Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

mối quan hệ sớm mẹ con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.51 KB, 8 trang )

“MỐI QUAN HỆ SỚM MẸ CON”
Mẹ là người gắn bó với chúng ta trong suốt cuộc đời, những điều mẹ làm
tất cả đều xuất phát từ tình yêu con vô hạn. Mẹ là người trực tiếp gắn bó
với con ngay từ khi con nằm ngoan trong bụng đến khi mẹ chảy nước mắt
khi con chào đời.Được làm mẹ quả là một niềm hạnh phúc lớn lao, đó là
những ngày tháng lo lắng, hồi hộp mong con, những niềm hạnh phúc
không tên khi con có những cử động nho nhỏ, những vui mừng khi con bi
bô gọi mẹ, những lo lắng khi con ốm, con khóc… Tình yêu thương của
mẹ dành cho con ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con, “ Những
đứa trẻ không biết đến sự quan tâm dịu dàng của cha mẹ không chỉ là
những đứa trẻ bất hạnh.Chúng có thể lớn lên thành những người nhấn
tâm, độc ác” Vì vậy mà hình thành mối quan hệ sớm giữa mẹ và con
trong những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng.
Quan hệ sớm giữa mẹ và con trải qua các thời kỳ :
1.Thời kỳ thai nghén:

Hẳn những người mẹ mong muốn có con thì tin mình đang mang một
hình hài nhỏ bé như một bước ngoặt lớn trong cả cuộc đời.
Trong thời kỳ thai nghén, sự gắn bó mẹ con là rất cần thiết.Trong giai
đoạn này, mẹ và con sẽ có những gắn bó qua hệ thống tín hiệu.Hệ
thống tín hiệu này được phát ra từ cả hai phía.
Có 3 con đường tạo nên hệ thống tín hiệu này : con đường sinh học,
con đường tâm thần – giác quan, con đường tưởng tượng.
Có 4 kiểu hệ thống tín hiệu sau :
- Kiểu 1 : tín hiệu phát ra ở mẹ và con đều mạnh.Điều có có nghĩa
là cái nhu cầu gắn bó giữa mẹ và con rất bức thiết.Người mẹ nâng
niu bụng bầu, nghĩ về con, nói chuyện vui vẻ với hình hài nhỏ bé
trong bụng mình.Kiểu tín hiệu này gặp ở những bà mẹ sinh
thường, mẹ tròn con vuông, rất thuận lợi.
- Kiểu 2 : Tín hiệu phát ra ở mẹ mạnh, con yếu,thường xảy ra ở
những trẻ khuyết tật hay sinh thiếu tháng.Những trẻ này có khả


năng phát tín hiệu rất yếu, trong khi mẹ mong con, trông con từng
ngày thì đứa trẻ lại không thể phát lại tín hiệu mạnh như của mẹ,
không đòi hỏi sự gắn bó.
- Kiểu 3 : Tín hiệu phát ra ở mẹ yếu, con mạnh.Trường hợp này
thường xảy ra khi bà mẹ không mong muốn có con.Dường như sự
xuất hiện của con khiến mẹ cảm thấy khó chịu, thấy đáng ghét,
ghẻ lạnh hay có những lời lẽ cay nghiệt với con.Thật đáng thương
khi chúng chỉ là những đứa trẻ và chúng không có tội.
- Kiểu 4 : Tín hiệu phát ra ở mẹ yếu và con cũng yếu. Dường như
đây là một điều bất hạnh khi mà bà mẹ thờ ơ, ghẻ lạnh, phẫn uất
khi mang thai, còn con chính vì vậy nên cũng thờ ơ với mẹ.Cần có
sự can thiệp của những người ngoài cuộc vào mối quan hệ mẹ con
này tránh những hậu quả đáng tiếc như con sinh non, chết lưu
Thời kỳ thai nghén là thời kỳ bản lề, sau đó người phụ nữa thoát ra được,
lớn mạnh lên, già dặn hơn, có biến đổi nhiều.Chính giai đoạn đó đã được
các tác gỉa ăng- lô- sacxong mệnh danh là thời kỳ làm mẹ và racmier gọi
là thời kỳ nên mẹ. Các tác giả như Bibrring và CTV chia thời kỳ thai
nghén ra làm ba giai đoạn :
• Giai đoạn 3 tháng đầu :
Giai đoạn chấp nhận hay không chấp nhận cái thai.
Có nhiều lý do khiến sán phụ chấp nhận hay không chấp nhận cái thai
của mình.
Những thai phụ chấp nhận cái thai : đó là những người hạnh phúc, vui
mừng khi mang trong mình kết tinh của tình yêu với người chồng, những
người mong muốn có một em bé để bố mẹ chồng vui, để thực hiện thiên
mệnh cao cả cảu người phụ nữ.Khi mà xã hội vẫn chưa gạt bỏ được cái
hủ tục “ trọng nam khinh nữ” thì việc có một đứa con trai vẫn luôn là điều
mà bà mẹ mong mỏi nhất, để không bị nói là : không biết đê, hay vô
phúc. Người chồng hạnh phúc khi vợ có em bé cũng là một niềm vui to
lớn với các bà vợ. Như người đàn ông này chẳng hạn :


