Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thuỷ Nguyên là một huyện đồng bằng ven biển thuộc thành phố Hải
Phòng nhưng ở vào vị trí chuyển tiếp của hai vùng địa lý tự nhiên lớn là
ĐBSH và vùng đồi núi Đông Bắc. Huyện có diện tích tự nhiên 24.2712 ha.
Thuỷ Nguyên có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận
lợi, đặc biệt là vị trí đặc biệt gần cảng Hải Phòng và vùng than Quảng Ninh,
trong tam giác tăng trưởng và các cảng biển lớn cửa xuất-nhập khẩu hàng hoá
quan trọng của toàn toàn vùng Đông Bắc.
Có nhiều khả năng thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng tính đến năm
1996 nền kinh tế Thuỷ Nguyên còn mang nhiều tính thuần nông, tăng trưởng
kinh tế hàng năm còn thấp và đời sống nhân dân còn chưa cao, GDP/người
mới đạt 1.924.000 đ/năm.
Thực hiện nghị quyết của thành uỷ và UBND thành phố Hải Phòng về việc
triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội các huyện thị đến năm
2010 (sau khi quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế- xã hội thành phố đã được
thủ tướng chính phủ phê duyệt), năm 1996 UBND huyện Thuỷ Nguyên phối
hợp với trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng xây dựng “ Quy hoạch phát
triển kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 1996-2010 ”. Bản quy hoạch
được được thành phồ Hải Phòng phê duyệt và đưa vào thực hiện năm 1998 và
năm 2003 đã được rà soát, điều chỉnh lại. Tính đến năm 2003, sau 5 năm thực
hiện huyện Thuỷ Nguyên đã thu được một số thành tựu đáng kể về kinh tế-xã
hội. Nền kinh tế đã tăng trưởng cao hơn, đời sống nhân dân cũng được cải
thiện hơn, lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã có sự
phát triển mạnh hơn.
Trong quy hoạch đã đưa ra những phương án phát triển cụ thể cho từng
ngành, từng lĩnh vực và cũng có quan tâm đến vấn đề môi trường. Tuy nhiên
1
Chuyên đề tốt nghiệp
vấn đề bảo vệ môi trường chỉ được quan tâm và nhắc đến một cách chung
chung và sau 5 năm thực hiện theo quy hoạch vấn đề bảo vệ môi trường gần
nh không được quan tâm đến. Trong thời gian tới khi vốn đầu tư để phát triển
kinh tế còn nhiều hạn chế vấn đề bảo vệ môi trường sẽ dễ dàng bị hy sinh cho
phát triển kinh tế.
Bản quy hoạch này cũng như hầu hết các quy hoạch kinh tế-xã hội đang
được thực hiện ở Việt Nam, chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế-xã hội trước
mắt, còn vấn đề môi trường chỉ được quan tâm đến khi đã có những sự phát
triển nhất định về kinh tế hoặc khi ô nhiễm môi trường đã trở nên quá cấp
thiết ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống một cách mạnh mẽ. Xét theo quan
điểm phát triển bền vững và dựa trên quan điểm hiệu quả kinh tế-xã hội và
môi trường, quy hoạch này chỉ đơn thuần là quy hoạch kinh tế-xã hội không
có lồng ghép quy hoạch môi trường nên không thể đảm bảo phát triển bền
vững về lâu dài. Nếu có một sự đánh giá nhìn nhận đầy đủ về hiệu quả kinh
tế-xã hội và môi trường của việc thực hiện theo quy hoạch như vậy có thể
thấy được một cách rõ ràng những hiệu quả về kinh tế-xã hội do phát triển
theo quy hoạch mang lại cũng như sự cần thiết phải lồng ghép quy hoạch môi
trường vào để tạo ra sự phát triển bền vững lâu dài.
Đứng trước một thực tế nh vậy em xin chọn hướng nghiên cứu cho chuyên
đề tốt nghiệp của mình là “ Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường
của quy hoạch kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên-thành phố Hải Phòng”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Đối tượng nghiên cứu: những hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường do
quy hoạch kinh tế-xã hội mang lại đối với huyện Thuỷ Nguyên giai đoạn
1998-2003, dự báo những tác động môi trường do quy hoạch kinh tế –xã hội
giai đoạn 2003-2010.
+ Phạm vi nghiên cứu.
Chuyên đề này tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau.
2
Chuyên đề tốt nghiệp
- Những hiệu quả kinh tế-xã hội do thực hiện theo quy hoạch kinh tế-xã hội
mang lại tại huyện Thuỷ Nguyên trong giai đoạn 1998-2003.
- Những tác động môi trường do thực hiện theo quy hoạch kinh tế-xã hội tại
huyện Thuỷ Nguyên trong giai đoạn 1998-2003.
- Dự báo những tác động môi trường có thể có do thực hiện theo quy
hoạch kinh tế-xã hội tại huyện
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của quy hoạch
kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên-thành phố Hải Phòng” có mục tiêu nh
sau:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường và dự báo một số tác động
môi trường do thực hiện theo quy hoạch kinh tế-xã hội của huyện Thuỷ
Nguyên.
- Đề xuất hướng khắc phục nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho huyện
Thuỷ Nguyên.
- Thuỷ Nguyên trong giai đoạn 2003-2010.
4. Giới thiệu về kết cấu chuyên đề.
Chuyên đề gồm 3 chương :
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội, môi
trường và phát triển bền vững
Chương iI: Mô hình quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội huyện thuỷ nguyên
thành phố hải phòng giai đoạn 1996-2010 và rà soát điều chỉnh năm 2003.
CHƯƠNG III: đáng giá hiệu quả kinh tế - xã hội và mội trường của quy
hoạch kinh tế xã hội của huyện thuỷ nguyên.
3
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn
tận tình của các thầy cô giáo và nhiều cán bộ chuyên môn của trung tâm
nghiên cứu và phát triển vùng. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
- Thầy Lê Trọng Hoa, giảng viên chính khoa Kinh Tế-Quản Lý Môi Trường
và Đô thị, trường đại học KTQD, giáo viên hướng dẫn.
