự án tại đây chiếm một nửa tổng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đóng góp cho ngân sách hàng
năm khoảng 20.000 tỷ đồng. 10 tháng đầu năm 2013, 73% tổng vốn FDI của cả
nước đổ vào các khu công nghiệp (cả cấp mới và tăng thêm đạt 9,8 tỷ USD). Tuy
nhiên, quá trình quản lý, phát triển các khu công nghiệp vẫn còn bộc lộ một số khó
khăn, thể hiện qua tỷ lệ lấp đầy bình quân mới chỉ đạt 60%, tiến độ giải phóng mặt
bằng chậm, việc thu hút đầu tư mới và phân khu nội bộ KCN cũng chưa thật sự hiệu
quả, triệt để… [8]
1.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp
1.2.1. Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam
Những cụm sản xuất công nghiệp được hình thành trước năm 1975 chủ yếu
tập trung ở miền Nam. Trong giai đoạn này, các cơ sở sản xuất công nghiệp còn mang
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

tính tự phát, phân tán rời rạc. Một số nhà máy, xí nghiệp tập hợp lại và cùng hoạt ðộng
trong một phạm vi ðịa lý nhất định cũng được gọi là “khu công nghiệp”. Công nghệ
sản xuất của các cơ sở này còn lạc hậu, không có quy hoạch tổng thể và lâu dài, không
quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường.
Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định
về việc thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý của nhà nước đối với KCN,
KCX và KKT. Tình hình thế giới có nhiều đổi mới sâu sắc về thể chất, môi trường
đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó, công
tác quản lý của nhà nước cũng như hoạt động của các KCN, KKT ở Việt Nam đã có

những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng lực, chương trình và trọng tâm công tác
để thích nghi với điều kiện mới. Vì vậy, trong năm 2008 nước ta đã có những bước
phát triển mới mang tính đột phá và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Sau 20 năm (1991 - 2011) xây dựng và phát triển, kể từ khi KCX đầu tiên -
KCX Tân Thuận được hình thành tại TP.HCM đến nay hệ thống các KCN, KCX đã
có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và có những đóng góp không nhỏ vào
sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12 năm 2011 cả nước đã có 283
KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 76.000ha, trong đó
diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000ha, chiếm 61% tổng diện
tích đất tự nhiên, 15 khu kinh tế ven biển trải đều trên 58 tỉnh, thành phố. Các KCN,
KCX được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các địa
phương và của các vùng kinh tế trọng điểm.
Theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ,
đến năm 2015, dự kiến thành lập mới 115 KCN và mở rộng 27 KCN với tổng diện
tích gần 32.000 ha. Sau một thời gian thực hiện Quyết định nêu trên, một số KCN
đã được thành lập và một số KCN đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển các
KCN đến năm 2020. Tính chung từ nay đến năm 2020, số KCN quy hoạch thành
lập sẽ là 249 KCN với tổng diện tích 81.100 ha.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

1
12
65
131
139
223
179
283

11964
2360
300
26986
29392
42986
57264
76000
0
50
100
150
200
250
300
1991 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2011
Số lượng KCN (khu)
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
Số lượng KCN
Diện tích KCN
Hình 1.1. Tình hình phát triển KCN qua các năm [1,5]


1.2.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại Hưng Yên
Sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp tại Hưng Yên được thực
hiện theo các nguyên tắc:
- Có khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng, thuận lợi về giao thông vận tải, cung
cấp điện, cấp nước và thải nước. Xử lý môi trường bảo đảm có hiệu quả và phát
triển bền vững lâu dài, có đủ dư địa để mở rộng và phù hợp với những tiến bộ khoa
học và công nghệ của nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp của thế giới.
- Có khả năng cung cấp nguyên liệu tương đối thuận tiện, hoặc tốt hơn là
trực tiếp với nguồn nguyên liệu. Đôi khi do cự ly vận tải và yêu cầu bảo quản
nguyên liệu, quy mô xí nghiệp công nghiệp phải thích hợp để đảm bảo hiệu quả .
- Có nguồn lao động cả số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu sản
xuất với chi phí tiền lương thích hợp.
- Có khả năng giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm cả nội tiêu và ngoại tiêu.
- Tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt trong việc sử dụng
đất để xây dựng khu công nghiệp.
- Kết hợp với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng trong những điều kiện cụ
thể ở từng khu vực và từng giai đoạn.
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn, do chịu ảnh hưởng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

