Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nhận xét đặc điểm hình thái khớp cắn trên học sinh thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh lứa tuổi 15-17 tại trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 64 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu làm đẹp của người Việt Nam
ngày càng tăng, trong đó chỉnh hình răng mặt là một lĩnh vực được nhiều
người quan tâm chăm sóc. Một trong các bất thường về răng hàm mặt là hiện
tượng thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh. Đây là hiện tượng bất thường của quá
trình hình thành và phát triển răng, có thể một hoặc nhiều răng vĩnh viễn
không mọc trên cung hàm, đồng thời không thấy răng hay mầm răng nằm
trong xương hàm trên phim X-Quang và khơng có dấu hiệu răng đó bị nhổ
hay mất vì các lý do khác.
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này với các
kết quả khác nhau từ 2.8%-15,9% tùy theo các vùng địa lý và các chủng tộc
khác nhau như: Malaysia 2.8% [37], Hong Kong 6,9% [19], Nhật Bản 9,4%
- 15,9% [22], Thái Lan 8.6% [23], Nauy 6,5% [22], Hy Lạp 8,4% [25] . Các
nghiên cứu đều cho thấy hiện tượng thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh biểu hiện
khá đa dạng về vị trí cũng như hình thái. Các răng có tần suất thiếu nhiều nhất
thường là răng cửa hàm dưới, răng cửa bên hàm trên, răng hàm nhỏ thứ 2....
Tuy nhiên tỉ lệ này phân bố khác nhau giữa người da đen, da trắng và người
châu Á [21], [22], [55]
Việc thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh sẽ ảnh hưởng đến sự sắp xếp vị trí
của các răng trên cung hàm và gây xáo trộn trong hệ thống nhai. Tùy theo vị
trí và số lượng răng vĩnh viễn bị thiếu mà dẫn đến các rối loạn khớp cắn và
lệch lạc khác nhau như: sai khớp cắn vùng răng hàm, mất cân đối giữa hàm
trên và hàm dưới, lệch đường giữa, răng thưa, khớp cắn sâu ... gây ảnh hưởng
đến chức năng và thẩm mỹ.
Năm 2004, Nele Mattheeuws, Luc Dermaut và Guy Martens tổng hợp
42 nghiên cứu khác từ năm 1957 đến 2004 về tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn bẩm
sinh ở người da trắng và nhận thấy rằng các nghiên cứu gần đây có tỉ lệ
thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh tăng cao hơn trước. [30]


Các nghiên cứu ở Mỹ và Nhật Bản cho thấy sự liên quan giữa thiếu
răng vĩnh viễn bẩm sinh với các bệnh khác như ung thư biểu mô tử cung,
ung thu ruột kết và một số chứng dị ứng cũng đã được thực hiện [48]. Các


2

tác giả này cho rằng các gene điểu khiển sự phát triển của răng cũng có thể
có vai trị quan trọng đối với các cơ quan khác. Do đó sự biến đổi của các
gen này có thể gây ra các bất thường khác trong cơ thể. [27], [48]
Như vậy tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh trên thế giới khơng phải là
hiếm gặp, nó ảnh hưởng đến khớp cắn cũng như chức năng nhai và thẩm mỹ.
Vấn đề này đang ngày nhận được sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn của các
nhà khoa học trên thế giới.
Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về thiếu
răng bẩm sinh được cơng bố chính thức. Để góp phần xây dựng một dữ liệu
riêng cho người Việt Nam qua đó nhằm nâng cao kết quả chẩn đốn và điều
trị trong chỉnh nha cũng như các lĩnh vực liên quan, chúng tôi chọn đề tài
"Nhận xét đặc điểm hình thái khớp cắn trên học sinh thiếu răng vĩnh
viễn bẩm sinh lứa tuổi 15-17 tại trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng
Hà Nội" nhằm 2 mục tiêu sau :

1.
Xác định tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh ở học sinh 15-17
tuổi ( trường THPT Đoàn Kết -Hai Bà Trưng - TP Hà Nội )
2.
Nhận xét các hình thái lệch lạc khớp cắn trên các học sinh
thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh.



3

Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự hình thành của mầm răng
Hình thành mầm răng là một quá trình liên tục, bắt đầu từ nguyên mầm
răng ở tuần thứ 4 bào thai. Những diễn biến hình thái ngay sau khi thành lập
nguyên mầm răng cho phép phân chia sự phát triển của mầm răng thành các
giai đọan nụ, chỏm và chuông.
1.1.1. Giai đoạn nụ: còn gọi là giai đọan tăng sinh
Đặc trưng bởi một đám tế bào biểu mơ hình cầu, phát triển từ các tế
bào biểu mô của lá răng; hình thành một cơ quan men hình nụ.

Hình 1.1 : Giai đoạn nụ
1.1.2. Giai đọan chỏm:
Các tế bào trung mô hình hình thành một nhú, cùng với việc cơ quan
men hình nụ lõm xuống, tạo thành một chỏm trênnhú răng. Các tế bào xung
quanh cơ quan men và nhú răng phân chia và tạo thành một lớp tế bào ngoại
trung mô tụ đặc; bao răng hay túi răng. Đến giai đọan này, mầm răng gồm
cơ quan men, nhú răng và bao răng


