Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

THCS xã Song Pe-Bắc Yên-Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.65 KB, 7 trang )

PHÒNG GD&ĐT BẮC YÊN
TRƯỜNG THCS SONG PE
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – Hạnh phúc
Số: … / BC-NTr Song Pe, ngày…. tháng 5 năm 2013
BÁO CÁO TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013
- Căn cứ Chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT
ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thực hiện công văn số: 135 HD-PGD&ĐT ngày 10 tháng 4 năm 2013
của phòng GD&ĐT huyện Bắc Yên về việc hướng dẫn báo cáo tổng kết phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn
2008-2013.
Nay trường THCS xã Song Pe báo cáo quá trình tổ chức triển khai phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn
2008-2013 như sau:
I. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua
1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến
trường.
- Sau khi phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong toàn trường bằng việc xây dựng kế hoạch từng năm
nhằm đảm bảo trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh; lớp học đủ ánh sáng,
thoáng mát, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. Kết quả:
+ An ninh trật tự được giữ vững, không có tình trạng vi phạm pháp luật, vi
phạm an toàn giao thông đường bộ; không có ma túy học đường và các tệ nạn xã
hội khác.
+ Vệ sinh trường, lớp được quét dọn thường xuyên. Nhà trường đã tổ chức
cho học sinh tổng vệ sinh xung quanh trường 1 buổi trên tuần. Môi trường xung
quanh không bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.


+ Giáo dục tuyên truyền cho học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các
công trình công cộng, nhà trường, lớp học
+ Số cây xanh trong trường hiện có 27 cây gồm: cây Bàng, cây Phượng,
cây Ban.
+ 100% lớp học đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi
học sinh THCS.
+ Trường học đảm bảo có cổng trường, biển trường, hàng rào, sân chơi.
+ Có nội quy học sinh, nội quy về phòng chống cháy, nổ.
- Hàng năm đều phát động học sinh trồng và chăm sóc cây xanh, giáo dục
các em ý thức bảo vệ cây xanh được đưa vào nội dung thi đua.
- Chưa có công trình vệ sinh theo chuẩn. Hiện nay nhà trường đang xây
dựng, khắc phục sửa chữa công trình vệ sinh và một số công trình phụ khác.
- Đưa nội dung giáo dục môi trường, an toàn giao thông, tìm hiểu truyền
thống, phát huy lịch sử, văn hóa cách mạng địa phương vào các tiết chào cờ đầu
tuần, sân chơi ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…
* Số liệu so sánh của năm học 2012-2013 đối với nắm học 2008-2009,
phát triển đổi thay
2. Dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điêm lứa tuổi của học sinh, giúp các
em tự tin trong học tập.
- Tỉ lệ duy trì sĩ số, vận động học sinh ra lớp từ năm học 2008-2009 đến
năm 2012-2013:
TT Năm học Số HS được huy động ra
lớp
Số HS bỏ học
(Tỉ lệ %)
Ghi chú
1 2008-2009 221 9 (4%)
2 2009-2010 226 5(2,2%)
3 2010-2011 211 3(1,4%)
4 2011-2012 221 1(0,45%)

5 2012-2013 234 18 (7,7%)
- Kết quả thực hiện 3 đủ đối với học sinh: Nhà trường đã phối hợp với các
ngành, đơn vị, GVCN thực hiện tốt việc đảm bảo “ 3 đủ” cho 100% học sinh,
không có học sinh nào bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở. Hàng năm
trường đã tổ chức duy trì hoạt động Chữ thập đỏ để hỗ trợ học sinh hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn.
- Số lần tập huấn về những nội dung đổi mới công tác quản lý, đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với
hiệu trưởng, hiệu phó từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013;
- Tổng số giáo viên nhà trường được tham gia tập huấn về đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: 17 GV đạt
100%
- Số phương tiện, thiết bị nhà trường được cấp từ năm 2008-2009 đến năm
học 2012-2013 để phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học:
+ Năm 2008: 01 bộ máy tính VN Powerr; 01 chiếc Fax Moden; 01 chiếc
máy in HP 1006.
+ Năm 2009: 6 bộ bàn ghế GV: 138 bộ bàn liền ghế học sinh: 6 chiếc
bảng viết phấn chống lóa Hàn Quốc; 01 bộ máy tính HP.
+ Năm 2010: 01 máy in Canon LBP 2009.
+ Năm 2011: 01 bộ máy tính: 01 máy in Canon LBP 2009: 01 máy in
canon 3300: 01 máy chiếu: 01 phông máy chiếu
+ Năm học 2012-2013: 02 máy tính xách tay ASUS: 02 chiếc loa
NANOMX: 01 âm li: 02 loa phóng thanh: 01 chiếc đàn YAMAHA.
Số tiết dạy giỏi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại từ khi thực hiện
phong trào; 47 tiết.
* Số liệu so sánh của năm học 2012-2013 đối với năm học 2008-2009,
phát triển đổi thay
3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xây dựng thông qua Đội
TNTP Hồ Chí Minh và giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục các em biết cách