mạnh của lạm phát năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự suy giảm
kinh tế thế giới đã làm cho chi phí đầu vào của sản xuất tăng, một số doanh nghiệp
phải cắt giảm sản xuất, nhiều dự án đầu tư chậm đi vào sản xuất kinh doanh so với
dự kiến, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư. Các ngành sản xuất giảm như: sắt thép
giảm4%, ti vi giảm 27,4%, xe máy giảm 1,9%, v.v. Tuy nhiên, một số sản phẩm vẫn
duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường và có mức tiêu thụ lớn như: hàng dệt
may tăng 22,8%, giầy dép tăng 13,4%, ô tô từ 30 chỗ ngồi trở lên tăng 46%, động
cơ tăng 22,2%, vv Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2009 đạt 17.316 tỷ đồng,
tăng 11% so cùng kỳ, đạt 99,1% kế hoạch điều chỉnh (đạt 90,3% kế hoạch giao đầu

năm). Trong đó: công nghiệp nhà nước 1.550 tỷ, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm
trước, công nghiệp ngoài nhà nước 9.500 tỷ, tăng 12,9% và khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 6.266 tỷ, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. [17]

Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2012 tính theo giá cố định 1994
ước đạt gần 25.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2011, bằng 93,62% kế hoạch năm.
Tuy không đạt tốc độ tăng trưởng so kế hoạch đề ra nhưng giá trị sản xuất công
nghiệp vẫn tăng khá so với bình quân chung của cả nước và khu vực đồng bằng
sông Hồng. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 9,05%, khu vực doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tăng 7,86%, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 9,57%, khu vực hộ kinh doanh cá thể tăng 11,54% so với năm 2011. [9]
Đáng chú ý là trong bối cảnh khó khăn nhưng toàn tỉnh vẫn thu hút thêm 71
dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ vào địa bàn trong đó đa số là các dự án
công nghiệp. Kết quả này đưa tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh lên 1.021 dự
án, trong đó 794 dự án trong nước và 227 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 55,98
nghìn tỷ đồng và 2.156 triệu USD. Năm 2012 có thêm 35 dự án mới đi vào hoạt
động nâng tổng số dự án đi vào hoạt động lên 605 dự án. Các dự án đầu tư phát
triển công nghiệp tạo việc làm thường xuyên cho gần 9,5 vạn lao động, trong đó dự
án FDI thu hút khoảng 3,5 vạn lao động. Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp - Công
nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ là 20,84%-47,48%-31,67%. Hầu hết hàng
hóa xuất khẩu là sản phẩm công nghiệp nên góp phần quan trọng đưa kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh đạt 1.095 triệu đô la Mỹ. Đặc biệt là sản xuất công nghiệp đã tạo
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước tỉnh. Thu ngân sách nhà nước từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các loại hình kinh tế
trên địa bàn tỉnh đạt gần 2.300 tỷ đồng, chiếm gần 54% tổng thu ngân sách nhà
nước tỉnh. [9]



Định hướng đến năm 2020, tỉnh Hưng Yên sẽ xây dựng 13 khu công nghiệp
tập trung có quy mô từ 100 ha trở lên, cụ thể như bảng 1.1. sau.
Bảng 1.1. Dự kiến 13 khu công nghiệp tập trung của Hưng Yên ñến 2020
Dự báo quy mô phát triển
ðến năm 2015 ðến năm 2020
TT
Khu công
nghiệp
tập trung
ðịnh hướng lĩnh
vực ngành nghề
ưu tiên chủ yếu
Diện
tích
ñất ñã
cho
thuê
hiện
tại
(ha)
DT ñất
KCN
(ha)
DT ñất
cho
thuê
(ha)
DT ñất
KCN

(ha)
DT ñất
cho
thuê
(ha)

Tổng
cộng
593 2.880

1.860

3.980

2.555

1
Phố Nối
A
Tổng hợp, ưu tiên
công nghệ sạch
210 450

290

594

400

2 Phố Nối B


Dệt, dệt may, điện
tử và cơ khí chính
xác, khí công
nghiệp
135 450

290

450

290

3 Minh Đức

Tổng hợp, ưu tiên
công nghệ sạch
35 200

120

200

120

3
Linking
park
Tổng hợp, công
nghệ kỹ thuật cao

- 350

230

500

325

5 Megastar
Điện, điện tử, điện
110 180

130

180

130

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

Dự báo quy mô phát triển
ðến năm 2015 ðến năm 2020
TT
Khu công
nghiệp
tập trung
ðịnh hướng lĩnh
vực ngành nghề
ưu tiên chủ yếu