4

Hình 1.2 : Giai đoạn chỏm
1.1 .3. Giai đoạn chng: sau q trình tiếp tục lớn lên về kích thước,
mầm răng từ giai đọan chỏm chuyển sang giai đọan chuông, (cịn gọi là giai
đoạn biệt hóa). Có hai đặc điểm:
- Hình thể tương lai của thân răng được xác định bởi sự tiếp xúc giữa
các tế bào biểu mô men lớp trong với tế bào của nhú răng, đây là kết quả của

sự phát triển từ giai đọan chỏm (chưa biệt hóa) sang giai đọan chng trưởng
thành đã biệt hóa;
- Có sự biệt hóa để tạo thành nguyên bào men, nguyên bào ngà cũng
như một chuỗi biệt hóa của các loại tế bào khác của mầm răng. Q trình biệt
hóa các tế bào cơ quan men và nhú răng như trên gọi là biệt hóa tế bào, biệt
hóa mơ. Vị trí của các tế bào và của các giai đọan cảm ứng giữa chúng trong
việc xác lập hình thể răng, gọi là biệt hóa hình thái. Bốn loại tế bào của cơ
quan men trong giai đọan hình chng đã có sự phân biệt rõ ràng (Hình 1.3 ).
Theo cùng trình tự mà chúng đã xuất hiện, các đám tế bào biểu mơ biệt
hóa qua nhiều giai đọan trung gian để trở thành mầm răng giờ đã sẵn sàng
hoạt động. Khi bắt đầu của giai đọan phát triển này (khoảng ngày thứ 45 – 48
sau thụ tinh), các sườn vòm miệng vẫn ở hai bên lưỡi. Khi có sự tiếp nối các
sườn vịm miệng và hình thành vách mũi (khoảng tuần thứ 8), chỏm răng với
như răng và túi quanh răng đã được tạo thành. Ở cuối giai đoạn này nghĩa là


5

Những quá trình phát triển này ở thai con trai sớm hơn thai con gái; Sự
đóng của vịm miệng thứ cấp cũng diễn ra như vậy.
Mầm răng từ giai đoạn chuông : Về cấu tạo mỗi mầm răng gồm:
A : Cơ quan men
B : N hú răng
C : B ao răng

Hình 1.3 : Giai đoạn hình chng
1.1.3.1. Cơ quan men:
Cơ quan men có 4 tầng phân biệt về ba mặt: hình thái học, tế bào học,
và chức năng:
Biểu mơ men lớp ngoài: tạo thành mặt lồi ngoài của cơ quan men

và trải rộng đến vành đai chuông (vành cổ) nơi biểu mơ men lớp
ngồi và biểu mơ men lớp trong gặp nhau. Các tế bào của biểu mơ
men lớp ngồi rất thay đổi về hình thái tùy theo vị trí so với biểu mô
men lớp trong (nguyên bào men). Ở thời kỳ biểu mơ men lớp trong
chưa biệt hóa, chúng có hình khối vng hoặc lăng trụ, nhưng khi
đối mặt với nguyên bào men, chúng phẳng hơn và sắp xếp lộn xộn
hơn. Trong mọi trường hợp, biểu mô men lớp ngoài tiếp xúc với tế
bào của tầng lưới bằng các thể nối và khớp khe; chúng phân cách
với bao răng chính danh bằng màng đáy.


6

Các tế bào của tầng lưới hay lưới tế bào sao: tạo nên khối lớn nhất
của cơ quan men. Chúng có hình sao và có nhiều đi bào tương
dài, nối với nhau bằng thể nối và khớp khe. Giữa các tế bào có
khỏang gian bào mạng lưới, được lấp bởi mucopolysaccharide có
tính acid và các chất cơ bản ái thủy, là sản phẩm của các tế bào lưới.
Tầng trung gian: được tạo thành bởi từ 3 – 4 lớp tế bào phẳng, lăng
trụ đa giác và tương đối gần nhau, lớp này nằm kế cận với biểu mô
men lớp trong. Các tế bào lớp trung gian đặc biệt giàu men
phosphatase kiềm và acid. Chúng cũng có nhiều hình thức khác
nhau tùy nơi chúng gần với nguyên bào men hay gần với lớp biểu
mơ men chưa biệt hóa. Các tế bào của lớp trung gian gần với biểu
mô men chưa biệt hóa có hình trụ đa giác và tiếp nối với nhau bằng
thể nối hay bằng khớp khe có độ dài trung bình (2µm). Các tế bào
lớp trung gian gần với nguyên bào men phẳng hơn và các khớp khe
dài hơn (8µm). Khoảng liên bào trở nên nhiều acid
mucopolysaccharid ngay trước khi có sự lắng đọng chất căn bản rắn.
Biểu mơ men lớp trong: Có một hàng tế bào hình trụ thấp, (khoảng

25 µm), có nhân hình bầu dục và các bào quan phân tán tự do trong
bào tương. Những tế bào này liên hệ với nhau bằng thể nối và bằng
khớp khe (dài khỏang 2 µm). Tế bào biểu mơ men lớp trong giàu
phosphatase acid và duy trì họat động phân bào cho đến khi được
biệt hóa thành nguyên bào men. Biểu mô men lớp trong phủ mặt
lõm của cơ quan men hình chng và được phân cách với các tế bào
của nhú (răng) bởi màng đáy. Ở vành cổ, màng đáy của biểu mô
men lớp trong liên tục với màng đáy của biểu mơ men lớp ngịai, vì
vậy màng đáy bao phủ toàn bộ bề mặt của cơ quan men.
Cần nhấn mạnh một số đặc điểm sau đây:
- Cơ quan men tiếp tục lớn lên bằng tăng sinh chứ khơng ngừng lại
bằng việc hình thành cơ quan men hình chng có 4 lớp và khi bắt đầu sự tạo
thành các chất căn bản cứng của răng. Tại thời điểm này, cơ quan men đã
hình thành chỉ là phần nhỏ của rìa cắn hoặc mặt nhai của thân răng tương lai.


