Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thiết kế hệ thống sấy buồng để sấy gỗ với năng suất 40m3 trên mẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.28 KB, 79 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Sấy là quá trình công nghệ được sử dụng trong rất nhiều ngành công nông
nghiệp. Trong nông nghiệp sấy là một trong những công đoạn quan trong của công
nghiệp sau thu hoạch. Trong công nghiệp như công nghiệp chế biến nông - hải sản,
công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…kỹ thuật sấy
cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong dây truyền sản xuất.
Quá trình sấy không chỉ là quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu
một cách đơn thuần mà là một quá trình công nghệ. Nó đòi hỏi sau khi sấy vật liệu
phải đảm bảo chất lượng cao, tiêu tốn năng lượng ít và chi phí vận hành thấp.
Chẳng hạn, trong chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm sau khi sấy
không được nứt nẻ cong vênh. Trong chế biến nông - hải sản, sản phẩm sấy phải
đảm bảo duy trì màu sắc, hương vị, các vi lượng. Trong sấy thóc phải đảm bảo thóc
sau khi sấy có tỷ lệ nứt gẫy khi say xát là thấp nhất…
Sấy gỗ là một bộ phận quan trọng của lĩnh vực gia công thuỷ nhiệt gỗ. Ý
nghĩa của quá trình gia công thuỷ nhiệt gỗ trong công nghiệp chế biến gỗ nói riêng
và trong nền kinh tế quốc dân rất to lớn. Hiện nay, với yêu cầu chất lượng ngày
càng cao của thị trường gỗ thì công đoạn sấy càng trở lên quan trọng trong công
nghiệp chế biến gỗ. Một yêu cầu quan trọng đó là sản phẩm gỗ phải đạt được độ ẩm
tiêu chuẩn và đồng đều không cong vênh nứt nẻ. Nhất là đối với thị trường xuất
khẩu gỗ hiện nay thì vấn đề chất lượng càng trở lên quan trọng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, tác giả trong phạm vi đồ án tốt nghiệp đã được
giao đề tài: “ Thiết kế hệ thống sấy buồng để sấy gỗ với năng suất 40m
3
/mẻ”.Nội
dung gồm các phần như sau:
Chương I. Tổng quan về công nghệ và thiết bị sấy nông lâm hải sản
Chương II. Tính toán nhiệt hệ thống sấy buồng để sấy gỗ
Chương III. Tính chọn calorifer và nồi hơi
Chương IV. Bố trí thiết bị tính trở lực và chọn quạt
Chương V. Tính hiệu quả kinh tế kỹ thuật phương án
1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm đồ án, với sự giúp đỡ của các thầy, các cô và các bạn
sinh viên trong ngành “Công nghệ nhiệt - lạnh”, cùng với sự nỗ lực của bản thân,
em đã hoàn thành đồ án này.
Tuy nhiên với thời gian tương đối ngắn, khối lượng công việc lại không nhỏ
nên bản đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tính toán
cũng như chọn các thông số. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn
cũng như kinh nghiệm còn thiếu nên em rất mong được các thầy cô và các bạn chỉ
bảo thêm.
Qua đây cho em được bày tỏ lòng biết ơn sự hướng dẫn tận tình của GS-
TSKH. Trần Văn Phú đã giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô
trong bộ môn cũng như các bạn đồng nghiệp để cho bản đồ án này được hoàn chỉnh
hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2007
Sinh Viên
Nguyễn Xuân Phương
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẤY
NÔNG LÂM HẢI SẢN
1.1. khái niệm quá trình sấy
1.1.1. Khái niệm
Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng phương pháp bay hơi. Trong
trường hợp sấy nóng nhiệt được cung cấp nhằm thực hiện nhiệm vụ nung nóng vật
liệu sấy từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ thích hợp để vận chuyển ẩm từ các lớp
bên trong ra bên ngoài và vận chuyển ẩm từ lớp bề mặt của vật liệu sấy vào môi
trường không khí.
1.1.2. Phân loại phương pháp sấy
Sấy có thể được chia làm hai phương pháp:
− Sấy tự nhiên (phơi nắng): Sử dụng năng lượng mặt trời để tách ẩm ra

khỏi vật liệu sấy.
− Sấy nhân tạo: Sử dụng tác nhân sấy để thực hiện quá trình tách ẩm, tác
nhân sấy thường được sử dụng là: không khí ẩm, khói lò, hơi nước quá nhiệt…Tuy
nhiên không khí ẩm vẫn là tác nhân sấy được sử dụng phổ biến nhất.
Tác nhân sấy được sử dụng nhằm thực hiện hai nhiệm vụ sau:
− Vận chuyển lượng nhiệt để cung cấp cho vật liệu sấy.
− Vận chuyển lượng ẩm tách ra khỏi vật liệu sấy ra ngoài.
1.1.3. Mục đích của quá trình sấy
Sấy được sử dụng với các mục đích sau đây:
− Chế biến: Có thể dùng phương pháp sấy để sản xuất các mặt hàng ăn liền.
− Vận chuyển: Do khi ta tách bớt ẩm ra khỏi vật liệu thì khối lượng của nó
giảm rất nhiều nên quá trình vận chuyển sẽ đơn giản và giảm chi phí.
− Kéo dài thời gian bảo quản: Lượng nước tự do trong thực phẩm là môi
trường cần thiết cho vi sinh vật và enzyme hoạt động. Do đó sấy làm giảm lượng
ẩm có trong vật liệu nên kéo dài thời gian bảo quản, làm cho chất lượng sản phẩm
sấy ít bị thay đổi trong thời gian bảo quản với điều kiện bảo quản tốt.
3
1.1.4. Những biến đổi cơ bản của quá trình sấy
Trong quá trình sấy xảy ra hai quá trình cơ bản:
− Quá trình trao đổi nhiệt: Vật liệu sấy sẽ nhận nhiệt để tăng nhiệt độ và để
ẩm bay hơi vào môi trường.
− Quá trình trao đổi ẩm: Quá trình này diễn ra do sự chênh lệch giữa độ ẩm
tương đối của vật ẩm và độ ẩm tương đối của môi trường không khí xung quanh.
Động lực của quá trình này là do sự chênh lệch áp suất hơi trên bề mặt của vật liệu
sấy và áp suất riêng phần của hơi nước trong môi trường không khí. Quá trình thải
ẩm diễn ra cho đến khi độ ẩm của vật ẩm bằng độ ẩm cân bằng với môi trường
không khí xung quanh. Do đó, trong quá trình sấy ta không thể sấy đến độ ẩm nhỏ
hơn độ ẩm cân bằng. Độ ẩm của môi trường không khí xung quanh càng nhỏ thì
quá trình sấy càng nhanh và độ ẩm cuối của vật liệu càng thấp. Qua đó có thể kết
luận độ ẩm tương đối của môi trường không khí xung quanh là động lực của quá

