Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Tuyển tập bài văn hay lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 138 trang )

1 Miêu tả con vật mà em thích nhất
 !"#$%&
''#(!"")*&"+, " /0+$123456#$
"7/8''9:
;<&#$.$*+1+#"=>#/?&@&=A@&BCA#"
#D*5EF3F#F:@/#G-HI#"H#"<&J6/
-&=#K66/L##-MH&B$.8ND*5DIO:-&
N"PH&&18Q!"/&<#
L?P%&/$-#R"@D&S @&SM@&AI@3@
18TU#"G&$#D&=#'HV"NV"&#@GW
$""&X"Y3%@D&Z"ZP7%"&U&'@?/$"
&X&X@1U=8R"&=N&8&1[&$#BD#3@$#--
-\B&U#@&BI@&BS@&B# H]@I9#1"^
MH#&_H
`&#$5a#Y":6/"##N@U&DbIb"&cB#]d"@
IIe&#%fIX& g&&#H?/*&$T$2@3
6&]&@3h(1&B&iD#"W6#$I@#$
6@#&3Z6jL#$%&#6OH!"/
"##@3&3T"#<16#K@#SLD#M
R/ #!"/
k$e&\AIl&CQ"U&$(@@@&8'
.!"&A6#&A='-12#"(D"I6!.#@N
i1[UkSI@S@&A&B/"##\AN#45)3B!"#
$":k@##@*&AU&&3<&
6#$%&mDW&?#$!"[noV"$*#"N#p5EF3F#F:@/"=
>Z%&< $1+qI$'3
Nguyễn Thế Quỳnh, Lớp 5A
Trường Tiểu học Lục Ngạn- Bắc Giang*
2 .Đã có lần em mắc lỗi. Em hãy kể lại lỗi lầm đó (Bài 9đ)
) @I$=Y&BH3!"U1+r4stI3?#N#@3Uj TM
"#&Is)/@9]$#/"3"-&T3&?1"&<S-j&BGDIpI


i.@3hIDIeQ*SG&&?H$"I&3@D1+I*Qu=b&AI@
'7

I&=@=-<@$+&-@3DhI*&R1+1+;13 h
A@IDI3De&$"D#"1.@.QN!"DI
IKM@I1A*G"&HO$_I'#I@=DO
&A@1+I3$=<<#Q"4s6#Dv<&$'s\AHD&A*I@
"I@Ij'#&d(#3'#@wI$xI h
DIDe&$"@?I1[&1+e&$1@#+I#&De&$"&1+U&/6Nh
H+3&A4s6#1"I&Q"s "#ptI@=DI
)($19"@ISN$"&Bus\?93-&AP%& "#s;_1.@I&w9"1
#\AIV$#$";?&A@I#YYs6##&As;1#1[G
#@&AI]4s63?#spI1"&ADe&$"@3$"C=&(46#""@DI.
$&1[*DID:\AI?@I$1DcS&Aw-J56#
"QG#$'<&$9"J:
Is-sDh$'"#7<&_G&4sy$'@&P#sI1w
1D/@1ILG&n"I&3@&AI(11+&='@3/&A$9"
1" @7Q*<&'8&.&Y&A7Q*<z@M&/#&Ai
<I\AIY1+38)*&*&@&A($w&?DI!1[cS-1@I
N&=1&ALI3-I.D3-&A;1Ig1"!"N&eP
S&A"3D@Ig1"V".SG&!"&?n&BI&@I $= &@ &
Sw#9" X 18*&g"Ns$3$s$*Dh;?&A@&Ag"! "
;1I#&A&j!1[&II_4{es$M#1+s1"@&?
9P%&s;_.@I= 3w$"G$"|NUI$+L/I=
 3eHsSG&sUJs
t1[#$"#1+@;L<#"/I?@&B/("SG&!"&
1+%#$1T@7/D"%#w "1("SG&!"&?@*#1+1+
DI?=S!"&?sI g&4s\?DI=SG&!"&? "#psI_$=H@
=[&AI&w&<@P1+;?&A@T*I&BQ4)[&A#
7<&@$'=&B&N=<3MR\AI1$"@Ie&N=$*$'

#7<&I$U$9"&OP#@$"UR" #-#&A&K
.@&N=R4s6#PS&AsLH&=@"#3&BDU8&^
&A1"&I1+@Z1+&L?&AL=.+PS!"I
)H+L"U&$IQ"@&N=3gx&*$#!'!"&AI*&AI@
T! hDI"#+e&A'R"Ii$/$"1[Qu4tPS
&A@ h3M8&B(g"3@3^18
sVw $"^&g9$"##=&T"<Ms
3. Trong vai Âu Cơ, hãy kể lại chuyện Con Rồng cháu Tiên
Chào các cháu !
Ta là bà Âu Cơ, vốn thuộc dòng Tiên, là con gái của Thần Nông, vị thần được Ngọc Hoàng giao
cho việc đảm nhiệm việc trồng cấy trong trời đất. Hôm nay ta rất mừng được gặp các cháu sau
hơn 4000 năm kể từ ngày khai sinh ra nước Việt, chắc các cháu không khỏi băn khoăn khi hàng
ngày các thầy cô giáo luôn nhắc nhở: Các thế hệ con cháu người Việt vốn thuộc dòng giống
Rồng Tiên. Trên đất nước Việt Nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ Nam chí Bắc đều là anh
em con cháu một nhà. Bây giờ ta sẽ giúp các cháu hiểu điều sâu xa ấy qua một câu chuyện nhé.
Thủa ấy, nước ta còn hoang sơ lắm, dân cư thưa thớt chứ chưa đông đúc như bây giờ. Con người
và thiên nhiên sống thật hòa hợp và gần gũi với nhau. Lúc ấy, ta mới độ 18 đôi mươi, ham thích
hoa thơm, cỏ lạ. Nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều cảnh đẹp, ta bèn cùng các tiên nữ giáng trần.
Không ngờ hôm đó khi đang hái hoa bên bờ suối, ta bất ngờ gặp một chàng trai. Xem qua vóc
dáng và cốt cách, không chừng chàng không phải người thường. Lại thêm vẻ khôi ngô tuấn tú
khiến ta cùng các tiên nữ không giấu nổi sự ngượng ngùng. Buổi đầu gặp gỡ ta đã đem lòng cảm
mến nhưng chẳng dám làm quen.
Hôm sau ta lại ra hái hoa ở bãi ấy và thật như mong đợi, ta lại được gặp chàng trai hôm trước.
Qua trò chuyện, ta được biết, chàng ta là Lạc Long Quân, vốn thuộc giống Rồng, là con của
Long Vương.
Sau vài lần trò chuyện, xem chừng chàng cũng thuận lòng. Ta và Lạc Long Quân đem lòng cảm
mến và kết thành tình vợ chồng, cha mẹ ta ở thiên đình biết chuyện nhưng vì thấy đôi trẻ hết
mực yêu thương nên cũng bằng lòng cho ta sống tại cung điện Long Trang.
Sống cùng Lạc Long Quân một thời gian thì ta có mang, vợ chồng mừng lắm, hồi hộp chờ ngày
đứa bé chào đời. Chẳng ngờ lúc ta sinh cho thấy có một cái bọc không hơn, hàng ngày ta ôm cái