7

- Cơ quan men tiếp tục tăng trưởng cho đến khi đạt được kích thước
của thân răng tương lai. Sự tăng trưởng này chủ yếu là từ các tế bào của vành
cổ, nơi hoạt động phân bào của các tế bào biểu mơ men của lớp ngồi và lớp
trong; các tế bào của tầng lưới và của lớp trung gian góp phần phát triển đều
đặn các tế bào của 4 lớp cơ quan men. Quá trình tạo men và tạo ngà diễn ra
theo hướng nhai – chóp
- Các nguyên bào men tương lai xuất hiện chỉ từ các tế bào con của
biểu mô men lớp trong. Các tế bào biểu mơ men lớp ngồi khơng di chuyển
qua đai cổ vào vùng của biểu mô men lớp trong. Ở vùng đã hoàn thành của
cơ quan men, tập đoàn tế bào biểu mô men thế hệ con lớp trong cũng trực tiếp
tăng lên, bên cạnh các tế bào tầng trung gian.
1.1.3.2. Nhú răng:

Nhú răng là khối mô ngoại trung mô được bao bọc bởi “chng” biểu
mơ: Nhú răng biệt hóa trong giai đoạn chuông (thọat đầu bao gồm một đám
tế bào chưa biệt hóa hình đa giác có nhiều đi bào tương, tụ lại ở vùng nụ và
dưới chỏm răng).
Những dấu hiệu của sự biệt hóa là:
- Có sự tổng hợp và tụ lại các sợi ngoại bào,
- Sự tăng lên các khoảng gian bào ái kiềm,
- Sự xâm nhập các mạch máu mà sau này tạo thành đám rối mạch bao
quanh dưới tạo ngà bào,
- Sự xâm nhập của dây thần kinh.
Sự tụ đặc tế bào và tính ái kiềm tạo nên ranh giới của vùng như răng với trung
mô xung quanh vốn có cấu trúc lỏng lẻo hơn nhiều. Trong đoạn chng
muộn, ngay trước khi bắt đầu hình thành ngà, màng đáy của lớp biểu mô men
lớp trong trở nên dày hơn rõ rệt. Khi đó nó bao gồm màng đáy tụ đặc
(khoảng 30 nm chiều dày), và lớp giàu mucoprotein trong lưới sợi và
collagen, đó là màng tiền tạo. Nhú răng sẽ phát triển thành các thành phần
ngà răng và tủy răng.


8

1.1.3.3. Bao răng
Bao răng phát triển từ ngoại trung mô, những đám tế bào này nguyên
trước đó nằm xung quanh nụ và chỏm răng.
- Trong vùng trung mô xung quanh cơ quan men, hình thành một đám
rối mạch (từ các nhánh của động mạch xương ổ trong và động mạch dưới
lưỡi). Các động mạch này bao bọc lấy mầm răng ở vùng bao răng sau này.
- Rất sớm sau khi hình thành cơ quan men hình chng có bốn lớp và
nhú răng xuất hiện, cả hai được bao bọc xung quanh bởi một lớp mơ mỏng và
có mật độ cao. Lớp này chạy ở ngồi vành chng và phân cách mô của nhú

răng với vùng trung mô xunh quanh ở vùng mở ra của đáy chng.
- Ngồi các tế bào dạng sợi, lớp này còn chứa tỉ lệ cao sợi collagen có
hướng song song với bề mặt của mầm răng, tạo nên đặc điểm sợi của bao
răng. Phần trong cùng của bao răng (cịn gọi là bao răng chính danh hay túi
răng chính danh) là phần sẽ được biến đổi thành các thành phần của nha chu
(xêmăng, dây chằng, xương ổ răng).
- Kích thước răng phụ thuộc hai yếu tố hoạt động của tế bào: tăng sinh
và chế tiết. Răng lớn và răng nhỏ là kết quả của ảnh hưởng sự tăng trưởng
của mầm răng ở giai đọan chỏm và giai đọan chuông. Các trường hợp răng
lớn (hoặc nhỏ) thật, tịan bộ các răng bị ảnh hưởng, có thể do tác động của
hc mơn tăng trưởng. Các trường hợp răng lớn (hoặc nhỏ) giả, từng răng
riêng lẻ bị ảnh hưởng.
– Thiếu răng một phần hoặc toàn bộ do rối loạn sự hình thành răng ở
giai đọan đầu tiên. Trường hợp loạn sản ngoại bì di truyền, tồn bộ răng bị
thiếu, khi đó, các bộ phận có nguồn gốc ngoại bì: da, tóc, tuyến bã…cũng bị
ảnh hưởng. Trường hợp thiếu răng từng phần thường gặp nhất là các răng
khôn; trong khi các răng nanh ít khi bị thiếu nhất.

1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẦM RĂNG
1.2.1. Sự phát triển của các mầm răng thay thế


9

Đây là những răng vĩnh viễn thế chỗ các răng sữa là bộ răng thứ hai và
được gọi là những răng thay thế. Đó là các răng cửa giữa, cửa bên, nanh, răng
hàm nhỏ 1 và 2. Nguyên mầm của chúng xuất hiện ở phía trong của mầm các
răng sữa, nơi lá răng chính thức đi theo con đường gợn sóng từ mầm này sang
mầm khác của bộ răng sữa. Lá này kéo dài về phía chóp từ mức mà ở đó lá
biểu mơ (lá răng bên) được tiếp nối. Phần mở rộng thêm này gọi là lá thứ