trình sấy, đây cũng là nguyên nhân tại sao khi sấy bằng bơm nhiệt (sấy lạnh) thì
thời gian sấy giảm đi rất nhiều.
1.2. Cơ chế thoát ẩm ra khỏi vật liệu trong quá trình sấy
Quá trình thoát ẩm ra khỏi vật liệu trong quá trình sấy được chia ra làm hai
quá trình:
1.2.1. Quá trình khuếch tán nội (trong lòng vật liệu sấy)
Quá trình khuếch tán nội là quá trình chuyển dịch ẩm từ các lớp bên trong ra
lớp bề mặt của vật ẩm. Động lực của quá trình này là do sự chênh lệch nồng độ ẩm
giữa các lớp bên trong và các lớp bề mặt. Qua nghiên cứu ta thấy rằng ẩm dịch
chuyển từ nơi có phân áp suất cao đến nơi có phân áp suất thấp. Như ta đã biết do
nhiệt độ tăng nên phân áp suất giảm. Do đó tùy thuộc vào phương pháp sấy và thiết
bị sấy mà dòng ẩm dịch chuyển dưới tác dụng của nồng độ ẩm và dòng ẩm dịch
chuyển dưới tác dụng của nhiệt độ có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với nhau.
Ta có thể biểu thị tốc độ khuếch tán nội bằng phương trình sau:
dx
dc
Fk
d
dW
=
τ
Trong đó: W – lượng nước khuếch tán, kg;
4
dτ – thời gian khuếch tán, giờ;
F – diện tích bề mặt khuếch tán, m
2
;
k - hệ số khuếch tán;
dx
dc

- gradien độ ẩm.
Nếu hai dòng ẩm dịch chuyển cùng chiều với nhau sẽ làm thúc đẩy quá trình
thoát ẩm, rút ngắn thời gian sấy. Nếu hai dòng ẩm dịch chuyển ngược chiều nhau sẽ
kìm hãm sự thoát ẩm, kéo dài thời gian sấy.
1.2.2. Quá trình khuếch tán ngoại
Quá trình khuếch tán ngoại là quá trình dịch chuyển ẩm từ lớp bề mặt của vật
liệu sấy vào môi trường không khí xung quanh. Động lực của quá trình này là do sự
chênh phân áp suất hơi trên bề mặt của vật ẩm và phân áp suất hơi trong môi trường
không khí.
Lượng nước bay hơi trong quá trình khuếch tán ngoại thực hiện được dưới
điều kiện áp suất hơi nước trên bề mặt (P
bm
) lớn hơn áp suất riêng phần của hơi
nước trong không khí (P
kk
). Sự chênh lệch đó là
kkbm
PPP −=∆
. Lượng hơi nước bay
hơi tỷ lệ thuận với
P∆
, với bề mặt bay hơi và thời gian làm khô ta có:
τ
dFPPBdW
kkbm
.).( −=
Tốc độ bay hơi nước được biểu diễn như sau:
FPPB
d
dW

kkbm
) ( −=
τ
Trong đó: W – lượng nước bay hơi, kg
F – diện tích bề mặt bay hơi, m
2
dτ – thời gian bay hơi, giờ
B – hệ số bay hơi.
1.2.3. Mối quan hệ giữa quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại
Khuếch tán nội và khuếch tán ngoại có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quá
trình khuếch tán nội là động lực của quá trình khuếch tán ngoại và ngược lại. Tức là
khi khuếch tán ngoại được tiến hành thì khuếch tán nội mới có thể được tiếp tục và
5
như thế độ ẩm của nguyên liệu mới được giảm dần. Tuy nhiên trong quá trình sấy ta
phải làm sao cho hai quá trình này ngang bằng với nhau, tránh trường hợp khuếch tán
ngoại lớn hơn khuếch tán nội. Vì khi đó sẽ làm cho sự bay hơi ở lớp bề mặt diễn ra
mãnh liệt làm cho bề mặt của sản phẩm bị khô cứng, hạn chế sự thoát ẩm. Khi xảy ra
hiện tượng đó ta khắc phục bằng cách sấy gián đoạn (quá trình sấy - ủ liên tiếp) mục
đích là để thúc đẩy quá trình khuếch tán nội.
1.3. Các giai đoạn trong quá trình sấy
Quá trình làm khô vật liệu ẩm được chia làm ba giai đoạn:
1.3.1. Giai đoạn nung nóng vật liệu sấy
Giai đoạn này nhiệt độ của vật liệu sấy tăng từ nhiệt độ ban đầu cho đến nhiệt
độ bầu ướt tương ứng với môi trường không khí xung quanh, trong giai đoạn này
trường nhiệt độ biến đổi không đều và nó tùy thuộc vào phướng án sấy. Ẩm bay hơi
chủ yếu là ẩm liên kết cơ lý do đó tốc độ sấy tăng dần. Đường cong sấy và đường
cong tốc độ sấy trong giai đoạn này là một đường cong, do năng lượng liên kết của
nước liên kết cơ lý là nhỏ vì vậy đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy thường
là đường cong lồi.
1.3.2 Giai đoạn sấy đẳng tốc

