SỞ GD-ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 (năm 2012-1013)
TRƯỜNG THPT-DTNT CON CUÔNG MÔN THI: SINH HỌC
Đề gồm 4 trang từ trang 1/9 – 4/9. Thời gian 90 phút ( không kể thời gian phát
đề)
MÃ ĐỀ: 999
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về bản đồ di truyền?
A. Bản đồ di truyền cho biết tương quan trội lặn của các gen.
B. Khoảng cách giữa các gen được tính bằng khoảng cách từ gen đó đến tâm động.
C. Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên các nhiễm sắc thể của một loài.
D. Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các nuclêôtit trên ADN của một loài.
Câu 2: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng hoa đỏ
trội hoàn toàn so với tính trạng hoa vàng. Lai cây thân cao - hoa đỏ với cây thân thấp - hoa đỏ được F
1
có
kiểu hình cây thấp - hoa vàng chiếm tỉ lệ 12,5%. Nếu F
1
có 2000 cây thì có bao nhiêu cây thân thấp - hoa đỏ?
(Biết các gen phân ly độc lập).
A. 750. B. 650. C. 700. D. 600.
Câu 3: Để tạo được giống mới mang những đặc điểm mà giống cũ không có, khâu đầu tiên các nhà tạo
giống phải làm gì?
A. Tạo ra nguồn biến dị di truyền. B. Nghiên cứu đặc điểm di truyền của giống đã có.
C. Nhân giống vô tính. D. Tạo giống thuần về tất cả các cặp gen.
Câu 4: Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ
A. sự tiến hóa phân li. B. sự tiến hóa tương quan.
C. sự tiến hóa đồng quy. D. sự tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp.
Câu 5: Ở gà, gen A quy định lông vằn, a quy định lông không vằn, gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X,
không có alen tương ứng trên Y. Cặp lai nào sau đây có thể phân biệt được gà trống, mái ngay từ lúc mới
nở?
A. X
a
X
a
x X
A
Y. B. X
A
X
A
x X
a
Y. C. X
A
X
a
x X
A
Y. D. X
A
X
a
x X
a
Y.
Câu 6: Cây ba nhiễm (Thể ba) có kiểu gen AaaBb giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử
AB được tạo ra là
A. 1/12. B. 1/6. C. 5/6. D. 1/2.
Câu 7: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Gây đột biến nhân tạo. B. Cấy truyền phôi.
C. Kĩ thuật chuyển gen người vào tế bào Ecoli. D. Lai tế bào xôma.
Câu 8: Một tế bào sinh dục đực có hai cặp gen, cặp Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể(NST) số 3 và cặp Bb
nằm trên cặp NST số 5. Tế bào trên giảm phân, cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II
bình thường, cặp số 5 phân li bình thường thì tế bào này có thể cho những loại giao tử nào?
A. AAB, b hoặc aaB, b. B. AaB, Aab, O. C. AaB, b hoặc Aab, B. D. AaBb, O.
Câu 9: Trong một quần thể giao phối, xét ba gen: Gen I có ba alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường,
gen II có ba alen, gen III có bốn alen, hai gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường khác. Số kiểu gen
tối đa có trong quần thể trên là
A. 360. B. 468. C. 465. D. 180.
Câu 10: Một gen cấu trúc nhân đôi 3 lần liên tiếp, các gen con được tạo ra đều phiên mã 5 lần, trên mỗi
phân tử mARN đều có 5 ribôxom trượt qua một lần. Số chuỗi polipeptit tối đa được tạo ra từ quá trình trên
là
A. 205. B. 250. C. 225. D. 200.
Câu 11: Phép lai giữa hai cá thể ruồi giấm có kiểu gen
AB
ab
X
D
X
d
x
AB
ab
X
D
Y cho F
1
có kiểu hình lặn về tất
cả các tính trạng chiếm 4,375%. Biết một gen qui định một tính trạng, trội, lặn hoàn toàn. Tần số hoán vị gen
là
A. 20%. B. 40%. C. 35%. D. 30%.
Trang 1/9 - Mã đề thi 999
Câu 12: Hai gen A và B cùng nằm trên một nhiễm sắc thể ở vị trí cách nhau 40cM. Nếu mỗi gen quy định
một tính trạng và trội - lặn hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới thì đời sau của phép lai
Ab
aB
x
Ab
ab
có
kiểu hình mang cả hai tính trạng trội (A- B- ) chiếm tỉ lệ là
A. 15%. B. 35%. C. 25%. D. 30%.
Câu 13: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến lặp đoạn. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến điểm.
