Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chuyên đề am nhạc lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.2 KB, 6 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY – HỌC TÔT MÔN ÂM NHẠC LỚP 4
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh Trang
Trường TH Nguyễn Ngọc Bình
I/ LỜI NÓI ĐẦU:
Bộ môn Âm nhạc trong trường tiểu học là một môn năng khiếu không chỉ
đối với người dạy (GV) mà kể cả người học (HS). Trong đó người dạy đóng vai trò
chủ đạo, phải sử dụng phương pháp một cách có khoa học và truyền đạt chính xác
thì người học mới tiếp thu và thực hiện tốt. Đối với người học chỉ cần tiếp thu và
diễn đạt lại, cộng thêm một chút sáng tạo nếu có năng khiếu điều đó phụ thuộc vào
từng đối tượng học sinh. Vì vậy, chúng ta không nên đặt nặng về khả năng học tập
và diễn đạt của học sinh để tránh gây áp lực nặng nề trong tiết học. Lớp học có đạt
hiểu quả tốt hay không phần lớn là do người dạy học. Mục tiêu của môn âm nhạc ở
trường tiểu học không phải để đào tạo cho học sinh trở thành “ca sĩ hay nhạc sĩ…”
mà âm nhạc trong trường tiểu học có vai trò hình thành thái độ văn hóa âm nhạc
ban đầu, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục . Giúp học sinh biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật phát triển
thẩm mỹ, nhằm cân bằng giữa trí lực với thể lực, giữa học tập với vui chơi, giúp
cho học sinh có niềm vui, tinh thần lạc quan, mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động
ca hát, tạo cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, phát triển nhân cách hài
hòa, góp phần xây dựng cho học sinh có một trình độ văn hóa âm nhạc phổ thông
phù hợp với lứa tuổi.
II/ NỘI DUNG:
Khi dạy môn này thì việc cần đầu tiên đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, nghiên
cứu về tâm lý học sinh như: sở thích, sở trường, năng khiếu … kết hợp với nhà
trường , gia đình và giáo viên chủ nhiệm … khi lên lớp phải tự nhiện vui vẻ, hài
hòa, biết khen thưởng đúng lúc đối với những em có năng khiếu tốt, tuyệt đối
không được chê trách những em kém năng khiếu đối với bộ môn này.
Ở lứa tuổi lớp , em nào có năng khiếu thì phát huy khả năng rất cao, rất
chính xác. Bên cạnh đó cũng có một số ít em thiếu tự nhiên, ngại ngùng hay gượng
ngạo trước đám đông, thậm chí rất sợ khi biểu diễn cá nhân trước lớp … Vì vậy, để
đạt hiệu quả cao trong giảng dạy môn năng khiếu âm nhạc người giáo viên phải


linh hoạt, sử dụng phương pháp dạy theo quy trình nhẹ nhàng thích hợp từng lúc,
từng đối tượng. Tích hợp với nhiều môn như: Mĩ thuật, kể chuyện, lịch sử, địa lý
… Kết hợp chặt chẽ giữa thầy và trò, nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học
sinh.
III. NỘI DUNG DẠY HỌC :
Môn âm nhạc lóp 4 gồm có 35 tiết, được thực hiện trong 35 tuần, mỗi tuần 1tiết ,
Học kỳ 1 :18 tiết , học kỳ 2 : 17tiết
Nội dung chương trình gồm 3 phần:
* Học hát:
-HS được học 10 bài hát trong đó có 3 bài dân ca Việt Nam và một bài hát nước
ngoài.
-Được củng cố các kĩ năng hát như:Tư thế, cách lấy hơi, giữ hơi, tập hát rõ lời,phát
âm gọn tiếng,tập hát những câu dài liền mạch.Tập hát đúng những chỗ có luyến
âm
-Tập thể hiện tình cảm qua mỗi bài hát.
-Hát có sắc thái, diễn cảm và đúng với tốc độ.
-Hát kết hợp vận động phụ họa.
Danh mục 10 bài hát được lựa chọn như sau :
1.Em yêu hòa bình ( nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn)
2.Bạn ơi lắng nghe.(Dân ca Ba-na. Sưu tầm- dịch lời: Tô Ngọc Thanh)
3.Trên ngựa ta phi nhanh.(nhạc và lời: Phong Nhã)
4. Khăn quàng thắm mãi vai em.(nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu)
5.Cò lả.(Dân ca đồng bằng Bắc Bộ)
6.Chúc mừng (nhạc Nga – Lời Việt: Hoàng Lân)
7.Bàn tay mẹ.(nhạc: Bùi Đình Thảo – Lời: Tạ Hữu Yên)
8.Chim sáo. (dân ca Khmer Nam Bộ - Sưu tầm: Đặng Nguyễn)
9.Chú voi con ở Bản Đôn.(nhạc và lời : Phạm Tuyên)
10.Thiếu nhi thế giới liên hoan.(nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)
IV. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1.Giáo dục HS có được những kiến thức âm nhac, phù hợp với lứa tuổi về: Học

