Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch in vitro với kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn lao ESAT-6, CFP-10, TB7.7 ở bệnh nhân lao phổi và người nhà tiếp xúc tại tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC





ĐỖ PHÚC THANH









NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH IN VITRO
VỚI KHÁNG NGUYÊN ĐẶC HIỆU VI KHUẨN LAO
ESAT-6, CFP-10, TB7.7 Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI
VÀ NGƯỜI NHÀ TIẾP XÚC TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH














LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II













HUẾ – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC




ĐỖ PHÚC THANH







NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH IN VITRO
VỚI KHÁNG NGUYÊN ĐẶC HIỆU VI KHUẨN LAO
ESAT-6, CFP-10, TB7.7 Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI
VÀ NGƯỜI NHÀ TIẾP XÚC TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH





Chuyên ngành: Nội Khoa
Mã số: CK 62 72 20 40




LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II






Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS.TRẦN THỊ MINH DIỄM
Hướng dẫn 2: TS. HOÀNG VIẾT THẮNG






HUẾ – 201
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hằng năm có khoảng 9 triệu người bị mắc bệnh lao và 1/3 dân số thế
giới, khoảng 2 tỷ người có nguy cơ nhiễm lao, trong số đó đáng quan tâm là
tình hình nhiễm lao tiềm ẩn (latent tuberculosis infection, LTA), mặc dù người
nhiễm lao tiềm ẩn không có biểu hiện lâm sàng và không lây nhiễm nhưng có
nguy cơ phát triển thể lao hoạt động và lây nhiễm, hằng năm có khoảng 2 triệu
người tử vong do bệnh lao, việc điều trị LTA sẽ giúp khống chế sự tiến triển
sang thể lao hoạt động.
Hiện nay test da tuberculin vẫn được xem là xét nghiệm miễn dịch có
giá trị trong chẩn đoán bệnh lao hoạt động, tuy nhiên test tuberculin có một số
hạn chế về độ nhạy cũng như độ đặc hiệu. Đối với người đã chủng vắc xin
BCG thì kết quả vẫn dương tính, hơn nữa test đòi hỏi bệnh nhân phải trở lại để
đọc kết quả do đó một số người đã không quay trở lại. Ngoài ra, đáp ứng miễn
dịch tế bào chống vi khuẩn lao không những đáp ứng đối với protein cấu trúc
vi khuẩn mà còn là đối với các protein tiết trong quá trình vi khuẩn ký sinh
trong đại thực bào. Do đó trong nhiều năm trở lại đây, người ta đã nghiên cứu
thử nghiệm in vitro gồm các kỹ thuật đánh giá các cytokin (IFN-γ, TNF-α, IL-
12) do các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch chống lao sản xuất như tế bào
đơn nhân/đại thực bào, tế bào lympho T, tế bào lympho B tiết ra.
Những nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch đối với các protein tiết mở ra
một hướng mới về việc sản xuất một vắc xin chống vi khuẩn lao đặc hiệu và

có hiệu quả bảo vệ cao hơn BCG. Ở Trung Quốc, người ta đã thử nghiệm test
da trên chuột với kháng nguyên tiết ESAT-6 và theo dõi đáp ứng miễn dịch tế
bào qua việc định lượng IFN-γ ở môi trường nuôi cấy tế bào đơn nhân/đại thực
bào và tế bào lympho T.
Trong bệnh lao, đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào do các tế bào
lympho T và đại thực bào thực hiện thông qua các cytokin. Khi cơ thể tiếp xúc
với vi khuẩn lao lần đầu tiên thì sẽ sản xuất các tế bào lympho T mẫn cảm (tế
2

bào lympho TCD4
+
và TCD8
+
). Khi vi khuẩn lao xâm nhập những lần sau thì
các tế bào này sẽ phản ứng lại và tiết nhiều cytokin hòa tan, đặc biệt là IFN-γ.
Đo nồng độ IFN- γ được sản xuất từ nuôi cấy tế bào đơn nhân ngoại vi khi
được kích thích bởi kháng nguyên đặc hiệu của Mycobacterium tuberculosis
(MT) có thể đánh giá đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào của từng cá thể, kỹ
thuật này như đã mở ra một khía cạnh mới trong lĩnh vực miễn dịch học chẩn
đoán bệnh lao.
Nghiên cứu sử dụng bộ hóa chất QuantiFeron-TB Gold in tube (QFT-
GIT) đo lượng IFN-γ được tiết ra từ các tế bào đơn nhân máu ngoại vi bị kích
hoạt bởi kháng nguyên đặc hiệu MT là ESAT-6, CFP-10, TB7.7, gọi là kỹ
thuật IGRA (interferon gamma releasing assay). Phân tích, so sánh để tìm mối
tương quan giữa đáp ứng miễn dịch nói trên và các dữ liệu lâm sàng, X-quang
phổi, chỉ số AFB xét nghiệm đàm … ở người tiếp xúc trong gia đình bệnh
nhân lao, nhằm xác định người nhiễm lao có nguy cơ phát triển thành bệnh lao,
đồng nghĩa với chẩn đoán sớm bệnh lao, và đây cũng là một mục tiêu chính
trong chương trình phòng chống lao quốc gia. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch in vitro với kháng nguyên đặc hiệu vi

khuẩn lao ESAT-6, CFP-10, TB7.7 ở bệnh nhân lao phổi và người nhà tiếp
xúc tại tỉnh Bình Định”. Mục tiêu của đề tài như sau:
1. Xác định tỉ lệ dương tính và nồng độ IFN- γ sản xuất từ các tế bào đơn
nhân máu ngoại vi sau khi kích hoạt bởi kháng nguyên đặc hiệu vi khuẩn
lao là ESAT-6, CFP-10, TB 7.7 ở nhóm người lao phổi AFB (+) và người
nhà tiếp xúc.
2. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của thử nghiệm trên trong chẩn đoán bệnh
lao, mô tả sự liên quan giữa nồng độ IFN- γ với một số đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC CHỈ SỐ DỊCH TỄ
HỌC BỆNH LAO
1.1.1. Nhiễm lao
1.1.1.1. Tỉ lệ nhiễm lao
Là tỉ lệ số người nhiễm lao (người có phản ứng tuberculin dương tính)
trong một quần thể tại một thời điểm nhất định.
Tỉ lệ nhiễm lao cho thấy mức độ nhiễm lao trong cộng đồng.
1.1.1.2. Nguy cơ nhiễm lao hàng năm (Annual rick of tuberculous infection ARTI):
Là khả năng một người lành có thể bị nhiễm hoặc tái nhiễm lao trong
khoảng thời gian một năm.
Nguy cơ nhiễm lao hàng năm đánh giá gián tiếp tình hình bệnh lao và xu
hướng dịch tễ của bệnh lao.
1.1.2. Tỷ lệ mắc lao
1.1.2.1. Tỉ lệ hiện mắc (prevalence rate)