Câu 14: Một gen có chiều dài 5100Å, có A= 20%, mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại A= 345. Nếu mạch 1
là mạch gốc và gen phiên mã 5 lần thì số Nuclêôtit loại uraxin(U) do môi trường nội bào cung cấp cho quá
trình phiên mã là
A. U=1380. B. U=1200. C. U=1275. D. U=1380.
Câu 15: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên nguồn biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả
đối với
A. bào tử, hạt phấn. B. vật nuôi và vi sinh vật. C. vật nuôi và cây trồng. D. cây trồng và vi sinh vật.
Câu 16: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin.
Câu 17: Trong một quần thể cân bằng di truyền, xét một gen gồm hai alen A và a trội, lặn hoàn toàn. Quần
thể(P) có 36% số cá thể có kiểu hình lặn. Khi điều kiện sống thay đổi làm chết hoàn toàn các cá thể có kiểu
hình lặn (quần thể F1) . Sau đó điều kiện môi trường trở lại như cũ. Quần thể F1 ngẫu phối được quần thể
F2. Tần số alen A trong quần thể F2 là
A. 0,59. B. 0,455. C. 0,64. D. 0,625.
Câu 18: Chất hóa học 5-Brôm-Uraxin gây đột biến gen vào thời điểm nào trong chu kì tế bào?
A. Pha G1. B. Pha S. C. Pha M. D. Pha G2.
Câu 19: Cho phép lai P: ♂AaBbCcDdEe x ♀aaBbccDdEe. Tỷ lệ kiểu gen mang ít nhất một cặp dị hợp ở F
1
là bao nhiêu?
A. 24/32. B. 1/8. C. 1/32. D. 31/32.
Câu 20: Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi để chung vỏ prôtêin của thể ăn khuẩn T2 và ADN của thể ăn
khuẩn T4 thì tạo được một thể ăn khuẩn ghép. Nếu ta cho thể ăn khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn,
các thể ăn khuẩn nhân bản lên trong tế bào vật chủ sẽ có
A. prôtêin của T4 và ADN của T4. B. Prôtêin của T2 và ADN của T4.
C. prôtêin của T4 và ADN của T2. D. prôtêin của T2 và ADN của T2.
Câu 21: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối, tỉ lệ thể dị hợp còn
lại là 3,75%. Số thế hệ tự phối của quần thể trên là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 4.
Câu 22: Cơ quan thoái hóa ở người chứng minh điều gì?
A. Cơ quan nào ở người không sử dụng được thì cơ quan đó tiêu biến.
B. Loài người đã được tiến hóa từ loài thú hiện đang sinh sống.
C. Cơ quan thoái hóa xuất hiện là do sự phát triển không bình thường của phôi.
D. Loài người và các loài thú hiện nay có chung một nguồn gốc.
Câu 23: Một gen dài 5100 Ăngstron và có 3900 liên kết hidro. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là
A. A=T= 450; G=X= 1050. B. A=T= 900; G=X= 600.
C. A=T= 600; G=X= 900. D. A=T= 1050; G=X= 450.
Câu 24: Mã di truyền không có đặc tính nào sau đây?
A. Tính đặc trưng. B. Tính thoái hóa. C. Tính phổ biến. D. Tính đặc hiệu.
Câu 25: Các tế bào kháng thuốc được tách bỏ nhân, cho kết hợp với nhân của tế bào bình thường mẫn cảm
với thuốc tạo ra tế bào mới, tế bào này có khả năng kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ
A. tính kháng thuốc được truyền qua gen ngoài nhân (gen ở tế bào chất).
B. tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể thường.
C. tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể X.
D. tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể Y.
Trang 2/9 - Mã đề thi 999
Câu 26: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không sử dụng kiểu lai nào dưới đây?
