Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.78 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
MÃ SỐ: 7309
SỐ TC: 3 (LT: 2, TH&BT: 1)
NGƯỜI PHỤ TRÁCH:
- PGS.TS Đồng Thị Thanh Phương.
- ThS Nguyễn Văn Dũng.
BỘ MÔN PHỤ TRÁCH:
Khoa Quản Trị-Kinh Tế Quốc Tế, Trường ĐH Lạc Hồng
I. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT.
Sinh viên đã học các môn học thuộc các kiến thức cơ sở ngành như: Quản trị học, Kinh
tế lượng, Tin học quản lý.
II. MÔ TẢ MÔN HỌC.
Môn học cấp những khái niệm cơ bản về công tác tổ chức quá trình sản xuất trong doanh
nghiệp và các công tác hoạch định như: Dự báo nhu cầu, Hoạch định công suất, Hoạch
định nhu cầu vật tư… Môn học cũng nhằm đào tạo các kỹ năng quản trị tác nghiệp như:
Điều độ sản xuất, Bố trí mặt bằng… và công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả sản xuất của
doanh nghiệp.
III. MỤC TIÊU, YÊU CẦU MÔN HỌC.
1. Mục tiêu:
Mô tả đặc tính của quá trình sản xuất và tác nghiệp, xây dựng các mô hình, các phương
pháp quản trị các yếu tố sản xuất như lao động, máy mọc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn và
công nghệ, tổ chức các bộ phận sản xuất theo hướng tối ưu về chi phí….
2. Yêu cầu:
1/12
- Dự lớp: Chuẩn bị trước bài thuyết trình (trên cơ sở


giáo trình đã cung cấp trước và các tài liệu tham khảo khác) và tham gia thảo luận tại
lớp.
- Bài tập: Kiểm tra ngay tại lớp thông qua các ý kiến
tham gia thảo luận, tranh luận (cộng dồn cả 10 buổi thảo luận để tính điểm tổng hợp).
- Dụng cụ học tập: Sử dụng máy chiếu, vừa thuyết trình
vừa minh họa qua các hình ảnh, kể cả xử lý các tình huống đặt ra có liên quan nội
dung môn học ở từng buổi thảo luận.
3. Cụ thể:
- Tổng số tiết: 60 tiết (3 TC)
- Số tiết giảng : 35 tiết
- Hướng dẫn làm bài tập: 25 tiết
IV. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP
1.1. Khái niệm – Ý nghĩa của công tác quản trị sản xuất và tác nghiệp
1.2. Các bước phát triển của quản trị sản xuất
1.3 Hướng nghiên cứu của quản trị sản xuất
1.4 Vai trò của người quản lý trong quản trị sản xuất
Câu hỏi:
Tại lớp:
2/12
1. Thế nào là sản xuất và quản trị sản xuất?
2. Tại sao nói quản trị sản xuất là một chức năng cơ bản của quản trị doanh
nghiệp?
3. Nghiên cứu yếu tố đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất là gì?
4. Trình bày các đặc điểm cơ bản của hệ thống sản xuất hiện đại?
Tại nhà:
1. Hãy nêu các quyết định trong quản trị sản xuất?
2. Kỹ năng của người quản lý trong quản trị sản xuất là gì?
Các nội dung chính được đề cập trong chương I, sinh viên tự nghiên cứu trả lời.
CHƯƠNG II: DỰ BÁO NHU CẦU

2.1. Khái niệm – Ý nghĩa của công tác dự báo nhu cầu
2.2. Các phương pháp dự báo nhu cầu
2.2.1. Phương pháp định lượng
2.2.2. Phương pháp định tính
2.3. Giám sát và kiểm soát dự báo.
Bài tập : tại lớp
Bài 1: Một đại lý bán giầy dép muốn dự báo số lượng giầy thể thao cho tháng tới
theo phương pháp bình quân di động 3 thời kỳ có trọng số. Họ cho rằng số liệu thực tế
xảy ra gần đây nhất có ảnh hưởng lớn đến số liệu dự báo, càng xa hiện tại thì mức độ
giảm dần. Tuy nhiên qua nhiều lần dự báo họ nhận thấy 3 cặp trọng số cho ít sai lệch:
(K
1
: k
11
=3; k
12
=2; k
13
=1) ; (K
2
: k
21
=2; k
22
=1,5; k
23
=1) và (K
3
: k
31