“Vợ tôi, Lisa ra khỏi phòng tắm với nụ cười tươi cùng với cái que thử thai. Nó
hiện lên hai vạch. Tôi thấy trong người thật nhẹ nhõm và thanh thản vì biết rất nhiều
anh chàng gặp rắc rối lớn khi biết mình sắp làm cha. Tôi đã mong chờ điều này từ rất
lâu rồi. Đó quả là tin tuyệt vời", Matt, 38 tuổi, Traverse City, Mich.
Vậy nhưng lại có những trường hợp thai phụ không mong muốn có
cái thai : đó là khi nhỡ kế hoạch, đó là khi chỉ sinh được con gái, đó là khi
người chồng đay nghiến, nhà chồng gay gắt với con dâu.Đó cũng là khi
cuộc sống vất vả khi không lo được miếng cơm manh áo cho con.Có rất
nhiều nguyên nhân khiến bà mẹ không chấp nhận cái thai của mình dẫn
đến những hậu quả đáng tiếc.Có những quan điềm khác nhau về vấn đề
phá thai, tuy nhiên số đông vẫn cho rằng phá thai là một việc làm không
manh tính nhân đạo.Chúng ta cùng xem xét lời tâm sự của một trong
những người phụ nữ trong các trường hợp nêu trên để thấy nỗi bất hạnh
của người phụ nữ :

“Đến khi tôi mang thai đứa thứ 3, lại là con gái thì bố mẹ chồng tôi chửi. Bảo tôi
chỉ biết ăn mà không biết đẻ. Ông bà còn xúi chồng tôi bỏ vợ cưới người khác, không
thì đi cặp bồ cũng được miễn là tìm được người đàn bà biết đẻ cháu trai cho họ”, chị
Hương chua xót kể.
“Tôi trót dại rồi sinh nó ở cái tuổi 19, còn ba nó khi biết tin thì bỏ xứ đi nơi khác
làm ăn. Ổng đã có gia đình mà tôi không hề hay biết”
Mẹ&Con – Có bà mẹ kể lại rằng, ngày đầu tiên biết mình mang thai, cô đã bật
khóc. Khóc vì… sợ quá chứ không phải vì vui quá! Cô có thai ngoài dự tính,
dù hai vợ chồng đã kết hôn đàng hoàng chứ không phải cảnh làm mẹ đơn
thân. Đơn giản bởi lẽ cả hai vợ chồng đều mới ra trường, công việc chưa
đâu vào đâu, nhà thì ở thuê, nợ nần từ đám cưới trả còn chưa dứt. Thế rồi
đùng một cái, que thử chuyển thành “hai vạch”. Không hoảng làm sao được
chứ! • Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Hạnh
Sau khi trái qua giai đoạn này, cùng với tâm trạng của mình, người phụ

nữ sẽ bước sang giai đoạn thứ 2.
* Giai đoạn 3 tháng giữa :