Diện
tích
ñất ñã
cho
thuê
hiện
tại
(ha)
DT ñất
KCN
(ha)
DT ñất
cho
thuê
(ha)
DT ñất
KCN
(ha)
DT ñất
cho
thuê
(ha)
lạnh, công nghệ cao

6 Kim Động

Điện, điện tử, điện
lạnh, công nghệ
phần mềm, hàng
tiêu dùng, thủ công

mỹ nghệ…
3 250

165

400

265

7
Minh
Quang
- - 325

195,3

325

195,3

8
Ngọc
Long
Điện, điện tử, điện
lạnh, sản phẩm kỹ
thuật cao
- 149,3

105


-

-

9
Agrimeco
Tân Tạo
Cơ khí năng lượng - 196,82

138

-

-

10 Dân Tiến
Chế biến nông sản,
thực phẩm
- 250

165

350

240

11
Thổ
Hoàng
Tổng hợp, ưu tiên

công nghệ sạch
- 150

100

400

265

12
Trưng
Trắc
Tổng hợp, ưu tiên
công nghệ sạch
120 250

175

250


(Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, 2013)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

Sự phát triển công nghiệp của tỉnh có thể dẫn đến các tác động sau tới môi
trường:
- Phát triển công nghiệp kèm theo việc gia tăng mức tiêu thụ nguyên liệu,
nước và năng lượng.
- Làm gia tăng các dòng thải, trong đó có chất thải nguy hại, vào môi trường,

và nếu các dòng thải này không được kiểm soát sẽ gây nên ô nhiễm môi trường khu
vực, đặc biệt là môi trường không khí và môi trường nước và tác động tới sức khỏe
cộng đồng.
- Gia tăng ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải trong quá trình vận
chuyển nguyên, nhiên liệu và sản phẩm trên cả đường sông và đường bộ.
- Khai thác tài nguyên sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, gây suy thoái
đất đai, suy giảm tầng nước ngầm, thúc đẩy các hiện tượng thiên tai như sạt lở đất,
tác động đến môi trường cảnh quan.
1.2.2. Những mặt còn hạn chế trong sự phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam
nói chung và tại Hưng Yên nói riêng
Sự phát triển các KCN tại Việt Nam nói chung và tại Hưng Yên nói riêng đã
đạt được những thành quả nhất định, nhưng bên cạnh đó sự phát triển KCN đang bộc
lộ nhiều mặt trái, kém bền vững. Chất lượng quy hoạch các KCN còn thấp, phát triển
theo phong trào, thu hút đầu tư chưa đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Về việc quy hoạch, sử dụng ñất: Tại nhiều địa phương, đặc biệt là vùng
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, đất phục vụ sản xuất nông
nghiệp đã được sử dụng cho phát triển KCN. Theo thống kê sơ bộ, có đến 20% diện
tích đất xây dựng KCN là đất nông nghiệp (khoảng trên 10.000 ha). Tổng diện tích
đất trồng lúa được chuyển đổi để phát triển các KCN đến năm 2015 từ 18.000 đến
20.000 ha, chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích đất trồng lúa trên cả nước. Việc thu
hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống các hộ nông nghiệp gây nên nhiều tệ nạn xã hội.
- Sự phối hợp trong công tác ñào tạo nhân lực: Phát triển KCN chưa có sự
phối hợp đồng bộ với công tác đào tạo lực lượng lao động, dẫn đến thiếu hụt gay
gắt lao động tại các KCN, nhất là lực lượng lao động có tay nghề. Hưng Yên có dân số
khoảng 1,2 triệu người, trong đó có đến 60% là trong độ tuổi lao động. Đó là nguồn lực
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

dồi dào cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh. Tuy nhiên cùng với lợi thế đó, còn

