Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tai lieu boi duong chuyen mon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.62 KB, 3 trang )

Bài 1 - Khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

(Trích tóm tắt Cơ sở lý luận NC khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi - Khóa luận 2006)
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Vị trí của
giáo dục mầm non là đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách thông qua hệ thống giáo dục quốc
dân.
Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho
trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người: "Cần phát triển một số giá trị, nét tính cách
và phẩm chất cần thiết: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, tạo điều kiện cho
trẻ tham gia vào đời sống.
Trong cuộc sống, khả năng tự lập là một phẩm chất nhân cách vô cùng quan trọng của con
người. Nhờ vào khả năng tự lập mà con người có khả năng tự hoạt động, tự cố gắng tham gia
và hoàn thành công việc trên cơ sở năng lực của bản thân.
Khả năng tự lập phát triển từ thấp đến cao, bắt đầu từ tuổi thơ. Như vậy, giáo dục khả năng tự
lập cho trẻ là một nhiệm vụ cần thiết, trẻ em mầm non là tương lai của đất nước, là chủ nhân
tương lai của xã hội trong thế kỉ mới - thế kỉ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế kỉ của một nền
văn hóa thông tin với khoa học công nghệ - thế kỉ đòi hỏi những con người mới, hiện đại, độc lập
và tự chủ.
Giáo dục khả năng tự lập có ý nghĩa trong mọi giai đoạn hình thành nhân cách, đặc biệt là lứa
tuổi trước tiểu học. Có thể khẳng định: mẫu giáo lớn là lứa tuổi cần thiết phải trang bị cho trẻ khả
năng tự lập; giáo dục khả năng tự lập cho trẻ, hướng khả năng tự lập của trẻ phát triển theo
chiều hướng đúng đắn nhất.
Nếu người lớn, mà nhất là giáo viên mầm non và phụ huynh trẻ sớm biết được khả năng tự lập
của trẻ, tôn trọng những biểu hiện tự lập của trẻ, đi đôi với những biện pháp tác động đúng đắn
thì sẽ tạo điều kiện phát triển khả năng tự lập của bản thân trẻ, hình thành những phẩm chất quý
báu cần thiết cho trẻ trước ngưỡng cửa bước vào cuộc đời.
Từ những lý do trên, chúng ta hãy tìm hiểu khái quát về khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non.
Một số nhà tâm lý học coi khả năng tự lập là một trong những nét đặc trưng của nhân cách, đại
diện là T.I. Ganhenlin, A.A Sinirnop và E.U. Dmitriev họ cho rằng: Khả năng tự lập phải hình
thành trên cơ sở người học đã có một số vốn kiến thức, hiểu biết một số kỹ năng nhất định và


biết vận dụng chúng vào những tình huống khác nhau trong thực tế, đó phải là những tình huống
mới mẻ mà trẻ đối mặt trong cuộc sống. Khả năng tự lập của trẻ được bộc lộ rõ qua các hành vi
và ta sẽ có thể dễ dàng quan sát thấy được trong khi trẻ đang thực hiện các mối quan hệ người -
người, hay giữa con người - thế giới xung quanh.
S.L.Rubinstein nghiên cứu khả năng tự lập của trẻ trong sự đi kèm với các nhiệm vụ mà trẻ được
giao cho. Khả năng tự lập cũng đi kèm với khả năng tư duy của trẻ. Cần phải tạo ra cho trẻ
những tình huống mới với độ phức tạp khác nhau để dựa vào đó trẻ có điều kiện được vận dụng,
được thực hành các kiến thức, kỹ năng, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và cả thói quen tự lập - một
thói quen vô cùng tốt và cần thiết cho trẻ và người lớn.
K.D.Usinski cũng nghiên cứu khả năng tự lập của trẻ gắn với lao động, nhưng ông đi sâu cụ thể
vào lao động tự phục vụ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ông cho rằng: tự lập trước
hết là phải có sự yêu thích lao động; do đó muốn giáo dục khả năng tự lập trước hết cần phải
làm sao cho trẻ có niềm say mê với lao động; phải khơi gợi cho trẻ ý thức tích cực về lao động
và con người lao động; phải thúc đẩy trẻ tham gia vào lao động, tập lao động trong cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày, từ những việc đơn giản, tới các việc phức tạp hơn trong khả năng có thể
của chúng. Mức độ phát triển khả năng tự lập của trẻ phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ của trẻ
với lao động.
Nhechaeva trong "Giáo dục trẻ mẫu giáo trong lao động" đã khẳng định qua quá trình nghiên cứu
lâu dài của mình: Lao động tự phục vụ đối với trẻ nhỏ như ăn mặc, vệ sinh cá nhân, giúp người
lớn làm những công việc vừa sức là biện pháp tốt nhất để hình thành khả năng tự lập cho trẻ.
Khi trẻ đã biết lao động tự phục vụ thì ít hay nhiều trẻ cũng giảm dần sự phụ thuộc vào người
lớn. Sự phát triển khả năng tự lập này có thể thấy rõ qua: Từ chỗ trẻ thấy rằng mình có thể tự
làm việc này, việc nọ mà trẻ trở nên tự tin, tin tưởng vào khả năng của mình hơn, chúng sẽ cố
gắng vượt mọi khó khăn trong mức cao nhất có thể hoàn thành một nhiệm vụ hay công việc nào
đó mà không cần sự can thiệp của người lớn. Như vậy, hình thành kỹ năng kỹ xảo và thói quen
tự phục vụ là vô cùng ý nghĩa đối với sự phát triển khả năng tự lập của trẻ nhỏ.
E. L. Petrova xem xét trong hoạt động vui chơi thì khả năng tự lập của trẻ phát triển như thế
nào? Bà đã khẳng định: Chơi chính là một hoạt động thực tiễn mang khả năng tự lập của trẻ nhỏ.
Tham gia chơi thì trẻ được đứng ở vị trí chủ thể của hành động chơi, trẻ có thể được tự mình
quyết định làm lấy những gì mà mình thích chứ không phải là những gì người khác ép buộc. Vì

