Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

bài giảng PHP tốt nhất cho người mới học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.19 KB, 40 trang )

1
GIỚI THIỆU VỀ PHP
1. PHP là gì?

PHP viết tắt của Hypertext Preprocessor là một ngôn ngữ lập trình kiểu script ,
chạy trên Server và trả về mã HTML cho trình duyệt
2. Cách sử dụng PHP

Cú pháp:
<?php
//khối lệnh thực hiện công việc
?>

Mỗi câu lệnh trong php được kết thúc bằng dấu (;). Dấu này là một toán tử dùng
để phân biệt các cấu trúc với nhau

Có hai câu lệnh cơ bản dùng để hiển thị các câu text ra browser là : echo và print
2
GIỚI THIỆU VỀ PHP

Lưu ý:
o Các file php phải có phần mở rộng là .php. Nếu phần mở rộng là .html thì
đoạn mã php sẽ không được thực thi
o
Có thể viết các câu chú thích cho đoạn mã php. Có hai cách viết là: /* chú
thích */ hoặc // chú thích
2. Cách sử dụng PHP

Ví dụ:
<?php
echo "<p>Lập trình web với PHP</p>";


?>
3
KiỂU DỮ LiỆU CƠ BẢN, HẰNG, BiẾN TRONG PHP
1. Biến trong PHP

PHP quy định bất kỳ từ nào có dấu $ ở trước đều là tên của biến. Ví dụ: $a

Tên biến là một chuỗi các ký tự chỉ bao gồm các chữ số, chữ cái (a z) và dấu gạch
dưới ( _ ). Và PHP quy định phân biệt các biến chữ hoa và chữ thường là khác
nhau, ví dụ $ab và $Ab là 2 biến hoàn toàn khác nhau.

PHP tự động khởi gán giá trị của các biến này là rỗng (đối với kiểu dữ liệu văn bản)
hoặc 0 (đối với kiểu dữ liệu số)

Để gán giá trị cho các biến, bạn sử dụng câu lệnh gán như sau:
$tên_biến = giá trị cần gán;

Ví dụ:
$Nam_sinh=1980;
$ho_ten=“Thuận";
4
KiỂU DỮ LiỆU CƠ BẢN, HẰNG, BiẾN TRONG PHP
2. Các kiểu dữ liệu trong PHP

PHP có 3 kiểu dữ liệu cơ bản: Integer, double và string. Tất cả các biến đều được
chỉ định kiểu dữ liệu, và như chúng ta đã nói ở trên, giá trị của chúng có thể bị thay
đổi trong quá trình sử dụng.
o Kiểu giá trị Integer sử dụng 4 byte của bộ nhớ và có giá trị nằm trong khoảng
từ -2 tỷ đến 2 tỷ
o

Kiểu dữ liệu double là kiểu dữ liệu số thực, cho phép chứa các số thực.
o
Kiểu String được sử dụng để chứa các dữ liệu như là các ký tự văn bản, ký tự
đặc biệt và các chữ số. Dữ liệu kiểu string được đặt trong cặp dấu ngoặc kép
“ " chỉ định một xâu (hay còn gọi là chuỗi ký tự)

Ví dụ:
2: Kiểu integer;
2.0: kiểu double
"2 gio": Kiểu xâu
5
KiỂU DỮ LiỆU CƠ BẢN, HẰNG, BiẾN TRONG PHP
3. Định nghĩa hằng

Hàm define() được sử dụng để tạo một hằng số. Hàm này có cấu trúc sau:
define ("tên_hằng","giá trị của hằng");

Ví dụ:
define ("PI", "3.14");

Sử dụng hằng:
<?php
define("PI",3.1423);
$r = 10;
echo "Diện tích". 2*PI*$r*$r;
?>
6
KiỂU DỮ LiỆU CƠ BẢN, HẰNG, BiẾN TRONG PHP
5. Phạm vi của biến


Nếu biến được khai báo trong Script thì có phạm vi trong toàn Script

Nếu biến được khai báo trong một hàm nào đó thì chỉ có tác dụng trong hàm đó
6. Kiểm tra/ loại bỏ biến:

Sử dụng hàm isset(Tên_biến) để kiểm tra biến đó có tồn tại hay không? Kết quả
trae về kiểu boolean.

