Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận đề tài Quan điểm của sinh viên ĐH KHXHNV TP.HCM về việc làm thêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.15 KB, 24 trang )

Mục lục
I. Lời mở đầu……………………………………Trang
1. Lí do chọn đề tài…………………………………2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài…………………… 3
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài………………………4
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài…………………4
5. Ý nghĩa việc nghiên cứu………………………….4
6. Tổng quan tình hình………………………………5
II. Phần nội dung chính
1. Thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên…………6
2. Quan điểm của sinh viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn về việc đi làm thêm…………
11
3. Đề xuất ý kiến………………………………………19
III. Kết luận………………………………………… 21
1
Nguồn tham khảo:
/>


/>, ,

Nguồn: Ảnh: Minh Đức
Nguồn: />2
I. Lời mở đầu
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào môi trường Đại học, hầu hết sinh viên đều tìm cho mình một công
việc làm thêm (part – time job). Một số lượng không ít sinh viên mới chân ướt
chân ráo bước vào Đại học đã hối hả tìm việc làm thêm. Đặc biệt là sinh viên
ngoại tỉnh, họ phải lo chi phí ăn ở, học phí và nhiều những khoản lặt vặt khác.
Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên không thể cứ trông đợi vào


sự viện trợ của gia đình Thời gian học Đại học không quá nghiêm khắc như
bậc THPT nên cho phép sinh viên có thể sắp xếp thời gian đi làm. Hơn nữa,
khi vào Đại học, sinh viên đều đã ở lứa tuổi 18 trở lên, họ đủ trưởng thành để
có thể tự lập. Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau: có thể là
để kiếm thêm tiền, có thể là để học hỏi kinh nghiệm hay là để tạo dựng các
mối quan hệ… Việc làm thêm cho sinh viên thì ngày càng nhiều và đa ngành
nghề, đa lĩnh vực: phục vụ quán ăn, nhà hàng; tiếp thị sản phẩm; gia sư; bảo
vệ;… Các đơn vị tuyển dụng cũng ưu tiên tuyển nhân viên là sinh viên đang
theo học ở các trường ĐH, CĐ… vừa tạo việc làm cho sinh viên vừa có cơ hội
tiếp cận một nguồn lao động trẻ có tri thức.
Làm thêm giúp sinh viên có thêm khoản tiền phụ giúp gia đình, giảm bớt
gánh nặng cho bố mẹ trong việc trang trải học phí, chi phí ăn ở. Hơn nữa, khi
tự mình làm ra được đồng tiền, họ sẽ hiểu được nỗi cực khổ và họ sẽ biết cách
tiêu xài hợp lý. Ngoài khoản thu nhập, làm thêm giúp sinh viên có điều kiện cọ
xát với thực tế, qua đó có thêm những kinh nghiệm, kỹ năng, giúp họ dạn dĩ
và tự tin hơn . Nhiều sinh viên tìm được công việc làm thêm gần với ngành
nghề mình đang theo học, đó là cơ hội để họ áp dụng những lý thuyết học
được vào thực tế và đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân. Những
sinh viên đi làm thêm sẽ rèn luyện được tính tự lập, trưởng thành hơn, ít dựa
dẫm vào người khác và sau này khi bước vào môi trường làm việc chuyên
nghiệp, họ sẽ bớt bỡ ngỡ hơn những sinh viên không đi làm.
Tuy nhiên, việc đi làm thêm cũng như con dao hai lưỡi. Bên cạnh những mặt
lợi thì cũng cũng có những vấn đề tiêu cực. Thứ nhất, nhiều sinh viên khi
kiếm được những đồng tiền đầu tiên thì lại sa vào mải mê kiếm tiền mà quên
mất nhiệm vụ chính là học tập. Sinh viên vẫn hay nói với nhau rằng, đi làm
3
kiếm tiền học lại. Thứ hai, nếu sinh viên không cân bằng được thời gian thì
thời gian để học và tham gia các hoạt động ngoại khóa khác sẽ bị việc làm
thêm lấn chiếm. Nhiều sinh viên phải lên lớp ngủ bù cho những đêm đi làm về
khuya. Cường độ làm việc càng cao thì hiệu quả học tập càng thấp. Thứ ba, đi

làm thêm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Thứ tư, những sinh
viên mới bắt đầu đi làm thêm thiếu kinh nghiệm nên dễ bị lừa gạt, quỵt tiền.
Hơn nữa, có những công việc làm thêm chứa nhiều cám dỗ và nếu sinh viên
không đủ tỉnh táo để vượt qua thì sẽ rơi vào những hậu quả nặng nề khác.
Sinh viên đi làm thêm không còn là vấn đề nhỏ lẻ mà là một xu thế gắn chặt
với đời sống sinh viên. Nhất là đối với sinh viên đang theo học ở các trường
trên địa bàn TP.HCM - một thành phố lớn và phát triển nhất nhì cả nước – thì
hoạt động làm thêm của sinh viên càng sôi động. Vậy thì, với tất cả những
mặt lợi mặt hại trên, sinh viên nên tìm kiếm cho mình một công việc làm
thêm hay không và làm thế nào để đi làm thêm không ảnh hưởng nhiều đến
kết quả học tập? Với mong muốn đi sâu hơn vào vấn đề này, chúng tôi thực
hiện đề tài “Quan điểm của sinh viên ĐH KHXH&NV TP.HCM về việc làm thêm”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 MỤC TIÊU CHUNG
Thấy được quan điểm của sinh viên Trường Đại Khoa học Xã hội và Nhân văn
về việc làm thêm.
Sinh viên sẽ rút ra kết luận nên hay không nên đi làm thêm khi còn ở giảng
đường
2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Khái quát hiện trạng của việc làm thêm dành cho sinh viên
- Những ý kiến, quan điểm của sinh viên về việc làm thêm hiện nay: sự
đa dạng, những mặt tích cực, hạn chế của việc sinh viên đi làm thêm và
ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên khi đang còn học tập
trên giảng đường
- Sinh viên đưa ra quan điểm của mình về việc làm thêm, mục đích sinh
viên đi làm thêm, rút ra nhận định cho bản thân, nếu có đi làm thêm thì
làm sao để cân bằng giữa việc học và việc làm.
- Nêu ra một số đề xuất về việc làm thêm.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4