cấp. Sự xuất hiện chờm lên của lá răng thứ cấp diễn ra với sự phân rã của lá
răng bên và với sự tách rời các mối liên kết của các mầm răng sữa với lá
răng. Nguyên mầm của các răng thay thế phát triển ở đầu tận cùng của lá
răng thứ cấp. Những mầm này tăng trưởng và biệt hóa giống như quá trình
của các răng sữa và các răng hàm lớn. Sự phát triển của chúng diễ ra trong
một thời gian dài. Bắt đầu ở tháng thứ 5 sau thụ tinh với sự tạo thành của các
nụ răng cửa giữa, kết thúc ở 2 – 3 tuổi với sự bắt đầu hình thành mơ cứng ở
răng hàm nhỏ 2.
Vị trí của các mầm răng thay thế thay đổi theo tuổi. Khởi thủy, các nụ
mằm ở phía lưỡi của các răng sữa đang phát triển, ở khoảng từ đai cổ đến
mức đường vòng lớn nhất của thân răng. Về sau, do kết quả của sự tăng
trưởng và sự mọc răng sữa, mầm của các răng trước nằm ở phía chóp của răng
sữa, trong khi đó, mỗi mầm răng hàm nhỏ nằm ở khoảng giữa các chân răng
sữa chẽ ra. Trong quá trình dịch chuyển bị trí ấy, các mầm răng hàm nhỏ trên
đi vào vùng chẽ từ phía gần trong, đi qua các chân răng trong của răng hàm
sữa đang trong giai đoạn hình thành. Các mầm răng hàm nhỏ dưới đi vào
vùng chẽ giữa các chân răng hàm sữa đã hình thành từ phía trong.
Các lá răng của răng thay thế bị thối hóa ngay sau khi các mầm đạt
đến giai đoạn chuông và bắt đầu chế tiết men và ngà. Sau khi phân chia các
mầm răng vĩnh viễn từ lá răng chính thức và các mầm răng sữa từ lá răng thức
cấp, di tích của cả hai lá răng vẫn tồn tại. Những biểu mơ cịn sót lại tụ tập
dưới biểu mơ miệng, tại đó chúng có thể tạo thành các tiểu nang sừng; Các
tiểu nang này khi lộ ra trước hoặc sau khi đẻ, được gọi là những hạt trai
Serres, hạt trai Epstein hoặc hạt Bohn.


10

1.2.2. Sự phát triển của các mầm răng hàm lớn vĩnh viễn
Ba răng hàm lớn vĩnh viễn (M1, M2, M3) xuất hiện ở phía sau bộ răng

sữa. Nguyên mầm của chúng ở đầu tận cùng của lá răng các răng hàm sữa lan
về phía xa trong q trình phát triển tăng sinh. Dây biểu bì này bắt đầu như
một phần của lá răng chính thức của răng hàm sữa thứ II. Từ đầu xa của phần
mở rộng này, mầm của răng hàm lớn I phát triển qua các giai đoạn nụ, chỏm
và chng. Sau đó theo cách này các mầm của răng hàm lớn thứ 2 và 3 xuất
hiện ở đầu xa của phần nối dài lá răng. Như vậy, lá răng của các răng hàm
lớn vĩnh viễn chỉ có sự liên hệ gián tiếp với biểu mô hốc miệng ở phía gần
qua răng hàm sữa II. Sự liên hệ này bị mất trong quá trình phát triển của mầm
răng hàm lớn I, và như vậy biểu mô sinh răng hàm lớn thứ 2 và 3 cũng bị mất
toàn bộ sự lên hệ với biểu mô khoang miệng.
Nguyên mầm của răng hàm lớn 1 xuất hiện từ tuần thứ 13 đến 15 sau
thụ tinh. Những mầm răng này đạt được giai đoạn chuông ở khỏang tuần thứ
24 và bắt đầu tạo thành ngà trước khi sinh (tuần thứ 28 – 32). Các mầm của
răng hàm lớn 2 đạt đến giai đoạn chuông 6 tháng sau đẻ; răng hàm lớn 3 lúc
6 tuổi. Bắt đầu sự tạo ngà ở răng hàm lớn 2 là từ 2 – 3 tuổi, ở răng hàm lớn 3
là 7 – 10 tuổi. Các mầm răng hàm lớn phát triển trong vùng lồi của xương
hàm trên và cành lên xương hàm dưới. Mặt phẳng các chóp răng hàm trên
hướng về phía gần, của các răng hàm dưới hướng về phía xa. Thành gần của
mầm răng hàm lớn 1 nằm về phía ngồi hơn và nhau hơn so với các răng hàm
sữa II
Có một khoảng thời gian khoảng 6 năm cách biệt cho các pha của sự
phát triển các răng hàm lớn vĩnh viễn. Điều này cho phép xương hàm trên và
xương hàm dưới đủ thời gian tăng trưởng và tạo khơng gian cần thiết cho vị
trí của các răng hàm lớn. Tất cả các nụ phát triển tương tự như quá trình diễn
ra ở răng sữa. Những tương đồng lớn về hình thể và các pha của sự tạo thành
răng hàm sữa II và răng hàm lớn I là rất nổi bật về mặt mô học. Cả ba răng
hàm lớn bĩnh viễn được quan niệm là một phần của bộ răng sữa vì chúng xuất
hiện từ phần mở rộng phía xa của lá răng sữa, chúng khơng có răng sữa mọc
trước đó, cần nhớ rằng nếu lá này bị teo đét thì cũng khơng có sự tạo thành
mầm răng.



11

1.3.

Sự phát triển của cung răng từ 6-15 tuổi

Đây là giai đọan phát triển cung hàm từ răng sữa tới răng vĩnh viễn.
1.3.1. Thời kỳ mọc và thứ tự mọc của răng vĩnh viễn
Bảng 1.1 Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn [31]
Răng số
Hàm
trên
(tuổi)
Hàm
dưới
(tuổi)

1
7-8

2
8-9

3
11-12

4
10-11


5
11-12

6
6-7

7
12-13

8
17-21 nam
18-25 nữ

6-7

7-8

9-11

10-11

11-12

6-7

11-13

17-21


Bảng 1.2 : Thứ tự mọc răng vĩnh viễn (Mc Donal RE & Avery Por) [31]
Thứ tự mọc

1

2

3

4

5

6

7

8

Răng mọc
Hàm trên a

6

1

2

4


5

3

7

8

b

6

1

2

4

3

5

7

8

a

1


6

2

4

3

5

7

8

b

1

6

2

3

4

5

7


8

Hàm
dưới

a: Thường xảy ra
b: Đôi khi xảy ra
1.3.2. Sự thay đổi của cung hàm trong quá trình thay răng
Trong giai đọan từ răng sữa qua răng vĩnh viễn khơng chỉ kích thước
răng, khớp cắn các răng thay đổi mà ngay cả kích thước, độ lớn cung hàm
cũng thay đổi theo thời gian. Kết quả chủ yếu là do sự thay đổi kích thước
giữa răng sữa và răng vĩnh viễn. Sự viến đổi chiều hướng mọc răng, sự loại