A. Lai khác dòng. B. Lai phân tích. C. Lai khác dòng kép. D. Lai thuận nghịch.
Câu 27: Một phân tử mARN được tổng hợp từ hai loại nuclêôtit là adenin(A) và uraxin(U) với tỉ lệ là 4:1. Tỉ
lệ bộ ba AUA trong phân tử mARN trên là
A. 11/125. B. 16/125 C. 5/125. D. 10/125.
Câu 28: Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng, trội - lặn hoàn toàn, thì
tỉ lệ kiểu hình (A-bbccD-) được tạo ra từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu?
A. 1/32. B. 1/8. C. 1/64. D. 1/16.
Câu 29: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là
A. sửa chữa sai hỏng di truyền. B. gây đột biến gen.
C. phục hồi gen. D. liệu pháp gen.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?
A. Các con lai F
1
có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau.
B. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
C. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho
ưu thế lai và ngược lại.
D. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F
1
và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.
Câu 31: Ở phép lai
bD
Bd
YX x
bd
BD
XX
aaA
, nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và
các gen trội, lặn hoàn toàn. Giả sử số loại kiểu hình không xét đến yếu tố giới tính thì số loại kiểu gen và
kiểu hình ở đời con là
A. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
C. 36 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 36 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
Câu 32: Cho F1 dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích F
B
thu được tỉ lệ kiểu hình là 1 :2 :1. Trường hợp nào sau
đây sẽ cho kết quả trên?
A. F1 có hoán vị gen với tần số là 20% . B. Các gen phân li độc lập và mỗi gen qui định một tính trạng.
C. Các gen liên kết hoàn toàn và F1 có kiểu gen liên kết bằng (AB/ab).
D. Các gen tương tác bổ sung theo tỉ lệ 9 :6 :1.
Câu 33: Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng, trội, lặn hoàn toàn thì phép lai P: AaBbCcDdEe x
AaBbCcDdEe cho tỉ lệ con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội và một tính trạng lặn là
A. 81/1024. B. 18/256. C. 405/1024. D. 27/256.
Câu 34: Ở một loài thực vật, khi cho F1 dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn, ở thế hệ F
2
thu được tỉ lệ phân li
kiểu hình:
9
16
hạt màu vàng :
7
16
hạt màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hạt màu vàng ở F2 cho tự thụ
phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu?
A.
8
9
. B.
9
16
. C.
1
9
. D.
1
3
.
Câu 35: Gen A có hiệu số giữa nuclêôtit loại adenin với một loại nuclêôtit khác là 20% và có 2760 liên kết
hiđrô. Gen bị đột biến điểm thành alen a có số liên kết hiđrô là 2759. Số lượng nuclêôtit loại adenin của gen
đột biến a là
A. 369. B. 841. C. 361. D. 839.
Câu 36: Theo mô hình ôperon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt. B. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
C. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. D. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
Câu 37: Các bệnh do đột biến phân tử ở người là
A. bệnh mù màu, tật dính ngón tay, bệnh ung thư máu. B. hội chứng claiphentơ, tơcnơ, siêu nữ.
C. bệnh mù màu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh bạch tạng.
D. bệnh ung thư máu, bệnh mù màu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 38: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu
hoa. Kiểu gen: A-B-: hoa đỏ, A-bb: hoa hồng, aaB- và aabb: hoa trắng. Phép lai P: aaBb x AaBb cho tỉ lệ
phân li kiểu hình ở F
1
là bao nhiêu?
A. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng. B. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng.
C. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng. D. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng.
Trang 3/9 - Mã đề thi 999
Câu 39: Xét phép lai
AB
ab
x
AB
ab
. Biết hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng 40%, các tính trạng
trội, lặn hoàn toàn. Xác định tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội, một tính trạng lặn ở đời con.
A. 16%. B. 20%. C. 32%. D. 25%.
Câu 40: Xét 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen
AB
ab
Dd XY giảm phân bình thường hình thành các
giao tử, có hoán vị gen. Số loại giao tử tố đa có thể thu được là
A. 6. B. 12. C. 8. D. 16.
Câu 41: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như một loài mới vì cây
tứ bội
A. không có khả năng sinh giao tử bình thường.
B. có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
C. giao phấn với cây lưỡng bội tạo ra cây tam bội bất thụ.
D. có khả năng sinh trưởng phát triển hơn cây lưỡng bội.
Câu 42: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt màu xanh.
