Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài dự thi: Bác Hồ với Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.66 KB, 20 trang )

BÀI DỰ THI
CUỘC THI: TÌM HIỂU “ BÁC HỒ VỚI LÀO CAI – LÀO CAI
LÀM THEO LỜI BÁC DẠY ”
Họ và Tên : Phạm Minh Thành
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Số 1 Thị trấn Mường Khương
Câu 1: Bạn hãy cho biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã bao nhiêu lần gửi thư, khen ngợi nhân dân, cán bộ, chiến sỹ
lực lượng vũ trang, công nhân và thiếu nhi Lào Cai? Bối cảnh lịch sử, nội dung và ý
nghĩa của những lần gửi thư, khen ngợi đó?
Trả lời :
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã 6 lần gửi thư cho
cán bộ, nhân dân, chiến sỹ lực lượng vũ trang, thiếu nhi Sapa, công nhân mỏ Apatit,
1 lần khen ngợi đồng bào xã Bản Phố (huyện Bắc Hà).
Lần 1
* Hoàn cảnh:
Trong Cách mạng tháng Tám 1945, Lào Cai không có khởi nghĩa giành chính
quyền. Vì vậy, khi đất nước được độc lập, ở Lào Cai tình hình diễn biến phức tạp,
trong khi chưa giành được chính quyền cách mạng cấp tỉnh, nhân dân đã phải đối
phó ngay với quân đội Trung Hoa Dân Quốc và bè lũ tay sai phản động của chúng.
Thông cảm với những khó khăn, gian khổ của nhân dân Lào Cai, ngày 18/10/1945,
Bác đã viết thư gửi đồng bào tỉnh Lào Cai
* Nội dung thư:
THƯ GỬI ĐỒNG BÀO TỈNH LÀO CAI
“ Hỡi đồng bào yêu quý ở Lào Cai!
Tôi biết những ngày gần đây, đồng bào nóng ruột lắm! Mà nóng ruột là phải.
Nước nhà đã độc lập rồi, lá quốc kỳ màu đỏ sao vàng đã bay phất phới khắp nước
Việt Nam. Ấy thế mà đồng bào yêu quý ở biên thuỳ, vì đường sá xa xôi nên không
biết rõ tình hình thế, bảo không nóng ruột làm sao được?
Tôi biết tấm lòng yêu nước thương nòi của đồng bào lúc này rất sôi nổi. Đấy là
một chứng cớ rất tốt đẹp cho vận mệnh nước nhà.


Ngày 19 tháng 8 cuộc khởi nghĩa do Mặt trận Việt Minh lãnh đạo đã thành
công. Ngày 2 tháng 9 bản Tuyên ngôn Việt Nam Độc Lập đã ban bố. Vua Bảo Đại
đã tự nguyện thoái vị, chính thể Dân chủ Cộng hoà đã thành lập.
Từ đây đồng bào chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, phải đấu tranh đến kỳ cùng
để mưu tự do hạnh phúc cho dân tộc. Tôi tin rằng đồng bào Lào Cai sẽ nhiệt liệt
hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ. Tất cả nhân dân Lào Cai, không phân biệt
trai gái, già trẻ, giàu nghèo, lương giáo, không phân biệt Mán, Mường, Mèo, v.v.,
cùng nhau hăng hái đứng lên phấn đấu để củng cố nền độc lập của nước nhà và xây
dựng nền hạnh phúc tự do cho dân chúng.
1
Tuy rằng trong lúc này chúng ta chưa có dịp gặp mặt nhau, nhưng lòng tôi vẫn
luôn luôn nhớ đến đồng bào.
Xin đồng bào hãy nhận tấm lòng thân ái của tôi và của Chính phủ”.
* Ý nghĩa của thư Bác Hồ gửi cho đồng bào Lào Cai.
- Thể hiện tình cảm, sự quan tâm chia sẻ của Bác đối với tỉnh Lào Cai, một địa
phương chưa giành được chính quyền, chưa được hưởng nền độc lập sau Cách
mạng tháng Tám 1945.
- Kêu gọi đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết xây dựng nền độc lập
của Tổ quốc và đấu tranh giải phóng quê hương.
- Khích lệ tinh thần quyết tâm đấu tranh giải phóng quê hương trong nhân dân
các dân tộc Lào Cai.
Lần 2 :
* Hoàn cảnh
Sau khi ra đời nước, Việt Nam dân chủ cộng hoà đứng trước tình thế hiểm
nghèo “như ngàn cân treo sợi tóc”phải đối phó với 3 mối đe doạ lớn: Ngoại xâm,
nội phản, nạn đói, nạn dốt và nạn tài chính khô kiệt. Giặc ngoài thù trong, khó khăn
chồng chất đó đè nặng lên đất nước ta, đặt chính quyền cách mạng trước một tình
thế “Ngàn cân treo sợi tóc”, vận mệnh độc lập tự do của dân tộc ta đang đứng
trước nguy cơ một mất một còn. Cuối năm 1946, thực dân Pháp lộ rõ âm mưu và
hành động xâm lựơc nước ta lần thứ hai, ở cương vị Chủ tịch nước, bộn bề lo lắng

trước vận mệnh của đất nước, nhưng Bác vẫn không quên một việc rất nhỏ là khi
nhận được thư và cái gậy roi của thiếu nhi Sapa tặng, ngày 19/11/1946, Người đã
viết thư cho gửi nhi đồng Sapa với những lời gần gũi yêu thương.
* Nội dung:
GỬI NHI ĐỒNG XÃ BA
*
, LÀO CAI
“Các cháu yêu quý,
Bác đã nhận được thư và hai cái gậy roi. Cảm ơn các cháu.
Tuy Bác ở xa, nhưng lòng Bác nhớ đến các cháu luôn luôn.
Bác khuyên các cháu giữ gìn kỷ luật, và ra sức học hành.
Cháu nào chưa biết chữ quốc ngữ, phải học cho biết.
Cháu nào biết rồi, thì gắng giúp anh em chị em học cho biết.
Làm sao cho đồng bào ở xã Ba ai cũng biết chữ quốc ngữ, thì Bác sẽ vui lòng
và khen các cháu ngoan.
Bác thay mặt cho anh chị em nhi đồng Hà Nội, gửi lời thân ái thăm các cháu”.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện sự trân trọng và tình cảm yêu quý các em nhi đồng Lào Cai của Bác
Hồ.
- Lời thư ân cần căn dặn các cháu Nhi đồng gắng sức học tập và giúp đõ mọi
người cùng học tập. Những lời trong thư của Bác có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
*
Xã Ba : tức huyện Sa Pa ngày nay.
2
- Xây dựng tình đoàn kết giữa nhi đồng Hà Nội với nhi đồng Sapa; thể hiện
niềm mong mỏi nâng cao trình độ dân trí của Người đối với đồng bào các dân tộc
Lào Cai…
Lần 3
* Hoàn cảnh: Năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta liên tiếp giành
được thắng lợi lớn về mọi mặt, làm thất bại âm mưu “Lấy chiến tranh nuôi chiến