Chúng tôi thực hiện đề tài trong phạm vi trường ĐH Khoa học xã hội &
Nhân văn TP. Hồ Chí Minh
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Về phương pháp chung, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý
thuyết dựa trên một số tư liệu đã có sẵn từ trước như một số bài báo
đề cập tới thực trạng việc làm thêm của sinh viên nói chung, một số đề
tài nghiên cứu của cựu sinh viên đã tham gia viết về đề tài nghiên cứu
tương tự như chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi còn có sự kết hợp phương
pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, tức là phương pháp không có bất kì
sự tác động nào làm biến đổi trạng thái của sự vật.
- Về phương pháp cụ thể, đầu tiên chúng tôi ưu tiên cho phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi bằng cách thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi với
những câu trắc nghiệm có – không, trả lời dựa trên câu hỏi có sẵn và
trắc nghiệm mở rộng. Từ đó, sử dụng phương pháp thống kê để thống
kê cụ thể kết quả khảo sát được một cách chính xác nhằm phục vụ công
tác nghiên cứu đề tài đã chọn. Bên cạnh đó, dựa vào phương pháp
nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi sẽ đi sâu, mở rộng đề tài bằng cách sử
dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để cho đề tài
đảm bảo tính logic và mang tính thực tiễn cao.
5. Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU
5.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC
- Nghiên cứu việc làm thêm của sinh viên trong môi trường Đại học, cụ thể
là Đại học KHXH&NV để có cái nhìn tổng quan hơn về hiện tượng đi
làm thêm ở các môi trường khác nhau. Và hiện tượng đó có ảnh hưởng
tới xã hội hiện tại như thế nào.
- Tác động khách quan và chủ quan của việc làm thêm trong sinh viên đến
từng cá nhân sinh viên, người tuyển dụng và toàn xã hội.
- Nghiên cứu vấn đề này, cũng có thể thấy rõ chất lượng đào tạo của nhà
trường hiện nay đã đáp ứng đủ nhu cần học tập và rèn luyện của sinh
viên hay chưa? Và liệu sau khi ra trường, sinh viên có thể kiếm được

việc làm hay phải đi làm thêm trong quá trình học tập để tích lũy kí
năng cho bản thân mình.
5.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Giúp sinh viên hiểu rõ hơn những mặt hạn chế và tích cực của việc đi làm
thêm, từ đó quyết định và lựa chọn có nên đi làm thêm hay không. Nếu
5
có thì nên chọn việc gì, trong môi trường nào để phù hợp với hoàn cảnh
của mình.
- Muốn xin được công việc làm thêm tốt, sinh viên cần trang bị cho mình
những gì.
- Hạn chế những rủi ro trong việc đi làm thêm cho sinh viên Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng và các trường ĐH khác nói
chung.
- Thông qua việc nghiên cứu, các nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được tâm
tư, nguyện vọng, ý muốn của sinh viên, từ đó có thể tuyển được nhân
viên làm bán thời gian phù hợp với vị trí, công việc đang cần.
- Nhà trường cũng có thể nắm rõ hiện trạng sinh viên phải đi làm thêm
như thế nào, để có thể hiểu hơn về nhu cầu đời sống, nhu cầu học tập,
nhu cầu được rèn luyện của sinh viên, từ đó điều chình phương pháp
giáo dục sao cho phù hợp.
6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Thông qua tìm hiểu, điều tra từ các trang mạng xã hội, chúng tôi thấy
nhiều đề tài nghiên cứu về việc làm của sinh viên rất có giá trị. Các đề tài
này nhìn chung đã phản ánh được thực trạng việc làm thêm của sinh viên
như đề tài "Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay" của nhóm
sinh viên tại một trường Đại học ở Hà Nội.Tuy nhiên, điểm thiếu sót là
chưa đi sâu vào tìm hiểu một nhóm đối tượng cụ thể vì vậy chúng tôi đã
thu hẹp phạm vi khảo sát, đối tượng làm khảo sát của chúng tôi là sinh
viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM, trong
đó:

Sinh viên năm 1: 20%
Sinh viên năm 2: 60%
Sinh viên năm 3: 10%
Sinh viên năm 4: 10%
- Thái độ sinh viên khi làm khảo sát: Sinh viên Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn rất quan tâm đến vấn đề này, không có thái độ thờ ơ.
Hầu hết sinh viên muốn đi làm thêm đều muốn có kết quả để được biết
thêm cách tìm việc làm thêm hiệu quả, đúng được ngành nghề mình đang
học. Mong được biết cách khắc phục những thiếu sót khi đi làm thêm, cách
6
điều chỉnh thời gian hợp lí sao cho công việc làm thêm không ảnh hưởng
nhiều đến việc học ở trường.
Những đề tài trước liên quan đến việc làm sinh viên đã nói lên được:
- Khái quát được tình hình chung về việc đi làm thêm của sinh viên hiện
nay
- Nêu ra các vấn đề về việc làm như: sinh viên bị lừa khi đi làm thêm,
sinh viên làm nhiều nhưng mức lương nhận được quá thấp…
- Đưa ra những nhận xét đánh giá về hiện trạng sinh viên đi làm thêm
Tuy vậy, đề tài này vẫn chưa tìm hiểu sâu trong quan điểm, cách nhìn
nhận của chính những sinh viên đang đi làm thêm và ngay cả những
sinh viên không đi làm thêm về việc đi làm, những đánh giá của chính
sinh viên về những công việc mình đang làm.
II. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
1. THỰC TRẠNG VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
Sinh viên đi làm thêm hoặc mong muốn tìm kiếm được một công việc làm
thêm ngoài giờ học trên giảng đường là câu chuyện xưa nay không còn xa lạ.
Thế nhưng liệu ở mỗi thời điểm khác nhau quan điểm của sinh viên về việc
làm thêm có gì thay đổi?
1.1 SỰ ĐA DẠNG VIỆC LÀM THÊM HIỆN NAY DÀNH CHO SINH VIÊN
Việc sinh viên tìm kiếm công việc làm thêm cho mình sau mỗi giờ học giờ đây