bọc mà trong lòng buồn rười rượi, nhưng thật may trời cũng chiều lòng. Một hôm, ta vô cùng bất
ngờ khi thấy một, rồi hai, rồi mười, rồi cả trăm trứng cứ từ trong bọc lần lượt nở ra trăm người
con mà đứa nào trông cũng khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ lạ thường. Long Quân hết sức vui mừng, hai
vợ chồng suốt ngày quấn quýt bên đàn con nhỏ. Đang sống yên vui, một hôm, thấy Long Quân
vẻ mặt buồn rầu ta bèn hỏi.
Chàng có chuyện gì phiền muộn xin nói cho thiếp nghe để vợ chồng cùng chia sẻ.
Lặng im một lúc, chàng trả lời, ta vốn định kết nghĩa suốt đời cùng nàng với các con ở Long
Trang nhưng ngại vì phụ vương ngày một già yếu. Công việc ở Long cung ngoài ta ra không còn
ai gánh vác. Hơn thế, ta với nàng, kẻ trên cạn, người quen dưới nước, thật cùng có nhiều cái khác
nhau. Ta định đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, vợ chồng ta tính
kế dài lâu. Nàng thấy sao?.
Ta nghe chàng nói thấy buồn lòng nhưng ngẫm ra cũng phải nên đành nghe theo.
Đưa năm mươi con lên núi, ta cho con cả làm vua đóng đô ở đất Phong Châu, đời đời kế nghiệp
đều lấy hiệu Hùng Vương. Còn lại, ta chia cho mỗi con một vùng để tự lập ra châu huyện, lập
nên các dân tộc : Tày, Nùng, H’Mông, Thái, Mèo, Dao…với những phong tục tập quán riêng, vô
cùng phong phú.
Dù ít gặp nhau, nhưng ta và Long Quân không quên nghĩa cũ, mừng nhất là trăm con luôn nhớ
tình huynh đệ. Mỗi khi xảy ra binh lữa chúng lại hợp sức chung nhau đuổi kẻ thù.
Các cháu ạ! Nguồn gốc tổ tiên của các cháu là như vậy đấy! Bởi thế người Việt ta không lúc nào
quên dòng giống và nghĩa đồng bào, như một nhà thơ sau này đã viết:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm đâu làm đâu
Cùng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
Nguồn: Lính Chì
4.Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong
truyền thuyết mà em đã học

Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi
vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều.

Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi
những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ
thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần
đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng
nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng
giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có
thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À ! Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non
sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc
hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng
tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước
mai sau, cháu nhé !

Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng
cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy
múa.
Nguồn: Lính Chì
5. Em hãy kể tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng gây ra nhiều bạo ngược, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn
nhưng ban đầu yếu thế, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa
quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kỹ hóa ra một lưỡi
gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây
đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng : Long Quân sai Rùa Vàng lên
đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Nguồn: Lính Chì
6. Trong vai Thánh Gióng, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe
câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân
chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe
lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo
khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già
ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử
chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không
nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối,
ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi.
Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả
vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng
sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ
một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người
thường, vội quỳ xuống nói.
Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng
sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối
rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm
mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình
đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị
dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì
ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc
này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi
thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời
về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng
bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một
tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
Lạy mẹ con đi !
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp
nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến
đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây
giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho
thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục
thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông
lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy
chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành
để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn
cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta
tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi
ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không
quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
Nguồn: Lính Chì
7 . Hãy kể lại chuyện mình ( hoặc một người bạn) mắc lỗi
Người ta ai cũng từng mắc phải lỗi lầm, có những lỗi lầm kịp sửa chữa, nhưng có những lỗi lầm
khiến người ta day dứt và nhớ suốt đời. Tiếc thay, đã có lần tôi rơi vào hoàn cảnh đó.

Hồi đó, tôi học lớp ba. Trong lớp, tôi là một trong năm đứa gia đình giàu có nhất nên năm đứa
chúng tôi luôn tỏ ra kỳ thị với những đứa bạn nghèo cùng trang lứa. Lớp tôi có đứa bạn gái tên
Nhung ( lúc ấy chúng tôi toàn gọi xếch mé là con bé Nhung). Nhung nhà nghèo, lại không có bố
nên luôn là đối tượng trêu chọc của tụi tôi.

Một hôm, Nhung bước vào lớp, năm đứa chúng tôi nhảy ra đồng loạt hô to.
Có đứa không cha ! Có đứa không cha ! Ô hô ! Ô hô, rồi cứ chạy quanh trêu chọc đủ điều.
Thay vì ứng xử bằng khuôn mặt lì lợm và đôi mắt thoáng buồn như mọi hôm, hôm nay, Nhung
chạy nhanh về chỗ gục mặt xuống bàn. Thấy vậy tụi tôi lại càng tiếp tục trò chơi quái ác. Nhung
không thể chịu được, đành bật khóc, đúng lúc đó thì…
Tùng ! Tùng ! Tùng !
Năm phút sau cô giáo bước vào. Thấy mắt Nhung đỏ hoe, cả lớp lặng im phăng phắc, hình như
cô giáo đã đoán được mọi điều. Nhưng trái với dự tính của tôi, cô không hề to tiếng mà lại nhẹ
nhàng nhắc nhở.
Chúng ta ai cũng có niềm hạnh phúc nhưng một lúc nào đó ai mà tránh khỏi được những nỗi đau.
Điều quan trọng nhất là phải động viên nhau, đừng bao giờ có ý khơi lên nỗi đau của người khác.
Cô vừa nói đến đó thì cả lớp ngoái lại vì Nhung lại đang khóc. Tôi thấy xấu hổ vô cùng, tưởng
như tất cả mọi ánh mắt đều nhìn thẳng vào mình. Cô lại tiếp.
Cũng vì một lý do đặc biệt mà bạn Nhung lớp mình mới có một hoàn cảnh như vậy, sống trong
cùng một tập thể, các em hãy tỏ ra thông cảm và chia sẻ với bạn. Đó cũng lả cách giúp bạn vơi đi
nỗi buồn.
Sau đó lớp tôi vào bài học mới. Điều lạ nhất là hôm đó cô không hề nhắc đến năm đứa chúng tôi.
Cô chẳng trách phạt gì, vậy mà chúng tôi thấm thía lắm. Năm đứa bàn nhau, định một lúc nào đó
gặp để xin lỗi bạn Nhung.
Nhưng thật bất ngờ, sau đó ba hôm, Nhung chuyển đi trường khác. Nghe nói, Nhung và mẹ
chuyển đi vùng kinh tế mới, chúng tôi ân hận lắm.
Nhung ơi ! Bây giờ bạn ở đâu ? Có phải vì bọn mình mà Nhung phải dời bỏ họ hàng và mái
trường yêu quý để ra đi ? Nhung ơi ! không biết bao giờ mình mới gặp được cậu để nói với
Nhung một lời xin lỗi. Dẫu mình biết, lời xin lỗi lúc này quá muộn màng.
Nguồn: Lính Chì
8. Tả lại hàng phượng và tiếng ve ngày hè
Mùa xuân đang trôi qua một cách âm thầm, lặng lẽ.