- TS Lê Hà Thanh, giảng viên khoa Kinh Tế-Quản Lý Môi Trường và Đô
Thị, trường đại học KTQD, giáo viên hướng dẫn.
- Cử nhân Đỗ Trung Tuyến, cán bộ ban nghiên cứu của trung tâm nghiên
cứu và phát triển vùng, cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Cử nhân Vũ Thị Mai Hương, cán bộ ban nghiên cứu của trung tâm nghiên
cứu và phát triển vùng, cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Các thầy cô giáo khoa Kinh Tế-Quản Lý Môi Trường và Đô Thị.
- Các cán bộ ở trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng.
Kinh tế môi trường là một chuyên ngành mới, hơn nữa do trình độ và thời
gian nghiên cứu còn hạn chế, vì vậy chuyên đề không thể trành khỏi những
thiếu sót cần bổ sung sữa chữa. Vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến
nhận xét, phê bình để nội dung chuyên đề được hoàn thiện hơn.
4
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề này là do bản thân thực hiện, không
sao chép, cắt ghép các tài liệu, chuyên đề hoặc luận văn của người khác. Nếu
sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.
Hà nội, ngày 18 tháng 05 năm 2004
Sinh viên
Đỗ Thị Thanh Phượng
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I
Cơ sở lý luận về quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội và quy hoạch môi
trường
I. Giới thiệu về quy hoạch kinh tế-xã hội.
1.1. Những nhận định tổng quát về quy hoạch kinh tế-xã hội.
Thời gian gần đây, trong quá trình đổi mới công tác quản lý đất nước dưới
sự lãnh đạo của Đảng ta, công tác quy hoạch kinh tế-xã hội ngày càng được
chú trọng và ngày càng giữ vị trí quan trọng.
Chóng ta đã làm công tác quy hoạch trong quá trình chuyển đổi nền kinh
tế sang cơ chế thị trường có sự điều tiết ở tầm vĩ mô theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đây là vấn đề mới trên thế giới chưa có tiền lệ, vì vấn đề này mang
màu sắc rất Việt Nam. Vì vậy, rất cần khách quan, thực sự cầu thị, học tập
kinh nghiệm của các nước đã được tích luỹ trên lĩnh vực này. Mặt khác rất
cần sáng tạo để tìm ra cách làm phù hợp với nước ta.
Cách làm quy hoạch của các nước có cơ chế thị trường phát triển đặt ra
mục tiêu chủ yếu là tạo nên môi trường quản lý, môi trường xã hội để cho thị
trường tự do phát triển trển cơ sở động lực là tự do cạnh tranh. Cách làm quy
hoạch này không đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa theo đường lối của đảng ta. Vấn đề quy hoạch kinh tế-xã hội đối
với chúng ta còn khá mới mẻ, nhiều điều đang cần được nghiên cứu bổ sung
và hoàn thiện.
Quy hoạch kinh tế-xã hội được định nghĩa là văn bản nhà nước cụ thể hoá
các mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của một vùng,
một địa phương dựa trên cơ sở phân tính, đánh giá sâu sắc hiện trạng và dự
báo phát triển trong tương lai. Văn bản quy hoạch xây dựng các kịch bản tăng
trưởng, xác định các trọng điểm tập trung nỗ lực, đề ra các giải pháp chủ yếu
để thực hiện mục tiêu.
6
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2. Vai trò của quy hoạch kinh tế-xã hội.
Quy hoạch có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển kinh
tế-xã hội của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương Quy
hoạch nếu được thực hiện một cách đúng đắn có ý nghĩa là:
- Trong kinh tế thị trường quy hoạch tổng thể là bộ khung cho các lực
lượng thị trường phát triển.
- Quy hoạch đảm bảo tính ổn định và tốc độ phát triển của kinh tế. Quy
hoạch đảm bảo tính cân đối và nhịp nhàng trong phát triển giữa các khu vực
kinh tế, giữa kinh tế và xã hội.
- Quy hoạch là biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Quy hoạch tạo
lòng tin và tâm lý ổn định cho người đầu tư.
- Quy hoạch đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội.
- Quy hoạch tạo tính chủ động trong phát triển kinh tế, thúc đẩy tính
sáng tạo của các cấp trong xây dựng kinh tế-xã hội.
- Giá trị của quy hoạch rất lớn, có giá trị thiết thực. Địa phương phải làm
quy hoạch. Quy hoạch là một tài sản.
Sự cần thiết phải có quy hoạch trong hoạt động quản lý nhà nước đảm bảo
sự lãnh đạo của Đảng và phát huy tinh thần làm chủ nhân dân. Bởi vì:
- Quy hoạch rất quan trọng, không thể thiếu. Trước đây để lẫn trong
công tác kế hoạch nhưng nó vẫn luôn được đặt ra nh trong phân bố lực lượng
sản xuất, quy hoạch các ngành.
- Quy hoạch rất cần thiết để phát huy có hiệu quả các nguồn tài nguyên
(thiên nhiên, kinh tế, xã hội), các nguồn lực được huy động.
- Quy hoạch cần thiết để đảm bảo giữ vững định hướng phát triển đã
được lựa chọn. Với nước ta đó là định hướng xã hội chủ nghĩa.
7
Chuyên đề tốt nghiệp
- Quy hoạch cần thiết để kết hợp giữa phát huy truyền thống với hiện tại
và giữa dự báo với hoạt động thực tế.
- Quy hoạch cần thiết để đảm bảo cân đối, hài hoà, nhịp nhàng giữa các
ngành, các địa phương.
- Quy hoạch cần thiết để đảm bảo an toàn, chủ động cho các ngành, các
cấp trong triển khai các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của mình.
- Thiên chức của các nhà lãnh đạo và quản lý nhà nước là xây dựng và
quản lý thực thi quy hoạch tổng thể.
1.3. Nội dung của quy hoạch kinh tế-xã hội.
+ Phân tích hiện trạng. Đánh giá các nguồn lực phát triển. Xác định các
tiền đề.
Các nhóm vấn đề cần được phân tích đánh giá gồm:
- Tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vât, sinh thái.
- Tài nguyên lao động, nhân lực: số lượng, cơ cấu, trình độ.
