MỤC LỤC
1.Các đặc điểm sinh lý của đối tượng tiểu học: 3
1.1. Đặc điểm về mặt cơ thể: 3
1.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống: 4
1.2.1 Hoạt động của học sinh tiểu học: 4
1.2.2 Những thay đổi kèm theo: 5
1.3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) 5
1.3.1 Nhận thức cảm tính: 5
1.3.2. Nhận thức lý tính: 5
1.3.3 Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: 7
1.3.4 Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: 8
1.3.5 Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: 8
1.3.6. Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: 9
1.3.7. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học: 10
2.Nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng tiểu học: 10
2.1.Nhu cầu về nǎng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này như sau: 10
2.2.Các nguyên tắc để xây dựng chế độ ăn cho trẻ: 12
2.2.1. Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ: 12
2.2.2. Nước : 12
2.2.3. Thực phẩm an toàn: 13
2.3.Chế độ ăn cho trẻ giai đoạn nhi đồng (tiểu học): 15
3.Một số lưu ý khi cung cấp dinh dưỡng cho đối tượng tiểu học: 17
3.1.Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng: 19
3.2.Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì: 20
Kết luận: 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Lời mở đầu:
Dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng có thể nói là vào bậc nhất trong cuộc sống
của mỗi con người. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng này lại quá thông dụng, đến mức hầu
như người ta không còn chú ý đến vai trò của nó trong cuộc sống. Điều này có thể tạm
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 2
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
chấp nhận trong thời gian trước đây, khi mà cuộc sống còn quá khó khăn, nhu cầu về dinh
dưỡng của con người chỉ gói gọn trong tiêu chuẩn là có đủ thức ăn cần thiết cho duy trì sự
sống và làm việc. Còn trong điều kiện hiện nay, khi mà tình hình kinh tế xã hội ngày càng
khả quan hơn, người ta ngày càng có điều kiện hơn để tiếp cận với cuộc sống mới trong
đó việc ăn uống trở thành một thú vui hơn là một nhu cầu, thì việc trang bị những kiến
thức tối thiểu về dinh dưỡng để có thể lựa chọn và áp dụng cho bản thân hoặc gia đình
mình một chế độ ăn uống hợp lý, bảo đảm sức khỏe. đang trở nên ngày càng cần thiết.
Học sinh tiểu học là những đối tượng đặc biệt đối với những người làm công tác
dinh dưỡng. Đây là lứa tuổi cơ thể và tâm lý trẻ bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới rất
quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
* Về mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi
được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng lên. Cơ thể trẻ
tuy phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao, không còn phát triển một cách vượt
bậc như trong những năm đầu đời, nhưng đây lại là giai đoạn mà cơ thể trẻ tích lũy những
chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh chóng thứ hai trong
cuộc đời là lứa tuổi dậy thì, nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ cần được lưu ý cẩn
thận.
* Về mặt tâm lý, giai đoạn này trẻ bắt đầu xâm nhập vào cuộc sống xã hội dưới
nhiều hình thức khác nhau (học hỏi, xem sách báo, TV.) cũng như thường được gia đình
và xã hội nhìn dưới một con mắt khác - xem như trẻ đã trưởng thành hơn, đòi hỏi trẻ tự
lập hơn, đồng thời cũng là tuổi thường có thêm em nên tâm lý trẻ có những chuyển biến
quan trọng, phát sinh những nhận thức và hành động có thể ảnh hưởng quan trọng đến
hành vi dinh dưỡng.
1.Các đặc điểm sinh lý của đối tượng tiểu học:
1.1. Đặc điểm về mặt cơ thể:
- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay
đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 3
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận
động như chạy, nhảy, nô đùa,
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các
em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó,
các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,
Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg. Nếu trẻ
vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104 cm (nữ) cân nặng đạt
15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ
có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1-2 kg. Tim của trẻ đập nhanh
khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ
tuần hoàn chưa hoàn chỉnh.
1.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống:
1.2.1 Hoạt động của học sinh tiểu học:
Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ
đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học
hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về
chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt
động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt
động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt
động khác như:
+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối
tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò
chơi vận động.
+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia
đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động
tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 4
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường,
của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,
1.2.2 Những thay đổi kèm theo:
- Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia
các công việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn,
hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, các em phải tham gia lao động sản xuất
cùng gia đình từ rất nhỏ.
- Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học đều thay đổi
so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ
học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt.
- Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính tập
thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận
mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình.
1.3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)
1.3.1 Nhận thức cảm tính:
Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều
phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
Tri giác: mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu
tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác
bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ,
hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có
chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ
dễ đến khó, )
1.3.2. Nhận thức lý tính:
* Tư duy :
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 5
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não, kỹ năng này bắt đầu phát triển từ giai
đoạn ấu thơ. Khi trẻ trong độ tuổi tiểu học, khả năng tư duy đã khá phát triển, trẻ đã có ý
thức, ghi nhớ, tư duy tổng hợp, phát tán và đánh giá đối với mọi thứ xung quanh.
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành
động. Tư duy mở rộng giới hạn của hoạt động nhận thức, đi sâu vào bản chất của sự vật,
hiện tượng và tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với nhau. Tư duy mở
rộng giới hạn của hoạt động nhận thức, đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng và tìm
ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng.
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát.
Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát
hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông
học sinh tiểu học.
* Đặc diểm tư duy của lứa tuổi tiểu học:
-Giai đoạn 1 ( 6 – 7 tuổi ): Tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế + Trẻ học
chủ yếu bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa trên các đối tượng hoặc
những hình ảnh trực quan.
+ Những khái quát của trẻ về sự vật hiện tượng ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào
những dấu hiệu cụ thể nằm trên bề mặt của đối tượng hoặc những dấu hiệu thuộc công
dụng và chức năng.
+ Tư duy còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tổng thể.
+ Tư duy phân tích bằng đầu hình thành nhưng còn yếu.
-Giai đoạn 2 ( 8 – 12 tuổi ): Tư duy trực quan hình tượng:
+ Trẻ nắm được các mối quan hệ của khái niệm.
+ Những thao tác về tư duy như phân loại, phân hạng tính toán, không gian, thời
gian, được hình thành và phát triển mạnh. ( Đến cuối giai đoạn 2, tư duy ngôn ngữ bắt
đầu hình thành. Theo lý thuyết phát triển trí tuệ của Piaget, thì đây được gọi là giai đoạn
vận dụng năng lực tư duy cụ thể (concrete operational stage) với hai đặc điểm nổi bật là
trẻ am hiểu nguyên lý bảo tồn và khái niệm nghịch đảo. Tuy nhiên năng lực tư duy của trẻ
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 6
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
còn bị hạn chế bởi sự ràn buộc với những thật tại vật chất cụ thể. Trẻ gặp khó khăn trong
tư duy trừu tượng.
* Tưởng tượng :
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm
non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, tưởng
tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ
thay đổi.
Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh
cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai
đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc
biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm,
tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm
của các em.
1.3.3 Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học:
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu
xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện
về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự
đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các
kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý
tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển
dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông
qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 7
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
1.3.4 Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học:
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều
khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có
chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực
quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu
dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính
bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán
trong quá trình học tập.
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng
tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định
phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực
về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một
bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất
hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để
làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
1.3.5 Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học:
Trí nhớ có nghĩa là ghi nhớ, cũng là quá trình ghi lại những kí ức hoặc sự vật đã
xảy ra trong não
Phương thức hiệu của việc ghi và tái hiện tài liệu của học sinh không phải do ngẫu
nhiên, mà do trẻ học được dưới sự chỉ dẫn của thầy cô giáo.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 8
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Thời gian đầu trẻ đi học tiểu học (lớp 1 và 2), khả năng ghi nhớ của trẻ còn rất máy móc.
Cùng với việc hình thành các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa và tự kiểm tra, trí nhớ chủ
định của trẻ (giai đoạn cuối tuổi tiểu học) phát triển và mang lại hiệu quả trong học tập
hơn là trí nhớ không chủ định.
1.3.6. Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học:
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của
người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để được
ông cho tiền, ) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn
yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó
khăn.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 9
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành
mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở
thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng
thú nhất thời.
1.3.7. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học:
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các
sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non
nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh
cười, rất hồn nhiên vô tư
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi
mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.
2.Nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng tiểu học:
Nhu cầu về dinh dưỡng của lứa tuổi học đường có vai trò rất quan trọng nhằm đảm
bảo không chỉ cho sự phát triển của cơ thể trẻ mà còn đáp ứng được các hoạt động thể lực
đa dạng và khả năng học tập của các em.
