Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đặc điểm hình thái và dược dụng của một số loài cây phòng và chữa bệnh ung thư ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 110 trang )


i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM






ĐỀ TÀI:

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DƢỢC DỤNG CỦA MỘT SỐ
LOÀI CÂY CHỮA BỆNH UNG THƢ
Ở HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: SINH VẬT HỌC



GV hướng dẫn: SV thực hiện:
ThS. GV. Đặng Minh Quân Trần Thị Diệu









ii

MỤC LỤC
oOo


Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Tóm lƣợc Trang
Phần I: Đặt vấn đề 1
Phần II: Lược khảo tài liệu 3
1. Khái niệm về bệnh ung thƣ 3
1.1. Theo Tây y 3
1.1.1. Theo Đáy Duy Ban 3
1.1.2. Theo Trịnh Văn Quang 3
1.1.3. Theo Phạm Thụy Liên 3
1.2. Theo Đông y 4
1.2.1. Theo Trần Văn Kỳ 4
1.2.2. Theo Đinh Công Bảy 4
2. Phân loại 4
2.1. Theo Lê Văn Thảo 4
2.2. Theo Đáy Duy Ban 5
2.3. Theo Đinh Công Bảy 5
2.3.1. Ung thư nguyên phát 5
2.3.2. Ung thư tái phát: 5
2.3.3. Ung thư di căn 6
3. Quá trình hình thành ung thƣ 6
3.1. Theo Tây y 6

3.2. Theo Đông y 7
3.2.1. Khí trệ huyết ứ 7
3.2.2. Đàm kết 7
3.2.3. Tà độc uất nhiệt 7

iii
3.2.4. Kinh lạc ứ trệ 7
3.2.5. Công năng tạng phủ mất đều hòa, khí huyết hư tổn 7
4. Quá trình tiến triển tự nhiên của ung thƣ 8
4.1. Giai đoạn khởi phát 8
4.2. Giai đoạn tăng trưởng 8
4.3. Giai đoạn thúc đẩy 8
4.4. Giai đoạn chuyển biến 8
4.5. Giai đoạn lan tràn 8
4.6. Giai đoạn tiến triển, xâm lấn và di căn 9
4.6.1. Giai đoạn tiến triển 9
4.6.2. Giai đoạn xâm lấn và di căn 10
5. Nguyên nhân gây ung thƣ 10
5.1. Theo Tây y 10
5.2. Theo Đông y 10
5.2.1. Nguyên nhân thất tình 10
5.2.2. Nguyên nhân lục dâm 11
5.2.3. Nguyên nhân no, đói, mệt nhọc bất thường 11
6. Các triệu chứng báo động ung thƣ 11
7. Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh ung thƣ 12
7.1. Chẩn đoán lâm sàng 12
7.2. Chẩn đoán phi lâm sàng 12
8. Điều trị ung thƣ 12
8.1. Theo Tây y 12
8.1.1. Phẫu thuật 12

8.1.2. Xạ trị 12
8.1.3. Hóa trị liệu 13
8.1.4. Miễn dịch trị liệu 13
8.2. Theo Đông y 13
8.2.1. Phương pháp thanh nhiệt giải độc 13
8.2.2. Phương pháp lương huyết chỉ huyết 14
8.2.3. Phương pháp tư âm thanh nhiệt 14
8.2.4. Phương pháp hành khí hoạt huyết 14

iv
8.2.5. Phương pháp bổ khí huyết 15
8.2.6. Phương pháp bổ dương 15
8.2.7. Phương pháp hóa đàm nhuyễn kiên 15
9. Phòng bệnh ung thƣ 16
9.1. Phòng bệnh ung thư bởi tránh các tác nhân gây ung thư 16
9. 2. Phòng ung thư bằng sử dụng các chất có tác dụng chống ung thư 16
10. Tình hình ung thƣ ở Việt nam và thế giới 16
10.1. Tình hình ung thư ở Việt Nam 16
10.2. Tình hình ung thư trên thế giới 17
11. Những hợp chất chứa trong thực vật có khả năng phòng
và trị ung thƣ 18
11.1. Vitamin A 18
11.2. Vitamin C 19
11.3. Chất xơ 20
11.4. Selen (Se) 20
11.5. Molipden (Mo) 21
11.6. Mangan (Mn) 21
11.7. Canxi (Ca) 21
12. Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính 22
Phần III: Phƣơng pháp, phƣơng tiện 23