- Các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
- Xã hội, nhân văn: truyền thống, tay nghề, tập quán, lịch sử.
- Vị trí địa lý, các mối quan hệ liên vùng, liên địa phương.
Các tiền đề cần xác định gồm:
- Các đường lối, chiến lược phát triển chung của Đảng lãnh đạo, của nhà
nước đối với các vùng.
- Các dự báo phát triển về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ trong
tương lai.
+ Xây dùng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
Để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cần :
- Cân nhắc, phân tích sâu sắc trên cơ sở khoa học và thực tiễn để xây
dựng các quan điểm phát triển.
- Xác định các mục tiêu chung cần đạt đến cuối kỳ quy hoạch, đó là :
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Mục tiêu sản xuất.
Mục tiêu đời sống.
Mục tiêu xã hội.
Mục tiêu phát triển kinh tế.
Mục tiêu môi trường.
- Lựa chọn, xây dựng các mục tiêu cụ thể: chỉ xây dùng trong những lĩnh
vực trọng tâm, những hoạt động chủ yếu.
- Tính toán xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế chung.
+ Xây dùng quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực.
Việc phân chia các ngành và lĩnh vực có thể khác nhau, cách sắp xếp cũng
có thể khác, tuỳ theo điều kiện đặc biệt của địa bàn làm quy hoạch, tuỳ theo
điều kiện tư liệu, tài liệu thu thập được, tuỳ theo yêu cầu cụ thể đặt ra cho
công tác quy hoạch.
+ Quy hoạch phát triển các tiểu vùng, các khu vực, các đơn vị hành
chính.
+ Xây dựng nội dung các giải pháp chủ yếu đảm bảo quy hoạch tổng thể.
II. Quy hoạch môi trường.
2.1. Giới thiệu về quy hoạch môi trường.
Tác động do các hoạt động của con người đối với môi trường tự nhiên đã
được nhận thấy từ nhiều thế kỉ nay . Tuy nhiên, đối với nhiều nơi , những điều
quan sát thấy không giúp một cách hệ thống việc giảm thiểu những ảnh
hưởng không mong muốn do các quyết định sai trái của con người .
Từ những năm cuối thập kỉ 60 , mối quan tâm của thế giới đối với suy
thoái môi trường ngày càng gia tăng . Việc quy hoạch một cách có hệ thống
nhằm duy trì chất lượng môi trường đã được tăng cường ở nhiêù nước trên thế
giới. Nhiều luật và nghị định của chính phủ được ban hành bắt buộc các tổ
chức phải xem xét , tính đến các tác động môi trường trong các quyết định
của họ. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với các ảnh hưởng môi trường do các
9
Chuyên đề tốt nghiệp
hoạt động của con người làm xuất hiện một lĩnh vực mới đó là quy hoạch môi
trường .
Ở Việt Nam , luận bảo vệ môi trường năm 1993 có quy định “ Nhà nước
thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước , lập quy hoạch
bảo vệ môi trường , xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi ttường ở
trung ương và địa phương . Nhà nước có chính sách đầu tư , khuyến khích và
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư
dưới nhiều hình thức , áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào bảo vệ môi
trường. Để đạt mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững , việc nhất
thể hoá quy hoạch môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là điều
cần thiết. Quy hoạch môi trường là sự cố gắng nhằm làm cân bằng và hài hoà
các hoạt động phát triển mà con người vì lợi Ých của mình đã áp đặt quá mức
lên môi trường tự nhiên. Đặc biệt là với việc công nghiệp hoá, không chỉ có
tài nguyên môi trường bị khai thác liên tục mà chính bản thân môi trường đã
trở thành một thùng đựng mọi loại chất thải công nghiệp , dẫn đến những tổn
thất nghiêm trọng mà thường là không sửa chữa được .
Sự cần thiết phải khôi phục lại mối quan hệ tôn trọng và phụ thuộc lẫn
nhau, đòi hỏi phải có các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ môi trường .Quy
hoạch môi trường cung cấp một cơ hội để vạch ra các biện pháp này, ngay từ
giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển. Vấn đề quy hoạch môi trường tuy
ra đời muộn nhưng lại được quan tâm và phát triển rất mạnh trong đó có các
nước Châu á ( Nhật Bản, Trung Quốc ). Một số tổ chức quốc tế nh ngân hàng
Châu á ( ADB) , ngân hàng thế giới ( WB) đã ban hành nhiều tài liệu giới
thiệu về quy hoạch môi trường ở một số nước .
Quy hoạch môi trường được hiểu là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến
thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng các hoạt động phát triển
trong khu vực đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững .
10
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2. Sự cần thiết phải quy hoạch môi trường
Khái niệm phát triển truyền thống chỉ nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế, xem
nhẹ việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường làm cho tài nguyên
thiên nhiên có nguy cơ bị cạn kiệt và chất lượng môi trường ngày càng xấu đi,
điều này lại tác động ngược lại sự phát triển kinh tế-xã hội của con người. vào
những năm 80, vấn đề điều tiết mối quan hệ giữa dân số, tài nguyên, môi
trường và phát triển ngày càng được mọi người coi trọng. Khái niệm bền
vững được tiếp nhận và làm thành chiến lược của phát triển. Những điểm cơ
bản của khái niệm phát triển bền vững là:
- Mục đích của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống của
loài
người. Phát triển kinh tế chỉ là một bộ phận quan trọng của phát triển chứ
không phải là mục đích. Nhưng chỉ khi tăng trưởng kinh tế đạt ở giữa mức độ
nhất định mới có khả năng cải thiện từng bước chất lượng cuộc sống, mới có
năng lực và điều kiện bảo vệ tài nguyên, môi trường hỗ trợ cho phát triển bền
vững.
- Phát triển cần dựa trên bảo vệ tài nguyên, môi trường. Hệ sinh thái tự
nhiên là cơ sở chúng ta dựa vào để sinh tồn nên cần bảo vệ cơ cấu chức năng
và tính đa dạng của nó. Cải thiện chất lượng sinh hoạt của loài người yêu cầu
giảm tới mức tối đa các chất phế thải có hại.
