Hướng dẫn lựa chọn dây điện trong xây dựng nhà
Tính toán lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở là một việc cần thiết và quan
trọng, thứ nhất là vấn đề an tòan cho người và tài sản, thứ hai là tiết kiệm
được việc phải tháo ra làm lại khi thấy không phù hợp.
Hướng dẫn này trình bày một cách ngắn gọn về vấn đề này, ngõ hầu giúp
cho người dùng tự tin và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn dây dẫn điện cho
nhà ở. Trong hướng dẫn này, cấu trúc và tên gọi của các loại dây lắp đặt
trong nhà (xem 3.3) được tham khảo theo tiêu chuẩn TCVN 2103; các loại
cáp ngoài trời và cáp điện kế (xem 3.1 và 3.2) được tham khảo theo tiêu
chuẩn của ngành Điện lực cũng như các nhà sản xuất cáp uy tín ở Việt nam
hiện nay.
Hướng dẫn gồm các đề mục như sau:
- Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở
- Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng
- Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở
- Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở
- Cách tính toán và lựa chọn dây dẫn
- Các lưu ý cho hệ thống điện nhà ở
- Những tác hại khi dùng dây & cáp điện kém chất lượng
- Những kinh nghiệm lựa chọn dây điện cho nhà ở
1. Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở
1.1 Nguồn điện 1pha 2dây (thông dụng nhất)
Nguồn 1pha 2dây gồm có 1 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 1
dây nóng và 1 dây nguội). Đây là nguồn điện cho nhà ở thông dụng nhất tại
Việt Nam hiện nay.
1.2 Nguồn điện 1pha 3dây
Nguồn điện 1pha 3dây gồm có 1 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất
(còn được gọi là 1 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện
nay nguồn điện này bắt đầu áp dụng ở các tòa nhà cao tầng, biệt thự,
building, khách sạn, các nơi có sử dụng các máy móc thiết bị quan trọng
hoặc các nhà ở cao cấp hơn.
1.3 Nguồn điện 3pha 4dây (ít gặp)
Nguồn điện 3pha 4dây gồm có 3 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi
là 3 dây nóng, 1 dây nguội). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này ít gặp
trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3pha.
1.4 Nguồn điện 3pha 5dây (rất ít gặp)
Nguồn điện 3pha 5dây” gồm có 3 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất
bảo vệ (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt
Nam hiện nay nguồn điện này rất ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý
định sử dụng thiết bị điện 3pha và có yêu cầu thêm về dây bảo vệ.
2. Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng
2.1 Đi dây nổi: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp
nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Số lượng dây trong ống cần xem
xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa
thay thế. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây
nổi.
2.2 Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn:
Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa (ống trơn khi đi thẳng, ống
ruột gà khi chuyển hướng) đặt âm trong tường, trần hoặc sàn nhà. Số lượng
dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây
khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây điện như VC, CV, CVV là thích
hợp cho cách đi dây âm.
2.3 Đi dây ngầm:
Đối với các công trình ngoại vi, không dính liền với nhà, dây & cáp điện
được luồn trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép chịu lực, không thấm
nước và chôn ngầm dưới đất ở độ sâu khỏang 0,7mét. Các loại cáp có áo
giáp thép hoặc được bọc kim loại thì có thể chôn trực tiếp trong đất mà
không cần luồn trong ống. Cần thiết phải chọn các loại dây / cáp có khả năng
chống thấm nước, chống côn trùng cho đường dây đi ngầm.
3. Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở
Theo thông lệ của ngành Điện lực cũng như thực tế hiện nay ở Việt Nam,
hướng dẫn này chọn nguồn điện “1 pha 2 dây” để trình bày cho mục đích
nhà ở. Hướng dẫn này chia hệ thống dây cho nhà ở ra làm 3 phần và tương
ứng với mỗi phần hướng dẫn này đưa ra các đề nghị về các loại dây dẫn có
thể được dùng như sau:
3.1 Đoạn dây ngoài đường vào đầu nhà (đoạn dây ngoài trời)
Đoạn dây này là dây nối từ lưới điện địa phương vào đến nhà, thông thường
đoạn dây này nằm hòan tòan ngoài trời (ngoại trừ một số rất ít nhà ở sử dụng
cáp ngầm thì đoạn dây này được chôn dưới đất). Đoạn dây ngoài trời này
được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây:
Cáp Duplex ruột đồng, cách điện PVC (Duplex Du-CV)
Cáp Duplex Du-CV có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc
hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện
PVC sau đó xoắn với nhau. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.
