Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

THỰC TRẠNG HỨNG THÚ học tập của học SINH TRƯỜNG TIỂU học PHƯỜNG 6 đối với môn TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.91 KB, 17 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống của mỗi con người, ai cũng muốn để lại cho mình có một tương
lai tươi sáng và để lại những gì tốt đẹp cho mai sau. Bản thân em cũng vậy là sinh
viên năm thứ hai sắp trở thành một giáo viên trong tương lai, em cũng hi vọng sẽ
đạt được những điều mà mình mong muốn, có một sự nghiệp ổn định trong tương
lai.
Trong cuộc sống cũng như trong học tập, hứng thú góp phần quan trọng làm nên
thành công của giáo dục. Đồng thời mang lại nhiều khám phá vô cùng thú vị cho
khoa học nói chung và hứng thú nói riêng.
Theo quy định mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường. Cụ thể là trong quá
trình kiến tập năm thứ hai đều phải chọn cho mình một đề tài nghiên cứu khoa học
để thực hiện.
Qua quá trình tìm hiểu, em đã được tiếp xúc trực tiếp với môi trường giáo dục
thực tế ở trường Tiểu học phường 6, để có thể cùng trao đổi với tất cả các bạn
đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng học tập khi em bắt đầu bước vào công tác
giảng dạy sau này.
Bằng tất cả những hiểu biết của mình trong thời gian được đào tạo ở trường cũng
như trong thời gian đi kiến tập tại trường Tiểu học phường 6. Em đã tiếp thu và
học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô, biết được hứng thú học tập của
từng em. Đa số các em thích học môn Toán và Tiếng Việt. Em mong rằng qua
quển đề tài tìm hiểu “Thực trạng hứng thú học tập của học sinh trường Tiểu học
phường 6 đối với môn Tiếng Việt” sẽ giúp em cũng như các bạn đồng nghiệp tìm
hiểu, mắn được tâm lí, hứng thú học tập của các em học sinh.
Em hi vọng rằng khi đọc xong quyển đề tài này, quý thầy cô sẽ góp ý, bổ sung
những thiếu sót sai lầm còn mắc phải để cho bài nghiên cứu khoa học của em được
hoàn thiện hơn.
1
*Đề tài: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỜNG 6 ĐỐI VỚI MÔN TIẾNG
VIỆT
PHẦN I: MỞ ĐẦU


I.Lí do chọn đề tài
Khi còn là học sinh Tiểu học, hình ảnh thầy cô giáo đã để lại một ấn tượng
khó phai trong lòng em. Em đã ước mơ khi lớn lên sẽ trở thành một cô giáo và
bây giờ ước mơ của em đã sắp thành hiện thực. Giờ đây, em đang được đi kiến tập
tại trường Tiểu học phường 6, được tiếp xúc trực tiếp với môi trường giáo dục, tìm
hiểu đặc điểm tâm sinh lí của các em học sinh, nắm được hứng thú học tập của các
em để có thể thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Trong tâm lí học hứng thú là một vấn đề phong phú và cũng khá phức tạp:
L.X.Vuwgotxki đã khẳng định: “Đối với việc nghiên cứu hình như không có vấn
đề nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người”. Chính vì
thế các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu về hứng thú ,song vẫn
còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu.
Theo em, hứng thú học tập chỉ đến với các em khi các em tự xác dịnh được
mục đích học tập của mình. Từ đó các em mới có thể học tốt tất cả các môn. Muốn
hình thành hứng thú cho học sinh người giáo viên phải có phương pháp giảng dạy
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, lôi cuốn các em vào bài học…
Môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng giúp học sinh phát triển các
năng lực, phẩm chất trí tuệ, biết cách ứng xử lễ phép, văn hóa…Học Tiếng Việt
thông qua việc đọc-hiểu, vận dụng năng lực tư duy vào việc tìm đáp án trả lời câu
hỏi bài tập, vận dụng hững điều đã học vào trong cuộc sống, rèn luyện cho các em
phương pháp tư duy khoa học trí thông minh, sáng tạo. Môn Tiếng Việt còn góp
phần cho các em học được những phẩm chất đáng quý trong học tập, lao động,
cuộc sống : tính kỷ luật, tính thẩm mĩ, kiên trì, tính chính xác…Chỉ khi có hứng
thú học tập môn Tiếng Việt thì học sinh mới thấy được sự hấp dẫn của môn đó,
thấy được vai trò của môn Tiếng Việt đối với đời sống thì học sinh mới say mê học
một cách tích cực làm cho việc học đạt kết quả cao.
Trong những năm gần đây, học sinh rất sợ học môn Tiếng Việt coi nó là công
việc nặng nhọc căng thẳng. Do các em chưa thật sự nhận thức được tầm quan
trọng và ý nghĩa của việc học môn Tiếng Việt có thể do nội dung quá nhiều,
phương pháp dạy học của giáo viên không hấp dẫn, khó học…