2.1.Nhu cầu về nǎng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này như sau:
Lứa tuổi
(nǎm)
Nǎng lượng
(Kcalo)
Chất đạm (g)
6 1600 36g
7 – 9 1800 40g
10 – 12 2100 – 2200 50g
Cụ thể một ngày nhu cầu về các loại thực phẩm ở lứa tuổi này như sau:
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 10
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Tên thực phẩm Trẻ 6 – 9 tuổi 10 – 12 tuổi
1. Gạo 220 – 250g 300- 350g
2. Thịt 50g 70g
3. Cá(tôm) 100g 150g
4.Đậu phụ 100g 150g
5. Trứng 1/2 quả 1quả
6.Dầu(mỡ) 20g 25g
7.Sữa 400 – 500ml 400 – 500ml
8.Đường 10 – 15g 15 – 20 g
9.Rau xanh 250 – 300g 300 – 500g
10. Quả chín 150 – 200g 200 – 300g
Quá trình hấp thu dưỡng chất vô cùng quan trọng, nhất là ở trẻ em, khi nhu cầu về
phát triển, tăng trưởng cao hơn so với người lớn. Lứa tuổi tiểu học (6-12 tuổi) là lúc trẻ
tập trung phát triển khả năng tư duy, trí nhớ, các kỹ năng đọc, viết, tính toán…Do đó, trẻ
cần có một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, học tập hợp lý nhằm tối ưu hóa sự phát triển.
Từ 6 tuổi trẻ em bắt đầu đi học, các
chất dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho trẻ
qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể
chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học
tập. Vì vậy ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này
giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng
chống được bệnh tật.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 11
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi tiểu học như sau: 6 tuổi: Năng
lượng 1600; chất đạm 36g. 7- 9 tuổi: Năng lượng 1800; chất đạm 40g. 10-12 tuổi: Năng
lượng 2100-2200, chất đạm 50g. Mỗi năm trẻ 6-12 tuổi tăng từ 2-3kg và 5-8cm. Trẻ cần
cung cấp 1600-2200 kcal, 36-50g đạm, 25-30g béo,
500- 700mg canxi/ ngày (Bảng Nhu cầu Dinh
dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam). Việc
cung cấp quá thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều
gây hậu quả không tốt cho trẻ. Trẻ béo phì hoặc
suy dinh dưỡng đều học kém, khó tập trung, trí nhớ
giảm.
2.2.Các nguyên tắc để xây dựng chế độ ăn cho trẻ:
Nguyên tắc chung để xây dựng chế độ ăn cho trẻ tốt nhất là là tuân thủ theo 3
nguyên tắc của các nhà nghiên cứu khoa hoc Abbott (Hoa Kỳ) là :
2.2.1. Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ:
- Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: bột, cháo, cơm, mì Chất
này cung cấp năng lượng cho bé và giúp chuyển hóa chất trong cơ thể.
- Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua, các loại đậu giúp xây dựng cơ bắp, tạo
kháng thể.
- Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ dự trữ, cung cấp cho bé năng lượng và các
vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K).
- Chất xơ: có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hóa chất và tăng
cường chất đề kháng, cung cấp vitamin.
2.2.2. Nước :
Nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 - 15% trọng lượng cơ thể. Một trẻ em nặng 10kg,
trung bình cần 1 - 1,5 lít nước/ngày. Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 12
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Trẻ em cần nhiều nước hơn người lớn để chuyển hóa và đào thải chất bã, để điều chỉnh
nhiệt độ cơ thể Do đó, nếu cha mẹ cho trẻ ăn thức ăn quá đặc hoặc không cho trẻ uống
đủ nước thì sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ sẽ kém.
2.2.3. Thực phẩm an toàn:
Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế biến thức ăn
cho trẻ.
Thịt cá, hải sản, rau trái cây phải tươi sống, đảm bảo không có thuốc sâu hay hóa
chất. Thực phẩm đã chế biến sẵn như sữa chua, xúc xích, ruốc bông nên lựa chọn những
thương hiệu có uy tín về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Thức ăn đã nấu chín nếu chưa dùng thì phải đậy nắp kín và để trong tủ lạnh. Khi
dùng cần nấu lại vì một số vi khuẩn vẫn phát triển ở nhiệt độ 5 - 10 độ C.