Cáp Duplex ruột đồng, cách điện XLPE (Duplex Du-CX)
Cáp Duplex Du-CX có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc
hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện
XLPE màu đen sau đó xoắn với nhau, một trong hai lõi có gân nổi để phân
biệt pha. Cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV.
3.2 Đoạn dây từ đầu nhà vào điện kế (đoạn cáp điện kế)
Đoạn dây này là dây nối từ đầu cuối đoạn dây ngoài trời (được nói ở mục
3.1) đến điện kế (đồng hồ đo điện năng tiêu thụ). Thông thường đoạn dây
này nằm một nửa dọc theo tường, một nửa trong nhà (vì thông thường điện
kế được đặt trong nhà). Đoạn dây này được đề nghị sử dụng một trong các
loại dây/cáp sau đây:
Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện PVC (ĐK-CVV)
Cáp Điện kế ruột đồng cách điện PVC còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách
điện PVC, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc
hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật
liệu PVC, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và
lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc
0,6/1kV.
Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện XLPE (ĐK-CXV)
Cáp Điện kế ruột đồng cách điện XLPE còn gọi là cáp Muller ruột đồng
cách điện XLPE, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng
đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện
bằng vật liệu XLPE màu trắng-trong (màu tự nhiên), một trong hai lõi có
băng màu hoặc sọc màu để phân biệt pha, một lớp bọc lót PVC, một lớp
băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp
điện áp của cáp là 0,6/1kV.
3.3 Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện (dây dẫn trong nhà)
Ở Việt Nam, hầu như 2 đoạn dây đã đề cập ở mục 3.1 và 3.2 đều do ngành
Điện lực tự lựa chọn và lắp đặt nếu chủ nhà không có yêu cầu gì riêng. Còn
các dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết là do chủ nhà tự
quyết định lo liệu, đây là công việc mà hướng dẫn này cho là chủ nhà cần
thiết phải quan tâm. Các dây dẫn này được đề nghị sử dụng một trong các
loại sau đây.
3.3.1 Dây đơn cứng (VC)
Dây đơn cứng (VC) là dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC.
Cấp điện áp của dây là 600V.
Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng không chì (LF-VC), không tác hại cho con
người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC),
phù hợp quy định RoHS (Restriction of Hazardous Substances) của châu Âu.
3.3.2 Dây đơn mềm (VCm)
Dây đơn mềm (VCm) là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn với
nhau, bọc cách điện bằng vật liệu PVC. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đơn mềm không chì (LF-VCm), không tác hại cho con
người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).
3.3.3 Dây đôi mềm dẹt (VCmd)
Dây đôi mềm dẹt (VCmd) là dây có 2 ruột dẫn, mỗi ruột dẫn gồm nhiều sợi
đồng xoắn lại với nhau, 2 ruột dẫn này được bọc cách điện PVC và phần
cách điện của 2 ruột dẫn dính với nhau tạo ra một dây dẹt có 2 ruột dẫn cách
điện song song với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm dẹt không chì (LF-VCmd), không tác hại cho
con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-
PVC).
3.3.4 Dây đôi mềm xoắn (VCmx)
Dây đôi mềm xoắn (VCmx) là dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm (VCm)
riêng biệt. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm xoắn không chì (LF-VCmx), không tác hại
cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì
(LF-PVC).
3.3.5 Dây đôi mềm tròn (VCmt)
Dây đôi mềm xoắn tròn (VCmt) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng
biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ
bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm. Cấp điện áp của dây là
250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm tròn không chì (LF-VCmt), không tác hại cho
con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-
PVC).
3.3.6 Dây đôi mềm ôvan (VCmo)
Dây đôi mềm ôvan (VCmo) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt
được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng
PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm ôvan. Cấp điện áp của dây là
250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm ôvan không chì (LF-VCmo), không tác hại
cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì
(LF-PVC).
3.3.7 Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA)
Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA) là dây có ruột dẫn là 1 sợi nhôm, bọc cách
điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V.
Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng ruột nhôm không chì (LF-VA), không tác
hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì
(LF-PVC).
3.3.8 Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV)
Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV) là dây có ruột dẫn gồm 7 (hoặc
19) sợi đồng xoắn đồng tâm, bọc một lớp cách điện PVC. Cấp điện áp của
dây là 450/750V hoặc 0,6/1kV.
Ngoài ra, còn có Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì (LF-