=0,5; k
32
=0,3;
k
33
=0,2). Bạn hãy giúp đơn vị xác định cặp trọng số nào chính xác hơn. Biết rằng số
liệu 6 tháng qua được thu thập như sau.
Tháng Số lượng thực tế Tháng Số lượng thực tế
1 378 4 386
2 402 5 450
3 410 6 438
Bài 2: Một nhà chế tạo đang xây dựng kế hoạch về máy móc thiết bị nhằm tạo ra
năng lực sản xuất cho nhà máy. Năng lực nhà máy trong tương lai phụ thuộc vào số
lượng sản phẩm mà khách hàng cần. Số liệu dưới đây cho biết số lượng thực tế của sản
phẩm trong quá khứ như sau:
3/12
Năm Số lượng thực tế Năm Số lượng thực tế
1 490 5 461
2 487 6 475
3 492 7 472
4 478 8 458
Sử dụng hồi qui tuyến tính để dự báo nhu cầu sản phẩm cho từng năm trong vòng
3 năm tới.
Tại nhà:
Bài 3: Một công ty cần dự báo doanh số bán ra cho năm tới. Người ta tin rằng doanh
số bán ra hàng năm của công ty có liên quan đến doanh số bán của mặt hàng XT trên
thị trường. Số liệu thu thập được như sau (ĐVT: Triệu đồng):
DSB hàng XT 976 1.068 845 763 1.125 689 837
DSB của công ty
329

332
315
321
345
329
331
a. Sử dụng hồi qui tuyến tính để dự báo doanh số bán của công ty trong năm tới,
nếu biết doanh số bán của mặt hàng XT trong năm tới là 820 triệu đồng.
b. Xác định hệ số tương quan và hệ số xác định.
Bài 4: Các nhà quản trị cao cấp của công ty C đang lên kế hoạch hoạt động cho
năm tới. Ông J là một trong các nhà phân tích chịu trách nhiệm ước lượng doanh số
bán cho năm tới.
Phương pháp làm việc của ông ta là xây dựng dự báo cho từng loại sản phẩm riêng biệt
và sau đó kết hợp chúng lại. Bây giờ ông đang trong quá trình tính toán doanh số bán
cho 6 năm gần đây nhất đối với loại sản phẩm máy vi tính XT (ĐVT: Triệu đồng).
Năm Doanh số Năm Doanh số
1 1.400 4 26.800
2 6.900 5 34.900
3 16.500 6 39.100
Giả sử rằng số liệu doanh số bán nói trên là đại diện cho doanh số bán mong muốn
của những năm tới, sử dụng phương pháp hồi qui theo chuỗi thời gian để dự báo
doanh số bán ra cho năm tiếp theo (năm thứ 7).
Bài 5: Một đơn vị sản xuất cung cấp sản phẩm ra thị trường, trong thời gian qua ông
trưởng phòng kinh doanh đã theo dõi và cho rằng số liệu dự báo của ông trưởng phòng
sản xuất là không chính xác, nên có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh
4/12
của đơn vị. Ông trưởng phòng sản xuất thì cho rằng mình dự báo như vậy là khá chính
xác, đôi bên không ai nhịn ai, lúc này ông giám đốc có ý kiến đề nghị mỗi bộ phận thiết
lập dự báo riêng để theo dõi và đánh giá ai tốt hơn. Sau 6 tháng thực hiện, người ta xác
định được số liệu xảy ra như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6
Phòng KD dự báo 153.000 153.000 162.000 162.000 148.500 153.000
Phòng SX dự báo 144.000 148.500 153.000 157.500 148.500 151.200
Số liệu thực tế 150.570 157.824 155.277 141.057 158.688 159.752
Bạn hãy xác định xem ông trưởng phòng kinh doanh hay ông trưởng phòng sản
xuất dự
báo chính xác.
Bài 6: Công ty Z là nhà máy chế tạo với qui mô vừa về trang thiết bị làm nóng và
lạnh . Số lượng hàng bán ra gia tăng nhanh chóng và năng lực sản xuất cũng cần được
gia tăng. Các nhà quản lý của công ty cho rằng số lượng nhà cửa được xây cất là con
số chỉ dẫn tốt đối với doanh số bán của công ty.
Năm 1 2 3 4 5 6 7
Số nhà mới (triệu cái nhà)
DSB của công ty (tỷ đồng)
2,1
230
1,8
215
2,4
270
2,8
310
3,1
360
2,6
370
2,4
375
a. Xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính giữa DSB của công ty với số lượng nhà
cửa xây cất trong vòng 2 năm tới. Người ta ước lượng trong 2 năm tới số lượng nhà