không ít khó khăn đặt ra cho lực lượng lao động nơi đây. Tuy nhiên, nguồn lao động
chủ yếu xuất thân từ nông thôn (60% mới tốt nghiệp THCS), tay nghề, tác phong, ý
thức công nhân chưa cao. Hiện trong 12 vạn công nhân mới chỉ có 6% có tay nghề cao
và được đào tạo bài bản (Liên ñoàn lao ñộng tỉnh Hưng Yên).
- Về việc thực hiện các quy ñịnh môi trường: Do chạy theo đầu tư, nhiều
KCN đã bỏ qua các quy định tối thiểu về môi trường, bỏ qua các quy định phân khu
chức năng đã được phê duyệt, thiếu sự kiểm tra giám sát các hoạt động của doanh
nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường… Nhiều KCN đã trở thành điểm nóng
về môi trường, gây bức xúc cho cộng đồng tại nhiều địa phương.
- Việc thực hiện các chính sách: Thực hiện các chính sách, pháp luật về lao
động trong các KCN, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn nhiều
bất cập, thậm chí có biểu hiện vi phạm pháp luật. Nhiều doanh nghiệp chưa ký kết
thoả ước lao động tập thể, hay hợp đồng lao động và chưa thực hiện đóng Bảo hiểm
xã hội cho người lao động.
Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và điều kiện ăn uống của công nhân cũng
chưa được doanh nghiệp quan tâm chu đáo. Điều kiện sinh hoạt, môi trường sống
không đảm bảo, thiếu các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tinh thần là nguyên nhân
phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như: trộm cắp, trấn lột, đánh lộn, mại dâm, nghiện
hút, Các vấn đề trên gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính ổn định của lực lượng lao
động, năng suất và hiệu quả sản xuất lâu dài của các doanh nghiệp KCN.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường KCN: Sự phát triển KCN gây lên hiện
tượng ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân sau:
+ Quản lý môi trường KCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù
hợp nhằm đáp ứng thực tế khi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng nhanh
trong thời gian qua. Tuy nhiên, mô hình quản lý hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa
được cải thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN.
+ Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính
phức tạp về môi trường cao.
+ Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi
đó công tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó phạm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

vi ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn.
1.3. Hiện trạng môi trường trong các KCN
1.3.1. Ô nhiễm môi trường tại các KCN
Sự hình thành và phát triển các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên trong những năm qua đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển sản
xuất kinh doanh, đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên
hiện trạng môi trường tại các cụm, KCN đang có những dấu hiệu đáng lo ngại.
1.3.1.1. Ô nhiễm môi trường do nước thải trong KCN
Các cơ sở sản xuất tại các KCN tương đối đa dạng nên thành phần nước
thải ra môi trường cũng rất đa dạng. Sự ô nhiễm chất hữu cơ do không được xử
lý đạt tiêu chuẩn thường khi phân huỷ sẽ gây ra mùi hôi thối tạo thành H
2
S,
CH
4
, metymercaptan…Các cơ sở sản xuất cơ khí, điện lạnh nước thải thường
có hàm lượng chất độc hại cao do chưa có sự đầu tư đúng mức cho hệ thống xử
lý nước thải.
Theo quy định về môi trường KCN thì các KCN trước khi đi hoạt động phải
hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình xử lý nước thải chung của KCN, tuy
nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 3 KCN có HTXL nước thải tập trung là
KCN Phố Nối A có công suất 3.000 m
3
/ngày đêm, KCN dệt may Phố Nối B có
công suất 10.000 m
3
/ngày đêm và KCN Thăng Long II có công suất 10.000

m
3
/ngày đêm. Trừ những trường hợp được đầu tư (do các công ty nước ngoài thuộc
những nước công nghiệp tiên tiến thực hiện) thì các công trình xử lý cục bộ nước
thải tại các nhà máy trong KCN vẫn chưa đảm bảo các tiêu chuẩn quy định cho
phép thải ra môi trường. Hiện tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh, phát triển hạ tầng
KCN chưa thực hiện đầu tư trạm xử lý nước thải tập trung cho KCN một cách đồng
bộ, kịp thời. Nhiều doanh nghiệp trong KCN chưa tự giác đầu tư công trình xử lý
nước thải cục bộ hay ký hợp đồng hoặc phối hợp các đơn vị chức năng về xử lý
nước thải để thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải, bảo vệ môi trường đã cam kết
thông qua thủ tục đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ban đầu.
1.3.1.2. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn trong các KCN
Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng lớn chất thải rắn và
chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tùy
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất cuả các cơ sở
công nghiệp trong KCN. Qua khảo sát một số KCN cho thấy, trong thành phần chất
thải rắn của các KCN, tỷ lệ chất thải nguy hại chiếm dưới 20% nếu được phân loại
tốt, trong đó tỷ lệ các chất có thể tái chế cao. Thành phần trung bình các chất trong
chất thải rắn tại một số KCN được thể hiện trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Thành phần các chất trong chất thải rắn của một số KCN [3]
STT Vật liệu Thành phần (%)
1 Kim loại 4 – 9 %
2 Thủy tinh <0,5
3 Cao su, da, giả da 3 – 7
4 Plastic các loại <1
5 Gỗ vụn, mạt cưa 15 -25
6 Vải giẻ <1