Sử dụng hàm is_numeric(Tên_biến) để kiểm tra biến có phải là kiểu số hay
không

Sử dụng hàm is_string(Tên_biến) để kiểm tra biến có phải là kiểu số hay không
7
CÁC PHÉP TOÁN TRONG PHP
1. Các phép toán số học
Toán tử Tên Ví dụ
+ Cộng $a + $b
- Trừ $a - $b
* Nhân $a * $b
/ Chia nguyên $a / $b
% Chia lấy dư $a % $b
2. Các phép toán quan hệ
Toán tử Tên Ví dụ
< Bé thua 3 < 5
<= Bé thua hoặc bằng 3 <= 5
> Lớn hơn $a > $b
>= Lớn hơn hoặc bằng $a>= $b
8
CÁC PHÉP TOÁN TRONG PHP
2. Các phép toán quan hệ

Toán tử Tên Ví dụ
!= Khác 123 != “123”
<> Khác 123<> “123”
== Bằng 123==“123”
3. Các phép toán logic
Toán tử Tên Ví dụ
&& And (và) $a && $b
|| Or (hoặc) $a or $b
! Not (phủ định) !$b
9
CÁC PHÉP TOÁN TRONG PHP
4. Các phép toán tự tăng giảm
5. Phép toán về chuỗi

Để tăng (hoặc giảm) giá trị của một biến lên (xuống) một đơn vị có thể sử dụng
phép toán tự tăng ++ và tự giảm - -

Có hai cách viết phép toán tự tăng giảm:
o
++&Tên_biến (hoặc $Tên_biến)
o
&Tên_biến++ (hoặc $Tên_biến )

Lưu ý: cần phân biệt hai cách viết trên

Phép cộng chuỗi: Để cộng (ghép) hai chuỗi lại với nhau ta sử dụng dấu chấm (.)
10
CÁC PHÉP TOÁN TRONG PHP
5. Phép toán về chuỗi


Ví dụ: Xét đoạn mã sau:
<?php
$so = 30;
$chuoi=“Giá trị của số là: ”;
echo $chuoi.$so;
?>
11
CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN
1. Cấu trúc rẽ nhánh

Cấu trúc if:
Cú pháp: if (điều kiện) câu lệnh php;

Cấu trúc if … else:
Cú pháp: if (điều kiện) công việc 1;
else công việc 2;

Cấu trúc if lồng nhau
Cú pháp: if (điều kiện 1) công việc 1;
elseif(điều kiện 2) công việc 2;
else công việc 3;

Lưu ý:

Ta có thể sử dụng cấu trúc if lồng nhau khi có nhiều hơn 2 sự lựa chọn

Nếu cần thực thi nhiều câu lệnh thì cần đặt nó trong cặp dấu ngoặc móc { }

12
CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN

1. Cấu trúc rẽ nhánh

Ví dụ:
//cấu trúc if….
$h=1;
if ($h > 0)
echo “h là số dương";

//cấu trúc if… else….
$h=1;
if ($h > 0)
echo (" h là số dương");
else
echo (" h là số âm");
//cấu trúc if lồng nhau
$h=1;
if ($h > 0)
echo "$h là số dương";
elseif($h<0)
echo "$h là số âm";
else
echo "$h là số không“;
13
CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN
1. Cấu trúc rẽ nhánh

Cấu trúc switch: sử dụng khi có nhiều sự lựa chọn
Cú pháp:
switch (n)
{

case <giá trị 1>: Câu lệnh 1; break;
case <giá trị 2>: Câu lệnh 2; break;

case <giá trị n>: Câu lệnh n; break;
default: Câu lệnh mặc định;
}
14
CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN
1. Cấu trúc rẽ nhánh

Ví dụ:
$so = 2;
switch ($so) {
case 0:
echo "zero";break;
case 1:
echo "One"; break;
case 2:
echo "Two"; break;
default:
echo "zero"; break;
}
15
CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN
1. Cấu trúc lặp

Cấu trúc For:
Cú pháp:
for (giá trị khởi tạo; điều kiện; giá trị tăng)
{

các câu lệnh;
}

Ví dụ:
for ($i = 1; $i < 11; $i++) {
echo ("$i <BR>"); //In từ 1 đến 10
}
16
CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN
1. Cấu trúc lặp

Cấu trúc While:
Cú pháp:
While (biểu thức điều kiện)
{
các câu lệnh;
}

Ví dụ:
$i=1;
While ($i <11) {
echo ("$i <BR>"); //In từ 1 đến 10
$i++;
}
17
TRUY CẬP ĐẾN FORM
1. Đặt điểm của Form

Form là một thành phần của trang web


Các đối tượng thể hiện của form:
o
TextField
o
Textarea
o
Button
o
RadioButton
o
CheckBox
o
List/Menu
18
TRUY CẬP ĐẾN FORM
1. Đặt điểm của Form

Các thuộc tính cơ bản của Form:
o
name: tên form
o
action: hành động
o
method: phương thức

Ví dụ khi muốn lấy giá trị từ Form đưa về trang xuly.php thì tại thuộc tính action
nhập vào đường dẫn đến trang đó:
<form action = "xuly.php" method ="POST" name="form1">
……………
</form>

19
TRUY CẬP ĐẾN FORM

Để lấy giá trị từ các phần tử form ta sử dụng các hàm $_GET hoặc $_POST
2. Hàm $_GET

