1
BỘ MÔN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----***-----
BẢN THU HOẠCH
Chủ đề: Nghiên cứu về các nguồn thông tin trên TTCK. Yêu
cầu về thông tin đối với Công ty niêm yết; Sàn Giao dịch chứng
khoán và Cơ quan quản lý chứng khoán. Bình luận về thực trạng
công bố thông tin trên TTCK Việt Nam.
Nhóm thực hiện:
1. Lưu Thị Trang
2. Phan Thị Hà
3. Nguyễn Thiên Hương
4. Vũ Thị Hằng
5. Bùi Phương Hoa
HÀ NỘI, 2013
2
3
LỜI NÓI ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời đầu năm 2000. Thuật ngữ
“Thị trường chứng khoán” còn khá mới mẻ đối với đa số người dân Việt Nam.
Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới, thị trường chứng khoán đã phát triển
rất sôi động, đầu tư vào thị trường chứng khoán đã trở nên quan trọng đối với
mọi người.
Để tham gia vào thị trường chứng khoán, mọi người đều phải có các kiến
thức nhất định về thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán chỉ có thể
phát triển được nếu có sự tham gia ngày càng đông của những người có đầy đủ
kiếnthức về thị trường chứng khoán. Vì vậy, mỗi người tuỳ theo điều kiện, khả
năng của mình mà cần phải tiếp cận thật nhanh để tham gia đầu tư có hiệu quả
vào thị trường chứng khoán.Có thể nói, TTCK là thị trường của thông tin, ai có
thông tin chính xác và khả năng phân tích tốt thì sẽ đầu tư có hiệu quả, ngược
lại nhà đầu tư thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch (tin đồn) sẽ phải chịu tổn
thất khi ra các quyết định đầu tư.
Nghiên cứu về hệ thống thông tin trên TTCK, nhóm chúng em đã thực
hiện bài thảo luận với chủ đề: “ Nghiên cứu về các nguồn thông tin trên
TTCK. Yêu cầu về thông tin đối với công ty niêm yết, sàn GDCK và cơ
quan quản lý TTCK. Bình luận về thực trạng công bố thông tin trên TTCK
Việt Nam”. Nhóm chúng em hy vọng rằng, bài nghiên cứu của nhóm sẽ đóng
góp được một phần nhỏ vào kho tàng thông tin chung của lĩnh vực thị trường
chứng khoán ở Việt Nam.
4
MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Tổng quan về hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán
1. Khái niệm
2. Vai trò
3. Phân loại
II. Yêu cầu về công bố thông tin đối với các nguồn thông tin trên thị
trường chứng khoán
1. Thông tin từ tổ chức niêm yết
1.1. Thông tin trên bản cáo bạch
1.2. Thông tin định kỳ
1.3. Thông tin bất thường
1.4. Thông tin theo yêu cầu
2. Thông tin từ Sàn giao dịch chứng khoán
2.1. Thông tin về tình hình thị trường
2.2. Thông tin về diễn biến thị trường
2.3. Thông tin về tình hình của các tổ chức niêm yết
2.4. Thông tin của các nhà đầu tư
2.5. Thông tin về hoạt động của các công ty chứng khoán thành
viên
3. Thông tin từ cơ quan quản lý.
3.1. Thông tin từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
3.2. Thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán
III. Thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt
Nam
5
I. Tổng quan về hệ thống thông tin trên thị trường chứng
khoán
1. Khái niệm
Hệ thống thông tin của TTCK là hệ thống chỉ tiêu, tư liệu liên quan đến chứng
khoán và TTCK, là những chỉ tiêu phản ánh bức tranh của TTCK và tình hình
kinh tế, chính trị tại những thời điểm hoặc thời kì khác nhau của từng quốc gia,
từng ngành, nhóm ngành… theo phạm vi bao quát của mỗi loại thông tin.
2. Vai trò
Hệ thống thông tin TTCK được ví như hệ thống mạch máu trong cơ thể
người, giúp cho thị trường vận hành liên tục và thông suốt, đảm bảo cung cấp
đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý điều hành và các tổ chức
nghiên cứu.
Hệ thống thông tin TTCK rất cần cho mọi đối tượng tham gia vàothị trường
này.
• Đối với người đầu tư: là điều kiện cần để thành công trong đầu tư chứng
khoán.
• Đối với người kinh doanh: hệ thống thông tin sẽ là cơ sở để xây dựng kế
hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển công ty.