Mùa xuân đang trôi qua một cách âm thầm, lặng lẽ. Từng giây, từng phút trôi qua sao nhanh
chóng quá! Bạn bè ơi, xa mái trường rồi có còn nhớ nó không?Tiếng gọi thân thương của mùa hè

như vang lên trên từng cành cây, từng bụi cỏ . Thế là mùa hè mến yêu đã đến, làm học sinh nôn
nao không muốn xa trường, xa từng cây bang và cả cây phượng già thân yêu nữa. Cây phượng
mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời đây. Thật chẳng muốn xa chút nào đâu!
Ôi! Không khí thật nóng bức quá! Các loài cây như chìm trong giấc ngủ của mùa hè oi bức. Riêng cây phượng già ở góc sân thì
như vươn tay đón lấy ánh nắng mặt trời sáng chói. Đừng ngạc nhiên vì cây phượng chính là đặc trưng của mùa hè mà! Suốt bao
tháng nay, phượng vẫn nằm im ở góc sân chứng kiến nhiều trò chơi, lắng nghe nhiều lời tâm sự của học sinh nhưng nay phượng
đã tỉnh dậy, xòe tán rộng như muốn vươn tay lấy hết ánh mặt trời về cho mình. Nhìn từ xa, phượng đỏ rực cả góc sân. Không ai
có thể ngờ được cách đây mấy ngày, phượng chỉ là một cây già không hoa, không lá. Nhưng chỉ sau mấy ngày phượng đã chi chit
nào hoa là hoatòan một màu đỏ rực của ánh mặt trời và của sắc màu tự nhiên của loài cây mùa hè: cây phượng, điểm xuyết vào
đó là màu xanh hạnh phúc của lá như bao cây khác. Từng lá phượng, từng hoa phượng như một sự sống mới của cây phượng già,
của một mùa hè đầy sức sống. Gốc phượng to, rễ phượng bò lên trên mặt mặt đất như những con rắn khổng lồ vui đùa với nhau
và cùng nhau mừng rỡ đón mùa hè đến. Các bạn biết không? Hoa phượng mà nở thì khỏi chê nhé! Màu hoa phượng đỏ thắm như
máu, như màu máu của biết bao đồng bào dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc mến yêu. Màu máu đó như đã hòa quyện với màu
phượng, để nhắc nhở chúng em phải nhớ đến những chiến sĩ, những đồng bào của dân tộc mà cố gắng học giỏi, thật giỏi để mai
sau xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Hoa phượng đỏ rực là thế mà sao lại hiền dịu quá! Khi một luồng gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm
hoa phượng rơi xuống mặt đất. Nhưng không vì thế mà phượng buồn bã, cứ hàng ngày phượng lại cho ra những bông hoa đẹp
của tuổi học trò. Và rồi, cuối cùng những bông hoa phượng cũng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là
nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp.

Mỗi lần nhắc đến mùa hè, đến cây phượng đỏ rực thì mọi người lại nhắc đến sinh vật tuyệt diệu
của tạo hóa, của thiên nhiên: loài ve mùa hè. Đến mùa hè, ve lại thi nhau hát vang râm ran cả
một góc trường. Tiếng ve không hay như tiếng hót của chị Sơn Ca, chị Họa Mi mà đơn giản
tiếng ve chính là lời ca của mùa hè. Tiếng ve vang lên khắp nơi: ở góc trường, ở trong từng lùm
cây, từng bụi cỏ, và cả ở những cái cửa sổ của lớp học. Tiếng ve như nhắc chúng em không
những chỉ có tiếng hót của các loài chim, mà còn có cả tiếng ve gọi hè về. Tiếng ve như mang
một ý nghĩa sâu kín mà người lớn không thể nào hiểu được, chỉ có tụi học trò này mới có thể
hiểu được vì tiếng ve có biệt danh rất dễ thương là “lời ca học trò” mà. Đã là lời ca của học trò
thì phải rất gắn bó với học trò chứ. Vậy cho nên từ trước đến nay tiếng ve như một người bạn
thân của các anh, các chị học trò. Tiếng ve báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện: nào là hè đã đến,
đến lúc phải nghỉ ngơi sau một học kỳ, một năm học căng thẳng, đến lúc để vui chơi rồi. Nhưng

điều quan trọng nhất là tiếng ve báo hiệu đã đến lúc xa trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Nhưng dù
có xa cách mấy, nó vẫn luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi học trò.
Cứ mỗi lần nhìn thấy cây phượng, nghe tiếng ve kêu thì lòng học trò sao nao nức quá. Chính và
vậy mà cây phượng và tiếng ve luôn là kí ức tươi đẹp mà học trò còn giữ lại. Phương, ve ơi, tụi
này sẽ không quên các bạn đâu! Nhờ các bạn mà tụi này đã hiểu được mùa hè thú vị đến dường
nào. Mùa hè đã mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Dù có xa ngôi trường tụi
mình vẫn sẽ nhớ đến mái trường, thầy cô, bạn bè và cả cây phượng, tiếng ve thân thiết của tụi
học trò này nữa.
Nguồn: Lính Chì
9. Kể lại chuyện thầy bói xem voi bằng lời văn của mình
Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nọ, có tới năm ông thầy bói cùng hành nghề. Thầy thì đông,
người xem thì ít nên thầy chẳng mấy khi bận rộn.