1. Phƣơng pháp 23
2. Phƣơng tiện 23
Phần IV: Kết quả thảo luận 24
1. Những cây thuốc chữa bệnh ung thƣ da, ung thƣ xƣơng, ung thƣ máu,
u cốt nhục, limpho25
1.1. Rau diếp cá 25
1.2. Cà rốt 26
1.3. Lúa 27
1.4. Đậu nành 29
1.5. Tre 30
1.6. Hoa hướng dương 31
1.7. Cà tím 32

v
1.8. Bí đỏ 33
1.9. Đậu xanh 34
1.10. Khoai ngọt 36
1.11. Ngô 39
1.12. Gừng 39
1.13. Nghệ 41
1.14. Đu đủ 42
1.15. Rau thơm 43
1.16. Chanh 44
1.17. Dừa cạn 46
1.18. Cúc hoa vàng 46
1.19. Cỏ tranh 47
2. Những cây thuốc chữa bệnh ung thƣ miệng, ung thƣ hầu, ung thƣ họng, ung thƣ
mũi, ung thƣ tuyến giáp 50
2.1. Cam 51
2.2. Đậu đen 52

2.3. Chè 53
2.4. Lau 54
2.5. Nhãn 54
2.6. Tầm gửi 56
2.7. Mía 58
2.8. Củ cải trắng 58
2.9. Chuối nhà 60
2.10. Hạnh 60
2.11. Xạ can 61
2.12. Cỏ lá tre 62
3. Những cây thuốc chữa bệnh ung thƣ gan, ung thƣ não, ung thƣ phổi,
ung thƣ thận 64
3.1. Tiêu 65
3.2. Bí đao 66
3.3. Bầu 67
3.4. Rau má 68
3.5. Cải soong 68

vi
3.6. Đậu côve 69
3.7. Sen 70
3.8. Rau dền 73
3.9. Bưởi 73
3.10. Cà chua 74
3.11. Trinh nữ 75
4. Những cây chữa bệnh ung thƣ thực quản, ung thƣ dạ dày, ung thƣ tụy,
ung thƣ mật 77
4.1. Rau rút 78
4.2. Quýt 78
4.3. Khổ qua 79

4.4. Dưa bở 80
4.5. Cải bắp 81
4.6. Cau 82
4.7. Khoai môn 83
4.8. Đậu trắng 84
4.9. Củ mài 85
4.10. Dưa chuột 86
4.11. Dứa 86
4.12. Kiệu 87
5. Những cây chữa bệnh ung thƣ đại tràng, ung thƣ trực tràng,
ung thƣ bàng quang 90
5.1. Ớt 91
5.2. Súng 92
5.3. Dưa hấu 92
5.4. Cỏ lưỡi rắn 93
5.5. Khoai lang 94
5.6. Mướp hương 95
5.7. Vừng 97
6. Những cây chữa bệnh ung thƣ tuyến sữa, ung thƣ vú, ung thƣ tử cung,
ung thƣ buồng trứng, ung thƣ tuyến tiền liệt 99
6.1. Hẹ 100

vii
6.2. Ấu 100
6.3. Huyết dụ 101
6.4. Tỏi 102
6.5. Hành 103
6.6. Trinh nữ hoàng cung 104
6.7. Rau sam 105
Phần V: Kết luận, đề nghị 107

1. Kết luận 107
2. Đề nghị 107
Tài liệu tham khảo
Phần Phụ lục


















viii

DANH SÁCH BẢNG
oOo

Trang
Bảng 1: Bảng xếp loại ung thư theo các mô mà chúng bắt nguồn [Hùng, 1999]. 6
Bảng 2: So sánh khối u lành tính và khối u ác tính [Bảy, 2004]. 22