• Đối với cơ quan quản lý: hệ thống thông tin là cơ cở để điều hành và
quản lý đảm bảo thị trường công bằng, công khai và hiệu quả, và là cơ sở
để hoàn thiện quy trình, quy chế.
TTCK hoạt động hết sức nhạy cảm và phức tạp, nhưng phải đảm bảo nguyên
tắc công bằng, công khai, mọi nhà đầu tư đều có quyền bình đẳng trong việc
tiếp nhận thông tin. Không ai được phép có đặc quyền trong tiếp nhận thông tin,
hoặc sử dụng các thông tin nội bộ, thông tin chưa được phép công bố để đầu tư
chứng khoán nhằm trục lợi. Có thể nói, TTCK là thị trường của thông tin, ai có
thông tin chính xác và khả năng phân tích tốt thì sẽ đầu tư có hiệu quả, ngược
lại nhà đầu tư thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch (tin đồn) sẽ phải chịu tổn
thất khi ra các quyết định đầu tư.
3. Phân loại
Có nhiều cách phân loại các thông tin trên TTCK theo các tiêu thức như: loại
chứng khoán, phạm vi bao quát, theo thời gian,… Tuy nhiên, theo tiêu thức
nguồn thông tin thì hệ thống thông tin trên TTCK được phân tổ như sau:
6
- Thông tin trong nước và quốc tế
- Thông tin của các tổ chức tham gia thị trường: tổ chức niêm yết; công ty
chứng khoán; cơ quan quản lý điều hành TTCK.
- Thông tin tư vấn của các tổ chức tư vấn đầu tư và tổ chức xếp hạng tín
nhiệm.
- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, truyền hình, mạng
Internet,…).
Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, nhóm chúng em tập trung phân
tích yêu cầu về thông tin đối với 3 nguồn thông tin chính sau đây trên TTCK:
Thông tin từ tổ chức niêm yết
Thông tin từ sàn giao dịch chứng khoán
Thông tin từ cơ quan quản lý TTCK ( Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
và Sở giao dịch chứng khoán)
II. Yêu cầu về công bố thông tin đối với các nguồn thông tin
trên thị trường chứng khoán
1. Thông tin từ tổ chức niêm yết
Chứng khoán là một dạng tài sản tài chính( khác với tài sản thực) được niêm
yết giao dịch trên TTCK bởi chính tổ chức phát hành. Ngoài yếu tố quan hệ
cung-cầu, giá chứng khoán được hình thành dựa trên “sức khoẻ” của chính
công ty phát hành. Do vậy, các thông tin liên quan đến tổ chức phát hành đều
tác động tức thời lên giá chứng khoán của chính tổ chức đó, và trong những
chừng mực nhất định có thể tác động lên toàn bộ thị trường. Trên TTCK, vấn
đề công bố thông tin ( CBTT) công ty ( corporate disclosure) được xem là
yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống thông tin của thị trường, bảo đảm
cho thị trường hoạt động công bằng, công khai, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Nội dung thông tin liên quan đến tổ chức phát hành bao gồm các thông
tin trước khi phát hành , sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng và
sau khi chứng khoán được niêm yết giao dịch trên thị trường giao dịch
tập trung.
Các thông tin bao gồm :
• Thông tin trên bản cáo bạch
• Thông tin định kỳ
• Thông tin bất thường
• Thông tin theo yêu cầu
1.1. Thông tin trên bản cáo bạch
a) KN Bản cáo bạch
7
Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính
xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng
khoán của tổ chức phát hành.
Có thể nói, bản báo cáo bạch là những thông tin ban đầu cần thiết mà khi
phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho
người mua chứng khoán về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty
và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán...để trên cơ sở đó người
đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không.
Mẫu của 1 bản cáo bạch sẽ được hướng dẫn đầy đủ tại Quyết định
Số:13/2007/QĐ-BTC về Ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào
bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở
giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán
b) Nội dung bản cáo bạch
Một bản cáo bạch theo như luật định hàm chứa rất nhiều nội dung và thông
tin quan trọng, chúng ta có thể tóm gọn vào 8 mục chính sau:
Trang bìa.
Tóm tắt bản cáo bạch.
Các nhân tố rủi ro.
Các khái niệm.
Chứng khoán phát hành.
Các đối tác liên quan đến đợt phát hành.
Tình hình và đặc điểm của đối tượng phát hành.