Vì những lí do trên nên em đã quyết định chọn đề tài “thực trạng hứng thú
học tập của học sinh trường Tiểu học phường 6 đối với môn Tiếng Việt” làm nội
dung chính cho quá trình nghiên cứu khoa học của mình để biết được các đặc điểm
hứng thú học tập của các em học sinh.
2
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh trường
Tiểu học phường 6. Tìm ra những đặc điểm hứng thú học môn Tiếng Việt của học
sinh trường Tiểu học phường 6 cụ thể là hopcj sinh lớp 3/3. Đề xuất một số biện
pháp tâm lí sư phạm để nâng cao hứng thú học tập của các em. Từ đó đưa ra kiến
nghị sư phạm góp phần phát triển hứng thú học môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu
học.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu
Do không có điều kiện nên em chỉ chọn học sinh lớp 3/3, lớp mà em chủ
nhiệm làm đối tượng nghiên cứu. Lớp gồm 44 học sinh trong đó có 23 học
sinh nữ và 21 học sinh nam.
2. Khách thể nghiên cứu
Đặc điểm hứng thú học tập của học sinh tiểu học đối với môn Tiếng Việt.
3
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về hứng thú học tập
- Thực trạng về hứng thú học tập của học sinh đối với môn Tiếng Việt
- Một số biện pháp giúp các em học tốt
V.Giả thuyết khoa học
Đặc điểm hứng thú học môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học hiện nay nhìn
chung còn phân tán, chưa bền vững, chưa ổn định. Nguyên nhân là do việc giảng
dạy của giáo viên chưa làm cho học sinh nhận thức rõ ý nghĩa của môn Tiếng Việt,
chưa thu hút học sinh vào bài học…Hứng thú giữ vai trò quan trọng trong mọi
hoạt động của con người đặc biệt là trong học tập. Nếu chúng ta gây được cho học

sinh hứng thú học tập theo chiều hướng tích cực thì kết quả học tập của các em sẽ
rất cao, lôi cuốn các em khám phá cái mới.
V. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi tuần sinh viên chúng em đều có những tiết làm quen với bài giảng, tập
giảng trên lớp với các em học sinh. Đặc biệt là lớp mà em đã chủ nhiệm, em đã
trực tiếp tiếp xúc sinh hoạt với các em vào 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi và tiết sinh
hoạt tập thể. Trò chuyện tiếp xúc với các em để lấy thông tin phục vụ cho đề tài
nghiên cứu của mình. Để làm được điều này, em đã sử dụng nhiều phương pháp
cho việc nghiện cứu cụ thể là:
1.Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)
Là phương pháp trò chuyện trap đổi giữa giáo viên và học sinh về một chủ
đề nào đó. Cụ thể ở đây là nói về hứng thú học tập của các em. Nhằm thu thập
thông tin từ các em để biết được hứng thú học tập của các em đối với từng môn
như thế nào.
2. Phương pháp quan sát
Quan sát và theo dõi chặt chẽ hoạt động học tập của các em học sinh trong
những giờ dự giờ, dạy chính thức, giờ ra chơi xem các em có biểu hiện học tập
như thế nào? Gần giũ trò chuyện với các em về môn Tiếng Việt để thấy được
những biểu hiện cụ thể và những tác nhân gây ảnh hưởng đến hứng thú của học
sinh.
3.Phương pháp điều tra
Điều tra việc học tập bằng cách điều tra các môn các em có hứng thú học và
điều tra kết quả học tập của các em. Thăm dò ý kiến của học sinh qua phiếu điều
tra để biết được kết quả học tập của các em.
4.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các hồ sơ, sổ sách liên quan đến từng môn học để biết hứng thú
của các em đối với từng môn như thế nào?
5.Phương pháp thực nghiêm
4
Cho các em học sinh làm bài kiểm tra trong vòng 15 phút để biết được kết quả