12

Kích thước của các răng vĩnh viễn (trừ răng hàm sữa thứ hai hàm trên
và răng hàm sữa thứ nhất, thứ hai hàm dưới có kích thước lớn hơn kích thước
răng vĩnh viễn thay thế nó) đều lớn hơn kích thước răng sữa mà nó sẽ thay
thế. [2], [6], [9]
Bảng 1.3 : Sự khác biệt về kích thước răng sữa và răng vĩnh viễn
(Moyers, 1976) [34]
Răng
(mm)
Hàm
trên
Hàm
dưới

Răng vĩnh viễn

Răng sữa
Chênh lệch
Răng vĩnh viễn
Răng sữa
Chênh lệch

31,6
23,4
8,2
23,0
17,4
5,6

cửa Răng nanh/
răng hàm nhỏ
(mm)
43.0
44,6
-1,6
42,2
47,0
-4,8

Tổng (mm)
74.6
68,0
6,6
65,2
64,4
0,8


Qua bảng trên cho thấy để có đủ chỗ cho bốn răng cửa vĩnh viễn (31,6mm)
thay cho bốn răng cửa sữa (23,4mm) cung răng hàm trên phải phát triển dài
thêm 8,2mm. Tương tự như vậy đối với hàm dưới cung răng phải dài thêm
5,6mm để chứa bốn răng cửa vĩnh viễn 23,0mm thay cho bốn răng cửa sữa
17,4mm.
Để bù sự thiếu hụt đó có bốn hiện tượng ở cung xương hàm đã xảy ra:
Hiện tượng 1: Có khe giữa các răng cửa. Khe thưa từ khi răng cửa
sữa mọc tới thời điểm ngay trước khi răng cửa rĩnh viễn mọc thay thế, tăng
lên 5mm ở hàm trên và 3mm ở hàm dưới. Nếu khơng có khỏang cách giữa
các răng cửa sữa thì răng cửa vĩnh viễn sẽ khơng hoặc ít bị khấp khểnh.
Hiện tượng 2: Sự tăng chiều rộng cung răng tại vùng răng nanh (trung
bình khỏang 2mm) vì trong quá trình lớn lên, răng mọc hướng lên trên và ngả


13

Hiện tượng 3: Sự nghiêng về phía trước của răng cửa vĩnh viễn (tăng
dài cung răng 1 – 2mm; 2,2mm ở hàm trên; 1,3mm ở hàm dưới – theo
Brume).
Hiện tượng 4: Khe Simiens ở mỗi bên hàm (hàm trên khe trước răng
nah sữa; hàm dưới khe sau răng nanh sữa và trước răng hàm sữa thứ nhất).
Khi răng cửa hàm dưới mọc răng nanh sữa dịch chuyển nhẹ ra phía sau
tại vùng Simiens. Nếu có khe Simiens thì tình trạng khấp khểnh răng cửa
vĩnh viễn sẽ phụ thuộc vào ba hiện tượng trên [1]

1.4.

Phân loại khớp cắn


1.4.1. Khái niệm khớp cắn lý tưởng
1.4.1.1 Tương quan giữa các răng trong một hàm
Tương quan theo chiều trước sau: Tất cả các răng đều tiếp xúc nhau ở
cả mặt gần và xa, ngoại trừ răng khơn chỉ có một điểm tiếp xúc phía gần. Với
thời gian, các điểm tiếp xúc sẽ trở thành mặt phẳng tiếp xúc.
Độ nghiêng ngoài-trong của răng: Trục ngoài – trong của răng (nhìn từ
phía trước, theo mặt phẳng trán), hàm trên các răng sau hơi nghiêng về phía
ngồi, hàm dưới các răng hơi nghiêng về phía trong.
Độ nghiêng gần – xa của răng: trục gần xa của răng, nhìn từ phía bên
và chiều trước sau thì hàm trên các răng trước nghiêng gần và các răng sau
nghiêng xa, hàm dưới các răng trước và sau đều nghiêng gần [39]

1.4.1.2. Tương quan giữa các răng hàm trên và hàm dưới
Độ cắn chìa: Là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều trước sau. Độ cắn chìa trung bình là 1-2mm.


14

Độ cắn phủ: Là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều đứng khi hai hàm cắn khớp. Trung bình độ cắn phủ bằng 1/3 chiều cao
thân răng dưới.
Đường cắn khớp: Là đường nối múi ngoài của các răng sau và bờ cắn
của các răng trước hàm dưới, hoặc là đường nối trũng giữa các răng sau và
cingulum của các răng trước hàm trên. Khi hai hàm cắn khớp với nhau,
đường cắn khớp của răng hàm trên và hàm dưới chồng khít lên nhau. Khi
hàm trên và hàm dưới cắn khớp, mỗi răng trên hàm sẽ khớp với hai răng ở
hàm đối diện. Ngoại trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng khôn hàm hàm trên
chỉ khớp với một răng của hàm đối diện.


1.4.1.3 Quan niệm răng hàm hài hịa lý tưởng
Về mặt hình thái học tỷ lệ các tầng mặt cân đối, hài hịa giữa kích thước
rộng, dài theo ba chiều không gian. Răng cân đối hài hịa với nhau, với cung
hàm và khn mặt. Răng cùng số ở vị trí cân xứng hai bên đường nối giữa
hàm trên đối với cung răng trên và ở vị trí cân xứng hai bên đường nối phanh
lưỡi và phanh môi dưới với hàm dưới. Trên thực tế khớp cắn lý tưởng là
khơng thể đạt được vì nó địi hỏi mọi thứ phải hoàn hảo cả về sự phát triển
răng, môi trường phát triển như trương lực cơ, dây chằng, khớp, sự bồi xương
tiêu xương… cũng như khả năng bù trừ chống mịn cơ học. Vì vậy trên lâm
sàng một khớp cắn lý tưởng khi các răng sắp xếp đều đặn trên cung hàm và có
đường cắn đúng.

