CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHÃ VIỆT NAM
Độc lập -Tự do- Hạnh phúc
BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn”
Họ và tên:
Sinh ngày: 27/3/1981
Trình độ chuyên môn: CĐ Tiểu học
Đơn vị công tác: Nhiệm vụ được giao trong năm học 2012-2013:
- Chủ nhiệm lớp 4- Trường xã,
- Khối trưởng khối 4.
- Thư kí Hội đồng.
1. Tên “Sáng kiến kinh nghiệm”:
“Bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn”
2. Mô tả ý tưởng:
a. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:
+ Hiện trạng:
Để nâng cao chất lượng giáo dục, ngành giáo dục không ngừng đổi mới: Đổi
mới quản lí, đổi mới phương pháp, giảm tải …v v. Từ đó chất lượng giáo dục ngày
càng cao. Tuy nhiên vẫn chưa được như ý muốn, hiện nay vẫn còn tình trạng không
chỉ riêng ở trường TH Sinh Long mà hầu hết tất cả các trường đều có học sinh chưa
đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Đọc chậm, đọc yếu tính toán chậm hoặc không biết tính
toán, không biết đọc…
Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy tỉ lệ kết quả kiểm tra của học sinh
không được cao. Tổng số học sinh 17. Trong đó học sinh chưa đạt chuẩn 7 em.
Cụ thể:
STT Họ và tên HS Toán
Tiếng Việt Ghi
chú
Đọc chậm Đánh vần Viết chậm
1 Triệu Văn Sáng x x x
2 Hoàng Thị Dấu x x x
3 Chúc Văn Khoa x x x
4 Chúc Văn Liu x x x
5 Chúc Thị Tiêu x x
6 Chúc Thị Yên x
1
+ Nguyên nhân:
Do các em chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. Khả năng phân tích tổng
hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến
thức chưa chắc, thiếu tự tin. Lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ
tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. Khả năng chú ý và tập trung vào
bài giảng của giáo viên không bền. Chưa chuyên cần. Khả năng học tập của HS rất
khác nhau, cùng một dộ tuổi về trình độ chung các em có thể chênh nhau 3 lớp, riêng
về toán có thể chênh nhau 5 lớp. Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các
em chưa biết phát huy khả năng của mình. Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến
thức…
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học
theo nhóm dối tượng còn hạn chế. Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa lôgic, chưa
phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa
khắc sâu kiến thức trọng tâm…
Một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em
mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô.
b. Ý tưởng:
Để đảm bảo chất lượng giáo dục và chất lượng học sinh đạt chuẩn kiến thức kĩ
năng trong quá trình học tập. Vì vậy tôi đã có ý tưởng tìm ra các giải pháp để bồi
dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.
3. Nội dung công việc:
- Khảo sát chất lượng học sinh.
- Phân loại học sinh trong lớp.
- Biện pháp tâm lí.
- Phối hợp với gia đình.
- Xây dựng kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng.
- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Phát động phong trào thi đua trong lớp.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh theo định kì.
4. Triển khai thực hiện:
2
- Khảo sát chất lượng đầu năm. Phân loại từng đối tượng cụ thể, nắm rõ từng đối
tượng trong lớp để giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng.
- Đối với những học sinh yếu thường rụt rè, thiếu tự tin và tự ti…Vì vậy tôi
thường xuyên gần gũi, động viên, cố gắng tạo môi trường thân thiện với học sinh để
tạo tính tự tin cho trẻ, nếu thường xuyên quát mắng hoặc có thái độ ác cảm với các
em sẽ khiến học sinh mất bình tĩnh, tự ti, sợ sệt dẫn đến tâm lý không thích đến
trường hoặc không thích học nên không tập trung được tinh thần để tiếp thu bài học.
Với học sinh lười học, tôi luôn nghiêm khắc, không buông lỏng quản lý, đã
giao việc là phải kiểm tra kết quả. Tôi thường xuyên yêu cầu với những học sinh này
là: Nếu em làm hết các bài tập cùng cả lớp thì em được chơi, nếu ngược lại em sẽ
không có thời gian chơi như các bạn khác.
Những cố gắng dù nhỏ của các em cũng đều đưa ra tuyên dương trước lớp để
các em phấn khởi tin tưởng vào ngày mai mình sẽ tiến bộ.
- Tăng cường theo dõi, kèm cặp sát xao đến các em trong các tiết học trên lớp,
15 phút đầu giờ và chiều thứ ba và thứ năm hàng tuần.
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh để thông báo tình hình học tập của các em
và đặc biệt thông tin cho gia đình ngay kết quả khảo sát đầu năm cũng như những
chuyển biến tích cực của trẻ để gia đình có sự động viên kịp thời, khích lệ con cố
gắng vươn lên trong học tập.
