Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

lập kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.52 KB, 60 trang )

Lâp kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên
nhiên ở Việt Nam.
Lời mở đầU
Du lịch sinh thái không chỉ là một khuynh hướng bao gồm những
người yêu và gắn bó với thiên nhiên. Du lịch sinh thái thực sự là một hỗn
hợp các mối quan tâm xuất phát và nảy sinh từ các tră trở về môi trường,
kinh tế xã hội. Ngày nay du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ và đã
trở thành một trong những hoạt động kinh tế lớn trên toàn cầu. Ở Việt nam
hiện nay du lich sinh thái cũng đang phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là các
khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam được pháp luật công nhận, các cảnh
quan, động vật, thực vật cùng với các yếu tố văn hoá hiện hữu là hấp dẫn
chính đối với những người dân Việt nam và du khách trên khắp thế giới.
Chính vì vậy mà chúng ta thấy được tính thích hợp của du lịchh và cũng
nhận thức được các nguy hiểm mà du lịch không dược quản lý nghiêm túc
hay không được quản lý có thể gây ra cho các di sản thiên nhiên và văn hoá
ở Việt Nam.
Du lịch sinh thái là một mắt xích của phát triển bền vững, yêu cầu
một cách tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực, quy hoạch cẩn thận( cả trên
phương diện vật chất lẫn quản lý)và hưỡng dẫn chỉ đạo thực hiện nghiêm
túc để có thể bảo đảm cho sự vận hành bền vững. Chính vì thế ở Việt Nam
hiện nay còng nh các quốc gâi trên thế giới cần có những quy hoạch du lịch
toàn quóc với tư cách là một phần của chiến lược quy hoạch tổng thể. Bởi
du lịch sinh thái là công cụ hữu hiệu để bảo vệ đa dang sinh học và thúc
đẩy phát triển bền vững.
Du lịch sinh thái và bảo tồn găp nhau ở một vài lĩnh vực: Quản lý
khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững ở vùng đệm, giáo dục moi
trường cho người tiêu dùng và những quyết dịnh về chính sách ảnh hưởng
tới du lịch sinh thái và bảo tồn. Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên đang là
một trong những lĩnh vực cấp bách, bởi thực trạng ở Việt Nam đang là vấn
đề rắc rối. Đó là lượng khách tăng lên trong khi đó các khu bảo tồn lại
không đủ điều kiện cho du lịch, các nhân viên còn yếu không được đào tạo


quản lý. Thêm vào đó là sự thiếu vốn, thiếu người và chịu ảnh hưởng của
sự tăng lên gấp bội của các hoạt động phát triển tất cả những yếu tố này đe
doạ công việc bảo tồn ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Một só đe doạ này có
thể dịu bớt đi nếu như lợi Ých tiềm tàng của du lịch được phát huy. Để có
cơ hội này, các hệ thống phải được lập ra và điều này cần có sự quy hoạch.
Chúng ta chưa thể biết được giá trị bảo tồn và phát triển bền vững của du
lịch sinh thái. Cũng như chúng ta chưa biết được mức độ tối đa của lợi Ých
và mức độ tối thiểu của cái giá phải trả mà du lịch sinh thái mang lại nhưng
chúng ta biết rằng nếu không có quy hoach và quản lý, du lịch sinh thái sẽ
không thành công.
Chương I: Du lịch sinh thái, Mối quan hệ giữa các du lịch sinh thái với
kinh tế, văn hoá-xã hội và các khu bảo tồn thiên nhiên
I. DU LỊCH SINH THÁI VÀ MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ DU LỊCH
SINH THÁI
1. XUẤT XỨ CỦA DU LỊCH SINH THÁI, SỰ KHÁC NHAU GIỮA
DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH
Trước thế kỷ XIX các chuyến du lịch tự nhiên chưa được phổ biến
và nếu có đó chỉ là những cuộc thám hiểm, khám phá miền đất lạ của
những nhà Thám hiểm và tất nhiên đó là những con người nổi tiếng như:
James Cook, charles Daarwin,… với sức mạnh và lòng dũng cảm đã thực
hiện những chuyến đi đầy vất vả và gian nan.
Cho đến cuối thế kỷ XIX các chuyến du lịch tự nhiên đã bắt đầu trở
nên phổ biến. Người đi du lịch có ham muốn đến những nơi có thiên nhiên
hoang giã, có các phong cảnh lạ thường. Tuy nhiên những chuyến du lịch
nh vậy lại gây lên những bức bối về môi trường. Bởi những du khách vẫn
thờ ơ với những loài động vật, chính vì thế du lịch quấy nhiễu đời sống và
gây nên sự phá huỷ môi trường của chúng, dẫn đến suy thái môi trường
thiên nhiên một cách không ý thức. Điều đó chứng minh rằng du lịch và
môi trường có liên quan rất gần gũi, du lịch chỉ được phát triển trên cơ sở
một môi trường hấp dẫn với những giá trị bảo tồn được duy trì.

Sù quan tâm đến môi trường được bắt đầu và ngày càng tăng trên thế
giới, đặc biệt là ở các nước công nghiệp hoá. Các tổ chức bảo tồn dần được
thiết lập nhằm thuyết phục các Chính phủ dành gia vùng đất thiên nhiên có
giá trị không chỉ cho hoạt động du lịch mà còn có cả cho các loài động vật
nhất định từ đó bảo vệ thống nhất đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái.
Ngày nay, những ứng sử của con người với thiên nhiên đang được
dần thay đổi. Con người đang có những nỗ lực để hướng tới cải thiện môi
trường, bảo vệ đa dạng sinh học, hướng tới gắn chặt du lịch với tự nhiên và
môi trường. Điều đó cũng có nghĩa là du lịch rất nhậy cảm với môi trường,
cơ sở cho chính sự tồn tại và phát triển ngành này, đó chính là du lịch sinh
thái. Song điều đó không có nghĩa là du lịch sinh thái được hiểu đơn thuần
là du lịch mà du lịch sinh thái nó có những đặc trưng riêng của nó:
* Dựa trên địa bàn hấp dẫn về thiên nhiên
* Hỗ trợ bảo tồn, đảm bảo bềnh vững về sinh thái
* có giáo dục môi trường
* Mang lại lợi Ých cho địa phương
* Thoả mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du
khách
2. Các Quan niệm về du lịch sinh thái
-Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên
được Hector Ceballos – Lasurain đưa ra năm 1987: “du lịch sinh thái là du
lịch đến những khu vực tự nhiên còn Ýt bị thay đổi, với những mục đích
đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và
những giá trị văn hoá được khám phá.”
-Định nghĩa của Wood(1991) về du lịch sinh thái nh sau:
“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với
mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường thiên nhiên văn hoá mà không làm
thay đổi sự toàn vện của các hệ sinh thái. Đồng thời toạ những cơ hội về
kinh tế để ủng hộ việc boả tồn tự nhiên và mang lại lợi Ých về tài chính cho
người dân địa phương.”