Tỉ lệ người hiện mắc lao trong quần thể dân số nhất định tại khoảng thời
gian hoặc thời điểm xác định.
Tỉ lệ hiện mắc cho thấy mức độ trầm trọng của dịch bệnh về số nguồn lây
đang lưu hành, xu hướng dịch tễ, và hiệu quả của chương trình chống lao.
1.1.2.2. Tỉ lệ mắc mới hàng năm (incidence rate).
Tỉ lệ người mới mắc bệnh lao trong quần thể nhất định trong khoảng thời
gian một năm .
Tỉ lệ mới mắc cho phép đánh giá tác động của các yếu tố nguy cơ của
bệnh lao và là căn cứ hoạch định chính sách can thiệp để làm giảm các nguy cơ
đó trong một quần thể [6].
4


1.2. SINH BỆNH HỌC CỦA BỆNH LAO
1.2.1. . Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể xuất hiện tại tổn thương
trong những ngày đầu nhiễm lao nhằm tiêu diệt VK. Nếu đáp ứng tốt, số lượng
VK ít, VK lao có thể bị tiêu diệt ngay. Thành phần miễn dịch không đặc hiệu
được biết gồm có: bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào phế nang, tế bào
T-γ/δ, T-α/β, protein của đại thực bào liên quan đến tính kháng tự nhiên
(Nramp) và một số tế bào khác [10], [32].
1.2.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu hay miễn dịch thích nghi khởi phát khi kháng
nguyên vi khuẩn lao được đại thực bào trình diện cho các lympho T với sự
hỗ trợ của phân tử MHC lớp II đối với T CD4 và lớp I đối với T CD8. Chỉ
dưới 5% trường hợp có hệ miễn dịch không kiểm soát được nhiễm khuẩn
nên VK lao có thể phát triển lan tràn (theo đường máu và bạch huyết) gây
bệnh ở nhiều tạng trong cơ thể (lao kê, lao nhiều tạng, v.v.). Phần lớn các
trường hợp (90%) sau nhiễm khuẩn không bị bệnh, trong đó có những cơ
thể bị nhiễm lao tiềm tàng. Trong số này chỉ 5%-10% trường hợp chuyển

thành bệnh lao (khi chưa có đại dịch HIV/ AIDS) [10], [32].
Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với bệnh lao được thực
hiện theo hai phương thức: đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp
ứng miễn dịch dịch thể.
* Miễn dịch tế bào.
Đáp ứng qua trung gian tế bào được quần thể tế bào T thực hiện, đại
thực bào và lymphokin (interleukin) có vai trò chủ yếu trong miễn dịch bảo
vệ.
Landsteiner và Chase đã chứng minh vai trò của đáp ứng miễn dịch
qua trung gian tế bào với VK lao [28]
5


Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu sâu hơn cũng đã làm sáng tỏ
vai trò của đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào trong đáp ứng miễn dịch
bệnh lao. Kiểu đáp ứng này giúp cơ thể khống chế loại trừ VK lao thông qua
hoạt hoá đại thực bào.

Đại thực bào tiêu diệt VK lao, các kháng nguyên của VK lao được giải
phóng, trong đó có kháng nguyên LAM (lipopolyarbinomanose). Kháng
nguyên LAM kích thích đại thực bào tiết ra các cytokin TNF-α, IL-1, -6, -8 và
protein vận mạch có tác dụng kích thích quá trình chuyển tế bào đơn nhân
thành tế bào dạng biểu mô và tế bào khổng lồ Langhans, tại tổn thương hình
thành nên u hạt, giới hạn sự lan tràn của VK lao [1], [82].

Miễn dịch qua trung gian tế bào được phân lớp tế bào lympho T thực
hiện, chúng tuần hoàn trong máu và hạch bạch huyết, có thể di chuyển qua các
khoảng trống giữa các tế bào. Mỗi kiểu đáp ứng miễn dịch được kiểm soát bởi
các dòng lympho khác nhau. Các nhóm lympho T thực hiện ba chức năng
chính: hỗ trợ (Th), ức chế (Ts) hoặc gây độc (Tc). Tế bào T hỗ trợ, chủ yếu là

nhóm tế bào T mang kháng nguyên bề mặt CD4 (lympho T CD4), có nhiệm vụ
kích thích đáp ứng miễn dịch của tế bào khác. Nhóm tế bào T gây độc, chủ
yếu là tế bào T mang kháng nguyên bề mặt CD8 (lympho T CD8), có nhiệm vụ
nhận biết và tiêu diệt những tế bào đã bị nhiễm và hoạt hoá tế bào thực bào
tiêu diệt tác nhân gây bệnh [1], [20],[82] .

Miễn dịch tế bào đóng vai trò quyết định trong đáp ứng miễn dịch bảo
vệ cơ thể chống lại VK lao, các loại tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch
rất phong phú [27], [54], điển hình là một số loại sau:

- Quần thể tế bào lympho T:
Dựa trên cấu trúc thụ thể bề mặt của tế bào lympho T, quần thể tế bào
lympho T được chia ra các nhóm T CD1,3,4,8, v.v. Tế bào lympho T có 2 chức
6

năng chính là sản xuất ra các cytokin để hoạt hoá đại thực bào và diệt các đại
thực bào kém hoạt hoá chứa VK lao. Sự thay đổi các đặc điểm chức năng của
tế bào lympho T trước và sau điều trị đã đưa ra giả thiết về dấu ấn miễn dịch
mới của tình trạng lao lâm sàng và khối lượng lớn kháng nguyên VK lao, đây
cũng là vấn đề cần được đánh giá ở những nghiên cứu rộng hơn trong tương
lai [82].

* Tế bào lympho T CD1: một số tác giả cho rằng T-CD1 nhận dạng
kháng nguyên lipid và hoạt hoá tiêu diệt các đại thực bào chứa VK lao.