1.4.2. Quan niệm khớp cắn bình thường của Andrews [4], [11]
Nghiên cứu của Lawrence F. Andrews từ 1960 – 1964 dựa trên việc
quan sát 120 mẫu hàm có khớp cắn bình thường. Các mẫu hàm được chọn
lựa theo tiêu chuẩn:
(1) chưa qua điều trị chỉnh hình
(2) các răng mọc đều đặn và thẩm mỹ.
(3) khớp cắn có vẻ đúng


15

(4) có thể khơng cần đến điều trị chỉnh hình sau này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các mẫu hàm này đều có chung sáu
đặc tính khớp cắn. Kết quả này được Andrew so sánh với 1.150 ca điều trị
chỉnh hình hồn hảo. Từ đó, sáu đặc tính khớp cắn mà Andrews quan sát
được đã trở thành mục tiêu của điều trị CHRM.
1.4.2.1. Đặc tính 1: Tương quan ở vùng răng hàm
- Gờ bên xa của múi ngoài xa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm

trên tiếp xúc với gờ bên gần của múi ngòai gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ hai hàm dưới.
- Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp
với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
- Múi trong gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
trũng giữa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
1.4.2.2. Đặc tính II: Độ nghiêng gần xa của thân răng
- Độ nghiêng gần xa của thân răng là góc tạo bởi đường vng góc với
mặt phẳng nhai và trục thân răng. Góc độ (+) khi phần phía lợi của trục răng
ở về phía xa so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).
- Bình thường, các răng có góc độ (+) và độ nghiêng này thay đổi theo
từng răng.
1.4.2.3. Đặc tính III: Độ nghiêng ngoài trong của thân răng
Độ nghiêng ngoài trong của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng
vng góc với mặt phẳng nhai và đường tiếp tuyến với điểm giữa mặt ngồi
thân răng. Góc độ (+) khi phần phía lợi của đường tiếp tuyến (hay của thân
răng) ở về phía trong so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ ().
Độ nghiêng ngồi trong của thân răng cửa trên và dưới tương quan
nhau và ảnh hưởng đáng kể đến độ cắn phủ và khớp cắn của các răng sau.
Các răng sau hàm trên (từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai) có phần bờ
cắn hay mặt nhau ở về phía trong so với phần lợi của thân răng. Ở hàm trên,


16

1.4.2.4. Đặc tính IV: Khơng có răng xoay
Khơng có răng xoay hiện diện trên cung răng. Vì nếu có, chúng sẽ
chiếm chỗ nhiều hoặc ít hơn răng bình thường.
1.4.2.5. Đặc tính V: Khơng có khe hở giữa các răng
Các răng phải tiếp xúc chặt chẽ với nhau ở phía gần và xa của mỗi

răng, trừ răng hàm lớn thứ ba chỉ tiếp xúc phía gần.
Khe hở trên cung răng thường do bất hài hịa kích thước răng-hàm.
1.4.2.6. Đặc tính VI: Đường cong Spee phẳng hay cong ít
Khớp cắn bình thường có đường cong Spee khơng sâu q 1,5mm.

1.4.3. Phân loại khớp cắn theo Angle [39], [3]
Phân loại sai khớp cắn của Angle được công bố năm 1890 là một mốc
quan trọng trong sự phát triển của ngành nắn chỉnh răng. Nó khơng chỉ phân
loại sai khớp cắn mà cịn định nghĩa đơn giản và rõ ràng về khớp cắn bình
thường của hàm răng thật.
Theo giả thiết của Angle, răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên là
“chìa khóa khớp cắn”. Đây là răng vĩnh viễn được thành lập và mọc sớm
nhất. Nó cũng là răng vĩnh viễn to nhất của cung hàm trên, có vị trí tương đối
cố định so với nền sọ, khi mọc không bị cản trở bởi chân răng sữa và còn
được hướng dẫn mọc đúng bị trí nhờ vào hệ răng sữa.
Theo Angle, khớp cắn bình thường là khớp cắn có múi ngồi gần của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, và các răng trên cung hàm sắp xếp theo
một đường cắn khớp đều đặn. Đường cắn là một đường cong đều đi qua hố
trung tâm của các răng hàm lớn hàm trên và đi qua gót răng của các răng nanh
và răng cửa hàm trên. Đường cắn này cũng đi theo núm ngồi và rìa cắn của


17

Angle căn cứ vào tương quan khớp cắn của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm trên và răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới khi hai hàm cắn
khớp để xếp thành 4 nhóm khớp cắn:
* Khớp cắn bình thường : Đỉnh núm ngồi gần của răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ nhất hàm trên ăn khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn

vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Các răng sắp xếp theo đường cắn.
* Lệch lạc khớp cắn loại I : Quan hệ răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm trên và răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới là loại I, nhưng đường
cắn không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay hoặc do những
nguyên nhân khác.
* Lệch lạc khớp cắn loại II : Múi ngòai gần của răng hàm lớn vĩnh
viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm
lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Loại II có hai tiểu loại:
- Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhơ ra trước
với các răng cửa trên nghiêng về phía mơi (răng vẩu), độ cắn chìa tăng, mơi
dưới thường chạm mặt trong các răng cửa trên.
- Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong
nhiều, trong khi các răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngồi khỏi răng
cửa giữa, độ cắn phủ tăng, cung răng hàm trên ở vùng răng nhanh thường
rộng hơn bình thường. Tiểu loại 2 thường do di truyền
* Lệch lạc khớp cắn loại III : Múi ngòai gần răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ
nhất hàm dưới. Các răng cửa dưới có thể ở phía ngồi các răng cửa trên (cắn
chéo răng cửa hay móm). Cần phân biệt sai khớp cắn loại III giả, quan hệ của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên với răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm dưới là trung tính


