Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bai giang lịch sử địa phương Bắc Kạn - lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.86 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 2/5/2013
Ngày giảng:
Tiết 34
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
BẮC KẠN TỪ CỘI NGUỒN ĐẾN THẾ KỶ X
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Tên gọi Bắc Kạn qua các thời kỳ lịch sử.
- Đặc điểm tỉnh Bắc Kạn từ cội nguồn đến thế kỷ X.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng ghi nhớ các mốc lịch sử của địa phương.
- Rèn kỹ năng nhớ các sự kiện liên quan đến địa phương.
3. Thái độ:
Hs có thái độ thêm yêu quê hương mình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, sưu tầm tài liệu về địa phương.
2. Học sinh: Sưu tầm tìa liệu liên quan đến địa phương.
III. Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: 6A: Ts: 19 Vắng:
6B: Ts: 17 Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài.
3.Bài mới:
HĐ của GV&HS Nội dung
? Bắc Kạn có những tên gọi như thế nào qua các
thời kỳ lịch sử?
- Thời Hùng Vương, vùng đất Cao Bằng - Bắc
Kạn ngày nay thuộc bộ Vũ Định.
- Từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ X, địa bàn miền
núi, trong đó có vùng đất Bắc Kạn lập thành các
châu "Ki mi".


- Từ thế kỷ X trở đi, vùng đất Thái Nguyên lên
Bắc Kạn, Cao Bằng gọi là phủ Phú Lương.
- Dưới thời Trần (1226-1400), vùng đất dọc
sông Cầu gọi là lộ Như Nguyệt.
- Từ thời Lê thế kỷ XV, vùng đất Bắc Kạn thuộc
trấn Thái Nguyên.
I. Tên gọi Bắc Kạn qua các thời kỳ
lịch sử:
- Thời Hùng Vương, vùng đất Cao
Bằng - Bắc Kạn ngày nay thuộc bộ
Vũ Định.
- Từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ X, địa
bàn miền núi, trong đó có vùng đất
Bắc Kạn lập thành các châu "Ki mi".
- Từ thế kỷ X trở đi, vùng đất Thái
Nguyên lên Bắc Kạn, Cao Bằng gọi là
phủ Phú Lương.
- Dưới thời Trần (1226-1400), vùng
đất dọc sông Cầu gọi là lộ Như
Nguyệt.
- Từ thời Lê thế kỷ XV, vùng đất Bắc
Kạn thuộc trấn Thái Nguyên.
- Đến thời Nguyễn năm Minh Mạng thứ 12
(1831), Bắc Kạn thuộc tỉnh Thái Nguyên, gồm 2
châu là Bạch Thông ( gồm phần đất Bạch Thông,
một phần huyện Chợ Đồn, Chợ Rã) và Cảm Hoá
(gồm Na Rì và Ngân Sơn).
- Ngày 11 tháng 4 năm 1900, toàn quyền Đông
Dương P. Doumer ra Nghị định tách một phần
đất thuộc tỉnh Thái Nguyên thành lập tỉnh Bắc

Kạn.
GV: Khu vực phía Nam trung tâm thị xã Bắc
Kạn ngày nay, xưa người Tày gọi là Pác Kạm.
Nơi đó có lối ngõ Pác Khuổi Thán, lại có chợ
họp gần đấy nên nhân dân còn gọi là chợ Pác
Kạm. Địa danh Pác Kạm về sau được người
Pháp phiên âm thành Bắc Kạn để chỉ khu quân
sựthuộc đạo quân binh II của chúng đóng ở khu
vực này. Năm 1900, toàn quyền Đông Dương
P.Doumer lấy Bắc Kạn đặt tên hành chính cho
tỉnh.
Gồm 4 châu: Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá
(sau đổi thành Na Rì) và Cảm Hoá (sau đổi thành
Ngân Sơn). Tháng 7 năm 1901, thị xã Bắc Kạn
được thành lập vừa là tỉnh lị của tỉnh Bắc Kạn
vừa là châu lỵ của Bạch Thông.
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
Nghị quyết số 103/NQ-TVQH về việc thành lập
tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Bắc
Kạn và Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu tăng
cường lực lượng cho cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước của dân tộc.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội đã quyết
định tái lập tỉnh Bắc Kạn. Ngày 1 tháng 1 năm
1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức thành lập.
- Đến thời Nguyễn năm Minh Mạng
thứ 12 (1831), Bắc Kạn thuộc tỉnh
Thái Nguyên, gồm 2 châu là Bạch
Thông ( gồm phần đất Bạch Thông,

một phần huyện Chợ Đồn, Chợ Rã)
và Cảm Hoá (gồm Na Rì và Ngân
Sơn).
- Ngày 11 tháng 4 năm 1900, toàn
quyền Đông Dương P. Doumer ra
Nghị định tách một phần đất thuộc
tỉnh Thái Nguyên thành lập tỉnh Bắc
Kạn.
II. Đặc điểm tỉnh Bắc Kạn tư cội
nguồn đến thế kỷ X:
1. Bắc Kạn là một trong những
chiếc nôi của người Tày cổ:
? Tại sao nói Bắc Kạn là một trong những chiếc
nôi của người Tày cố?
Bắc Kạn là một trong những quê hương của con
người từ thời đại nguyên thuỷ. Xét trên bình diện
khảo cổ học- lịch sử Đông Nam. Việt Bắc là một
trong những chiếc nôi của con người từ thời đại
nguyên thuỷ cho đến buổi đầu dựng nước mà
Bắc Kạn là một trọng điểm nằm ở trung tâm ấy.
Tại Bắc Kạn, từ lâu nhân dân đã phát hiện được
Khoan Phạ (rìu đá) ở nhiều nơi. Gần đây các nhà
khảo cổ học đã phát hiện được ở Thẳm Miều
(Lam Sơn - Na Rì) các hiện vật thuộc hậu kì đồ
đá cũ cách đây hàng vạn năm, đồ đá ở hang Tiên
(cạnh hồ Ba Bể) cách đây gần vạn năm ngang
tầm với văn hoá sơ kì đá mới Hoà Bình. Rìu, bôn
có vai, có nấc thuộc hậu kì đá mới ở Đồng Phúc
(Ba Bể)
Tháng 11 năm 2001, nhóm nghiên cứu sưu tầm