- Phát triển cần lấy việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên làm cơ sở. Đối với việc sử dụng tài nguyên tái sinh, không được
sử dụng quá khả năng tái sinh của chúng để đảm bảo sử dụng lâu bền. Đối với
tài nguyên tiêu hao, không tái sinh nên giảm sử dụng tới mức thấp nhất hoặc
tìm mọi cách để có thể thay bằng nguồn tài nguyên tái sinh.
- Khả năng chịu tải của hệ sinh thái trên trái đất là có giới hạn, sự giới
hạn đó ở các vùng khác nhau cũng khác nhau nên định ra một chính sách cân
bằng giữa số lượng nhân khẩu và phương thức sinh hoạt với khả năng chịu
11
Chuyên đề tốt nghiệp
đựng của tự nhiên. Đồng thời thông quy tiến bộ của khoa học kỹ thuật và
quản lý nghiêm ngặt mà nâng cao giới hạn đó.
- Phát triển cần phải bền vững. Không những thoả mãn nhu cầu hiện tại
mà còn phải để lại cho thế hệ tương lai một cơ sở tài nguyên, môi trường tốt
đẹp để họ có thể dựa vào đó mà thoả mãn nhu cầu của mình.
Toàn bộ hiệu quả của hệ thống khu vực là sự kết hợp tối ưu hiệu quả của
cả 3 hệ thống kinh tế-xã hội-tự nhiên. Thực thi chiến lược phát triển bền vững
là đảm bảo thu được hiệu quả của toàn hệ thống.
Chỉ có chiến lược phát triển bền vững mới có thể đảm bảo phát triển nhịp
nhàng của 3 hệ thống con: tự nhiên, xã hội, kinh tế đảm bảo toàn hệ thống
khu vực thực hiện sự vận hành tuần hoàn lành mạnh.
Sự cần thiết phải khôi phục lại quan hệ tôn trọng và phụ thuộc lẫn nhau
giữa con người và tự nhiên đòi hỏi phải có biện pháp hợp lý có tính khả thi về
quản lý môi trường. Quy hoạch kinh tế-xã hội bên cạnh những mục tiêu về
kinh tế-xã hội mặc dù có đề cập đến các mục tiêu về môi trường, nhưng sự
bảo vệ môi trường chỉ được thực hiện sau khi đã diễn ra các hoạt động phát
triển kinh tế-xã hội và trong quá trình phát triển các mục tiêu về môi trường
thường bị hy sinh cho các hoạt động kinh tế. Chính vì vậy sự phát triển bền
vững thường không được đảm bảo nhất là đối với các nước đang phát triển
khi mà đời sống còn nhiều khó khăn, nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu
thường có tư tưởng phát triển kinh tế-xã hội trước đã rồi mới có điều kiện để
bảo vệ môi trường. Chính sự phát triển một cách không bền vững nh vậy đã
làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng và lại quay trở tác
động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế. Để đạt được sự phát triển bền vững
một cách lâu dài cần phải thực hiện một cách kết hợp giữa phát triển kinh tế-
xã hội và vấn đề bảo vệ môi trường. Quy hoạch môi trường chính là công cụ
quan trọng trong quản lý môi trường và phải thực hiện từ giai đoạn đầu của
quá trình phát triển để đảm bảo sự phát triển bền vững. Việc thống nhất quy
12
Chuyên đề tốt nghiệp
hoạch môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của một vùng là quy
hoạch tổng hợp phát triển kinh tế-xã hội và môi trường vùng. Quy hoạch này
không phải là sự gắn kết đơn giản các kế hoạch kinh tế và môi trường riêng
biệt lại với nhau mà cần phải làm rõ những mối liên hệ giữa phát triển kinh tế,
việc sử dụng các nguồn lực, việc sản sinh ra các vật dư thừa và các tác động
đối với môi trường và cộng đồng. Cũng nh vậy bất cứ một kế hoạch quản lý
môi trường khu vực nào cũng phải lưu ý cân nhắc về khía cạnh kinh tế.
Mục đích của quy hoạch môi trường trong khu vực chính là điều hoà sự
phát triển của ba hệ thống nhỏ, điều hoà mối quan hệ của phát triển kinh tế-xã
hội với tài nguyên môi trường. Loại điều hoà này có hai mặt:
- Đảm bảo một cách chắc chắn sự phát triển của hệ thống nhỏ kinh tế, xã
hội không vượt quá năng lực chịu đựng của hệ thống tự nhiên. Xuât phát từ
góc độ bảo vệ tài nguyên môi trường mà hướng dẫn cho xây dựng kinh tế-xã
hội, làm cho nó có thể sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên mà không gây ô
nhiễm làm huỷ hoại môi trường.
- Đảm bảo chắc chắn sự phát triển của hệ thống tự nhiên phù hợp với sự
phát triển cảu hai hệ thống kinh tế và xã hội. Quản lý và xây dựng quy hoạch
tài nguyên-môi trường tăng cường khả năng tái sinh của các tài nguyên có thể
tái sinh và khả năng xây dựng của môi trường làm cho nó không gây hạn chế
cho sự phát triển của kinh tế và xã hội.
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương iI
Mô hình quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội huyện thuỷ nguyên thành
phố hải phòng giai đoạn 1996-2010 và rà soát điều chỉnh năm 2003
I. Đặc điểm các nguồn lực phát triển tại thời điểm năm 1996.
1.1. Đặc điểm các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và
nguồn lao động .
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình.
Thuỷ Nguyên ở phía bắc thành phố Hải Phòng, có giới hạn địa lý từ
20
0
52' đến 21
0
01 vĩ độ bắc và 106
0
31' đến 106
0
46' kinh độ đông. Thuỷ
Nguyên là một huyện ven biển của thành phố Hải Phòng thuộc vùng châu thổ
sông Hồng, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp tỉnh Hải Dương,
phía nam giáp quận Hồng Bàng, quận Ngô Quyền và huyện An Dương, phía
đông tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ.
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Thuỷ Nguyên được bao bọc 4 mặt bởi sông và biển: phía bắc và tây bắc là
sông Kinh Thày, Phía nam và tây nam giáp sông Cấm, phía đông là vùng của
sông Bạch Đằng.