tranh, dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp. Chiến thắng của quân và
dân ta trong các chiến dịch năm 1950, có phần đóng góp không nhỏ của quân và
dân Lào Cai. Dõi theo bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp của cả
nước nói chung và của các địa phương nói riêng, Bác đã kịp thời, hỏi thăm, động
viên chiến sỹ, nhân dân trên các mặt trận, trên các vùng miền. Ngày 01/5/1950,
được tin ở mặt trận Phố Lu và Nghĩa Đô, các chiến sỹ của ta chiến đấu rất anh dũng,
nhưng có nhiều đồng chí bị thương, Người đã viết thư động viên anh em thương
binh và khen ngợi các thầy thuốc đã chăm sóc các bệnh binh chu đáo:
* Nội dung
THƯ GỬI ANH EM THƯƠNG BINH
MẶT TRẬN LÊ HỒNG PHONG
Anh em thương binh,
Tôi được báo cáo rằng trong trận Phố Lu và Nghĩa Đô, toàn thể chiến sĩ tỏ ra
rất anh dũng.
Riêng các anh bị thương, do sự chǎm nom của các thầy thuốc và các khán hộ,
một số lớn anh em thương binh đã lành mạnh, trở về bộ đội. Còn các chú đang cần
ở lại y viện tôi gửi lời thân ái an ủi các chú và chúc các chú mau trở lại mạnh khoẻ
để đi đánh giặc lập công thêm.
Tôi cũng cảm ơn các thầy thuốc và anh em khán hộ đã chǎm nom các thương
binh rất chu đáo. Thế là đáng khen.
Chào thân ái và quyết thắng!
Ngày 01 tháng 5 nǎm 1950
HỒ CHÍ MINH
* Ý nghĩa:
- Thể hiện sự quan tâm đặc biệt, kịp thời của Bác đối với các chiến chĩ lực lượng
vũ trang và các thầy thuốc chăm sóc bệnh binh trên mặt trận biên giới Lào Cai.
- Tình cảm gần gũi, ân cần của Người đã kịp thời động viên khích lệ các chiến
sĩ lực lượng vũ trang và các thầy thuốc chăm sóc bệnh binh trên mặt trận biên giới
Lào Cai lập thêm nhiều chiến công, góp phần giải phóng quê hương…
Lần 4, 5

* Hoàn cảnh:
Tháng 9 năm 1950, phối hợp với bộ đội chủ lực của ta trong chiến dịch Biên giới,
(Chiến dịch Lê Hồng Phong II), quân dân Lào Cai đã chiến đấu kiên cường lần lượt
giải phóng các địa phương trong tỉnh. Ngày 01 tháng 11 năm 1950 thị xã Lào Cai sạch
bóng quân thù, Chiến dịch Lê Hồng Phong II kết thúc thắng lợi, Lào Cai hoàn toàn giải
phóng, mở ra một bước ngoặt trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân
3
và dân Lào Cai, đồng thời phá tan âm mưu lập “Tỉnh Nùng”,“Tỉnh Thái” tự trị và ý đồ
phong toả biên giới của thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặt mới cho cuộc kháng
chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc. Nhằm động viên kịp thời
và căn dặn nhân dân các dân tộc Lào Cai bảo vệ và giữ vững thành quả cách mạng,
phát huy thắng lợi đã đạt được xây dựng quê hương sau ngày giải phóng, ngày
27/11/1950, Bác Hồ đã gửi hai bức thư cho Lào Cai.
* Nội dung:
THƯ GỬI ĐỒNG BÀO LÀO CAI
Đồng bào thân mến,
Đã mấy năm, đồng bào sống cực khổ dưới gót sắt giặc Pháp dã man, chịu đủ
sự áp bức tàn nhẫn.
Nhờ nhân dân ta hăng hái, bộ đội ta dũng cảm, Chính phủ ta kiên quyết mà nay
đồng bào ta đã được giải phóng, trở lại sống trong lòng yêu dấu của Tổ quốc.
Tôi thay mặt Chính phủ gửi lời thân ái an ủi toàn thể đồng bào.
Được giải phóng rồi, đồng bào ta phải làm gì?
1. Phải thực hành đại đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong mọi việc.
2. Phải thi đua tăng gia sản xuất cho mọi người được no ấm.
3. Phải ra sức giúp đỡ Chính phủ, ủng hộ bộ đội, để góp phần vào công việc
trường kỳ kháng chiến, để chuyển mạnh sang tổng phản công, để đưa kháng chiến
đến hoàn toàn thắng lợi.
Tôi chắc rằng đồng bào tỉnh ta sẽ thi đua làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy.
Chào thân ái và quyết thắng
HỒ CHÍ MINH

THƯ GỬI CHIẾN SĨ VÀ CÁN BỘ LÀO CAI
Gửi chiến sĩ và cán bộ Lào Cai,
Các chú đã đánh bật giặc ra khỏi Lào Cai. Bác vui lòng thay mặt Chính phủ
khen ngợi các chú. Sau đây là những việc cần phải làm ngay:
- Xét kỹ và báo cáo những đơn vị và cá nhân có công trạng đặc biệt để Chính
phủ khen thưởng.
- Kiểm thảo và tổng kết kinh nghiệm để sửa chữa khuyết điểm và phát triển ưu điểm.
- Canh phòng cẩn thận, tuyệt đối không được vì thắng mà kiêu, không được chủ quan.
- Giúp địa phương chỉnh đốn hành chính cho có ngǎn nắp.
- Bộ đội phải giúp đồng bào tǎng gia sản xuất.
- Thực hành chính sách toàn dân đại đoàn kết.
Chào thân ái và quyết thắng
HỒ CHÍ MINH
* Ý nghĩa:
- Khen ngợi, khích lệ kịp thời chiến thắng của chiến sĩ và nhân dân các dân tộc
Lào Cai qua đó khích lệ tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống đòan kết lao
4
động cần cù, sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước
giàu mạnh.
- Có tác dụng huy động nhân dân dân các dân tộc Lào Cai đóng góp sức người,
sức của cho tiền tuyến miền Nam đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước.
- Nhắc nhở lực lượng vũ trang không ngừng đề cao cảnh giác, xây dựng khối
đoàn kết quân dân, xây dựng quân đội vững mạnh, bảo vệ thành quả cách mạng…
Lần 6
*Hoàn cảnh
Thực hiện lời hứa với Bác trong dịp Bác đến thăm mỏ, công nhân mỏ Apatit
Lào Cai đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 1958. Được tin này, Bác
Hồ đã kịp thời viết thư khen ngợi, động viện công nhân và cán bộ mỏ Apatit.
* Nội dung
THƯ GỬI CÔNG NHÂN VÀ CÁN BỘ MỎ APATÍT LÀO CAI

Thân ái gửi công nhân và cán bộ mỏ Apatít Lào Cai,
Bác vui lòng khen các cô, các chú đã làm đúng lời hứa, đã thi đua hoàn thành
vượt mức kế hoạch 10%. Mong các cô, các chú tiếp tục cố gắng hơn nữa để hoàn
thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nǎm nay.
Bác hỏi thǎm các đồng chí chuyên gia.
Chúc các cô các chú đoàn kết chặt chẽ và tiến bộ nhiều.
Tháng 01 nǎm 1959
BÁC HỒ
* Ý nghĩa
- Lời thư thể hiện niềm vui mừng của Bác trước thành tích mà công nhân mỏ
Apatit đạt được. Niềm vui của Bác đã khích lệ, động viên kịp thời đối với công
nhân mỏ Apatit cũng như nhân dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, làm nhiệm vụ hậu phương đối với với tiền tuyến miền Nam.
- Thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế của Bác cũng như niềm mong mỏi của
Người đối với công nhân mỏ Apatit về việc xây dựng tình đoàn kết, tiến bộ trên mọi
lĩnh vực, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong hoàn cảnh khó khăn, góp sức
xây dựng quê hương, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Ngoài 6 lần gửi thư Bác Hồ còn viết báo khen ngợi đồng bào Mông tỉnh Lào
Cai có phong trào học tiếng Mông tốt.
* Hoàn cảnh
Phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí luôn là sự quan tâm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Cuối năm 1962, được tin tỉnh Lào Cai có phong trào học tiếng Mông,
xã Bản Phố ( Bắc Hà) là xã điển hình của tỉnh, Bác đã viết một bài báo với tựa đề:
“Một thắng lợi mới”, ký tên T.L đăng trên báo Nhân dân, số 3149, ngày
18/11/1962, khen ngợi phong trào học tiếng Mông của xã Bản Phố, Người coi đó là
một trong những điển hình của thắng lợi mới về chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta và là thắng lợi đầu tiên của đồng bào Mèo về mặt văn hoá: “Về đời
5
sống văn hoá thì tiến bộ càng nhanh. Ví dụ: Trước kia đồng bào Mèo không có chữ
viết của dân tộc mình. Ngoài một vài cụ già biết chút ít chữ Hán, còn 99% người