-Vô du lịch của Australia đinh nghĩa: “Du lịch sinh thái là du lịch
dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi
trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
-Quan niệm của Buckley (1994)Buckley(1994) đã đưa ra định nghĩa tổng
quát nh sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên được quant lý bền vững,
hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh
thái.”
-Quan niệm của NePan:“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đệ
cao sù tham gia của nhân dân vào việc hoặch định và quản lý các tài
nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn
thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu thập từ du lịch để
bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào
-Quan niệm của Malaixia: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch
và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu
thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và chân trọng các giá trị của
thiên nhiên (và những đặc tình văn hoá kèm theo , trước đây cũng như hiện
nay). Mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác boả tồn, có ảnh hưởng của du
khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự
một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”
Ở Việt Nam, du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ
giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt
của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức
khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về du lịch sinh
thái cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Để đi đến một khái niệm thống nhất để làm cơ sở cho công tác
nghiên cứu và hoạt động thực tiễn và phát triển du lịch sinh thái. Tổng cục
du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP,
WWF, IUCN… và các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam
về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan đã đưa ra định nghĩa như
sau:“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá

bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.”
Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình
phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Mặc dù khái niệm về du lịch sinh thái còn có những quan điểm chưa
thống nhất và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của
nhận thức song những đăc điểm cơ bản của định nghĩa về du lịch sinh thái
đã được tổ chức du lịch thế giới (WTO) tóm lại như sau:
-Du lịch sinh thái bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào
thiên nhiên mà ở đó mục đích chính là khách du lịch là tham quan tìm hiểu
về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên
nhiên đó.
-Du lịch sinh thái phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn
giải về môi trường.
-Thông thường du lịch sinh thái được các tổ chức chuyên nghiệp và
doanh nghiệp có quy nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du
khách. Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ
chức, điều hành hoặc quãng cáo các tour du lịch sinh thái cho các nhóm du
khách có số lượng hạn chế.
-Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi
truờng tự nhiên và văn hoá xã hội.
-Du lịch sinh thái có sự hổ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên .
II. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với kinh tế-xã hội và các khu bảo
tồn thiên nhiên .
1.Tác động qua lại giữa du lịch sinh thái với kinh tế, văn hoá - xã hội.
Du lịch sinh thái và kinh tế: Du lịch nói chung đã trở thành một
ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới. Trên cơ sở này tổ
chức Du lịch thế giới (WTO) đã tiến hành dự báo về du lịch quốc tế, thành
phần đã tăng trưởng 57% trong thập kỷ 1980, 50% trong thập kỷ 1996.
Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng vẫn còn chậm, trung bình 3,7% mỗi năm trong

thập kỷ 90, với 450 triệu khách du hành quốc tế trong năm 1991, 650 triệu
du hành quốc tế trong năm 2000. Du lịch thiên nhiên trong năm 1989 đã
tạo ra khoảng 7% tổng chi phí cho du lịch quốc tế, theo ước tính của WTO
Các khu thiên nhiên, và đặc biệt các khu bảo tồn thiên nhiên được
luật pháp công nhận, các cảnh quan, động vật, thực vật cùng với các yếu tố
văn hoá hiện hữu là những hấp dẫn chính đối với những người dân ở các
nước sở tại và du khách khắp thế giới. Chính vì vậy mà các tổ chức bảo tồn
nhận thấy tính thích hợp của du lịch và cũng nhận thức được các nguy hiểm
mà du lịch không được quản lý nghiêm túc hay không được quản lý có thể
gây ra cho các di sản thiên nhiên và văn hoá của thế giới.
Sù quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch sinh thái trong chính phủ
các nước đang phát triển, các nhà điều hành du lịch thương mại, các tổ
chức cứu trợ, và các nhà bảo tồn nói lên tiềm năng kinh tế và bảo tồn của
loại hình du lịch này. Các nhà du lịch sinh thái chi hàng chục tỷ đô la mỗi
năm nhưng tầm quan trọng của du lịch sinh thái khổng ở những con số này.
Các nhà du lịch sinh thái sử dụng tài nguyên và chuyên môn địa phương.
Điều này có nghĩa là giảm nhu cầu nhập khẩu tằng cường các thiết kế nhậy
cảm đối với môi trường và sự tham gia của địa phương trong ngành du lịch.
Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nhân công địa phương,
điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với các nước đang phát
triển. Các nước giầu có về thiên nhiên thường bị thiệt thòi về sự nghèo khổ
của các khu nông thôn và sự thiếu hụt về nguồn thu xuất khẩu là những ví
dụ. Kenya mỗi năm làm ra khoảng 500 triệu USD lợi nhuận du lịch. Các
nguồn thu trức tiếp và gián tiếp khoảng 10% tổng thu nhập quốc gia của
nước này. Thu nhập từ du lịch tại Đông phi là nguồn ảnh hưởng lớn mạnh
nhất đằng sau mạng lưới rộng lớn các khu bảo tồn thiên nhiên của khu vực.
Costa Rica thu được 336 triệu USD lợi nhuận du lịch năm 1991 và làm
tăng trưởng khoảng 25% về thu nhập trong vòng ba năm trở lại. Du lịch
thiên nhiên là động cơ cho nền kinh tế của nhiều đảo nhiệt đới vùng Cari
bê, khu vực Thái Bình Dương và Ên Độ Dương. Du lịch sinh thái đã đưa

Rwarda và Belize vào bản đồ thế giới.
Du lịch sinh thái lặ tạo nên và sự nên và sự khao khát thiên nhiên, sự
khai thác thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển, và là sự ngăn
ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ.
Cứu thiên nhiên bằng các thị trường hoá không còn là điều mới mẻ,
nhưng những mạo hiểm liên quan trong loại hình doanh nghiệp này cũng
không còn xa lạ. Vườn Quốc gia Yellowstane đã được thị trường hoá và
được cứu bằng cách xây dựng một trục đường sắt và khách sạn và bằng
quảng cáo nó cho một quốc gia đô thị hoá khao khát được đến những tiền
triệu đã bị mất đi. Nhưng chẳng bao lâu, những đoàn khách lũ lượt đã trở
thành mối đe doạ “yêu mến Yellowstone đến suy tàn. Những chú gấu đốm
được cho ăn, thuần hoá và trở nên nguy hiểm đối với du khách cho chúng
ăn là một trong nhiều nạn nhân.
Ngày nay việc xác định lợi Ých du lịch dựa trên đơn thuần tổng thu
nhập giờ đây không còn phù hợp nữa. Coi khu bảo tồn thiên nhiên là một
khu kinh tế biệt lập là không thể chấp nhận được ở các nước đang nghèo.
Phải tính tới sự trao đổi ngoại tệ, thiệt hại bỏ ra so với lợi Ých kinh tế, các
yếu tố ngoại lai và chi phí cơ hội đối với du khách được thu hút vào sự phụ
thuộc vào sự mỏng manh của kinh tế do du lịch mang lại.
Du lịch sinh thái được phất triển với những đặc trưng lý tưởng của
nó sẽ mang lại những lợi Ých cho các cộng đồng đón khách. Nó có thể làm
thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt đối với những ai
tham gia trực tiếp vào du lịch, những thay đổi tích cực này được thể hiện
qua các mặt sau :
-Du lịch tạo cơ hội việc làm, trực tiếp cho ngành du lịch, trong các
ngành hổ trợ khác và cả trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên. Kích
thích sử dụng lao động trong các ngành du lịch liên quan : Khách sạn, nhà
hàng, hệ thống giao thông vận tải, các dịch vụ hàng lưu niệm, hàng thủ
công, dịch vụ hướng dẩn.
-Du lịch được ví nh một ngành công nghiệp “không khói” và được