hứng thú của các em đối với môn Tiếng Việt.
6. Phương pháp tổng hợp
Sau khi điều tra xong ta đem sản phẩm đó đối chiếu với khả năng học tập của
các em để biết được thực trạng hứng thú học tập của các em đối với môn Tiếng
Việt ra sao? Có kết quả hay không?
VII.Kế hoạch nghiên cứu
- Nhận đề tài nghiên cứu khoa học: 6/2/2012
- Bắt đầu tuần 1:từ ngày 6/2/2012 đến 12/2/2012:Đọc nghiên cứu tài liệu
- Tuần 2: từ ngày 13/2/2012 đến 19/2/2012.Tiến hành viết và khảo sát phiếu
- Tuần 3: từ ngày 20/2/2012 đến 25/2/2012.Hoàn thành đề tài nghiên cứu.
5
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lí luận
1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Môn TV có một vị trí quan trọng trong giáo dục ở Tiểu học, điều đó được thể
hiện ở thời lượng giảng dạy trong từng khối lớp và nó là công cụ để học các môn
học khác. Mục tiêu của việc học môn TV là:
+Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết
để học tập và giao tiếp. Thông qua việc dạy và học TV góp phần rèn luyện cho các
em thao tác tư duy.
+Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về TV và hiểu biết sơ
giản về tự nhiên - xã hội và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và cả
nước ngoài.
+Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng của TV góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
- Bất kì một hoạt động, việc làm nào cũng đòi hỏi phải có sự say mê, hứng thú
thì mới có kết quả tốt. Hứng thú sẽ làm cho việc học nảy sinh được khát vọng học
tập, hoạt động và từ đó làm tăng thêm hiệu quả của hoạt động nhận thức, làm cho
quá trình học tập chiếm lĩnh được tri thức một cách tích cực, giúp con người hoạt

động một cách tự giác, vươn xa về mọi mặt. có hứng thú con người sẽ vượt qua tất
cả những khó khăn để đi đến thành công. Hứng thú làm tăng thêm sức làm việc
của con người.
- Hứng thú biểu hiện xu hướng đặc biệt của cá nhân nhằm nhận thức rõ
những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh. Đồng thời biểu hiện thiên
hướng tương đối cố định của con người đối với các loại hoạt động nhất định.
- Trong học tập và nghiên cứu thài sự xuất hiện hứng thú là đặc biệt quan
trọng. Hứng thú được xác định như một xu hướng nhận thức của cá nhân kèm theo
những cảm xúc trong quá trình thỏa mãn nhu cầu đối với một thông tin mới. Có
hứng thú học sinh sẽ xác định được mục đích học tập. Hứng thú học tập cần được
duy trì thường xuyên đối với học sinh, nếu không có hứng thú thì việc học sẽ trở
mệt nhọc, nặng nề.
- Đặc điểm tiêu biểu của hứng thú là sự chú ý không có ý thức xuất hiện
nhanh chóng và sự chú ý có ý thức được duy trì một cách dễ dàng. Hứng thú luôn
luôn là chủ thể đối với các vật thể, các hiện tượng, các loại hoạt động nhất định
( ví dụ như hứng thú với âm nhạc, thể thao…). Xu hướng của hứng thú phụ thuộc
phần lớn vào thiên hướng và năng lực của con người. Ý nghĩa xã hội của các hứng
thú nhận thức thể hiện ở sự định hướng cá nhân đối với tương lai, đối với việc
nghiên cứu cái mới, cái chưa ai biết chưa tồn tại. Chỉ có cái mới mới có hứng thú,
còn cái cũ nếu không được nêu lên dưới ánh sáng, trong sự phối hợp và liên hệ với
6
cái mới thì sẽ không còn hứng thú, mau chán. Điều kiện nhất thiết phải có của sự
xuất hiện hứng thú là phải có hiểu biết sơ bộ và có kinh nghiệm thực tế trong một
loại hoạt động nhất định.
2. Một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu
- Hứng thú là một thái độ đặc thù của các cá nhân đối với đối tượng nào đó do
ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn của nó về tình cảm. Là một trong
những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có vai trò rất lớn đối với hoạt
động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng.
- Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng

hành động một cách say mê sáng tạo.
- Hứng thú học tập là một thái độ học tập của học sinh đối với một môn học
nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho
học sinh ttrong hoạt động học tập.
- Trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh
nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học môn nào
đó, học sinh sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó quan sát của các
em trở nên nhạy bén và chính xác , chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ dàng
và sâu sắc hơn, tưởng tượng trở nên phong phú hơn. Các em sẽ tự giác, tích cực,
sáng tạo, không biết mệt mỏi trong quá trình lĩnh hội và áp dụng vào giải các bài
tập sẽ linh hoạt sáng tạo hơn. Kết quả học tập của các em được nâng cao, từng
bước hình thành năng lực phát triển một cách tích cực.
- Hừn thú rất đa dạng. Con người có thể biểu hiện hứng thú đối với một cái gì
đó, đồng thời vừa đóng vai trò của người quan sát thụ động vừa tự thỏa mãn với
biểu hiện bên ngoài của hứng thú. Đó chính là loại hứng thú không hoạt động.
- Người ta căn cứ theo xu hướng chủ đích phân biệt hứng thú trực tiếp với hứng
thú gián tiếp. Nếu mục đích của tính tích cực do hứng thú gây nên sẽ được chứa
đụng ngay trong bản thân đối tượng mà mình tác động đến bản thân các sự kện
hay quá trình mà mình theo đuổi được gọi là hứng thú trực tiếp. Còn nếu mục
đích đó được chuyển từ đối tượng sang kết quả của nó là cái cần thiết cho những
mục đích quan trọng hơn trong một lĩnh vực hoạt động khác thì sự hứng thú đó
được gọi là hứng thú gián tiếp.
* Đặc điểm của hứng thú như là các nét tiêu biểu của xu hứng cá nhân:
- Tính hạn chế của hứng thú bởi một phạm vi khá hẹp các kiến thức và hình
thức hoạt động nhất định.
- Cụ thể hóa mục đích và thao tác hoạt động nhiều hơn so với bình thường.
- Mở rộng và đào sâu kiến thức của người nào đó về một lĩnh vực chuyên
môn và phát triển ở người đó những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
- Tích cực hóa không chỉ các quá trình nhận thức mà cả những nổ lực sáng
tạo của con người trong một lĩnh vực nào đó.

* Người ta phân biệt hứng thú sâu sắc và huengs thú hời hợt. Hứng thú mạnh mẽ
là hứng thú hoàn toàn bao trùm người ta và kích thích người đó hoạt động nghiêm
túc, khắc phục mọi khó khăn. Hứng thú ếu ớt là hứng thú có liên quan đến sự kích
7
thích tính sáng kiến và tính tích cực sáng tạo của con người. Hứng thú thụ động
là hứng thú mà người ta thích thỏa mãn sự tò mò của mình nhiều hơn, đồng thời
thích sử dụng thành quả của người khác. Hứng thú tích cực là hứng thú kích động
người khác tham gia hoạt động nhất định và tự mình đạt lấy những mục đích mà
mình quan tâm.
* Tóm lại:
Hứng thú là thái độ đặc biệt của các cá nhân đối với đối tượng nào đó , vừa
có ý ngĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân
trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, sự hấp
dẫn bởi nội dung họat động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm
nảy sinh khát vọng hành động , làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng
sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu, hứng thú là một trong những hệ thống động
lực của nhân cách.
8
Chưng II: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Thực trạng hứng thú học tập môn TV của học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học
phường 6
I.Vài nét sơ lược về trường
Năm học 2011-2012, trường có tất cả 19 lớp với 791 học sinh. Trường có tất cả
26 phòng học, trong đó có phòng chức năng gồm : phòng Ban giám hiệu, phòng
tin học, phòng đàn, phòng giáo viên, phòng thiết bị,…Phòng đàn có 23 đàn
organ, 100% máy vi tính đều được kết nối mạng. Tổng số giáo viên của trường là
35 giáo viên, trong số đó có 31 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy.26 giáo
viên nữ, 5 dân tộc, 14 Đảng viên ( chiếm 40% số giáo viên) và 8 đoàn viên. Ban
giám hiệu gồm 1 hiệu trưởng và 1 hiệu phó. 100 % số giáo viên đạt chuẩn trở lên,
trong đó trên chuẩn là 30 giáo viên (85,7 %) và có đội ngũ giáo viên có trình độ