Không nên cắt nhỏ và ngâm thịt, cá, rau, trái cây trong nước vì sẽ làm mất đi một số
vitamin (C, B, acid folic ). Đối với các loại củ nên rửa nhẹ nhàng sau khi đã gọt sạch vỏ
để giảm thiểu việc mất vitamin do các vitamin nằm ngay dưới lớp vỏ.
Ngoài ra chúng ta cần quan tâm đến các bữa ăn cho trẻ
Trước hết là phải ăn đủ bữa - ngoài 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cần cho trẻ
dùng thêm 2 bữa phụ.
Với bữa ăn chính thì cần đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm giàu chất bột, nhóm giàu
chất béo, nhóm giàu chất đạm và nhóm giàu vitamin, khoáng, chất xơ) là nhằm cung cấp
đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Với bữa phụ có thể dùng các món ăn gọn nhẹ,
được chế biến sẵn như: bánh bông lan, sữa, chè, khoai
Tiếp theo là cần đảm bảo nhu cầu can-xi, vì can-xi là thành phần quan trọng
trong cấu trúc xương, giúp xương phát triển vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao.
Can-xi được cơ thể hấp thu tốt từ sữa, mỗi ngày cần cho trẻ uống 500-600ml sữa. Can-xi
còn có nhiều trong những loại thực phẩm như: cua, ốc, tôm tép
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 13
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Cần cho trẻ dùng thực phẩm giàu lysin, bởi lysin là acid amin góp phần quan trọng
để tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Những thực phẩm giàu lysin gồm có: thịt, cá, trứng,
sữa, các loại đậu, đậu nành Cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm để tránh thiếu hụt lysin.
Dùng nhiều thực phẩm giàu chất sắt, vì sắt là nguyên liệu để tạo máu. Nếu cơ thể
trẻ thiếu sắt sẽ dẫn đến bệnh thiếu
máu do thiếu sắt, làm chậm tăng trưởng,
ảnh hưởng đến sức khỏe, sức học, khả
năng tư duy, sáng tạo ở trẻ. Thực phẩm
có chứa nhiều chất sắt gồm có: gan,
huyết, trứng, thịt, cá, rau dền
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất
kẽm, bởi kẽm rất cần thiết cho những
hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ
thể.
Thiếu kẽm sẽ dẫn đến trẻ biếng ăn, chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể cũng bị
kém đi
Cần sử dụng muối i-ốt trong chế biến thức ăn. I-ốt là nguyên liệu tạo nên nội tiết tố
tuyến giáp, tác động lên hoạt động của nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, thúc đẩy sự
tăng trưởng. Thiếu i-ốt sẽ dẫn đến trẻ phát triển chậm về thể chất và tâm thần. Thực phẩm
có chứa nhiều i-ốt gồm: muối i-ốt, sữa, rau câu, phô mai, trứng gà, tảo
Việc lựa chọn những thực phẩm dễ hấp thu cũng cần được xem xét khi xây dựng
thực đơn cho trẻ. Đạm động vật, nhất là đạm từ cá, trứng, sữa sẽ dễ hấp thu (tỉ lệ hấp thu
>95% so với đạm thực vật là 70-80%), cũng như có nhiều sắt, kẽm, vitamin B2, PP,
B12…phù hợp với trẻ, do đó nên giữ ở mức 50-60% tổng lượng đạm theo nhu cầu. Hấp
thu đạm và bột đường đều tốt hơn khi thức ăn được nấu chín. Các lọai chất béo không no
có lợi cho sức khỏe hơn, có trong mỡ cá và dầu thực vật (trừ dầu dừa và dầu cọ) cũng
được hấp thu tốt hơn mỡ động vật giàu chất béo no.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 14
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Thành phần các bữa ăn của trẻ phải càng đa dạng càng tốt, nếu được nên phối hợp
giữa gia đình và nhà trường để có thể thay đổi các món ăn hàng ngày tạo sự ngon miệng
và thích thú cho trẻ khi ăn.
2.3.Chế độ ăn cho trẻ giai đoạn nhi đồng (tiểu học):
Trước hết cần đảm bảo đủ năng lượng tức là trẻ cần được ăn no. Năng lượng được
cung cấp chủ yếu qua cơm và các sản phẩm chế biến từ gạo như bún, bánh, phở… thỉnh
thoảng nên cho các cháu ăn thêm ngô, khoai, sắn là những thực phẩm trong nhóm ngũ cốc
vừa cung cấp chất bột (cho năng lượng) vừa là nguồn chất xơ tốt.