Thuỷ Nguyên nằm ở vị trí tiếp giáp giữa 2 vùng địa lý tự nhiên lớn: vùng
ĐBSH và vùng đồi núi Đông Bắc. Huyện có vị trí địa lý rất thuận lợi, là cầu
nối giữa Thành Phố Hải Phòng với vùng than Quảng Ninh. Trung tâm huyện
chỉ cách nội thành Hải Phòng khoảng 8,5 km, giao thông thuỷ, bộ phát triển
huyện lại nằm trên một số trục giao thông bộ, thuỷ quan trọng có ý nghĩa liên
vùng, trục đường số 10 nối giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng mỏ than
Quảng Ninh. Từ Thuỷ Nguyên có thể toả đi các tỉnh đồng bằng sông Hồng,
các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, các tỉnh phía Nam ra Quảng Ninh đi
Trung Quốc và các nước trong khu vực tương đối dễ dàng.
Thuỷ Nguyên còn có vị thế thuận lợi của một huyện ngoại thành và hiện
nay trên lãnh thổ Thuỷ Nguyên đã hình thành khu công nghiệp tập trung ở xã
Minh Đức với gần chục nhà máy, xí nghiệp tương lai khu này sẽ phát triển
thêm các xí nghiệp công nghiệp lớn.
Về địa hình Thuỷ Nguyên là huyện đồng bằng nhưng ở vào vị trí chuyển
tiếp của 2 vùng địa lý tự nhiên lớn là châu thổ sông Hồng và vùng đồi núi
Đông Bắc. Vì vậy một số xã ở phía Bắc và Đông Bắc huyện có núi đá vôi và
đồi đất thấp, xen kẽ thung lung và cánh đồng, địa hình không bằng phẳng,
mang đặc điểm của vùng bắn sơn địa, các xã phía nam có địa hình bằng
phẳng hơn, mang đặc điểm của vùng đồng băng. Do vậy về đặc điểm sinh
thái, Thuỷ Nguyên có thể chia thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng đá vôi xen kẽ
thung lũng, tiểu vùng đồi núi đất xen kẽ đồng bằng, tiểu vùng cửa sông ven
biển.
1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn.
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nóng Èm, chịu ảnh hưởng của
khí hậu chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển với đồi núi Đông Bắc. Đặc điểm
15
Chuyên đề tốt nghiệp
chung là mùa hè nóng Èm, mưa nhiều, thường xuyên xuất hiện bão và chịu
ảnh hưởng của nước biển dâng. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, khô, lạnh ,
mưa phùn. Huyện còn có 2 chế độ gió mùa, Đông và Đông –Nam, mùa hè có
nhiều giông bão và áp thấp nhiệt đới.
Về thuỷ văn, Thuỷ Nguyên có 4 con sông lớn chảy qua là sông Kinh Thày,
sông Giá, sông Bạch Đằng. Nhìn chung các sông chảy qua Thuỷ Nguyên đều
là hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng, lưu lượng dòng không
lớn và lượng phù sa còng Ýt, khả năng bồi tụ vùng ven biển, cửa sông chậm.
Hiện nay vùng đất ven biển của huyện đang là cốt đất thấp, thường xuyên bị
ngập nước và có hiện tượng xâm thực vào đất liền gây nhiễm mặn khá rõ.
Vào mùa đông các sông ở đây nguồn nước thường bị nhiễm mặn, nguồn nước
ngọt chủ yếu dựa vào sông Giá, kênh Hòn Ngọc và các ao, hồ, đầm, ruộng
trũng.
1.1.3. Tài nguyên đất và nước.
Trong tổng số 24.272 ha đất tự nhiên của huyện có các loại sau:
+ 13.820 ha đất nông nghiệp, trong đó mới sử dụng 13.225 ha, còn 595
ha chưa sử dụng. Hệ số sử dụng đất trồng mới chỉ đạt khoảng 1,8 lần, có thể
nâng lên trên 2 lần. Diện tích vườn 1562 ha nhưng hiện còn trồng nhiều cây
kém giá trị kinh tế.
+ Diện tích gò đồi, núi đất còn khoảng 1.535 ha chiếm 6,3% diện tích tự
nhiên, mới trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả 615 ha, còn 920 ha chưa sử dụng.
+ Vùng núi đá vôi còn có các thung lũng bằng, giầu canxi rất thích hợp
với cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và
để thả bò, dê, hiện nay một số hộ nông dân đã tận dụng diện tích này để sản
xuất nông nghiệp đạt kết quả nhưng còn thấp.
+ Đất xây dựng cơ bản phát triển công nghiệp và đô thị mới cũng còn
khá.
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Về tài nguyên nước , nguồn nước mặt chủ yếu dựa vào các sông Kinh
Thày, sông Hàn, sông Giá, sông Bạch Đằng và các ao, hồ, đầm, ruộng trũng.
Theo điều tra đánh giá thì Thuỷ Nguyên là một huyện có nguồn nước ngầm
khá. Tài nguyên nước của Thuỷ Nguyên đủ cung cấp cho sản xuất và đời sống
của nhân dân trong huyện, nhưng cần có quy hoạch bảo vệ nguồn nước để sử
dụng lâu dài.
1.1.4. Tài nguyên khoáng sản.
Khoáng sản kim loại tuy có, nhưng trữ lượng rất nhỏ, không có ý nghĩa
công nghiệp, khoáng sản phi kim loại có ý nghĩa công nghiệp là đá vôi sản
xuất xi măng, đá làm vật liệu xây dựng thì có trữ lượng lớn phân bố nh sau.
+ Puzơlan (chất phụ gia) phân bố ở Pháp cổ Lại Xuân có thành phần chủ
yếu : ôxit Si 88%, ôxit AL 5,08%, ôxit Ca 0,55% ôxit Mg 0,25% Trữ lượng
khoảng trên 70 triệu tấn, đang được khai thác làm phụ gia cho sản xuất xi
măng.