* Tế bào lympho T CD4: có vai trò chủ chốt trong đáp ứng miễn dịch
bảo vệ chống VK lao của cơ thể. T CD4 có 2 chức năng chính là nhận dạng các
kháng nguyên ngoại bào từ phân tử MHC lớp II, tiết ra IFN-γ và các cytokin
khác hoạt hoá đại thực bào để thực bào VK lao, khởi xướng đáp ứng miễn dịch
tế bào. Đại thực bào thiếu thụ thể của CD4 sẽ giảm khả năng di chuyển, giảm

khả năng tiết TNF-α, giảm khả năng hoá hướng động đối với MCP-1 và giảm
khả năng gắn với tế bào biểu mô mạch.
* Tế bào lympho T CD8: T CD8 tiết các cytokin IFN-γ, IL-4 vì vậy có
vai trò trong điều hoà cân bằng giữa Th1 và Th2. Một số tác giả cho rằng, T-
CD8 nhận dạng kháng nguyên nội bào từ phân tử MHC lớp I. Ngoài ra,
T CD8 có vai trò phân giải tế bào đuôi gai, đại thực bào chứa VK lao,
tạo điều kiện cho các đại thực bào khác thực bào [3], [10], [82].
* Tế bào lympho T-γ/δ: vai trò của các tế bào lympho T γ/δ trong đáp
ứng miễn dịch ở bệnh lao cũng chưa được biết hết. Tế bào lympho T-γ/δ là tế
bào có nhân to, có thể phát triển thành tế bào đuôi gai trong hệ bạch huyết.
Một số tế bào T γ/δ có thể là T CD8, liên kết lại với nhau trở thành tế bào T
độc [3], [82]. Tế bào T-γ/δ có vai trò trong đáp ứng miễn dịch sớm, và trong
lao tiềm tàng.
7

Th1 và Th2 là 2 phân týp của tế bào lympho T CD4, do tế bào T CD4
biệt hoá thành trong quá trình đáp ứng miễn dịch. Tế bào Th1 tiết ra IL-2 và
IFN-γ, có vai trò trong đáp ứng miễn dịch bảo vệ nhiễm khuẩn nội bào, Tế bào
Th2 tiết ra IL-4, IL-5, IL-10. Điều hoà cân bằng giữa đáp ứng Th1 và đáp ứng
Th2 phản ánh kết quả đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
- Vai trò của các Interleukin(IL):
Vai trò đáp ứng miễn dịch trong lao phụ thuộc các tế bào miễn dịch
thông qua cytokin. Việc giảm tổng hợp cytokin có liên quan đến tình trạng
dinh dưỡng của bệnh nhân lao, ví dụ như các vi chất ở nồng độ thấp [3],[32].
* IL-1: IL-1 gồm IL-1 (α) và IL-1 (β) do đại thực bào tiết ra. Cùng với
TNF- α, IL-1 có vai trò đáp ứng trong giai đoạn cấp của bệnh như gây sốt, suy
kiệt, tạo điều kiện bộc lộ thụ thể của IL-2 và giải phóng IL-2, tham gia hình
thành u hạt.

* IL-2: là cytokin đa chức năng do tế bào lympho Th dạng hoạt tính

tổng hợp và tiết ra, cụ thể do Th1 tiết ra khi Th1 được hoạt hoá và có vai trò
hoạt hoá đại thực bào [3], [10], [82]. Chức năng ban đầu của IL-2 là hỗ trợ
phát triển tế bào T đặc hiệu kháng nguyên và tạo trí nhớ định hình. Ngoài ra,
IL-2 có khả năng tác động đến tế bào giết tự nhiên (NK), tế bào B và chức
năng thực bào. Như vậy, IL-2 gia tăng hoạt tính diệt khuẩn của đại thực bào,
tăng khả năng tạo cytokin và bộc lộ thụ thể của cytokin trên bề mặt tế bào.
Trong thực tế, IL-2 cần thiết cho quá trình phòng vệ của cơ thể chống nhiễm
khuẩn tế bào. Mặc dù, IL-2 kích thích chức năng miễn dịch tế bào nhưng
không đặc hiệu riêng biệt cho kiểu đáp ứng týp 1. Tế bào T tiết IL-2 và tế bào
Th2 xuất hiện ngay sau khi có kháng nguyên kích thích và biệt hoá thành dòng
tế bào týp 1 hoặc týp 2 dưới tác động của cytokin khác. IL-2 kích thích TCD4
tiết IFN- ở giai đoạn khởi đầu và trình diện, nhưng chỉ tác động tiết IL-4
trong giai đoạn khởi đầu. Tóm lại, IL-2 đóng vai trò trung tâm trong quá trình
8

miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể, tạo ra đáp ứng miễn dịch trong bệnh
lao do khởi động một “kho chứa” tế bào lympho T đặc hiệu.

* IL-4: do Th2 tiết ra, làm giảm đáp ứng của Th1, nhưng không tăng
đáp ứng của Th2. IL-4 tăng cường IFN-  tới u hạt.
* IL-6: do tế bào lympho B tiết ra, tham gia giảm phản ứng viêm, tạo
máu, biệt hoá tế bào lympho T, ngăn chặn đáp ứng của tế bào lympho T [3],
[32].
* IL-8: do tế bào đơn nhân, đại thực bào, tế bào biểu mô phế quản, tế
bào xơ và cả tế bào lympho T tiết ra, có vai trò liên kết tổ chức tạo thành hang
lao, làm cho tổn thương ổn định, hoá hướng động quan trọng, có khả năng
chiêu mộ bạch cầu đa nhân, tế bào lympho và bạch cầu ưa bazơ.
* IL-10: có tác dụng chống viêm, được tiết từ đại thực bào và tế bào
lympho T khác, có tác dụng ức chế tiết IL-12, do đó làm giảm tiết IFN-. IL-
10 trực tiếp ức chế đáp ứng của TCD4 và chức năng của tế bào trình diện

kháng nguyên (APC).
* IL-12: do đại thực bào và tế bào đuôi gai tiết ra. IL-12 kích thích T-
CD4 biệt hoá thành Th1.
* IL-18: do đại thực bào tiết ra, khởi động hoạt động của IFN-  [3].
* Interferon- gamma (IFN- ): có vai trò quan trọng trong đáp ứng
miễn dịch của cơ thể chống lại VK lao, được sản xuất bởi TCD4, TCD8, tế bào
NK và tế bào đuôi gai. IFN-  tăng quá trình trình diện kháng nguyên dẫn đến
tăng số lượng TCD4 và lympho T gây độc, hoạt hoá đại thực bào, ức chế sự
phát triển của VK lao [1], [10], [32], [82].
* Yếu tố gây hoại tử u (Tumour Necrosis Factor-alpha: TNFα):
TNF-α chủ yếu do đại thực bào tiết ra, ngoài ra TNF-α cũng được
tổng hợp bởi tế bào đuôi gai và lympho khác.
9