không khó khăn gì cả. Với từ khóa “việc làm thêm sinh viên” thì trong vòng
chỉ 0.32 giây goolge đã cho ra khoảng 153.000 kết quả liên quan (hình ảnh
minh họa ở dưới). Như vậy ta có thể thấy, việc làm thêm của sinh viên vô
cùng đa dạng.
7
Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là việc làm thêm đa dạng như thế nào?
Thứ nhất, về số lượng việc làm, chúng tôi trích dẫn một trang mạng được
nhiều người truy cập tìm kiếm việc làm nhất hiện nay:
Vâng ở
trang tìm kiếm việc làm này, số lượng việc làm thêm cho sinh viên rất
phong phú, từ phục vụ nhà hàng tiệc cưới, bảo vệ, phát tờ rơi, cộng tác
viên đăng tin online… mức lương phổ biến là từ 1-3 triệu đồng. Chỉ trong
ngày, những công việc nhà hàng tiệc cưới, tổ chức sự kiện lượt người truy
cập xem khá đông. Tuy nhiên, những việc làm phổ biến cho sinh viên hầu
hết là công việc phục vụ chân tay, không phù hợp với chuyên ngành sinh
viên đang được học tập tại giảng đường đại học.
Thứ hai, về thời gian, những việc làm thêm hiện nay thời gian lưu động
khá lớn. Sáng, trưa, chiều, tối đều có nhiều công việc để lựa chọn. Đặc biệt
có một số công việc có thể lưu động thời gian rảnh thì làm không thì thôi.
Thứ ba, về hình thức công việc, sinh viên có thể lựa chọn hình thức làm
việc online, làm tại nhà hay làm trực tiếp.
Ngoài ra những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng
Tàu…số lượng công việc dành cho sinh viên là chủ yếu.
1.2 THỰC TRẠNG ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP. HỒ CHÍ MINH – ĐHQG TP.HCM
8
Theo khảo sát lấy ý kiến của 100 sinh viên trường Đại học khoa học xã hội
và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh khi được hỏi các bạn có đang đi làm thêm
không thì có đến 59 người (tức chiếm 58%) đang đi làm. Như vậy đã có
hơn một nữa thừa nhận đang làm việc thêm ngoài việc học và công việc

chủ yếu của những sinh viên được hỏi làm phục vụ tại các quán ăn, quán
café, cửa hàng thức ăn nhanh chiếm 35%, tiếp theo là công việc gia sư
chiếm 21%, phụ bán shop chiếm 10%, phát tờ rơi chỉ chiếm 2% và những
công việc khác chiếm 19%.
Kết quả trên cũng dễ hiểu và phù hợp với điều kiện thực tế khi những
công việc phục vụ (nói chung) là những công việc dễ kiếm, không yêu cầu
nhiều về kĩ năng, đặc biệt tại làng đại học việc đi lại rất thuận tiện. Công
việc gia sư cũng tương tự, là công việc tri thức nên phù hợp với nhiều bạn
sinh viên. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt
trong xã hội ngày càng đánh giá cao tri thức thì các bậc phụ huynh tạo
mọi điều kiện học hành cho con em là điều tất yếu, vì vậy công việc gia sư
cũng không còn khó tìm kiếm nữa và số lượng nhiều bạn sinh viên lựa
chọn công việc này.
Cũng trong cuộc khảo sát này khi được hỏi các bạn sinh viên có đang tìm
kiếm việc làm thêm hay không thì có đến 72 người (chiếm 71%) trả lời là
có. Từ đó ta có thể khẳng định nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm của sinh
viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh khá cao. Nhưng
dễ nhận thấy sự vô lý ở đây khi ở trên chỉ có 42% trả lời là không đi làm
nhưng ở đây con số muốn tìm kiếm việc làm thêm lại lên tới 71%, chênh
9
lệch nhau 29%. Phải chăng 29% số người được hỏi có việc làm thêm rồi
nhưng chưa phù hợp nên đang tìm kiếm một việc làm thêm khác phù hợp
hơn.
Còn thực tế tiền lương thì như thế nào?
Có 54 người thừa nhận có mức lương dưới 1.5 triệu đồng và 17 người có
mức lương trên 2 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra 11 người nhận được mức
lương 1.5-2 triệu đồng/ tháng và số còn lại không đưa ra mức lương cụ thể.
Trên thực tế có nhiều bạn sinh viên Nhân Văn làm việc trong làng Đại học
nhận lương theo ngày hoặc theo tuần với mức lương 10 nghìn đồng/ tiếng.
Bạn Hà Thị Ngọc (sinh viên năm 2, khoa Xã hội học) chia sẻ: mình làm thêm

bán quần áo từ 5-10h tối hằng ngày ngoài chợ đêm, mỗi đêm như thế mình
kiếm được 50 nghìn đồng và được chủ trả lương vào cuối tuần.
10
Vậy thực trạng việc làm thêm của sinh viên Nhân văn diễn ra phổ biến, chủ
yếu làm phục vụ, gia sư, bán shop. Ưu điểm của những công việc làm thêm
được lựa chọn nhiều là do dễ kiếm, không yêu cầu bằng cấp hay kĩ năng;
nhược điểm gặp phải là công việc có mức lương khá thấp và không phù hợp
với trình độ đại học của chính bảnh thân mỗi sinh viên (trừ gia sư).
1.3 TÌM KIẾM VIỆC LÀM TRÊN INTERNET HIỆN NAY
Thực tế hiện nay cho thấy xu hướng các bạn sinh viên tìm kiếm công việc làm
thêm trên internet hoặc các trong mạng xã hội có xu hướng ngày càng tăng.
Các trang facebook trang tìm kiếm việc làm nhanh trên internet thu hút rất
nhiều người xem và theo dõi. Cũng từ khóa “việc làm thêm sinh viên”, trang
Những công việc làm thêm hấp dẫn cho sinh viên
có 62.083 lượt thích, trang
Hội hỗ trợ việc làm thêm cho sinh viên
có 136.485 lượt thích
ngoài ra các trang tìm kiếm việc làm thêm như
, ,