Giai đoạn sấy đẳng tốc là giai đoạn ẩm bay hơi ở nhiệt độ không đổi (nhiệt độ
bầu ướt), do sự chênh lệch giữa nhiệt độ của vật liệu sấy và nhiệt độ của tác nhân
sấy không đổi nên tốc độ sấy là không đổi. Do đó, đường cong sấy và đường cong
tốc độ sấy trong giai đoạn này là một đường thẳng. Ẩm tách ra trong giai đoạn này
chủ yếu là ẩm liên kết cơ lý và ẩm liên kết hóa lý.
1.3.3 Giai đoạn sấy giảm tốc
Ở giai đoạn sấy này thì lượng nước còn lại trong nguyên liệu ít và chủ yếu là
nước liên kết có năng lượng liên kết lớn. Vì vậy, việc tách ẩm cũng khó khăn hơn
và cần năng lượng lớn hơn nên đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy thường
có dạng cong. Tuy nhiên, hình dạng của đường cong là phụ thuộc vào dạng liên kết
ẩm trong vật liệu và tùy thuộc vào dạng vật liệu sấy. Độ ẩm của vật liệu cuối quá
trình sấy tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường không khí xung quanh.
6
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ làm khô
1.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí
Trong các điều kiện khác không đổi như độ ẩm không khí, tốc độ gió… nâng
cao nhiệt độ của không khí sẽ làm tăng nhanh quá trình làm khô. Như vậy ở nhiệt độ
sấy cao tốc độ làm khô sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng cao cũng phải trong giới
hạn cho phép, vì nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, sự cân
bằng giữa quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại bị phá vỡ, khuếch tán ngoại thì
lớn còn khuếch tán nội thì nhỏ dẫn đến hiện tượng vỏ cứng ảnh hưởng sự di chuyển
của nước từ trong ra. Nhưng nếu nhiệt độ làm khô thấp quá, dưới giới hạn cho phép thì
quá trình làm khô sẽ chậm lại dẫn đến sự thối rữa, hủy hoại thịt cá. Nhiệt độ làm khô
tùy thuộc vào loại nguyên liệu, kết cấu tổ chức cơ thịt, phương pháp chế biến và nhiều
phương pháp khác.
1.4.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không khí
Độ ẩm tương đối của không khí cũng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến quá
trình làm khô. Độ ẩm tương đối không khí càng lớn quá trình làm khô sẽ càng chậm.
Khi không khí càng khô tức là độ ẩm càng thấp quá trình khuếch tán tăng, ẩm càng dễ
thoát ra hơn. Tuy nhiên, cần chú ý đến hiện tượng mất cân bằng trong quá trình khuếch

tán nội và khuếch tán ngoại, gây nên hiện tượng tạo màng cứng. Để tránh hiện tượng
này người ta áp dụng phương pháp làm khô gián đoạn, tức là vừa sấy vừa ủ ẩm.
1.4.3. Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí
Tốc độ chuyển động của không khí có ảnh hưởng lớn đến quá trình làm khô. Tốc
độ không khí quá lớn hoặc quá nhỏ đều không có lợi cho quá trình sấy. Nếu tốc độ quá
lớn sẽ làm bay sản phẩm hay khó giữ được nhiệt lượng trên nguyên liệu để cân bằng
quá trình sấy, còn tốc độ quá nhỏ làm cho quá trình sấy lâu, dẫn đến sự hư hỏng sản
phẩm. Khi đó ngoài sản phẩm sẽ lên mốc gây thối rữa tạo thành lớp dịch nhầy có màu
sắc và mùi vị khó chịu. Vì vậy cần phải có một tốc độ gió thích hợp, nhất là giai đoạn
đầu của quá trình làm khô.
1.4.4. Ảnh hưởng của áp suất tác nhân sấy
Tốc độ sấy trong khí quyển ở một nhiệt độ nhất định được biểu thị:
( )
21
PPB
d
dW
−=
τ
7
Trong đó: P
1
– Phân áp suất hơi nước trên bề mặt nguyên liệu (mmHg).
P
2
– Phân áp suất riêng phần hơi nước trong không khí (mmHg).
B – Hệ số bay hơi nước trong khí quyển.
B phụ thuộc vào tốc độ gió, hướng gió và cấu tạo của nguyên liệu. Khi sấy ở
áp lực thường có tốc độ gió không đổi thì B là một hằng số phụ thuộc vào sự truyền
dẫn ẩm phần trong nguyên liệu và sự trao đổi chất trong máy sấy, lúc đó hệ số bay

hơi B được đặc trưng bằng hệ số K, tức là:
( )
21
PPK
d
dW
−=
τ
Như vậy khi sấy trong chân không có nhiệt độ không đổi, thì tốc độ sấy tỉ lệ
với hiệu số áp suất trên bề mặt nguyên liệu và trong hệ thống sấy. Áp suất P
2
trong máy sấy giảm thì tốc độ sấy sẽ tăng, nhưng quan hệ đó không phải là quan
hệ bậc nhất.
1.4.5. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu
Nói chung nguyên liệu càng nhỏ, càng mỏng thì tốc độ sấy càng nhanh. Như đã
nói ở trên cả hai quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại đều tỉ lệ thuận với diện
tích bề mặt của nguyên liệu. Khi vật có bề mặt hơi nước lớn thì nước trong nguyên liệu
càng dễ bay hơi, vật liệu càng nhanh khô. .
Trong những điều kiện khác như nhau thì tốc độ sấy tỷ lệ thuận với diện tích bề
mặt S, và tỷ lệ nghịch với chiều dày của nguyên liệu σ
στ
S
B
d
dW
=
Trong đó:
S – diện tích bề mặt bay hơi của nguyên liệu.
σ – chiều dày của nguyên liệu.
B – hệ số bay hơi đặc trưng cho bề mặt nguyên liệu.

Chẳng hạn khi làm khô cá to, muốn cho nhanh chóng thì phải cắt, mổ phân
chia nhỏ ra. Dựa vào thời hạn bảo quản sản phẩm để chọn phương pháp cắt mổ cho
phù hợp. Muốn bảo quản cá khô được lâu khi mổ phải giữ lại da và vẩy để làm chậm
sự xâm nhập của nấm mốc và giữ cho thịt cá khô khó hút ẩm.
8
1.4.6. Ảnh hưởng của việc ủ ẩm
Ủ ẩm là công đoạn tiếp theo của bán thành phẩm, sau khi đã sấy khô một thời
gian. Vì vậy ủ ẩm là mục đích của quá trình sấy khô gián đoạn để đảm bảo sự di
chuyển của nước trong sản phẩm ra bề mặt được đều hơn, rút ngắn được thời gian sấy
khô. Nhưng quá trình ủ ẩm phải là một thời gian nhất định và thời gian sấy khô ban
đầu cũng không được quá ngắn hoặc quá dài. Nếu thời gian sấy quá ngắn thì bề mặt
ngoài của nguyên liệu chưa khô nên khi ủ ẩm sẽ làm cho bề mặt ngoài của bán thành
phẩm xảy ra hiện tượng sinh ra chất nhớt. Ngược lại thời gian sấy quá lâu thì bề mặt
nguyên liệu quá khô sẽ ảnh hưởng tới thời gian ủ ẩm, ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm. Vì vậy phải chú ý đến chế độ sấy khô gián đoạn cho thích hợp với từng loại
nguyên liệu.
1.4.7. Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu
Nguyên liệu đưa vào làm khô cần phải xét đến thành phần hóa học như: nước,
mỡ, protit, chất khoáng, kết cấu tổ chức rắn chắc hay lỏng lẻo…Ví dụ: Cá tươi hay
ươn, mặn hay nhạt… căn cứ vào các yếu tố đó ta chọn chế độ là khô cho thích hợp.
Cá được cắt mổ, loại cá nhỏ sẽ được làm khô nhanh nhưng quan trọng ở
đây là tỉ lệ
σ
S
càng lớn thì quá trình làm khô sẽ càng nhanh, bề mặt nguyên liệu
nhẵn và sáng thì tốc độ khô sẽ chậm.
1.5. Các phương pháp sấy và thiết bị sấy
Căn cứ theo phương pháp sấy mà người ta phân loại các thiết bị sấy
* Phương pháp sấy nóng:
Trong phương pháp sấy này vật liệu được đốt nóng. Hệ thống sấy nóng