TNF-α có một số chức năng: phối hợp với IFN-  kích thích đại thực
bào tăng tổng hợp NOS2; tăng sự di chuyển và định vị tế bào trong mô; tăng
hoạt động của thụ thể tế bào; tăng kết dính VK lao vào thụ thể bề mặt đại thực
bào; là yếu tố chính gây hoại tử tế bào ở phổi, hình thành bã đậu tại tổn thương
trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể, TNF-α còn có vai trò quan trọng hơn ở
vách tổn thương, ngăn chặn sự phát triển của VK lao và góp phần hình thành u
hạt. Tình trạng sốt kéo dài và sút cân trong bệnh lao là do đại thực bào tiết
TNF-α dai dẳng. Theo Algood Holly M.Scott (2005), nhận xét TNF-α có vai
trò chủ yếu trong kiến tạo cấu trúc, duy trì tính ổn định bền vững của u hạt,
qua đó sẽ cố định vị trí nhiễm khuẩn, ngăn ngừa phát sinh miễn dịch bệnh lý
[1], [10], [32], [82].
Số liệu lâm sàng và thực nghiệm cho thấy TNF-α có hiệu quả khác
nhau tại các thời điểm nhiễm VK lao khác nhau, liên quan đến miễn dịch bệnh
lý và phòng vệ. Trong thời kỳ đầu nhiễm khuẩn, TNF-α thúc đẩy VK lao vượt
qua ngưỡng tế bào biểu mô phổi và gây nhiễm, do VK lao cảm ứng tế bào biểu
mô phổi tiết TNF-α, gây ức chế khả năng bảo vệ của tế bào biểu mô phổi. Khi

hình thành đáp ứng viêm, TNF-α thúc đẩy huỷ hoại tế bào ở phổi và các vùng
khác qua cơ chế chết theo chương trình (apoptosis). TNF-α có khả năng kiểm
soát nhiễm VK lao [3], [8],[10], [31].

A. Đại thực bào tiếp nhận TNF-α: chiêu mộ
các tế bào.
B. LymphoT tiếp nhận TNF-α từ các đại
thực bào: tăng cường diệt VK.
C. Đại thực bào và lymphoT tiếp nhận TNF-
α, IFN-  điều hòa phản ứng viêm quá mức
(tự chết của lymphoT)
10

D. Điều trị thuốc kháng TNF-α: tổ chức hạt bị phá hủy, VK lan tràn.

Hình 1.1. Vai trò của TNF-α trong nhiễm trùng lao (S. Ehles, 2005)
* TGF-β (Transforming Growth Factor-β): TGF-β tồn tại trong u hạt,
do tế bào đơn nhân tiết ra. TGF- β hỗ trợ chống viêm, do có khả năng ức chế
đại thực bào tổng hợp ROI, RNI, ức chế tăng sinh lympho T, ảnh hưởng đến
chức năng của tế bào NK, điều tiết giảm giải phóng IFN- , TNF-α và IL-1
(β). TGF-β có thể là yếu tố tham gia ức chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể [1],
[8], [10], [32].
*Miễn dịch dịch thể:
Miễn dịch dịch thể có vai trò thứ yếu trong hệ thống miễn dịch bảo vệ
cơ thể chống lại VK lao. Kháng thể dịch thể không trực tiếp tiêu diệt được VK
lao, nhưng có tính độc với VK lao, thúc đẩy quá trình thực bào.
Trong mối tương tác giữa VK và tế bào, bên cạnh quần thể lympho T
còn có sự tham gia của tế bào lympho B thông qua tế bào Th và từ đó sản sinh
ra globulin miễn dịch gồm: IgG, IgM, IgA, IgD, IgE [8], [10], [32].
1.2.3. Vi khuẩn lao đề kháng với hệ miễn dịch của cơ thể

- VK lao ức chế sự kiểm soát của 2 phân tử MHC lớp I và lớp II trong
quá trình trình diện kháng nguyên của đại thực bào với lympho T-CD8, T-CD4.
- VK lao làm giảm các dấu ấn của T-CD4 và tăng apoptosis của các tế
bào này (kéo dài 6 - 12 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị lao).
- VK lao hạn chế hiện tượng thực bào của đại thực bào, do chúng
chiếm thụ thể bổ thể CR3, CR4 của đại thực bào [1], [8], [10], [82].
- Khi ở trong phagosome của đại thực bào, VK lao ngăn cản sự hòa
màng của các túi a-xít, ngăn cản hoạt động của bơm proton ATP-ases, tăng pH
trong phagosomes lên 6,3 - 6,5 (bình thường 4,5), VK lao khó bị tiêu diệt.

11

- VK lao “bắt” đại thực bào sản xuất quá mức các cytokin có tác dụng
ức chế lympho T (IL-10, IL-1, IL-12, IL-15, v.v.) làm giảm chức năng tế bào
T và ức chế các cytokin tiền viêm.
12

Vi khuẩn lao bị kết dính với đại thực bào
nhờ các tuy thể CR3, TLRs….
















Sơ đồ 1.1.Trình diện kháng nguyên của đại thực bào và quá trình khởi động
đáp ứng miễn dịch tế bào và dịch thể trong bệnh lao [8], [32].