Nhìn thực tế số liệu chúng tôi khảo sát được 100 sinh viên trường Đai học
Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh (biểu đồ ở dưới) cũng cho thấy
số lượng sinh viên tìm kiếm việc làm trên internet, các trạng mạng xã hội
chiếm 45% song song với việc tìm việc truyền thống như thông qua bạn bè
người thân chiếm 43% và các cách tìm việc khác chiếm phần trăm rất ít. Đây
là kết quả phù hợp với xu thế tìm việc hiện nay của sinh viên nói chung.
11
Việc tìm kiếm thông qua internet, qua mạng xã hội có ưu điểm và nhược điểm
theo quan điểm của chúng tôi như sau:
Về ưu điểm, việc tìm kiếm việc làm thêm trên các trang mạng xã hội, trên

internet rất tiện lợi, cập nhật tin tức nhanh chóng. Một trang tìm việc làm
trên facebook có hàng nghìn lượt thích chỉ cần đăng một thông tin mới thì đã
có rất nhiều người tiếp cận. Đặc biệt các trang mạng còn là nơi chia sẻ, bình
luận trao đổi thông tin với nhau.
Về nhược điểm, việc tìm kiếm việc làm trên mạng rủi ro rất lớn, sinh viên dễ
bị lừa đảo, nhất là những việc làm tại nhà trên máy vi tính, làm online có mức
lương hậu hĩnh. Thứ nữa, việc làm thêm ở trên mạng thường quảng cáo
không đúng sự thật, nói quá về điều kiện làm việc, mức lương…
2. QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN – ĐHQG TP.HCM VỀ VIỆC LÀM THÊM
2.1 QUAN ĐIỂM CHUNG
Trong khoảng thời gian gần 2 tháng khảo sát sinh viên trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn quan điểm của họ về việc đi làm thêm. 100 phiếu
khảo sát mà chúng tôi đã phát ra thì có 58% sinh viên đã và đang đi làm
thêm, 42% còn lại không đi làm thêm. Vì vậy những quan điểm, nhận định
của sinh viên về công việc đi làm thêm có thể xuất phát từ kinh nghiệm đi làm
thực tế của họ, hoặc chỉ là suy nghĩ của các cá nhân, những gì mà sinh viên
biết được thông qua bạn bè hoặc hiểu biết từ xã hội.
Theo đa số các sinh viên, việc sinh viên không đi làm thêm lí do là vì chưa tìm
kiếm được công việc thích hợp (30%) hoặc sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ và
việc học tập (30%). Ngoài ra còn có các lí do như không có phương tiện đi lại,
tiền lương qua thấp. Một số sinh viên không có ý định đi làm thêm hoặc có lí
do khác (chưa biết cụ thể). Hiện tại, nhà trường đang khuyến khích sinh viên
vừa học vừa hành, ngoài giờ trên lớp nghe giảng dạy về lí thuyết thì một số
môn vẫn cố gắng đầu tư thời gian cho sinh viên ra ngoài thâm nhập thực tế.
Từ việc đó, nhiều sinh viên nắm bắt cơ hội, họ điều chỉnh những việc học của
mình, sắp xếp thời gian hợp lí để có thể tận dụng kiếm thêm thu nhập. Ngoài
việc đó, việc đi làm thêm cũng tạo ra một hình thức thi đua cho sinh viên. Sinh
viên có thể vừa học giỏi vừa phụ giúp được kinh tế cho gia đình thì lại càng
12

giỏi nên nhiều sinh viên, dù hoàn cảnh gia đình không khó khăn nhưng vẫn
muốn tận dụng thời gian rảnh để làm thêm.
Theo quan điểm của các sinh viên trường Đại học Khao học Xã hội và Nhân
văn thì đi làm thêm có thể học được rất nhiều điều như: Kinh nghiệm, kỹ
năng giao tiếp sử lí tình huống, phụ giúp gia đình, mở rộng mối quan hệ.
Trong đó, kỹ năng giao tiếp, xử lí tình huống đạt 50% (51/100 phiếu), kinh
nghiệm chiếm 26%. Hiện tại nhà trường đã đưa môn Kỹ năng giao tiếp thành
một môn học chính, chuyên ngành của Khoa Báo chí và Truyền thông nên có
thể đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên có điều kiện để thực hành môn học này
một cách có hiệu quả, hơn là chỉ học dựa trên những lí thuyết có sẵn. Trong
các quán phục vụ từ nhà hang cho đến các quán trà sữa, cà phê, khi tham gia
thi tuyển nhân viên, sinh viên đều được đòi hỏi phải có một kĩ năng gia tiếp
tốt, đặc biệt tại các nhà hang tiệc cưới thì nhiều sinh viên cho biết phải học 2
buổi kỹ năng thì mới được nhận vào làm. Bất kì công việc gì cũng có quy tắc
nên từ công việc di làm thêm, sinh viên biết thêm được nhiều quy tắc ứng xử
trong công việc dù lớn hay nhỏ. Những sinh viên đi làm thêm thường có nhiều
kinh nghiệm hơn, điều này rất dễ thấy khi đi xin việc. Một sinh viên đã làm
nhiều thường dễ xin việc hơn, ngoài ra họ còn học được những kinh nghiệm
bổ ích như tổ chức sự kiện… Sinh viên ban đầu khi mới đi làm thường dễ bị
lừa nhưng khi được hỏi lại chuyện đó, họ vẫn thường cười và cho rằng đó là
một kinh nghiệm thú vị và bổ ích.
Những công việc được sinh viên lựa chọn thường là gia sư, phục vụ quán cà
phê, trà sữa. Gia sư được cho là một công việc thích hợp với sinh viên nhất
(41%) vì công việc này vận dụng trí óc nhiều hơn chân tay, không tốn quá
nhiều thời gian của sinh viên mà tiền lương lại khá cao, một giờ dạy gia sự có
thể bằng 5 giờ phục vụ ở các quán ăn, trà sữa.
Sinh viên không hề nhận định việc đi làm thêm có lợi hay có hại, chủ yếu sinh
viên cho rằng có lợi hay có hại tuỳ thuộc vào trường hợp và bản thân của
những người đi làm thêm.
3 tiếng mỗi ngày là khoảng thời gian hợp lí mà sinh viên cho rằng nên dành

