BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ HỌC & QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN TRỊ
MÃ SỐ: 7304
SỐ TC: 1 (LT:0, TH&BT:1)
NGƯỜI PHỤ TRÁCH:
TS. PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
BỘ MÔN PHỤ TRÁCH:
Khoa: Quản Trị - Kinh Tế - Quốc Tế, Trường Đại Học Lạc Hồng
I. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT:
Sinh viên đã hoàn thành việc nghiên cứu lý luận các môn học trong chương trình đào tạo
bậc đại học, ngành Quản Trị Kinh Doanh.
II. MÔ TẢ MÔN HỌC:
Môn học “Phương pháp nghiên cứu trong quản trị’ cung cấp những kiến thức cơ bản về
phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp hay quản
trị các tổ chức khác. Môn học bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Chương này làm rõ những
khái niệm liên quan đến tiến trình nghiên cứu khoa học như: Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, Nghiên cứu khoa học, Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Cơ chế và Kỹ năng
nghiên cứu sáng tạo.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu khoa học. Chương này giới thiệu những đặc điểm, vị trí
và vai trò của phương pháp nghiên cứu khoa học, các loại phương pháp nghiên cứu khoa
học có thể sử dụng để nghiên cứu trong thực tế và trình tự trong nghiên cứu khoa học (Các
giai đoạn trong tiến trình nghiên cứu khoa học và trình tự về nội dung của công trình nghiên
cứu khoa học).
Chương 3: Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh và quản trị. Chương này hướng dẫn
người nghiên cứu ứng dụng lý luận để chọn đề tài nghiên cứu cụ thể từ thực tế, trình tự của
một đề cương và một kế hoạch nghiên cứu, v.v… (Người học vận dụng lý luận để nghiên
cứu một đề tài khoa học xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế).
III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC:
1/9
1. Mục tiêu của môn học:
- Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
các phương pháp và tiến trình nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu trong quản trị
(hay ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực tiễn kinh doanh và quản trị).
- Giúp sinh viên nhận thức được vai trò của nghiên cứu khoa học để phục vụ các nhu
cầu trong đời sống kinh tế xã hội và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu đề tài khoa học trong
thực tiễn.
- Sinh viên có thể ứng dụng lý luận để nghiên cứu các đề tài khoa học trong quá trình
nghiên cứu các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học cuối khóa và có khả năng ứng
dụng để nghiên cứu các đề tài theo yêu cầu của các tổ chức trong thực tế sau khi tốt nghiệp.
2. Yêu cầu đối với sinh viên:
- Tham dự lớp học đầy đủ theo qui chế hiện hành của nhà trường.
- Tham gia thảo luận hoặc làm bài tập đầy đủ theo hướng dẫn của giáo viên.
- Hoàn thành bài kiểm tra quá trình từ 5 điểm trở lên.
- Tham gia kỳ thi cuối môn học theo qui chế của nhà trường.
3. Số đơn vị học trình: 2 đơn vị học trình
4. Phân bổ thời lượng trong kế hoạch giảng dạy:
- Tổng số tiết: 30 tiết
- Lý thuyết: 24 tiết
- Thảo luận, bài tập và kiểm tra tại lớp: 6 tiết
Cụ thể như sau:
STT TÊN CHƯƠNG
Tổng số
tiết
Lý thuyết
Thảo luận, Bài
tập, Kiểm tra
1 Khái quát về phương pháp luận nghiên
cứu khoa học.
10 8 2
2 Phương pháp nghiên cứu khoa học. 10 8 2
3 Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
và quản trị
10 8 2
TỔNG CỘNG 30 24 6
IV. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC:
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
1. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì?
2. Đối tượng nghiên cứu của phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
3. Vai trò của phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
2/9
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu phương pháp luận nghiên cứu khoa học
1.2 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
1. Nghiên cứu khoa học là gì?
2. Một số tính chất trong nghiên cứu khoa học.
3. Những đặc điểm của nghiên cứu khoa học.
4. Các chức năng của nghiên cứu khoa học theo mức độ nhận thức.
5. Các hình thức nghiên cứu khoa học.
6. Các loại công trình nghiên cứu khoa học (Từ thấp đến cao).
1.3 KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT.
1. Khoa học (Science).
a. Khoa học là gì? (một số định nghĩa)
b. Đối tượng, nội dung và chức năng của khoa học.
c. Qui luật phát triển của khoa học.
d. Tiềm năng khoa học.
2. Công nghệ (Technology).
a. Công nghệ là gì?
b. Các thành phần của công nghệ.
3. Kỹ thuật.
a. Kỹ thuật là gì?
b. Phân biệt kỹ thuật với công nghệ.