xem nh một ngành “xuất khẩu vô hình” có ý nghĩa rất lớn trong việc thu
ngoại tệ cho các nước đang phát triển hoặc có nền kinh tế chậm phát triển.
Du lịch có khả năng làm đa dạng hoá nền kinh tế địa phương theo kiểu số
nhân, tạo ra những lợi Ých trực tiếp và gián tiếp.
-Du lịch cũng là động lực cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thông
tin liên lạc, các cơ sở y tế địa phương…mang lại lợi Ých cho cộng đồng sơ
tại. Đồng thời nó còn tạo ra những phương tiện và điều kiện giải trí được sử
dụng cho cả cộng đồng địa phương cũng nh du khách trong và ngoài nước
Ngành du lịch thu hút phần lớn lao động song phần lớn là những lao
động tạm thời hoặc không được bảo đảm, có khi mang tính mùa vụ và phụ
thuộc vào luồng khách du lịch. Nh vậy du khách tạo ra sự bất ổn định về
thu nhập cho người lao động cũng nh cho xã hội. Du lịch có thể góp phần
vào quá trình phát triển, kém phát triển và làm tăng thêm khoảng cách giữa
những người giàu và những người nghèo (do việc hưởng lợi nhuận từ du
lịch không đồng đều trong cộng đồng) .Sự phụ thuộc nặng nề về kinh tế
vào du lịch cũng ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong việc đáp ứng
nhu cầu hàng ngày của họ, diều này thể hiện ở chỗ: thị trường các sản
phẩm được sản xuất hay nhập khẩu hướng vào cung cấp cho nhu cầu du
lịch chứ không quan tâm đến nhu cầu số đông người dân. kết quả là dẫn
đến môt nền kinh tế phục vụ du lịch , cơ cấu sẩn xuất thay đổi, giá cả nảy
sinh những khó khăn về đời sống cho đa số những người không có điều
kiện tham gia vào các hoạt động du lịch. Đặc biệt khi du lịch đạt tới mức
“bảo hoà” thì nảy sinh những hạn chế hoặc những tác động. Xây Sen (một
đất nước nằm trên quần đảo phía đông Ên Độ Dương) là ví dụ điển hình :
Khi quần đảo xinh đẹp này được biết đến như là một nơi nghỉ lý tưởng của
khách du lịch quốc tế, du lịch đã chuyển từ chổ là động lực phát triển kinh
tế đến chổ trở thành “gánh nặng ” cho quốc gia này. Và Xây Sen đã được
mạnh danh là “quốc gia của những bồi bàn”. Các sản phẩm du lịch nhằm
chủ yếu vào thị trường nước ngoài, khiến cho giá cả nhiều mặt hàng tăng
lên mà số Ýt cư dân khá giả mới có khả năng tiêu xài.

Du lịch tập trung gây ra sự quá tải cho cơ sở hạ tầng hiện có như khả
năng cung cấp nước, điện, nhiên liệu , xử lý chất thải…ngược lại nếu cơ sở
hạ tầng được thiết kế và quy hoạch lớn hơn nhu cầu thì mức sử dụng thấp
cũng là vấn đề lớn, nghĩa là để bù lại cho mức sử dụng thấp, việc tăng giá
cả các dịch vụ trên sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp dẫn khách. Thêm
vào đó việc tăng cường các thiết bị phục vụ khách hàng thường làm giảm
bớt những nét đẹp của thiên nhiên và như vậy không còn hấp dẩn những
khách du lịch kiểu khám phá trước đây nữa. Thực chất, sự mở rộng du lịch
nảy sinh nhu cầu lớn về đất đai mà có thể sử dụng cho ngành kinh tế khác,
và du lịch đã gây nên sự lạm phát giá đất và được coi như một ngành tác
động lâu dài.
Du lịch sinh thái không được quản lý tốt, nếu trở thành du lịch đại
chúng, có thể làm phá vở hệ thống kinh tế địa phương. Ví dụ :Sự phụ thuộc
của du lịch vào các mối đầu tư của nước ngoài ở Fiji hoặc ở một số nước
đang phát triển sẽ gây hậu quả là phát triển du lịch quá mức, từ đó dẩn đến
một nền kinh tế “tay đôi” , và sự mất thăng bằng về kinh tế, lạm phát và cả
sự “rò rỉ” lợi nhuận ra nứơc ngoài chứ không còn mang lại lợi Ých cho
cộng đồng địa phương nữa.
Du lịch sinh thái và văn hoá-xã hội: Văn hoá đã từng là một nhân
tố bị bỏ rơi trong bảo tồ. Nhưng điều này không đúng nữa. Chiếm đất để
lập khu bảo tồn thiên nhiên là việc đầy mạo hiểm và bất công trong một thế
giới quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm, việc gây bất hoà trong nhân
dân địa phương đã trở thành một vấn đề hàng đầu trong bảo tồn. Bảo tồn và
du lịch mà từ chối quyền lợi, mối quan tâm của cộng đồng địa phương là
đánh bại mình, nếu không muốn nói là phi pháp, đây là vấn đề rất phức tạp
và sâu sắc. Du lịch có thể phá hoại văn hoá bản địa, và chỉ cần một vài bất
bình cũng có thể làm gián đoạn du lịch.
Những cơ hội lớn và mạo hiểm của du lịch thiên nhiên nằm trong
nhiệm vụ của du lịch sinh thái, việc du lịch sinh thái có thể tạo nên những
thay đổi cho bảo tồn và phát triển trên quy mô toàn cầu không ? Liệu du