+ Đá vôi Tràng Kềnh để sản xuất ở xã Minh Đức, thành phần chủ yếu là
ôxit Ca 54,28%, ôxit Mg 0,85%, Fe
2
CO
3
0,14% trữ lượng kinh tế khoảng
185 triệu tấn, có thể khai thác trong vòng 50 năm. Hiện nay đang khai thác
làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng Chinh Phong và xi măng Hải Phòng,
và làm nguyên liệu để xây dựng đất đèn bột nhẹ
+ Đá làm vật liệu xây dựng tập trung nhiều ở Trại Sơn thuộc xã Kỳ
Sơn,
trữ lượng khoảng 11 triệu tấn.
+ Đất sét có ở Lưu Kiếm trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, hiện đang khai
thác để làm gốm xây dựng. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài phải mở
rộng quy mô tìm kiếm, đánh giá thêm trữ lượng kinh tế.
Những khoáng sản phi kim loại chính ở Thuỷ Nguyên
TT Tên khoáng sản Trữ lượng kinh tế
( triệu tấn )
Địa điểm phân
bố
17
Chuyên đề tốt nghiệp
1 Đá vôi nguyên liệu xi măng 185 Minh Đức
2 Puzơlan 70 Lại Xuân
3 Đá làm vật liệu xây dựng khác 11 Kỳ Sơn
4 Đất sét 3 Lưu Kiến
Nguồn: niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 1996
1.1.5. Tài nguyên du lịch và nhân văn.
Thuỷ Nguyên có tiềm năng vào loại khá để phát triển du lịch so với nhiều
huyện đồng bằng nhưng chưa được khai thác để phát triể kinh tế. Đó là cảnh
quan du lịch hồ sông Giá, một cảnh quan du lịch hấp dẫn với phong cảnh sơn
thuỷ đẹp, hộ dựa vào núi đá hướng ra biển, mặt nước hồ phẳng lặng trong
xanh, sạch sẽ. Với dãy núi đá vôi với nhiều hình thù kì dị gợi mở sự liên
tưởng về những chiến công xa xưa của ông cha ta chống giặc ngoại xâm thời
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng là nơi du lịch về cội
nguồn hấp dẫn. Ngoài ra ở Thuỷ Nguyên loại hình du lịch nhân văn cũng rất
phong phú, nhiều chùa, đền thờ, miếu, đình, di tích lịch sử, nhiều bia, ký, trúc,
tháp với những kiểu kiến trúc độc đáo của người Việt, là tiềm năng du lịch,
nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc không phải nơi nào
cũng có. Trong đó tiểu biểu nhất là di tích Chùa Phù Lưu, chùa Hàm Long,
chùa Mỹ Cụ, chùa
Đảng Trung, đền thờ Trần Quốc Bảo Ngoài ra dải ven biển cũng có nhiều
điểm du lịch nghỉ mát đẹp. Thuỷ Nguyên còn có nhiều lễ hội truyền thống
được tổ chức hàng năm.
1.1.6. Hiện trạng dân số và nguồn lao động.
Hiện trạng về bức tranh phát triển dân số và nguồn lao động
tt Chỉ tiêu 1990 1996
Số
người
% so với
tổng số
dân
Số người % so với
tổng số
dân
1 Dân sè trung bình 240.005 1 275.441 1
18
Chuyên đề tốt nghiệp
_Tỷlệ tăng dân số tự nhiên(%) 2,5 2,3
2 Cơ cấu dân số theo khu vực
_ Thành thị
_ Nông thôn
Trong đó:dân cư nông nghiệp
12.000
228.005
201.976
5
95
84,15
19.000
256.441
223.100
6,9
93,1
81
3 Cơ cấu dân số theo giới tính
_Nam
_Nữ
114.667
125.338
47,8
52,2
135.200
140.241
49,08
50,92
4 Cơ cấu dân số theo cấp tuổi
0-9
10-15
16-25
26-35
36-45
45-54
55-60
>60
67.813
24.382
43.063
43.040
12.331
21.498
8.454
19.504
28,25
10,16
17,94
17,93
5,14
8,96
3,52
8,10
79.115
30.239
49.594
47.714
13.764
23.852
9.509
21.651
28,72
10,98
18,01
17,32
5
8,66
3,45
7,86
5 Tổng số người trong tuổi
lao động. Trong đó:
+ Những người có khả năng
lao động cần bố trí việc làm.
99.828
79.862
41,6
33,28
137.720
129.450
50
47
Nguồn: niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 1996
Đến thời điểm năm 1996, Thuỷ Nguyên có dân số là 275.441 người với tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên 2,3%, trong đó dân số thành thị chiếm 6,9%, nông
thôn chiếm 93,1% và 81% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.Về
cơ cấu dân số theo giới tính nữ chiếm 50,92, còn nam chiếm 49,08%. Huyện
hiện có 50 dân số trong tuổi lao động trong đó chiếm 47% dân số là những
người có khả năng lao động cần bố trí việc làm. Đây là tiềm lực để phát triển
kinh tế, đồng thời cũng là sức Ðp về giải quyết việc làm gay gắt. Trong đó, số
người trong độ tuổi 16-25 chiếm 18,01% dân số, là lực lượng cần phải giải
quyết vấn đề việc làm cấp thiết nhất.
19
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội.
1.2.1. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế.
a. Thực trạng phát triển nông nghiệp (nông-lâm-ngư nghiệp).
+ Trồng trọt.
Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, chuyển đổi theo hướng
giảm dần diện tích lúa úng trũng, cấy cưỡng, năng suất thấp, đầu tư tốn kém
sang nuôi trồng thuỷ sản có kết hợp với cây lúa vụ đông xuân nâng hiệu quả
rõ rệt đã được hình thành ở một số xã như Phục Lễ, Lập Lễ, Phả Lễ Diện
tích cây lương thực giảm dần theo hướng giảm diện tích đất xấu, nhiễm chua
mặn, đẩy mạnh thâm canh nên năng suất cây lương thực tăng không ngừng từ
29,13 T/ha/vụ lên 41 T/ha/vụ 1996 và sản lượng lương thực từ 50.738 tấn
năm 1991 lên 74000 tấn năm 1996 trong khi diện tích giảm từ 10500 ha
xuống 10190 ha.