1.2.4. Sự di tản tế bào và sự tạo u hạt
Đáp ứng viêm của vật chủ thành công đối với vi khuẩn đòi hỏi sự phối
hợp chính xác của các thành phần của hệ thống miễn dịch. Bước đầu tiên là sự
tụ tập của các tế bào miễn dịch trong lòng mạch ra đến tiêu điểm nhiễm trùng.
Khả năng này được kiểm soát với các yếu tố dính và các chemokine [1], [32].
-U hạt: Tế bào TCD4
+
chiếm chủ yếu ở lớp bao quanh u hạt và kể cá tế
bào TCD8
+
. U hạt trưởng thành ở người, tế bào tua được phát hiện ở giữa các
tế bào dạng biểu mô. Hiện tượng apoptosis chủ yếu ở tế bào dạng biểu mô.
Tăng sinh vi khuẩn xảy ra tại chổ có cả tế bào xuất xứ từ đại thực bào và tế bào
lympho. Sự dính tế bào của các dòng tế bào tại u hạt thực hiện qua trung gian
của các yếu tố dính, ít nhất bởi yếu tố ICAM-1, một phân tử bề mặt được gia
tăng bởi vi khuẩn hoặc LAM [83]. Các tế bào dạng biểu mô biệt hóa sản xuất
13

các protein nền ngoại bào (osteopontin, fibronectin), hoạt động như cộng sự
neo tế bào
13
ien

13
qua các intergrin [1], [10], [32].
Sinh thiết hạch lympho cho thấy có 4 loại dựa trên cấu trúc của u hạt,
loại và số lượng tế bào, tính chất của hoại tử: (1) quá sản (22,4%) u hạt tế bào
dạng biểu mô và ít hoại tử, (2) u hạt gồm tế bào dạng biểu mô, đại thực bào, tế
bào lympho và tương bào với hoại tử bả đậu ái toan, (3) giảm hoạt tính
(17,7%) u hạt tổ chức kém với đại thực bào, tế bào dạng biểu mô chưa chin, tế
bào lympho và tương bào, chủ yếu hoại tử bả đậu ái kiềm, (4) không hoạt động
(3,6%) u hạt không tổ chức tốt với đại thực bào, tế bào lympho, tương bào và
bạch cầu nhân đa dạng không có hoại tử bả đậu [1], [32], [82].
- Chemokin: sự tương tác giữa đại thực bào với các tế bào hiệu ứng khác
xảy ra ở giữa các
13
ien
13
ine và chemokin. Các phân tử này sử dụng tập trung
tế bào viêm cũng như các tế bào lympho và hoạt hóa chúng
- Interleukin -8: Tập trung thu hút BCTT, tế bào T, và ái kiềm để đối
phó với các kích thích. Được tiết chủ yếu bởi tế bào xơ non, tế bào lympho, tế
bào sừng. IL-8 là chất hoạt hóa BCTT [1], [10], [32].
Nồng độ IL-8 tăng trong dịch rửa tiểu phế quản hoặc dịch nuôi cấy tế
bào lympho, biểu lộ gen cũng tăng so với nhóm chứng [82].
- Các chemokin khác: các chemokin khác liên quan đáp ứng miễn dịch
đối với vi khuẩn lao như MCP-1 (monocyte chemoattractant protein-1),
RANTES (regulation on activation normal T cell expressed and secreted), cả
hai giảm trong pha hồi phục sau khi điều trị, đối kháng với IL-8. Thực nghiệm
trên chuột in vivo và in vitro, chứng minh vi khuẩn lao gây sản xuất một loạt
chemokin như RANTES, MIP-α (macrophage IFNlammatory protein –α),
MIP-2, MCP-1, MCP-3, MCP-5, và IP10 [32], [82]. Thụ thể 2 của chemokin
C-C (CCR2) là thụ thể đối với MCP-1, 3, 5 và hiện diện trên đại thực bào và tế

bào T hoạt hóa. Chuột không có CCR2-/- cực kỳ nhạy cảm với vi khuẩn lao và
14

thiếu hụt sự tập trung đại thực bào tại phổi. Các tài liệu gần đây chứng minh
TNF-α có thể điều biến tăng biểu lộ MIP-α, MIP1-β, MIP1, MIP2, CINC
(cytokine –induced neutrophil chemoattractant) và RANTES, và nó có thể ảnh
hưởng sự tập trung của BCTT, tế bào lympho, và tế bào đơn nhân/đại thực bào
[1], [10], [32], [82]
RANTES, MCP-1, MIP1-α, và MIP-β tăng sau nhiễm vi khuẩn in vitro
ở các đại thực bào phế nang. Ở người CCR5, thụ thể của RANTES, MIP1-α,
và MIP-β tăng trên đại thực bào phế nang ở bệnh nhân lao phổi [3], [10], [82].
1.3. CƠ CHẾ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VÀ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN
1.3.1. Kháng nguyên ESAT-6 (Early Secretory Antigenic Target 6 KDa),
CFP-10 (Culture Filtrate Protein 10) và TB 7.7
Lao là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn M. tuberculosis,
thường lây lan cho vật chủ mới qua trung gian các giọt bắn phần tử mang mầm
bệnh trong không khí từ bệnh nhân lao phổi (khạc ra vi khuẩn). Một cá nhân
mới bị nhiễm bệnh có thể phát triển thành bệnh lao trong vòng vài tuần, vài
tháng hoặc lâu hơn, nhưng đa số người nhiễm bệnh vẫn chưa hoặc không biểu
hiện triệu chứng. Phản ứng Tuberculin thường biểu hiện dương tính ít nhất sau
2 đến 10 tuần sau khi nhiễm vi khuẩn lao hoặc sau chủng BCG. Tuy nhiên,
một số cá thể, bao gồm cả những người có đề kháng hoặc không đề kháng
miễn dịch với Tuberculin có thể cho kết quả âm tính. Ngược lại, một số cá thể
không nhiễm lao hoặc nhiễm Mycobacterium khác vẫn cho kết quả dương tính
với Tuberculin [45], [73].
Nhiễm lao (hay bệnh lao tiềm ẩn) phải được phân biệt với mắc bệnh lao
thật sự. Mục đích chính của chẩn đoán nhiễm lao là để chẩn đoán sớm và xem
xét điều trị phòng ngừa bệnh lao.
Phân tích so sánh hệ gen Mycobacterium cho phép xác định vùng gen
RD1 mã hóa cho các protein kháng nguyên, chỉ có ở M. tuberculosis nhưng

