Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

xây dựng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và hoàn thổ phục hồi môi trường trong khai thác, chế biến sa khoáng ven biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.57 MB, 90 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - LUYỆN KIM




BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
VÀ HOÀN THỔ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI
THÁC, CHẾ BIẾN SA KHOÁNG VEN BIỂN

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thúy Lan

Ngày tháng năm 2009
Thủ trưởng cơ quan chủ quản
Ngày tháng năm 2009
Thủ trưởng cơ quan chủ trì




Hoàng Văn Khanh





7432
26/6/2009


Hà Nội, tháng 1/2009
0
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - LUYỆN KIM
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
VÀ HOÀN THỔ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI
THÁC, CHẾ BIẾN SA KHOÁNG VEN BIỂN
Hà Nội, tháng 1/2009
1
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
2
CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG SA
KHOÁNG TITAN
5
I.1
Khái quát về tài nguyên quặng titan trên thế giới
5
I.2
Đặc điểm và tiềm năng quặng sa khoáng titan ở Việt Nam
5
I.2.1
Khái quát đặc điểm, phân bố, nguồn gốc và các loại quặng titan
I.2.2
Tiềm năng quặng sa khoáng titan Việt Nam
I.3

Tình hình khai thác – chế biến quặng sa khoáng titan ven biển Việt
Nam
7
I.4
Hiện trạng thiết bị và công nghệ ngành khai thác – chế biến sa
khoáng titan ven biển Việt Nam
9
I.4.1
Ngành khai thác
9
I.4.2
Ngành chế biến
11
I.4.3
Mối quan hệ giữa thiết bị - công nghệ và môi trường
13
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ HOÀN THỔ PHỤC HỒI MÔI
TRƯỜNG
14
II.1
Hiện trạng môi trường
14
II.1.1
Môi trường sinh thái – cảnh quan
14
II.1.2
Môi trường đất
15
II.1.3

Môi trường nước
17
II.1.4
Môi trường không khí
20
II.1.5
Môi trường kinh tế – xã hội
23
II.2
Hiện trạng hoàn thổ phục hồi môi trường
24
II.2.1
Cơ sở pháp lý
24
II.2.2
Hiện trạng hoàn thổ phục hồi môi trường
24
II.2.3
Nhu cầu hoàn thổ phục hồi môi trường
27
CHƯƠNG III
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGĂN NGỪA GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
VÀ HOÀN THỔ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
29
III.1
Xây dựng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
29
III.1.1
Mô hình của Công ty BHP Australia
29

III.1.2
Đề xuất mô hình cho các cơ sở ở Việt Nam
33
III.2
Xây dựng mô hình hoàn thổ phục hồi môi trường
39
III.2.1
Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng mô hình
39
III.2.2
Đề xuất mô hình cho các cơ sở ở Việt Nam
41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
48
PHỤ LỤC
50
2
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta là một trong số các nước có nguồn tài nguyên quặng titan phong phú trên
thế giới. Quặng titan ở nước ta được phân bố rộng rãi trên nhiều vùng lãnh thổ
nhưng chủ yếu tập trung ở ven biển. Quặng titan và các sản phẩm chế biến từ titan
như pigment TiO
2
, rutile nhân tạo, xỉ titan ferotitan, các hợp kim chứa titan và titan
kim loại được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, nhựa, giấy, cao su,
hàng không vũ trụ, thể thao, y tế, điện tử v.v và có giá trị xuất khẩu cao. Trong vòng
20 năm trở lại đây, ngành khai thác và chế biến quặng sa khoáng titan ven biển đã
phát triển khá thành công và trở thành một ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu có

giá trị, đặc biệt có ý nghĩa đối với nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh
Hóa đến Bình Thuận. Cả nước hiện nay có hàng chục công ty khai thác và chế biến
quặng titan.
Hiện nay nhu cầu titan trên thị trường thế giới ngày càng tăng nên việc khai thác và
chế biến sa khoáng titan ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và khó kiểm soát.
Tình hình khai thác không có giấy phép hoặc khai thác vào cả diện tích rừng phòng
hộ hay khai thác cả ở khu vực cấm khai thác và khai thác cả trên khu vực đã hết
giấy phép khai thác đã diễn ra ở nhiều nơi. Ở nhiều địa phương tình trạng khai thác
tự do diễn ra trong thời gian dài chưa có giải pháp hữu hiệu để chấm dứt. Chính
những bất cập trong công tác quản lý và hoạt động khoáng sản đó là nguyên nhân
chính gây ra tình trạng hỗn loạn trong sản xuất và kinh doanh khoáng sản titan, gây
suy thoái môi trường vùng đất cát ven biển, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế-xã
hội của khu vực và gây tổn thất lớn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đã có hiện
tượng nhiều doanh nghiệp khai thác titan xong mà không hoàn thổ phục hồi môi
trường, để lại vùng bờ biển trơ trọi cát. Cũng có nhiều khu vực khai thác titan trước
đây đã hoàn thổ trồng cây nay doanh nghiệp muốn tận thu titan nên gây ra cảnh đào
xới, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống trong khu vực.
Bộ Công thương phân giao Nhiệm vụ Xây dựng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu ô
nhiễm và hoàn thổ phục hồi môi trường trong khai thác, chế biến sa khoáng ven biển cho
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim theo quyết định số 4533/QĐ-BCT
ngày 18/08/2008. Nội dung chính của nhiệm vụ bao gồm: xây dựng mô hình ngăn
ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mô hình hoàn thổ phục hồi môi trường cho
ngành khai thác và chế biến sa khoáng titan ven biển Việt Nam. Mục tiêu chính của
nhiệm vụ nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đang khai
thác và chế biến sa khoáng ven biển có mô hình phù hợp để chủ động thực thi một
cách có hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường và hoàn thổ phục hồi môi trường
ở các khu vực đất đai ven biển.
3
Theo định nghĩa của Từ điền Bách khoa Toàn thư, sa khoáng là lớp cát sỏi có chứa
nhiều khoáng vật có ích, thành tạo do sự phá hủy đá gốc. Khi đá gốc bị phá hủy,