xây cất là 2,6 và 3 triệu nhà.
b. Bao nhiêu phần trăm biến động trong doanh số bán của công ty có thể giải thích
được?
Tài liệu tham khảo:
Xem mục 2 và theo yêu cầu của giảng viên.
CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
3.1. Khái niệm – Các chiến lược hoạch định tổng hợp
3.2. Phương pháp hoạch định tổng hợp
3.2.1. Phương pháp sử dụng bài toán vận tải
3.2.2. Phương pháp so sánh các phương án khả thi.
Bài tập : tại lớp:
5/12
Bài 1: Xí nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C cung cấp cho khách hàng theo lịch
như
sau:
Tuần
1
2
3
4
5
6
7
Sản phẩm A
Sản phẩm

B Sản
500
200
-

-
200
200
-
600
300
100
-
-
400
750
Chi phí chuyển đổi máy móc thiết bị từ sản xuất sản phẩm này sang sản xuất sản
phẩm khác là 200.000 đồng/1 lần chuyển (nếu tuần này đang sản xuất sản phẩm A,
tuần sau lại nối tiếp sản xuất sản phẩm A thì không tốn chi phí chuyển đổi máy móc
thiết bị, nhưng chuyển qua sản xuất sản phẩm khác thì phải tốn chi phí chuyển máy
móc). Biết năng lực sản xuất chung của nhà máy là 200 giờ/tuần. Biết thêm các thông
tin khác như dưới đây:
Chỉ tiêu
Sản phẩm
A
B
C
Tồn kho đầu kỳ (sản phẩm)
Tồn kho an toàn (sản phẩm)
Kích thước lô hàng (sản
phẩm)
Thời gian sản xuất 1 sản phẩm (phút)
500
20
300

15
1.500
150
10
150
20
2.000
300
30
400
30
1.800
a. Hãy xác định lịch trình sản xuất chính.
b. Xác định tổng chi phí thực hiện sao cho tổng chi thấp nhất.
Bài 2: Nhà sản xuất xác định nhu cầu sản xuất về một loại sản phẩm trong 6 tháng tới
như
sau:
Tháng
1
2
3
4
5
6
Tổng
Nhu cầu
Số ngày sản xuất
900
22
700

18
800
21
1.200
21
1.500
22
1.100
20
6.200
124
Biết các thông tin về chi phí như sau:
- Chi phí tồn trữ 5 đồng/sản phẩm/tháng
- Chi phí hợp đồng phụ 10 đồng/sản phẩm
- Mức lương làm trong giờ qui định là 5 đồng/giờ, làm thêm ngoài giờ là 7
đồng/giờ
- Hao phí lao động để chế tạo 1 sản phẩm mất 1,6 giờ
6/12
- Chi phí khi mức sản xuất tăng là 10 đồng/sản phẩm tăng thêm, chi phí giảm
mức sản xuất là 15 đồng/sản phẩm.
Hãy tìm kế hoạch sản xuất sao cho tổng chi phí thấp nhất.
Tài liệu tham khảo:
Xem mục 2,3 và theo yêu cầu của giảng viên
CHƯƠNG IV: LẬP TRÌNH SẢN XUẤT
4.1. Sắp xếp thứ tự các công việc
4.2. Phân công công việc
4.3. Ứng dụng sơ đồ Pert – Gantt trong điều độ sản xuất.
Bài tập : tại nhà:
Bài 1: Ông J đang nghiên cứu về năng lực sản xuất của công ty. Vấn đề là nhà máy
không đủ khả năng sản xuất và nó trở nên quan trọng hơn nếu năng lực sản xuất không