1.4 CƠ CHẾ VÀ KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO.
1. Cơ chế nghiên cứu sáng tạo.
a. Cơ chế trực giác (Intuition).
b. Cơ chế thuật toán (Algorithm).
c. Cơ chế giả thuyết (Hypothesis)
2. Kỹ năng nghiên cứu sáng tạo.
a. Kỹ năng vận dụng tri thức khoa học và phương pháp luận nghiên cứu.
b. Kỹ năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu.
c. Kỹ năng sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu.
CÂU HỎI VÀ CÁC VẤN ĐỀ:
1. Hãy giải thích ý nghĩa từng vai trò của phương pháp luận nghiên cứu khoa học? Vì
sao người nghiên cứu cần hiểu rõ phương pháp luận nghiên cứu khoa học? Ví dụ để chứng
minh.
3/9
2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học áp dụng trong các ngành khoa học, kỹ thuật,
kinh tế, xã hội, v.v… có gì giống nhau và khác nhau? Dẫn chứng.
3. Vì sao nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo? Ví dụ để chứng minh từ thực tế
ngành khoa học quản trị?
4. Giải thích ý nghĩa của từng tính chất trong nghiên cứu khoa học? Vì sao công việc
NCKH cần thể hiện các tính chất này? Chứng minh từ thực tế.
5. Mục đích của nghiên cứu khoa học là tìm kiếm và phát hiện bản chất và các qui luật
vận động của thế giới (tự nhiên & xã hội), hình thành hệ thống thông tin mới nhằm phục vụ
nhu cầu sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần để thỏa mãn các nhu cầu của con người. Vì
sao mục tiêu của NCKH cần như vậy? Hãy cho biết lý do ở Việt Nam (nhất là ở các trường
đại học) thời gian qua, nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thể hiện được mục tiêu
cơ bản? Hậu quả của vấn đề này đã và đang diễn ra như thế nào trong thực tế? Chứng minh.
6. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là các hệ thống thông tin mới và những giải pháp
mới có khả năng cải tạo thế giới hay hiện thực khách quan. Giá trị của sản phẩm nghiên cứu
khoa học được quyết định bởi tính chất của thông tin và giải pháp mới, khả năng ứng dụng
và đáp ứng các nhu cầu trong thực tiễn cuộc sống của con người. Hãy cho biết vì sao cùng
một đề tài nghiên cứu khoa học, kết quả nghiên cứu hay giá trị sản phẩm khoa học của các
chủ thể nghiên cứu có sự khác nhau? Làm rõ nguyên nhân của vấn đề và chứng minh từ
thực tế.
7. Làm rõ tầm quan trọng của từng chức năng trong nghiên cứu khoa học theo mức độ
nhận thức? Ví dụ để chứng minh việc ứng dụng từng chức năng trong nghiên cứu một đề tài
khoa học trong thực tế.
8. Giải thích ý nghĩa và điều kiện thực hiện của từng hình thức nghiên cứu khoa học.
Hãy cho biết với tình hình thực tế của nước ta trong vòng 20 năm sắp tới, hình thức nghiên
cứu khoa học nào cần ưu tiên áp dụng theo thứ tự trước sau? Làm rõ những lý do cơ bản.
9. Với định nghĩa: “Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy và các qui
luật phát triển khách quan của chúng”. Hãy phân biệt sự khác nhau, mối quan hệ và vai trò
của hai hệ thống tri thức cơ bản về thế giới: Tri thức thông thường và tri thức khoa học.
10. Hãy cho biết lý do phát sinh và phát triển của khoa học trên thế giới? Vì sao ở những
quốc gia chịu ảnh hưởng của vùng văn hóa phương Tây (gốc du mục), khoa học phát triển
nhanh hơn các quốc gia chịu ảnh hưởng của vùng văn hóa phương Đông (gốc nông nghiệp
lúa nước)? Chứng minh vấn đề này từ thực tế.
11. Để đánh giá tiềm năng khoa học của một quốc gia, một tổ chức cụ thể, các nhà
nghiên cứu cần căn cứ vào những yếu tố nào? Vì sao? Kết quả đánh giá cần được sử dụng
4/9
vào những mục đích gì và cho biết những lợi ích tiêu biểu? Ví dụ từ thực tế về tiềm năng
khoa học của một trường đại học mà Anh (Chị) quan tâm, đánh giá sơ bộ để đưa ra giải
pháp định hướng nhằm khai thác tốt và nâng cao tiềm năng khoa học của tổ chức này.
12. Phân biệt 2 khái niệm “Công nghệ và kỹ thuật”. Cho biết mối quan hệ giữa 2 khái
niệm này và chứng minh từ thực tế.
13. Thế nào là cơ chế nghiên cứu sáng tạo? Để có thể thực hiện cơ chế này, người nghiên
cứu cần có những điều kiện hay tiêu chuẩn gì? Tại sao?
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?