tư liệu lịch sử - dân tộc học do Sở Văn hoá -
Thông tin - Thể thao tỉnh Bắc Kạn tổ chức đã
phát hiện một số hiện vật khảo cổ học quan
trọng. Đó là rìu đá mài nhẵn toàn thân, kích cỡ
khá lớn, có vai có nấc, thuộc hậu kì thời đai đá
mới: rìu đá Bằng Thành, Hoàng Trĩ, Đồng Phúc
(huyện Ba Bể, rìu đá dạng búa đá ở Cẩm Giàng
(Bạch Thông) Đặc biệt đã phát hiện được mũi
tên đồng thuộc loại hình Cổ Loa ở Nà Buốc xã
An Thắng (Pác Nặm) có niên đại cách đây hơn
2000 năm.
=> Các phát hiện trên đây tuy còn ít ỏi nhưng
cùng với sự phong phú của các nguồn tài liệu địa
danh học gắn liền với huyền tích huyền thoại
như Nà Gia Dỉn và các bản Piềng, Chiềng,
Mường đã khẳng định sự có mặt của xã hội thị
tộc bộ lạc mà chủ nhân là người Tày cổ ở Bắc
Kạn.
? Trình bày phong trào đấu tranh chống xâm
lược và ách áp bức ngoại xâm của nhân dân Bắc
Kạn từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X?
Từ thế kỷ III TCN các bộ lạc Âu Việt đã cùng
Bắc Kạn là một trong những quê
hương của con người từ thời đại
nguyên thuỷ. Xét trên bình diện khảo
cổ học- lịch sử Đông Nam. Việt Bắc
là một trong những chiếc nôi của con
người từ thời đại nguyên thuỷ cho
đến buổi đầu dựng nước mà Bắc Kạn
là một trọng điểm nằm ở trung tâm

ấy.
2. Truyền thống đấu tranh chống
ngoại xâm của nhân dân Bắc Kạn
từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X:
- Từ thế kỷ III TCN các bộ lạc Âu
người Lạc Việt tiến hành cuộc kháng chiến
chống Tần. Trên miền núi phía Bắc, người Âu
Việt (tổ tiên của người Tày - Nùng) đá tổ chức
lực lượng đánh du kích trong nhiều năm, góp
phần đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược đầu
tiên trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc ta.
Theo sử cũ, vào cuối thế kỷ II TCN, nhân khi
nhà Hán tiến hành xâm chiếm Nam Việt của nhà
Triệu, con cháu Thục Phán là Tây Vu Vương đã
tập hợp quần chúng nổi dậy. Trong cuộc khởi
nghĩa đầu tiên dưới thời Bắc thuộc đã có mặt
đông đảo các tầng lớp nhân dân Bắc Kạn tham
gia cuộc khởi nghĩa.
Mùa xuân năm 40SCN, dưới ngọn cờ đại nghĩa
của Hai Bà Trưng, các tộc Man, Lý (tổ tiên của
người Tày, Nùng) ở Việt Bắc, trong đó có Bắc
Kạn đã nhất tề đứng dậy chống quân xâm lược
nhà Đông Hán. Trong thời gian ngắn, hai Bà đã
dẹp yên quân giặc, thu phục 65 thành ấp và đóng
đô ở Mê Linh.
Trong suốt 10 thế kỷ đau thương dưới sự thống
trị của các triều đình phong kiến phương Bắc,
nhân dân Tày - Nùng Bắc Kạn đã tham gia lật đổ
ách thống trị của nhà Lương thế kỷ VI, thành lập
nước Vạn Xuân triều Tiền Lý.

Theo sử cũ vào đời Nguyên Hoà (806-820) các
cuộc nổi dậy của nhân dân Tày, Nùng, Tráng
(tức Choang) trong đó có nhân dân Bắc Kạn
tham gia chống phong kiến nhà Đường đã được
cả quan lại, bách binh tích cực hưởng ứng.
Như vậy, trong những thế kỷ đau thương dưới
sự thống trị của các triều đình phong kiến
phương Bắc, nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã
không ngừng vùng dậy đấu tranh vũ trang, góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc để
giành lại độc tập tự chủ.
Việt đã cùng người Lạc Việt tiến
hành cuộc kháng chiến chống Tần.
- Vào cuối thế kỷ II TCN, nhân khi
nhà Hán tiến hành xâm chiếm Nam
Việt của nhà Triệu, con cháu Thục
Phán là Tây Vu Vương đã tập hợp
quần chúng nổi dậy. Trong cuộc khởi
nghĩa đầu tiên dưới thời Bắc thuộc đã
có mặt đông đảo các tầng lớp nhân
dân Bắc Kạn tham gia cuộc khởi
nghĩa.
4, Củng cố:
Nắm được tên gọi Bắc Kạn qua các thời kỳ lịch sử, đặc điểm tỉnh
Bắc Kạn từ cội nguồn đến thế kỷ X.
5, Dặn dò:
Học bài, chuẩn bị cho bài ôn tập.

×