Một hôm nhân buổi hàng họ ế ẩm, các thầy rủ nhau về sớm. Đi đường thầy nào cũng phàn nàn,
từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa biết hình thù con voi nó thế nào. Về tới gốc đa đầu làng, đang
ngồi tán gẫu, bỗng các thầy nghe người đi chợ về kháo nhau có con voi đi qua. Băn khoăn một
lúc, các thầy bàn nhau góp tiền chi viên quản tượng để được một lần xem con voi nó thế nào.
Khi voi đứng lại, năm thầy đều tiến lại gần. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy lại sờ chân,
thầy lại sờ đuôi. Được một lúc, năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi nhanh nhảu nói trước :
Ôi giời ! Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy nói sai bét rồi, thầy sờ ngà lên tiếng.
Nó chần chẫn như cái đòn càn
Thầy sờ ta đứng ngay cạnh vội tiếp lời.
Các thầy nói thế nào ấy chứ, tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc.
Các thầy nói đều không đúng cả ! Thầy sờ chân đứng chống gậy vuốt râu.
Tôi thấy nó sùng sững như cái cột đình.
Thôi các thầy đừng cãi nhau nữa ! Thầy sờ đuôi vội can.
Thực tế nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Mỗi thầy một ý chẳng thầy nào dám vác mặt ra ngoài chợ, đi đâu các thầy cũng bị ngưởi ta chế

giễu : Đến đánh giá một con vật còn không đúng thì bói toán ai dám tin. Thế là từ đó dân gian
mới có thành ngữ « thầy bói xem voi » để chỉ những kẻ xem xét sự vật hiện tượng nhưng chỉ
nhìn từ một phía mà thôi.
Nguồn: Lính Chì
10. Trong vai bà đỡ trần kể lại câu chuyện con hổ có nghĩa
Ở quê tôi ( vùng Đông Triều), ai cũng biết câu chuyện Con hổ có nghĩa. Chả là đã lâu lắm rồi, ở
vùng này có một bà họ Trần chuyên làm nghề đỡ đẻ.

Một buổi sớm nọ, người làng thấy bà Trần mặt mũi tái xanh, cứ ngồi yên trên bậc cửa như kẻ
mất hồn. Gặng hỏi mãi, bà mới cho biết đêm qua bà bị con hổ bắt đi nhưng may thay nó không
ăn thịt. Người làng phải đợi đến tận trưa, khi đã định thần, bà Trần mới kể lại toàn bộ câu chuyện
đêm qua.
Đêm ấy tôi đi ngủ sớm vì ngoài trời gió rét lạnh căm căm, nhưng đến khoảng nửa đêm, khi có
tiếng gõ cửa, tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi nghĩ chắc lại có ai gọi đi đỡ đẻ như thường lệ, tôi dậy và
ra mở cửa ngay. Lạ thay ! Khi mở cửa, ngoài trời vẫn tối om mà tôi nhìn chẳng thấy ai. Ngỡ là
mình mơ ngủ nên tôi lại đóng cửa đi vào, vừa đặt lưng lên giường tôi lại nghe tiếng gõ như lần
trước. Tôi đứng dậy đi ra nhưng lần này vừa mở cửa, tôi liền trông thấy một con hổ đực rất to
đang phóng thẳng về mình. Thế là tôi sợ hãi ngất đi.
Tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm giữa một khoảng đất rộng bên cạnh là hai con hổ lớn. Lúc ấy tôi
nghĩ, chắc mình chỉ còn đường chết. Nhưng quan sát kỹ, tôi thấy con hổ cái đang kêu gào lăn
lộn, hai chân trước cào đất liên hồi. Ngay lúc ấy, hổ đực tiến lại gần tôi, nó lấy mõm hích hích
vào tay tôi rồi nhìn thẳng về phía con hổ cái. Lúc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Nhưng thấy tôi, mắt con
hổ không dữ dằn mà còn tỏ vẻ van lơn, tôi cũng thấy đỡ lo. Lúc này, như một linh cảm, tôi nhìn
vào bụng con hổ cái. Tôi phát hiện ra con hổ cái sắp sinh. Nghề nào thức nấy, vốn lúc nào tôi
cũng mang theo túi thuốc trong người, tôi bèn lấy ra, hòa vào nước cho con vật uống. Tôi còn
giúp xoa bụng hổ. lát sau. Hổ cái sinh được ba chú hổ con. Hổ đực vô cùng mừng rỡ đùa giỡn
với lũ con.
Một lúc sau, hổ đực quỳ xuống rồi đào lên ở một góc cây một cục bạc to. Hổ đực dùng miệng
ngậm thả cục bạc vào tay tôi. Biết là hổ đền ơn, tôi bèn cầm lấy. Tôi vừa cầm cục bạc thì con hổ
gật gật cái đầu rồi quay lưng đi trước. Trong đêm tối, tôi theo hổ ra đến bìa rừng mà còn thấy hãi

hùng.
Nghe xong câu chuyện, người làng ai cũng mừng cho bà và khen vợ chồng con hổ có nghĩa.
Người làng còn kể tiếp : Năm ấy mất mùa, làng đói, nhờ cục bạc kia, bà Trần đã sống qua ngày.
Lại nói về con hổ, một lần kia nó được một người tiều phu cứu vì lần ấy nó hóc phải một miếng
xương bò. Về sau, mỗi năm, nó lại trả ơn người nọ một lần. Cho đến khi người ấy chết rồi con hổ
vẫn sống ơn nghĩa như xưa.
Nguồn: Lính Chì
11. Em hãy tả một ngày đẹp trời ở quê mình
Nghe tiếng mẹ gọi,em vùng dậy bước khỏi giường. Nhưng vừa đặt chân xuống đất em bỗng rùng
mình. Mẹ ơi! Hôm nay sao con lại thấy thời lành lạnh. Mẹ em trả lời, trời đã chuyển sang tiết thu
rồi con ạ!.

Em với chiếc áo dài rồi vừa mặc vừa chạy ra sân, đúng là mùa thu thật. Bầu trời hôm nay cao và
trong xanh hơn, khí trời trong và mát hẳn. Những rặng tre đầu ngõ đang phất phơ những ngọn
gió heo may, thể nào mà em cảm thấy trời se lạnh. Mấy hôm trước theo mẹ ra đồng, em thấy mùi
hương ở đầm sen đã vãn. Mẹ bảo rằng, như thế sắp hết hè rồi con ạ!
Tập xong bài thể dục, em lại ngỡ ngàng hơn khi ngoài vườn vài cây trong khóm cúc của bố đã nở
hoa. Mấy bông cúc trắng nhỏ li ti như chiếc cúc trên áo ngày nào em cũng mặc đến trường. Bên
cạnh đó là những bông cú vàng đang khoe màu kiêu hãnh. Em vui vẻ reo lên. Thu đã đến thật
rồi!
Hôm nay cả ngày em được nghỉ, em đòi theo mẹ và các chị ra cánh đồng chơi. Buổi chiều mùa
thu có nắng nhưng không gắt như mùa hè, nắng mỡ gà vàng nhạt rải trên khắp những ruộng ngô
xanh non mơn mởn trông vô cùng đẹp mắt. Đôi lá ngô non chưa kịp vươn lên đã bị mất chú cào
cào tinh nghịch đạp rách toang trông thật là tội nghiệp. Em cùng lũ bạn thả trâu trê những đám
ruộng bỏ không rồi chạy tung tăng khắp những luống ngô non để bắt cho được những chú cào
cào có cặp cánh màu xanh và đỏ tía. Buổi chiều mùa thu qua nhanh theo những trò chơi thú vị và
hấp dẫn của tuổi thơ.
Chiều muộn, em theo mẹ dắt trâu về nhà, lúc này loáng thoáng đã có đôi nhà khói bếp nấu cơm
chiều. Cả không gian được phủ bởi một màn sương nhạt, sương làm cho khói bếp chẳng bay
được lên cao cứ lởn vởn quanh những bụi tre.