Mèo đều mù chữ”.
* Nội dung
Từ năm 1959, với sự săn sóc của Đảng và Chính phủ ta, đồng bào Mèo đã có
chữ viết của dân tộc mình. ở tỉnh Lào Cai có hơn 70 xã người Mèo. Năm 1959, sau
khi mới có chữ Mèo, chỉ có một người biết đọc, biết viết. Hiện nay, có hơn 300 cán
bộ và thầy giáo dạy chữ Mèo và hơn 5.900 người Mèo học các lớp.
Đó là một thắng lợi mới về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và
thắng lợi đầu tiên của đồng bào Mèo về mặt văn hoá. Có thắng lợi đó là do Tỉnh uỷ
Lào Cai lãnh đạo thiết thực, do đồng bào Mèo cố gắng học hành và đồng bào xã
Bản Phố
*
đã tiến bộ khá nhất.
Mong rằng đồng bào các xã miền ngược thi đua với Bản Phố trong công việc
xoá nạn mù chữ, đồng bào Bản Phố thì nên thi đua học bổ túc văn hoá để nâng cao
hơn nữa trình độ hiểu biết của mình.
Muốn đẩy mạnh phong trào học chữ,cách tốt nhất là: Người đã biết chữ thì thi
đua dạy người chưa biết. Người chưa biết chữ thì thi đua học cho biết. Cán bộ tỉnh
và huyện thì thi đua giúp đỡ các xã gây thành một phong trào học chữ, kết hợp chặt
chẽ với phong trào thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Làm được như
vậy, thì đời sống vật chất và đời sống văn hoá của đồng bào miền ngược sẽ đều tiến
bộ nhanh.
Cần nhắc một điều nữa: Nếu không biết tiếng địa phương thì như nửa câm, nửa
điếc khó gần gũi quần chúng. Cho nên, cán bộ miền xuôi công tác ở miền ngược
cần phải học tiếng địa phương.
Cuối cùng, báo Nhân dân gửi lời thân ái khen ngợi đồng bào xã Bản Phố đã có
vinh dự là xã người Mèo đầu tiên xoá xong nạn mù chữ và chúc đồng bào tiến bộ
không ngừng”.
T.L.
*Ý nghĩa:
- Khẳng định tính đúng đắn của chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ, đồng

thời khẳng định vai trò lãnh đạo, sự nỗ lực của đồng bào Mông về mặt văn hoá
- Động viên, khen ngợi kịp thời đồng bào Mông ở Bản Phố huyện Bắc Hà, qua
đó thúc đẩy phong trào thi đua học tiếng Mông cán bộ miền xuôi công tác ở miền
núi; thể hiện mong muốn của Người đối với đồng bào các dân tộc trong việc học tập
nâng cao trình độ dân trí….
Câu 2: Bạn hãy cho biết, trong 24 năm ở cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã
tặng bao nhiêu huy hiệu của Người, ký lệnh tặng thưởng bao nhiêu Huân chương
kháng chiến chống Pháp, Huân chương lao động, Bằng khen của Chủ tịch nước cho
cán bộ, nhân dân Lào Cai? Thời gian và ý nghĩa của những việc làm đó ?
Trả lời :
*
xã Bản Phố thuộc huyện Bắc Hà
6
Sự quan tâm của Bác Hồ đối với tỉnh Lào Cai không chỉ biểu hiện qua những
bức thư Người gửi cho nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, công nhân và
nhi đồng mà còn còn được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác. Trong 24 năm giữ
cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã tặng 70 Huy hiệu của Người, ký lệnh tặng
thưởng 346 Huân chương kháng chiến chống Pháp cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân Lào Cai, ký lệnh tăng thưởng 3 Huân chương lao động xã Thanh Bình (Mường
Khương), xã Bản Phố (Bắc Hà), huyện Sa Pa và 7 lần tạng bằng khen của Chủ tịch
nước cho 7 xã thuộc các huyện Bát Xát, Mường Khương và Bảo Thắng.
Cụ thể như sau:
Năm 1954, Bác tặng huy hiệu của Người cho 14 người tiêu biểu ở các huyện
của tỉnh Lào Cai có thành tích tiễu phỉ, gọi phỉ ra hàng, bảo vệ xóm làng
Năm 1955: Ngày 01/01: Bác gặp gỡ đoàn cán bộ đại diện cho nhân dân các dân
tộc Lào Cai về Hà Nội dự lễ đón mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ
tịch về Thủ đô do đồng chí Hoàng Trường Minh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban
hành chính tỉnh dẫn đầu; tặng huy hiệu của Người cho năm người ở các huyện có
thành tích lãnh đạo công tác vận động quần chúng, sản xuất giỏi.
Năm 1956, Bác tặng huy hiệu của Người cho bốn người có thành tích vận

động quần chúng và sản xuất giỏi.
Năm 1958, Bác tặng 11 huy hiệu của Người cho cán bộ, nhân dân có thành
tích trong công tác, sản xuất giỏi.
Năm 1959, Bác tặng bốn huy hiệu của Người cho những người có thành tích
sản xuất giỏi, trong đó có bà Sùng Seo Pla, dân tộc H’Mông ở xã Tả Ngải Chồ,
huyện Mường Khương (đại biểu Quốc hội khóa III).
Năm 1960, Bác tặng ba huy hiệu của Người cho những người có thành tích
trong sản xuất và gọi phỉ ra hàng.
Năm 1961, Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp
cho 276 cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Lào Cai, trong đó:
- Hạng nhất có hai đồng chí: Đồng chí Hoàng Khải Luận (Hoàng Trường
Minh), Bí thư kiêm Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh; Đồng chí Hoàng Văn Quy
(Hoàng Quy), Phó Bí thư kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh.
- Hạng nhì có 14 đồng chí.
- Hạng ba có 260 đồng chí.
Năm 1962, Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp
hạng Ba cho 37 đồng chí và Huân chương Lao động hạng ba cho xã Thanh Bình
(Mường Khương), xã Bản Phố (Bắc Hà).
- Bác tặng hai huy hiệu của Người cho những người có thành tích sản xuất giỏi
và tặng Bằng khen của Chủ tịch nước cho bảy xã Sín Hồ Sán, Cốc Lầu (Bắc Hà),
Trung Chải (Sa Pa), Sàng Ma Sáo, Quang Kim (Bát Xát), Phú Nhuận (Bảo Thắng),
Thanh Bình (Mường Khương) và đồng chí Lù Sử Mìn, Bí thư chi bộ Phàn Dào Mìn,
trưởng công an xã Thanh Bình (Mường Khương) có thành tích trong phong trào bảo
vệ trị an.
Năm 1963, Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp
hạng ba cho 13 đồng chí.
7
- Bác gửi tặng một bức ảnh của Người và 17 huy hiệu cho xã Lao Chải (Sa Pa)
để làm giải thưởng cho những xã viên có thành tích trong sản xuất và gửi tặng huy
hiệu của Người cho hai cụ: Lù A Páo, Thào Thị Dinh, dân tộc H’Mông ở xã Lao