thường được phân loại theo phương pháp cung cấp nhiệt, bao gồm các thiết bị sau
đây:
Hệ thống sấy đối lưu:
Trong hệ thống sấy này vật liệu sấy sẽ nhận nhiệt đối lưu từ tác nhân sấy là
không khí nóng hoặc khói lò. Đây là loại hệ thống sấy phổ biến hơn cả trong hệ
thống sấy đối lưu người ta phân ra: Hệ thống sấy buồng, hệ thống sấy hầm, hệ
thống sấy thùng quay, hệ thống sấy tháp, hệ thống sấy khí động.
9
Hệ thống sấy tiếp xúc:
Vật liệu sấy nhận nhiệt từ một bề mặt nóng. Như vậy, trong hệ thống sấy tiếp
xúc người ta tạo ra độ chênh lệch phân áp suất nhờ tăng phân áp suất trên bề mặt
vật liệu sấy: hệ thống sấy lô và hệ thống sấy tang
Hệ thống sấy bực xạ:
Vật liệu sấy nhận nhiệt từ một nguồn bức xạ để ẩm dịch chuyển từ bên trong
vật liệu sấy ra bề mặt và khuếch tán vào môi trường. Hệ thống sấy bức xạ người ta
tạo ra sự chênh lệch phân áp suất hơi nước giữa vật liệu sấy và môi trường xung
quanh chỉ bằng cách đốt nóng vật liệu sấy.
Các hệ thống sấy khác: hệ thống sấy bằng dòng điện cao tần và hệ thống sấy dùng
năng lượng điện từ trường
Ưu nhược điểm của phương pháp sấy nóng:
Ưu điểm: Phương pháp sấy nóng phổ biến và thiết bị sấy đa dạng, áp dụng cho
nhiều loại vật liệu sấy, dải nhiệt độ nóng rộng dễ điều chỉnh cho mỗi loại vật liệu
sấy, nguần nhiệt cung cấp phong phú và chi phí đầu tư thiết bị không cao
Nhược điểm: không thích hợp cho một số loại vật liệu, chất lượng sản phẩm
không cao, màu sắc sản phẩm dễ biến đổi và chi phí năng lượng cao
* Trong phương pháp sấy lạnh người ta tạo độ chênh lệch phân áp suất giữa
Phương pháp sấy lạnh:
VLS và TNS bằng cách làm giảm phân áp suất hơi nước trong TNS. Thực
hiện bằng cách làm giảm độ chứa ẩm của không khí nhờ tách ẩm ở dàn lạnh. Khi
đó ẩm dịch chuyển từ bề mặt vào môi trường xung quanh có thể xảy ra ở nhiệt độ

lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0
0
C. Phương pháp sấy lạnh bao gồm các hệ thống sấy sau:
hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ t > 0
0
C, hệ thống sấy chân không thăng hoa, hệ thống
sấy chân không.
1.6. Một số thiết bị sấy ứng dụng để sấy Nông lâm Hải sản qua khảo sát thực
tế
1.6.1. Sử dụng thiết bị sấy buồng để sấy thóc, ngô, đậu tương ở Công ty Cổ
phần Giống cây trồng Thái Bình.
1.6.1.1. Nguyên liệu sấy.
10
Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình sử dụng hệ thống sấy chủ yếu
phục vụ cho sấy thóc, ngô, đậu tương để làm giống và đem xuất khẩu. Vì vậy đòi
hỏi chất lượng hạt giống khá cao, đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao phục vụ
cho người nông dân làm giống.
Nguyên liệu sau thu hoạch được đưa tới nhà máy để sấy, rồi sơ chế, sấy lại
cuối cùng bao gói đem bán cho người nông dân. Sơ đồ công nghệ chế biến thóc,
ngô, đậu tương được cho ở hình 1.1.
Hình 1.1.
Nguyên liệu thóc, ngô, đậu tương được thu hoạch theo mùa vụ. Khi thu
hoạch về nhà nhất thiết phải được sấy khô để đem bảo quản sử dụng lâu ngày, nếu
không được làm khô ngay sản phẩm rất dễ hư hỏng, nảy mộng, mốc. Nếu sấy
không kỹ rất dễ mốc, mọt khi bảo quản. Nhất là đối với khí hậu Miền Bắc; mưa
nắng thất thường không theo mùa vì vậy ta không chỉ dựa vào sấy tự nhiên bằng
11
Nguyên liệu sau thu hoạch
Làm sạch sơ bộ
Sấy sơ bộ

Chế biến, làm sạch
Sấy khô
Bao gói
Bán Bảo quản
ánh nắng mặt trời, mà ta phải chuyển sang dùng thiết bị để sấy đảm bảo chất lượng
cao.
1.6.1.2. Thiết bị sấy.
Nhà máy dùng thiết bị sấy buồng để sấy, hệ thống sấy này được Công Ty
nhập về từ Đan Mạch và được đánh giá là một trong những hệ thống sấy lớn. Hệ
thống sấy buồng này sấy theo mẻ, với năng suất rất cao mỗi mẻ có thể đạt từ 5 ÷
30 tấn/mẻ. Sơ đồ thiết bị sấy dùng để sấy thóc, ngô, đậu tương cho trên hình 1.2.
Hình 1.2. Sơ đồ thiết bị sấy buồng của Công ty Giống cây trồng Thái Bình
Nguyên lý làm việc của hệ thống sấy: Nguyên liệu được đưa vào rải đều
trên ghi buồng. Sau đó tiến hành đốt lò, khí nóng được quạt hút vào buồng. Vật
liệu sấy sẽ nhận nhiệt nóng lên, ẩm được thoát ra ngoài.
1.6.1.3. Các thông số dùng cho sấy của nhà máy.
- Nhiệt độ: ban đầu khi nguyên liệu mới đưa vào thì ta sấy ở chế độ nhiệt
độ thấp khoảng 33
o
C. Vì ban đầu độ ẩm khá cao nên ta không sấy ở nhiệt độ cao,
nếu sấy ở nhiệt độ cao làm cho khuếch tán ngoại kìm hãm khuếch tán nội ẩm
không thoát ra được. Sấy khoảng 3 ÷ 5 giờ thì ta nâng dần nhiệt độ lên đến khoảng
45
o
C thì không nâng nữa.
- Độ ẩm: độ ẩm đưa vào khoảng 70% ÷ 80%, đem sấy đến độ ẩm cuối cùng
để đem bảo quản từ 11%÷11,5%( nếu đưa bán ngay thì độ ẩm vào khoảng 13%).
- Thời gian sấy: tuỳ thuộc từng loại nguyên liệu, độ ẩm đưa vào sẽ có thời
gian sấy khác nhau. Thời gian sấy của thóc, ngô, tương khoảng 20 giờ.
- Năng suất: Nhà máy có chín buồng sấy, tổng năng suất khi hoạt động tối