nhiều khoáng vật bị hòa tan, biến thành đất và bị nước cuốn đi. Các khoáng vật bền
vững thường đọng lại lẫn với cát sỏi ở gần chân núi hoặc tạo nên các bồi tích, tàn
tích hoặc các bãi cát ven biển. Ở nước ta có nhiều mỏ sa khoáng như sa khoáng
vàng, sa khoáng vonfram và sa khoáng cromit nhưng các sa khoáng ven biển chủ
yếu là sa khoáng titan. Do đó sa khoáng titan ven biển được lựa chọn nghiên cứu
trong nhiệm vụ này. Do điều kiện thời gian và kinh phí của nhiệm vụ còn hạn chế
nên phạm vi điều tra khảo sát là các mỏ sa khoáng titan ven biển miền Trung và
Nam Trung Bộ.
Phương pháp thực hiện nhiệm vụ này bao gồm việc thu thập thông tin và số liệu qua
phiếu điều tra; đi thực địa đo đạc và lấy mẫu hiện trường; phân tích mẫu trong
phòng thí nghiệm; nghiên cứu tài liệu nước ngoài; tổng hợp số liệu; thông tin và
viết báo cáo. Có 26 điểm mỏ khai thác và chế biến sa khoáng titan đã được điều tra, thu
thập số liệu, khảo sát đo đạc và lấy mẫu phân tích (Phụ lục 1 và Phụ lục 2). Kinh nghiệm
quốc tế cũng được tham khảo học tập để xây dựng mô hình ngăn ngừa giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và mô hình hoàn thổ phục hồi môi trường cho các cơ sở khai thác
và chế biến sa khoáng titan ven biển Việt Nam.
Nhóm thực hiện nhiệm vụ bao gồm các cán bộ sau:
1. TS. Nguyễn Thúy Lan –Trung tâm Môi trường Công nghiệp (CIE) thuộc Viện
Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim.
2. KS. Lê Minh Châu – Giám đốc Trung tâm Môi trường Công nghiệp.
3. CN. Hoàng Công Sơn – Tổng thư ký Hiệp hội Titan Việt Nam
4. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai – Trung tâm Môi trường Công nghiệp.
5. KS. Nguyễn Thị Lài –Trung tâm Môi trường Công nghiệp
6. KS. Võ Thị Cẩm Bình - Trung tâm Môi trường Công nghiệp
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhóm đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều
kiện thuận lợi của:
 Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương
 Hiệp hội Titan Việt Nam
 Ban lãnh đạo cùng các cán bộ kỹ thuật của các cơ sở khai thác và chế biến sa
khoáng titan ven biển miền trung và nam trung bộ ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng, đặc biệt là các
doanh nghiệp sau:
1. Công ty Cổ phần Phát triển Khoáng sản 4TKV- Nghệ An
4
2. Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định
3. Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị
4. Chi nhánh Công ty Cổ phần Khoáng sản Phú Yên
5. Công ty Cổ phần Khoáng sản Bằng Hữu, Bình Thuận
6. Công ty Khoáng sản Bình Định Việt Nam– Malaysia
7. Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản Thừa thiên-Huế
8. Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh
9. Xí nghiệp Thanh niên Cửa Hội - Cửa Lò (Nghệ An)
10.Công ty TNHH Khoáng sản Thanh Tâm (Quảng Trị).
11.Công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Quảng Bình
Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn các cơ quan và đơn vị nói trên đã giúp nhóm hoàn
thành nhiệm vụ này.
5
CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN
QUẶNG SA KHOÁNG TITAN
I.1 Khái quát về tài nguyên quặng titan trên thế giới
Hai loại quặng ilmenite (FeTiO
3
) và rutile (TiO
2
) tạo thành nhóm các khoáng chất
thường được cùng phát hiện và cùng khai thác tại các mỏ ven biển, dưới hình thức
sa khoáng titan. Ilmenite là khoáng vật chứa titan phổ biến nhất. Ilmenite và
rutile đều là khoáng vật quặng có hàm lượng titan cao nên có giá trị lớn. Titan và
rutile là nguyên liệu chính để chế tạo ra bột titan dioxide (TiO

2
) dùng trong sản xuất
giấy, sơn, nhựa, cao su, mực, mỹ phẩm, xà phòng, dược phẩm, đồ gốm và gốm cách
điện, men và nước men, thủy tinh, sợi thủy tinh và que hàn, v.v Rutile, rutile tổng
hợp hoặc xỉ titan có hàm lượng cao dùng để sản xuất titan kim loại và hợp kim.
Phần lớn các mỏ ilmenite trên thế giới nằm dọc vùng bờ biển các nước Australia,
Nam Phi, Ấn Độ, Braxin, Madagasca và Mỹ. Khoáng chất này cũng có mặt ở các
mỏ đá tại Na Uy và Canada. Năm 2005, sản lượng sản lượng ilmenite của thế giới
là 4,6 triệu tấn trong khi sản lượng rutile đạt khoảng 360 nghìn tấn, khá nhỏ so với
sản lượng ilmenite. Đối với nhiều mỏ sa khoáng, các khoáng vật đi kèm như
manazite và zircon cũng có vai trò kinh tế quan trọng. Zircon (ZrSiO
4
) là khoáng
vật chính chứa Zr. Zircon được sử dụng làm vật liệu chịu lửa làm khuôn đúc, zircon
được sử dụng làm đồ gốm và sành sứ. Zircon cũng được sử dụng trong sản xuất kim
loại chống ăn mòn sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân và trong thiết bị chế biến
hóa chất. Ba nước hàng đầu thế giới về sản xuất titan và zircon là Australia, Nam
Phi và Canada. Australia là nước dẫn đầu về sản xuất ilmenite (chiếm 28% lượng
sản xuất được trên thế giới), rutile (chiếm 53%) và zircon (chiếm 46%), phần lớn
rutile và zircon xuất khẩu.
Hiện nay thị trường thế giới đang thiếu nguồn ilmenite để sản xuất dẫn tới nhu cầu
đối với khoáng chất này ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, hiện nay nhiều
dự án khai thác và chế biến sa khoáng titan đang được triển khai tại các nước như
Australia, Canada, Chile, Gambia, Kenya, Madagasca, Malawi, Mozambique,
Senegal và Nam Phi.
I.2 Đặc điểm và tiềm năng quặng sa khoáng titan ở Việt Nam
I.2.1 Khái quát đặc điểm, phân bố, nguồn gốc và các loại quặng titan
Khoáng vật có chứa titan rất phổ biến và thường gặp trong hầu hết các loại đá từ
trầm tích, biến chất đến magma. Tuy nhiên các khoáng vật có giá trị công nghiệp
6

chỉ bao gồm ilmenite, rutile, leicoxen và anataz. Quặng titan ở nước ta có hai kiểu
nguồn gốc sau [7]:
I.2.1.1. Quặng titan gốc, nguồn gốc magma
Quặng nằm trong đá gabro, thành phần khoáng vật quặng gồm chủ yếu là ilmenite
chiếm 30-70%. Mới chỉ được biết đến duy nhất một kiểu mỏ quặng titan trong đá
gabro phức hệ Núi Chúa (Thái Nguyên) gồm các loại quặng: đặc sít (như ở Cây
Châm và Nà Hoe) và xâm tán (như ở Hữu Sào).
I.2.1.2. Quặng sa khoáng titan
Loại quặng này bao gồm 2 loại:
(1) Sa khoáng nguồn gốc eluvi-deluvi hoặc deluvi-proluvi-aluvi:
Loại sa khoáng này phân bố tại sườn đồi hoặc thung lũng nhỏ, ở phần trên của các
thấu kính đá gabro chứa xâm tán ilmenite bị phong hóa hoặc xung quanh các mỏ và
điểm quặng gốc. Trữ lượng kiểu quặng này không lớn và thường gắn với các mỏ
quặng gốc.
(2) Sa khoáng titan ven biển:
Là kiểu nguồn gốc có giá trị nhất hiện nay ở nước ta. Sa khoáng titan-zircon là tên
chung để chỉ các tích tụ khoáng vật nặng có trong các tầng cát gió và cát biển có thể
khai thác và sử dụng trên quy mô công nghiệp. Trong quặng sa khoáng, cát thạch
anh chiếm 95-99% còn lại là các khoáng vật nặng. Thành phần khoáng vật nặng chủ
yếu gồm ilmenite (FeTiO
3
), zircon (ZrSiO
4
), rutile (TiO
2
), leucoxen, anataz (TiO
2
)
và monazite [(Ce, La, Th) PO
4