Thời kỳ này, thai đủ lớn cho người mẹ cảm nhận được những cử động
của thai.Trong thời kỳ này, người mẹ nên cho thai nhi nghe nhạc vì bắt
đầu tuần thứ 16 trở đi, thai nhi đã bắt đầu cảm nhận được âm thanh từ
ngoài truyền vào.Lúc này trẻ cũng cảm nhận được lời nói của mẹ.Người
mẹ nên nói chuyện với con nhiều hơn để gần gũi với con, để cả mẹ và
con nảy sinh những tín hiệu cho nhau.
Người mẹ nói xoa bụng bầu nói với con rằng : “ con thương mẹ cho mẹ
yên, mẹ cố sức kiếm thêm để khi mẹ trong con vuông có miếng cơm
manh áo nuôi con” lúc này, các bà mẹ thường tưởng tượng ra con mình
yếu hay khỏe mạnh, suy đoán con hiền lành nghịch ngợm…Những mối
liên tưởng này ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, chẳng hạn như : con sinh ra
giống bố ở đôi mắt, giống mẹ ở cái mũi , con phải cương trực giống bố
con nhé…Sau này khi bé ra đời hẳn mẹ sẽ có rất nhiều vui mừng về
mong muốn của mình.
• giai đoạn thứ 3: gìai đoạn 3 tháng cuối
Giai đoạn này, bà mẹ chậm chạp, cảm giác nặng nề, đau lưng… Trong
giai đoạn này, sự quan tâm của người thân là rất cần thiết.Người mẹ đôi
khi rất nhạy bén khi mọi người không để ý một chút thôi.Đây là thời kỳ
đối mặt với ca vượt cạn vô cùng cam go. Nhưng giay phút khi con chào
đời quả là niềm hạnh phúc lớn lao của mẹ.
“… Mình chuẩn bị vào phòng sinh, ông bà nội ngoại và anh xã đều thấp thỏm đứng
bên ngoài, Thật ra lúc đó mình lo lắng và hồi hộp lắm, chỉ còn vài phút nữa thôi là
công chúa chào đời , người cũng run lên lắm, bồn chồn lắm mà vẫn vờ cười với mọi
người, mình thật sự là người hạnh phúc vì có tất cả những người thân yêu bên cạnh
ngay giây phút này, và mọi người đã tiếp thêm cho mình một sức mạnh vô cùng lớn
để mình vẫn có thể "xoen xoét" nói chuyện suốt ca mổ.
Giây phút nghe con gái yêu cất tiếng khóc chào đời, người mình như lặng đi, mắt

muốn mờ đi, mọi âm thanh như ngừng lại để dành cho tiếng khóc con yêu . Chồng bế
con qua cho mình và lúc này thật sự là tột cùng của hạnh phúc: "ôi yêu quá yêu
quá " nước mắt cứ trào ra khi mình hôn con và đôi môi con cong lên cũng mấp máy
như đáp trả, cả đời mình chắc chắn không bao giờ quên được giây phút thiêng liêng
ấy, giây phút mình có thêm một tình yêu lớn lao trong cuộc đời”.
“Phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường có khá nhiều những biến đổi
trên cơ thể về cả tâm và sinh lí. Trạng thái tâm lí cũng trải qua từng giai
đoạn khác nhau và mang tính thất thường. Trạng thái tâm lí không tốt,
không ổn định cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe thai nhi, thậm
chí ảnh hưởng đến cả về tâm tính đứa trẻ sau khi ra đời. Chính vì vậy,
việc tạo tâm lí thoải mái cho thai phụ trong suốt thai kì là việc rất quan
trọng”.
Chuyên gia Tâm lí Trần Thị Hồng Hà
2. Sau khi sinh
Khi được hỏi đến cảm nhận của các bà mẹ sau khi sinh,được nhìn đứa
con mang nặng đẻ đau trong một vài giây, hầu như đều nhận được
câu trả lời “ Mừng không tả được”, “ Tôi mừng phát run người lên”,
sau khi nhìn thấy con mạnh khỏe chào đời, các bà mẹ mừng rỡ, quên
đi mọi đau đớn sau ca vượt cạn.Rồi những tiếp xúc ban đầu giữa mẹ
và con, khi con có những cử động nhẹ nhàng, ngáp, khi con bú mẹ
cũng cho mẹ cảm giác gần gũi, thân thuộc.Thậm chí mẹ có thể biết
giờ nào con đói, con hay có những cử chỉ gì rồi con nằm như thế nào
cho thoải mái nhất…Việc mẹ ôm ấp, nâng niu con tạo cho đứa con có
cảm giác an toàn, tránh khỏi sợ hãi, lo âu.Con cảm nhận được hơi ấm
của mẹ, cảm nhận được mùi của mẹ, hương vị sữa mẹ.
Những hành động âu yếm nhẹ nhàng ảnh hướng đến sự phát triển hệ
thần kinh của trẻ.Một sự gắn kết tốt sẽ mang lại cho trẻ một hệ thấn
kinh phát triển bình thương, khỏe mạnh. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ
có những phản xạ không điều kiện như: hít thở, khóc, mút bú,
ngủ Những phản xạ không điều kiện này là nền tảng phát triển các