đa là 90 tấn/mẻ.
12
Nguyên liêu
Ghi buông
Quat
hut
lo dôt
Như vậy chế độ sấy thóc, ngô, đậu tương tóm lại như sau:
Nhiệt độ sấy (t
1
),
o
C
Độ ẩm vật liệu
đầu w
1
(%)
Độ ẩm vật liệu
cuối w
2
(%)
Thời gian sấy
τ(h)
33 70÷80 45÷55 3÷5
45 45÷55 11÷13 15÷18
1.6.2. Sử dụng hệ thống sấy buồng để sấy gỗ ở Công ty Cổ phần Chế biến
Lâm sản xuất khẩu Nam Định.
1.6.2.1. Vài nét sơ lược Công Ty Cổ phần Chế biến Lâm sản xuất khẩu Nam
Định.
Công ty cổ phần lâm sản Nam Định là doanh nghiệp duy nhất trên địa bàn

tỉnh chuyên sản xuất các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu trực tiếp. Với phương châm
"Buôn có bạn, bán có phường", Công ty đã sớm gia nhập Hiệp hội gỗ và lâm sản
Việt Nam. Hiện Hiệp hội có 1200 doanh nghiệp chuyên chế biến các sản phẩm đồ
gỗ xuất khẩu, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên, trong đó có
200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sản phẩm đã có mặt ở thị trường 120
nước trên thế giới.
Thông qua Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, Công ty đã nắm bắt được
nhiều thông tin chuyên ngành. Theo Bộ Thương mại, sau khi Việt Nam gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam
sẽ được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản
phẩm vào thị trường các nước, đây là lợi thế lớn cho Công ty trên thị trường.
Trong khi nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm đồ gỗ hàng năm đều có xu
hướng tăng cao nhưng đồng thời cũng phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm
cùng loại của Trung Quốc, Malaixia là những nước khá phát triển ở lĩnh vực
này.
Bám sát thông tin từ các cuộc đàm phán song phương, đa phương của Việt
Nam với các nước và khu vực, trong mấy năm gần đây, Công ty cổ phần lâm sản
Nam Định đã chủ động đầu tư - hiện đại hoá doanh nghiệp, nhằm tăng nhanh sức
cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu trên thị trường. Từ chỗ ban đầu chỉ có 1 xí
nghiệp nhỏ, với quy mô mặt bằng 1ha tại xã Lộc Hoà (ngoại thành Nam Định),
đến cuối năm 2005, xí nghiệp số 2 tại Khu công nghiệp Hoà Xá đã được đầu tư
13
xây dựng hoàn chỉnh, với thiết bị, công nghệ hiện đại đứng đầu các doanh nghiệp
cùng loại thuộc khu vực các tỉnh đồng bằng trong cả nước (theo đánh giá của Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn). Với tổng vốn đầu tư trên 16 tỷ đồng. Đây là
cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ công nhân và cổ đông của Công ty sau khi thực
hiện cổ phần hoá doanh nghiệp. Với tổng quy mô mặt bằng rộng trên 33 nghìn m
2
tại khu công nghiệp Hoà Xá, Công ty đã xây dựng, đưa vào hoạt động 3 xưởng
chế biến gỗ, có tổng diện tích trên 10 nghìn m

2
, Công ty đã đầu tư nhiều thiết bị
chuyên dùng đồng bộ như máy cưa, máy cắt, máy bào, máy khoan, máy đánh
bóng hiện đại, đủ trang bị cho 3 dây chuyền sản xuất. Đối với doanh nghiệp chế
biến các mặt hàng gỗ xuất khẩu, điều quan trọng đầu tiên là khâu xử lý gỗ trước
khi đưa vào chế biến ra thành phẩm. Khâu này đòi hỏi phải đạt ngang trình độ
quốc tế, nếu không doanh nghiệp không thể tồn tại trong cơ chế cạnh tranh ngày
càng quyết liệt. Từ nhận thức đó - thực hiện đường lối công nghiệp hoá hiện đại
hoá của Đảng, Công ty đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng 18 lò sấy hơi nước,
với thiết bị, công nghệ đồng bộ, hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay
của ngành chế biến gỗ nhập khẩu từ Italia, với công suất sấy 780m
3
gỗ/lần.
Cùng với việc đầu tư hiện đại hoá thiết bị công nghệ, tăng sức cạnh tranh
cho sản phẩm và doanh nghiệp, Công ty đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao nhằm phát huy và khai thác tốt nhất thiết bị, công nghệ mới. Với
nhiều hình thức đào tạo, hiện nay Công ty đã có gần 30 cán bộ có trình độ đại học
ở nhiều chuyên ngành; 160/300 lao động là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao
Nhờ vậy, Công ty đã tự thiết kế, thi công nhiều mẫu mã sản phẩm mới để chào
hàng và được khách hàng ở nhiều nước ký hợp đồng tiêu thụ. Năm 2006, Công ty
đã đạt tổng doanh thu trên 315 tỷ đồng, gấp 13 lần, lợi nhuận doanh nghiệp tăng
22 lần và thu nhập của người lao động tăng gần gấp 2 lần so với năm 2002, nộp
ngân sách Nhà nước hơn 4 tỷ 421 triệu đồng. Lần đầu tiên Công ty đã vượt
ngưỡng giá trị hàng đồ gỗ xuất khẩu đạt hơn 2,1 triệu USD năm 2005; cổ tức cổ
phiếu năm 2005 đạt hơn 13% Năm 2007, Công ty phấn đấu giá trị hàng xuất
khẩu đạt từ 3,5 triệu USD trở lên. 9 tháng năm 2007, Công ty đã đạt 2,8 triệu
USD. Hàng mộc xuất khẩu của Công ty đang có sức cạnh tranh cao tại thị trường
các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản Đặc biệt, năm 2007, Công ty đã thành công
14
trong việc chế biến và xuất khẩu nhiều mặt hàng từ gỗ rừng trồng như xoan, keo,