Chải thọ hơn 100 tuổi.
- Bác tặng huy hiệu của Người cho 12 cán bộ, nhân dân trong tỉnh có thành
tích sản xuất giỏi, bảo vệ làng xóm.
Năm 1964
- Bác ký lệnh tặng thưởng Huân Chương kháng chiến chống Pháp hạng ba cho
bảy đồng chí.
- Bác tặng sáu huy hiệu của Người cho những người có thành tích sản xuất,
cứu người bị nạn…
Năm 1965, Bác gặp gỡ và chụp ảnh với Đoàn đại biểu Lào Cai về dự Hội nghị
toàn quốc tổng kết công tác xây dựng Đảng bốn tốt tại Hà Nội.
- Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng ba cho
bảy đồng chí và Huân chương Lao động hạng ba cho cán bộ, nhân dân huyện Sa Pa,
có thành tích xóa nạn mù chữ.
- Bác tặng bốn huy hiệu của Người cho những người có thành tích thật thà nhặt
được của rơi mang trả lại người mất và sản xuất giỏi.
Năm 1966, Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp
hạng ba cho bốn đồng chí.
Năm 1968, Bác tặng ba huy hiệu của Người cho những người có thành tích
vận động thanh niên lên đường nhập ngũ, sản xuất giỏi.
Năm 1969, Bác ký lệnh tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp
hạng ba cho hai đồng chí.
*Ý nghĩa: Vịêc Bác Hồ tặng huy hiệu của Người, ký lệnh tặng thưởng Huân
chương kháng chiến chống Pháp, Huân chương lao động, Bằng khen của Chủ tịch
nước cho cán bộ và nhân dân Lào Cai là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao và kịp thời
đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai…
Câu 3: Bạn hãy cho biết, tỉnh Lào Cai vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm vào
thời gian nào? Bối cảnh lịch sử của lần Người lên thăm Lào Cai ? Trong bài nói
chuyện với đồng bào các dân tộc và cán bộ, bộ đội, công nhân tỉnh Lào Cai, Bác Hồ
căn dặn bốn điều: “Đoàn kết chặt chẽ, tăng gia sản xuất, trật tự an ninh, thuần
phong mỹ tục”. Bạn hãy cho biết nội dung và ý nghĩa của những lời căn dặn của

Bác ?
Trả lời :
* Hoàn cảnh
Đến năm 1958, nhân dân Lào Cai cùng nhân dân cả nước tiến hành khôi phục
kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh đạt được kết quả quan trọng. Ngoài ra, trong
cuộc đấu tranh tiễu phỉ, quân và dân tỉnh Lào Cai cũng giành được nhiều thắng lợi.
Với những thắng lợi đạt được trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ, bảo vệ thành quả cách
mạng và những thành tích trong khôi phục phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục, Lào
Cai đã vinh dự được đón Bác Hồ lên thăm ngày 23/9/1958.
8
Trong bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc và cán bộ, bộ đội, công nhân
tỉnh Lào Cai, ngày 24/9/1958, Bác Hồ căn dặn bốn điều: “Đoàn kết chặt chẽ, tăng
gia sản xuất, trật tự an ninh, thuần phong mỹ tục”.
* Nội dung điều căn dặn của Bác Hồ:
Đoàn kết chặt chẽ
Tỉnh ta có 20 dân tộc anh em. Ngày xưa, bọn thực dân và phong kiến tìm mọi
cách để chia rẽ và gây xung đột giữa các dân tộc để chúng nó dễ áp bức bót lột.
Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hoà của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to
hay là nhỏ đều bình đẳng, đều là người chủ nước nhà Việt Nam. Tất cả các dân tộc
đều phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt. Đặc biệt
là đối với các dân tộc rất ít người như đồng bào Lô Lô thì các đồng bào đông người
hơn cần phải tìm cách giúp đỡ họ về mọi mặt.
Tăng gia sản xuất
Về mặt chính trị, đồng bào đã hoàn toàn bình đẳng và tự do không bị áp bức
nữa. Đó là một thắng lợi to của nhân dân ta. Nay chúng ta phải cố gắng làm thế nào
cho đồng bào no cơm, ấm áo hơn nữa. Muốn như vậy thì phải tăng gia sản xuất.
Tỉnh ta có hơn 17.000 mẫu ruộng và 89.000 người. Tính đổ đồng mỗi người
được độ hai sào. Như thế là ruộng ít. Muốn đủ lương thực thì phải ra sức trồng lúa
và ngô khoai. Muốn người đông, sức đủ để tăng gia thì phải tổ chức tổ đổi công cho
tốt rồi tiến dần lên hợp tác xã. Các cán bộ cần phải hướng dẫn đồng bào, đặc biệt là

đồng bào rẻo cao định canh, bảo vệ rừng, dùng phân bón, làm ruộng bậc thang, cải
tiến kỹ thuật cày cấy.
Trật tư an ninh
Trật tự an ninh tốt thì dân an cư, lạc nghiệp. Để giữ gìn trật tự trị an, phải tổ
chức nhân dân, dựa vào lực lượng nhân dân mà ngăn ngừa những kẻ trái phép.
Đối với những người lầm đường làm phỉ, cán bộ và đồng bào phải thuyết phục
họ, khuyên họ trở về làm ăn lương thiện, làm cho họ hiểu rằng chính sách của
Chính phủ là khoan hồng đối với những người biết cải tà quy chính mà chỉ nghiêm
khắc đối với những kẻ ngoan cố, không chịu sửa đổi.
Thuần phong mỹ tục
Vì hoàn cảnh lạc hậu mà có những nơi và những dân tộc theo mê tín, còn giữ
những phong tục tập quán không tốt, có hại cho vệ sinh, hại cho sản xuất, thậm chí
hại đến sự sống và phát triển của cả dân tộc ấy. Cán bộ và đồng bào phải chịu khó
giải thích cho họ hiểu rõ, để họ tự giác tự nguyện học những tập quán tốt, bỏ những
phong tục xấu để tiến bộ dần. Nhưng tuyệt đối không được dùng cách áp bức, mệnh
lệnh.
Để thực hiện tốt những việc kể trên, chúng ta cần phải làm đúng những điểm
sau đây:
1. Phải ra sức bồi dưỡng, giáo dục và cất nhắc cán bộ dân tộc và địa phương.
Dù lúc đầu những cán bộ ấy trình độ còn thấp, kinh nghiệm còn ít, công tác
chưa quen, cán bộ lãnh đạo phải chịu khó dìu dắt họ, giúp đỡ họ, lâu ngày chắc chắn
họ sẽ tiến bộ. Muốn công tác tốt trong các dân tộc, trong các địa phương, nhất định
cần phải có cán bộ của các dân tộc và địa phương ấy.
9
Cán bộ các dân tộc phải cố gắng học tập để tiến bộ, đoàn kết chặt chẽ với cán
bộ miền xuôi, tránh tư tưởng dân tộc hẹp hòi.
Có một số cán bộ thắc mắc về tiền đồ.Tiền đồ của cán bộ cũng như tiến bộ của
mọi người, nó nằm trong tiền đồ của toàn dân tộc.
2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ:
Quân đội, mặt trận và chính quyền phải đoàn kết nhất trí, giúp đỡ lẫn nhau

trong mọi việc.
3. Phải củng cố chi bộ đảng và chi đoàn thanh niên.
Trong việc đoàn kết dân tộc, việc tăng gia sản xuất và mọi việc ích nước, lợi
dân, đảng viên và đoàn viên cùng cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng phải xung
phong làm gương mẫu để lôi cuốn nhân dân làm theo. Hiện nay, đảng viên còn ít
(cứ 113 người dân mới có một đảng viên). Cần phải phát triển Đảng, nhưng phải
chọn lọc hết sức cẩn thận. Phát triển chừng nào phải giáo dục và củng cố chừng ấy.
Chớ phát triển bừa bãi.
4. Để lãnh đạo thiết thực và rút kinh nghiệm:
Cán bộ tỉnh và huyện cần thường xuyên đi xuống xã và nắm một xã làm nơi
chỉ đạo riêng, rồi trao đổi kinh nghiệm cho nhau.
Cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính, phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân,
luôn luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phải làm đúng
chính sách của Đảng và Chính phủ, đi đúng đường lối quần chúng.
5. Phát triển tiến lên xã hội chủ nghĩa là hạnh phúc no ấm, tự do
Miền Bắc đang tiến lên xã hội chủ nghĩa. Liên Xô, Ba Lan tiến lên xã hội chủ
nghĩa được ấm no, được tự do thì ta tiến lên xã hội chủ nghĩa cũng no ấm, tự do
Xã hội chủ nghĩa ai cũng phải lao động. Lao động nhiều hưởng nhiều, lao động
ít hưởng ít, không lao động thì không hưởng. Người tàn tật, già yếu, cháu bé không
có sức lao động thì xã hội, Nhà nước giúp đỡ họ.
Có đồng bào công thương lo tiến lên xã hội chủ nghĩa thì mất hết. Chính sách
của Đảng, Chính phủ là cải tạo công thương nghiệp theo con đường tư bản Nhà
nước để tiến lên xã hội chủ nghĩa. Không phải Chính phủ ra lệnh tịch thu mà hướng
dẫn, giúp đỡ họ tiến lên dần
Đảng và Chính phủ rất mong đồng bào, bộ đội và cán bộ tỉnh ta cố gắng thi
đua làm cho tỉnh nhà ngày thêm phồn thịnh và sung sướng để góp phần xứng đáng
vào công cuộc xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất
nước nhà”.
* Ý nghĩa
- Chuyến thăm Lào Cai của Bác đã thể hiện tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của