]. Đôi khi xuất hiện turmalin và limonite với hàm
lượng rất thấp. Trong số các khoáng vật nặng kể trên thường chỉ có ilmenite, zircon,
rutile và monazite được thu hồi công nghiệp. Ilmenite và zircon chiếm đến 97% giá
trị khoáng vật nặng sau khi tuyển thô.
I.2.2 Tiềm năng quặng sa khoáng titan Việt Nam
Quặng titan sa khoáng chủ yếu phân bố chủ yếu dọc bờ biển Việt Nam, phân bố trải
dài suốt dọc bờ biển từ Bắc tới Nam với hàm lượng và trữ lượng tương đối cao. Các
khu vực ven biển có sa khoáng được phân bố như sau [1]:
Ở vùng đông bắc Bắc Bộ: các mỏ sa khoáng titan tập trung từ bờ biển Hà Cối đến
Mũi Ngọc và rìa phía Nam đảo Vĩnh Thực với quy mô nhỏ nhưng hàm lượng
ilmenite tương đối cao. Tổng trữ lượng ilmenite vùng này khoảng 90 nghìn tấn.
Ở vùng ven bờ biển Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định: các mỏ sa khoáng vùng
này có quy mô rất nhỏ. Vùng ven biển Thanh Hóa: dọc ven bờ biển Thanh Hóa phát
hiện được 4 mỏ sa khoáng là Hoàng Thanh, Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia.
7
Các mỏ sa khoáng này có trữ lượng nhỏ nhưng hàm lượng ilmenite tương đối cao,
đặc biệt chúng có hàm lượng monazite cao hơn so với các vùng khác.
Vùng Nghệ An-Hà Tĩnh là nơi có tiềm năng lớn nhất về quặng titan của nước ta.
Các mỏ sa khoáng ở vùng này có quy mô từ nhỏ đến lớn với 15 mỏ và điểm quặng
được phát hiện. Tại các mỏ và điểm quặng này ngoài khoáng vật ilmenite còn có
các khoáng vật có ích khác như zircon, leucoxen, monazite và cả kim loại quý hiếm
là hafini với giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng quặng đã thăm dò ở vùng này là trên
5 triệu tấn ilmenite và 320 nghìn tấn zircon. Vùng Quảng Bình-Quảng Trị có trữ
lượng 350 nghìn tấn ilmenite và 68 nghìn tấn zircon.
Vùng ven biển Thừa Thiên-Huế có các mỏ sa khoáng phân bổ suốt từ Quảng Điền
đến Phú Lộc và có hàm lượng chất có hại Cr
2
O
3
cao hơn so với các vùng khác, với

trữ lượng ilmenite là gần 2.500 nghìn tấn, và zircon là 510 nghìn tấn, monazite là 3
nghìn tấn. Vùng ven biển Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa có trữ lượng khoảng 2
triệu tấn ilmenite và 52 nghìn tấn zircon. Vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận:
có nhiều mỏ sa khoáng tập trung ở ven bờ biển Ninh Thuận với 10 mỏ và điểm
quặng với 3 mỏ đã được thăm dò và đánh giá trữ lượng là các mỏ sa khoáng Chùm
Găng, Bàu Dòi và Gò Đình. Trữ lượng thăm dò của 3 mỏ này là khoảng 285 nghìn
tấn ilmenite và 60 nghìn tấn zircon. Tài nguyên dự báo trên toàn vùng là trên 4,3
triệu tấn ilmenite và gần 900 nghìn tấn zircon.
Trên toàn quốc tổng trữ lượng quặng gốc đã được thăm dò, đánh giá là trên 4.400
nghìn tấn ilmenite và trữ lượng dự báo là 19.600 nghìn tấn. Riêng trữ lượng quặng
sa khoáng ven biển đã được điều tra, thăm dò, đánh giá là 12.700 nghìn tấn ilmenite
và rutile và trữ lượng dự báo cho 2 loại quặng này là 15.400 nghìn tấn. Kết quả điều
tra thăm dò trong mấy chục năm qua cho thấy tiềm năng tài nguyên quặng titan và
các khoáng đi kèm của Việt Nam thuộc loại lớn trên thế giới. Hơn nữa quặng
ilmenite nước ta có hàm lượng tương đối cao so với ilmenite của một số nước trên
thế giới .
Quặng titan ở nước ta chủ yếu ở dạng sa khoáng nên việc tuyển quặng đơn giản và
chi phí thấp hơn so với nhiều nước khác. Hơn nữa, quặng nước ta được đánh giá là
giàu và có trữ lượng lớn lại kèm theo nhiều kim loại trong quặng nên có giá trị lớn.
I.3 Tình hình khai thác - chế biến quặng sa khoáng titan ven biển Việt Nam
Ngành khai thác và chế biến titan ở Việt Nam đã có trên 20 năm phát triển từ quy
mô tự phát với công nghệ lạc hậu và hiện nay ngành titan đã có những bước phát
triển mạnh mẽ cả về kỹ thuật và quy mô sản xuất. Ngành titan nước ta đã có những
vị trí nhất định trong ngành titan thế giới với tư cách là nhà cung cấp nguyên liệu
cho các tập đoàn và công ty lớn như Công ty Dupont, Sumitomo, Sakai, Tayca
8
(Nhật); Cosmo (Hàn Quốc). Trong vài năm qua, ngành đã đóng góp một phần
không nhỏ về mặt kinh tế - xã hội như tạo công ăn việc làm cho hàng vạn nguời lao
động, dịch chuyển cơ cấu sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, phát triển cơ sở hạ
tầng khu vực như điện, trường học, đường giao thông, đưa nền công nghiệp địa

phương nơi có ngành khai thác titan và các khu vực lân cận phát triển, cải thiện đời
sống nhân dân các tỉnh nghèo ven biển, đặc biệt là các với các tỉnh ven biển miền
Trung và Nam Trung Bộ như Hà Tĩnh, Quảng Nam và Bình Định. Trong những
năm gần đây do thị trường tiêu thụ titan trên thế giới có chiều hướng gia tăng về
nhu cầu và giá cả nên tình hình khai thác và chế biến titan nước ta cũng phát triển
ngày càng mạnh mẽ. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp tranh nhau khai thác và xuất
khẩu nguồn nguyên liệu quý này.
Theo Hiệp hội Titan Việt Nam, hiện nay việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản
titan ở một số địa phương còn tràn lan. Nhiều mỏ titan lớn bị chia cắt thành nhiều
điểm mỏ nhỏ, nhiều cơ sở không có chuyên môn, trang thiết bị và kinh nghiệm về
khai thác cũng được cấp giấy phép khai thác. Do chính sách quản lý lỏng lẻo của
nhà nước, nhiều doanh nghiệp và dân địa phương cũng đổ xô đi khai thác titan bừa
bãi và tràn lan gây ô nhiễm môi trường, đã làm biến dạng khu vực bãi cát ven biển;
làm cạn kiệt và nhiễm mặt nguồn nước, tàn phá hệ thống rừng phòng hộ ven biển và
phá hủy sự đa dạng sinh học, mất an ninh trật tự ở khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống, sản xuất của người dân. Việc quản lý lỏng lẻo cũng dẫn tới việc bán phá
giá và xuất khẩu lậu một lượng khoáng sản lớn làm ảnh hưởng tới lợi ích của người
lao động, lợi ích của doanh nghiệp sản xuất titan và lợi ích của quốc gia. Tình trạng
khai thác không giấy phép ở nhiều địa phương đã diễn ra như ở Thanh Hóa, Quảng
Bình, Bình Định, v.v. đã làm ảnh hưởng đến môi trường và gây tổn thất lớn nguồn
tài nguyên của quốc gia.
Việc quản lý kinh doanh, xuất nhập khẩu quặng titan cũng lỏng lẻo và sơ hở dẫn tới
tình trạng mua bán và vận chuyển trái phép quặng titan đã diễn ra ở nhiều nơi. Ở
một số địa phương do thiếu sự đồng thuận giữa người dân khu vực có khoáng sản
titan và doanh nghiệp khai thác về chi phí đền bù mặt bằng, di dời mồ mả, v.v. dẫn
tới ách tắc sản xuất làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiều mỏ
mới chưa được thăm dò đánh giá trữ lượng một cách đầy đủ và chính xác. Nhiều cơ
sở khai thác và chế biến titan còn chưa đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ kịp thời
để tăng năng lực sản xuất và tận thu khoáng sản.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp khai thác titan đầu tư công