chuyên môn cao.Trong số đó có :
- Đại học sư phạm: 20 giáo viên
- Cao đẳng sư phạm: 10 giáo viên
- Hệ 12 + 2 : 4 giáo viên
- 9+3 :1 giáo viên
Đa số giáo viên thực hiện tốt nội quy, thực hiện tốt phong trào “xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động hai không: nói không với
tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử.
Trường có trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, có
phong thư viện được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học cho từng khối
Ban chấp hành gồm hai đồng chí ( 1 Hiệu trưởng và 1 Hiệu phó)
- Hiệu trưởng: Thầy Đặng Công Dũng
- Hiêu phó:Cô Trương Thị Xuân Hồng
Trường có 791 học sinh được phân phối ở các lớp từ khối lớp 1 đến khối lớp 5
- Khối lớp 1 có 4 lớp
- Khối lớp 2 có 4 lớp
- Khối lớp 3 có 4 lớp
- Khối lớp 4 có 4 lớp
- Khối lớp 5 có 3 lớp
Khối Tổng số lớp Tổng số HS Nữ Dân tộc Lưu ban Đội
I 4 lớp 177 88 20 4
II 4 lớp 171 97 12 157
III 4 lớp 173 85 18 147
IV 4 lớp 161 85 17 142
V 3 lớp 109 53 13 109
II.Thực trạng hứng thú học tập của học sinh
9
Qua sử dụng phiếu điều tra các học sinh tại lớp 3/3 em nhận thấy: gần 90% học
sinh thích học môn TV, các em học một cách say mê, tự động lấy sách vở ra đọc
bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập không cần giáo viên nhắc nhở, luôn tích cực

trong giờ học.
Đối với môn các em có hứng thú thì các em rất thích học và đạt kết quả rất cao.
Vì nội dung bài học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, phát huy được sở
trường, trí tuệ, thông minh sáng tạo của học sinh.
Đối với các môn học sinh không hứng thú là do nội dung các môn này không
hợp lôgic và khoa học, giáo viên chưa làm rõ nội dung trọng tâm bài học,làm cho
các em không hiểu bài,không nắm được kiến thức tại lớp. Giáo viên thường cáo
gắt với học sinh làm cho các em sợ, lớp học trở nên thụ động mất đi không khí
hứng thú. Kết quả học dật chất lượng thấp hơn so với các môn các em có hứng
thú.Không có hứng thú các em chỉ học đối phó để lấy điểm trung bình.
Qua diều tra nghiên cứu, các em học sinh đa số thích học môn Toán và TV, đạt
kết quả rất cao từ 7 – 10 điểm. Học môn Toán giúp các em rèn luyện tính tỉ mỉ đòi
hỏi phải chính xác, các phép tính ngắn gọn lôi cuốn các em thêm hứng thú. Học
TV giúp các em biết cách giao lưu trong sinh hoạt hàng ngày, rèn luyện được kỹ
năng kỹ xảo, có thêm kiến thức để bước vào đời.
Em nhân thấy ở lớp 3/3 trường Tiểu học phường 6 Thành Phố Trà Vinh rất
thích học môn TV ở mức độ:
Môn Mức độ thích
Rất thích thích Không thích chán
Tiếng Việt + +
Những lí do làm cho các em học sinh thích học môn TV với mức độ thích và
rất thích là:
- Môn học có ý nghĩa
- Thầy dạy hay
- Có tác dụng nhiều đối với bản thân
- Dễ học đối với bản thân
- Học đạt kết quả cao
- Có truyền thống gia đình
 Điểm các môn học các em có hứng thú:
Môn Giỏi Khá Trung bình Yếu

Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ
Toán 31 70,5 6 13,6 4 9,1 3,68
TV 38 86,4 6 13,6
Các em thích học môn TV nhiều hơn môn Toán. Môn TV không có học sinh
trung bình và yếu
Khi học môn TV các em thường có biểu hiện: chăm chú nghe thầy cô giảng bài
và ghi chép bài đầy đủ, tích cực phát biểu, làm đầy đủ các bài tập, đọc thêm tài
liệu, có thắc mắc nêu lên…
 Tóm lại:
10
Để học tốt các môn đòi hỏi học sinh phải có sự hứng thú, say mê,tìm tòi…
Muốn vậy, giáo viên cần phải quan tâm , tìm hiểu để có phương pháp giáo dục
phù hợp, thu hút học sinh.
Chương 3: Biện pháp
Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu,để giúp cho học sinh có hứng thú học tập đạt
kết quả cao cần phải:
-Đảm bảo đầy đủ đò dùng dạy học. Giáo viên giảng dạy phải tạo được sự thoải
mái, không khí sôi động trong lớp học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Giáo viên giảng dạy nhiệt tình luôn quan tâm giúp đỡ các em, sẵn sàng trao đổi
với các em những gì còn thắc mắc.
-Phải quan tâm tuyên truyền cho các em biết ý nghĩa, tầm quan trọng của các
môn học để các em hiểu và có hứng thú học hơn.
-Phải biết vận dụng nhiều phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh
để lôi cuốn sự hứng thú của các em trong học tập.
11
PHẦN KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về hứng thú học tập của học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học
phường 6. Em nhận thấy rằng, mỗi học sinh đều có một mức độ hứng thú học tập
khác nhau tùy thuộc vào nhận thức và năng lực của tùng em.
Phần lớn các em học tập đạt kết quả cao là nhờ sự hứng thú học tập ở các em,