nét tâm lý của trẻ. Nhìn vào những phản xạ như vậy mà người mẹ
hiểu con muốn gì, chẳng hạn như khi tã bị ướt trẻ sẽ khóc, hay khi đói
cũng vậy. Lúc này đường như khóc là cách mà trẻ biểu hiện được
những cảm xúc của mình.Sự gắn bó mẹ con trong giai đoạn này rất
cần thiết, nếu mẹ không gần gũi, gắn bó với trẻ mà lại là người khác
bế ẵm, chắm sóc trẻ thì sự gần gũi giữa trẻ và mẹ rất khó

“ Có cặp sinh đôi hai bé 32 tuần, người mẹ chỉ chăm sóc CGR cho cháu trai,
còn bà ngoại chăm sóc CGR cho cháu gái.Sau 8 – 10 ngày chúng tôi nhận thấy
cháu trai có những tương tác với mẹ hơi thuần thục hơn, bé hơi lanh lẹ hơn, mắt
có thời gian giao tiếp ngắn với mẹ.Và cân nặng bé tăng nhanh hơn cháu gái,
mặc dù khi sinh cân của cháu thấp hơn”
Trích “Mẹ và con,bước đầu tìm hiểu tâm lý sản phụ và quan hệ sớm mẹ con ở
Việt Nam” Bs Vũ Thị Chín.
Nhờ sự chăm sóc của người mẹ, những sự gần gũi bế ẵm mà trẻ
cảm nhận được mẹ đang là của riêng nó.Nhưng trái lại, nếu bà mẹ
không có tương tác hay tương tác thất thường, thiếu hụt sẽ mang đến
những khó khăn cho trẻ ở những khó khăn bản ngã,trẻ sẽ mất ngủ,
hay khóc, quấy nhiễu, làm chậm quá trình phát triển của trẻ.Việc gắn
bó giữa mẹ và con trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng của nhiều tác
động : môi trường tự nhiên, xã hội, tâm lý của mẹ…
Người mẹ sau khi sinh sẽ có những biểu hiện buồn chán

“ Mình thì không mắc chứng bệnh này sau sinh nhưng mình chứng kiến em
họ mình. Sau khi sinh xong, em hề xảy ra việc gì nhé.
Khi mẹ chồng hỏi gì tự nhiên cứ xin lỗi, mặc cảm với mọi việc, tự cho mình sai
Sau thời gian đó, chồng em ý cũng tham khảo các nơi, về chăm vợ, gần gũi, trò
chuyện, rủ vợ đi chơi, thư giãn, dần dần em ý mới trở lại nhịp sống bình thường
đấy các mẹ ạ.
Chúc các mẹ luôn khỏe, đẩy lùi mọi bệnh tật và sống hạnh phúc nhé!ý vui buồn