1. Trang bìa
Trang bìa thường đề cập đến các vấn đề sau:
- Tên tổ chức, doanh nghiệp, trụ sở chính, chi nhánh, website, số fax,…
- Các chứng khoán sẽ được bán, số lượng, giá bán…
- Tổ chức liên quan đến đợt phát hành : có thể là các tổ chức kiểm toán, tư
vấn,…
8
2. Tóm tắt bản cáo bạch
- Giới thiệu chung về công ty phát hành, các hoạt động kinh doanh, …
- Tóm tắt về thông tin tài chính, kể cả trển vọng của công ty;
- Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan tới công ty;
- Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê phát hành hoặc chào bán số nợ, số tiền
thu được từ đợt phát hành và mục đích sử dụng số tiền này.
3. Các nhân tố rủi ro : Đề cập đến các nhân tố rủi ro mà công ty có thể gặp
phải bao gồm thông tin về rủi ro khách quan và rủi ro do chủ quan hoạt
động của doanh nghiệp
4. Các khái niệm : Trình bày cho người đọc về khái niệm, định nghĩa của
một số các vấn đề, nội dung quan trọng được nhắc đến nhiều lần trong
bản cáo bạch cùng ý nghĩa của các từ hoặc nhóm từ được viết tắt
5. Chứng khoán phát hành
- thông tin về loại cổ phiếu
- mệnh giá, số cổ phiếu dự định phát hành
- thời gian và phương thức phân phối
- giới hạn về quyền chuyển nhượng….
6. Các đối tác liên quan đến đợt phát hành : các tổ chức kiểm toán hoặc tổ
chức tư vấn…
7. Tình hình và đặc điểm của đối tượng phát hành : là phần đáng lưu ý nhất,
trình bày đôi nét về công ty, loại hình, tình hình hoạt động kinh doanh
trong thời gian vừa qua, vị thế cũng như phương châm của doanh nghiệp.
- Thông tin về ngành kinh doanh
- Thông tin tài chính :
Thông tin tài chính trong quá khứ: thường bao gồm tóm tắt các bản
báo cáo tài chính đã được kiểm toán và bảng cân đối kế toán ( trên cở
sở tổng hợp) theo mẫu, được trích lập từ Báo cáo của kiểm toán trong
phần phụ lục của Bản cáo bạch.
Nếu có phát hiện bất cứ 1 sai sót nào trong các thông tin tài chính
được công bố mà Ủy ban chứng khoán phát hiện được thì tổ chức kiểm
toán cũng như tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu trách nhiệm liên đới
trước pháp luật cùng với tổ chức phát hành.
Thông tin tài chính trong tương lai : gồm các dự tính về doanh thu, lợi
nhuận trước thuế và sau khi tính lãi cho cổ đông thiểu số ngoài công
ty, lợi nhuận sau thuế, tổng cổ tức và cổ tức ròng
- Thông tin về các cổ đông, Hội đồng quản trị và ban Giám đốc
8. Phụ lục: bao gồm các tài liệu liên quan đến nội dung bản cáo bạch như :
bản sai hợp lệ giấy chứng nhận kinh doanh , điều lệ doanh nghiệp….
9
1.2. Thông tin định kỳ
Thông tin định kì là những thông tin do tổ chức niêm yết công bố hàng
năm, bán niên, hàng quý, hàng tháng…theo quy định của cơ quan quản
lý.Các thông tin này bao gồm:
• Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho
việc đánh giá kết quả hoạt động, đánh giá thực trạng tài chính của doanh
nghiệp.
Với các nhà đầu tư đang cân nhắc đưa vốn vào đầu tư cho doanh
nghiệp,báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình
sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro... để họ cân nhắc, lựa chọn và đưa ra
quyết định phù hợp.
Với những nhà đầu tư đã trở thành cổ đông họ quan tâm đến thông tin về
khả năng cũng như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và
các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo
tài chính
Trường hợp tổ chức phát hành là công ty mẹ thì tổ chức phát hành phải
nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán.
Hình thức và quy định của mẫu 1 báo cáo tài chính đã được quy định cụ thể
tại Theo Quyết định Số:15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính Về việc ban hành
Chế độ Kế toán
• Báo cáo thường niên
Thông tin về Báo cáo thường niên phải được công bố trên các ấn phẩm,
trang thông tin điện tử, phương tiện công bố thông tin của UBCKNN,
SGDCK . Báo cáo thường niên phải có ý kiến của các tổ chức kiểm toán độc
lập được UBCK chấp thuận.
10