sự giảng dạy nhiệt tình của giáo viên, gia đình quan tâm ,giúp đỡ hướng dẫn các
em học tập chặt chẽ. Những em không có điều kiện học tốt là do gia đình chưa
quan tâm đến việc học của con em mình dẫn đến kết quả thấp. Vì vậy phải có sự
kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để các em học tốt hơn.
Giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ nhiều phương pháp làm cho học sinh tích
cực trong giờ học , giúp tiết dạy them sinh động lôi cuốn. Biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo.
12
KIẾN NGHỊ
-Giáo viên phải giành nhiều thời gian để gần gũi, tiếp xúc với học sinh của
mình để tìm hiểu lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư tình cảm mà học sinh muốn
giải bày cùng giáo viên, làm cho giáo viên và học sinh thêm gắn kết với nhau.
-Đặc điểm nhận thức là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Các em
luôn hiếu động với hình ảnh trực quan. Một trong những nguyên nhân để gây
hứng thú cho học sinh là người giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực quan.
-Giáo viên cần kết hợp với nhà trường tạo điều kiện thuậ lợi trong giảng dạy,
không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, đề ra những sáng kiến phương pháp mới làm
cho học sinh thực sự say mê hứng thú học tập.
-Phân phối thời gian quá ít trong khi đó nội dung bài quá dài, không có thời
gian làm bài tập nhiều. Do đó, giáo viên và học sinh cũng gặp không ít khó khăn
trog quá trình dạy và học.
13
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian 3 tuần kiến tập, tìm hiểu thực tế trường Tiểu học phường 6. Em
đã học hỏi và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô. Nhờ sự giúp đỡ
nhiệt tình của thầy cô hướng dẫn và các bạn sinh viên nên đã giúp em hoàn thành
đề tài nghiên cứu khoa học này.
Bằng tấm lòng thành kính, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của
quý thầy cô trường Đại học TRà Vinh. Đặc biệt là thầy Nguyễn Trọng Lăng đã
nhiệt tình hướng dẫn về nội dung và phương pháp làm đề tài này. Em xin chân

thành cảm ơn ban chỉ đạo, Ban giám hiệu trường cùng quý thầy cô và toàn thể
các em học sinh trường Tiểu học phường 6 đã giành tình cảm nhiệt tình, tích cực
học tập và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài này.
Khi đọc xong quyển đề tài này, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bài nghiên cứu khoa học của em được tốt hơn.
Một lần nữa , em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trọng Lăng cùng quý
thầy cô trường Tiểu học phường 6 đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian kiến
tập.
Trà Vinh, ngày 26 tháng 2 năm 2012
Người thực hiện

Thạch Thị Sa Mi

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách tâm lí học đại cương
- Sách tâm lí học lứa tuổi và tâm lí sư phạm
- Đề tài thư viện: Kiên Ngọc Huyền
- Đề tài thư viện: Phan Thị Thu Sương
- Sách, tài liệu có liên quan
15
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………….1
Phần I: MỞ ĐẦU……………………………………………….2
I.Lí do chọn đề tài…………………………………………… 2
II.Mục đích nghiên cứu……………………………………… 3
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu……………………… 3
IV.Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………4
V.Giả thuyết khoa học…………………………………………4

VI.Phương pháp nghiên cứu………………………………… 4
VII.Kế hoạch nghiên cứu………………………………………5
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………………….6
Chương I: Cơ sở lí luận……………………………………….6
1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu……………………… 6
2.Một số khái niệm liên quan………………………………7
Chương II: Thực trạng hứng thú học tập…………………… 9
1.Vàu nét sơ lược về trường……………………………… 9
2.Thực trạng hứng thú học tập của học sinh………………10
Chương III: Biện pháp……………………………………….11
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………… 12
KIẾN NGHỊ…………………………………………………….13
LỜI CẢM ƠN………………………………………………… 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… 15
16
Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Trà Vinh, ngày tháng năm 2012
17

×