cao su và thông
1.6.2.2 Quy trình chế biến của nhà máy.
Quy trình chế biến gỗ của nhà máy cho hình 1.3
.
Hình 1.3.
Nhà máy chủ yếu chế biến các loại gỗ thông, gỗ keo, gỗ quế để xuất khẩu
dùng làm các tấm ván nền nhà Các loại gỗ này được thu mua từ các nơi vận
chuyển về nhà máy. Ban đầu gỗ được đưa vào xẻ thành những kích thước đã được
đặt sẵn của khách hàng, tiếp đó gỗ được công nhân xếp thành từng bó sau đó được
đưa vào buồng sấy nhờ máy nâng. Gỗ được sấy trong buồng sấy khi đạt yêu cầu
thì đưa ra chế biến rồi xuất khẩu.
1.6.2.3 Sơ đồ nguyên lý hoặt động của hệ thống sấy của nhà máy.
Nguyên lý làm việc của hệ thống sấy: Gỗ sau khi xẻ được đưa vào buồng
sấy nhờ xe nâng. Sau khi vận chuyển gỗ vào đủ ta tiến hành cấp nhiệt và đồng thời
15
Gỗ tròn được đưa về nhà máy
Xẻ gỗ theo quy cách
Xếp, buộc thành từng kiêu gỗ
Đưa vào buồng sấy
Sấy khô
Chế biến thành sản phẩm
Đưa xuất khẩu
cấp ẩm vào buồng sấy. Nhiệt được lấy từ lò hơi trao đổi nhiệt qua calorifer nhờ
quạt đảo chiều.
Gỗ trước khi đưa vào buồng sấy được công nhân xếp thành các kiêu gỗ.
Sau khi xếp xong buộc lại cẩn thận thì được xe nâng chuyển vào buồng sấy. Sơ đồ
gỗ xếp thành kiêu được thể hiện ở hình 1.5.
Hình 1.5.Bó gỗ đưa vào buồng sấy.
16
Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy ở nhà máy.

1, 2, 3, 4 - là các lò sấy; 5 – dàn calorifer; 6 – dàn phun ẩm; 7 - quạt; 8 – bình gom
hơi; 9 - nồi hơi; 10 – bình chứa nước.
Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo của hệ thông lò hơi
Nguyên lý làm việc của hệ thống lò hơi: Nước được cấp từ các bình chứa (đã
được làm sạch, xử lý làm mềm nước) vào trong lò hơi. Nhà máy tận dụng gỗ phế
liệu làm nhiên liệu đốt, các ống trao đổi nhiệt trong lò hơi nhận nhiệt trong đổi nhiệt
với nước trong ống. Nước nhận nhiệt sinh hơi với áp suất khoảng 4 ÷ 5at đưa tới
calorifer. Khói lò được quạt hút ra đưa qua bể xử lý rồi thải ra môi trường.
1.6.2.3. Các chế độ sấy gỗ.
Tại nhà máy có 2 kiểu buồng sấy đó là buồng bán tự động và buồng tự động.
- Ở buồng bán tự động thì công nhân sẽ vận hành theo chế độ sấy của 2 thông số
đó là t
k
và t
ư
.
- Ở buồng tự động thì chế độ sấy làm việc theo 3 thông số t
k
,
cb
ω
,
tbgo
ω
.
Ẩm được phun vào khi bắt đầu sấy gỗ để đạt được độ ẩm thích hợp. Nếu các
chế độ sấy làm việc không đúng thì ta có thể phun ẩm hoặc xả ẩm để điều chỉnh.
Hệ thống sử dụng quạt 2 chiều (quạt đảo chiều) để quạt gió trao đổi nhiệt
cưỡng bức với calorifer. Cứ 2 ÷ 3 giờ đảo chiều một lần.
Nhiệt độ bầu khô được đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân đặt ở sau giàn calorifer.

Nhiệt độ bầu ướt cũng đựơc đo ở sau giàn calorifer đặt ở giữa tường.
• Sấy gỗ thông với kích thước 2000mmX100mmX37mm.
Ở nhà máy thì có hai kiểu lò sấy bán tự động và lò sấy tự động. Thường gỗ
thông được sấy tại lò bán tự động với chế độ sấy như sau:
17
Thời gian sấy (ngày) Ca t
k
,
o
C
t
ư
,
o
C
1
1 50 47
2 60 47
2
1 60 55
2 60 55
3 60 55
3
1 60 55
2 60 55
3 60 55
4
1 60 54
2 60 54
3 60 54

5
1 60 53
2 60 53
3 60 53
6
1 60 52
2 60 52
3 60 52
7
1 60 51
2 60 51
3 60 51
8
1 60 51
2 60 51
3 60 51
9
1 62 52
2 63 52
3 64 52
10
1 65 51
2 66 51
3 67 51
11
1 68 50
2 69 50
3 70 50
12
1 71 48

2 72 46
3 73 45
13
1 73 44
2 73 43
3 73 42
14
1 47
2 73 42
18
- Độ ẩm gỗ: độ ẩm đưa vào ban đầu khoảng 60 ÷ 70%, độ ẩm cuối ra lò phải đạt
8÷10%.
• Sấy gỗ keo với kích thước 1000mmX80mmX28mm.
Gỗ keo thường sấy với thời gian rất dài nên thường được đưa vào lò sấy tự động:
Thời gian
sấy (ngày)
Ca t
k
,
o
C
cb
ω
tbgo
ω
Giai đoạn
1
1 34 16 53 1
2 51 16 54 2
2

1 50 17 53 2
2 50 21 54 2
3 50 20 57 2
3
1 51 19 56 3
2 50 15 57 3
3 51 15 56 3
4
1 50 16 55 3
2 50 15 56 3
3 50 15 57 3
5
1 50 15 57 3
2 50 15 57 3
3 50 15 56 3
6
1 52 14 55 3
2 51 15 55 3
3 50 15 55 3
7
1 50 15 55 3
2 50 15 55 3
3 50 15 53 3
8
1 51 15 55 3
2 51 15 52 3
3 51 16 52 3
9
1 50 14 52 3
2 51 15 50 3