vắng mặt trong tất cả các chủng Mycobacterium khác. Gen RD1 mã hóa
15

protein ESAT-6 và CFP-10, là các kháng nguyên protein tiết đặc hiệu của M.
tuberculosis có khả năng hoạt hóa các tế bào T tiết ra IFN- γ, trong khi các
kháng nguyên khác có trong BCG hoặc các Mycobacterium khác không có
khả năng này.
Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn lao thì tế bào lympho trong máu đã “tiếp
xúc” và có thể “nhận diện” các kháng nguyên của M. Tuberculosis. Bằng
chứng của đáp ứng miễn dịch từ các tế bào T bị hoạt hóa được ghi nhận bởi sự
tiết ra các cytokin và IFN-γ. Việc phát hiện và định lượng IFN-γ bằng kỹ thuật
ELISA đo lường nồng độ IFN- γ được tiết ra từ các tế bào lympho T máu
ngoại vi khi bị kích thích bởi kháng nguyên đặc hiệu là một thử nghiệm in
vitro đánh giá gián tiếp đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào của cá thể đó với
tình trạng nhiễm lao [52], [63], [89].
TB 7.7 là kháng nguyên glycolipid vi khuẩn lao (TBGL), đã được nghiên
cứu với các kỹ thuật ELISpot, với kết quả dương tính là 88% ở đối tượng bệnh
lao hoạt động, và 62% ở những người trong vùng dịch tễ của lao [17], [19].
1.3.2. Kỹ thuật in vitro lượng giá đáp ứng miễn dịch tế bào thông qua việc
đo lường nồng độ IFN-γ tiết ra từ tế bào đơn nhân máu ngoại vi khi bị kích
thích bởi ESAT-6 và CFP-10 và những ứng dụng đã được chấp nhận
Từ những năm 2000, Thử nghiệm in vitro IGRA sử dụng bộ hóa chất
QuantiFeron-TB (QFT) lượng giá gián tiếp đáp ứng miễn dịch tế bào thông
qua việc đo lường nồng độ IFN-γ tiết ra từ tế bào đơn nhân máu ngoại vi khi
kích thích bởi tuberculin. So sánh với QFT thì chỉ có 83% test tuberculin chẩn
đoán dương tính, và 50% TST (Tuberculin skin test) dương tính giả. Hệ số phù
hợp giữa QFT và TST là 0,6. QFT khắc phục các tồn tại của TST như phản
ứng dương giả ở người đã chủng BCG, nhiễm Mycobacterium không lao (non
tuberculous mycobacterium). Đến năm 2005, bộ hóa chất QuantiFeron-TB
Gold đã được phê duyệt bởi Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) [52], [61].

16

Năm 2005, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa kỳ (CDC)
công bố hướng dẫn sử dụng bộ hoá chất QuantiFERON-Gold (QFT-G) (Cellestis
Limited, Carnegie, Victoria, Australia) nhằm chẩn đoán nhiễm lao tiềm ẩn và
bệnh lao hoạt động thông qua định lượng IFN-γ ở tế bào đơn nhân sau khi kích
thích bởi các peptid tổng hợp đặc hiệu cho vi khuẩn lao ESAT-6 và CFP-
10. Thử nghiệm này đã được phê duyệt bởi FDA [45], [73].
Các xét nghiệm QuantiFERON-TB-Gold in tube (QFT-GIT) là thử
nghiệm sử dụng thêm kháng nguyên TB 7.7 qua nhiều nghiên cứu đã chứng
minh tăng độ nhạy lên 89% và độ đặc hiệu lên 99% [45].
Để được hỗ trợ trong việc phát triển các khuyến cáo liên quan đến sử
dụng các kỹ thuật IGRA, CDC đã triệu tập một nhóm các chuyên gia để xem
xét các bằng chứng khoa học và cung cấp ý kiến về việc sử dụng các thử
nghiệm IGRA. Kết quả của nghiên cứu kiểm tra độ nhạy, đặc hiệu là tốt. Mặc
dù số liệu về tính chính xác của IGRA và khả năng của chúng để dự đoán bệnh
lao hoạt động đến nay vẫn tiếp tục nghiên cứu trong các quần thể khác nhau,
nhưng chưa có khiếm khuyết lớn nào đã được báo cáo [73].
Tóm lại, TST và các IGRA (QFT-G, QFT-T, GIT và T-Spot) có thể
được sử dụng như hỗ trợ trong chẩn đoán nhiễm trùng lao theo FDA phê
chuẩn. Đó cũng là cơ sở cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu tại Việt Nam nhằm
đóng góp những kết quả mới được thực hiện tại tỉnh Bình Định [73].
1.4. TÌNH HÌNH BỆNH LAO
1.4.1.Tình hình bệnh lao trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG – WHO report 2011 - Global
Tuberculosis Control), khoảng một phần ba dân số thế giới đã nhiễm lao. Bệnh
lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng
với khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm. Tình hình lao kháng
thuốc đang xảy ra ở hầu hết các quốc gia.
17


Theo ước tính của TCYTTG, năm 2010 có 8,8 triệu bệnh nhân lao mới,
1,1 triệu người tử vong trong số bệnh nhân lao không nhiễm HIV và khoảng
350.000 bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV tử vong. Khoảng 13% bệnh nhân lao
có đồng nhiễm HIV. Mặc dù, tình hình bệnh lao có chiều hướng thuyên giảm
kể từ năm 2006, và tỷ lệ mắc lao mới giảm từ năm 2002, bệnh lao vẫn đang là
một vấn đề y tế công đồng toàn cầu.
Tình hình lao kháng thuốc đang xảy ra ở hầu hết các quốc gia. Vấn đề cấp
thiết hiện nay là cung cấp những trang bị, kỹ thuật mới như chẩn đoán, thuốc
chống lao và văcxin, đặc biệt tại những nơi có tình hình dịch tễ HIV và lao
kháng thuốc cao [2], [7], [98], [99].
Trên toàn cầu, khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do
bệnh lao là ở các nước có thu nhập thấp và vừa, khoảng 80% số bệnh nhân lao
thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao, tỷ lệ điều trị thành công đạt 82%
nhưng tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 37%. Như vậy còn rất nhiều bệnh nhân lao chưa
được điều trị tiếp tục lây lan cho cộng đồng [7], [97].
Sự gia tăng của bệnh lao trên thế giới có sự góp phần của đại dịch
HIV/AIDS và sự kháng thuốc của vi khuẩn lao. Theo TCYTTG, đại dịch
HIV/AIDS đã làm tăng ít nhất 30% số bệnh nhân lao toàn cầu. Đến cuối năm
2006 trên thế giới có khoảng 42 triệu người nhiễm HIV trong đó 50% là đồng
nhiễm lao. Những người đồng nhiễm lao và HIV có nguy cơ phát triển thành
bệnh lao cao gấp 30 lần so với những người chỉ nhiễm lao [6].
1.4.2.Tình hình bệnh lao tại Việt Nam
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2011, TCYTTG ước tính
Việt nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu:
18