nghệ và thiết bị sản xuất tiên tiến, tăng khả năng khai thác và tận thu nguồn tài
nguyên. Một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư vào công nghệ thiết bị bằng
nguồn vốn tự bổ sung, đầu tư máy móc thiết bị để giảm thiểu bụi, khí thải, tiếng ồn,
v.v nhờ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang tập trung khai thác
9
các mỏ có quặng nghèo hàm lượng thấp. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đầu tư hàng
chục tỷ đồng để hoàn thổ phục hồi môi trường, khai thác đến đâu hoàn thổ và trồng
cây đến đó.
I.4 Hiện trạng thiết bị và công nghệ ngành khai thác – chế biến sa khoáng
titan ven biển Việt Nam
I.4.1 Ngành khai thác
Do đặc điểm phân bố thân quặng và các điều kiện địa chất mỏ mà hầu hết các thân
quặng sa khoáng titan ven biển của nước ta nằm lộ thiên trên các đụn cát, bãi cát
ven biển hoặc được bao phủ bởi một lớp cát mỏng. Vì vậy công nghệ khai thác
thường sử dụng ở các khu vực này là khai thác lộ thiên, không nổ mìn và tuyển thô
bằng vít đứng.
Các công đoạn khai thác bao gồm: dùng máy gạt, máy xúc, cạp gạt hoặc xúc lật bóc
lớp đất, cát mặt ra khỏi khai trường, dồn quặng thành đống sau đó dùng máy xúc và
ôtô chở về khu vực tuyển thô. Tuyển thô chủ yếu bằng vít đứng (có nơi sử dụng kết
hợp vít đứng với phân ly côn) lắp đặt ngay cạnh khu vực khai thác (Hình 1).
Phương pháp này áp dụng ở một số khu vực ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa
Thiên Huế, Bình Định và Bình Thuận ở các mỏ lớn như Cẩm Hoà và Kỳ Khang
(thuộc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh); mỏ Đề Di (thuộc Công
ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định) và mỏ Bàu Dòi Chùm Găng (thuộc Công ty Cổ
phần Khoáng sản Bình Thuận). Ở một số nơi do địa hình thuận lợi thì sử dụng biện
pháp khai thác dùng súng bắn nước để phá quặng rồi dùng bơm hút cấp trực tiếp
cho hệ thống tuyển vít đứng. Có thể dùng bơm đặt trên phao/bè hoặc đặt trên bờ hút
trực tiếp từ thân quặng cấp cho vít tuyển (Hình 2). Số lượng vít sử dụng tùy theo
quy mô và công nghệ.

Quá trình khai thác “thổ phỉ” trái phép (khai thác thủ công) diễn ra nhiều nơi dọc bờ
biển Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị và Bình Thuận do cư dân địa phương thực
hiện. Khai thác được thực hiện bằng các dụng cụ thô sơ như xe bò, xe công nông,
cuốc xẻng, thau, máng gỗ, v.v Cuốc xẻng được dùng để đào lớp cát bề mặt lấy lớp
cát lẫn lộn titan gom thành đống rồi cho vào máng gỗ. Máng gỗ được đặt nghiêng,
khi đổ nước vào, nước và cát nhẹ hơn chảy ra ngoài, titan trong máng được thu lại.
10
Hình 1. Sơ đồ công nghệ khai thác cơ giới bằng máy xúc chất tải
Bãi thải
Moong khai thác
Thải + Hoàn thổ
Bơm nước tuần hoàn
Máy bốc
Băng tải
Sàng
Thải
Phễu cát quặng
Bơm cát quặng
Vít đứng
Bơm và hệ thống
đường ống thải cát
11
Hình 2. Sơ đồ công nghệ khai thác cơ giới thuỷ lực (dùng bơm hút)
I.4.2. Ngành chế biến
Hiện nay, tinh quặng sa khoáng titan ven biển mới chỉ được tuyển tách ra rutile,
ilmenite, zircon và monazite. Tuyển tinh ilmenite thường bằng tuyển từ thấp và
tuyển từ trung. Tuyển tinh zircon và rutile thường sử dụng kết hợp tuyển từ, tuyển
điện và bàn đãi khí hoặc bàn đãi nước. Để đạt quặng zircon trên 65% ZrO
2
thường

phải kết hợp với tuyển nổi và thường vẫn còn khoảng 30% sản phẩm zircon loại 2
với hàm lượng 57-63% ZrO
2
. Các phương pháp tuyển được thể hiện qua sơ đồ công
nghệ dưới đây (Hình 3).
Bãi thải
Bơm cát
quặng
Sàng
Thải
Phễu cát quặng
Thải + hoàn thổ
Vít đứng
Bơm và hệ
thống đường
ống thải cát
Bơm cát
quặng
12
Quy trình công nghệ tuyển tách các khoáng vật nặng có trong quặng titan sa khoáng
thông thường bao gồm các bước sau: Quặng tinh thô được vận chuyển về xưởng
tuyển tinh, tại đây quặng tinh thô được tuyển trên bàn đãi để nâng hàm lượng các
khoáng vật nặng và thu được quặng tinh có chất lượng cao. Sau đó, quặng tinh được
sấy khô, đưa vào tuyển từ để thu được quặng tinh titan (ilmenite) có hàm lượng
TiO
2
cao (khoảng 50-55%) và sản phẩm trung gian (zircon, rutile, monazite,
leuconxen). Các sản phẩm trung gian tiếp tục được đưa vào tuyển tĩnh điện để tách
riêng các khoáng vật nặng (rutile, zircon) ra và thải quặng đuôi chứa monazite và
leuconxen.