lịch có thể mang lại lợi Ých xác thực cho cộng đồng địa phương, xây dựng
trên thị trường địa phương bền vững và mang lại sự tiến bộ về chăm sóc
sức khoẻ và giáo dục không ? Câu trả lời phụ thuộc vào cách ta định nghĩa
nhiệm vụ của du lịch sinh thái.
Ngày nay các nhà kinh tế, các nhà bảo tồn và du khách phải nhận ra
rằng chúng ta không thể cứu thiên nhiên mà không quan tâm đến quyền lợi
của nhân dân địa phương – là những người chủ của những vùng đất thường
hay bị tuột khỏi tay họ do công việc bảo tồn, cư dân địa phương cần phải
chia sẻ một cách công bằng. Chính trị hợp lý và kinh tế công bằng là luận
cứ để biến nhân dân địa phương thành những người cộng tác và những
người hưỡng quyền lợi trong việc bảo tồn, thay bằng việc biến họ thành kẻ
thù của bảo tồn. Mặt khác du lịch sinh thái tăng cường sự hiểu biết lẩn nhau
giữa khách và dân địa phương, thới thiệu rộng rải những giá trị và truyền
thống địa phương, điều đó cũng có nghĩa là nó góp phần bảo tồn văn hoá
cộng đông địa phương, giảm bớt sự ngăn cách, khác biệt giữa các dân tộc,
các tầng lớp trong xã hội. Các tác động tích cực này còn thể hiện ở những
mặt khác nữa như : Góp phần nâng cao dân trí, cải thiện nhân thức, mối
quan hệ xã hội ngày càng tiến bộ hơn. Đối với du lịch sinh thái, một thách
thức đặt ra là tạo khả năng để một tỷ lệ lớp dân cư cộng đồng địa phương
tham gia và được hưởng những lợi Ých từ du lịch.Tuy nhiên, trong thức tế,
không phải dể dang để đạt được cùng một lúc 2 mục tiêu của du lịch sinh
thái, nghĩa là bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi Ých cho cộng đồng địa
phương.
Trong những năm gần đây, các nhà bảo tồn đang ngày càng trở nên
quan tâm đến tác động của du lịch ở các nước đang phát triển. Bất chấp sự
cám dỗ của du lịch với tư cách là một sự đầu tư có hiệu quả kinh tế cao, du
lịch phổ thông có thể mang lại các hậu quả tiêu cực sâu xa cho những cư
dân bản địa và môi trường. Nếu có thể làm tăng khoảng cách về văn hoá và
kinh tế giữa người dân địa phương với những người du lịch giàu có.
Du lịch sinh thái thực thụ phải dựa vào một hệ thống quan điểm về

tính bền vững và sự tham gia của địa phương, của cư dân nông thôn ở
những nơi có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái
phải là nổ lực kết hợp giữa dân địa phương và những khách tham quan để
duy trì những khu hoang dã và những thế mạnh về sinh thái và sinh thái
thông qua sự phát triển của công cộng địa phương. Phát triển công cộng ở
đây có nghĩa là giao quyền hạn cho những nhóm địa phương để họ quản lý
và kiểm soát các tài nguyên theo cách không cho sử dụng tài nguyên bền
vững mà còn đáp ứng đước các nhu cầu xã hội, văn hoá và kinh tế của họ.
Tuy nhiên sự phát triển du lịch sinh thái quá mức và chỉ thiên về du
lịch thuần tuý thì có thể làm phá vở cấu trúc xã hội hiện hành và gây ra
những tác động đến cuộc sống cá nhân và xói mòn nền văn hoá địa
phương. Mức độ tập trung lớn theo mùa của du lịch có thể làm giảm chất
lượng các dịch vụ cho khách du lịch và dân địa phương : dịch vụ hàng hoá,
nơi đỗ xe, thời gian đi lại, điều kiện giao thông cho việc sử dụng quá tải.
Sự tiếp xúc kinh tế - xã hội tạo ra sự tiếp xúc văn hoá, và dể dàng
dẩn đến sự thay đổi các nếp văn hoá truyền thống của địa phương. Trong
du lịch sinh thái, các ảnh hưởng tiêu cực đến văn hoá xã hội bản địa đang
trở nên khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Ví dụ, những người dân ở thị trấn
Fuenterabia của Tây Ban Nha có nguy cơ mất đi nét văn hoá truyền thống
của mình khi buộc phải nhảy buộc phải nhảy những điệu nhảy dân tộc vì
sức mạnh của đồng Đô la. Các ví dụ tương tự có thể thấy ở nhiều nơi, đặc
biệt ở các nước đang phát triển nh Bali, Malayxia, Fiji, Ên Độ, Inđônêxia,
Thái lan và Việt Nam (Sa Pa).
Các hành vi phạm tội như cờ bạc, nghiện hút và đặc biệt là mại dâm
là những tệ nạn mà du lịch có thể mang lại, có thể là một trong những
nguyên nhân gây nên hoặc dung túng tạo ra những căng thẳng về văn hoá -
xã hội. Những ví dụ có thể thấy ở những nước phát triển nh Australia “du
lịch mại dâm” với thành phố King Cross ở Sysney, và những nước đang
phát triển nh Thái lan.
Sự phát triển du lịch quá mức và những ứng xử của khách có thể làm

gây ảnh hưởng đến lối sống truyền thống của dân địa phương. Những tác
động đó có thể đưa đến sự thoái hoá về nếp sống : các mối quan hệ mang
tính thương mại, phát sinh những hiện tượng mới nh lừa gạt, móc túi hoặc
ăn xin với nhiều hình thức. Như vậy lối sống của ngươi dân địa phương lại
thay đổi đáng kể song lại không phải tốt hơn. Bởi vậy trong phát triển du
lịch sinh thái là đồng thời tạo cho du khách những chuyến đi thú vị thì phải
tạo được mối quan hệ hoà hợp với cộng đồng đón khách. Đó là việc du lịch
có khả năng cải thiện mức sống cho đa số người dân địa phương, không để
lại những ảnh hưởng xấu về văn hóa xã hội, đảm bảo sự phát triển bền
vững. Đối với du lịch sinh thái đây là mục tiêu không thể xem nhẹ, song
song với hoạt động bảo tồn.
2.Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các khu bảo tồn thiên nhiên.
* Những tác dộng tiêu cực: Có thể nói du lịch là một ngành kinh tế có
nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế nào khác, bởi
vì việc khai thác các tài nguyên du lịch phụ thuộc phần lớn vào những
người từ bên ngoài, cả người lập kế hoạch lẫn du khách. Việc lập kế hoạch
và các hoạt động quản lý, giám sát khu bảo tồn không đúng đắn thường dẩn
đến những tác động tiêu cực mà hậu quả của nó khó có thể lường hết, đôi
khi không thể phục hồi lại được như sự thoái hoá và xói mòn, suy giảm đa
dạng sinh học, ô nhiểm…
Nguyên nhân gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học ở các khu bảo
tồn thiên nhiên ở Việt Nam là từ nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố
liên quan đến lịch sử phát triển của đất nước. Tuy nhiên tốc độ suy giảm đa
dạng sinh học trong thời gian xây dựng và phát triển đất nước gần đây là ở
mức tương đối cao, trong đố có phần đóng góp của hoạt động du lịch. Các
tác động chính có thể bao gồm :
- Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự
nhiên để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch sẽ làm mất đi khu hệ cư trú của các loài hoang dã, phá
vỡ các nhân tố sinh sản/nuôi dưỡng tuyệt chủng cục bộ, làm chết các cá thể