Ngày thu đầu tiên đã đi qua, thế mà trong em vẫn còn lâng lâng cái cảm giác vui vui khó tả. Đêm
ấy, gió heo may vẫn thổi, ngoài trời đã lạnh hơn. Đêm ấy, em ngủ một giấc ngon lành.
Nguồn: Lính Chì
12. Tả tiết học cuối cùng (Bài văn hay)
Mùa hè lại đến, những cơn mưa nhè nhẹ hay những cơn gió vô tình, về đây làm lay nhẹ những
cánh phượng hồng sắc thắm, làm xôn xao cả góc phố lối ta đi qua, bất chợt nhận ra mùa phượng
đã về
Phượng về làm nao nao bao kĩ niệm, nỗI nhớ dâng ngập lòng của một thời cấp sách tới trường, sân trường
ngày xưa giờ này, chắc hẳn cũng đỏ rực cả một góc trời thương nhớ, rồI lại vang vãng tiếng ve kêu oi ả buổi
trưa hè, làm lòng ai háo hức, bâng khuâng sắp phải nói lời chia tay … Những cuốn lưu bút được chuyền tay
nhau, góp nhặt lại những lúc vui buồn, những giận dõi vu vơ, mà suốt 9 tháng trời ngồi bên nhau dưới mái
trừơng thân yêu của mình, 3 tháng hè đã đến, những cô cậu bé bẽn lẽn chia tay nhau nơi góc lớp, những đôi
mắt rưng rưng bịn rịn như nói lên: ôi ba tháng thật xa…
Tiết Học Cuối Cùng Nhạc: Henry Clay Work Lời: Totoro Trang & Quạ Đen Thời gian! Đừng như gió mải mê
bay miết tới cuối trời, để chúng ta nói với nhau lời chia tay Ngày dần trôi còn bao giây ngày chia tay sắp hết
rồi, thấy có ai đứng trên sân nhìn hoa rơi Ngồi trong lớp biết bao điều tựa như giấc mơ mới hôm nào, cả ký ức
bao năm trời dần dần xa Này tim ơi, nghe… đồng hồ gõ nhịp lòng, gói yêu thương vào trong Mùa hè thi đến
mang theo gió theo mưa… tíc tắc tíc tắc… Mùa thi ta lo lắng xôn xao tíc tắc tíc tắc Ngày chia tay… nghe…
tim đang gõ nhịp lòng, nhắc chúng ta đừng quên Chiều nay, hẹn ai đó ở trong sân nơi có đồng hồ, vẫn ước
mong níu giữ lại ngày hôm nay
Này người ta cười xinh ghê lòng đang rất muốn nói gì, nhớ những khi, ở bên nhau giờ ra chơi Cần bao phút
bao kim giờ để thời gian quay sẽ trở lại, để lưu hết những kỷ niệm ngày hôm nay Này tim ơi, nghe đồng hồ gõ
nhịp lòng, giữ cho nhau ngày cuối năm Um um…. Ngày chia tay cuối… tíc tắc, tíc tắc Um um… Còn bao
nhiêu phút… tíc tắc tíc tắc… Ngày tháng cũ có bao điều đẹp tựa giấc mơ mới hôm nào, đừng xa nhé những
yêu thương dành cho nhau Ngồi bên nhau… thêm… trang lưu bút xanh màu, lén viết nhanh truyền tay Chiều
nay, ngồi trong lớp, thầy cô như khác mọi ngày, khẽ lắng nghe tiếng kêu đồng hồ kia Bạn bè ơi, ngồi bên nhau,
cười tươi lên, xấu bây giờ. Nói với nhau, những ước mơ của ngày mai. Cần bao phút, bao kim giờ cho thời
gian mới quay trở lại, để lưu hết những kỷ niệm ngày hôm nay Này tim ơi, nghe đồng hồ gõ nhịp lòng, giữ cho
nhau ngày hôm nay. Mùa hè đến mang theo gió theo mưa… tíc tắc tíc tắc… Mùa thi ta lo lắng xôn xao tíc tắc
tíc tắc Ngày chia tay… nghe… tim đang gõ nhịp lòng, nhắc chúng ta đừng quên Thời gian ơi, xin…. Cho ta

một điều ước, hãy một lần ngừng trôi.
Những giai điệu quen thuộc của bài hát “Tiết Học Cuối Cùng” nhẹ nhàng vang lên chợt khiến hắn lặng người
Đã từ rất lâu rồi, hắn không còn nghe bài hát này nữa dù cho nó vẫn luôn nằm trong ổ cứng chiếc máy vi tính
của hắn chứ chẳng hề mất đi, vậy mà hắn đã bỏ quên Nó cũng như những kỷ niệm, luôn nằm trong ký ức
mỗi người Dù có lúc bị những bộn bề của cuộc sống hiện tại che lấp nhưng kỷ niệm vẫn luôn ở đó, âm thầm
và lặng lẽ Rồi đến 1 lúc nào đó, nó chợt trào lên và xâm chiếm toàn bộ tâm trí con người! Hắn đang ở trong
tình trạng như vậy. Vào lúc này đây, tất cả những thứ xung quanh chợt trở nên nhạt nhòa và hắn chìm sâu vào
dòng suy tưởng Không cần phải căng mình, cũng chẳng cần vùng vẫy, hắn cứ để yên cho dòng sông ký ức ấy
chầm chậm đưa hắn về lại với quá khứ, về lại với những tháng ngày xưa yêu dấu những năm cấp III Hắn
đã đọc được ở đâu đó rằng : “Kỷ niệm chẳng là gì Nếu thời gian vội xóa, Và sẽ là tất cả Nếu lòng người còn
ghi.” Đúng như vậy, những điều dù có được khắc lên bia đá nhưng con người chóng quên thì thời gian cũng sẽ
chẳng mấy chốc mà phủ mờ, chỉ có những điều được khắc ghi trong trái tim mới mãi mãi đi theo con người
trong suốt cả cuộc đời! Hãy cứ để những hồi ức đó sống trong tim hắn, đi cùng hắn trên tất cả những con
đường hắn sẽ đi, để mỗi khi kỷ niệm chợt ùa về trong tấm trí như lúc này đây, hắn lại thầm hát theo giai điệu
của bài hát đang bước vào đoạn điệp khúc: “Mùa hè đến mang theo gió theo mưa… tíc tắc tíc tắc… Mùa thi ta
lo lắng xôn xao tíc tắc tíc tắc Ngày chia tay… nghe… tim đang gõ nhịp lòng, nhắc chúng ta đừng quên Thời
gian ơi, xin…. Cho ta một điều ước, hãy một lần ngừng trôi .” Một thông điệp đặc biệt Blog Tôt Là Tôi muốn
gửi tới các bạn học sinh cuối cấp đó là các bạn hãy tự tin vào chính bản thân mình, hãy dành tất cả nỗ lực cho
ước mơ và khát vọng. Ngày hôm nay ta tạm biệt mái trường, ngày hôm nay ta đang níu giữ những tiết học cuối
cùng bên thầy cô, bạn bè nhưng tiếng trống đã điểm, phượng đã thắm và bằng lăng cũng tím biếc trên từng dãy
phố! Tạm biệt tuổi học trò, tạm biệt áo dài trắng tinh khôi… Tiết học cuối cùng đã kết thúc, kết thúc cho một
bắt đầu! Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn!
Nguồn: Lính Chì
13. Ngày nhà giáo việt nam 20 – 11 qua lời văn của học sinh lớp 6
Năm nào cũng vậy, ngày 20 – 11 đến luôn để lại trong em kỷ niệm khó phai