được tăng cường. Ông J đang ước lượng 2 khả năng cho việc giải quyết vấn đề năng
lực sản xuất này (đơn vị tính: 10.000đồng).
Chỉ tiêu Qui trình tự động Qui trình thủ công
Chi phí cố định hàng năm 690.000 269.000
Chi phí biến đổi/đơn vị 29,50 31,69
Số lượng sản xuất hàng
năm ước lượng: năm thứ 1 152.000 152.000
năm thứ 5 190.000 190.000
năm thứ 10 225.000 225.000
a. Qui trình nào có chi phí thấp nhất ở năm thứ 1, năm thứ 5 và năm thứ 10?
b. Chi phí biến đổi trên đơn vị của qui trình tự động trong năm thứ 5 phải là bao
nhiêu để
bù cho chi phí cố định hàng năm tăng thêm của qui trình tự động so với qui trình
thủ công.
Bài 2: Một nhà sản xuất đang xem xét các khả năng khác nhau về phương tiện sản
xuất A và B cho một loại sản phẩm mới. Những thông tin dưới đây thu thập cho phân
tích như sau (ĐVT: 1.000đồng).
Nếu như thuế và giá trị thu hồi cuối cùng là không đáng kể, thời gian hoàn vốn của
từng phương tiện là bao nhiêu? Chi phí biến đổi/sản phẩm của phương tiện A là bao
7/12
nhiêu để làm cho phương tiện A này có tính hấp dẫn như phương tiện B?
Chỉ tiêu Phương tiện A Phương tiện
B Chi phí ban đầu 17.808.000 9.100.000
Chi phí cố định hàng năm 300.000 200.000
Biến phí/đơn vị sản phẩm 22,40 27,6
Nhu cầu trung bình hàng năm (sản phẩm) 600.000 600.000
Đơn giá sản phẩm 36 3
Về nhà:
Bài: Công ty M đang xem xét lựa chọn một trong 3 sản phẩm để cung cấp ra thị
trường trong thời gian tới.

Sau khi ước tính các khoản thu chi, bộ phận kế toán xác định được bảng lỗ lãi cho
một năm hoạt động bình thường như sau: (Triệu đồng)
Sản phẩm Điều kiện thuận lợi Điều kiện bất lợi
A 500 -80
B 300 -60
C 200 -20
Theo thông tin của bộ phận marketing của công ty, họ đánh giá khả năng (xác suất
xảy ra)
tiêu thụ từng loại sản phẩm trong từng điều kiện như sau:
Sản phẩm Điều kiện thuận lợi Điều kiện bất lợi
A 0,5 0,5
B 0,6 0,4
C 0,6 0,4
Ban giám đốc công ty nhận thấy khả năng thu thập thông tin và đánh giá thị trường
không chắc chắn, nên họ đưa ra phương án mua thông tin từ công ty nghiên cứu thị
trường với khoản chi phí là 20 triệu đồng.
Qua nghiên cứu thị trường, công ty cung cấp thông tin về khả năng tiêu thụ sản phẩm
A, B, C trong những điều kiện khác nhau như sau:
Hướng điều tra Sản phẩm Điều kiện thuận lợi Điều kiện bất lợi
Thuận lợi A 0,8 0,2
Xảy ra 0,7 B 0,7 0,3
C 0,8 0,2
Bất lợi A 0,3 0,7
8/12
Xảy ra 0,3
B 0,1 0,9
C 0,2 0,8
Hãy vẽ cây quyết định và xác định phương án tốt nhất?
Tài liệu tham khảo:
Xem mục 2,3 và theo yêu cầu của giảng viên