hát, phát triển khả năng âm nhạc,tập đọc nhạc.
- Bước đầu giúp các em làm quen với một số kỹ năng đơn giản về ca hát, rèn thói
quen tập hát đúng và hát diễn cảm theo nội dung,tính chất từng bài hát,kết hợp hoạt
động khi học hát.
- Giúp HS phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm phong phú, lành mạnh, mạnh dạn,
tự tin khi tham gia các hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài nhà trường.
2.Tập đọc nhạc(TĐN)
-Tập đọc nhạc có 8 bài.
-Những bài TĐN được trích từ các bài hát hoặc được đặt lời ngắn gọn , dài không
quá 16 nhịp, cao độ trong phạm vi một quãng 8 (Đô 1-Đô 2).Sử dụng các hình nốt
đen , trắng , móc đơn , nốt trắng chấm đôi.
Các bài TĐN đều viết ở nhịp 2/3.
-Thang Đô 5 âm : Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm : Đô, Rê, Mi, Pha, Son,
La, Si.
3.Phát triển khả năng âm nhạc.
-HS được giới thiệu 4 nhạc cụ dân tộc như : Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà
Biết 4 truyện kể là Tiếng hát Đào Thị Huệ, Xen kẽ trong các tiết còn có các bài đọc
thêm.
-Nội dung nghe nhạc trong sách giáo khoa Âm nhạc 4 có ở các tiết 14, tiết 25. Đó
là nội dung mở,GV có thể chọn cho HS nghe một vài bài( chọn từ ca khúc thiếu
nhi, dân ca, nhạc không lời) đồng thời có phần dẫn giải, bình luận hoặc cho HS
nhận xét, phát biểu cảm nhận(tất nhiên là ở mức độ đơn giản, đôi khi chỉ là cảm
tính) .
Như vậy, chương trình Âm nhạc lớp 4 có 3 nội dung, trong đó có 2 nội dung cơ
bản là: học 10 bài hát và 8 bài tập đọc nhạc, học kì I dạy 5 bài hát và 4 bài TĐN,
học kì II dạy 5 bài hát và 4 bài TĐN. Ngoài ra còn có nội dung Phát triển khả năng
Âm nhạc như: giới thiệu 4 nhạc cụ phương Tây,kể chuyện Âm nhạc, nghe nhạc và
một số hoạt động khác
V. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức

- HS biết hát 10 bài hát đã được quy định
- Biết hình dáng, tên gọi một vài nhạc cụ dân tộc.
- Được nghe một số ca khúc, dân ca hoặc nhạc không lời.
- Biết 1 truyện kể về Âm nhạc, qua đó thấy được mối quan hệ của Âm nhạc với đời
sống.
- Biết sơ qua về nhịp 2/4 qua các bài tập đọc nhạc.
2.Về kĩ năng
Hát đúng giai điệu, hòa giọng, hát diễn cảm,kết hợp tập biểu diễn các bài hát.
- Bước đầu luyện TĐN và chép nhạc ở mức độ đơn giản.
- Luyện tập nghe để cảm thụ Âm nhạc.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Quy trình dạy hát gồm 7 bước:
*Bước 1: Giới thiệu bài hát.
- GV dùng tranh, ảnh để minh họa cho sinh động (chân dung các nhạc sĩ, hoặc nội
dung bài hát)
- GV đặt các câu hỏi gợi mở cho HS nhận xét, trả lời qua quan sát tranh ảnh.
- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.
*Bước 2 : Nghe hát mẫu.
GV mở băng,đĩa tiếng cho HS nghe hoặc GV tự trình bày (biểu diễn) để HS cảm
nhận giai điệu bài hát sẽ học.
- GV nên cho HS nói cảm nhận của mình khi được nghe bài hát.
*Bước 3: Đọc lời ca.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc lời ca (có thể đọc trơn, có thể đọc theo tiết tấu lời ca).
- GV chỉ định đọc cá nhân hoặc nhóm.
- GV giải thích những từ khó (nếu có)
- GV chia câu hát , lưu ý cho HS những chỗ cần quan tâm
- GV giải thích những từ khó (nếu có)
- GV chia câu hát , lưu ý cho HS những chỗ cần quan tâm để chỉnh sửa.
*Bước 4: Khởi động giọng.
- GV đàn từng chuỗi âm ngắn, đơn giản rồi cho HS hát theo bằng các nguyên âm:

A, O,U ,Ư hoặc MA, MO, MI
- GV phải dịch giọng cho phù hợp với đối tượng HS của lớp(không nên để HS hát
theo giọng của GV mà GV sẽ theo HS)
Dạy học
*Bước 5 : Tập hát từng câu.
- Mỗi câu hát GV nên đàn câu đệm 2 - 3 lần để HS nghe và hát nhẩm theo ( củng
có thể GV hát từng câu cho Hs nghe).
GV đếm, bắt nhịp để HS hát hòa vào theo đàn .
- Hướng dẫn HS lấy hơi sau mỗi câu hát và sửa sai (nếu có).
- GV chỉ định HS khá hát mẫu.
- GV hướng dẫn HS hát theo các hình thức khác nhau (đơn ca, tốp ca, tổ, nhóm )
cho HS nhận xét, đánh giá. GV kết luận và có thể minh họa lại.
- Hướng dẫn HS tập hát tiếp theo đến hết bài hát.
*Bước 6: Hát cả bài.
- GV đệm đàn cho HS hát cả bài.
- Sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).
- Cho HS hát đúng tốc độ.
- Thể hiện sắc thái tình cảm bài hát .
*Bước 7: Củng cố kiểm tra.
- Giáo dục thẩm mĩ cho các em thông qua nội dung bài hát .
- Đặt câu hỏi để các em trả lời (nội dung bài hát nói gì ? cảm nhận của em về giai
điệu )
Dạy kể chuyện về âm nhạc
Gồm 4 bước :
1 - Giới thiệu : Giới thiệu tên câu chuyện, xuất xứ câu chuyện.
2 - Giáo viên kể chuyện theo tranh minh hoạ
3 - Củng cố
- Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi để học sinh
Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi để học sinh khắc sâu thêm nội dung cho câu
chuyện.

4 - Học sinh tập kể chuyện .
- Giáo dục thái độ.
- Nghe nhạc: Giáo viên có thể giới thiệu cho các em một số bài hát hoặc đoạn trích
chẳng hạn.
Dạy nghe nhạc
1/ Giới thiệu bài hát, bản nhạc
-Giới thiệu khái quát bài hát cho học sinh về tên bài hát, bản nhạc, tác giả.
2/Nghe lần thứ nhất :
Giáo viên có thể trình bày hoặc mở băng đĩa nhạc cho học sinh nghe.
-Khuyến khích các em khi nghe nhạc nên kết hợp các hoạt động.
3/Trao đổi về bài hát, bản nhạc .
4/ Nghe lần thứ 2: Tương tự như bước 1.
-GV khuyến khích các em kết hợp với gõ đệm, trò chơi.
Dạy giới thiệu nhạc cụ
1/ Giới thiệu hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ.
-Giáo viên dùng tranh ảnh để minh hoạ cho học sinh biết tên,hình dáng đặc điểm
của nhạc cụ.
-Giới thiệu tư thế khi sử dụng nhạc cụ.
2/ Về âm sắc: GV cho HS nghe , giới thiệu cho học sinh về âm sắc của nhạc cụ
-GV có thể dùng phím điện tử để mô phỏng âm sắc của nhạc cụ.
3/ Củng cố :
-GV cho HS xem tranh và nhắc lại tên từng nhạc cụ.
-GV có thể tổ chức cho học sinh các trò chơi để giúp HS nhận ra âm sắc của từng
nhạc cụ
VI. KẾT LUẬN
Trên đây là một số định hướng về phương pháp dạy học âm nhạc. Đối với qui trình
dạy học hát, GV cần linh hoạt thay đổi trình tự các bước nhưng vẫn đảm bảo nội
dung và cấu trúc bài dạy.
Ở phần tập đọc nhạc, GV cần nhẹ nhàng nhưng vẫn giúp được học sinh nhớ được
vị trí các nốt nhạc trên khuông. Biết cách đọc đúng độ cao, trường độ, thang âm,

tiết tấu đơn giản.
Khi dạy nghe nhạc, GV cần tập cho học sinh thái độ chú ý, lắng nghe sau đó nhận
xét, bình luận, phát biểu cảm tưởng ở mức đơn giản.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×