cho công việc đi làm thêm (chiếm 61/100 phiếu), hoặc có thể 4 tiếng (chiếm
31/100 phiếu). Ngoài ra còn có một số sinh viên cho rằng có thể làm 5 tiếng
nhưng có lẽ không sinh viên nào nghĩ nên đi làm ít hơn hay nhiều hơn khoảng
thời gian đó. Vì lựa chọn khoảng thời gian khác chỉ chiếm 1% trong tổng số
13
phiếu đã khảo sát. Nếu biết điều chỉnh thời gian học và làm hợp lí, chúng tôi
cho rằng đây là lượng thời gian lí tưởng mà sinh viên có thể dành ra mỗi
ngày cho công việc làm thêm.
Chúng tôi đã khảo sát sinh viên về quan điểm đi làm thêm vào dịp tết Dương
lịch hay tết Nguyên Đán mà không về nhà. Trong đó, 26% ủng hộ việc làm
này, 74% phản đối. Lí do chủ yếu cho việc đi làm thêm trong dịp tết là kiếm
tiền thêm phụ giúp gia đình, bên cạnh đó, những sinh viên ở xa gặp khó khăn
trong việc mua vé xe, tàu về tết cũng ở lại đi làm thêm (21%). Chúng tôi nhận
thấy, sinh viên đang ngày càng lo lắng cho kinh tế của gia đình mình và muốn
phần nào phụ giúp, họ muốn tự lực về kinh tế khi họ đang còn ngồi trên ghế
nhà trường. Vì vậy những sinh viên này cho rằng việc đi làm thêm song song
với việc học là điều cần thiết.
Trong số 100 sinh viên mà chúng tôi khảo sát, 57% đều rất vui vì những kiến
thức từ nhà trường vẫn luôn giúp ích cho công việc làm thêm của họ, tuy
nhiên, họ vẫn mong muốn nhà trường sẽ dạy cho họ nhiều hơn vì lượng kiến
thức từ nhà trường được vận dụng không nhiều trong công việc làm thêm
của họ. Tuy nhiên, nhóm khảo sát chúng tôi cho rằng đó chỉ là những quan
điểm và đánh giá một chiều từ cá nhân sinh viên. Từ khảo sát cho thấy
nguyên nhân sinh viên chưa vận dụng được những kiến thức từ nhà trường
là vì công việc làm thêm của họ đa phần không liên quan đến chuyên ngành
học ở trường. Dưới đây là kết quả khảo sát, phân tích cho thấy sinh viên
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực gì từ việc làm thêm và đưa ra những nhận định nên hay không nên đi làm
thêm đối với sinh viên trong trường.
2.2 ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC

Theo quan điểm của đa số sinh viên, việc đi làm thêm có lợi hay có hại đến
sinh viên tuỳ theo từng trường hợp và bản thân mỗi người. 22% sinh viên cho
rằng đi làm thêm có lợi, 3% cho rằng có hại và không nên đi làm thêm, 75%
tuỳ vào từng trường hợp. Tuỳ vào từng trường hợp có nghĩa là có thể hại
hoặc có thể lợi, dựa vào cách ứng xử của sinh viên.
Nhiều sinh viên chọn công việc làm thêm của mình là gia sư. Công việc gia sư
có thể vừa củng cố kiến thức, vừa trau dồi kinh nghiệm giảng dạy. Nếu chọn
được công việc gần với chuyên ngành mình đang học thì rất có lợi cho sinh
viên. Ví dụ như sinh viên học chuyên ngành Báo chí và Truyền thông thường
14
chọn những công việc như viết truyền thông sản phẩm cho một công ty nào
đó, viết tin bài cho báo, sinh viên làm việc vừa có thêm kinh nghiệm vừa có
thêm thu nhập. Sinh viên khoa Ngữ văn Anh thường chọn những công việc
như phiên dịch bài, hoặc giảng dạy ở các trung tâm tiếng Anh…Việc đi làm
thêm tạo cho sinh viên rất nhiều kinh nghiệm trong công việc, giúp sinh viên
không bị sai sót khi đi làm thêm quá nhiều. Công việc đi làm thêm nếu không
liên quan đến chuyên ngành sinh viên đang học ở trường thì đòi hỏi sinh viên
phải có kinh nghiệm trước đó.
Sinh viên đi làm thêm sẽ có thêm thu nhập, đó là điều chắc chắn và lợi ích đầu
tiên của việc đi làm thêm. Công việc làm thêm giúp sinh viên có thêm kinh
nghiệm và những mối quan hệ có thể giúp ích cho sinh viên rất nhiều. Ngoài
ra, sinh viên còn có thể tận dụng được khoảng thời gian chết nhờ công việc
làm thêm. Sinh viên thường có thói quen giết thời gian bằng việc đi mua sắm,
đi chơi với bạn bè… Đi làm thêm giúp cho sinh viên biết tận dụng thời gian
rảnh của mình để làm những việc có ích.
Ngoài ra, sinh viên khi đi làm thêm tạo ra những hoạt động điều độ bắt buộc.
Đi làm thêm đúng giờ khiến sinh viên không thể ngủ nướng vào sáng sớm.
Công việc làm thêm với mức độ vừa phải giúp sinh viên rèn luyện sức khoẻ,
giờ giấc hoạt động hợp lí thay vì thức khuya để xem phim hay tán gẫu với
bạn bè.