Năm nào cũng vậy, ngày 20 – 11 đến luôn để lại trong em kỷ niệm khó phai. Vẫn là ngày lễ ấy
sao mỗi năm một mới, mỗi năm em lại hiểu hơn nghĩa mẹ ơn thầy. Nhưng ngày kỷ niệm năm
nay, em còn có thêm một niềm vui mới. Bởi năm nay em bước sang học lớp 6.
Sáng hôm ấy, mẹ gọi em dậy sớm và dặn em phải ăn mặc thật là sạch đẹp. mẹ còn đưa cho em một bó hoa và nói em mang đến

trường để tặng cô chủ nhiệm. Mới đặt chân vào cổng trường mà chúng em đã bạn nào bạn nấy cứ ngỡ như đang bước vào một
ngày hội lớn. Hai bên đường ngay chỗ cổng đi vào, liên đội cho cắm mấy chục hồng kỳ đỏ thắm trông thật là rực rỡ. Khu lễ đài
cũng đã chuẩn bị xong, những dãy bàn phủ nhiều khăn nhiều màu sắc, lại có thêm mỗi bên hai lẵng hoa tươi. Phía trên phông nền
trang trọng treo dòng chữ : Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Buổi lễ bắt đầu khá sớm, sau màn nghi thức trang nghiêm trong tiếng quốc ca là tiết mục văn nghệ xuất sắc được chọn từ đợt thi
văn nghệ vừa rồi. Hôm nay trông các thầy cô ai cũng đẹp và lịch sự. Các thầy trông sang trọng hơn trong các bộ vecton, còn các
cô thì duyên dáng trong những bộ áo dài nhiều màu sắc.
Xong văn nghệ, buổi lễ được mở đầu bằng bài diễn văn trang trọng của thầy hiệu trưởng. Cũng như lúc em còn học ở trường tiểu
học, bao giờ bài diễn văn của các thầy cũng dành để nói về lịch sử và ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bài diễn văn khá dài
nhưng mọi người ai cũng chăm chú lắng nghe để rồi đến lúc thầy kết thúc, ai cũng cảm thấy bất ngờ. Buổi lễ lại được tiếp tục
bằng bài phát biểu cảm tưởng của thầy Vinh – thầy giáo dạy môn văn. Hôm nay trông thầy khác hẳn vẻ giản dị mọi ngày. Thầy
lịch sự trong bộ vecton màu xám bạc, lời thầy vẫn truyền cảm và cuốn hút như mỗi khi lên lớp. Bài cảm tưởng cùa thầy ngắn gọn
nhưng cô đọng và xao xuyến lắm. Lần đầu tiên em thấy có người ví nghề thầy như chữ nhẫn. Phải nhẫn để yêu thương cho sâu
sắc, để lo lắng cho học sinh được vẹn toàn. Tụi em ngồi dưới cứ tròn mắt ngân nga theo những dòng văn, trong lòng đứa nào đứa
nấy không ngớt lời trầm trồ thán phục.
Buổi lễ hôm đó ngắn, kết thúc bằng bài phát biểu của các hội trưởng phụ huynh và bài cảm tưởng của chị Ái Linh – học sinh lớp
9. Cả hai bài phát biểu đều nói lên công ơn trời biển của các thầy cô đồng thời cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thế hệ học
sinh đối với các thầy cô- những người đã tình nguyện chọn nghề thầy.
Nhưng thật bất ngờ. Khi chị Ái Linh vừa phát biểu xong thì một rừng hoa tươi thắm chúng được dâng tặng các thầy cô. Em mang
bó hoa đã cầm trong tay từ sáng đến giờ lên tặng cô Minh chủ nhiệm cùng một lời chúc một lời cảm ơn mà em đã chuẩn bị sẵn từ
tối hôm qua. Chúng em ra về trong lòng phơi phới. Hy vọng môi trường mới, chúng em sẽ được các thầy cô chăm chút nhiều
hơn.
Nguồn: Lính Chì
14. Em hãy tả một buổi lao động ở trường em
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải
trồng người. Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu nối tiếp theo.
Trường của em là ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ
nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một

buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý
nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai.
Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp
nào xanh và tốt nhất sau một năn sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây
hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân
công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón.
Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa
của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và
gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ
mười hố trồng cây. Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ
nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để
chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.
Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố
cây rồi nói.
Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè,
thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi ích mười năm mà Bác kính
yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy.
Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây.
Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa,,, Các gốc cây
tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.
Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một
cây hoa sữa để gắn biển kỷ niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp
em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.
Nguồn: Lính Chì
15. Em hãy kể về một người thầy ( cô) mà em kính yêu nhất
Nếu ai đó hỏi em: Từ lúc đi học đến giờ, em học qua bao nhiêu thầy cô giáo. Chắc chắn em
không thể nào nhớ được, nhưng nếu hỏi.