CHƯƠNG V: QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
5.1. Khái niệm – Các chi phí về hàng tồn kho
5.2. Các mô hình tồn kho
5.3. Đo lường đánh giá hiệu quả tồn kho.
Bài tập : tại lớp:
Bài 1: Một nhà sản xuất nhận được bảng báo giá về chi tiết X của nhà cung ứng như sau:
Lượng đặt mua
1-199
200-599
trên 600
Đơn giá (đồng)
65.000
59.000
56.000
Biết mức sử dụng trung bình của chi tiết X hàng năm là 700 chi tiết, chi phí tồn trữ là
14.000 đồng/chi tiết/năm và mỗi lần đặt hàng nhà sản xuất tốn một khoản chi phí là
275.000 đồng. Hỏi nhà sản xuất nên phải đặt hàng là bao nhiêu để được hưởng lợi ích
nhiều nhất theo bảng chiết khấu trên.
Bài 2: Một công ty chuyên sản xuất chuồng gà công nghiệp cho các nhà chăn nuôi
gà trên toàn quốc. Nhu cầu hàng năm của loại chuồng gà đẻ là 100.000 chuồng. Tuy
cũng sản xuất các chi tiết giống nhau nhưng khi chuyển đổi loạt sản xuất từ kiểu
chuồng gà thịt sang kiểu chuồng gà đẻ hoặc ngược lại thì tốn khoản chi phí là 100.000
đồng. Chi phí sản xuất (giá thành sản phẩm) mỗi chuồng gà là 40.000 đồng, chi phí tồn
trữ là 25% chi phí sản xuất cho mỗi chuồng/năm. Nếu mức cung cấp của công ty hiện
tại là 1.000 chuồng/ngày thì kích thước lô sản xuất tối ưu là bao nhiêu, biết số ngày
làm việc trong năm của công ty là 250 ngày.
Tại nhà:
Bài 1: Một công ty tinh chế dầu mua dầu thô theo hợp đồng cung cấp dài hạn với giá
225.000 đồng/thùng. Việc vận chuyển dầu thô đến nhà máy được thực hiện với số
lượng

10.000 thùng/ngày, nhà máy chỉ sử dụng ở mức 5.000 thùng/ngày và định mua
500.000 thùng dầu thô vào năm tới. Nếu chi phí cho việc tồn trữ hàng là 25% đơn giá
mua/năm và chi phí đặt hàng cho một đơn hàng là 75 triệu đồng.
9/12
Tính lượng hàng tối ưu cho đơn hàng và tổng chi phí đơn hàng này là bao nhiêu?
Tài liệu tham khảo:
Xem mục 3 và theo yêu cầu của giảng viên
CHƯƠNG VI: HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ
6.1. Các dữ liệu đầu vào – đầu ra của hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư (MRP)
6.2. Phương pháp hoạch định nhu cầu vật tư
6.3. Phương pháp xác định kích cỡ lô hàng
Bài tập : tại lớp
Bài 1: Một xí nghiệp in dự định xuất bản một quyển sách giáo khoa. Chi phí cố định là
125 triệu đồng/năm, chi phí biến đổi là 32.000 đồng/quyển và giá bán là 42.000
đồng/quyển. a. Cần bán bao nhiêu quyển sách hàng năm để hòa vốn?
b. Doanh thu hòa vốn hàng năm là bao nhiêu?
c. Nếu số lượng bán hàng năm là 20.000 quyển thì lợi nhuận là bao nhiêu?
d. Chi phí biến đổi hàng năm là bao nhiêu/quyển để cho ra lợi nhuận là 100 triệu
đồng nếu số lượng bán ra hàng năm là 20.000 quyển.
Tại nhà:
Bài 2: Một đơn vị sản xuất dự định mở rộng qui mô hoạt động, họ đứng trước 3 khả
năng lựa chọn: hoặc là lắp thêm qui trình công nghệ vào nhà máy sản xuất hiện có (1),
hoặc là xây dựng nhà máy mới lớn hơn (2), hoặc xây dựng thêm nhà máy mới nhỏ khác.
Các số liệu có
thể ước lượng được sau đây (Đơn vị: 1.000 đồng).
Lượng sản xuất (sản phẩm)
1.500.000 1.500.000 1.500.000
Định phí hàng năm
1.600.000 2.200.000 1.800.000
Biến phí đơn vị 3,050 2,645 2,898