Môi trường làm việc cũng có thể làm thay đổi con người, từ công việc sinh
viên cũng có thể “trưởng thành” hơn, hoàn thiện bản thân. Có sự nhìn nhận
thực tế về xã hội thay vì chỉ học trên sách vở, không bị bỡ ngỡ khi bước chân
vào đời.
Sinh viên đi làm thêm, có thể kiếm thu nhập cho bản thân tạo cho sinh viên
biết cách chi tiêu hợp lí hơn, biết quý trọng những gì mà bản thân làm ra,
không phung phí vào những thứ không cần thiết.
2.3 ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
Song song với những ảnh hưởng tích cực của việc làm thêm mang lại cho
sinh viên, cũng như những bài học kinh nghiệm quý giá mà sinh viên học
được từ những thứ mà ở trường không thể dạy, nhằm trang bị cho mình
những kĩ năng cần thiết khi bước vào trường đời. Việc làm thêm cũng như
tất cả các sự việc khác xung quanh chúng ta, nó cũng có sự ảnh hưởng hai
15
chiều đối với mỗi cá nhân, đó chính là những tác nhân tiêu cực của việc làm
thêm.
Mặt tiêu cực không phải là ít. Chưa nói đến việc nhiều trung tâm tư vấn có
nhiều mánh khóe khi làm những sinh viên nhẹ dạ cả tin tiền mất tật mang
Công việc ngoài xã hội không hề đơn giản như nhiều người nghĩ hay lãng
mạn như trong phim Hàn Quốc mà giới trẻ hay xem. Công việc đòi hỏi cường
độ rất cao (chưa nói là khắc nghiệt) mà lương thì giá… “sinh viên”. Với cường
độ lao động như vậy, họ có thể nằm lăn ra ngủ khi về nhà trọ. Bài vở vì thế
cũng đành phải xếp sau. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân mà
số sinh viên phải thi lại, học lại không phải là con số nhỏ. Nhưng cái nguy
hiểm nhất chính là những mối hiểm họa bên ngoài xã hội mà không phải sinh
viên nào cũng biết được (hoặc có biết được nhưng khó có thể tránh) - những
cám dỗ vật chất! Nó có thể làm cho người ta tự đưa chân mình vào vũng bùn
lúc nào không hay
Trước hết, hiện nay việc làm thêm vô cùng đa dạng và có nhiều việc rất hấp
dẫn sinh viên bởi cách các trung tâm đều vẽ ra những cuộc sống màu hồng

cho sinh viên khi họ làm những công việc đó và không ít sinh viên đã sa chân
vào những công việc như “thiêu thân” và chính họ đã trở thành những con
mồi béo bở cho những trung tâm, những công ty đó.
Những trường hợp này chúng ta sẽ dễ thấy và đối tượng hay vấp phải đó
chính là những sinh viên năm nhất khi còn “chân ướt chân ráo” chưa có một
chút kĩ năng nào trong trường đời. Những công ty “ma” như vậy đó có thể là
những công ty bán hàng đa cấp: họ PR cho công ty mình và công việc mà sinh
viên làm sẽ mang lại thu nhập rất cao, nhưng nếu muốn làm được công việc
đó thì trước mắt sinh viên phải mua 1 sản phẩm của công ty họ, nó có thể là
đồng hồ, áo quần,… nhưng cái đáng ngạc nhiên chính là giá cả của những sản
phẩm đó nó có thể lên tới ba đến 4 triệu đồng mà số tiền đó đối với sinh viên
đâu phải là chuyện dễ dàng và kết quả là những sinh viên đó sẽ tìm cách xoay
sở như: nói dối gia đình để xin thêm tiền, vay mượn bạn bè,… và tất yếu họ vô
tình đã cống nạp mình cho những trung tâm, công ty đó.
Khi đã vượt qua vòng thử thách đầu tiên, họ đã trở thành thành viên của
những công ty ấy, họ đã có 1 công việc gọi là “việc làm thêm” theo cách nghĩ
của họ. Phần lớn công việc này chiếm tối đa thời gian của sinh viên “đi sớm về
16
muộn” là điều tất yếu. Và hệ luỵ của việc này là vô cùng khủng khiếp “tiền mất
tật mang”.
Tiền lương không là gì so với công sức mà họ bỏ ra. Bạn đi làm phục vụ, lễ
tân, nhân viên giao hàng… Đó đều là sức lao động của bạn. Phải đứng dưới
nắng, dưới mưa, chạy bàn, hoặc rong ruổi khắp thành phố… Để có được một
món tiền nhỏ, bạn phải đánh đổi cả sức khỏe và nhan sắc. Đừng cho rằng làm
thêm có tiền là sướng. Thực tế, không sinh viên nào có thể làm thêm ở một
chỗ quá lâu. Vì họ không chịu được áp lực và tiền lương không bao giờ xứng
với công sức của họ. Những chỗ tuyển dụng họ thường lựa chọn đối tượng
tuyển là sinh viên bởi sức trẻ của họ và bởi chuyện tiền lương cho sinh viên
khi làm những công việc đó quá bèo bọt, rẻ rúng: như ở làng Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều công việc làm thêm dành cho sinh viên

nhưng chủ yếu là phục vụ trong các quán cơm, gian hàng bánh trái,… công
việc khá nặng nhọc, sinh viên phải hì hục làm việc không nghỉ thế nhưng
lương 1 giờ làm chỉ được 5 đến 7 ngàn đồng, quá bèo bọt, như vậy không gọi
là bóc lột sức lao động thì là gì đây?