thất thường. Có lúc ôm con khóc hu hu, mà trước đó không”
(bau.vn)
• Tâm lý của người mẹ :
- Người mẹ trong thời kỳ sau sinh ở một trạng thái dễ biến đổi về
xúc cảm.Điều này là do sự thay đổi của nội tiết tố trước và sau lúc
sinh.Đôi khi trước khi sinh phấn chấn nhưng không phải hậu sản
không có vấn đề.Sự buồn chán lúc mới sinh xảy ra từ 3 – 5 ngày
sau sinh và thường kéo dài từ 7 -10 ngày, lúc này người ta thường
hay gọi đó là cơn sốt sữa.Chính do sự thay đổi nội tiết như vậy nên
bà mẹ sẽ cảm thấy bứt dứt, khó chịu, khiến sự gắn bó với người
con ngày càng xấu đi.
- Theo thống kê, 10% bà mẹ sau sinh mắc chứng trầm cảm.Đây là
một căn bệnh rất nguy hiểm, người mẹ lừ đừ, lo âu, lúc nào cũng
căng thẳng và thỉnh thoảng có những bà mẹ có ý định giết con,
ghét bỏ con.Căn bệnh này cần được can thiệp kịp thời nếu không
sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng đến sự
gắn bó mẹ con, làm hại con hay trầm trọng hơn là gây tâm thần.
Chính tâm lý của người mẹ ảnh hưởng đến cách mà bà mẹ tương tác,
gắn bó với con.
Kết hôn đã 5 năm vợ chồng Quỳnh mới có tin vui. Tuy nhiên, sau khi sinh bé Su
được một tháng, đột nhiên Quỳnh thay đổi tính nết. Nhiều khi đang nhìn con trìu
mến, Quỳnh bỗng trở nên lãnh đạm, rồi ngồi thụp xuống góc phòng khóc thút
thít. Có bữa, đi làm về, anh Tùng thấy bé Su khóc thét lên vì bị mẹ đánh. Anh vội
ẵm con, thủ thỉ: "Để bố ru con ngủ, hai bố con mình không làm phiền mẹ nữa
nhé. Mẹ cần nghỉ ngơi". Vì đang ở cữ cần kiêng quạt nên Quỳnh bắt cả nhà phải
chịu nóng theo, nếu trong nhà có ai lén bật quạt là Quỳnh gào lên, có lúc quá
khích cô còn cào cấu mọi thứ.( lamchame.com)
Chính vì vậy nên những người thân cần can thiệp sớm giúp bà bầu lấy
lại tâm lý ổn định sau sinh nở để mẹ và con đều thoải mái, khỏe
mạnh.

• Môi trường xã hội :
- Thái độ của người chồng:
Xu hướng không muốn có con để cuộc sống thoải mái :
“Anh chỉ muốn bọn mình sống thật thoải mái, không cực khổ vì điều gì. Em thử nghĩ
xem, em có bầu, sinh con xong sẽ xấu xí đi. Ai dám đảm bảo là khi ấy anh không
ngoại tình. Mà có không ngoại tình, thì cuộc sống vợ chồng cũng bị đảo lộn lên bởi
con. Nó quấy khóc, phá phách, đòi hỏi đủ thứ. Nếu anh không phụ giúp em là vô
trách nhiệm mà phụ giúp thì anh thật sự thấy mệt mỏi. Anh đã chứng kiến nhiều gia
đình như thế rồi sinh cãi vã, đánh lộn nhau và bỏ nhau. Mà anh thì không muốn như
thế. Hơn nữa, ngộ nhỡ có không ở được với nhau, muốn bỏ nhau cũng không làm khổ
con.” ( baomoi.com)
Mới đẻ được nửa tháng, Liễu gần như phải tự làm tất cả, từ đi chợ, nấu cơm đến giặt
giũ, chăm sóc con. Mỗi ngày, cô thấy mình kiệt sức, lại thui thủi vì không có chồng ở
bên chăm sóc, động viên, cũng chẳng có bạn bè để tâm sự nên càng u uất. Liễu chỉ
mong đến ngày con cứng cáp hơn để sang ở gần chồng và đi làm trở lại. Nhưng Vũ
nhất nhất bắt vợ nghỉ ở nhà. Hai người thường xuyên to tiếng về việc này.

Còn chị Trang, phóng viên một tạp chí ở Hà Nội, có con gái gần một tuổi, vẫn rùng
mình khi nhớ lại 2 tháng đầu mới sinh. Chị kể, hồi đó chị sinh mổ, vết khâu nhiễm
trùng lâu lành, nên rất mệt. Đã vậy, con bé lại hay quấy khóc, hầu như cả tháng đầu
không đêm nào chị ngủ trọn vẹn một tiếng, lúc dậy cho con bú, khi thay tã, đút sữa