Cho cây hạt màu vàng giao phấn với cây hạt màu xanh thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1/2 hạt màu
vàng: 1/2 hạt màu xanh. Cho F1 tự thụ phấn, khi thu hoạch sẽ có tỉ lệ hạt màu vàng (theo lí thuyết)
là
A. 1/2. B. 3/8. C. 3/4. D. 2/8.
Câu 43: Tiến hành lai giữa hai tế bào sinh dưỡng của hai loài khác nhau, loài một có kiểu gen AaBB, loài
hai có kiểu gen EeggHH. Tạo ra tế bào lai có kiểu gen là
A. AABBEEggHH hoặc aaBBEEggHH. B. AaBBEeggHH.
C. ABEgH hoặc aBEgH. D. AaBEEggHH.
Câu 44: Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ
tự thụ phấn thì tỉ lệ thể đồng hợp chiếm tỉ lệ 0,95?
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 45: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần có mục đích
A. để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.
B. xác định được các gen trên nhiễm sắc thể thường hay trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. đánh giá vai trò của các gen trong nhóm gen liên kết.
D. xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
Câu 46: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin, đó là đặc tính nào của mã di truyền?
A. Tính thoái hóa. B. Tính phổ biến. C. Tính liên tục. D. Tính đặc hiệu.
Câu 47: Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh
A. mối quan hệ họ hàng của các loài. B. số lượng gen của loài.
C. tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài. D. mức độ tiến hóa của loài.
Câu 48: Ở đậu Hà lan, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây thuần chủng hoa đỏ lai với
cây hoa trắng được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F
2
giao phấn ngẫu nhiên
với nhau thì kết quả phân ly kiểu hình ở F
3
là
A. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
C. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
Câu 49: Nguyên tắc khắc phục hiện tượng bất thụ trong lai xa là
A. làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể lai xa.
B. làm thay đổi cách sắp xếp gen trên nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể lai xa.
C. làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể lai xa.
D. làm cho mỗi nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể lai xa đều có thêm một nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 50: Khoa học y học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh, hội chứng di truyền nào
dưới đây?
A. Hội chứng Đao. B. Bệnh phêninkêtô niệu.
C. Hội chứng Claiphentơ. D. Hội chứng Tơcnơ.
Trang 4/9 - Mã đề thi 999
GIẢI CHI TIẾT MÃ ĐỀ 999
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về bản đồ di truyền?
A. Bản đồ di truyền cho biết tương quan trội lặn của các gen.
B. Khoảng cách giữa các gen được tính bằng khoảng cách từ gen đó đến tâm động.
C. Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên các nhiễm sắc thể của một loài.
D. Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các nuclêôtit trên ADN của một loài.
Đáp án C
Câu 2: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng hoa đỏ
trội hoàn toàn so với tính trạng hoa vàng. Lai cây thân cao - hoa đỏ với cây thân thấp - hoa đỏ được F
1
có
kiểu hình cây thấp - hoa vàng chiếm tỉ lệ 12,5%. Nếu F
1
có 2000 cây thì có bao nhiêu cây thân thấp - hoa đỏ?
(Biết các gen phân ly độc lập).
A. 750. B. 650. C. 700. D. 600.
Giải: F
1
aabb ⇒ P AaBb x aaBb ⇒ cây thấp, hoa đỏ ở F
1
chiếm tỷ lệ 1/2x3/4 = 3/8 ⇒ số lượng 3/8x2000 ⇒
Đáp án A
Câu 3: Để tạo được giống mới mang những đặc điểm mà giống cũ không có, khâu đầu tiên các nhà tạo
giống phải làm gì?
A. Tạo ra nguồn biến dị di truyền. B. Nghiên cứu đặc điểm di truyền của giống đã có.
C. Nhân giống vô tính. D. Tạo giống thuần về tất cả các cặp gen.
Đáp án: Tạo nguồn biến dị ⇒ chọ A
Câu 4: Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ
A. sự tiến hóa phân li. B. sự tiến hóa tương quan.
C. sự tiến hóa đồng quy. D. sự tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp.
Đáp án: tiến hóa phân li ⇒ chọn A
Câu 5: Ở gà, gen A quy định lông vằn, a quy định lông không vằn, gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X,
không có alen tương ứng trên Y. Cặp lai nào sau đây có thể phân biệt được gà trống, mái ngay từ lúc mới
nở?