sinh vật.
- Việc đổ đất tôn cao các vùng đất trũng, phá vỡ rừng ngập mặn để
làm các công trình du lịch ở vùng ven biển sẽ làm mất đi các khu cư trú
của nhiều loài sinh vật phát triển trong môi trường sinh thái đất ngập nước.
-Ô nhiễm không khí gia tăng, tiếng ồn do hoạt động vận chuyển
khách du lịch sẽ tác động đến tăng trưởng của nhiều loài sinh vật, thậm chí
còn là nguyên nhân di chuyển nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã
nhạy cảm với môi trường không khí và tiếng ồn.
- Khách du lịch và phương tiện vận chuyển khách có khả năng đem
đến một số loài sinh vật ngoại lai, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thương
của các hệ sinh thái vốn đã hoàn chỉnh.
-Hoạt động của du khách có thể gây tác động làm ảnh hưởng đến
sinh lý của động vật, các nhân tố sinh sản/ nuôi dưỡng.
Việc xây dựng các công trình du lịch trên các cồn cát nhạy cảm
thường gây ra xói mòn, thay đổi tính chất đới bờ và dần dần làm mất đi một
số loài sinh vật phát triển trong hệ sinh thái cát ven biển.
-Các chất thải và nước thải từ các khu du lịch thiếu kiểm soát sẽ làm
nhiển bẩn các nguồn nước, là nguyên nhân gây bệnh và làm chết nhiều loài
động vật dưới nước.
- Chất thải từ các tàu thuyền du lịch, bao gồm cả đầu máy, tiếng ồn
của động cơ, sẽ trực tiếp làm ô nhiễm các thuỷ vực ; việc neo đậu tàu
thuyền không đúng nơi quy định cũng là nguyên nhân phá huỷ nhiều rạn
san hô làm hàng lưu niện của dân địa phương, trong nhiều trường hợp sẽ
làm xói mòn ngiêm trọng vùng bờ và làm mất đi lớp bảo vệ bờ biển.
- Việc sử dụng nước thiếu tính toán cho nhu cầu phát triển du lịch
dẩn đến tình trạng thiếu nước cục bộ làm tăng khả năng bị nhiểm mặn ở
khu vực ven biển, phá huỷ các nhân tố sinh sản, nuôi dưỡng, làm chết cây
cối.
- Việc phát triển thiếu quy hoạch các vùng vui chơi giải trí/ thể thao
lớn trong phạm vi các Vườn quốc gia có thể phá huỷ môi trương cư trú,

gây ô nhiễm và tiếng ồn ; ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật hoang
dã và nhiều trường hợp là nguyên nhân làm chết hoặc di cư của nhiều loài
động vật nhạy cảm quý hiếm.
Tuy nhiên khi du lịch sinh thái được thực hiện một cách đúng nghĩa
thì đa số các tác động tiêu cực trên đều được giảm thiểu và loại bỏ vì chi
phí bản thân sự đa dạng phong phó sinh học và các cảnh quan thiên nhiên
hấp dẫn là sản phẩm của loại hình du lịch này.
*NhữngTác động tích cực: Thúc đẩy giáo dục môi trường và nâng
cao nhân thức về bảo tồn. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của
hoạt động du lịch sinh thái, tạo ra sự khác biệt rỏ ràng giữa du lịch sinh thái
với các loại hình dựa vào tự nhiên khác. Du khách khi rời khỏi nơi mình
đến tham quan sẽ phải có sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của khu vực tự
nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những
hiểu biết đó thái độ cử xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng
nhứng nổ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và việc phát triển những
giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hoá khu vực.
Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động du lịch
sinh thái tiềm Èn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên.
nếu như đối với những loại hình duy trì hệ sinh thái chưa phải là những ưu
tiên hàng đầu thì ngược lại, du lịch sinh thái coi đây là một trong những
nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ bởi vì :
- Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái là mục tiêu hoạt
động của du lịch sinh thái.
- Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và
các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các
hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái.
Như vậy mọi hoạt động của du lịch sinh thái sẽ phải được quản lý chặt
chẽ để giảm thiểu các tác động tới môi trường, đồng thời một phần thu
nhập từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư để thực hiện giải pháp
bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của các hệ sinh thái.

Chương II. Tiềm năng, Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt
Nam . Sự cần thiết phải quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên
I.Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái .
1.Tiềm năng :
Môi trường cho sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật(sinh
thái cảnh) hay các điều kiện sinh thái có liên quan chặt chẽ đến sự hình
thành và vị trí địa lý của lãnh thổ. Đặc điểm địa lý của lãnh thổ Việt Nam
tạo nên đặc thù về sinh thái , không tìm thấy sự tương đồng ở các nước
khác trong khu vực.
Việt Nam có vị trí chuyển tiếp trong bình độ kiến tạo châu Á, là nơi
chuyển tiếp từ lục địa xuống đại dương , từ núi cao châu á xuống vực sâu
đại dương , là đới tiếp xúc giữa miền nền Hoa Nam và miền nền Inđôxini
Đông Dương . Chính vì vậy mà địa hình Việt Nam cấu trúc thành các dãi
thung lung xen kẽ nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở phần lớn
lãnh thổ và hướng vòng cung ở vùng núi Đông Bắc. các dòng sông chảy
trên địa phận Việt Nam theo hướng cấu trúc địa hình, lúc chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam , khi chạy vòng giữa các cánh cung núi rồi đỗ ra biển
Đông .
Việt Nam nằm ở giữa ô gió mùa Châu á, là nơi tiếp xúc giữa ba khu
vực gió mùa : Bắc á, Nam á và Đông Nam á. Vì vậy không nơi nào cùng vĩ
tuyến (nhiệt đới) lại có mùa đông lạnh nh ở phần lãnh thổ miền Bắc Việt
Nam .
Một đặc điểm lý thú khác là Việt Nam vừa được xem như cái nôi của
loài sinh vật bản địa , vừa là nơi giao tiếp của các luồng sinh vật từ khu hệ
sinh thái phía Bắc (Hymalaya – Nam Trung Hoa) , đến khu hệ sinh vật phía
Nam (Malayxia – Inđônêxia) và khu hệ sinh vật phía tây (ấn Độ – Miến
Điện) .
Những đặc điểm này được sâu sắc thêm bởi tính kế thừa trong lịch
sữ phát triển lãnh thổ Viêt Nam , nghĩa là cấu trúc lãnh thổ vẫn còn được
lưu giữ từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Lãnh thổ Việt Nam không bị