Dây chuyền thiết bị tuyển là dây chuyền bán tự động bao gồm các thiết bị chủ yếu
như: hệ thống bàn đãi nước tuyển trọng lực; máy sấy; hệ thống băng tải, gầu tải
quặng; hệ thống máy tuyển từ; hệ thống tuyển tĩnh điện; hệ thống bàn đãi và hệ
thống máy đóng gói sản phẩm, v.v. Các chủng loại thiết bị dùng trong công nghệ
tuyển chủ yếu được nghiên cứu và chế tạo trong nước. Ngoài ra một số cơ sở khai
thác và chế biến cũng đã từng bước tự chế tạo một số thiết bị cho cơ sở mình và bán
cho các cơ sở bạn. Một số doanh nghiệp nhập công nghệ và thiết bị toàn bộ hoặc
đơn lẻ của nước ngoài.
Hình 3. Sơ đồ công nghệ tuyển quặng titan sa khoáng
Quặng nguyên khai
Bàn Đãi
Tuyển từ 7A
Cát thải
Tinh quặng
Tuyển điện lần 1
Tuyển điện lần 2
Tuyển đãi zircon
Cát thải
Tinh quặng zircon
Tinh quặng rutin
Cát thải
Vít đứng
Tổng cát thải
Quặng thải
Tinh quặng ilmenit
Tuyển từ 6A
13
I.4.3. Mối quan hệ giữa thiết bị - công nghệ và môi trường
Đối với công nghệ - thiết bị khai thác cơ giới: một số nơi áp dụng hệ thống khai
thác vận tải sức nước làm giảm chi phí vận tải và giảm tác động ô nhiễm môi

trường, đồng thời nâng cao hệ số thu hồi quặng và giảm tổn thất nguồn tài nguyên
khoáng sản. Đồng thời, với việc áp dụng công nghệ khai thác titan sa khoáng được
cơ giới hóa bằng thiết bị máy móc hiện đại như máy xúc, máy gạt, hoặc sử dụng
công nghệ thủy lực bằng thiết bị bơm hút bùn, hệ thống sà lan, máng bè di động để
khai thác kết hợp với khai thác theo hình thức cuốn chiếu và công nghệ tuyển thô
bằng hệ thống vít xoắn được đặt ngay cạnh khu vực khai trường. Nói chung, các
giải pháp kỹ thuật công nghệ khai thác tiên tiến và sử dụng các thiết bị hiện đại
được nêu trên đều giảm được tối đa khối lượng quặng vận chuyển, đất đá tạp chất
được loại bỏ gần nơi khai thác hoặc ngay trong khai trường đồng thời tận thu được
tối đa nguồn tài nguyên khai thác, lấy triệt để được các sản phẩm đi kèm. Do đó các
tác động xấu đến môi trường được giảm thiểu. Tuy vậy, với công nghệ khai thác
hiện nay đang được áp dụng tại các mỏ vẫn chưa đủ đảm bảo tốt cho công tác hoàn
thổ, bảo vệ môi trường môi sinh và khai thác hết tài nguyên khu vực có mỏ.
Một số cơ sở chế biến sa khoáng biển titan chỉ sử dụng công nghệ tuyển bằng các
thiết bị tuyển nhưng không thể tách được hết các tạp chất có hại trong quặng titan,
dẫn đến giá trị của sản phẩm đầu ra không cao, gây tổn thất tài nguyên. Tại các
phân xưởng tuyển tinh zircon, rutile và ilmenite, do công nghệ và thiết bị lạc hậu
cùng với công tác quản lý không nghiêm các kho chứa quặng monazite (là khoáng
vật chứa nguyên tố phóng xạ), các khu lưu giữ quặng đuôi thải dẫn đến hiện tượng
phát tán chất phóng xạ ra môi trường xung quanh, gây nguy cơ nhiễm phóng xạ liều
cao, ảnh hưởng đến môi trường làm việc và sức khỏe công nhân. Ngoài ra, ô nhiễm
bụi phát sinh ra từ các khâu tuyển điện từ trong xưởng tuyển là tác nhân gây ảnh
hưởng đến môi trường không khí lớn nhất.
Đối với khai thác thủ công: khu vực khai thác thủ công làm địa hình khu vực ven
biển bị đào bới nham nhở gây mất cảnh quan. Công nghệ khai khai thác thủ công
đơn giản nên phần lớn các khoáng vật như ilmenite, rutile, zircon và khoáng vật
chứa các nguyên tố phóng xạ như monazite và xenotime vẫn còn lại trong cát thải,
gây lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
cộng đồng.
14

CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ HOÀN THỔ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
II.1. Hiện trạng môi trường
Quá trình khai thác và chế biến sa khoáng titan ven biển nói chung đều có tác động
đến các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, sinh thái-cảnh quan và kinh
tế-xã hội của khu vực. Việc khai thác và chế biến sa khoáng ven biển trước đây và
hiện tại gây nên những tác động môi trường đáng kể. Môi trường các khu vực khai
thác đó bị suy thoái và ô nhiễm, nhiều nơi ở mức độ nghiêm trọng [2, 3].
II.1.1 Môi trường sinh thái - cảnh quan
Khu vực đất đai được cấp cho khai thác và tận thu sa khoáng titan thường là các vùng đất
cát bãi bồi, cồn cát ven biển, trước đây chủ yếu sử dụng để trồng màu, trồng rừng phòng
hộ chắn gió cát có độ tuổi từ 10-20 năm và một phần là diện tích trồng hoa màu và đất
hoang. Quá trình khai thác và tận thu sa khoáng titan đã làm mất nhiều diện tích rừng
phòng hộ, trồng màu và diện tích thảm thực vật, cây bụi và các loài động-thực vật địa
phương. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, diện tích rừng ven biển bị chặt phá ước tính
khoảng trên 30% diện tích đất đang sử dụng cho khai thác, chưa tới kể diện tích rừng bị
xâm lấn và chặt hạ trái phép. Địa phương có rừng bị tác động nhiều nhất gồm Quảng Trị,
Thừa thiên-Huế, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận [3].
Quá trình khai thác và tận thu sa khoáng còn làm xuất hiện các hiện tượng như biến
dạng đường bờ biển; sạt lở bờ moong và bờ biển; cát bay lấn vào đất liền hay sụt
lún các trảng cát, v.v. Ở một số nơi như Thanh Hóa, nhiều cơ sở khai thác trái phép
đào các hố cát tự do để lấy quặng, cát thải đổ tràn lan xung quanh gây ảnh hưởng
tới cảnh quan khu vực cồn cát ven biển (Hình 4). Việc đào bới để khai thác và tận
thu sa khoáng ở các khu du lịch tác động xấu tới môi trường cảnh quan - sinh thái
các khu vực này [2, 3].
Hình 4. Quá trình khai thác tác động xấu tới
cảnh quan khu vực cồn cát ven biển
15
II.1.2 Môi trường đất

Việc mất diện tích đất được phủ xanh do quá trình khai thác làm chất lượng đất suy
giảm và có nguy cơ bị “sa mạc hóa” (Hình 5). Theo số liệu thống kê, hàng năm một
lượng lớn cát thải (gần 300 nghìn m
3
/năm) từ quá trình khai thác thải ra môi trường
gây ô nhiễm đất chủ yếu do dầu mỡ thiết bị hoặc hàm lượng cao chất phóng xạ và
một số nơi do hàm lượng cao các kim loại nặng (xem [3] và Bảng 1 dưới đây).
Hình 5. Hiện tượng cát thải xâm lấn nhà dân và cặn bùn khô từ các rãnh nước thải
khâu khai thác-tuyển thô
16
Bảng 1. Hàm lượng (mg/kg) kim loại trong đất và cát thải tại một số khu vực khai
thác - chế biến sa khoáng ven biển so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
7209:2002) về Chất lượng đất - Hàm lượng tối đa cho phép của kim loại nặng
trong đất đối với các mục đích sử dụng đất khác nhau.
Thời gian
lấy mẫu
Cr
Mn
Fe
Ni
Cu
Zn
Pb
Zr
KKnk
11/2008
9020
15800
5410
5950