18

Hình 1.4 : Phân loại khớp cắn theo Angle

1.5. Đại cương về thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh
1.5.1. Khái niệm thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh
Một răng vĩnh viễn được xác định là thiếu bẩm sinh khi răng đó khơng

mọc trên cung hàm và cũng không nằm trên phim Xquang, đồng thời khơng
có bằng chứng gì cho thấy nó bị mất do các nguyên nhân khác như : nhổ răng,
mất răng do tai nạn, sâu răng ...
1.5.2. Nguyên nhân thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh
Đối với các trường hợp thiếu răng hàng loạt như olidontia hay
anodontia thường kèm theo hội chứng như loạn sản ngoại bì, hội chứng Down
[1], [16]
Nguyên nhân của hiện tượng này còn chưa thống nhất, đây có thể kết
quả của sự kém biệt hóa của các mô răng ( Moyer, 1988; Proffit, 1993) hay
liên quan đến sự biến đổi gen ( Arte, 1996; Lyngstadaas, 1996; Peter và


19

Đặc biệt nguyên nhân do tiếp xúc với hóa chất gây đột biến gien được
chú ý nhiều sau khi một nghiên cứu tại Italy năm 2004 cho thấy ở vùng
Seveso nơi xảy ra tai nạn dioxin từ một nhà máy hóa chất có tới 12,5% trường
hợp thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh so với tỉ lệ vùng ko bị nhiễm dioxin gần đó
chỉ là 4,3% [41]
Cùng với sự tiến bộ của công nghệ sinh học phân tử và đặc biệt là các
kiến thức mới về bộ gen người đã chỉ ra được một số gen liên quan đến sự
phát triển bộ răng như MSX1, PAX9. [32], [38], [45] .
Đồng thời qua nghiên cứu cây phả hệ cũng xác định được các gen gây
thiếu răng này có tính di truyền lặn [32], [42],

Hình 1.5 : ví dụ về sơ đồ phả hệ ở 1 gia đình TRVVBS [42]

1.5.3. Phân loại và lâm sàng
Theo phân loại mã bệnh của tổ chức Y tế thế giới WHO, thiếu răng
bẩm sinh có mã ICD-10 K00.0 (WHO 2007) và được chia thành 3 loại:

• Hypodontia: thiếu 1 hoặc vài răng nhưng tối đa không đến 6 răng .
Đây là loại thường gặp nhất và ít liên quan đến các hội chứng
• Oligodontia: Thiếu từ 6 trở lên. Ít gặp hơn và thường liên quan đến
các hội chứng như loạn sản ngoại bì, Down ...
• Anodontia: Thiều hầu hết toàn bộ các răng. Loại này hiếm gặp nhất


20

A : Hypodontia ( thiếu 2 răng )

B : Oligodontia (thiếu >6 răng)

C : Anodontia (thiếu tồn bộ răng)
Hình 1.6 Minh họa về thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh


21

A: Hypodontia (R35, 45, 18)

C: Anodontia ( nhiều răng )

B: Hypodontia (R41)

D: Hypodontia ( răng cửa trên )

Hình 1.7 : Xquang minh họa thiếu răng bẩm sinh
Biểu hiện lâm sàng của TRVVBS tùy theo mức độ, đối với oligodontia
và anodontia điển hình nhất là răng thưa, kèm theo kém phát triển cả 2 hàm.

Đối với các trường hợp thiếu răng đơn lẻ, tùy theo vị trí thiếu răng dẫn
tới các lệch lạc khớp cắn khác nhau: [24], [26], [29], [33]
Nếu thiếu răng hàm dưới vùng cửa thường dẫn đến khớp cắn sâu
Thiếu răng hàm trên vùng cửa thường có khớp cắn đối đầu và khe thưa
hàm trên
Thiếu răng hàm nhỏ tùy theo răng sữa có mất hay tồn tại trên cung hàm
mà ảnh hưởng đến khớp cắn vùng răng hàm lớn, có thể loại 1, loại 2 hoặc loại
3

1.1.2. Dịch tễ học
Qua một số nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới có thể thấy tỉ lệ
TRVVBS phân bố tương đối đa dạng giữa các vùng địa lí.


22

Tác giả

Năm

Okamoto O

1951

Terasaki T

1954

Niswander
JD

Hanaoka H

1963

Wisth P J

1974

Kurt
Bergstrom
Locht S

1977

Davis J P

1987

Ishizuka K

1988

Nik-Hussein
NN

1989

Lynham A

1989


Deckunakorn

1990

Watanabe K

1992

Aasheim B et
al.
Ogita S

1993

Hirukawa K

1999

Silva Meza R

2003

Endo T

2006

Harol
Goya
Yildiray

Sisman
Young
Kim

1972

1980

A

1995

2007
2007

Ho 2010

Địa điểm/
(Thành phố
Nhật Bản
(Tokyo)
Nhật Bản
(Hiroshima)
Nhật Bản
(Fukuoka)
Nhật Bản
(Hiroshima)
NaUy
(Bergen)
Thụy Điển

(Vaxjo)
Đan Mạch
(Arhus)
Trung Quốc
(Hong Kong)
Nhật Bản
(Tokyo)
Malaysia
(Kuala
Lumpur)
Úc
(Holsworthy)
Thái Lan
(Bangkok)
Nhật Bản
(Tokyo)
Na Uy
(Oslo)
Nhật Bản
(Nagoya)
Nhật Bản
(Nagoya)
Mexico
(Mexico D.F)
Nhật Bản
(Niigata)
Nhật Bản
(Matsudo)
Thổ Nhĩ Kỳ


Cỡ
mẫu
1001

Đối tượng
(tuổi)
Học sinh

Nữ
%
7.27

Nam
%
4.6

Tổng
%
5.59

TLTK

1871

Học sinh
(5 – 19)
Học sinh
(5 – 12)
Học sinh
(12 – 14)

Bệnh nhân
chỉnh nha
Học sinh
(8-9)
Học sinh
(9-10)
Học sinh
(12)
Bệnh nhân
chỉnh nha
Bệnh nhân
nhi khoa

8.66

8.66

8.66

[22]