Bảng 3: Bảng phân loại, bộ phận dùng của 19 cây thuốc chữa bệnh ung thư da,
ung thư xương, ung thư máu, u cốt nhục, limpho 24
Bảng 4: Bảng phân loại, bộ phận dùng của 12 cây thuốc chữa bệnh ung thư miệng,
ung thư hầu, ung thư họng, ung thư mũi, ung thư tuyến giáp 50
Bảng 5: Bảng phân loại, bộ phận dùng của 11 cây thuốc chữa bệnh ung thư gan,
ung thư não, ung thư phổi, ung thư thận 64
Bảng 6: Bảng phân loại, bộ phận dùng của 12 cây chữa bệnh ung thư thực quản,
ung thư dạ dày, ung thư tuỵ, ung thư mật 77
Bảng 7 : Bảng phân loại, bộ phận dùng của 7 cây chữa bệnh ung thư đại tràng,
ung thư trực tràng, ung thư bàng quang 90
Bảng 8: Bảng phân loại, bộ phận dùng của 7 cây chữa bệnh ung thư tuyến sữa, ung
thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt 99





ix


DANH SÁCH HÌNH
oOo
Trang
Hình 1: Quá trình hình thành ung thư [Ban, 1998] 6
Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở nữ giới vào năm 2000
tại Việt Nam (Bệnh viện K Hà Nội) 17
Hình 3: Rau diếp cá (Houttuynia cordata Thunb.) 37
Hình 4: Cà rốt (Daucus carota L.) 37
Hình 5: Lúa (Oryza sativa L.) 37
Hình 6: Đậu nành (Glycine max L.) 37

Hình 7: Tre (Bambusa bambos (L.) Voss.) 37
Hình 8: Hoa hướng dương (Helianthus annuus L.) 37
Hình 9: Cà tím (Solanum melongena L.).) 38
Hình 10: Bí đỏ (Cucurbita maxima Đ.) 38
Hình 11: Đậu xanh (Phaseolus ayreus Roxb.) 38
Hình 12: Khoai ngọt (Dioscorea alata L.) 38
Hình 13: Ngô (Zea mays L.) 38
Hình 14: Gừng (Curcuma longer L.) 38
Hình 15: Nghệ vàng (Zingiber oficinale Rosc 48
Hình 16: Đu đủ (Carica papaya L.) 48
Hình 17: Rau thơm (Oleus aromaticus B.) 49
Hình 18: Chanh (Citrus aurantiifolia (Chritm.) Sw.)Beauv.) 49
Hình 19: Dừa cạn (Atharanthus roseus L.) 49
Hình 20: Cúc hoa vàng (Chrysanthemum mdicum L.) 49
Hình 21: Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) 49
Hình 22: Cam (Citrus sinensis L.) 57
Hình 23: Lau (Sacharum arundinaceum Retg.) 57
Hình 24: Chè (trà) (Camellia sinensis (L.) O. Ktze) 57
Hình 25: Nhãn (Dimocarpus longan Lour.) 57
Hình 26: Tầm gửi (Loranthus parasiticus L.) 57

x
Hình 27: Mía (Saccharum offcinarum L.) 63
Hình 28: Củ cải trắng (Raphanus sativus L.) 63
Hình 29: Chuối nhà (Musa paradisiaca L.) 63
Hình 30: Hạnh (Fortunella japonica C. japonica T.) 63
Hình 31: Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.) 63
Hình 32: Cỏ lá tre (Lophantherum gracile Brongn.) 63
Hình 33: Tiêu (Piper nigrum L.) 72
Hình 34: Bí đao (Benincasia hispida Thunb.) 72

Hình 35: Bầu (Lagenaria riceraria Stande.) 72
Hình 36: Rau má (Centella asiatica L.) 72
Hình 37: Cải Soong (Nasturtium offcinale R.) 72
Hình 38: Đậu Côve (Phaseolus vulgaris L.) 72
Hình 39: Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) 76
Hình 40: Rau dền (Amaranthus tricolor L.) 76
Hình 41: Bưởi (Citrus maxima) 76
Hình 42: Trinh nữ (Mimosa pudica L.) 76
Hình 43: Rau rút (Neptunia oleracea Lour.) 88
Hình 44: Quýt (Citrus reticulata Blanco.) 88
Hình 45: Khổ qua (Momordica charantia L.) 88
Hình 46: Dưa bở (Cucumis melo L.) 88
Hình 47: Cải bắp (Brassica oleraceae L. var. capita DC.) 88
Hình 48: Cau (Area catechu L.) 88
Hình 49: Khoai môn (Alocasia indica Schott.) 89
Hình 50: Đậu trắng (Vigna unguiculata (L). Walp) 89
Hình 51: Củ mài (Dioscorea persimilis Prain. et burk.) 89
Hình 52: Dưa chuột (Cucumis sativus L.). 89
Hình 53: Dứa (Ananas comosus L.) 89
Hình 54: Kiệu (Allium chinense G.Don.) 89
Hình 55: Ớt (Capisicum frutescens L.) 98
Hình 56: Súng (Nymphaea pubescens Willd. L.) 98
Hình 57: Dưa hấu (CitrullusVulgaris Schard.) 98
Hình 58: Cỏ lưỡi rắn trắng (Hedyotis diffusa Willd.) 98