Bác đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai.
- Trong hoàn cảnh của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, sự quan tâm của
Bác, đặc biệt là những lời huấn thị của Bác tại buổi nói chuyện đã động viên và chỉ
đạo kịp thời và giáo dục lâu dài đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, là động
lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước qua các thời kì lịch sử, tạo sự phát triển
toàn diện của tỉnh.
10
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những lời căn dặn của Người càng có giá trị lý
luận và thực tiễn to lớn…
Câu 4: Thực hiện lời huấn thị của Bác Hồ, từ năm 1958, đặc biệt từ sau khi tái
lập tỉnh đến năm 2012, tỉnh Lào Cai đã đạt được những thành tựu gì nổi bật?
Trả lời :
1. Về xây dựng khối đoàn kết
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, từ năm 1958 đến nay, Đảng bộ Lào Cai
luôn quan tâm đến công tác xây dựng và bảo vệ khối đoàn kết quân dân, đoàn
kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Khối đoàn kết được xây dựng, được phát huy,
mà nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, đã tạo nên sức
mạnh tổng hợp của cả địa phương.
- Từ năm 1958 đến năm 1975, nhân dân các dân tộc Lào Cai đã sát cánh bên
nhau làm thất bại âm mưu gây phỉ “dùng người việt đánh người Việt” của đế quốc
Mỹ và âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Công tác mặt trận
hướng vào các hoạt động tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh công tác
đấu tranh thực hiện thống nhất nứơc nhà. Trong công tác đoàn kết dân tộc, các cấp uỷ
đã tăng cường công tác giáo dục chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, kết
hợp với vận động quần chúng xây dựng hợp tác xã (HTX), hoàn thành cải cách dân
chủ. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân đã làm cho
đồng bào các dân tộc xích lại gần nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau. Từ năm 1961, thực
hiện cuộc vận động đón nhận đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế - xã hội ở Lào
Cai, nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đã đã đoàn kết cùng chia sẻ những khó khăn

với nhân dân miền xuôi cùng khai hoang, ổn định đời sống, xây dựng HTX, cùng
nhau đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam, góp phần làm nên thắng
lợi chung của cả nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
- Trong chiến tranh biên giới (2-1979), quân và dân các dân tộc Lào Cai đã
đoàn kết, chiến đấu kiên cường, tiêu diệt địch ngay tại biên giới. Thắng lợi của quân
dân Lào Cai góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả nước, bảo vệ vững chắc
vùng biên cương Tổ quốc. Đó cũng chính là thắng lợi của tình đoàn kết quân dân
Lào Cai trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm xây dựng và bảo vệ quê hương, góp
phần giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam.
- Từ năm 1991 đến năm 2011, tiếp tục sự nghiệp đổi mới xây dựng quê hương,
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, trước thực trạng đời sống đồng
bào các dân tộc Lào Cai gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn, nền kinh tế lại chậm
phát triển, cơ sở hạ tầng xuống cấp, trình độ dân trí, ý thức pháp luật của đồng bào
còn thấp, tình trạng đói nghèo diễn ra gay gắt, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lào Cai
đã quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện chinh sách dân tộc, các chương trình xoá
đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội các xã
đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; về một số chính sách hỗ trợ đất sản
xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó
khăn… đã tạo điều kiện cho các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai tiếp cận với các
dịch vụ công, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống, vươn
11
lên làm giàu. Có thể nói, việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Lào Cai đã xây
dựng và củng cố được khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”, cũng ngày càng thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn, tạo sức
mạnh tổng hợp, chống âm mưu diễn biến hoà bình, chia rẽ dân tộc, tôn giáo của các
thế lực thù địch trong xu thế hội nhập.
MTTQ các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên đã bám sát các nhiệm vụ
chính trị địa phương, đã tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, thực hiện
tốt vai trò liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện; tăng cường phát động các phong

trào thi đua yêu nước, khơi dậy tính tích cực của nhân dân, phát huy tinh thần đoàn
kết trong cộng đồng từ thôn bản, có nhiều hình thức tập hợp đoàn kết các dân tộc;
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân ngày càng gắn bó, bền
chặt, là nền tảng giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, hoàn thành
thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa
phương.
Các giai cấp, tầng lớp, các tổ chức chính trị, xã hội ngày càng phát huy vai trò
của mình trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, củng cố, giữ vững hệ thống chính trị, quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật
tự xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp cho Lào Cai hoàn thành các nhiệm vụ chính trị
qua các thời kì…
2. Về đảm bảo an ninh trật tự xã hội
- Quân và dân Lào Cai hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến chống Pháp sớm hơn
so với các địa phương khác trong cả nước, nhưng hòa bình lại về sau vì nhiệm vụ
tiễu phỉ bảo vệ thành quả cách mạng của Lào Cai hết sức nặng nề. Vì vậy Sau ngày
giải phóng, quân dân Lào Cai sau vừa chung sức xây dựng quê hương, vừa tiến hành
các chiến dịch tiễu phỉ, đến cuối năm 1958, công tác tiễu phỉ của Lào Cai cơ bản
hoàn thành, góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh, trật tự xã hội và đời sống
nhân dân. Từ năm 1958 đến năm 1960, lực lượng công an Lào Cai đẩy mạnh xây
dựng lực lượng, đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, phục vụ công cuộc khôi phục, cải
tạo và phát triển kinh tế sau hòa bình lập lại.
- Từ năm 1961 đến năm 1964, Tỉnh uỷ Lào Cai chỉ đạo phát triển phong trào
“Toàn dân nâng cao cảng giác bảo vệ an ninh Tổ quốc”, làm thất bại âm mưu và
hành động chống phá của các thế lực thù địch. Phong trào quần chúng bảo vệ AN tổ
quốc được đẩy mạnh, tăng cường đấu tranh chống phản cách mạng và bọn tội phạm
khác, góp phần thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
- Trong những năm 1965- 1975, lực lượng quân đội, công an Lào Cai đấu
tranh chống lại hành động chống phá của địch, giữ vững an ninh, trật tự, góp phần
đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời bổ sung lực