Thầy cô nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất?. Em sẽ ngay lập tức nêu ra những cái tên. Song
trong suốt 6 năm cắp sách đến trường, em chưa bao giờ dám nghĩ rằng, có một thầy giáo chỉ dạy

em có mỗi một tiết văn thôi mà để lại cho em một ấn tượng khó phai về sự kính yêu đến vậy.
Chuyện xảy ra vào tuần đầu của năm học lớp 6 này, bước vào ngôi trường mới, lạ thầy, lạ bạn,
chúng em hồi hộp đợi mong những tiết học đầu triên trong một cảm giác vui mừng xen lẫn
những điều bí ẩn. Sau mỗi tiếng trống tùng và mỗi tràng vỗ tay rộn rã, chúng em lại được làm
quen với một thầy giáo mới. Những người mà trước đó chúng em chưa bao giờ thấy mặt biết tên,
chưa bao giờ được nghe lời giảng với bao kiến thức mới lạ và xa xôi.
Ngày học thứ nhất trôi qua vội vàng và ồn ã. Lớp học bước vào ngày học thứ hai bằng một tiết
ngữ văn. Tiếng trống vào giờ đã điểm, thầy giáo bước vào trong sự ngỡ ngàng của bao đôi mắt
trẻ thơ. Chả là với hầu hết các bạn lớp em, đây là lần đầu tiên môn Văn được một thầy giáo dạy.
Thầy bước vào giờ giảng nhẹ nhàng và trầm ấm vô cùng, tiết dạy đầu tiên, thầy dành hơn 10
phút để giới thiệu toàn bộ chương trình Ngữ văn lớp sáu. Không khí lớp tự nhiên sôi nổi hẳn lên.
Thầy vẫn nói về bài giảng nhưng lại gợi trong chúng em bao ấn tượng xốn xang. Thầy kể về kỷ
niệm lần đầu tiên thầy bước vào ngôi trường cấp hai. Thầy mới, bạn mới và những bài giảng
nhanh chóng cuốn hút niềm đam mê văn học của thầy. Thế là từ lúc đó ngày nào thầy cũng ước
mơ trở thành người thầy dạy văn để truyền dạy cho học sinh những cảm giác sâu lắng được dồn
tụ qua từng trang sách. Chúng em tròn mắt hớp lấy từng lời giải của thầy một cách say sưa. Sao
kỷ niệm của thầy giống tâm trạng của chúng em lúc này đến vậy. Chúng em càng ngỡ ngàng,
nhưng cũng ngất ngây và vui mừng lắm. Bài giảng của thầy cứ diễn ra trọn vẹn một giờ trước
khuôn mặt ngây thơ đang ngày càng trở nên tươi tắn. Ôi! Cuộc sống còn nhiều niềm vui, nhiều
mơ ước, nhiều chân trời lạ thế. Đó cũng là những nơi xa lạ, đẹp đẽ và huyền bí. Mảnh đất ấy
chúng em chưa từng đến bao giờ,nhưng những ước mơ chin h phục của chúng em thì hình như
đang bắt đầu được thầy thắp sáng.
Nhưng đúng là tiếc nuối vô cùng! Không ngờ tiết văn ấy lại là tiết văn duy nhất thầy Bình dạy
chúng em. Sau tuần ấy thầy được cử lên trường của tỉnh. Thầy ơi! Bao giờ chúng em mới được
gặp lại thầy,người đã dạy chung` bao điều mới lạ, dạy chúng em ước mơ bằng chính những ước
mơ có thực của thầy.
Nguồn: Lính Chì
16. Làm bài văn miêu tả con gà trống
Nghỉ hè vừa rồi em được bố mẹ đưa đi thăm ông bà ngoại. Bà em có một bầy gà tới mười mấy
con, trong đó có một chú gà trống mà bà em mua về đã được gần một tháng rồi, trông chú rất oai

vệ.

Chú gà này thuộc giống gà cồ nên to con. Chú có một cái mào đỏ tươi roi rói. Chú có một đôi
mắt tinh nhanh màu xanh lóng lánh trông như giọt nước trong veo. Cặp mỏ búp chuối màu vàng
đậm của trống giúp chú bắt sâu. Lông cổ của trống có rất nhiều màu, nào là màu đỏ tía lẫn nâu
thật là đẹp.Mình chú khoác một cái áo thổ cẩm nhiều màu sắc rực rỡ. Chiếc cánh của trống khi
xoè ra như chiếc quạt lông nhiều màu săc sỡ.
Chú có cặp giò chắc nịch và khoẻ. Đặc biệt trống còn hơn các cô gà mái và lũ gà chiếp em út là chú có một chiếc đuôi dài, cong
vồng lên giống chiếc cầu vồng nhiều màu rực rỡ. Chân chú vàng ươm giống chiếc ủng của các chàng kị sỹ.
Mỗi khi cao hứng chú lại lên tiếng gáy. chú vỗ cánh phành phạch rồi dang chân, vươn cổ gáy một hồi thật to, thật dài. Tiếng gáy
của chú lanh lảnh như tiếng kèn đồng, vang dậy cả xóm làng. Nom chú thật oai vệ vô cùng.
Em yêu chú gà trống này lắm! Dù trời nắng, mưa, rét buốt những lúc mọi người đang ngủ ngon thì trống đã thức dậy nhảy tót lên
đống rơm rồi đánh thức mọi người dậy, nên cả nhà coi nó như chiếc đồng hồ báo thức. Ước gì em có một chú gà trống như vậy!
Nguồn: Lính Chì
17. Hãy miêu tả một cây ăn quả trong mùa quả chín.
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt.
Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của
tuổi trưởng thành.

Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một
dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn
thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc
sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò
chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt
mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc
cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo mỗi loại được trồng trên
một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa "lò rèn" đặc
biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các
vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa

chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa
tưởng nhớ đến người mẹ "kì diệu" trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời
này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành
cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm.
Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng
tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu
mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng
hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy
gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về
người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị
ngọt ngào chảy ra từ những "bầu sữa kì diệu" ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như
"biển hồ lai láng" mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Nguồn: Lính Chì
18. Mùa hè, những cơn mưa sao chợt đến rồi chợt đi thật nhanh
chóng. Em hãy tả lại quang cảnh quê em vào thời điểm đó.
Nếu ai đã một lần ngắm cảnh quê hương tôi vào khi cơn mưa mùa hè chợt đến rồi chợt đi thì
chắc hẳn sẽ không thể nào quên được sự nhanh chóng của nó.

Chao ôi, cơn mưa đến mới nhanh chóng làm sao! Vừa mới đây thôi ông mặt trời vẫn còn tươi
cười ban phát những tia nắng cho trần gian thế mà giờ đã chốn biệt trong làn mây dầy. Không
biết từ đâu, những đám mây đen kéo về đây nhanh đến thế. Làm cho bầu trời bỗng thấp hẳn
xuống. Gió bắt đầu thổi, cây cối ngả nghiêng, cành khô răng rắc. Ngoài đường mọi người vội vã
chạy về nhà để trú mưa.
Bỗng lộp độp, lộp độp! Mưa bắt đầu rơi, những hạt mưa to và nặng như ai ném đá. Lúc đầu thưa,
sau mau dần. Tiếng mưa rơi đồm độp trên tàu lá chuối. Mưa rào rào trên sân gạch. Tiếng mưa
lách tách trên mái nhà. Nước mưa bắt đầu chảy xuống như ai chút . Bỗng chốc làng quê như
chìm đắm trong biển nước. Mọi âm thanh ồn ã của cuộc sống dường như lắng xuống, nhường
chỗ cho tiếng mưa rơi. Trong vườn, cây cối hả hê vì được tắm dưới mưa.