17
( Nguồn: 88/news/tap-chi-in
88/gioi-thieu quang-ba-99/quan-com-2000-dong-o-tp-hcm-2603-
0.html)
Việc làm thêm có thể coi là một trong những nguyên nhân mà số sinh viên
phải thi lại, học lại không phải là con số nhỏ. Trong số 100 bạn sinh viên mà
chúng tôi đi khảo sát thì có đến 39% bạn cho rằng công việc làm thêm ảnh
hưởng tới việc học. Và cụ thể ở đây là việc làm thêm có những ảnh hưởng
tiêu cực tới việc học tập của sinh viên trên giảng đường cũng như ở nhà:
Công việc làm thêm chiếm quá nhiều thời gian trong khi công việc lại vô cùng
nặng nhọc mệt mỏi khiến cho bản thân họ lãng quên đi nhiệm vụ chính bây
giờ của mình là học tập thật tốt. Không chỉ ở nhà mà ngay cả khi ở giảng
đường tình trạng sinh viên nằm ngủ trong lớp là vô cùng phổ biến Họ làm
việc như vậy thì họ lấy thời gian đâu để học??? Nếu có đi học thì họ cũng luôn
trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, nằm ngủ trong lớp và đương nhiên
là không tiếp thu được gì về bài học và kết quả tất yếu là học hành sa sút
nghiêm trọng. Và cũng có nhiều bạn sinh viên đã đi đến con đường nghỉ học
và lao đầu vào kiếm tiền, vào những công việc làm thêm mà họ cho là hấp
dẫn.
18
( Nguồn: Ảnh: Minh Đức)
Với tình trạng như vậy không chỉ ảnh hưởng đến việc học mà còn ảnh hưởng
đến sức khoẻ của chính bản thân sinh viên đó. Sau một ngày làm việc mệt mỏi
về đến phòng là đi ngủ liền, không màng đến sách vở, cơ thể rã rời không
chút sức lực. Rồi đến những kỳ thi họ lại thức khuya dậy sớm có bạn còn thức

suốt đêm để học bài nếu không thì không kịp, ngủ gục, mệt mỏi kiệt sức,… là
những tình trạng không thể tránh khỏi. Vậy thử hỏi họ học như vậy, bố trí
thời gian như vậy thì khi đi thi làm sao có kết quả tốt được???
Nhìn chung những công việc làm thêm mà sinh viên thường làm chủ yếu là
việc lao động tay chân (cũng có một số công việc lao động trí óc như: gia sư,
…) ngoài thời gian đi học trên trường thì thời gian còn lại thay vì dành cho
việc học tập ở nhà các bạn lại dành cho việc đi làm, họ làm như 1 con rô-bốt
trong khoảng 4-5h đồng hồ và trở về nhà trong mệt mỏi. Có thể họ đi làm vì
nhiều lý do khác nhau: phụ giúp gia đình, học hỏi kinh nghiệm,… thế nhưng
các bạn sinh viên phải hiểu được rằng tất cả những mục đích, lý do đi làm
thêm của họ đều nhằm phục vụ cho việc học nhưng những gì họ đang làm lại
là 1 con dao 2 lưỡi và nếu những ai không tỉnh táo thì nó sẽ có những ảnh
hưởng tiêu cực tới việc học và xa hơn nữa là tương lai của họ.
(Nguồn: />19
Nhưng cái nguy hiểm nhất chính là những mối hiểm họa bên ngoài xã hội mà
không phải sinh viên nào cũng biết được (hoặc có biết được nhưng khó có
thể tránh) - những cám dỗ vật chất! Nó có thể làm cho người ta tự đưa chân
mình vào vũng bùn lúc nào không hay Hiện nay có rất nhiều việc làm thêm
có thu nhập cao nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, nhiều bạn sinh viên đã
quên đi những hậu quả khó lường có thể xảy ra đối với họ khi làm những
công việc đó. Đối tượng thường vấp phải chủ yếu là các bạn sinh viên năm
nhất, năm 2, những việc đó có thể như: làm người mẫu chụp hình thời trang
nhưng họ lại không biết được hình của họ có chắc chắn chỉ là để quảng cáo
quần áo hay không??? Hoặc làm trong các quán bar những công việc này
mang lại thu nhập khá lớn đối với sinh viên nhưng hệ luỹ của nó thì không hề
nhỏ, đặc biệt đối với các bạn nữ. Ví dụ như khi họ làm trong các quán bar thì
đòi hỏi họ phải luôn tỉnh táo, có cách ứng xử tốt, có bản lĩnh,… nếu không thì
họ sẽ dễ bị mờ mắt với những cám dỗ “đầy béo bở” và kết quả là những sinh
viên đó vô tình đã đánh mất bản thân mình lúc nào không hay, sa vào những
vũng bùn và tất yếu nếu như họ không tỉnh ngộ sớm thì họ cũng đã đánh rơi

chính tương lai của mình và mất đi sự kì vọng của nhiều người đặc biệt là
người thân của họ.
2.4 SINH VIÊN NÊN HAY KHÔNG NÊN ĐI LÀM THÊM
Từ kết quả khảo sát, 94% sinh viên cho rằng nên đi làm thêm, 6% còn lại cho
rằng sinh viên không nên đi làm thêm. Tuy nhiên chúng tôi không thể khẳng
định việc đi làm thêm của sinh viên là đúng hay sai. Vì từ những phân tích
trên, chúng tôi nhận thấy việc đi làm thêm của sinh viên có mặt lợi và hại tồn
tại song song đòi hỏi sinh viên phải biết nhận thức khả năng bản thân, cảnh
giác với những phần tử lừa đảo, biết điều chỉnh thời gian biểu của mình hợp
lí để không ảnh hưởng đến việc học ở trường và đặc biệt là không để ảnh
hưởng đến sức khoẻ.
3. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Với những mặt tích cực và hạn chế của việc đi làm thêm, đoàn trường nên
làm gì để sinh viên có thể có một việc làm thêm tốt nhất?
Đề xuất thứ nhất được các sinh viên đưa ra đó là, nhà trường, đoàn trường
nên giới thiệu cho sinh viên những nơi làm thêm đáng tin cậy. Trên thực tế,
20
có nhiều nơi đăng tin tuyển dụng, đưa ra điều kiện làm việc và mức lương
hấp dẫn, nhiều sinh viên đã đăng kí ứng tuyển và đến khi đi làm mới biết
mình bị lừa quỵt. Hiện nay, sinh viên chủ yếu tìm kiếm việc làm từ Internet
mà Internet thì có muôn vàn trang thông tin tuyển dụng, nhiều sinh viên
không biết trang nào mới là tốt. Nhiều doanh nghiệp còn tuyển dụng nhân sự
bằng cách phát tờ rơi và dán tờ rơi khắp nơi. Sinh viên ra đường và nhận
một loạt các thông tin tuyển dụng, họ không thể xác định được đâu mới thật
sự là môi trường làm việc tốt, đâu là thông tin đáng tin. Sự tư vấn của nhà
trường, đoàn trường, những người đi trước sẽ rất quan trọng. Giữa nhà
trường và doanh nghiệp nên tạo mối quan hệ, khi doanh nghiệp cần tuyển
nhân sự sẽ gửi thông tin đến nhà trường và nhà trường sẽ phổ biến thông tin
đó đến sinh viên, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc ở một môi trường đáng tin
cậy. Nhà trường, đoàn trường nên tổ chức những buổi gặp gỡ giữa doanh