lượng cho chiến trường miền Nam, góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
- Từ 1975 đến 1979, trong tình hình mới, lực lượng an ninh, quốc phòng Lào
Cai đã đấu tranh bảo vệ vững chắc vùng biên cương Tổ quốc, giữ vững an ninh, trật
tự xã hội góp phần vào thắng lợi chung của cả nước,. Trong chiến đấu đã có nhiều
12
cá nhân, đơn vị, lực lượng vũ trang lập chiến công xuất sắc, được Nhà nước tặng
thưởng danh hiệu cao quý. Trong những năm 1980 - 1990, lực lượng an ninh, quốc
phòng Lào Cai đã đấu tranh làm thất bại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của
các thế lực thù địch, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.
- Từ 1991 đến 2000, lực lượng an ninh Lào Cai tăng cường trấn áp các loại tội
phạm, giữ vững an ninh, trật tự ở một tỉnh biên giới góp phần vào thắng lợi của
công cuộc đổi mới.
- Từ 2001 đến 2011, hoạt động của tội phạm và các thế lực thù địch ngày càng
tinh vi xảo quyệt nhằm chống phá ta trên nhiều mặt. Để giữ vững và ổn định tình
hình an ninh, trạt tự, Công an tỉnh Lào Cai đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành
tập trung tuyên truyền, vận động quần chúng tích cực tham gia tố giác, phát hiện,
đấu tranh, triệt phá các tụ điểm phức tạp không để hình thành những điểm nóng.
Lực lượng an ninh tăng cường xuống cơ sở thực hiện “ba cùng” với nhân dân, củng
cố và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và thế trận anh ninh nhân dân vững chắc,
chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, phối hợp với các ban ngành
đoàn thể thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phóng chống tội phạm- phòng
chống ma tuý, mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, qua đó đã
điều tra làm rõ được nhiều vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và các
chuyên án lớn…
3. Về phát triển sản xuất
* Từ năm 1958 đến năm 1975
Tỉnh Lào Cai thực hiện lời huấn thị của Người gắn với việc thực hiện các
nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương, theo chủ trương của Trung Đảng và
Đảng bộ địa phương. Thời gian này, tỉnh Lào Cai tiến hành xây dựng HTX, cải cách

dân chủ, thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), vừa sản
xuất, vừa chiến đấu, đảm bảo tự túc lương thực, thực phẩm, cùng với nhân dân miền
Bắc chi viện sức người sức của cho miền Nam (1965-1975).
- Về nông nghiệp, nhờ đẩy mạnh phong trào khai hoang, thâm canh, áp dụng
khoa học kỹ thuật nên năng suất, sản lượng lương thực tăng lên nhanh chóng. Năm
1964, tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đã đạt 34.833 tấn. Đây là năm đầu tiên
Lào Cai có thể tự túc được lương thực. Năm 1965, sản lượng lương thực tiếp tục
tăng lên, đạt 36.412 tấn Tỉnh uỷ tập trung chỉ đạo thâm canh sản xuất lương thực
bằng nhiều biện pháp đồng bộ như: xây dựng hệ thống thuỷ lợi quy mô vừa và nhỏ,
đưa giống mới vào sản xuất, nghiên cứu và triển khai mô hình phát triển kinh tế
mới. Nhờ đó năng xuất, sản lượng lúa không ngừng được nâng cao: Năm 1970 là
48.240 tấn, đến năm 1975 đạt 55.076 tấn. Sản lượng mầu năm 1975 cũng tăng gấp
hai lần so với năm 1965. Trang 319). Chăn nuôi cũng có bước phát triển mạnh mẽ,
trong 10 năm (1965 -1975) tốc độ tăng trưởng bình quân của đàn trâu là 3,5%, đàn
bò là 13,7%, đàn ngựa 6,8%, đàn lợn là 3%. Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp
tiếp tục được đẩy mạnh. Đến năm 1970, toàn tỉnh đã có 20.739 hộ nông dân vào
HTX, chiếm 80,4 tổng số hộ nông dân trong toàn tỉnh, trong đó 62,7% số hộ xã viên
đã vào HTX bậc cao.
- Công nghiệp, thủ công nghiệp cũng có sự chuyển biến đáng kể. Năm 1960, tỷ
trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh là 17,2%, năm 1965 là 28% sản xuất công
13
nghiệp trong những năm 1961 -1965 tăng trưởng 15%/năm, từ 1965 đến 1975, tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 5,7%, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của
xã hội.
* Từ năm 1976 đến 1990, Lào Cai trong tỉnh Hoàng Liên Sơn thực hiện chủ
trương, đường lối của Trung ương Đảng và Đảng bộ địa phương, từng bước xây
dựng và phát triển một nền kinh tế toàn diện.
* Từ năm 1991 đến năm 2011, thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ Lào Cai đã
vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Trung ương Đảng đề ra đường lối, chủ
trương phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với địa phương. Với đường lối đúng đắn,

phù hợp, Đảng bộ Lào Cai đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Lào Cai vượt qua
những khó khăn thử thách, đạt nhiều thành tựu to lớn trên con đường kiến thiết, xây
dựng quê hương.
- Trong 20 năm, tái lập đổi mới và phát triển, kinh tế Lào Cai tăng trưởng
nhanh, đạt tốc độ bình quân 10,5%/ năm. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm
2010 theo giá thực tế là 10.160.178 triệu đồng gấp 7,12 lần so với năm 2000 và gấp
36,28 lần so với năm 1991. Có thể nói Lào Cai là một trong những tỉnh có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và trong nước, ngay cả khi kinh tế toàn cầu
gặp khủng hoảng, trong khi xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. Năm 2011, GDP
đạt 13.188.170 triệu đồng
- Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển khá cao, từng bước phát huy
có hiệu quả những lợi thế về đất đai, khí hậu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ; hình thành được các
vùng thâm canh, các vùng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm
2010 đạt 3.486.860 triệu đồng, gấp 15,2 lần năm 1991, gấp 5,1 lần năm 2000, năm
2011, đạt 4.423.720 triệu đồng. Trong 20 năm tốc độ tăng trưởng bình quân của sản
xuất nông nghiệp đạt 7,1%/năm.
- Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển theo hướng khai thác
tiềm năng, thế mạnh, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Tốc độ tăng giá trị sản
xuất công nghiệp Lào Cai trong 20 năm liên tục đạt ở mức 2 chữ số ( 18,8%/năm). Năm
2000, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 302.739 triệu đồng, gấp 17,4 lần năm 1991, gấp 1,5
lần năm 1995, bình quân tăng 17,2%/năm. Năm 2005 gấp 2,02 lần năm 2001, năm 2010
gấp 2,6 lần năm 2005, và gấp 5,2 lần năm 2000. Năm 2011, giá trị sản xuất công
nghiệp đạt 8.803.500 triệu đồng; Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần, Lào Cai đã phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các
thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh, doanh
nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài hoạt động ngày càng có hiệu quả và có nhiều
đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Thương mại phát triển mạnh đã thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu tư kinh
doanh trong 20 năm (1991-2011) có tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt từ năm 1996

đến năm 2000, qui mô giá trị sản xuất dịch vụ tăng vượt bậc, năm 2000 gấp 7,65 lần
năm 1995, gấp 16,9 lần năm 1991. Đến năm 2011 giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt
7.152.020 triệu đồng, gấp 3,99 lần năm 2005. Các hoạt động dịch vụ tín dụng, vận tải
hành khách và hàng hoá, Bưu chính - viễn thông cũng phát triển nhanh.
- Kinh tế du lịch có bước phát triển với nhiều loại hình như du lịch sinh thái,
14
du lịch văn hóa thôn, bản. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng và
nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội, lượng du khách đến Lào Cai ngày một
tăng lên. Năm 2010, tổng lượt khách 932.869 người, gấp 16,59 lần năm 1995.
doanh thu du lịch theo giá thực tế của khu vực kinh tế dịch vụ năm 2011 là
148.944 triệu đồng, gấp 2,7 lần năm 2005.
Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
gắn sản xuất với thị trường. Tỉ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP tăng
16,8 năm 1991 lên 37,7% năm 2011, khu vực kinh tế dịch vụ là 12,2 % năm 1991
lên 36,3% năm 2011, khu vực nông nghiệp từ 69,9 % năm 1991 giảm xuống còn
25,9 năm 2011.
Sự phát triển vượt bậc về kinh tế cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi
mặt xã hội Lào Cai là minh chứng khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, đồng
thời thể hiện sự vận dụng một cách chủ động, sáng tạo đường lối đổi mới vào hoàn
cảnh cụ thể địa phương của Đảng bộ Lào Cai, góp phần củng cố niềm tin của nhân
dân các dân tộc Lào Cai vào sự lãnh đạo của Đảng.
4. Về cải tạo phong tục tập quán lạc hậu
Từ năm 1958 đến năm 1990, cuộc vận động nhân dân cải tạo phong tục,
tập quán lạc hậu được tiến hành thường xuyên cùng với phong trào xây dựng đời
sống mới.
Theo tinh thần của Nghị quyết số 12/2002/NQ-HĐND về thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động tín ngưỡng thờ tự đã
góp phần làm chuyển biến nhận thức của người dân. Tỷ lệ hộ thực hiện tốt quy định
về nếp sống văn minh ngày càng cao, năm 2006 đạt 75%, năm 2010 đạt 90%; tỷ lệ
hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc làm chuồng trại gia súc, gia cầm xa nhà năm