A. X
a
X
a
x X
A
Y. B. X
A
X
A
x X
a
Y. C. X
A
X
a
x X
A
Y. D. X
A
X
a
x X
a
Y.
Đ án: Chọn A
Câu 6: Cây ba nhiễm (Thể ba) có kiểu gen AaaBb giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử
AB được tạo ra là
A. 1/12. B. 1/6. C. 5/6. D. 1/2.
Đ án: Tỷ lệ giao tử AB là 1/6x1/2 = 1/12 ⇒ chọn A
Câu 7: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Gây đột biến nhân tạo. B. Cấy truyền phôi.
C. Kĩ thuật chuyển gen người vào tế bào Ecoli. D. Lai tế bào xôma.
Đ án: D
Câu 8: Một tế bào sinh dục đực có hai cặp gen, cặp Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể(NST) số 3 và cặp Bb
nằm trên cặp NST số 5. Tế bào trên giảm phân, cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II
bình thường, cặp số 5 phân li bình thường thì tế bào này có thể cho những loại giao tử nào?
A. AAB, b hoặc aaB, b. B. AaB, Aab, O. C. AaB, b hoặc Aab, B. D. AaBb, O.
Đ án: NST số 3 phân li 2 loại Aa và O, NST số 5 phân li 2 loại B và b ⇒ chọn C
Câu 9: Trong một quần thể giao phối, xét ba gen: Gen I có ba alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường,
gen II có ba alen, gen III có bốn alen, hai gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường khác. Số kiểu gen
tối đa có trong quần thể trên là
A. 360. B. 468. C. 465. D. 180.
Đ án: Số kiểu gen tối đa trong QT là: (3.4/2)x [3.4(3.4+1)]/2 = 468 ⇒ chọn B.
Câu 10: Một gen cấu trúc nhân đôi 3 lần liên tiếp, các gen con được tạo ra đều phiên mã 5 lần, trên mỗi
phân tử mARN đều có 5 ribôxom trượt qua một lần. Số chuỗi polipeptit tối đa được tạo ra từ quá trình trên là
A. 205. B. 250. C. 225. D. 200.
Đ án: Số chuỗi PP là 2
3
x 5 x 5 = 200 ⇒ chọn D.
Trang 5/9 - Mã đề thi 999
Câu 11: Phép lai giữa hai cá thể ruồi giấm có kiểu gen
AB
ab
X
D
X
d
x
AB
ab
X
D
Y cho F
1
có kiểu hình lặn về tất
cả các tính trạng chiếm 4,375%. Biết một gen qui định một tính trạng, trội, lặn hoàn toàn. Tần số hoán vị gen
là
A. 20%. B. 40%. C. 35%. D. 30%.
Đ án : ab/ab chiếm tỉ lệ 4,375%/25% = 17,5% ⇒ tỉ lệ giao tử ab của ruồi cái = 17,5%/50% = 35% ⇒ f =
30% ⇒ chọn đáp án D
Câu 12: Hai gen A và B cùng nằm trên một nhiễm sắc thể ở vị trí cách nhau 40cM. Nếu mỗi gen quy định
một tính trạng và trội - lặn hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới thì đời sau của phép lai
Ab
aB
x
Ab
ab
có
kiểu hình mang cả hai tính trạng trội (A- B- ) chiếm tỉ lệ là
A. 15%. B. 35%. C. 25%. D. 30%.
Đ án : Tỉ lệ KH (A-B-) = %AB+%aB x Ab% = 35% ⇒ chọn đáp án B
Câu 13: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến lặp đoạn. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến điểm.
Đ án : D
Câu 14: Một gen có chiều dài 5100Å, có A= 20%, mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại A= 345. Nếu mạch 1
là mạch gốc và gen phiên mã 5 lần thì số Nuclêôtit loại uraxin(U) do môi trường nội bào cung cấp cho quá
trình phiên mã là
A. U=1380. B. U=1200. C. U=1275. D. U=1380.
Đ án: L = 5100A
0
⇒ N =3000 ⇒ A = 600 ⇒ A
1
= 255 = U
m
⇒ U
mt
= 255x5 = 1275 ⇒ chọn đáp án C
Câu 15: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên nguồn biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả
đối với
A. bào tử, hạt phấn. B. vật nuôi và vi sinh vật. C. vật nuôi và cây trồng. D. cây trồng và vi sinh vật.
Đ án: C
Câu 16: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin.