2. Những đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học.
3. Vị trí và vai trò của phương pháp nghiên cứu khoa học.
2.2 CÁC LOẠI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
Nhóm 1: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
1. Phương pháp đọc tài liệu.
2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
3. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
4. Phương pháp mô hình hóa.
5. Phương pháp giả thuyết.
6. Phương pháp lịch sử.
Nhóm 2: Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
1. Phương pháp quan sát.
2. Phương pháp điều tra.
3. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
5. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
6. Phương pháp chuyên gia.
Nhóm 3: Các phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học.
1. Phương pháp thống kê.
2. Phương pháp mô hình toán và các lý thuyết toán học khác.
2.3 TRÌNH TỰ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
1. Các giai đoạn trong tiến trình nghiên cứu khoa học.
2. Trình tự về nội dung của công trình nghiên cứu khoa học.
5/9
CÂU HỎI VÀ CÁC VẤN ĐỀ:
1. Vì sao người nghiên cứu cần thấu hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học? “Phương
pháp phải đi trước và quyết định mức độ thành công trong nghiên cứu khoa học”, Anh (Chị)
nhận xét gì về vị trí đó của phương pháp? Chứng minh ý kiến của mình từ thực tế. Ở Việt
Nam, nhiều người chưa thấu hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học, nhưng họ vẫn quản lý
và/hoặc tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học tại nhiều tổ chức. Vì sao có hiện tượng
này? Vấn đề gì đã và đang diễn ra từ thực tế Việt Nam? Giải pháp nào cần phải có để hoạt
động nghiên cứu khoa học ở nước ta nói chung thực hiện đúng nguyên tắc, bảo đảm chất
lượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học (dù nhỏ hay lớn) có giá trị cao và nâng dần giá trị
theo thời gian?
2. Căn cứ vào lý luận “các phương pháp nghiên cứu lý thuyết”; hãy cho biết, với một đề
tài nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp hay quản trị tổ chức khác (trường học,
bệnh viện, tổ chức nhà nước, v.v…), Anh (Chị) sẽ sử dụng loại phương pháp cụ thể nào và
sử dụng để làm gì trong thực tế?
3. Căn cứ vào lý luận “các phương pháp nghiên cứu thực tiễn”; hãy cho biết, với một đề
tài nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp hay quản trị tổ chức khác (trường học,
bệnh viện, tổ chức nhà nước, v.v…), Anh (Chị) sẽ sử dụng loại phương pháp cụ thể nào và
sử dụng để làm gì trong thực tế?
4. Trong tình huống nào, người nghiên cứu sử dụng “các phương pháp toán học” trong
nghiên cứu khoa học? Ví dụ để chứng minh.
5. Hãy giải thích ý nghĩa từng phần trong “Trình tự về nội dung của công trình nghiên
cứu khoa học”. Làm rõ mối quan hệ giữa các phần, các mục trong trình tự này. Ví dụ để
chứng minh.
Chương 3: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
3.1 PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
1. Thế nào là đề tài nghiên cứu khoa học ?
2. Các loại đề tài nghiên cứu.
3. Cơ sở xác định đề tài nghiên cứu.
3.2 LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
1. Lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4. Giả thuyết khoa học.
6/9
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu hay giới hạn đề tài.
6. Những luận điểm bảo vệ và những điểm mới của công trình nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
8. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
9. Dàn ý nội dung hay kết cấu công trình nghiên cứu.
10. Tài liệu tham khảo.
3.3 LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
1. Mục tiêu của việc lập kế hoạch nghiên cứu.
2. Những công việc cần thực hiện.
3. Các thành phần của một bảng kế hoạch nghiên cứu.
4. Đánh giá kế hoạch nghiên cứu.
3.4 CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU.
1. Mục tiêu của việc chọn mẫu.
2. Các phương pháp chọn mẫu.
3. Xác định qui mô mẫu.
3.5 LỰA CHỌN CÁC CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG.
1. Mục tiêu của việc lựa chọn công cụ đo lường.
2. Các loại thang bậc đo lường.
3. Những đặc điểm của các công cụ tiêu chuẩn.
3.6 TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.
1. Chọn phương pháp nghiên cứu.
2. Huấn luyện các cộng sự.
3. Tiến hành thu thập dữ liệu
3.7 PHÂN TÍCH, GIẢI THÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ DỮ LIỆU.
1. Xử lý và phân tích dữ liệu đã thu thập.
2. Giải thích và đánh giá dữ liệu.
3.8 LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU.
1. Chuẩn bị báo cáo nghiên cứu.
2. Kiểm tra và đánh giá báo cáo nghiên cứu.
3.9 CÔNG BỐ VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
1. Công bố kết quả nghiên cứu.
2. Trình bày kết quả nghiên cứu.
3.10 ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
1. Đánh giá hiệu quả của công trình nghiên cứu khoa học.