a. Trên cơ sở chi phí sản xuất, xếp hạng các khả năng từ tốt nhất đến xấu
nhất. b. Làm lại câu a, nếu như lượng sản xuất hàng năm là 1,8 triệu sản
phẩm.
c. Dựa trên kết quả câu a, câu b, bạn cho nhận xét về tầm quan trọng của dự báo
chính xác về mức độ sản xuất trong các khả năng.
Tài liệu tham khảo:
Xem mục 4 và theo yêu cầu của giảng viên.
CHƯƠNG VII: BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
7.1. Mục tiêu của bố trí mặt bằng
10/12
7.2. Nội dung của bố trí mặt bằng
1. Hãy cho biết mục đích của việc xác định địa điểm nhà máy sản xuất, kinh doanh.
2. Hãy nêu quy trình tổ chức xác định địa điểm nhà máy.
3. Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn vùng và địa điểm cụ thể của nhà máy.
4. Cho biết các phương pháp xác định địa điểm nhà máy.
Bài tập : tại lớp
Bài 1: Công ty dự định xây dựng thêm một nhà kho để tăng cường khả năng phân phối.
Công ty hiện thời đang có 3 nhà kho (A,B,C). Có 2 địa điểm đang được xem xét cho
các nhà kho mới là D và E. Chi phí vận chuyển trên đơn vị sản phẩm từ nhà máy chế
tạo đến từng nhà kho, nhu cầu hàng năm của nhà kho, năng lực sản xuất hàng năm được
cho như bảng số liệu:
Địa điểm
Nhà máy
CP VC đến nhà kho (1.000đồng/sản
Năng lực
hàng năm
A B C D E
X
Y
3,00

1,50
3,50
1,75
2,00
3,25
4,00
2,75
3,15
2,50
50.000
50.000
NC năm 25.000 25.000 25.000 25.000 25.000
Nếu như công ty chỉ chọn một địa điểm nữa và muốn cực tiểu hóa chi phí vận
chuyển hàng từ 2 nhà máy đến 4 nhà kho.
a. Xây dựng mô hình toán học để đánh giá hiệu quả của từng vị trí.
b. Chi phí vận chuyển sản phẩm là bao nhiêu nếu chọn D, chọn E ?
c. Có bao nhiêu đơn vị sản phẩm sẽ được chuyển từ từng nhà máy đến các nhà kho?
Tài liệu tham khảo:
Xem mục 3 và theo yêu cầu của giảng viên.
V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC.
STT Nội dung đánh giá Trọng số Ghi chú
1 Kiểm tra môn học (Đ1,Đ2) 0.1
2 Kiểm tra giữa môn (Đ3) 0.3
3 Thi hết môn (Đ4) 0.5
Điểm môn học = (Đ1, Đ2 x 0.1) + (Đ3 x 0.3) + (Đ4 x 0.5)
VI. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY.
- Kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
- Số tín chỉ: 3 TC (60 tiết)
11/12
- Số tiết giảng của giảng viên: 35 tiết

- Số tiết làm bài tập (có giảng viên hướng dẫn): 25 tiết
VII. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC.
- Bảng, phấn, bút viết.
- Micro.
- Projector.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Tài liệu tham khảo môn học Quản trị sản xuất của bộ môn Quản trị sản xuất
trường Đại Học Kinh Tế TPHCM
- Bài tập môn Quản trị sản xuất của Tiến sĩ Hồ Tiến Dũng.
- Bài tập môn Quản trị sản xuất của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Thịnh.
- Quản lý sản xuất – Gerard Chevalier – Nguyễn Văn Nghiến (CFVG)
- Production/Operations Management – Nollet, Kelada, Diorio
- Quản trị sản xuất và tác nghiệp của GS.TS Đồng Thị Thanh Phương.
12/12

×