3 50 15 52 3
10
1 50 15 53 3
2 51 15 51 3
3 51 14 54 3
11
1 51 15 50 3
2 50 13 50 3
3 50 13 50 3
12
1 51 13 50 3
2 50 14 51 3
3 50 13 50 3
13
1 52 12 47 3
2 52 12 46 3
3 52 13 47 3
1 52 13 48 3
19
14 2 52 14 47 3
3 53 13 49 3
15
1 53 14 47 3
2 53 13 46 3
3 53 13 46 3
16
1 53 13 47 3
2 55 13 38 3
3 55 13 36 3
17

1 55 13 34 3
2 55 13 32 3
3 53 13 33 3
18
1 51 12 31 3
2 55 13 30 3
3 55 13 32 3
19
1 55 12 28 3
2 56 12 29 3
3 56 12 29 3
20
1 55 12 27 3
2 57 12 26 3
3 58 09 25 3
21
1 56 07 24 3
2 61 07 24 3
3 62 05 20 3
22
1 63 05 16 3
2 65 04 14 3
3 67 04 12 4
23
1 68 07 12 4
2 68 07 12 4
3 69 05 12 5
24
1 60 05 20 3
2 65 04 17 3

3 66 04 16 3
25
1 65 04 16 3
2 66 04 14 3
3 66 04 14 3
26
1 68 03 12 3
2 68 03 11 3
3 68 07 10 4
27
1 66 07 10 4
2 66 06 10 4
3 60 07 10 5
- Độ ẩm gỗ: độ ẩm đưa vào ban đầu khoảng 50 ÷ 60%, độ ẩm cuối ra lò phải đạt
8÷12%
- Thời gian sấy: vì gỗ là loại vật liệu rất dễ nứt, cong vênh do đó thời gian sấy kéo
dài khoảng 25 ngày.
- Kích thước gỗ: tuỳ vào đơn đặt hàng.
20
• Sấy gỗ quế với kích thước 1000X70X25mm.
Gỗ quế cũng sấy thời gian không dài nên được sấy ở lò bán tự động.
Thời gian sấy (ngày) Ca t
k
,
o
C
t
ư
,
o

C
1
1 48 46
2 56 54
2
1 56 54
2 56 53
3 56 53
3
1 56 53
2 56 53
3 56 53
4
1 56 51
2 56 51
3 56 51
5
1 56 51
2 56 51
3 56 49
6
1 56 49
2 56 49
3 56 49
7
1 56 49
2 56 47
3 56 47
8
1 56 49

2 56 48
3 56 47
9
1 66 46
2 68 45
3 70 45
10
1 72 44
2 72 45
3 72 44
11
1 72 43
2 72 43
3 72 43
12
1 72 42
2 72 42
3 72 42
13
1 72 42
2 72 45
3 72 42
21
- Độ ẩm gỗ: độ ẩm đưa vào ban đầu khoảng 60 ÷ 70%, độ ẩm cuối ra lò phải đạt
10%
- Thời gian sấy: vì gỗ là loại vật liệu rất dễ nứt, cong vênh do đó thời gian sấy kéo
dài khoảng 13 ngày.
- Kích thước gỗ: tuỳ vào đơn đặt hàng.
1.7. Tình hình chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam và lý do chọn đề tài.
1.7.1. Vài nét sơ lược về chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt nam.

Kể từ khi bước sang thế kỷ 21, ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam đã tiến
một bước khá dài, với mức xuất khẩu tăng gấp bội, và theo dự liệu thì đồ gỗ Việt
Nam vẫn sẽ giữ được mức tăng trưởng cao trong năm 2007.
Theo bộ Thượng
Mại Việt Nam cho biết thì
kể từ đầu thế kỷ thứ 21
đến nay, các sản phẩm gỗ
xuất khẩu của Việt Nam
đã tăng lên từ 219 triệu đô
la năm 2000 đến 2 tỉ đô la
trong năm 2006. Đà tăng
trưởng này, theo dự liệu
vẫn sẽ giữ ở mức cao trong năm nay. Lên tiếng về tình hình sản phẩm gỗ của Việt
Nam, tiến sỹ Trần Đức Sinh, chủ tịch Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam cho biết:
Hầu hết các sản phẩm đố gỗ xuất khẩu nói ở đây là đồ đạc dùng trong nhà, hàng nội
thất. Những công ty đóng góp vào việc sản xuất những mặt hàng này là những công
ty nội địa, công ty liên doanh với nước ngoài và các công ty nhà nước. Tính chung
thì ngành chế biến gỗ tại Việt Nam thu dụng được khoảng gần một triệu nhân công.
Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam chỉ mới thành lập được mấy năm nay, đại diện
cho các doanh nghiệp trong ngành này.
Một trong những điểm khó cho ngành chế biến và sản xuất gỗ tại Việt Nam
hiện nay là không đủ nguyên liệu. Gỗ nội địa chỉ thỏa mãn được 20% nhu cầu, phần
còn lại phải nhập khẩu, và vì thế các doanh nghiệp trong ngành này tại Việt Nam
Một kiểu bàn ghế ngoài trời
22
phải lệ thuộc vào thị trường gỗ thế giới cũng như tình trạng giao động của thị
trường này.
Những doanh nghiệp cỡ nhỏ ở địa phương thiếu sự phối hợp, rất khó có thể
cung ứng nổi khi nhận được những khối lượng hàng đặt mua thật lớn.
Một thử thách khác nữa cho ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam là chất