2006 đạt 65%, đến năm 2010 đạt 85%, tỷ lệ thôn bản không thả rông gia súc đạt
50%. Những chuyển biến trên đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân thôn, bản vùng cao, có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương.
5. Về xây dựng Đảng:
Từ năm 1958 đến năm 1975
Thực hiện lời Huấn thị của Hồ Chủ Tịch, công tác xây dựng Đảng đạt được kết
quả quan trọng, tính từ Đại hội lần thứ II của tỉnh đến tháng 12/1960, Đảng bộ đã
phát triển được 889 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên của toàn tỉnh lên 1.963
đồng chí; số chi bộ nông thôn tăng 6,5 lần, toàn tỉnh chỉ còn 4 xã chưa có đảng viên.
Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng, từ năm 1958 đến 1960, tỉnh đã cử 72 cán
bộ đi học lý luận ở khu ủy và trung ương, 7 người đi học quản lý hợp tác xã, 7
người đi học trường chính trị dân tộc, cử hàng nghìn người đi học tại chức tại tỉnh,
tổ chức các lớp huấn luyện, chỉnh huấn chính trị, chỉnh huấn quản lý, học tập văn
hóa, nghiệp vụ nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, đảng viên.
Trong những năm 1961-1965, Đảng bộ tỉnh Lào Cai tiến hành Đại hội lần thứ
III, IV đề ra nhiệm trọng tâm của công tác xây dựng Đảng là tiến hành cuộc vận
động 3 xây, 3 chống, xây dựng chi bộ 4 tốt. Đến năm 1965, toàn tỉnh đã có 345 chi
bộ, 4.446 đảng viên, một số chi bộ nông thôn đã thành đảng bộ, tỷ lệ đảng viên
người dân tộc thiểu số tăng 10 lần.
15
Trong 10 năm vừa xây dựng CNXH, vừa góp phần vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, công tác tổ chức xây dựng Đảng đã tập trung thực hiện Nghị
quyết của Bộ chính trị và Chỉ thị của Tỉnh ủy về tăng cường công tác giáo dục và
đào tạo, nhằm đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lý
các ngành nông nghiệp, công nghiệp thật vững mạnh. Đến năm 1975, toàn tỉnh đã
có 790 cán bộ có trình độ đại học, 2.439 cán bộ có trình độ trung cấp. Các tổ chức
đảng cơ sở ngày càng lớn mạnh, số lượng đảng viên liên tục phát triển. Đến năm
1975, toàn Đảng bộ Lào Cai có 7.000 đảng viên. Công tác tổ chức xây dựng Đảng
trong những năm 1965 - 1975 đã góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của đế

quốc Mỹ, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
* Giai đoạn 1976 - 1990: Lào Cai trong tỉnh Hoàng Liên Sơn, lúc đó, toàn tỉnh
có 999 chi, đảng bộ cơ sở, với gần 24.218 đảng viên. Công tác tổ chức xây dựng
Đảng tập trung cho lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bảo đảm
an ninh, quốc phòng; tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể; đặc biệt
chú trọng xây dựng, củng cố cấp ủy cơ sở; đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán
bộ, nhất là cán bộ cho vùng cao, thực hiện cuộc vận động xây dựng tổ chức cơ sở
đảng trong sạch, vững mạnh; đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quan lãnh
đạo quản lý, đổi mới phong cách lãnh đạo, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán
bộ, đảng viên; tăng cường công tác tư tưởng, tăng cường đoàn kết trong toàn Đảng
bộ…Đến năm 1990, toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn có 34.776 đảng viên. Về công tác
bảo vệ Đảng, thời kỳ này tập trung cho nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết những hậu
quả do chiến tranh để lại, chống âm mưu phá hoại toàn diện của các thế lực thù
địch, chống nội gián; chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 33 của Ban Bí thư về
tăng cường công tác bảo vệ Đảng trong tình hình mới; nâng cao cảnh giác, chống
âm mưu “diễn biến hòa bình”, hoạt động phá hoại của Mỹ và các thế lực thù địch.
* Từ 1991 đến 2011:
Giai đoạn đầu mới tái lập (1991- 1995): Sau khi tái lập, Đảng bộ tỉnh Lào Cai
có 493 TCCS đảng, 10.942 đảng viên, trong đó dân tộc ít người là 3.877, số đảng
viên từ 30 tuổi trở xuống chiếm 10%, số đảng viên từ 51 tuổi trở lên chiếm 27,9%,
toàn tỉnh còn 451/1.711 thôn bản chưa có đảng viên. Trước tình hình đó, từ 1992
đến năm 1995, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X xác định nhiệm vụ công tác tổ chức
xây dựng Đảng giai đoạn này tập trung vào xây dựng, củng cố các TCCS đảng, phát
triển đảng viên, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng. Đến 1995, toàn tỉnh có 10 cơ
quan ban Đảng, gồm 35 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; có 12.452 đảng viên, trong
đó dân tộc thiểu số chiếm 38,3%, đảng viên từ 30 tuổi trở xuống chiếm 11,6%, đăng
viên từ 51 tuổi trở lên chiếm 27,7%.
Từ 1996 đến 2000, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị
quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6, lần 2 (khoá VIII) về một số vấn đề cơ
bản và cấp bách trong công tác xây dựng đảng hiện nay”, công tác xây dựng chỉnh

đốn Đảng của Đảng bộ Lào Cai được thực hiện thường xuyên từ tỉnh đến cơ sở;
chất lượng TCCS đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên được nâng lên. Năm 2000
tổng số đảng viên là 16.487, đặc biệt là đã giảm được 201 thôn bản chưa có đảng
viên.
Từ 2001 đến 2011, công tác phát triển, xây dựng Đảng gắn với việc thực hiện
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 4, (khoá IX) về tiếp tục cuộc vận
16
động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí… Đến
năm 2005, toàn tỉnh có 21.976 đảng viên, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 35,7%,
đảng viên từ 30 tuổi trở xuống chiếm 16,3%, đảng viên từ 51 tuổi trở lên chiếm
25,4%. Tổ chức đảng cơ sở ngày càng được củng cố, kiện toàn, cán bộ, đảng viên
được bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, quản lý
Nhà nước…Đặc biệt gắn với cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Lào Cai mang tính toàn diện
hơn, chất lượng đảng viên được nâng cao hơn…
Tính đến 31/12/2011 toàn tỉnh có 652 TCCSĐ, trong đó: 282 đảng bộ cơ sở,
327 chi bộ cơ sở, 2.171 chi bộ dưới cơ sở; có 27 TCCSĐ và 69 chi bộ dưới cơ sở
được thành lập mới trong năm; toàn Đảng bộ có 31.779 đảng viên trong đó dân tộc
thiểu số chiếm 36,2%, đảng viên từ 30 tuổi trở xuống chiếm 18,5%, đảng viên từ 51
tuổi trở lên chiếm 27,3%. Đến tháng 9/2012 toàn tỉnh chỉ còn lại 19 thôn bản chưa
có đảng viên, toàn Đảng bộ tỉnh Lào Cai có 33.493 đảng viên, trong đó dân tộc
thiểu số chiếm 36,5%
6. Công tác “bồi dưỡng, giáo dục và cất nhắc cán bộ dân tộc và địa
phương” : Công tác này luôn được Đảng bộ và các cấp chính quyền quan tâm bằng
các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn cho các địa phương. Hàng năm,
hàng khoá đều có những cán bộ được bổ nhiệm vào các vị trí công tác khác nhau.
Câu 5 : Bạn hãy viết về một tấm gương người tốt, việc tốt hoặc một tập thể tiêu
biểu ở địa phương, cơ quan, đơn vị thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai mà bạn biết trong
việc làm theo lời dạy của Bác? (không quá 3000 từ)
Trả lời :