3790
2760
1610
-
KXC3
11/2008
691
366
6020
2370
1300
676
-
480
KXC4
11/2008
1320
143
5120
4420
2240
1090
-
19
KXR5
11/2008
902
-
16500
2510

1380
630
25,8
116
KXR6
11/2008
999
2110
13400
-
-
8500
-
103
KXQ8
11/2008
2040
-
11500
11200
6560
3260
-
2940
TCVN
7209:2002
kqd
kqd
kqd
kqd

50-
100
200-
300
70-
300
kqd
Ghi chú:
(-): không phát hiện được
kqd: không quy định
KKnk: Mẫu quặng nguyên khai ở khu vực khai thác thác mỏ Kỳ Khang-Công ty Cổ phần
Phát triển Khoáng sản 4 (Cty CPPTKS4), tọa độ lấy mẫu (N 18
0
10

311; E
106
0
16

940).
KXC3: Mẫu cát thải sau tuyển thô và sau khi đã tuyển tận thu sử dụng để hoàn thổ cho khu
vực khai thác mỏ Kỳ Xuân (Cty CPPTKS4), tọa độ lấy mẫu (N 18
0
14

715; E
106
0
11


542).
KXC4: Mẫu cát thải sau khi tuyển, thải ra từ năm 2001 ở mỏ Kỳ Xuân (Cty CPPTKS4),
tọa độ lấy mẫu (N 18
0
14

717; E 106
0
11

440)
KXR5: Mẫu đất ruộng ở độ sâu 5cm khu vực gần khai trường mỏ Kỳ Xuân (Cty
CPPTKS4), tọa độ lấy mẫu (N 18
0
14

742; E 106
0
11

433)
KXR6: Mẫu đất ruộng ở độ sâu 25 cm gần khai trường mỏ Kỳ Xuân (Cty CPPTKS4), tọa
độ lấy mẫu (N 18
0
14

742; E 106
0
11


435)
KXQ8: Mẫu cát quặng trước khi tuyển thô ở khu vực khai thác mỏ Kỳ Xuân, tọa độ lấy
mẫu (N 18
0
13

433; E 106
0
10

863)
17
II.1.3 Môi trường nước
Quá trình khai thác, tận thu quặng sa khoáng (bằng sức nước) và tuyển khoáng sử
dụng một khối lượng lớn nước. Nguồn nước cấp cho sản xuất chủ yếu sử dụng
nguồn nước ngọt khai thác tại chỗ ở tầng nước ngầm trong các cồn cát. Do vậy quá
trình khai thác sa khoáng đã làm suy giảm trữ lượng tài nguyên này và hạ thấp mực
nước ngầm trong các cồn cát. Tại một số mỏ sát ven biển, do việc bơm nước biển
vào moong để khai thác và tuyển quặng gây nhiễm mặn tầng chứa nước ngọt.
Việc khai thác quặng sa khoáng cũng làm xáo trộn lớp đất cát nên làm tăng khả
năng hòa tan, rửa lũa các khoáng vật nặng và kim loại trong nước gây nhiễm xạ và
ô nhiễm nước. Các thiết bị khai thác cũng sử dụng một lượng lớn dầu mỡ công
nghiệp đáng kể cũng làm tăng lượng dầu mỡ hòa tan trong nước thải [2, 3].
Nước thải sau quá trình tuyển thường có khối lượng lớn với độ đục và hàm lượng
cao các chất rắn lơ lửng, Fe cùng một số kim loại nặng độc hại khác như Mn, Cd,
Pb, v.v. (Bảng 2). Nguồn nước này phần lớn được thải trực tiếp ra môi trường xung
quanh, là nguồn gây ô nhiễm cục bộ nguồn ngầm cồn cát và nước mặt là nguồn
nước sinh hoạt của dân địa phương trong khu vực khai thác.
Hình 6. Nước thải của khâu khai thác - tuyển thô xả thẳng ra môi trường

18
Bảng 2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại một số khu vực khai thác sa
khoáng titan ven biển (lấy mẫu tháng 11/2008) so sánh với TCVN 5945:2005 Nước
thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải, cột B cho phép thải vào khu vực nhận nước thải.
Giá trị đánh dấu bằng chữ in đậm là các giá trị vượt quá tiêu chuẩn so sánh cho
phép.
Thời gian
lấy mẫu
pH
SS, mg/l
Độ đục,
NTU
Tổng P,
mg/l
Fe,
mg/l
Mn,
mg/l
As,
mg/l
Pb,
mg/l
Cd,
mg/l
KAt1 [4]
23/10/07
5,5
145
25
1

0,3
0,1
0,2
0,02
KAt2 [4]
23/10/07
5,1
136
22
6
1
0,1
0,2
0,03
KAt3 [4]
23/10/07
5,6
156
12
1
5
0,1
0,3
0,02
KAt4 [4]
23/10/07
5,9
146
7
2

1
0,1
0,3
0,03
CXt9 [4]
24/10/07
6,6
142
10
1
1
0,1
0,6
0,02
CXt10 [4]
24/10/07
5,7
148
20
1
1
0,1
0,6
0,03
CXt11 [4]
24/10/07
5,5
156
22
1

0,3
0,2
0,6
0,03
CXt12 [4]
24/10/07
6,1
154
19
1
1
0,1
0,6
0,02
CXt8 [4]
24/10/07
5,5
130
7
13
5
0,1
0,5
0,02
CXt13 [4]
24/10/07
6,2
134
7
11

2
0,1
0,6
0,03
CXt7 [4]
24/10/07
6,2
92
13
1
0,3
0,2
0,6
0,03
CXt5 [4]
24/10/07
6.5
129
9
1
0,1
0,2
0,5
0,03
CXt6 [4]
24/10/07
6.1
135
11
2

0,3
0,1
0,6
0,03
TTsw [5]
6/11/07
5,7
346
78
1
SW01 [7]
25/11/08
6,3
1
0,01
0,3
0,1
SW02 [7]
29/11/08
6,7
4
0,03
0,02
0,1
SW03 [7]
29/11/08
7
3
0,03
0,1

0,1
KXG [7]
28/11/08
6,8
2
0,2
0,1
0,2
SW06 [7]
28/11/08
6,4
320
0,01
1
2,4
SW04 [7]
25/11/08
5,1
3004
0,02
1
2,3
SW05 [7]
28/11/08
6,2
40
0,1
0,02
0,2
Mxt [1]

5,7-5,8
210-360
16-20
Mkt [1]
4,3-5,5
70-120
1-97
Mng [1]
5-5,5
28-70
0,1-1
Mm [1]
6,7
38-74
0,2-
0,4
TCVN
5945:
2005
5,5-9
100
6
5
1
0,1
0,5
0,01
Chú thích:
KAt1: Nước thải tại ống dẫn nước thải đội khai thác Khe Cọ-xã Kỳ Khang, XN Khoáng
sản Kỳ Anh, Tổng Cty KS TM Hà Tĩnh