vậy, trong khi chơi xuất hiện ở trẻ sự tích cực tự nguyện. Nhà giáo dục có thể dựa vào hoạt động
vui chơi mà có kế hoạch giáo dục khả năng tự lập của trẻ theo định hướng mục tiêu có chủ đích.
Bản thân người lớn cũng thúc đẩy trẻ em hoạt động một cách tự lập, sau đó là phải học tập suy
luận, tập nhận xét một cách nghiêm túc theo ý riêng của bản thân, có lập trường riêng của chính
mình.
Sự phát triển khả năng và sự cần thiết hoạt động một cách chủ động, tự lập của trẻ mẫu giáo
phải ở mức độ nào là phù hợp trong phạm vi cho phép? Vấn đề mức độ tự lập của trẻ mẫu giáo
phải dừng ở mức độ nào? Vừa phải và đủ như thế nào để chúng đi theo chiều hướng đúng đắn
trong khuôn khổ giáo dục. Càng lớn, nhất là đến tuổi chuẩn bị bước vào trường phổ thông thì
vấn đề này lại càng trở nên quan trọng rất nhiều.
Như vậy, đằng sau hành vi tự lập của trẻ, ở bất cứ độ tuổi nào bao giờ cũng cần phải có một vai
trò lãnh đạo hướng dẫn và những yêu cầu của người lớn. Điều cần quan tâm và đặc biệt chú ý ở
đâu là trẻ càng lớn lên thì sự tác động của người lớn càng cần phải ít bộc lộ một cách lộ liễu,
trực tiếp hơn. Nếu trẻ thường xuyên phải buộc mình tuân theo những yêu cầu của người lớn thì
dần dần nó bắt đầu tự định hướng theo những yêu cầu này, coi như đó là những chuẩn mực
hành vi cần phải tuân theo. Càng hiểu rõ luật lệ, giới hạn thì trẻ sẽ càng biết cách tự lập. Chỉ khi
nào dựa trên những cơ sở, những thói quen tương ứng, tức là những định hình đã được hình
thành, đáp ứng yêu cầu của người lớn thì chúng ta mới có thể giáo dục cho trẻ tự lập một cách
đúng đắn nhất, hình thành nên một trong những nét nhân cách quý báu cho trẻ.
Vengher nghiên cứu khả năng tự lập trên cơ sở tác động của nhà giáo dục: Khả năng tự lập
không phải tự nhiên mà có. Nó chỉ được tạo nên trong những điều kiện cần thiết cho việc hình
thành khả năng tự lập dưới sự hướng dẫn của mọi người. Tự lập là sự suy nghĩ, sự tổ chức
hành động và hoạt động không dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài.
Khả năng tự lập là một phẩm chất quan trọng của nhân cách. Sự thành công của việc nghiên
cứu khả năng tự lập được hình thành sẽ xác định phần lớn xu hướng phát triển của nhân cách
một con người.
Thực ra, từ trước tới nay các nhà khoa học vẫn tranh cãi xung quanh vấn đề về độ tuổi hình
thành khả năng tự lập, có nhiều quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học. Bên cạnh đó, họ
còn tranh luận khá sôi nổi về biểu hiện khả năng tự lập của trẻ. Hành vi nào của trẻ có thể được
coi là tự lập.

Ngoài tâm lý học, các ngành khoa học khác như: giáo dục học, triết học, cũng đã để tâm
nghiên cứu khá nhiều tới khả năng tự lập của con người nói chung, và của trẻ em nói riêng.
Ở Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức
các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo, vấn đề khả năng tự lập của trẻ em lứa tuổi mầm non đã
được quan tâm nhiều. Từ năm 1999 đến nay, nhiều công trình nghiên cứu của các thạc sĩ, tiến sĩ
liên quan tới khả năng tự lập của trẻ đã ra đời. Tuy nhiên, tất cả những công trình nghiên cứu
trên của các tác giả mới đi sâu vào nghiên cứu tính tự lực, tính độc lập của trẻ em 5-6 tuổi, chưa
đề cập tới khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, và những tác giả này cũng chưa
đi sâu vào nghiên cứu những ưu thế của các hoạt động cụ thể (điển hình là hoạt động vui chơi
và hoạt động tự phục vụ).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×