Lượng chất đạm trong khẩu phần của trẻ cần nhiều hơn người lớn, nhu cầu đạm ở
lứa tuổi này cần 3-3,5g/kg thể trọng (trung bình khoảng 30-50g/ngày/trẻ). Nên cho trẻ ăn
đa dạng các thức ăn giàu đạm như thịt (lợn, bò, gà, vịt, ngan, chim…); cá (quả, chép, trê,
trắm, rô, diếc…); cá biển (chim, thu, nục, hồng, mối…); trứng (gà, vịt, chim cút); sữa
(sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành; tôm, cua, đậu đỗ. Lượng đạm cần có đủ vì chất đạm
tham gia vào cấu trúc mọi tế bào, cái lõi của sự phát triển, cái nền của sức khỏe trẻ em.
Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì có thể gây gánh nặng cho trẻ nhất
là khi trẻ uống thiếu nước. Các sản phẩm chuyển hóa trung gian của lượng đạm dư thừa
sẽ gây độc hại cho cơ thể.
Cần cho trẻ ăn đa dạng các thức ăn giàu đạm.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 15
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Dầu mỡ cũng cần cho bữa ăn của trẻ. Dầu mỡ giúp cho thức ăn ngon hơn, cung cấp
năng lượng cao và là dung môi giúp hấp thu các vitamin A, D, E, K là những vitamin cần
cho sự phát triển của trẻ. Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ.
Các chất khoáng và vitamin cũng rất cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi này. Chất khoáng
cần cho sự tạo xương, tạo máu và đem lại sự lành mạnh cho các hoạt động chức năng sinh
lý của các bộ phận trong cơ thể. Hàng
ngày trẻ 6-10 tuổi cần 400-500 mg
canxi, nguồn cung cấp canxi không
thiếu nhưng vấn đề là cần tỉ lệ thích hợp
giữa canxi và photpho mới giúp canxi
được hấp thu tốt, tỉ lệ Ca/P tốt nhất là
1,5-2. Để đạt được tỉ lệ canxi/P thích
hợp bữa ăn của trẻ cần có sữa, tôm, cua,
cá thường xuyên.
Ưu tiên cho trẻ nguồn thức ăn động vật (thịt, cá, tôm, trứng…) là nhằm đảm bảo
đủ sắt cho cơ thể. Sắt trong nguồn thức ăn này có hàm lượng cao và dễ hấp thu.
Mọi vitamin đều cần cho trẻ, đặc biệt về nhu cầu vitaminA và vitaminC. Nhu cầu
vitaminA của trẻ lứa tuổi nhi đồng như người lớn từ 400-500 mcg/ngày. VitaminA chính
cống chỉ có trong thức ăn động vật (thịt, trứng, cá, tôm, gan, tim…), tiền vitaminA
(caroten) có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, đỏ, da cam. Khi vào cơ thể caroten có
thể được chuyển thành Vitamin A, nhưng trẻ em có nhược điểm là hấp thu caroten rất
thấp nhất là khi bữa ăn có quá ít dầu mỡ.
VitaminC cùng với vitaminA rất cần cho sự phát triển, sự tạo máu, tăng cường hệ
miễn dịch. Nhu cầu vitaminC ở tuổi nhi đồng cần từ 55-60mg/ngày và phải được cung
cấp đủ hàng ngày. Ở nước ta rau quả vừa là nguồn cung cấp vitaminA, vitaminC cùng
một số chất khoáng và vitamin khác. Để đảm bảo nhu cầu vitamin cần cho trẻ ăn rau, quả
thường xuyên, nên cho ăn nhiều loại rau, quả theo mùa.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 16
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Lượng đạm cần có đủ vì chất đạm tham gia vào cấu trúc mọi tế bào, cái lõi của sự
phát triển, cái nền của sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều
đạm vì có thể gây gánh nặng cho trẻ nhất là khi trẻ uống thiếu nước. Các sản phẩm
chuyển hóa trung gian của lượng đạm dư thừa sẽ gây độc hại cho cơ thể.