Nhặt được 4,1 cây vàng trả lại cho người đánh rơi (26/03/2013)
Đó là nghĩa cử cao đẹp của anh Đặng Hùng Cường sinh năm 1967 công nhân
xí nghiệp Vận tải đường sắt trực thuộc Công ty APaTít Việt Nam, cư trú tại tổ 6
phường Bắc Lệnh thành phố Lào Cai. Vào khoảng 19 giờ ngày 13 tháng 3 năm
2013 trên đường đi làm về khi qua địa bàn tổ 1 phường Pom Hán thành phố Lào Cai
anh Cường nhặt được một chiếc ví của ai đó bị đánh rơi dưới lòng đường ngay lập
tức anh Cường đã đến Công an phường Pom Hán để trình báo sự việc. Qua kiểm tra
trong ví có 4,1 cây vàng và trên 2 triệu đồng tiền mặt cùng một số giấy tờ. Sau một
thời gian chờ Công an phường Pom Hán xác minh chiếc ví đánh rơi là của chị
Nguyễn Thị Phương Nga cư trú tại tổ 1 phường Pom Hán thành phố Lào Cai.
17
Kết luận:
May mắn được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, chiến tranh đã lùi
dần về quá khứ, tôi cũng như bao lớp trẻ khác không còn phải sống trong sự tàn
khốc của chiến tranh nhưng không thể quên trang sử hào hùng của dân tộc trong
trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm bao năm qua. Nhưng cũng vì lẽ đó
mà lớp trẻ hiện nay cũng sẽ không bao giờ có cơ hội được gặp, được nghe giọng
nói của Người - một người ông, người cha thân yêu, hiền từ của mỗi người Việt
Nam. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm con đường đấu tranh mang lại
độc lập, tự do cho dân tộc mình. Người một đời giản dị, cần mẫn hy sinh vì đất
nước, vì dân, vì ngày mai tươi sáng hơn cho muôn thế hệ mai sau.
Được xem những bài văn, bài báo, những thước phim tư liệu nói về Bác tôi
càng thấm nhuần về tư tưởng, đạo đức lối sống của Người. Bất cứ cương vị nào, ở
bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Bác luôn nghĩ về dân: “Một
ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Là
thế hệ sinh sau, được thừa hưởng nền độc lập, tự do, hòa bình thống nhất của đất
nước, tôi càng biết ơn những hy sinh to lớn mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta và
của bao thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu và hy sinh.
Khi nghe về đức Vua trong những câu chuyện cổ, ta thường nhớ đến những
cung điện nguy nga tráng lệ, bên cạnh hàng trăm tùy tùng hiến dâng vô vàn món

ngon, vật lạ. Nhưng Bác lại hoàn toàn khác, với đôi dép cao su mà bôn ba cả thế
giới, khiến bè bạn năm châu nể phục vì sự giản dị, đơn sơ. Người không câu nệ
chuyện lễ nghi “Bác có phải là Vua đâu?”. Bác luôn hòa mình, chia ngọt sẻ bùi
cùng nhân dân đến từng bát cơm, manh áo. Người không đồng ý việc mình được
đối đãi đặc biệt như một vị lãnh tụ, một ông Vua mà chỉ mong được bình đẳng như
mọi người. Năm 1961, khi về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An, Bác đứng nói chuyện với đồng bào giữa cái nóng gay gắt, đồng chí Chủ tịch
huyện tìm mượn chiếc ô che cho Bác thì Người quay lại hỏi “Thế chú có đủ ô để
cho tất cả đồng bào không?”. Cái tôi cá nhân trong con người vĩ nhân luôn đứng
sau cái chung của quần chúng. Bác bình đẳng, quan tâm tới mọi giai cấp. Từ cụ già
đến em bé, từ miền ngược đến miền xuôi, mỗi tầng lớp như nằm riêng một ngăn
nơi trái tim bao la yêu thương của Người.
Hình ảnh Bác ngồi quạt cho thương bệnh binh hay ra đồng làm ruộng với
nông dân hiện lên trong tôi đầy xúc động. Với một trái tim lớn chứa đựng “ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, Người
trở thành một nhà cách mạng mang trong mình tâm trí của một nhà văn hóa lớn. Vì
thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ những thành tựu cũng như những sai lầm mà
phong trào cách mạng đã trải qua. Người hiểu cần thanh lọc và tiếp nhận những gì
có lợi nhất có mục tiêu đã xác định. Người đứng vượt hẳn lên những người đương
thời ở tư duy và cái nhìn biện chứng nhờ vào những kinh nghiệm mà phong trào
cách mạng đã trải qua để khi về với Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói
nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cần phải làm gì cho nhân dân”: độc lập dân tộc, tự
do và hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu trước sau như một của Người.
Được xem những thước phim tư liệu về Bác tôi đã nhiều lần rơi nước mắt.
Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác ngày qua ngày được
18
truyền tụng, được kể lại như những bài học về cách làm người, về chữ tài, chữ đức
trong mỗi con người ở mọi thời đại. Mỗi khi nghe kể, được biết đến hơn bao giờ
hết, tôi cảm phục tấm gương một Vị Chủ tịch nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi với

tất cả niềm thành kính khôn nguôi. Ngày Người ra đi, câu cuối cùng để lại cho
Đảng, cho dân tộc: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để
khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Chữ “Dân” luôn ở vị trí trung tâm
trong trái tim Bác, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng Người. Chính tình yêu
thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử
trong lòng người dân Việt Nam.
Đó là những cảm nhận của tôi, một con người của thế hệ đi sau - đang được
sống, lao động và học tập trong một nền độc lập, tự do, một đất nước không còn
chiến tranh mà Bác Hồ kính yêu và biết bao các thế hệ người Việt Nam yêu nước
đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để xây dựng lên một nền độc lập cho đất nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tôi luôn thầm hứa với Bác và với các Anh hùng Liệt
sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, phải ra sức phấn đấu học tập hơn nữa, rèn luyện sức
khỏe, trí tuệ, trau dồi đạo đức cách mạng để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa bởi “cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng vĩ đại của Người sẽ trường
tồn và sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta”.
Mường Khương, ngày 25 tháng 4 năm 2013
Người dự thi
Phạm Minh Thành
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2007): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai
(1946-2007), NXB Chính trị quốc gia
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (1996),Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
Lào Cai lần thứ XI.
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2001),Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
Lào Cai lần thứ XII.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ( 2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ
tỉnh Lào Cai lần thứ XIII.
5. Ban Tổ chức Đảng (2012): Báo cáo truyền thống kỉ niệm 75 năm Ngành Tổ
chức xây dựng Đảng 43 năm Ngành Bảo vệ Đảng.

6. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (1996), Niên giám thống kê giai đoạn 1991
-1995, Nxb Thống kê.
7. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2006), Niên giám thống kê năm 2005, Nxb
Thống kê.
8. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2011), Niên giám thống kê năm 2010, Nxb
Thống kê.
9. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2012), Niên giám thống kê năm 2011, Nxb
Thống kê.
10. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia.
11. UBND tỉnh Lào Cai (1999): Lào Cai làm theo lời Bác, Nxb Chính trị quốc
gia 1999…
20

×