KAt2: Nước thải tại vòi xả vít tuyển đội Tơ Hồng 1, Kỳ Khang, XN Khoáng sản Kỳ Anh
19
KAt3: Nước thải tại vít tuyển đội khai thác Kỳ Phú-xã Kỳ Phú, XN Khoáng sản Kỳ Anh
KAt4: Nước thải tại xưởng tuyển tinh, xã Kỳ Khang, XN Khoáng sản Kỳ Anh
CXt9: Nước thải tại hồ lắng nhà máy tuyển - XN Khoáng sản Cẩm Xuyên, Tổng Cty KS
TM Hà Tĩnh
CXt10:Nước thải tại hồ lắng vít tuyển đội khai thác Cẩm Hòa, Tổng Cty KS TM Hà Tĩnh
CXt11: Nước thải tại hồ lắng của vít tuyển đội khai thác Nam Hòa, xã Cẩm Hòa, Tổng
Cty KS TM Hà Tĩnh
CXt12:Nước thải tại hồ lắng đội khai thác Đồng Nôi, thị trấn Thiên Cầm, XN Khoáng sản
Cẩm Xuyên Tổng Cty KS TM Hà Tĩnh
CXt8: Nước thải tại hồ lắng sau vòi xả vít tuyển đội khai thác Thạch Văn, Tổng Cty KS
TM Hà Tĩnh
CXt13:Nước thải tại hồ lắng nước thải sau vòi xả tuyển đội Nam Hưng-Cẩm Dương, Tổng
Cty KS TM Hà Tĩnh
CXt7: Nước thải tại hồ lắng nước thải của Xí nghiệp Khoáng sản Thạch Hà, Tổng Cty KS
TM Hà Tĩnh
CXt5: Nước thải tại vòi xả của vít tuyển Xí nghiệp, thị trấn Cẩm Xuyên – Các xí nghiệp
khai thác khoáng sản Cẩm Xuyên, Tổng Cty KS TM Hà Tĩnh
CXt6: Nước thải tại vòi xả của vít tuyển Xí nghiệp Zircon, thị trấn Cẩm Xuyên, Tổng
Cty KS TM Hà Tĩnh
TTsw: Nước thải từ quá trình khai thác ở mỏ Thủy Tú, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh,
Quảng Trị
SW01: Nước thải tại khai trường tuyển sa khoáng – mỏ Cẩm Hoà, TCty KS & TM Hà
Tĩnh, toạ độ lấy mẫu (N 18
0
19

240; E 106
0

01

000)
SW04: Nước thải sau tuyển tại khai trường tuyển sa khoáng – mỏ Cẩm Hoà. Toạ độ mẫu
(N 18
0
20

059; E 106
0
01

350)
SW02: Nước thải tại hồ lắng nước thải tuyển sa khoáng – mỏ Cửa Hội, XN Thanh niên Cửa
Hội, Cửa Lò, Nghệ An. Toạ độ mẫu (N 18
0
20

059; E 106
0
01

350)
SW03: Nước thải tại hồ lắng nước thải tuyển sa khoáng – mỏ Của Hội. Toạ độ mẫu (N
18
0
20

059; E 106
0

01

350)
SW05: Nước thải tại hồ lắng nước tuyển sa khoáng – mỏ Kỳ Xuân, Cty CPPT Khoáng sản
4, Nghệ An. Toạ độ mẫu: (N 18
0
19

240; E 106
0
01

000)
SW06: Nước thải trực tiếp ra hồ lắng ở Kỳ Xuân, Cty CPPT Khoáng sản 4, Nghệ An. Toạ
độ mẫu (N 18
0
14

666; E 106
0
11

597)
KXG: Nước giếng khoan nhà dân cách cụm vít xoắn 10m về hạ nguồn ở khai trường khai
thác Kỳ Xuân, toạ độ lấy mẫu (N 18
0
14

642; E 106
0

11

585)
Mxt: Mẫu nước thải từ xưởng tuyển (giá trị trung bình kết quả đo ở một số khu mỏ khai
thác sa khoáng titan ven biển điển hình)
Mkt: Mẫu nước thải từ các moong khai thác (giá trị trung bình)
Mng: Mẫu nước ngầm xung quanh mỏ (giá trị trung bình)
Mm: Mẫu nước mặt tại nguồn tiếp nhận nước thải (giá trị trung bình).
20
II.1.4 Môi trường không khí
Quá trình khai thác và chế biến sa khoáng titan có tác động đáng kể tới chất lượng
môi trường không khí xung quanh khu vực khai thác-chế biến. Kết quả điều tra cho
thấy nồng độ khí thải độc hại, bụi, độ ồn và độ phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho
phép ở nhiều khu vực khai thác là nguồn ô nhiễm tiềm tàng đến sức khỏe công nhân
và người dân sống xung quanh khu vực.
Khí thải: Đối với các xưởng tuyển dùng than, dầu FO để sấy quặng thì lượng khí
thải độc hại CO, SO
2
, NO
2
cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí [2, 3].
Tuy nhiên theo số liệu thống kê trong giới hạn của Nhiệm vụ này cho thấy hàm
lượng các khí thải độc hại này vẫn nằm trong giới hạn cho phép (Bảng 3).
Bụi: Ô nhiễm do bụi chủ yếu gây ra do quá trình vận chuyển nguyên liệu quặng từ
khai trường về khu vực chế biến và các khâu trong quá trình tuyển. Tại các xưởng
chế biến quặng tập trung, ô nhiễm bụi lớn nhất từ các khâu tuyển điện - tuyển từ.
Theo số liệu tổng hợp ở Bảng 3, nồng độ bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép thải
ra ở nhiều khu vực chế biến titan.
Tiếng ồn: Nguyên nhân gây ồn chủ yếu do quá trình vận chuyển quặng bằng xe tải
từ khai trường về khu vực chế biến chạy qua khu dân cư. Ngoài ra quá trình vận

hành thiết bị khâu khai thác như xe tải, bơm hút, v.v. và khâu tuyển cũng gây tiếng
ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép (Bảng 3).
Độ phóng xạ: nói chung độ phóng xạ ở môi trường khai thác và xưởng tuyển đều
nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên số liệu điều tra cho thấy một số vị trí như
kho lưu giữ quặng đuôi, kho chứa quặng monazite, ilmenite hoặc khu vực máy
nghiền quặng, có liều xuất phóng xạ tương đối cao so với tiêu chuẩn cho phép (Bảng
3).
21
Bảng 3. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng không khí tại một số khu vực khai
thác sa khoáng ven biển, so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam. Giá trị đánh dấu bằng
chữ in đậm là các giá trị vượt quá tiêu chuẩn so sánh cho phép.
Tên mẫu
Thời gian lấy
mẫu/đo đạc
Độ ồn,
dBA
Bụi lơ lửng
(TSP),
mg/m
3
SO
2,
mg/m
3
NO
2,
mg/m
3
CO,
mg/m

3
Phóng
xạ,
µSv/h
CXk1 [6]
23/10/07
86 - 106
0,4
1050
430
490
1
CXk2 [6]
23/10/07
85 - 107
0,5
1120
490
440
3
CXk3 [6]
23/10/07
84 - 104
0,5
1060
525
470
1
CXk4 [6]
24/10/07

82 - 110
0,4
910
367
384
1
CXk5 [6]
24/10/07
84 - 105
0,4
915
375
380
1
CXk6 [6]
24/10/07
74 - 98
0,4
895
390
379
1
CXk7 [6]
24/10/07
74 - 100
0,4
950
390
375
1