7 Các loại bao bì 2 – 4
8 Sơn keo, hóa chất, dung môi 1 -5
9 Các loại rác hữu cơ 30 -40
10 Bã vôi, gạch đá, cát 4 – 8
11 Tro xỉ 10 -15
12 Bùn khô từ xử lý nước thải 8 – 17
13 Rác điện tử 0,1 - 1


Tại địa bàn tỉnh Hưng Yên, chất thải nguy hại (CTNH) tại các KCN chưa
được quản lý chặt chẽ do các quy định liên quan chưa cụ thể. Nhiều cơ sở chưa tiến
hành phân loại chất thải, không có kho lưu giữ tạm thời theo quy định đồng nghĩa
với việc CTNH chưa được chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.
Bên cạnh đó, có một thực tế trong việc quản lý chất thải là trong một số
trường hợp, chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất có tỷ lệ chất thải nguy hại
thấp (nước thải lẫn dầu mỡ, giẻ lau nhiễm dầu, bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc
quy ) nên nhiều nhà máy thường để lẫn với chất thải sinh hoạt, nếu có phân loại
thì với khối lượng nhỏ không đủ để hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất
thải nguy hại.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

1.3.1.3. Ô nhiễm môi trường do khí thải trong các KCN
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu là do hai
nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho sản xuất (nguồn điểm) và sự rò
rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở
chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do
nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như không được kiểm soát, lan
truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
sống gần khu vực bị ảnh hưởng.

Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo
từng loại hình công nghệ. Cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm [3]
Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải
Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấ
y hay máy
phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấ
p hơi,
điện, nhiệt cho quá tŕnh sản xuất
Bụi, CO, SO
2
, NO
2
, CO
2
, VOCs, muộ
i
khói
Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ
công
đoạn cắt, giặt tẩy , sấy
Bụi, clo, SO
2

Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống

Bụi, H
2
S
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ

kim
loại
Bụi kim loại đặc thù, bụ
i Pb trong công
đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặ
c thù, hơi
dung môi hữu cơ đặc thù SO
2
, NO
2

Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ nhự
a,
cao su
SO
2
, hơi hữu cơ, dung môi cồn
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầ
m, dinh
dưỡng động vật
Bụi, H
2
S, CH
4
, NH
3

Chế biến thủy sản đông lạnh Bụi, NH
3
, H

2
S
Nhóm ngành sản xuất hóa chất như:
- Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn
- Ngành cơ khí (Công ñoạn làm sạch bề mặ
t
kim loại)
- Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa chấ
t
bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón
Bụi, H
2
S, NH
3
, hơi hưu cơ, bụi, hơ
i hóa
chất đặc thù, như:
- Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn
- Hơi axit
- H
2
S, NH
3
, lân hữu cơ, clo hữu cơ
Các phương tiện vận tả
i ra vào các công ty
trong KCN
Khí SO
2
, CO, NO

2
, VOCs, bụi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15


Hình 1.2. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh một số KCN miền
bắc và miền trung từ năm 2006 – 2008 [5]


Hình 1.3. Nồng ñộ khí SO2 trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc từ
năm 2006 – 2008 [5]
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