ứng xử với các tình huống xảy ra trong cuộc sống; thói quen và kỹ năng làm việc
theo nhóm. Giáo dục trách nhiệm công dân đối với xã hội qua môn GDCD; sinh
hoạt ngoại khóa về quyền trẻ em…
- Thông qua giáo dục chính khóa và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
giúp học sinh rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe; kỹ năng phòng
chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn khác; học sinh được nhà
trường cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; biết phòng chống bệnh
thông thường về mắt, vẹo cột sống, sốt xuất huyết, phòng chống HIV và giáo
dục giới tính thông qua các môn học: GDCD, Sinh học và các hoạt động ngoại
khóa.
* Số liệu so sánh của năm học 2012-2013 đối với năm học 2008-2009,
phát triển đổi thay
4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
- Các hoạt động tập thể thường được tổ chức trong nhà trường: Tổ chức
các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia
chủ động, tự giác của học sinh. Nhà trường Đã tổ chức các hoạt động văn hoá,
văn nghệ, thể thao sôi nổi cho học sinh trong trường và ngoài nhà trường, tạo ra
sân chơi lành mạnh thu hút các em học sinh. Đã tham gia đầy đủ Hội khoẻ Phù
Đổng, hội thi văn nghệ, các phong trào thể dục thể thao do các cơ quan có thẩm
quyền tổ chức.
- Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể, việc tổ chức
sinh hoạt đội: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa; tuyên truyền bình đẳng giới,
An toàn giao thông, Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ xã Song Pe… Hàng tuần Liên
Đội tổ chức sinh hoạt 2 buổi/tuần ngoài rèn luyện về kĩ năng Nghi thức đội, GV
TPT còn giáo dục các em về kĩ năng sống phổ biến kiến thức về một số trò chơi
dân gian, tổ chức các trò chơi dân gian và hoạt động vui chơi giải trí khác hợp
với lứa tuổi học sinh THCS.Liên đội tổ chức cho các em tìm hiểu về ngày truyền
thống quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng, Đoàn, Đội,
nhằm giáo dục lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh và giúp các em có ý thức
vươn lên trong học tập

- Tác động của hoạt động này đối với đạo đức học sinh và công tác duy trì
sĩ số nhà trường. Thông qua các hoạt động học sinh đã có ý thức tu dưỡng rèn
luyện đạo đức tác phong, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động chung của nhà
trường, đi học đều, đầy đủ và đúng giờ. Tuy nhiên trong năm học 2012-2013 có
18 em học sinh bỏ học do ý thức đạo đức và học lực kém.
* Số liệu so sánh của năm học 2012-2013 đối với năm học 2008-2009,
phát triển đổi thay
5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
- Việc tổ chức cho học sinh chăm sóc các di tích, danh lam thắng cảnh,
đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh chăm sóc
nghĩa trang liệt sĩ tại Bản Pe xã Song Pe.
- Tổ chức giáo dục truyển thống lịch sử, văn hoá, cách mạng cho học sinh
thông qua hội thi Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ địa phương nhằm phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng.
- Đã thực hiện nội dung giáo dục địa phương về truyền thống lịch sử, văn
hoá, cách mạng cho học sinh. Đã đưa nội dung giáo dục truyền thống địa
phương, nhà trường vào trong nội dung giáo dục học sinh như tổ chức dạy học
Lịch sử - Địa lý địa phương
II. Kết quả nổi bật trong phong trào và tác động của phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục
địa phương.
1. Những nhân tố điển hình thực hiện phong trào đối với GV, HS
a. Đối với giáo viên
TT Họ và tên Địa chỉ Thành tích
1
Cầm Thị Thanh Lệ
Trường
THCS
Song Pe