nghiệp và sinh viên, những ngày hội việc làm để qua đó, sinh viên có thể biết
những doanh nghiệp đang cần gì. Sư tương tác trực tiếp sẽ giúp sinh viên dễ
tìm được một công việc phù hợp với bản thân. Hơn nữa, tại Ngày hội việc
làm, nhiều doanh nghiệp còn tổ chức phỏng vấn trực tiếp để tuyển dụng nhân
sự, đó là cơ hội để sinh viên dễ dàng tìm được một công việc tốt hơn là tìm ở
các trang mạng.
Một trong những lý do khiến sinh viên không tìm kiếm được một công việc
làm thêm đó là do họ không tự tin vào khả năng giao tiếp của mình. Nhiều
sinh viên mắc lỗi trong quá trình đi làm thêm là do thiếu kĩ năng giao tiếp.
Hơn nữa, công việc làm thêm được nhiều sinh viên chọn lựa là những ngành
phục vụ, bán quán ăn, bán café, bán áo quần… Đó là những công việc đòi hỏi
kĩ năng giao tiếp cao, nếu thiếu kĩ năng giao tiếp sẽ rất khó để có thể làm tốt
và làm lâu dài. Vì thế, một đề xuất được các sinh viên đưa ra để sinh viên dễ
tìm một việc làm thêm đó là đoàn trường nên tổ chức những những buổi hội
thảo, những buổi nói chuyện về kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp. Qua những
câu chuyện, ví dụ mà diễn giả đưa ra, sinh viên sẽ rút ra được kinh nghiệm
cho bản thân, biết được cách xử lí trong những trường hợp có thể bắt gặp
trong thực tế. Để khi gặp phải trong quá trình làm việc, họ sẽ tìm được hướng
giải quyết tốt hơn.
Đề xuất thứ ba được các sinh viên đưa ra đó là nhà trường sắp xếp thời khóa
biểu học tập một cách hợp lí, có những khoảng nghỉ, như là hai ngày cuối
tuần để sinh viên có thể đi làm thêm. Nhiều sinh viên không thể đi làm thêm vì
21
thời gian học quá dày. Một số sinh viên phải cúp một số buổi học để đi làm
thêm. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến cả việc học lẫn việc đi làm của sinh viên.
Một đề xuất nữa được các sinh viên đưa ra đó là đoàn trường nên lập một
trang đăng tải những thông tin việc làm để sinh viên truy cập tìm việc làm
(lập fanpage trên facebook,…). Nhiều trường đã lập trang chuyên tư vấn, giải
đáp thắc mắc và cung cấp những thông tin tuyển dụng để sinh viên trong
trường cũng như ngoài trường có thể theo dõi. Doanh nghiệp khi tuyển dụng

nhân sự cũng đăng lên những trang đó để sinh viên tiện theo dõi và ứng
tuyển. Sinh viên nếu có thắc mắc gì về công việc, hồ sơ ứng tuyển có thể bình
luận hỏi và sẽ nhận được phản hồi. Các sinh viên cũng có thể dễ dàng chia sẻ
thông tin cho nhau vì hầu hết sinh viên đều có những tài khoản cá nhân trên
mạng.
Đó là những đề xuất mà các sinh viên đã đưa ra khi làm phiếu khảo sát.
III. KẾT LUẬN
Với kết quả khảo sát và những lí giải trên chúng tôi mong muốn:
Đối với xã hội, doanh nghiệp: có sự quan tâm hơn nữa đối với thế hệ trẻ; có
sự phối kết hợp với nhà trường nhằm tạo nhiều điều kiện cho sinh viên học
hỏi, cọ sát, phát huy năng lực
Đối với nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực
tế giúp sinh viên có môi trường học tập mang tính chất cởi mở, giới thiệu cho
sinh viên những công việc thuận lợi nhất
Đối với sinh viên: có cái nhìn đúng đắn về vấn đề làm thêm, từ đó có thể có
định hướng đúng đắn cho bản thân
Mặc dù đề tài Quan điểm của sinh viên trường Khoa học xã hội và Nhân văn -
ĐHQG TP. Hồ Chí Minh về việc làm thêm không phải là một đề tài mới nhưng
chúng tôi mong muốn gửi đến thầy cô cùng các bạn hiểu rõ hơn những suy
nghĩ của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói riêng và
tất cả mọi sinh viên nói chung về vấn đề việc làm thêm. Đồng thời từ những
dẫn chứng, phân tích cụ thể về thực trạng việc làm thêm hiện nay của nhóm
chúng tôi hi vọng giúp ích phần nào đó cho những bạn sinh viên đã, đang và
sẽ tìm kiếm cho mình một việc làm thêm phù hợp nhất với bản thân.
22
23
24

×