3.Một số lưu ý khi cung cấp dinh dưỡng cho đối tượng tiểu học:
- Giai đoạn này trẻ có thể nhận thức được vai trò của bữa ăn đối với cơ thể, nên tốt
nhất là giảng giải cho trẻ hiểu, khơi dậy sự tự nhận thức và hành động của trẻ. Các bậc
phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến con mình, cho bé ăn vào những giờ nhất định
trong ngày, tuy dịu dàng với con nhưng phải kiên quyết những khi cần thiết tránh, nuông
chiều những thói quen không hay trong bữa ăn của trẻ như vừa ăn vừa xem sách, vừa ăn
vừa chơi điện tử, ăn trễ giờ quy định, bỏ bữa, thay bữa chính bằng các món ăn phụ. Nếu
được nên cho trẻ tham gia vào công việc chuẩn bị bữa ăn, lựa chọn thực đơn. và nên đánh
giá cao những cố gắng của trẻ cho dù đôi khi hình thức hoặc kết quả hoàn toàn ngược lại
với ý muốn của người lớn.
- Tránh ăn vặt, ăn hoặc uống các đồ ngọt trước bữa ăn chính. Cần phân biệt rõ các
bữa ăn phụ không có nghĩa là ăn vặt. Thành phần các bữa ăn phụ có thể hết sức đa dạng
tuy nhiên cần tránh các loại thức ăn hoặc thức uống có calori rỗng (đường, kẹo, nước
ngọt.).
- Bữa ăn của trẻ cần đủ các nhóm thức ăn cơ bản: Bột đường, đạm ( cả động vật và
thực vật), béo (dầu ăn, vừng lạc.) và các loại rau, trái cây cung cấp vitamin và chất
khoáng.
- Sữa là một thức ăn phụ rất tốt cho trẻ ở mọi lứa tuổi vì dễ sử dụng, giá trị dinh
dưỡng cao. Theo khuyến cáo tất cả mọi người không phân biệt trẻ em hay người lớn nên
dùng khoảng 500ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên cần lưu ý ở lứa tuổi tiểu học thì sữa không
thể là thức ăn chính thay thế các thức ăn cơ bản đã kể ở trên. Hoàn toàn không nên dùng
sữa để thay một bữa chính trong ngày của trẻ.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 17
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
- Ở tuổi này trẻ rất dễ bị các chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến ăn uống như viêm
hô hấp, viêm phế quản, tiêu chảy. Cần lưu ý giữ gìn để có thể phòng ngừa các bệnh này
như giữ ấm, giữ vệ sinh cơ thể và răng miệng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho
bữa ăn của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, cần thiết phải đưa trẻ đến BS khám bệnh và chú ý tuân
thủ các chỉ định điều trị của BS, không nên tự ý bỏ khám, thêm hoặc bớt thuốc hoặc nóng
ruột chuyển đổi liên tục nhiều phương pháp điều trị có thể làm bệnh kéo dài. Phải luôn
nhớ rằng tình trạng dinh dưỡng trẻ em xấu đi tỉ lệ thuận với thời gian mắc bệnh. Khi trẻ
bệnh, thường hệ tiêu hóa làm việc kém đi nên trẻ biếng ăn hơn ngày thường. Đừng nên
hốt hoảng bắt ép trẻ ăn đủ lượng thức ăn hàng ngày bằng mọi cách. Nên chia các bữa ăn
ra làm nhiều bữa nhỏ, có thể cho ăn lỏng nhẹ hơn như cháo, súp, sữa. Cũng nên tránh một
thái độ hoàn toàn ngược lại là quá kiêng cữ, không cho trẻ ăn đủ chất trong khi bệnh, làm
cho tình trạng dinh dưỡng của bé xấu đi nhanh chóng và bệnh có thể kéo dài hơn. Sau mỗi
đợt bệnh, nên chú ý tăng thêm bữa phụ cho trẻ để bù lại năng lượng đã mất đi trong quá
trình bệnh.
Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý
một số điểm như sau:
- Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một
số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết
trong giờ học)
- Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực
phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại
nhất định.
- Ăn đúng bữa, không ăn vặt,
không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước
bữa ăn.
- Không nên nấu thức ăn quá
mặn, tập thói quen ăn nhạt.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 18
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
- Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng. Ðến bữa ăn nên
chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.
- Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống một lít một
ngày.
- Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại
tiểu tiện.