- Năm học 2008-2009 UBND huyện tặng giấy
khen. QĐsố: 1096 QĐ-UBND ngày 23 tháng 6
năm 2009.
- Năm học 2009-2010 Tỉnh Đoàn tặng giấy
khen. QĐsố: 349-QĐ/KT ngày 16 tháng 8 năm
2010.
- Năm học 2010-2011 UBND huyện tặng giấy
khen. QĐ số: QĐ/UBND ngày…tháng 6 năm
2011
- Năm 2012 Đoàn xã tặng giấy khen. QĐ số: 02
QĐ/ĐXSP ngày 25 tháng 2 năm 2012.
- Năm học 2011-2012 UBND huyện tặng giấy
khen. QĐ số:1404 QĐ/UBND ngày 28 tháng 6
năm 2012.
- Năm học 2011-2012 Trung ương Đoàn tặng
Bằng khen. QĐ số:688/ QĐKT- TWĐTN ngày
20/8/2012.
- QĐ khen thưởng số: 2874/QĐ-UBND ngày
15/11/2012.
- Năm học 2012-2013 đề nghị UBND huyện tặng
giấy khen.
2 Đào Thị Minh Hải THCS
Song Pe
- Năm học 2008-2009 UBND Huyện công nhận
danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở.
- Năm học 2009-2010 UBND Huyện tặng giấy
khen.
- Năm học 2010-2011 đạt danh hiệu giáo viên dạy
giỏi cấp trường, UBND Huyện công nhận danh
hiệu CSTĐ cấp cơ sở.

- Năm học 2011-2012 đạt danh hiệu giáo viên dạy
giỏi cấp trường, UBND Huyện công nhận danh
hiệu CSTĐ cấp cơ sở.
- Năm học 2012-2013 đề nghị Sở GĐ&ĐT tặng
giấy khen, UBND Huyện công nhận danh hiệu
CSTĐ cấp cơ sở
3 Nguyễn Văn Tú THCS
Song Pe
- Năm học 2008-2009 LĐLĐ Huyện tặng giấy
khen.
- Năm học 2009-2010 LĐLĐ Huyện tặng giấy
khen.
- Năm học 2010-2011 LĐLĐ Huyện tặng giấy
khen.
- Năm học 2011-2012 UBND Huyện tặng giấy
khen.
- Năm học 2012-2013 đề nghị UBND Huyện tặng
giấy khen.
b. Đối với học sinh
TT Họ và tên Địa chỉ Thành tích
1 Mùi Thị May Lớp 6A
trường
THCS xã
Song Pe
- Năm học 2008-2009 đạt danh hiệu học sinh tiên
tiến.
- Năm học 2009-2010 đạt danh hiệu học sinh tiên
tiến.
- Năm học 2010-2011 đạt danh hiệu học sinh tiên
tiến.

- Năm học 2011-2012 đạt danh hiệu học sinh tiên
tiến.
- Năm học 2012-20123 đạt danh hiệu học sinh
giỏi.
2 Mùi Thị Thùy Lớp 6B
trường
THCS xã
Song Pe
- Năm học 2008-2009 đạt danh hiệu học sinh tiên
tiến.
- Năm học 2009-2010 đạt danh hiệu học sinh tiên
tiến.
- Năm học 2010-2011 đạt danh hiệu học sinh tiên
tiến.
- Năm học 2011-2012 đạt danh hiệu học sinh tiên
tiến.
- Năm học 2012-20123 đạt danh hiệu học sinh
giỏi.
2. Phong trào đã tạo nên những thay tích cực đối với nhà trường, địa
phương, phụ huynh và công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương.
- Về công tác Chủ nhiệm - Giáo dục đạo đức cho học sinh, GVCN đã thật
sự thân thiện để hỗ trợ, định hướng giúp HS bầu chọn được Ban cán sự lớp là
những thành viên thực sự thân thiện và tích cực. Chú ý chia tổ nhóm học tập
theo địa bàn cư trú, gồm đầy đủ các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu,
kém học sinh ngoan và chưa ngoan để các em giúp nhau học tập, rèn luyện
GVCN đã nắm bắt hoàn cảnh của từng HS trong lớp, nhất là những em HS có
hoàn cảnh khó khăn. Làm tốt công tác bảo vệ cảnh quan môi trường. Xây dựng
và bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường. Người giáo viên còn làm công tác giảng
dạy, tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách vở, học hỏi nơi đồng nghiệp những người
đi trước để biết linh hoạt, khéo léo vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp

với từng bài, từng phần. Tích cực tham gia nghiên cứu, mạnh dạn trình bày và
áp dụng các đề tài khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm, các ý kiến đề xuất mà
mình cảm thấy có hiệu quả, có tính khả thi về đổi mới phương pháp dạy học
cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng như để lôi cuốn,
tạo hứng thú và đưa các em trở về với niềm đam mê thích thú khi học tập bộ
môn.
- Sự gia tăng tích cực của học sinh được biểu hiện ở những các em đã cảm
thấy gần gũi các thầy cô giáo hơn, biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ các bạn có
hoàn cảnh khó khăn hơn mình, kết quả học tập khá tiến bộ, phụ huynh học sinh
quan tâm đến con cái của họ hơn.
- Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục của các
cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội đã được thay
đổi: đã có sự quan tâm chăm lo hơn, việc xã hội hoá giáo dục phát triển mạnh
mẽ hơn.
- Mối quan hệ của giáo viên với học sinh và phụ huynh đã thân thiện hơn,
đồng thuận hơn, không có hiện tượng học sinh, phụ huynh xúc phạm đến thầy
cô; không có thầy cô vi phạm đạo đức nhà giáo. Các thầy cô giáo đã thực sự yêu
nghề, gắn bó với nghề. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực học hỏi
nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Học sinh yêu trường lớp, thích đi học, thích được khám phá. Tham gia
các hoạt động NGLL nhiệt tình hiệu quả.
* Số liệu so sánh của năm học 2012-2013 đối với năm học 2008-2009,
phát triển đổi thay.
3. Kết quả phân loại thực hiện phong trào thi đua từ năm học 2008-2009
đến năm học 2012-2013.
III. Những khó khăn gặp phải và đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt
phong trào trong giai đoạn tiếp theo.
1. Khó khăn
Chưa huy động được toàn bộ thanh thiếu niên ngoài trường học đến
trường, chưa tuyên truyền được rộng rãi trong quần chúng nhân dân, các ban

ngành, đoàn thể mục đích ý nghĩa của cuộc vận động để mọi người hiểu và nhận
thức rõ vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng, sự cầm thiết phải cho con em đến
trường, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong độ tuổi
THCS đến trường.
- Cơ sở vật chất thiếu đồng bộ.
- Một số ít giáo viên còn chưa thật sự tích cực vào cuộc, còn thụ động
hoặc thiếu liên tục.
- Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường kết quả còn
chưa đáp ứng như mong muốn.
- Một bộ phận nhỏ cha mẹ HS chưa thực sự vào cuộc, chưa tạo điều kiện
cho con em mình tham gia các hoạt động NGLL ở trường mà chỉ quan tâm đến
việc học tập chính khoá.
2. Giải pháp
- Củng cố kiện toàn ban chỉ đạo cấp trường về việc thực hiện phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để điều hành các
TT Năm học Kết quả đánh giá của nhà trường Ghi chú
1 2008-2009 Trung bình
2 2009-2010 Trung bình
3 2010-2011 Trung bình
4 2011-2012 Trung bình
5 2012-2013 Khá
hoạt động đạt hiệu quả thiết thực. Tổ chức phát động thi đua, cụ thể hóa 5 nội
dung chính của phong trào để thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường theo
quyết định số: 04/2000/QĐ-BGD ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ GD&ĐT trong đó
cụ thể hóa các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường.
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ
huynh, cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng môi trường

giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh; đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà
trường đáp ứng các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Trên đây là báo cáo tổng kết phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2009 đến 2012-2013 của trường
THCS xã Song Pe.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT huyện
- Đảng ủy, HĐND, UBND xã
- Lưu: Nhà trường
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Quang Tuyến

×