9.2

5.8

6.6

[22]

9.5


8.8

9.2

[22]

8.1

5.6

6.6

[22]

9.3

5.6

7.4

[14]

Ns

Ns

7.7

[28]


7.7

6.1

6.9

[19]

9.4

10.1

9.9

[22]

3.5

2.2

2.8

[37]

662

Tân binh

5.7


8.6

6.3

[10]

1160

Ns

Ns

8.6

[23]

11,7

9,22

10.9

[22]

7,2

5,8

6.5


[22]

2,96

2,7

2,81

[22]

9,65

8,94

9.42

[22]

Ns

Ns

2,7

[28]

9,3

7,5


8,5

[20]

10,8

8.7

9.4

[22]

2413

Bệnh nhân
chỉnh nha
Bệnh nhân
chỉnh nha
Học sinh
(7 – 10)
Bệnh nhân
nhi khoa
Bn Chỉnh nha
(6 – 40)
Bn Chỉnh nha
(9 – 20)
Bn Chỉnh nha
(5-15)
Bệnh nhân

nhi khoa
Bn Chỉnh nha

8,09

6,54

7,54

[55]

Hàn Quốc

3055

Bn Chỉnh nha

12,4

9,5

11,3

[56]

4150
379
813
2589
704

1093
1000
1583

588
1953
6299
3343
668
3358
2072

Bảng 1.4 : Tổng hợp tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh ở một số nước

]22]


23

Tuy nhiên có thể nhận thấy rõ trong hầu hết các nghiên cứu tỉ lệ
TRVVBS ở nữ cao hơn ở nam . ( bảng 1.4 )
Về khía cạnh chủng tộc có sự khác biệt khá rõ, theo nghiên cứu của
Edward F. Harris và Larkin L. Clark: giữa người Mỹ da trắng (0,64%) và
người Mỹ da đen (6%) chênh lệch gần 9 lần [21] . Người Nhật Bản trung
bình từ 8-10% (bảng 1.4) . Các nước châu Âu 5-8% [36], [55]
1.2.3 Một số nghiên cứu liên quan khác :
Các nghiên cứu về thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh chủ yếu là tìm ra tỉ lệ
và phân bố các răng thiếu cũng như xác định hình thái khớp cắn trên các bệnh
nhân này để tìm ra hướng điều trị thích hợp nhất.
Ngày nay một xu hướng mới trong nghiên cứu về thiếu răng vĩnh viễn

bẩm sinh là nghiên cứu sự liên quan giữa TRVVBS với các bệnh khác trong
cơ thể. Theo một số tác giả, các gen giữ vai trò điểu khiển sự phát triển răng
có thể cũng có vai trị điểu khiển sự phát triển các bộ phận khác trong cơ thể,
khi các gen này bị ảnh hưởng gây thiếu răng có thể kéo theo sự khiếm khuyết
một số loại tế bào hay bộ phận khác trong cơ thể. Điều này dẫn đến một số
bệnh mà có thể ít biểu hiện ra ngồi hay khó chẩn đốn, khi đó ta có thể dùng
TRVVBS như một dấu hiệu gợi ý. Theo hướng này đã có một số nghiên cứu
được thực hiện như :
- Nghiên cứu của Leigh Chalothorn và cộng sự năm 2008 tại Mỹ cho
thấy phụ nữ bị ung thư biểu mơ tử cung có tỉ lệ TRVVBS cao gấp 8,1 lần so
với phụ nữ không bị ung thư biểu mô tử cung. Các tác giả này đề xuất
TRVVBS là một dấu hiệu gợi ý cho chẩn đoán ung thư biểu mô tử cung. [27]
- Nghiên cứu của Yamaguchi và cộng sự năm 2008 tại Nhật Bản cho
thấy có sự liên qua mật thiết giữa thiếu răng bẩm sinh và các chứng dị ứng
[48]


24

Chương II
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu :
Nghiên cứu được thực hiện trên các học sinh trường trung học phổ
thơng Đồn Kết - Hai Bà Trưng , quận Hai Bà Trưng , tp Hà Nội.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
• Học sinh là người Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam
• Tình trạng sức khỏe bình thường.
• Độ tuổi từ 15-17 tuổi
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
• Học sinh khơng đủ các tiêu chuẩn trên

• Học sinh khơng hợp tác
• Học sinh mất răng do các nguyên nhân khác như nhổ nhầm răng,
tai nạn mất răng, mất răng do sâu...
• Có các bệnh lý vùng hàm mặt
• Răng số 8 khơng được tính đến trong nghiên cứu này
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
• Địa điểm : Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt - ĐH Y Hà Nội và
trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng , TP Hà Nội
• Thời gian: Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang


25

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Tính theo cơng thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính tỷ lệ phần trăm (%)
n = Z 2 (1−α 2 )

(1 − p )
p(1 − p )
= Z 2 (1−α 2 ) 2
2
( pε )
ε p

n : cỡ mẫu nghiên cứu
Z 2 (1−α 2 ) : hệ số tin cậy .


Với α= 0,05 -> ta có Z 2 (1−α 2 ) = 1,962
p : tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh trong cộng đồng.
Chọn p= 0,05 (ước tính theo nghiên cứu của một số tác giả châu
Á) [19, 23,43] .
Chọn giá trị = 0,3
Thay vào cơng thức ta có : n = 811
Dự tính khám khoảng 900 học sinh
2.2.3. Thu thập số liệu
2.2.3.1. Khám sàng lọc
Công tác khám sàng lọc được kết hợp với chương trình khám sức khỏe
chung của nhà trường để đảm bảo thuận tiện nhất cho học sinh. Số học sinh
khám mỗi buổi khám được tính phù hợp với điều kiện tổ chức của nhà trường:
• Dự kiến mỗi ngày khám 6 lớp, mỗi lớp khoảng 50 học sinh. Như
vậy mỗi ngày khám được khoảng 300 học sinh. Khám trong
khoảng 3-4 ngày.


×