- Bên cạnh đó thường xuyên sắp xếp thời gian đến từng nhà để trực tiếp gặp gỡ
trao đổi với phụ huynh học sinh, phân tích để phụ huynh thấy được vai trò quan trọng
của gia đình đối với sự phát triển tâm lý và tương lai sau này của trẻ. Qua đó kết hợp
hướng dẫn phương pháp kèm con học ở nhà như thế nào cho có hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và phương pháp dạy học phù hợp với trình độ học
sinh đó, không nên dạy những vấn đề hoặc kiến thức của lớp đó mà có thể dạy kiến
thức của lớp dưới.
Ví dụ:
+ Học sinh không đọc được các bài tập đọc. Vậy cần phải có kế hoạch dạy cho
em đó trong tiết tập đọc. Có nhiều cách để lập kế hoạch dạy cho em đó. Ví dụ : Trong
tiết tập đọc vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc cũng gọi em đó đọc nhưng chỉ
đọc một chữ cái, âm, vần, ghép tiếng dần dần học sinh đọc được và nâng cao dần lên
3
(tập đọc). Trong phần tìm hiểu bài cũng cho các em học sinh yếu tham gia bình
thường nhưng chi hỏi những câu dễ và gần gủi các em để các em trả lời được.
+ Đối với phân môn chính tả (nghe viết): GV đọc cho HS viết thì đối với học
sinh yếu cho học sinh mở SGK để tập chép. Hoặc trong lớp học có nhiều em học sinh
yếu về viết, viết rất chậm thì đọc thật chậm và chỉ cho học sinh viết vài câu là đủ rồi,
không nhất thiết phải đọc hết bài, còn bài tập cho học sinh học ở nhà.
+ Môn Toán: Trong một tiết học học đến phần bài tập GV phân ra từng đối
tượng học sinh. Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài 2 nhóm TB, bài 3 nhóm khá giỏi,
như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình trạng học sinh yếu. HS yếu không nắm
kiến thức lớp học dưới với đối tượng này khi dạy trong phần bài mới cho học sinh
theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập tôi cho những đối tượng
này làm các bài tập mà kiến thức liên quan lớp dưới, học cho học sinh nhắc lại kiến
thức cũ. Ví dụ khi học sinh làm bài tập 35 x 6 = ? với bài này học sinh làm không
được thì chứng tỏ học sinh không thuộc bảng nhân 6. Vậy yêu cầu học sinh đọc lại
bảng nhân 6 cho thuộc. Nói chung học sinh hỏng kiến thức ở đâu thì phải có kế
hoạch ôn tập, bổ sung ở đó.
Phân công học sinh khá, giỏi đỡ bạn ở trường, ở nhà. Tạo ra các nhóm học tập,
thi đua trong các nhóm có học sinh yếu.
- Thường xuyên tạo môi trường “vừa học, vừa chơi”, tránh cho các em áp lực
khi đến trường để các em nhận thấy rằng “Đến trường là một niềm vui”. Kết hợp
trong giờ học chơi trò chơi học tập và xây dựng các hoạt động ngoài giờ cho các em.
để tạo hứng thú và không khí học tập cho các em.
- Ngoài phối hợp với các phong trào thi đua của Đội, của trường, còn có một số
phong trào thi đua trong lớp.
+ Đôi bạn cùng tiến
+ Hái nhiều hoa điểm tốt
+ …
- Giáo viên phải đôn đốc học sinh đi học chuyên cần, nghỉ học phải có lý do
chính đáng, học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, trong giờ học tập trung
nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Kiểm tra đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh theo định kì. Cứ ôn luyện sau
một tháng hoặc sau một chương tôi lại thiết kế một bài kiểm tra cho học sinh làm ở
4
mức độ vừa sức với các em song vẫn phải đảm bảo chuẩn các kiến thức, kĩ năng theo
quy định. Mục đích để các em làm quen với các dạng bài kiểm tra và tập dượt kĩ năng
làm bài tập và đánh giá mức độ học tập của các em để điều chỉnh phương pháp cho
phù hợp.
5. Dự kiến kết quả đạt được:
Kết quả đạt được cuối năm học như sau:
STT Họ và tên HS Toán
Đạt
Đọc
đạt
Tiếng Việt Ghi
chú
Đọc chậm Đánh vần Viết đạt
1 Triệu Văn Sáng x
X
x
2 Hoàng Thị Dấu x x x
3 Chúc Văn Khoa x x x
4 Chúc Văn Liu x x x
5 Chúc Thị Tiêu x x x
6 Chúc Thị Yên x x x
6. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng “Sáng kiến kinh nghiệm”.
Việc bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn là rất quan trọng trong trường Tiểu
học. Vì vậy tôi sẽ tiếp tục phát huy và mở rộng trong các năm học tiếp theo.
Trên đây là Sáng kiến kinh nghiệm “Bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn” của
tôi trong năm học 2012-2013.
Sinh Long, ngày 10 tháng 5 năm 2013.
Người viết
5