Bên cạnh đó diện tích vườn tạp kém giá trị kinh tế đang được thay thế dần
bằng những cây ăn quả có giá trị kinh tế để nâng cao hiệu quả. Diện tích cây
thực phẩm tập trung và phân tán tăng khá, đảm bảo khối lượng rau xanh hàng
hoá đáng kể đáp ứng nhu cầu thị trường nội huyện và thành phố, tăng lên
không ngừng ( từ 8000 tấn 1991 lên 18600 tấn 1996).
Năng suất cây trồng chủ yếu tăng đáng kể, các tiến bộ về giống, chế độ
canh tác và tưới nước không ngừng đổi mới. Đến nay nhiều giống lúa, ngô
mới, có năng suất cao được đưa vào ở hầu hết các xã năng suất lúa tăng bình
quân mỗi năm 22%.
+ Chăn nuôi.
Sản lượng một số vật nuôi năm 1996
Tt Sản lượng
1 Đàn trâu 75,4
20
Chuyên đề tốt nghiệp
2 Đàn bò 150,5
3 Đàn lợn 147,7
4 Đàn dê 300
5 Gia cầm 400
6 Diên tích nuôi trồng thuỷ sản 147,3
Nguồn : niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 1996
Nuôi cá nước ngọt được chú ý phát triển theo mô hình VAC, tận dụng
fiện tích ao, hồ, đầm, ruộng trũng để nuôi và đã đạt được sản lượng khoảng
trên 1000/tấn/năm.
+ Thực trạng phát triển ngư nghiệp.
Là một huyện đồng bằng ven biển, Thuỷ Nguyên có nguồn lợi về biển
vào loại khá, ngư trường đáng bắt khá rộng. Về nuôi trồng thuỷ sản nhiều hộ
đã mạnh dạn đầu tư tới hàng trăm triệu đồng, theo hướng thâm canh với
những giống hải sản có giá trị kinh tế cao nh tôm hùm, tôm he, cua Việc
khai thác tổng hợp nguồn lợi biển cũng được chú ý nh mở rộng diện tích nuôi
trồng và phát triển dải rừng ven biển, lấn biển mở rộng diện tích. Vấn đề khai
thác bãi bồi ven biển, cửa sông được chú ý, mở ra triển vọng hình thành vùng
kinh tế tổng hợp ven biển phát triển mạnh. Đến năm 1996 diện tích nuôi
trồng thuỷ sản là 2.732 ha với sản lượng cá tôm nuôi đạt 2.000 tấn
+ Thực trạng phát triển lâm nghiệp.
Thuỷ Nguyên có diện tích đất lâm nghiệp khoảng 1535 ha, chiếm 6,32%
diện tích đất tự nhiên toàn huyện ( 24.272 ha) đây là một tiềm năng lợi thế so
với các huyện khác. Trong đó đã trồng cây trên 615 ha, tức là mới khai thác
40,1% tiềm năng hiện có để trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả, còn 920 ha còn bỏ
trồng.
b. Thực trạng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Những xí nghiệp có quy mô lớn
tt Tên nhà máy Diện
tích
Lao
động
Công
suất
Sản phẩm chủ
yếu
21
Chuyên đề tốt nghiệp
chiếm
đất (ha)
hiện có
(người
)
1 Nhà máy xi măng Chinh
Phong(Minh Đức)
300 400 1400000
T/năm
Xi măng mác
P300-4000
2 Nhà máy sửa chữa tàu
biển Nam Triệu
10 289 120
c/năm
Tàu loại nhỏ đi
sông, biển
3 Nhà máy đất đèn Tràng
Kênh ( Minh Đức)
20 241 3000
T/năm
Đất đèn
4 Xí nghiệp bột nhẹ Minh
Đức
3,5 136 2000
T/năm
Bột nhẹ
5 Xí nghiệp đá số 2 3,5 120 100000
m
3
/năm
Đá xây dựng
6 Xí nghiệp đá Minh Đức 2,8 100 80000
m
3
/năm
Đá là nguyên
liệu cho xi măng
7 Nhà máy sữa chữa tàu
biển Phà Rừng
867 867 25
tàu/năm
Sửa chữa tàu
biển lớn chủ yếu
cho nước ngoài
Nguồn : niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 1996
Tính đến năm 1996 trên địa bàn huyện có 16 xí nghiệp nhưng quy mô rất
khác nhau. Các xí nghiệp của trung ương và thành phố thì có quy mô lớn
trong khi các xí nghiệp của huyện thì rất nhỏ bé.
Công nghiệp của trung ương, thành phố và liên doanh gồm xi măng Chinh
Phong, đât đèn Tràng Kềnh, bột nhẹ Minh Đức, sữa chữa tàu biển Phà Rừng,
tập trung ở Minh Đức. Còn xí nghiệp của huyện tập trung ở khu vực thị trấn
Núi Đèo với các ngành vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, cơ khí sữa chữa, sản
xuất công cụ phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải , đóng mới,
sữa chữa thuyền phục vụ nghề cá, chế biến lương thực, thực phẩm Còn có
công ty trách nhiệm hữu hạn, các HTX và tổ hợp sản xuất công nghiệp, tư
nhân với 393 hộ chuyên gồm các nghề đúc, rèn, mộc, gốm sứ
c. Thương mại, dịch vụ tổng hợp và du lịch.
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Các ngành thương mại và dịch vụ tổng hợp đã có sự phát triển.
Thương
nghiệp quốc doanh đã đổi mới sắp xếp lại cho phù hợp với cơ chế thị trường,
bước đầu kinh doanh có hiệu quả. Chủ động nắm bắt nguồn hàng tham gia
tích cực điều tiêt quan hệ cung cầu, nên giá cả hàng hoá Ýt biến động, góp
phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Mạng lưới thương mại (mua hàng
nông sản, bán hàng công nghệ phẩm, vật liệu, nguyên liệu, chât đốt cho nhân
dân) hình thành tương đối hợp lý, thuận tiện. Hoạt động thương mại đã linh
hoạt hơn, không nhưng trong thị trường nội huyền mà đã có sự vươn ra thị
trường trong thành phố và các tỉnh trong vùng.