Đ án: C
Câu 17: Trong một quần thể cân bằng di truyền, xét một gen gồm hai alen A và a trội, lặn hoàn toàn. Quần
thể(P) có 36% số cá thể có kiểu hình lặn. Khi điều kiện sống thay đổi làm chết hoàn toàn các cá thể có kiểu
hình lặn (quần thể F1). Sau đó điều kiện môi trường trở lại như cũ. Quần thể F1 ngẫu phối được quần thể F2.
Tần số alen A trong quần thể F2 là
A. 0,59. B. 0,455. C. 0,64. D. 0,625.
Đ án: CTQT F1 ban đầu: 0,16 AA: 0,48Aa: 0.36aa ⇒ F1 sau khi đ/k sống thay đổi: 0,16 AA: 0,48Aa ⇒
A=5/8 = 0,625 ⇒ chọn đáp án D
Câu 18: Chất hóa học 5-Brôm-Uraxin gây đột biến gen vào thời điểm nào trong chu kì tế bào?
A. Pha G1. B. Pha S. C. Pha M. D. Pha G2.
Đ án : DNA nhân đôi ⇒ pha S ⇒ chọn đáp án B
Câu 19: Cho phép lai P: ♂AaBbCcDdEe x ♀aaBbccDdEe. Tỷ lệ kiểu gen mang ít nhất một cặp dị hợp ở F
1
là bao nhiêu?
A. 24/32. B. 1/8. C. 1/32. D. 31/32.
Đ án: 1 – 1x1/4x1/4x1/2 = D ⇒ chọn đáp án D
Câu 20: Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi để chung vỏ prôtêin của thể ăn khuẩn T2 và ADN của thể ăn
khuẩn T4 thì tạo được một thể ăn khuẩn ghép. Nếu ta cho thể ăn khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn,
các thể ăn khuẩn nhân bản lên trong tế bào vật chủ sẽ có
A. prôtêin của T4 và ADN của T4. B. Prôtêin của T2 và ADN của T4.
C. prôtêin của T4 và ADN của T2. D. prôtêin của T2 và ADN của T2.
Đ án : A
Câu 21: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối, tỉ lệ thể dị hợp còn
lại là 3,75%. Số thế hệ tự phối của quần thể trên là
Trang 6/9 - Mã đề thi 999
A. 5. B. 7. C. 6. D. 4.
Đ án: 2
n
= 60%/3,75% = 16 ⇒ n = 4 ⇒ chọn đáp án D
Câu 22: Cơ quan thoái hóa ở người chứng minh điều gì?
A. Cơ quan nào ở người không sử dụng được thì cơ quan đó tiêu biến.
B. Loài người đã được tiến hóa từ loài thú hiện đang sinh sống.
C. Cơ quan thoái hóa xuất hiện là do sự phát triển không bình thường của phôi.
D. Loài người và các loài thú hiện nay có chung một nguồn gốc.
Đ án: D
Câu 23: Một gen dài 5100 Ăngstron và có 3900 liên kết hidro. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là
A. A=T= 450; G=X= 1050. B. A=T= 900; G=X= 600.
C. A=T= 600; G=X= 900. D. A=T= 1050; G=X= 450.
Đ án : N = 3000 ⇒ G = 3900-3000=900 ⇒ A =600 ⇒ chọn đáp C
Câu 24: Mã di truyền không có đặc tính nào sau đây?
A. Tính đặc trưng. B. Tính thoái hóa. C. Tính phổ biến. D. Tính đặc hiệu.
Đ án : A
Câu 25: Các tế bào kháng thuốc được tách bỏ nhân, cho kết hợp với nhân của tế bào bình thường mẫn cảm
với thuốc tạo ra tế bào mới, tế bào này có khả năng kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ
A. tính kháng thuốc được truyền qua gen ngoài nhân (gen ở tế bào chất).
B. tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể thường.
C. tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể X.
D. tính kháng thuốc được truyền qua gen ở nhiễm sắc thể Y.
Đ án : A
Câu 26: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không sử dụng kiểu lai nào dưới đây?