xi
Hình 59: Khoai lang (Ipomoea batatas) 98
Hình 60: Mướp hương (Luffa Cylindrica L.) 98
Hình 61: Vừng (Sesamum indicum L.) 98
Hình 62: Hẹ (Allium Odorum L.) 106

Hình 63: Ấu (Trapa bicornis L.) 106
Hình 64: Huyết dụ (Cordyline fruticosa L.) 106
Hình 65: Tỏi (Allium sativum L.) 106
Hình 66: Hành (Allium fistulosum L.) 106
Hình 67: Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) 106
Hình 68: Rau sam (Portulaca oleracea L.) 106



















xii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
oOo



Hiện nay, ung thư là căn bệnh của thời đại, nguy hại nghiêm trọng đến sức khoẻ
con người, nó không những ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh mà còn đem lại
cho gia đình và xã hội một ảnh hưởng rất lớn.
Qua kết quả nghiên cứu và khảo sát hệ Thực vật ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long chúng tôi đã ghi nhận được 68 loài cây thuộc 36 họ Thực vật, và sưu tầm được 183
bài thuốc có sử dụng các loài cây trên có tác dụng phòng và trị ung thư.
Đa số các loài cây này chứa các hợp chất phòng và trị ung thư như: Vitamin A, C,
chất sơ, chất khoáng, Ca, K, Zn, Fe, Mn, Molipden… Và trong 68 loài cây này đều thuộc
ngành Thực vật hột kín (Angiospermatophyta / Angiospermae) hay còn gọi là ngành
Ngọc Lan (Magnoliophyta).



1


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ



Ung thư là một bệnh khá phổ biến và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ
con người. Nó tiềm ẩn trong cơ thể con người, khi phát bệnh sẽ là mối nguy hiểm đến
tính mạng người bệnh, đồng thời còn đem lại ảnh hưởng rất lớn cho gia đình và xã hội.
Cho đến nay, người ta đã biết hơn 200 loại ung thư khác nhau [Chiêu, 1999]. Với con số
như thế, nó sẽ là một trong những căn bệnh gây chết người nhiều nhất trong thế kỷ 21
này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1984) gọi tắt là WHO, trên thế giới mỗi năm ước tính
có khoảng 5,9 triệu người bị ung thư [Ban, 2002]. Ở Việt Nam, mỗi năm có thêm khoảng
150.000 người mắc bệnh ung thư và trên 60% số bệnh nhân này chết do ung thư [Đức,

1996]. Theo kết quả dự báo ở Việt Nam, số ca ung thư hàng năm sẽ tăng 48% vào năm
2010 (dự báo của WHO là 30%). Nếu các yếu tố nguy cơ gia tăng như: ăn ít rau, ăn nhiều
thịt, chất béo, muối và các chất phụ gia thực phẩm thì số ca ung thư sẽ tăng đến 50%
[Chiêu, 1999]. Cho nên tìm một phương pháp có hiệu quả phòng trị ung thư là đề tài
ngiên cứu quan trọng trong lĩnh vực Y học toàn thế giới.
Cho đến nay, mặc dù Y học thế giới đã có nhiều thành tựu trong việc điều trị bệnh
ung thư, nhưng số người mắc bệnh và chết do bệnh này ngày càng tăng do những yếu tố
gây ung thư xuất hiện ngày càng nhiều và do thói quen ăn uống, sinh hoạt, hút thuốc lá; ô
nhiễm môi trường, khói công nghiệp,… Hơn nữa, việc điều trị bằng Tây y rất tốn kém và
mang lại cho người bệnh nhiều đau đớn sau khi điều trị bằng hoá liệu, phóng liệu hay xạ
trị. Gần đây, việc kết hợp Đông Tây y đã thực sự phát huy tác dụng trong việc phòng và
chữa trị ung thư. Việc điều trị theo Đông y có nhiều ưu điểm như: ít tốn chi phí, dược liệu
dễ tìm, khá hiệu quả và ít gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Nước ta là một nước nhiệt đới, thực vật rất đa dạng và phong phú, có nhiều loài
cây có khả năng phòng và trị ung thư khá hiệu quả. Vì thế, từ lâu việc sử dụng hoa, quả
và cây, lá để phòng và chữa ung thư đã được các thầy thuốc quan tâm, chú ý như Đỗ Tất
Lợi [1968 - 2003], Võ Văn Chi [1997]…