Dịch vụ tổng hợp phát triển khá đến tận xã, tập trung vào các lĩnh vực
buôn bán nhỏ, dịch vụ ăn uống, sữa chữa và dụng cụ gia đình, dịch vụ vận
tải… ngoài 10 tổ hợp chuyên thương mại và dịch vụ tổng hợp còn có khoảng
1.753 hộ tư nhân cá thể làm thương mại dịch vụ tổng hợp.
Về du lịch: tuy Thuỷ Nguyên có khá nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt
là vùng hồ sông Giá nhưng hoạt động du lịch ở đây hầu nh chưa phát triển.
1.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có đến năm 1996.
Đến thời điểm năm 1996, Thuỷ Nguyên đã hình thành được hệ thống cơ
sở vật chất kĩ thuật đáng kể, tuy chưa lớn nhưng là cơ sở rất tốt để phát triển.
Từ hạ tầng phục vụ sản xuất đến hạ tầng phục vụ đời sống. Cụ thể :
+ Mạng lưới giao thông, ngoài 42 km đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua, có
56,3 km đường trục huyện và trên 238 km đường liên xã, liên thôn. Đã có
100% xã có đường ô tô vào đên trung tâm, việc đi lại và vận chuyển hàng hoá
trên địa bàn rất thuận tiện.
+ Mạng lưới cung cấp điện đã có ở tất cả 36 xã trong huyện, với 94% số
hộ dùng điện. Có 235,7 km đường dây tải điện, 50 trạm hạ thế, 2 trạm trung
thế. Đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về điện các xã ở huyện ở mức bình
thường. Tuy nhiên, nhiều trạm hạ thế, đường dây dẫn đã hư hỏng, xuống cấp
23
Chuyên đề tốt nghiệp
gây tổn thất điện năng nhiều làm tăng giá điện sinh hoạt hơn quy định đến
46%.
+ Hệ thống cung cấp nước ngọt về cơ bản đủ khả năng cung cấp ở mức
bình thường cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, với 120 km kênh cấp I,
220 km kênh cấp II, 183 trạm bơm, hàng trăm cống tưới tiêu Trong nông
nghiệp đã đảm bảo tưới tiêu được 82% diện tích lúa nước.
+ Về tổ chức sản xuất kinh doanh, toàn huyện có 44 HTX nông nghiệp đã
được kiện toàn và sắp xếp cho phù hợp với cơ chế mới chủ yếu là làm dịch vụ
cho sản xuất nông nghiệp. 9 tập đoàn đánh cá, 9 công ty trách nhiệm hữu hạn
và nhiều tổ hợp TTCN thương mại và dịch vụ. 16 xí nghiệp công nghiệp và
vận tải, trong đó có 5 là trung ương, thành phố và liên doanh với nước ngoài,
393 hộ thủ công nghiệp, 260 hộ thuỷ sản, 15 hộ xây dựng, 1750 hộ dịch
vụ đã hình thành một số làng nghề về đúc, vật liệu xây dựng, mộc, vận tải
1.2.3. Thực trạng giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội.
Về giáo dục-đào tạo: toàn huyện có 26 nhà trẻ, 35 lớp mẫu giáo, 36
trường tiểu học, 36 trường phổ thông và 4 trường phổ thông trung học.
Toàn huyện có 537 người có trình độ từ trung cấp trở lên và khoảng gần
1000 công nhân kĩ thuật, chưa kể số cán bộ và công nhân của các xí nghiệp
của trung ương và thành phố đóng trên địa bàn. Tính trung bình cứ 1000 dân
thì có 225,8 người đi học và khoảng 6,0% số người được đào tạo. Tuy vậy, so
với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội thì còn rất thấp và chưa đủ đáp ứng yêu
cầu.
Về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: trên toàn huyện hiện có 1 bệnh
viện, 4 phòng khám đa khoa khu vực và 36 trạm y tế, trong đó có 24 trạm
được xây dựng khang trang kiên cố. Bệnh viện huyện có 200 giường bệnh có
đủ bác sĩ đa khoa và chuyên khoa, còn trạm y tế xã mới có 2 bác sĩ đa khoa.
Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe về cơ bản đảm bảo được
24
Chuyên đề tốt nghiệp
nhu cầu, điều trị được bệnh thông thường cho nhân dân và ngăn ngừa được
dịch bệnh.
Về thông tinh, văn hoá, xã hội: huyện có đài phát thanh sóng ngắn và tiếp
hình đặt tại thị trấn Núi Đèo là trung tâm huyện và có 36 trạm truyền thanh
xã.
1.2.4. Việc làm và đời sống của nhân dân trong huyện.
Thực trạng tình hình việc làm năm 1996
1996
Nguời %so với lđ
cầnviệclàm
%sovới lđ
đang làmviệc
Nhân khẩu trong độ tuổi lao động
+Sè lao động cần việc làm
a.Số lao động đang làm việc trong các
ngành KTQD
-Lao động công nghiệp và xây dựng
-Lao động nông, ngư nghiệp
-Lao động dịch vụ
b. Sè lao động chưa bố trí được việc làm
137.720
129.450
121.690
7.545
104.045
8.100
7.767
1
94
6
1
6,2
85,5
8,3
Nguồn: niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 1996
Tính đến năm 1996 huyện có 137.720 người trong độ tuổi lao động, trong
đó có 129.450 lao động cần việc làm. Toàn huyện hiện có 94% sè lao động
đang cần việc làm đang làm việc trong các ngành KTQD, 6% sè lao động cần
việc làm chưa có việc làm. Trong cơ cấu lao động thì lớn nhất là lao động
nông nghiệp chiếm 85,5% sè lao động đang làm việc, chỉ có 8,3% lao động
làm việc trong ngành dịch vụ và 6,2% lao động công nghiệp và xây dựng.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện đã được cải
thiện nhiều, không còn hộ đói, riêng hộ nghèo đã giảm đáng kể, chỉ còn
khoảng 10%. Cho đến năm 1996 về cơ bản huyện đã tự đảm bảo được nhu
cầu lương thực thực phẩm nh rau xanh, thịt cá các loại của nhân dân trong
25