ảnh hưởng trực tiếp của các đợt băng hà Đệ Tứ xảy ra trên hành tinh mà
chịu ảnh hưởng của các đợt khí hậu lạnh xen với các đợt biển tiến của thời
kỳ này. Vì vậy sinh vật ở Việt Nam có lịch sữ phát triển từ Đệ Tam thậm
chí có những loài thực vật tồn tại từ trung sinh cùng với sự hội nhập qua
các đời di cư của các sinh vật từ phía Nam di cư lên (trong điều kiện khí
hậu nóng lên , vào thời kỳ gian băng), từ phía Bắc đi xuống (thời kỳ lạnh
đi) khi có băng hà đệ tứ …. Còng nh sù di chuyển của các sinh vật từ đất
liền ra hải đảo khi nước biển rút vào thời kỳ băng hà.
Những đặc điểm cơ bản về lịch sữ hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ
và sự đa dạng về các điều kiện địa lý đã tạo nên sự phong phú, đa dạng và
có tính chất pha trộn của các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao ở
Việt Nam . Đây chính là đặc điểm tạo nên tài nguyên du lịch sinh thái đặc
sắc, đảm bảo cho phát triển du lịch sinh thái ở nước ta .
Theo số liệu điều tra thì hiện ở Việt Nam đã phát hiện được 14624
loài thực vật (9949 loài sống ở đai rừng nội chí tuyến chân núi và 4675 loài
sống tại các đai rừng á nhiệt đới và ôn đới trên núi) thuộc gần 300 họ, trong
đó có khoảng 1200 loài đặc hữu và 15575 loài động vật, trong đó có 1009
loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá
biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng nghìn loài nhuyễn thể, thuỷ sinh
khác. Trong số các loài động vật đã được phát hiện có tới 172 loài đặc hữu
với 14 loài thú. Khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vật quý
hiếm, đặc hữu của Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên.
Hệ thực vật Việt Nam có đô đặc hữu cao, tuy không có các họ đặc
hữu và chỉ có 3% sè chi là đặc hữu, nhưng số loài đặc hữu chiếm khoảng
33% số loài thực vật ở Miền Bắc Việt Nam và hơn 40% tổng số loài thực
vật ở toàn quốc. Phần lớn số loài đặc hữu này tập trung ở 4 khu vực
chính :Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực rừng nhiệt
đới Èm ở Bắc Trung Bé khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung và khu
vực cao nguyên Lang Biang ơ phía Nam. Tuy nhiên, nhiều loài đặc hữu
địa phương chỉ gặp ở những khu vực rất hẹp với số cá thể rất hạn chế. Bên

cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc nên các vùng nhiệt đới không có loài chiếm
ưu thế rỏ rệt, số lượng cá thể của từng loài thường bị hạn chế, vì thế một
khi bị khai thác không hợp lý thương dẩn đến tình trạng nhanh chóng bị
kiệt quệ. Đó là tình trạng phổ biến hiện nay đối với nhiều loài cây gỗ quý
như Gõ đỏ, Gụ mật, nhiều loài cây thuốc như Hoàng liên chân gà, Ba
kích… thậm chí nhiều loài trở nên rất hiếm hay có nguy cơ bị mất đi như
Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu…
Cũng như giới thực vật, giới động vật Việt Nam có nhiều loài đặc
hữu bao gồm hơn 100 loài và phân loài chim, khoảng 80 loài thú và phân
loài thú: trong đó có rất nhiều loài đặc trưng nhiệt đới có giá trị bảo tồn như
: Cheo, Đồi, Chồn Bay, Cầy mực, Culi, Vượn, Voọc, Voi, Bò xám, Tê giác,
Sếu cổ trụi, Cò quắm cánh xanh, Ngan cánh trắng, cá Sấu…
Kết qủa nghiên cứu của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới của khu
vực cho thấy Việt Nam là nước giàu về thành phần loài, có mức độ cao về
đặc hữu so với các nước trong khu vực. ở Việt Nam có 15/21 loài khỉ,
trong đó có 7 loài đặc hữu ; 10/49 loài chim đặc hữu, trong khi Miến điện,
Thái lan, Malayxia mổi nơi chỉ có 2 loài, Lào một loài và Campuchia
không có loài đặc hữu nào. Đặc biệt trong thâp kỹ 90 ,sự kiện phát hiện 5
loài thú lớn mới trên thế giới ở Việt Nam là Sao La,Mang lớn hay còn gọi
la Mang Bầm, Bò sừng xoắn, Mang nhá hay Mang Trương Sơn, Mang Pù
Hoạt và loài Trĩ cuối cùng trên thế giới – loài gà Lam đuôi trắng hay con
gọi là gà Lừng đã gây sự chú ý lớn đối với các nhà khoa học trong lĩnh vực
bảo tồn thiên nhiên và sự hấp dẩn đối với du khách di lịch.
Việt Nam còn được biết đến nh mét trong những cái nôi của cây
nông nghiệp. Trong sè 8 cây trung tâm cây trồng trên thế giới thì có 3
trung tâm ở khu vực Đông Nam á bao gồm Nam Trung Hoa – Hymalaya,
Ên Độ- Miến điện, và Đông Dương- Inđônêxia với 270 loài cây nông
nghiệp, trong đó trung tâm lớn nhất là Nam Trung Hoa – Hymalaya có 136
loài. Lãnh thổ Việt Nam nằm ở nơi giao nhau của 2 trung tâm, với khoảng
hơn 200 loài cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng ở trung tâm Nam

Trung Hoa- Hymalaya, 70% cây trồng của trung tâm Ên Độ- Miến Điện.
Đây là tiềm năng to lớn của tổ chức Du Lịch Sinh Thái canh nông ở Việt
Nam.
Các sinh vật tồn tại, liên kết với nhau trong mối quan hệ tương hổ
bền chặt với môi trường sinh thái xung quanh, hình thành nên các đơn vị
sinh học. Mỗi đơn vị sinh học bao gồm các cá thể sinh vật tồn tại với
những chức năng riêng trong mét khu vực nhât định và tác động liên kết
với môi trương xung quanh (sinh thái cảnh).
Các khu rừng đặc dụng được thành lập hiện nay ở Việt Nam được
chia thành 3 loại : Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng văn
hoá- lịch sữ - môi trường :
-16 vườn quốc gia: phần lớn do trung ương quản lý, còn lại do địa
phương quản lý. Tuy nhiên ở mổi vườn quốc gia đều có ban quản lý ngành
dọc để điều hành thực hiên chức năng của vườn đã được chính phủ quy
định.
-55 khu bảo tồn thiên nhiên : hầu hết được giao cho các địa phương
quản lý với mục đích bảo tồn thiên nhiên , vừa gắn với phát triển kinh tế
thông qua các dự án bảo tồn phát triển dưới sự điều hành và quản lý của
ban điều hành .
-34 khu văn hóa – lịch sữ - môi trường : đều có ban quản lý thuộc hệ
thống quản lý ngành dọc của bộ văn hoá - thông tin .
Những lợi thế để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam mang những
đặc điểm chung của nhiều nước đang phát triển. Đó là sự đa dạng và tính
chất nguyên thuỷ của môi trường tự nhiên với các loại, kiểu hệ sinh thái đa
dạng , phong phú, cùng với những cảnh quan hấp dẩn khách tham quan
như thác nước, hang động, những miền núi cao, vùng biển…Sự đa dạng
của thiên nhiên Việt Nam đã được đánh giá là “khó tìm được trong các
nước tương đương về lãnh thổ”.
Tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam đã được nhiều
học giả quan tâm nghiên cứu và đánh giá, các điều kiện thiên nhiên nhiệt