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, tránh bị táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất
dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
3.1.Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng:
- Tránh ăn vặt, ăn hoặc uống các đồ ngọt trước bữa ăn chính. Cần phân biệt rõ các bữa ăn
phụ không có nghĩa là ăn vặt. Thành phần các bữa ăn phụ có thể hết sức đa dạng tuy
nhiên cần tránh các loại thức ăn hoặc thức uống có calori rỗng (đường, kẹo, nước ngọt.).
- Bữa ăn của trẻ cần đủ các nhóm thức ăn cơ bản: Bột đường, đạm ( cả động vật và thực
vật), béo (dầu ăn, vừng lạc.) và các loại rau, trái cây cung cấp vitamin và chất khoáng.
- Sữa là một thức ăn phụ rất tốt cho trẻ ở mọi lứa tuổi vì dễ sử dụng, giá trị dinh dưỡng
cao. Theo khuyến cáo tất cả mọi người không phân biệt trẻ em hay người lớn nên dùng
khoảng 500ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên cần lưu ý ở lứa tuổi tiểu học thì sữa không thể là
thức ăn chính thay thế các thức ăn cơ bản đã kể ở trên. Hoàn toàn không nên dùng sữa để
thay một bữa chính trong ngày của trẻ.
- Ở tuổi này trẻ rất dễ bị các chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến ăn uống như viêm hô hấp,
viêm phế quản, tiêu chảy. Cần lưu ý giữ gìn để có thể phòng ngừa các bệnh này như giữ
ấm, giữ vệ sinh cơ thể và răng miệng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bữa ăn
của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, cần thiết phải đưa trẻ đến BS khám bệnh và chú ý tuân thủ các
chỉ định điều trị của BS, không nên tự ý bỏ khám, thêm hoặc bớt thuốc hoặc nóng ruột
chuyển đổi liên tục nhiều phương pháp điều trị có thể làm bệnh kéo dài. Phải luôn nhớ
rằng tình trạng dinh dưỡng trẻ em xấu đi tỉ lệ thuận với thời gian mắc bệnh. Khi trẻ bệnh,
thường hệ tiêu hóa làm việc kém đi nên trẻ biếng ăn hơn ngày thường. Đừng nên hốt
hoảng bắt ép trẻ ăn đủ lượng thức ăn hàng ngày bằng mọi cách. Nên chia các bữa ăn ra
làm nhiều bữa nhỏ, có thể cho ăn lỏng nhẹ hơn như cháo, súp, sữa. Cũng nên tránh một
thái độ hoàn toàn ngược lại là quá kiêng cữ, không cho trẻ ăn đủ chất trong khi bệnh, làm
cho tình trạng dinh dưỡng của bé xấu đi nhanh chóng và bệnh có thể kéo dài hơn. Sau mỗi
đợt bệnh, nên chú ý tăng thêm bữa phụ cho trẻ để bù lại năng lượng đã mất đi trong quá
trình bệnh.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 19
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
3.2.Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì:
- Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn
một loại thực phẩm nào đó.
- Nếu uống sữa nên uống không có đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ).
Không nên uống sữa đặc có đường.
- Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.
- Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá
đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.
- Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.
- Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức
ăn cơ bản giàu chất xơ .
- Không cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas.
- Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.
- Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo,
chocoat, kem, nước ngọt trong nhà.
- Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 20
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
Kết luận:
Nhu cầu về dinh dưỡng của lứa tuổi học đường có vai trò rất quan trọng nhằm đảm
bảo không chỉ cho sự phát triển của cơ thể trẻ mà còn đáp ứng được các hoạt động thể lực
đa dạng và khả năng học tập của các em.
Mỗi một lứa tuổi có đặc điểm sinh lý và bệnh lý riêng , nếu áp dụng chế độ chăm
sóc và nuôi dưỡng đúng, trẻ sẽ có một sức khoẻ tốt. Để xác định trẻ đã đủ chất dinh
dưỡng hay chưa cách tốt nhất là theo dõi cân nặng và khám sức của trẻ mỗi tháng để can
thiệp kịp thời, tránh để hậu quả lâu dài.
GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 21
Dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Dinh Dưỡng, Lê Thị Thanh Hương, Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm
Thành Phố Hồ Chí Minh, thang 9/2011.
[2]
[3]
[4] />[5] />[6] />GVHD:ThS.Trần Thị Thu Hương Page 22