A. Lai khác dòng. B. Lai phân tích. C. Lai khác dòng kép. D. Lai thuận nghịch.
Đ án : B
Câu 27: Một phân tử mARN được tổng hợp từ hai loại nuclêôtit là adenin(A) và uraxin(U) với tỉ lệ là 4:1. Tỉ
lệ bộ ba AUA trong phân tử mARN trên là
A. 11/125. B. 16/125 C. 5/125. D. 10/125.
Đ án: 4/5x1/5x4/5 = 16/125 ⇒ chọn đáp án B
Câu 28: Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng, trội - lặn hoàn toàn, thì
tỉ lệ kiểu hình (A-bbccD-) được tạo ra từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu?
A. 1/32. B. 1/8. C. 1/64. D. 1/16.
Đ án: TLKH (A-bbccD-) = 1.1/4.1/4.1/2 = 1/32 ⇒ chọn đáp án A
Câu 29: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là
A. sửa chữa sai hỏng di truyền. B. gây đột biến gen.
C. phục hồi gen. D. liệu pháp gen.
Đ án: D
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?
A. Các con lai F
1
có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau.
B. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
C. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho
ưu thế lai và ngược lại.
D. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F
1
và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.
Đ án: C
Câu 31: Ở phép lai
bD
Bd
YX x
bd
BD
XX
aaA
, nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và
các gen trội, lặn hoàn toàn. Giả sử số loại kiểu hình không xét đến yếu tố giới tính thì số loại kiểu gen và
kiểu hình ở đời con là
A. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
C. 36 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 36 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
Đ án; KG: 4x10=40; KH = 2x4 = 8 ⇒ chọn đáp án A
Câu 32: Cho F1 dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích F
B
thu được tỉ lệ kiểu hình là 1 :2 :1. Trường hợp nào sau
đây sẽ cho kết quả trên?
Trang 7/9 - Mã đề thi 999
A. F1 có hoán vị gen với tần số là 20% .
B. Các gen phân li độc lập và mỗi gen qui định một tính trạng.
C. Các gen liên kết hoàn toàn và F1 có kiểu gen liên kết bằng (AB/ab).
D. Các gen tương tác bổ sung theo tỉ lệ 9 :6 :1.
Đ án: D
Câu 33: Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng, trội, lặn hoàn toàn thì phép lai P: AaBbCcDdEe x
AaBbCcDdEe cho tỉ lệ con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội và một tính trạng lặn là
A. 81/1024. B. 18/256. C. 405/1024. D. 27/256.
Đ án:
4
2
4
3 1 405
.
4 4 1024
C
=
÷
⇒ chọn đáp án C
Câu 34: Ở một loài thực vật, khi cho F1 dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn, ở thế hệ F
2
thu được tỉ lệ phân li
kiểu hình:
9
16
hạt màu vàng :
7
16
hạt màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hạt màu vàng ở F2 cho tự thụ
phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu?
A.
8
9
. B.
9
16
. C.
1
9
. D.
1
3
.
Đ án: (9 vàng bao gồm: 1 AABB 2AABb 2AaBB và 4 AaBb ⇒ chọn đáp án C
Câu 35: Gen A có hiệu số giữa nuclêôtit loại adenin với một loại nuclêôtit khác là 20% và có 2760 liên kết
hiđrô. Gen bị đột biến điểm thành alen a có số liên kết hiđrô là 2759. Số lượng nuclêôtit loại adenin của gen
đột biến a là
A. 369. B. 841. C. 361. D. 839.
Đ án: ta tính số nu A của gen trước ĐB = 840 ⇒ chọn đáp án B
Câu 36: Theo mô hình ôperon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt. B. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
C. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. D. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
Đ án: D
Câu 37: Các bệnh do đột biến phân tử ở người là
A. bệnh mù màu, tật dính ngón tay, bệnh ung thư máu. B. hội chứng claiphentơ, tơcnơ, siêu nữ.
C. bệnh mù màu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh bạch tạng.
D. bệnh ung thư máu, bệnh mù màu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Đ án: C
Câu 38: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu
hoa. Kiểu gen: A-B-: hoa đỏ, A-bb: hoa hồng, aaB- và aabb: hoa trắng. Phép lai P: aaBb x AaBb cho tỉ lệ
phân li kiểu hình ở F
1
là bao nhiêu?
A. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng. B. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng.
C. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng. D. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng.
Đ án: C
Câu 39: Xét phép lai
AB
ab
x
AB
ab
. Biết hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng 40%, các tính trạng
trội, lặn hoàn toàn. Xác định tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội, một tính trạng lặn ở đời con.
A. 16%. B. 20%. C. 32%. D. 25%.
Đ án: aabb = 9% ⇒ A-bb = 16% = aaB- ⇒ chọn đáp án C
Câu 40: Xét 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen
AB
ab
Dd XY giảm phân bình thường hình thành các
giao tử, có hoán vị gen. Số loại giao tử tố đa có thể thu được là
A. 6. B. 12. C. 8. D. 16.
Đ án: 3 x 4 = 12 ⇒ chọn đáp án B
Câu 41: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như một loài mới vì cây
tứ bội
A. không có khả năng sinh giao tử bình thường.
B. có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
C. giao phấn với cây lưỡng bội tạo ra cây tam bội bất thụ.
D. có khả năng sinh trưởng phát triển hơn cây lưỡng bội.
Đ án: C
Trang 8/9 - Mã đề thi 999
Câu 42: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt màu xanh.
Cho cây hạt màu vàng giao phấn với cây hạt màu xanh thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1/2 hạt màu
vàng: 1/2 hạt màu xanh. Cho F1 tự thụ phấn, khi thu hoạch sẽ có tỉ lệ hạt màu vàng (theo lí thuyết)
là
A. 1/2. B. 3/8. C. 3/4. D. 2/8.
Đ án: F1: 1/2Aa: 1/2aa ⇒ A- = 1/8+2/8 = 3/8 ⇒ chọn đáp án B
Câu 43: Tiến hành lai giữa hai tế bào sinh dưỡng của hai loài khác nhau, loài một có kiểu gen AaBB, loài
hai có kiểu gen EeggHH. Tạo ra tế bào lai có kiểu gen là
A. AABBEEggHH hoặc aaBBEEggHH. B. AaBBEeggHH.
C. ABEgH hoặc aBEgH. D. AaBEEggHH.
Đ án: B
Câu 44: Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ
tự thụ phấn thì tỉ lệ thể đồng hợp chiếm tỉ lệ 0,95?
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Đ án: 2
n
= 0,4/0,05 = 8 ⇒ n=3 ⇒ chọn đáp án A
Câu 45: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần có mục đích
A. để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.
B. xác định được các gen trên nhiễm sắc thể thường hay trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. đánh giá vai trò của các gen trong nhóm gen liên kết.
D. xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
Đ án: A
Câu 46: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin, đó là đặc tính nào của mã di truyền?
A. Tính thoái hóa. B. Tính phổ biến. C. Tính liên tục. D. Tính đặc hiệu.
Đ án: A
Câu 47: Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh
A. mối quan hệ họ hàng của các loài. B. số lượng gen của loài.
C. tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài. D. mức độ tiến hóa của loài.
Đ án: C
Câu 48: Ở đậu Hà lan, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây thuần chủng hoa đỏ lai với
cây hoa trắng được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F
2
giao phấn ngẫu nhiên
với nhau thì kết quả phân ly kiểu hình ở F
3
là
A. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
C. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
Đ án: F
2
1AA:2Aa:1aa ⇒ (1AA:2Aa) x (1AA:2Aa) ⇒ chọn đáp án B
Câu 49: Nguyên tắc khắc phục hiện tượng bất thụ trong lai xa là
A. làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể lai xa.
B. làm thay đổi cách sắp xếp gen trên nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể lai xa.
C. làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể lai xa.
D. làm cho mỗi nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể lai xa đều có thêm một nhiễm sắc thể tương đồng.
Đ án: D
Câu 50: Khoa học y học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh, hội chứng di truyền nào
dưới đây?
A. Hội chứng Đao. B. Bệnh phêninkêtô niệu.
C. Hội chứng Claiphentơ. D. Hội chứng Tơcnơ.
Đ án: B
Trang 9/9 - Mã đề thi 999