- Ô nhiễm các khí khác: các khí này phát sinh do đặc thù của loại hình sản
xuất như hơi axit, hơi kiềm, NH
3
, H
2
S, VOC Nhìn chung các khí này vẫn nằm
trong ngưỡng cho phép tuy nhiên cũng vẫn phải lưu ý đến việc kiểm soát các hơi
khí độc trong KCN.
Tuy nhiên môi trường không khí tại các KCN nhìn chung còn tốt, sự ô nhiễm
chỉ xảy ra cục bộ tại các vị trí sản xuất bên trong các nhà máy.
1.3.2. Hiện trạng quản lý môi trường tại các KCN [3,18]
Sự phát triển các KCN, CCN tại Việt Nam nói chung và tại Hưng Yên nói
riêng đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng bên cạnh đó sự phát triển
KCN, CCN đang bộc lộ nhiều mặt trái, kém bền vững. Chất lượng quy hoạch các
KCN còn thấp, phát triển theo phong trào, thu hút đầu tư chưa thực sự đi đôi với

bảo vệ môi trường, có nhiều tồn tại trong những quy định về hệ thống quản lý môi
trường KCN cũng như thực tế vẫn còn nhiều bất cập, có thể kể đến như:
- Quản lý môi trường KCN chưa thực sự có đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm
chính. Việc phân cấp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn không rõ ràng giữa Sở
TN&MT với Ban quản lý KCN đã dẫn đến việc quản lý về bảo vệ môi trường trong
các KCN chưa được chú trọng, tập trung.
- Chưa có quy định rõ ràng giữa cơ quan quản lý và đơn vị thực hiện. Có thể
nói rằng chức năng quản lý Nhà nuớc về KCN hiện nay cùng do 2 đơn vị quản lý là
Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý KCN, mỗi đơn vị quản lý một nội
dung, nhưng nội dung quan trọng nhất là tổ chức bảo vệ môi trường cho KCN và
hiện vẫn đang là vấn đề bỏ ngỏ.
- Chưa có quy định cụ thể về chức năng quản lý bên trong và bên ngoài
KCN. Hiện nay vẫn chưa có quy định về sự khác nhau giữa 2 đơn vị quản lý về
chức năng quản lý môi trường bên trong và bên ngoài KCN. BQL KCN có quyền
hạn trong tổ chức và triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường bên trong KCN,
còn Sở TN&MT quản lý môi trường thông qua BQL và giám sát các tác động đối
với môi trường bên ngoài KCN. Nếu Sở TN&MT can thiệp sâu vào tổ chức bên
trong KCN, lúc đó trách nhiệm sẽ không còn thuộc về BQL nữa. Đây là vấn đề bất
cập cần sớm khắc phục.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
17

- Về việc thực hiện các quy định môi trường: Do chạy theo đầu tư, nhiều
KCN đã bỏ qua các quy định tối thiểu về môi trường, thậm chí họ đã phá bỏ các quy
định phân khu chức năng đã được phê duyệt, thiếu sự kiểm tra giám sát các hoạt
động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường… Nhiều KCN đã trở
thành điểm nóng về môi trường, gây bức xúc cho cộng đồng tại nhiều địa phương.
- Về việc quy hoạch, sử dụng đất: Tại nhiều địa phương, việc thu hồi đất
nông nghiệp để xây dựng các KCN đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống các
hộ nông nghiệp gây nên nhiều tệ nạn xã hộ

i.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường KCN: Sự phát triển KCN gây lên hiện
tượng ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân sau:
+ Quản lý môi trường KCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù
hợp nhằm đáp ứng thực tế khi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng nhanh
trong thời gian qua. Tuy nhiên, mô hình quản lý hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa
được cải thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN.
+ Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính
phức tạp về môi trường cao.
+ Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi
đó công tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó phạm
vi ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn. [17]
1.3.3. Xu thế quản lý môi trường trong KCN tại Hưng Yên
Những năm gần đây, quản lý môi trường tại các KCN đã có nhiều cải thiện.
Tuy nhiên, kết quả điều tra của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp
gần đây cho thấy môi trường tại các KCN đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và chậm
được cải thiện. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
- Việc thu hút dự án đầu tư vào KCN bộc lộ một số bất cập. Cụ thể, nhiều dự
án đầu tư được thu hút, hay thậm chí đã triển khai hoạt động nhưng không phù hợp
ngành nghề và các nội dung có liên quan (đặc biệt về phương án xử lý chất thải)
theo ĐTM được duyệt.
- Việc xây dựng HTXL nước thải tại các nhà máy chỉ được thực hiện khi
diện tích đất đã có hoạt động đầu tư lấp đầy khoảng 70%. Thực trạng này là một

×