Bảng 1.1. Tình hình dịch tễ bệnh lao Việt Nam 2011
Dân số (2010)
88.000 (triệu)

Phân thứ tự gánh nặng bệnh lao toàn cầu
12
Tỷ lệ tử vong do lao (loại trừ HIV) / 100.000 dân
34
Tỷ lệ lao hiện mắc các thể / 100.000 dân
334
Tỷ lệ lao mới mắc các thể / 100.000 dân
199
Tỷ lệ lao / HIV dương tính mới mắc
8,6
Tỷ lệ phát hiện, các thể (%)
54
Tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong bệnh nhân mới (%)
2,7
Tỷ lệ kháng đa thuốc trong bệnh nhân điều trị lại (%)
19
% bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV
43 %
% HIV dương tính trong số BN lao được xét nghiệm HIV
8 %
* Nguồn: Global tuberculosis control 2011 – WHO [ 98],[99 ].
Theo ước tính của TCYTTG, tỷ lệ tử vong do lao là 34/ 100.000 dân,
khoảng 29.000 người tử vong do lao. Tỷ lệ lao hiện mắc các thể là
334/100.000 dân, khoảng 290.000 bệnh nhân. Tỷ lệ lao mới mắc các thể hàng
năm là 199/100.000 dân, khoảng 180.000 bệnh nhân [ 98].
Năm 2010, có 42.356 bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV, chiếm tỷ lệ
43% tổng số bệnh nhân lao. Tỷ lệ HIV dương tính trong số bệnh nhân lao xét
nghiệm là 8%, thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm HIV ước tính trong số bệnh nhân
lao tại báo cáo năm 2010 của TCYTTG (17%). Đồng nhiễm lao/HIV không
chỉ làm tăng số bệnh nhân lao, mà còn làm giảm hiệu quả điều trị của

CTCLQG và tăng tỷ lệ tử vong do lao. Hai cơ chế ngân sách hiện có hỗ trợ cho
một số hoạt động phối hợp lao/HIV là Quỹ toàn cầu và Dự án LIFE GAP do
PEPFAR hỗ trợ và CDC triển khai. Bộ Y tế cùng với CTCLQG và Cục phòng
chống HIV/ AIDS đã ban hành quy trình phối hợp về chẩn đoán, điều trị và
quản lý các bệnh nhân lao/ HIV [7].
19

Tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân lao mới và 19%
trong số bệnh nhân lao điều trị lại. TCYTTG ước tính năm 2010 có khoảng
3.500 (95% CI: 2.600-4.700) bệnh nhân lao kháng đa thuốc trong số bệnh nhân
lao phổi được khám phát hiện [7], [97], [98], [99].
Thành công của CTCLQG trong việc điều trị bệnh nhân và hạn chế lây
truyền bệnh lao trong cộng đồng đang bị đe doạ do tỷ lệ đồng nhiễm lao/HIV
cao, tình hình bệnh lao kháng thuốc, tình hình chẩn đoán, điều trị bệnh lao còn
yếu trong các cơ sở y tế tư nhân; sự tiếp cận không đầy đủ của người nghèo và
các nhóm đối tượng đặc biệt đối với các dịch vụ chữa lao chất lượng cao, thiếu
hụt ngân sách trong việc cung cấp thuốc cũng như quản lí bệnh nhân lao kháng
đa thuốc, … [2], [6].
Theo kết quả điều tra tình hình nhiễm và mắc lao toàn quốc năm 2006-
2007, nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở Việt Nam là 1,67%; tỷ lệ hiện mắc lao
phổi AFB (+) các thể ở Việt nam là: 145/ 100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc lao
phổi AFB (+) mới là: 114/ 100.000 dân. Như vậy, vẫn còn một số lượng đáng
kể bệnh nhân lao phổi AFB dương tính trong cộng đồng chưa được phát hiện
và CTCL cần tiếp tục nỗ lực trong công tác phát hiện, quản lí để hạn chế
nguồn lây và giảm dịch tễ bệnh lao trong cộng đồng [6].
1.4.3. Tình hình bệnh lao tại tỉnh Bình Định
1.4.3.1. Đặc điểm tình hình
Bình Định là một trong 5 tỉnh nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng
điểm miền trung. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.024 km2(chiếm 1,8% diện
tích cả nước), dân số khoảng 1,6 triệu người (1,9% dân số so với cả nước). Địa

hình đa dạng bao gồm: miền núi, đồng bằng, cồn cát ven biển, và hải đảo.
Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Bình Định là bệnh viện chuyên khoa
tuyến tỉnh, thực hiện chức năng khám, chữa bệnh lao và các bệnh phổi đồng
thời thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phòng chống Bệnh lao trên địa
bàn tỉnh.
20

Năm 2010, công tác phòng chống lao trên địa bàn tỉnh được sự quan tâm
của chính quyền các cấp, cộng đồng, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ và đặc biệt
là sự đóng góp tích cực của hệ thống y tế tư trong hoạt động phát hiện bệnh
nhân lao [2].
1.4.3.2. Tình hình bệnh lao tại tỉnh Bình Định
Bảng 1.2. Tình hình bệnh lao tại Bình Định từ năm 2006 – 2010 [2]
N¨m
Lao
phæi
AFB(+)
míi
Lao phæi
AFB(+) t¸i
phát, thÊt
b¹i điều trÞ
Lao phæi
AFB(-)
míi
Lao
ngoµi
phæi
Kh¸c
Tổng

số
2006
1155
112
440
293

2.000
2007
1084
151
406
330

1.971
2008
1172
126
397
317

2.012
2009
963
99
394
320
29
1.805
2010

943
152
481
353
86
2.015
Tæng số
5.317
640
2.118
1.613
115
9.803
Bảng 1.3. Kết quả thực hiện năm 2011[2]
Nội dung
Đơn vị
Kế
hoạch
2011
Thực
hiện
2011
1.Quận huyện có CTCL
%
100
100
2. Xã có CTCL
%
100
100