7/9
2. Các phương pháp đánh giá công trình nghiên cứu khoa học.
CÂU HỎI VÀ CÁC VẤN ĐỀ:
1. Vì sao đề tài nghiên cứu khoa học cần xuất phát từ thực tế (nơi – đối tượng – phạm vi
nghiên cứu cụ thể) và là một vấn đề khoa học, có chứa một nội dung thông tin chưa biết,
cần phải nghiên cứu để làm sáng tỏ? Thời gian qua, ở nhiều trường đại học của nước ta, việc
chọn đề tài nghiên cứu khoa học của người học còn có những vấn đề cần bàn bạc (như: chưa
xuất phát từ thực tế, phạm vi nghiên cứu quá rộng hay chung chung, v.v…). Hãy cho biết
nguyên nhân của hiện tượng và biện pháp gì cần thực hiện để việc chọn đề tài phù hợp với
nhu cầu thực tế và khả năng của người nghiên cứu?
2. Hãy cho biết vì sao “Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu khoa học” phải phù hợp với
nhu cầu sử dụng khi tiến hành nghiên cứu (Đề tài nào thì lý luận đó)? Khi khảo sát “Cơ sở
lý luận của đề tài nghiên cứu khoa học” của nhiều báo cáo khoa học, luận văn, luận án,
v.v… trong thực tế tại nhiều trường đại học, hiện tượng “Chép lý luận mà chưa hiểu để làm
gì!” còn khá phổ biến. Tại sao có hiện tượng này? Giải pháp gì cần có để ngăn chặn việc
viết công trình theo kiểu “máy móc” nhằm bảo đảm chất lượng của sản phẩm nghiên cứu
khoa học?
3. “Giải pháp mới hay thông tin mới rút ra từ kết quả của quá trình nghiên cứu phải
xuất phát từ thực tế, kết hợp với việc vận dụng lý luận phù hợp”. Vì sao người nghiên cứu
cần bảo đảm nguyên tắc này khi thực hiện một công trình NCKH? Trong thực tế, nhiều
công trình của nhiều tác giả (nhất là ở các trường đại học khối kinh tế) đưa ra các giải pháp
không mới, thiếu căn cứ khoa học và thực tế, v.v… vẫn còn khá phổ biến! Hãy cho biết
nguyên nhân của hiện tượng và biện pháp khắc phục cần phải có là gì?
4. Đánh giá công trình nghiên cứu khoa học là công việc rất quan trọng mà đơn vị quản
lý công trình nghiên cứu khoa học cần thực hiện có hiệu quả. Người quản lý và/hoặc người
đánh giá cần có những tiêu chuẩn cần thiết để hướng dẫn và đánh giá công trình nghiên cứu
một cách khách quan, bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, tính hệ thống, v.v Ở Việt
Nam, nhiều trường, nhiều viện, nhiều tổ chức, v.v… chọn người quản lý và/hoặc đánh giá
các công trình nghiên cứu khoa học chưa quan tâm đúng mức đến các tiêu chuẩn cụ thể mà
người làm công việc cần phải có nên việc quản lý hay hướng dẫn theo kiểu hình thức, đánh
giá theo cảm tính, v.v… hơn là dựa vào khả năng nhận thức từ tri thức tích lũy phù hợp với
đề tài vẫn còn khá phổ biến. Vấn đề này có thể gây ra những hậu quả gì trong thực tế? Cho
ví dụ để chứng minh (nhất là ở các trường đại học).
V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.
Hình thức đánh giá Tỉ lệ Điểm
8/9
1. Chuyên cần : 10% 1 điểm
2. Tự học : 30% 3 điểm
3. Thi cuối môn học : 60% 6 điểm
Tổng số : 100% 10 điểm
VI. TRANG THIẾT BỊ HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC:
- Bảng, phấn.
- Micro.
- Projector, màn chiếu, dây cáp kết nối, dây và ổ cắm điện.
VII. TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO:
1. Bài giảng “Phương pháp nghiên cứu trong quản trị” do giảng viên phụ trách môn học
biên soạn.
2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - TS. Vũ Cao Đàm, Sách giáo trình, NXB
Khoa Học và Kỹ Thuật, 1995.
3. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - TS. Phạm Viết Vượng, Sách giáo trình,
NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2000.
4. Logic Học Phổ Thông - Hoàng Chúng, NXB Giáo Dục, 1997.
5. Research Methods for Business and Management - L.R. Gay (Florida International
University, Miami, Florida) and P. L. Diehl (St. Thomas University, Miami, Florida),
Prentice Hall International, Inc. 1999
6. Business Research Methods - Donald R. Cooper and Pamela S. Schindler, 9th
McGraw-Hill, 2006
9/9