CXk8 [6]
24/10/07
84 - 105
0,4
970
410
390
1
CXk9 [6]
24/10/07
74 - 98
0,4
940
385
370
1
KAk1 [6]
23/10/07
74 - 86
0,2
840
410
350
1
KAk2 [6]
23/10/07
71 - 94
0,3
820
470

340
1
KAk3 [6]
23/10/07
65 - 86
0,3
950
460
320
1
KAk4 [6]
23/10/07
90 - 110
0,5
1120
645
465
2
TTk5 [4]
06/11/07
57
0,1
0,02
0,1
31
KPB6 [5]
11/12/07
89 - 107
3,1
20

KPB7 [5]
11/12/07
78 - 80
20
K7 [5]
11/12/07
90 - 94
0,3
4
K8 [5]
11/12/07
89 - 91
0,6
2
K9 [5]
3/12/07
94 - 96
0,3
4
K10 [5]
3/12/07
91 - 93
0,4
2
K11 [5]
3/12/07
92
0.4
2
K12 [5]

4/12/07
91-95
0,4
2
K13 [5]
4/12/07
90-95
0,4
2
K14 [5]
4/12/07
91 - 94
0,3
2
K15 [5]
5/12/07
89 - 92
0,4
2
K16 [5]
5/12/07
91 - 93
0,3
3
K17 [5]
6/12/07
0,4
60
TCVN
85

(1)
0,3
(2)
1500
(3)
1000
(3)
1000
(3)
<12
(4)
22
Chú thích:
(1) TCVN 3985: 1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc
(2) TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh.
(3) TCVN 5939-2005, cột A: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối
với bụi và các chất vô cơ - cột A áp dụng cho các nhà máy, cơ sở đang hoạt động.
(4) TCVN 4397-87: Quy phạm bức xạ an toàn ion hóa
CXk1: Mẫu không khí tại khu vực nhà máy tuyển (Xí nghiệp Khoáng sản Cẩm Xuyên)
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường (Sở TN & MT Hà Tĩnh)- TCT KS &
TM Hà Tĩnh.
CXk2: Mẫu không khí tại Xí nghiệp Zircon Cẩm Xuyên)
CXk3: Mẫu không khí tại xưởng tuyển tinh (Xí nghiệp Khoáng sản Thạch Hà)
CXk4: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển (Đội Khai thác Nam Hòa), – Trung tâm Quan
trắc và Kỹ thuật Môi trường (Sở TN & MT Hà Tĩnh)- TCT KS & TM Hà Tĩnh.
CXk5: Mẫu không khí tại khu vực cụm vít tuyển (Đội khai thác Đồng Nôi)
CXk6: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển (Đội khai thác Nam Hưng).
CXk7: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển (Đội khai thác Thạch Văn)
CXk8: Mẫu không khí tại khu vực nhà máy tuyển quặng

CXk9: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển (Đội Khai thác Cẩm Hòa)
KAk1: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển đội khai thác Khe Cọ - Tổng Công ty Khoáng
sản và Thương mại Hà Tĩnh (TCT KSTM Hà Tĩnh),
KAk2: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển đội khai thác Tơ Hồng 1 (TCT KSTM Hà
Tĩnh)
KAk3: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển đội khai thác Kỳ Phú (TCT KSTM Hà Tĩnh)
KAk4: Mẫu không khí tại khu vực máy sàng sạn máy 2 (Xưởng tuyển tinh) (TCT KSTM
Hà Tĩnh)
TTk5: Mẫu không khí tại khu vực nhà máy khai thác và chế biến Titan sa khoáng tại điểm
mỏ Thủy Tú- Công ty TNHH Thanh Tâm
KPB6: Mẫu không khí khu vực máy nghiền – Xưởng Chế biến Khoáng sản Phú Bài, thuộc
Công ty TNHH NNMTV Khoáng sản Thừa thiên-Huế,
KPB7:Đo tại kho chứa sản phẩm của xưởng tuyển khoáng - Xưởng Chế biến Khoáng sản
Phú Bài
K7: Mẫu không khí tại khu vực tập kết quặng – Xưởng Chế biến Khoáng sản Phú Bài
thuộc Công ty TNHH NNMTV Khoáng sản Thừa thiên-Huế
K8: Mẫu không khí tại khu vực xưởng tuyển điện quặng – Xưởng Chế biến Khoáng sản
Phú Bài thuộc Công ty TNHH NNMTV Khoáng sản Thừa thiên-Huế
K9: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển 4 – mỏ Vinh Xuân- Công ty TNHH NNMTV
Khoáng sản Thừa thiên-Huế
23
K10: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển 5 – mỏ Vinh Xuân- Công ty TNHH NNMTV
Khoáng sản Thừa thiên-Huế
K11: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển 8 – mỏ Vinh Xuân- Công ty TNHH NNMTV
Khoáng sản Thừa thiên-Huế
K12: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển 3 – mỏ Phú Diên- Công ty TNHH NNMTV
Khoáng sản Thừa thiên-Huế
K13: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển 5, mỏ Phú Diên- Công ty TNHH NNMTV
Khoáng sản Thừa thiên-Huế
K14: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển 7 – mỏ Phú Diên- Công ty TNHH NNMTV

Khoáng sản Thừa thiên-Huế
K15: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển 2 – mỏ Lộc Vĩnh- Công ty TNHH NNMTV
Khoáng sản Thừa thiên-Huế
K16: Mẫu không khí tại khu vực vít tuyển 4 – mỏ Lộc Vĩnh- Công ty TNHH NNMTV
Khoáng sản Thừa thiên-Huế
K17: Đo tại kho chứa quặng monazite Xưởng tuyển Phú Lộc- Công ty TNHH NNMTV
Khoáng sản Thừa thiên-Huế
II.1.5 Môi trường kinh tế-xã hội
Các hoạt động sản xuất sa khoáng titan giúp tạo công ăn việc làm cho người dân địa
phương, tăng thêm thu nhập làm cuộc sống của dân phần nào được cải thiện. Tuy
nhiên, các hoạt động sản xuất như vận chuyển quặng gây xuống cấp đường giao
thông nông thôn, đặc biệt ở khu vực có sản lượng khai thác lớn và vị trí mỏ nằm xa
khu chế biến quặng. Quá trình sản xuất sa khoáng cũng gây phá vỡ quy hoạch sử
dụng đất của địa phương và quy hoạch chung của nhà nước về khai thác sử dụng tài
nguyên khoáng sản ven biển. Ngoài ra, quá trình khai thác còn gây ra các tranh chấp
về sản xuất, thị trường và về sử dụng đất giữa các doanh nghiệp khai thác và giữa
doanh nghiệp với địa phương, cộng đồng dân cư: như quy hoạch chồng chéo giữa dự
án khu du lịch và khai thác titan, quy hoạch khai thác lấn chiếm cả vào diện tích đất
nhà ở của dân, hay hành lang an toàn tuyến đường giao thông, khu vực quân sự, v.v.
Việc khai thác không có quy hoạch và không tuân thủ theo pháp luật còn gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và công nhân mỏ như ảnh hưởng của cát
bay; khói thải độc hại và bụi từ khu vực tuyển tinh và từ đường giao thông vận
chuyển quặng; ảnh hưởng của độ phóng xạ cao ở gần kho bãi chứa quặng và trong
nguồn nước sinh hoạt, v.v.

×