đới, địa hình đa dạng, các hệ sinh thái tự nhiên phong phú, cùng với những
nét văn hoá bản địa đặc sắc trong các khu tự nhiên đã tạo nên những tiềm
năng lớn để phát triển du lịch sinh thái cho Việt Nam .
Rừng đặc dông, trong đó Èn chứa sự đa dạng về sinh học, phong phú
về tái nguyên và những phong cảnh hấp dẩn là những tài nguyên đặc biệt
có thể khái thác vào hoạt động du lịch sinh thái, số lượng các vườn quốc
gia được thành lập ở nước ta ngày càng tăng trong vòng vài thập kỷ gần
đây, chứng tỏ mối quan tâm đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên và cũng
chính là môi trường cho du lịch sinh thái , ngày càng được chú trọng hơn.
Các vườn quốc gia được phân bổ rải rác ở các vùng địa lý và hầu hết nằm
trong những vùng sinh thái tương đối điển hình. Mỗi vườn quốc gia có thế
mạnh riêng hấp dẩn khách tham quan, song nhìn chung đều được đánh giá
có khả năng cho các hoạt động du lịch sinh thái nhờ những đặc điểm sau
đây:
-Hầu hết các vườn quốc gia đều có vị trí không xa lắm so với trục
đường quốc lộ chính, thậm chí không xa các trung tâm thành phố lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…Các phương tiện
giao thông vận tải lại đa dạng và linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đi lại của các khách tham quan tới các địa điểm này.
-Mỗi vườn quốc gia lại có những đặc trưng riêng về hệ sinh thái , hệ
động thực vật đại diện, điển hình cho các vùng sinh thái khác nhau của Việt
Nam với nhiều loại đặc hữu quí hiếm.
-Đa số các vườn quốc gia đều có cảnh quan tự nhiên đẹp, có giá trị
hấp dẩn khách du lịch trong và ngoài nước, ví dụ các hang động, thác nứơc,
hồ nước, cả những di tích lịch sữ văn hoá và những nét văn hoá- xã hội
bản địa. Tạo nên những tổng thể các yếu tố đa dạng, có tính hấp dẫn khách
du lịch cao.
- Nhiều vườn quốc gia nằm trong phạm vi hoặc lân cận các vùng du
lịch nổi tiếng làm tăng thêm tình hấp đẫn của điểm du lịch thiên nhiên. ví
dụ: Vườn Quốc gia Cát Bà trong quần thể du lịch Hạ Long- Di sản thiên

nhiên thế giới, Vườn quốc gia Bạch Mã gần quần thể du lịch Huế – di sản
văn hoá thế giới, Vườn quốc gia Cúc Phương với vị trí lân cận quần thể du
lịch Ninh Bình (Tam Cốc, Bích động, Nhà thờ Phát diện).
2. Thực trạng phát triển :
Với xu thế phát triển du lịch sinh thái trên thế giới,trong những năm
gần đây du lịch sinh thái ở Viết Nam đã và đang phát triển với một số loại
hình phù hợp. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, những sản
phẩm du lịch sinh thái đích thực tại Việt Nam hiện chưa có, mà mới chỉ là
loại hình du lịch thiên nhiên mang mầu sắc của du lịch sinh thái.
Thị trường khách du lịch sinh thái ở Việt Nam bao gồm nhiều thị
phần nhưng chung một mục đích là nhu cầu tới các vùng thiên nhiên.Số
lượng khách du lịch sinh thái ở Việt Nam trong những năm gần đây có sự
gia tăng nhanh, tuy chưa có các con số chính xác những cũng có thể thấy rõ
sự thu hút rất lớn của các loại hình du lịch khác nhau ở các khu thiên nhiên
hoang dã. Nếu coi khách du lịch đến các địa điển du lịch có ưu thế nổi trội
về môi trường tự nhiên là khách du lịch sinh thái thì con số này ước chiếm
khoảng trên tổng lượng khách du lịch quốc tế và gần 50% lượng khách du
lịch nội địa.
Hiện nay lượng khách du lịch sinh thái tới các khu bảo tông thiên
nhiên và các Vườn quốc gia, nơi có các hoạt động du lịch gắn với ý nghĩa
đích thực của du lịch sinh thái, ngày một tăng. Số liệu thống kê về lượng
khách du lịch được thực hiện ở một số Vườn quốc gia như Cát Bà, Bạch
Mã, Cúc Phương, Ba Vì, Côn Đảo, Phú Quốc…, các khu bảo tồn thiên
nhiên Vũ Quang, Hồ kể Gỗ,… đã cho thấy xu thế này. Riêng năm 1998
tổng lượng khách tới các điểm này là khoảng 1.040.000 lượt khách. Phần
lớn khách du lịch quốc tế đến các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
là từ các nước Tây Âu, Bắc mỹ và Ôxtrâylia, còn các khách du lịch nội địa
là sinh viên, học sinh và cán bộ nghiên cứu. Riêng vịnh Hạ Long, với các
hoạt động du lịch trên mặt biển như tham quan hang động, ngắm cảnh,…
mang tính chất của du lịch sinh thái, hàng năm đón lượng khách trên