Một lúc sau, bầu trời thấp thoáng xanh hiện ra. Ông mặt trời lại tươi cười đùa với gió. Một vài tia
nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Mấy chú chim không biết chú mưa ở đâu giờ bay ra
hót râm gian. Chà, không gian thật thoáng đãng không khí trong lành đến tuyệt vời. Sau cơn mưa
có lẽ cây cối hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Vườn cây trước nhà không một tý bụi, tràn trề sức sống.
Mấy khóm hoa mười giờ như trang điểm lại dung nhan của mình để phô hương khoe sắc. Dưới
đất, nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lách ra từ các ngõ. Mọi người ai nấy đều bắt tay ngay vào
công việc của mình.
Sau trận mưa mùa hè, cảnh làng quê tôi như bừng tỉnh. Cảnh vật thêm sức sống mới.
Nguồn: Lính Chì
19. Hãy tả lại ngôi nhà thân yêu của em
"Ngôi nhà" ôi hai tiếng gọi sao mà thân thương đến vậy! Ngôi nhà - nơi tôi được sinh ra và lớn
lên trong những câu hát ru êm ái của mẹ và được âu yếm trong vòng tay ấm áp với những câu
chuyện cổ tích lý thú của bà. Ngôi nhà - nơi đã ôm ấp bao niềm vui nỗi buồn của từng thành viên
trong gia đình tôi. Cũng chính tại ngôi nhà thân thương ấy đã nâng bước tôi trưởng thành đến với
bến bờ thành công chói lọi. Nơi ấy mọi vẻ đẹp đã quá đỗi thân thương đối với tôi

Ngôi nhà ấy cũng bình thường như bao ngôi nhà khác nhưng trong mắt tôi nó là một mái ấm
hạnh phúc nhất. Từ xa nhìn lại, ngôi nhà hiện lên với mái ngói đỏ tươi. Lại gần, ngôi nhà khoác
trên mình chiếc áo màu vàng chanh pha lẫn mầu trắng sữa với những nét hoa văn. Đó là căn nhà
nằm trên địa phận của con đường 308, cách trường tôi không xa lắm. Nó được xây cách đây hơn
4 năm rồi.
Tuy phải trải qua nhiều mưa nắng nhưng ngôi nhà vẫn còn tuyệt lắm bởi bố mẹ tôi đã tu sửa lại phần nào cho nó. Căn nhà không
rộng lắm nhưng cũng đầy đủ tiện nghi. Cánh cửa chính ra vào là cánh cửa xếp được sơn mầu xanh trông thật lịch lãm. Bên trong
lại là cửa kính lúc nào cũng bóng nhoáng bởi chị em tôi rất chăm chỉ lau chùi.
Ngôi nhà thân thương ấy được xây bằng gạch vữa rất bền bỉ và vững chắc. Nó là loại nhà hai tầng. Đi qua hai loại cửa chính là
phòng khách, phòng này được bố mẹ tôi để mắt đến nhiều nhất nên cánh bầy bố và trang trí rất gọn gàng, sang trọng. Bên này là
chiếc ghế sofa nâu, bên kia là chiêc ti vi to đặc biệt là trên bàn uống nước lúc nào mẹ tôi cũng đặt một lọ hoa nhỏ để tạo cho ngôi
nhà có một sức sống mãnh liệt làm cho ngôi nhà trở nên đẹp hơn. Căn phòng này cũng chính là nơi để tiếp khách và là nơi xum
họp gia đình sau mỗi bữa cơm chiều. Tiếp đến là phòng ngủ của bố mẹ tôi.
Ngay cạnh đó là phòng bếp, đây cũng là nơi mẹ và chị tôi trổ tài nội trợ. Theo hành lang dẫn đến cầu thang lên tầng hai là cả một

không gian yên tĩnh dành riêng cho hai chị em tôi . Bên này là góc học tập cũng chính là nơi để thờ kính tổ tiên của gia đình tôi.
Căn phòng này được trang trí bằng những bức tranh phong cảnh như tôn thêm vẻ sang trọng lịch lãm cho ngôi nhà hơn. Kia là
bức tranh về một buổi hoàng hôn trên biển, phía đối diện là bức tranh bức tranh bình minh trên núi rừng
Bước ra khỏi phòng khách là căn phòng của hai chị em tôi. Bố mẹ tôi trang trí cho nó bằng một mầu xanh nổi bật hơn những căn
phòng khác bởi màu xanh tươi mát được bao chùm tại nơi đây. Mỗi khi đi học về cảm thấy mệt mỏi thì chỉ cần bước chân vào
đây là có thể cảm nhận như có một sức sống đang dâng trào. Đằng sau tầng hai là nơi diễn ra những hoạt động bổ ích cho gia
đình tôi như là trồng những luống rau muống sạch phục vụ cho mỗi bữa ăn.
Còn nhớ mỗi khi buồn tôi lại chạy ra đây để khóc một mình. Nhìn những luống rau xanh tươi dung dinh trong gió một cách thanh
thản nó như an ủi tôi cô bạn xinh xắn đừng khóc, hãy tươi vui lên vì cuộc sống của chúng ta đã vốn dĩ rất tươi đẹp. Chỉ cần chúng
ta nghĩ về nó theo một chiều hướng tốt thì nó sẽ lập tức tươi đẹp hơn.
Tôi rất yêu quý nơi này bởi nó đã gắn bó với tôi từ thuở thơ ấu và biết bao nhiêu những kỉ niệm đẹp đẽ. Dù mai này có phải xa
quê hương, xa nơi mà mình đã gắn bó từ nhỏ thì tôi sẽ không bao giờ quên được tổ ấm thân thương, ấm áp tình người này.
Nguồn: Lính Chì
20. Thuyết minh về con Trâu làng quê Việt Nam (2)
Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên
những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn
bó thân thiết với người nông dân VN: con trâu – là đv nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại,
nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú- loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.
Trâu VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc
xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm.
Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu:
sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần
phục. Nếu trâu cái TB từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực
nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng
hiền lành.
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình
ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó
là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và
trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn
trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu

còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi
khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi
trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch
sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội
chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh
hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một
cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được
Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín
ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng),
tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích
khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng
cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế
để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu:
Ruộng sâu, trâu nái
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời
sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng
nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật
thịnh".Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng
độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu

chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người
Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi
biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi
người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà
tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người
VN cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa
vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”.
Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. ĐNA tổ chức tại VN. Biểu tượng
Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là
sự tôn vinh con trâu VN người dân VN.
Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ
Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.”
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê VN
nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không
thể thiếu ở lầngng quê VN-con vật linh thiêng trong sâu thẩm tâm hồn người dân VN. Con vật
thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân V nhất là những người xa xứ.
Nguồn: Lính Chì

×