3. Dân số được CTCL bảo vệ
%
100
100
4. Số bệnh nhân phát hiện (các thể)
BN
1.890
2.060
5. Tỷ lệ phát hiện lao (các thể)
/100.000
dân
122
133
6. Số BN lao phổi AFB(+) mới
BN
1.323
831
7. Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới
/100.000
dân
85
54
8. Tỷ lệ điều trị khỏi AFB(+) mới
%
>85
92
21


Bảng 1.4. Tình hình thu nhận bệnh nhân lao tại các Huyện, Thành phố [2]

Huyện, Thành phố
Chỉ tiêu BN lao
các thể 2011
Thực hiện
Đạt (%)
TP. Quy Nhơn
393
417
106
An Lão
27
20
74
Hoài Ân
71
75
106
Hoài Nhơn
200
231
116
Phù Mỹ
206
213
103
Phù Cát
206
255
124
Vĩnh Thạnh

16
29
181
Tây Sơn
107
113
106
Vân Canh
30
48
160
An Nhơn
234
244
104
Tuy Phước
250
301
120
BV Lao
150
114
76
Tổng
1.890
2.060
109

Bảng 1.5. Tỷ lệ khỏi bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới [2]
Huyện, Thành phố

Tỷ lệ khỏi (%)
Quy Nhơn
95
An Lão
94
Hoài Ân
93
Hoài Nhơn
97
Phù Mỹ
87
Phù Cát
95
Vĩnh Thạnh
88
Tây Sơn
56
Vân Canh
100
An Nhơn
98
Tuy Phước
100
BV Lao
35
Tổng
92

22


1.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN
ĐỀ TÀI
1.5.1. Các nghiên cứu trong nước
Bệnh lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải không khí
có chứa vi khuẩn lao được sinh ra trong quá trình ho khạc, hắt hơi hay nói
chuyện với người bị lao phổi trong giai đoạn tiến triển. Do vậy phát hiện sớm
và điều trị sớm làm giảm nhanh chóng khả năng lây truyền bệnh lao. Nguy cơ
nhiễm lao của người tiếp xúc tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp
xúc, đậm độ các hạt nhiễm vi khuẩn trong không khí và yếu tố chủ thể. Nguy
cơ chuyển từ nhiễm lao sang mắc bệnh lao khoảng 10% trong đời nếu một
người nhiễm lao từ lúc nhỏ, tuy nhiên ở người suy giảm miễn dịch như đồng
nhiễm HIV thì nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao tăng lên rất cao,
khoảng 10%/năm [6], [32].
Không có nhiều các nghiên cứu về miễn dịch trong bệnh lao, các nghiên
cứu hầu hết tập trung vào nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng. Ngày nay, vấn đề nổi
trội trong các nghiên cứu về bệnh lao trong nước thuộc về các lĩnh vực
lao/HIV, lao kháng thuốc và các bệnh cơ hội khác.
Tuy nhiên có một công bố mới nhất năm 2009 thực hiện tại Bệnh viện Lao
và Bệnh phổi Hà Nội của tác giả Lưu Thị Liên và cộng sự sử dụng kỹ thuật
IGRA và phản ứng Mantoux thực hiện trên đối tượng là 300 nhân viên y tế làm
việc tại bệnh viện, kết quả cho thấy IGRA dương tính 47,3% và phản ứng
Mantoux dương tính 61,1%. Nhóm nghiên cứu cho rằng “Ước tính tỷ lệ nhiễm
lao bằng IGRA hoặc TST trên đối tượng là nhân viên y tế làm việc trong môi
trường bệnh viện là cao. Chương trình kiểm soát lây nhiễm cần được tăng
cường tại Việt Nam. Trong cộng đồng không đồng nhất về tiêm chủng BCG,
thì IGRA dường như ước tính nhiễm lao chính xác hơn so với các tiêu chuẩn
khác như là phản ứng Mantoux” [19], [69].

23


1.5.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Những nghiên cứu về miễn dịch bệnh lao trong những năm gần đây cũng
chú tâm nhiều đến các chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn. Simsek H năm 2010 tại
Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu so sánh thử nghiệm Tuberculin và T-SPOT- TB để
chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn và bệnh lao hoạt tính, nghiên cứu trên 136 đối
tượng chia ba nhóm khác nhau (47 bệnh nhân lao phổi hoạt tính, 47 người
khỏe mạnh không tiếp xúc bệnh lao và 42 nhân viên y tế có tiền sử tiếp xúc
gần với bệnh nhân lao). Kết quả cho thấy độ nhạy của kỹ thuật T- SPOT-TB là
83,0% và giá trị dự báo âm tính là 82,6% ở bệnh lao đang hoạt động; các tỷ lệ
này cao hơn có ý nghĩa so với thử nghiệm Mantoux là 38,3% và 60,8%, tương
ứng. Độ đặc hiệu của T-SPOT.TB là 80,9% thấp hơn so với thử nghiệm
Mantoux là 95,7% [89].
Khả năng của T-SPOT-TB và thử nghiệm Tuberculin để chẩn đoán bệnh
lao tiềm ẩn là như nhau 54,8%; Nhưng trong chẩn đoán lao hoạt động T-
SPOT-TB trội hơn về độ nhạy 83,0%. Thử nghiệm T- SPOT-TB được khuyến
cáo là cần thiết sử dụng trong các nghiên cứu thuần tập để chẩn đoán bệnh lao
tiềm ẩn [89].
Theo Kumar, năm 2010 tại Ấn Đô, sử dụng xét nghiệm miễn dịch gắn
enzym (ELISA) đánh giá khả năng chẩn đoán bệnh lao khi dùng phức hợp
kháng nguyên 30/32 kDa (transferase mycolyl-Ag85) và protein đặc hiệu
ESAT-6 và CFP-10 . Kết quả cho thấy độ nhạy cao 84,1% với phức hợp Ag85,
so với ESAT-6 là 64,9% và CFP-10 là 66%, với độ đặc hiệu tương tự như hầu
hết (Ag85: 85,2%, ESAT-6: 88,9%, CFP-10: 85,2%). Như vậy việc sử dụng
phức hợp kháng nguyên Ag85 cùng với ESAT-6 và CFP-10 có triển vọng
trong việc giảm thiểu sự không đồng nhất trong trường hợp lao hoạt động
[63].
Tại Nhật Bản 2010, tác giả Guio và Ashino nghiên cứu dựa trên thử
nghiệm ELISpot với kháng nguyên glycolipid vi khuẩn lao. Với 17 mẫu nuôi

×