400.000 lượt người. Khách hầu hết đi theo tour, chiếm 70%- 85% tổng số
khách tới các Vườn quốc gia.Thông thường các tour được thực hiện do các
trường học hoặc các đơn vị khác nhau, tổ chức cho các đoàn sinh viên, học
sinh, nhân viên, hoặc các tour sinh thái được thực hiện bởi các công ty điều
hành tour. Số lượng khách du lịch trong mỗi tour du lịch từ 10 người đến
200 người, tuỳ theo mức độ tổ chức.
Khách đến các vườn quốc gia có số ngày lưu trú trung bình dao động
từ 1 đến 3 ngày. Thông thường các phương tiện giao thông do cách sử dụng
là do các cơ quan, đơn vị cung cấp, số lượng khách sử dụng giao thông
công cộng như tầu hoả, xe buýt hay phương tiện giao thông tư nhân chỉ
chiếm tỷ lệ thấp. Các phương tiện lưu trú khách thường dùng ở các vườn
quốc gia vào những nơi này còn nghèo nàn.
Trong những năm gần đây, nhu cầu đi du lịch của khách nội địa ngày
càng cao, thể hiện qua các con sè: 1 triệu – năm 1990, 6,5 triệu – năm
1996, 9,5 triệu – năm 1998, 11,2 triệu – năm 2000 và 12,3 triệu – năm
2001. Do mức sống ngày càng được nâng cao, thời gian nhàn rổi tăng
thêm, nên nhu cầu được nghỉ ngơi thư gian ngày một lớn hơn, đặc biệt là
với dân cư ở các đô thị lớn. Nhu cầu du lịch trước kia thường chỉ đơn giản
là có được một kỳ nghỉ trong năm tại một bãi biển, một khu nghỉ mát. Thời
gian gần đây, người Việt Nam ngày càng có thêm những nhu cầu mới về du
lịch, họ đi du lịch nhiều hơn và vào các khoảng thời gian khác nhau trong
năm và như vậy đòi hỏi về đa dạng hoá các loại hình du lịch ngày một tăng
thêm. Trong trào lưu đó, du lịch sinh thái xuất hiện và ngày càng phong
phú về hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Tác hại của khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia, tơi tham quan
hầu hết là khách nội địa, chiếm tỷ trọng 80%. Tròng khi lượng khách quốc
tế đến các khu thiên nhiên không thay đổi mấy, thì lượng khách nội địa
tăng đáng kể. Năm 1994 Vườn quốc gia Cúc Phương mới đón đước 21.939
lượt khách nội địa thì trong năm 1998 lượng khách đã tăng gấp hai lần
(40.862 lượt). Các dịch vụ khách nội địa thường ở mức trung bình.

Với khách Du lịch quốc tế ở Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên với mục đích Du lịch sinh thái rõ ràng, khách Du lịch nội địa có Ýt
hơn các nhu cầu đặc trưng về Du lịch sinh thái mà thường tham gia vào các
đoàn Du lịch do các đơn vị, cơ quan, trường học tổ chức. Số lượng khách
Du lịch nội địa có sở thích và sự tham gia vào các tour Du lịch sinh thái do
các công ty lữ hành tổ chức hoặc đi tự do còn chiếm tỷ trọng khá thấp. Chỉ
có khoảng 15- 17% tổng số khach là đi tự do tới các Vườn quốc gia hay
khu bảo tồn thiên nhiên. Thông thường khách đi theo nhóm và mỗi nhóm
trung bình khoảng 10 người, một số Ýt nhóm có từ 30- 50 người và đặc
biệt có những đoàng khách tới 100 người. Khách Du lịch nội địa thường
nghỉ lại ở các điểm Du lịch sinh thái trung bình 1,5 ngày. Nhu cầu Du lịch
sinh thái của khách Du lịch Việt Nam thường là tìm hiểu thiên nhiên trong
năm ở các khu bảo tông thiên nhiên, các Vườn quốc gia hoặc nghỉ ngơi
theo mùa với núi, biển. Nhu cầu về các hoạt động Du lịch mạo hiểm hầu
như chưa thể hiện.
Đối với các khách Du lịch sinh thái, các điều kiện cần thiết bao
gồm: phải có quỹ thời gian nhất định, có thu nhập cao và sẵn có ý thức
trách nhiệm, nhu cầu tham gia các hoạt động ngoài thiên nhiên. Đối với
khách Du lịch nội địa các yếu tố dẫn đến các điều kiện đó đều chưa đầy đủ.
Do vây, nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế phát triển thị trường khách Du
lịch sinh thái nội địa một mặt là do thiếu các yếu tố sản sinh nhu cầu, mặt
khác các sản phẩm Du lịch sinh thái đặc trưng còn mời mẻ, chưa thực sự
thu hút khách.
Khách Du lịch nội địa đi Du lịch dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là
Du lịch sinh thái, bởi vậy thời gian Du lịch cũng ngắn hơn thời gian cho
cấc chuyến Du lịch sinh thái trên thế giới. Mức chi tiêu của khách cũng Ýt,
cũng bởi nguyên do trên. Khách Du lịch nội địa chưa có ý thức cao về giữ
gìn vệ sinh môi trường và bảo tồn thiên nhiên môi trường, nên sự đóng góp
còn hạn chế, ngay cả những đóng góp cá nhân bằng cách tham gia Du lịch
nhưng không huỷ hoại môi trường như ngắt cây bẻ lá, vứt rác thải bừa

bãi .v.v. Khách Du lịch sinh thái nội địa thường có số ngày lưu trú 1 đến 3
ngày. Tại các Vườn quốc gia , khách chỉ sử dụng các cơ sở lưu trú loại
trung bình như nhà sàn và chi cho lưu trú từ 40.000 đến 120.000 trên một
ngày. Khách tới Vườn quốc gia đóng góp mức vé vào cửa từ 5.000đ đến
10.000đ. Chi phí về phương tiện giao thông không nhiều bởi các đoàn
khách chủ yếu đến từ các trường đại học, cơ quan, tổ chức tài trợ. Các dịch
vụ ăn uống cũng không được sử dụng nhiều ở các Vườn quốc gia, tại đây
không phát triển dịch vụ và vì thế không có nhiều doanh thu từ các chi phí
ăn uống của khách. Do vậy, nếu như ở các nước phát triển khách Du lịch
sinh thái là loại khách tri trả nhiều cho các chuyến đi của mình, thì khách
Du lịch ở nước ta chi trả tại các khu dịch vụ, vui chơi giải trí, hay các khu
nghỉ mát nhiều hơn rất nhiều so với Du lịch sinh thái.
Khách quốc tế đến Việt Nam tham gia các hoạt động du lịch sinh
thái thường ở độ tuổi từ 20 đến 40, tỷ lệ nam và nữ ngang nhau. Họ thường
có thời gian lưu trú trung bình từ 17 tới 20 ngày và có nhu cầu kết hợp
nhiều điểm du lịch trong cùng một chuyến đi. Hỗu hết khách này đến Việt
Nam là lần đầu tiên và các cảm nhân của họ không quá những gì họ mong
đợi. Khách du lịch sinh thái quốc tế đến Việt Nam có các nguồn gốc khác
nhau : khách đi theo tour, khách đi riêng rẽ tham gia vào các tour sinh thái
do các công ty lữ hành trong nước tổ chức, các đoàn chuyên gia nghiên cứu
khoa học, các đoàn khác được mời do các tổ chức khác nhau.
Khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam với mục đích từ ban đầu là Du
lịch sinh thái hầu như chưa có. Hiện nay, các mục chính để khách vào Việt
Nam vẫn là nghỉ dưỡng chiếm 42,8%, thương mại: 24,7%, thăm thân:
19,6%, và các mục đích khác như công vụ, hội nghị, thể thao, nghiệ cứu
chiếm 14%. Các kết quả điều tra về khách Du lịch quốc tế do viện nghiên
cứu phát triển Du lịch thực hiện năm 1998 cho thấy, tuy loại khách Du lịch
sinh thái thuần tuý đến Việt Nam hiện chưa có, song số khách sang với các

×