Là hàm xây dựng sẵn dùng để lấy các giá trị từ form có sử dụng method = GET

Thông tin khi truyền đi với phương thức GET sẽ được hiển thị trên Browser’s
address bar. Mọi người có thể nhìn thấy thông tin và số ký tự tối đa là 100

Cú pháp lấy giá trị từ các phần tử form
$_GET[“Tên phần tử form”]
3. Hàm $_POST

Là hàm xây dựng sẵn dùng để lấy các giá trị từ form có sử dụng method = POST

Thông tin khi truyền đi với phương thức POST sẽ không được hiển thị trên Browser’s
address bar

Không thể nhìn thấy các thông tin (biến và giá trị) đang truyền.

Cú pháp lấy giá trị từ các phần tử form
$_POST[“Tên phần tử form”]
20
KẾT NỐI CSDL MYSQL TRONG PHP
1. Tạo kết nối đến MySQL
$biến_kết_nối = mysql_connect(“máy_chủ”,“tên truy cập CSDL”,“mật_khẩu”)
or die(“Không kết nối được”);
Trong đó:


Hàm die(“Chuỗi”): Đưa ra thông báo và kết thúc.

Với cách viết trên, die chỉ thực hiện khi lệnh trước nó không thành công
Ví dụ:
<?
mysql_connect ("localhost", "root","123") die(“không kết nối được”);
?>
2. Chọn CSDL cần truy cập
mysql_select_db(“Tên CSDL”) or die (“Chưa có CSDL”);
21
KẾT NỐI CSDL MYSQL TRONG PHP
3. Xây dựng câu truy vấn và thực hiện câu truy vấn
$biến = mysql_query(“Lệnh SQL”) or die(“Không thực hiện được SQL”);
Ví dụ:
<?php
$sql= mysql_query(“select * from sinhvien”);
?>

Các hàm cần thiết sử dụng để truy cập dữ liệu:

Hàm mysql_num_rows(data): Số lượng bản ghi trong bảng dữ liệu

Hàm mysql_fetch_array(data, [array_type]): trả về bản ghi trong bảng dữ
liê‹u như là mô‹t mảng kết hợp với các cô‹t là khóa

Hàm mysql_affected_rows([connection]): trả về số bản ghi trong bảng bị
ảnh hưởng bởi update, delete, insert
22
KẾT NỐI CSDL MYSQL TRONG PHP

4. Chọn CSDL cần truy cập

Truy xuất dữ liệu trong bảng sinh viên
<?php
mysql_connect("localhost", "root", "")or die("cannot connect");
mysql_select_db(“QLSV") or die("khong co");
$sql=mysql_query("select MaSV, HoTen from SINHVIEN");
if( mysql_num_rows($sql)<>0)
{
while($row = mysql_fetch_object($sql))
{
//Xuất thông tin
$MaSV = $row->MaSV;
$HoTen = $row->Hoten;

echo "$ MaSV <br>";
echo $ HoTen;
}
}
else
echo "Không có dữ liệu";
?>
23
KẾT NỐI CSDL MYSQL TRONG PHP
4. Chọn CSDL cần truy cập

Truy xuất dữ liệu trong bảng sinh viên
<?php
mysql_connect("localhost", "root", "")or die("cannot connect");
mysql_select_db(“QLSV") or die("khong co");

$sql=mysql_query("select MaSV, HoTen from SINHVIEN");
if( mysql_num_rows($sql)<>0)
{
while($row =mysql_fetch_array ($sql))
{
//Xuất thông tin
$MaSV = $row[“MaSV”];
$HoTen = $row[“Hoten”];

echo "$ MaSV <br>";
echo $ HoTen;
}
}
else
echo "Không có dữ liệu";
?>
24
KẾT NỐI CSDL MYSQL TRONG PHP
5. Đóng kết nối

Hàm mysql_close($biến_kết_nối)
Ví dụ:
<?
$con=mysql_connect ("localhost", "root","123") die(“không kết nối được”);
mysql_select_db(“QLSV") or die("khong co");
//thực hiện các công việc
………
mysql_close($con);
?>
25

KẾT NỐI CSDL MYSQL TRONG PHP
6. Thêm thông tin vào CSDL

Dùng hàm mysql_query(chuỗi cần chèn)
Ví dụ: Khi thêm thông tin vào trong bảng SINHVIEN gồm hai trường MaSV, TenSV
<?php
$con=mysql_connect("localhost", "root", "")or die("cannot connect");
mysql_select_db(“QLSV") or die("khong co");
$sql="insert into MaSV values(‘SV05’,‘Nguyễn Hằng Nga')";
$result = mysql_query($sql);
if (isset($result))
echo "da chen csdl" ;
?>

×