"Lúc đó, hai vợ chồng lúc nào cũng căng như dây đàn, có khi chỉ vì anh đi làm mệt
nên đêm chưa kịp dậy giúp vợ hay lúc bé ốm, nhà kẹt tiền rồi khi bà mẹ chồng chỉ
trích mình về cách cho ăn, uống thuốc hay tắm táp cho bé là hai đứa lại quay sang
gây gổ, nhìn nhau bằng ánh mắt hình viên đạn", chị nói.(thuocvasuckhoe.com)
Nhiều khi, thái độ của chồng khiến cho người vợ cảm thấy mệt mỏi, thậm
chí ghét bỏ sợi dây gắn kết hai vợ chồng.Người chồng phải là người chia
sẻ với vợ những công việc trong gia đình, phải có trách nhiệm, yêu
thương, quan tâm và chăm sóc vợ chu đáo.

- Môi trường gia đình :
Thái độc của gia đình cũng là mọt trong những yếu tố ảnh hưởng đến
sản phụ sau sinh.Thật bất hạnh khi bố mẹ chồng luôn đay nghiến con
dâu, chỉ trích, nặng nhẹ…Những điều này khiến người phụ nữa trở
nên mệt mỏi, đau đớn, khổ sở cộng với tâm lý buồnchán sau sinh dễ
dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Trái lại, một môi trường gia đình tốt, mọi người quan tâm đến nhau
sẽ khiến sản phụ thoải mái, vui vẻ…
Liên hệ giưa mẹ và bé sau sinh
Bé mới sinh không khác gì một thành viên vừa chuyển đến sống với gia
đình. Sẽ phải có những màn làm quen và trò chuyện nhiều hơn để bé và
bố mẹ hiểu nhau, từ đó hình thành sợi dây gắn kết.
theo nhà tâm lý Joanna Hawthorne: “Mỗi hành động, cử chỉ của bé đều là
muốn nói với chúng ta điều gì đó. Và người lớn chúng ta chỉ cần học để
nhận biết những “tín hiệu” của riêng từng em bé”.
Một em bé đang bị stress có thể sẽ ngáp, hắt hơi hoặc đổi màu da. Khi ấy bạn
nên hiểu rằng lúc này không phải lúc để chơi, bé cần thời gian yên tĩnh. Nếu em
bé của bạn yên lặng nhìn quanh, có thể bé muốn tán gẫu và chơi với bạn đấy.
Khóc cũng là một cách giao tiếp chứ không phải bé đang hư đâu nhé! Có thể là
bé muốn nói “con đói”, “con buồn ngủ” hoặc “con cần được thay bỉm”. Cũng
không loại trừ trường hợp bé muốn được chơi và nói chuyện cùng bố mẹ
lamchame.com
Ngôn ngữ giao tiếp cũng rất quan trọng với bé.Mẹ nên nói chuyện cùng
bé cùng với những hành động, cử chỉ để bé có thể cảm nhận được sự gần
gũi, sự chia sẻ.Chẳng hạn như khi tắm, mẹ nói : “ nào mẹ con mình cùng
tắm nào…” hay “ đến giờ ti rồi, con ti ngoan nhé…” bé sẽ cảm thấy
thích thú với nụ cười của mẹ, hay những hàng động như nháy mắt, tặc
lưỡi…
Bà mẹ không chỉ là một cái vo bọc tâm lý trong suốt cuộc đời mà còn là
cái nôi an toàn giúp trẻ hình thành bản ngã vững mạnh, phát triển nhận

thức và cảm xúc tốt đẹp.Một số nhiễu loan trong tương tác mẹ con khiến
cho việc phát triển của trẻ bị ngưng trệ, kém phát triển.Nguyên nhân do ;
- Kích thích thái quá không tôn trọng tín hiệu của trẻ, tránh né (quay mặt
đi, nhắm mắt ).
- Kích thích yếu ớt ở những bà mẹ trầm uất, ức chế, tinh thần phân lập.
- Đẻ non (lo âu của bố mẹ, điều hoà trạng thái thức tỉnh của trẻ kém ->
giao tiếp và tương tác khó).
- Chậm sinh trưởng thai nhi -> khó ổn định trạng thái thức tỉnh yên tĩnh
và chăm chú.
- Khó khăn trong thời kỳ thơ ấu của mẹ.
Có thể nói, mẹ là người gắn bó với con trong suốt cuộc đời.hình thành
mối quan hệ sớm mẹ con giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×