lượng chưa được cao. Hiện chỉ có 10% trong tổng số 2.000 cơ sở chế biến gỗ tại
Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Để giải quyết những khó khăn và duy trì mức tăng trưởng bền vững, khu vực
kinh tế này tìm cách gia tăng sản lượng gỗ nội địa lên tới 22 triệu mét khối tính cho
tới năm 2020 qua các chương trình trồng cây gây rừng để có thể thỏa mãn được
70% toàn thể nhu cầu.
Riêng về hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ngành chế biến gỗ gặp một số những
khó khăn.Theo lời Tiến sỹ Trần Đức Sinh thì hiện nay mẫu mã sản phẩm đồ gỗ xuất
khẩu sang Hoa Kỳ do chính công ty đặt mua đưa ra, còn những mẫu mã do các
công ty tại Việt Nam sáng tạo vẫn còn rất hạn chế.
1.7.2. Lý do chọn đề tài.
Sau khi tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Chế biến Lâm sản Xuất khẩu
Nam Định, cùng với tìm hiểu trên mạng, sách báo đã cho thấy hiện nay Công
Nghiệp chế biến gỗ ở nước ta đang phát triển rất mạnh. Số Doanh Nghiệp đầu tư
vào sản xuất và chế biến gỗ ngày càng tăng, các sản phẩm xuất khẩu gỗ hàng năm
đạt khoảng 2 tỉ USD và tăng rất mạnh. Nhưng sản phẩm chế biến gỗ của nước ta
vẫn chưa thể cạnh tranh được với các nước phát triển, mới chỉ có khoảng 20 Doanh
Nghiệp sản xuất gỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Sấy gỗ là một trong nhưng công đoạn rất quan trọng trong chế biến gỗ. Vì gỗ
là loại vật liệu rất dễ nứt, cong vênh đòi hỏi phải sấy với chế độ rất nghiêm ngặt.
Sấy gỗ sẽ quyết định phần lớn chất lượng gỗ của Doanh Nghiệp. Sau khi tìm hiểu
thực tế về công nghiệp chế biến gỗ của nước ta và vai trò sấy gỗ trong chế biến gỗ
tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thiết kế hệ thống sấy buồng để sấy gỗ với năng
suất 40 m
3
/mẻ”.
1.8. Tổng quan về công nghệ sấy gỗ.
1.8.1. Khái niệm về sấy gỗ.
23
Sấy gỗ là quá trình khử ẩm từ gỗ bằng cách làm chất ẩm trong gỗ bay hơi.

Trong kỹ thuật đôi khi người ta nén vật liệu để đẩy ẩm ra, nhưng đối với gỗ người
ta không dùng phương pháp này.
Hàm lượng nước chứa trong gỗ được đặc trưng bằng độ ẩm của gỗ, là hàm
lượng nước chứa trong gỗ quy về một đơn vị khối lượng gỗ.
Mục đích công nghệ của sấy gỗ là làm thay đổi, giảm độ ẩm cho phù hợp với
môi trường sử dụng và yêu cầu công nghệ gia công gỗ.
Sự thay đổi độ ẩm của gỗ dẫn đến sự thay đổi hình dạng, kích thước gỗ. Vì
vậy độ ẩm của chi tiết gỗ trong kết cấu hay công trình cần phải ổn định hình dạng,
kích thước trong môi trường sử dụng.
Tóm lại, mục đích công nghệ của sấy gỗ là đề phòng trước sự thay đổi hình
dạng, kích thước chi tiết đã hình thành.
1.8.2. Mục đích của sấy gỗ.
Mục đích của sấy gỗ là để nâng cao độ bền của công trình và sản phẩm từ
gỗ.
- Sấy gỗ để gỗ không bị mốc, mục, mọt, mối xâm hại; giữ được ổn định hình
dạng, kích thước, giảm được cong vênh, nứt nẻ lúc gia công và sử dụng.
- Sấy gỗ để giảm trọng lượng chi tiết, công trình gỗ, đảm bảo được chất
lượng dán keo và trang sức bề mặt.
1.8.3. Tầm quan trọng của sấy gỗ.
Gỗ phải được sấy trong bất kỳ một quá trình gia công, chế biến gỗ nào (sản
xuất đồ mộc, sản xuất gỗ dán, ván nhân tạo, sản xuất kết cấu xây dựng từ gỗ, chế
biến song mây tre, làm hàng thủ công mỹ nghệ ).
Sử dụng gỗ tươi, hoặc gỗ sấy có độ ẩm chưa đạt yêu cầu sẽ dẫn đến giảm
thời gian sử dụng sản phẩm, hoặc hủy bỏ (hàng sơn mài xuất khẩu bị nứt, hàng song
mây tre bị mốc, chi tiết đồ mộc bị cong vênh, co rút, giản nở không lắp lẫn được,
hoặc lắp xong bị nứt, bị hỏng ; kết cấu xây dựng bị mục, mọt ).
Vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của sấy gỗ là giảm đều độ ẩm toàn chồng gỗ, trong
thanh gỗ đem sấy theo tiết diện và chiều dài lúc đảm bảo chất lượng vật liệu.
1.8.4. Các khuyết tật của gỗ sấy sản sinh trong quá trình sấy.
1.8.4.1. Cong vênh.

24
Gỗ bị cong vênh là do các bộ phận của gỗ co rút không đồng đều sinh ra (co
rút không đồng đều theo các chiều thớ khác nhau). Nếu độ cong vênh ở các loại ván
khác nhau có khác nhau, đối với ván tiếp tuyến là nghiêm trọng nhất. Để hạn chế
mức độ cong vênh cần tuân theo các biện pháp sau: khi xếp đống, cần sử dụng
thanh kê có bề dày đều nhau và phải đặt đúng vị trí của thanh kê, cự ly thanh kê
không nên cách xa nhau quá.
1.8.4.2. Gỗ bị nhăn mặt.
Sự nhăn mặt gỗ (ván) là một hiện tượng biểu hiện trạng thái biến dạng hết
sức mãnh liệt và không tốt. Có khi do gỗ bị nhăn mặt mà sinh ra nứt nẻ lớn. Khuyết
tật này thường xảy ra ở một số loại gỗ nhất định. Để tránh hiện tượng này, khi sấy
không nên sử dụng nhiệt độ sấy quá cao và không được phép tăng nhiệt độ quá mức
quy định của chế độ sấy.
1.8.4.3. Nứt nẻ.
Là do sự phát sinh ứng suất quá lớn bên trong gỗ làm cho các thớ gỗ bị phá
hoại. Ứng suất hình thành ở các giai đoạn sấy đầu sẽ gây nên nứt ngoài. Còn ứng
suất hình thành ở giai đoạn sấy sau sẽ gây nên nứt trong. Để tránh nứt nẻ ở bề mặt
ván, ta cần tuân thủ chế độ sấy, nhất thiết không được hạ thấp độ ẩm của môi
trường sấy xuống quá đáng so với quy định của chế độ sấy.
1.8.5. Các phương pháp sấy gỗ.
Cũng như các phương pháp sấy khác, đối với gỗ có các phương pháp sấy
sau: Hong khô, sấy chân không, sấy ngưng tụ ẩm, sấy cao tần, sấy hơi nước quá
nhiệt, sấy qui chuẩn, sấy bằng năng lượng mặt trời, sấy gỗ trong chất lỏng, sấy ly
tâm.
25

×