2
Cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh nhà, huyện Bình Minh đã có những phát
triển vượt bậc về kinh tế, xã hội. Những phát triển đó đã làm cho cuộc sống của người
dân ngày càng bận rộn, mức sống được nâng cao, nhưng môi trường ngày càng bị ô
nhiễm nặng nề, vì thế số bệnh nhân mắc bệnh ung thư cũng tăng lên. Hầu hết những bệnh
nhân này chưa biết rõ công dụng cũng như cách sử dụng những loài thực vật xung quanh
để phòng và trị bệnh này. Do đó, đề tài nghiên cứu “Đặc điểm hình thái và dƣợc dụng
của một số loài cây phòng và chữa bệnh ung thƣ ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long” hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về đặc điểm hình thái cũng như dược
dụng của một số loài cây chữa bệnh ung thư có phổ biến ở đây, giúp người dân có thể
phân loại và sử dụng hợp lý các cây thuốc xung quanh mình.






















3

PHẦN II: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. KHÁI NIỆM VỀ UNG THƢ
1.1. Theo Tây y
1.1.1. Theo Đáy Duy Ban [1998]:
Ung thư là bệnh tế bào sinh sản không được kiểm tra.
Tế bào bình thường khi bị biến dị và trải qua nhiều giai đoạn để hình thành tế bào
ung thư, người ta gọi đó là lý thuyết nhiều giai đoạn sinh ung thư. Sự biến dị này sẽ làm

hoạt hóa các oncogen và làm ức chế các gen áp chế ung thư hay còn gọi là ức chế các gen
kháng oncogen.
Ung thư có 2 đặc trưng chính:
- Sinh sản tế bào vô hạn định.
- Xâm lấn, phá hoại các tổ chức chung quanh và có thể di căn đến nơi khác.

1.1.2. Theo Phạm Thụy Liên [1999]:
- Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích của các tác nhân sinh ung
thư tế bào tăng sinh một cách vô hạn định, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm
soát về phát triển cơ thể.
Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u khác với khối u lành tính chỉ phát triển
tại chổ thường rất chậm, các khối u ác tính (ung thư) xâm lấn các tổ chức lành trong cơ
thể hoặc giống như rễ cây lan trong đất. Các tế bào của khối u ác tính có khả năng di căn
tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới và cuối cùng dẫn
tới tử vong.
1.1.3. Theo Trịnh Văn Quang [2002]:
- Ung thư là bệnh gây nên bởi sự tăng sản bất thường của tế bào và tổ chức cơ thể.
1.2. Theo Đông y
1.2.1. Theo Trần Văn Kỳ [1994]:
Ung thư, trong Đông y là danh từ dùng để chỉ các loại ung nhọt, ung là nhọt sưng
nổi lên mặt da, đỏ đau hoặc có mũ thuộc dương chứng, thư là loại nhọt ăn sâu vào da thịt
gây lở loét thuộc âm chứng.

4
Một số sách Đông y xưa người ta dùng những từ như “thạch thư” để mô tả ung thư
xương, “thạch ung” mô tả tính chất cứng rắn có gốc liền với da như ung thư hạch. Ngày
nay người ta thường dùng chữ “Thũng lựu” để chỉ các loại ung thư nói chung, riêng các
loại ung thư ác tính thì dùng từ “Nham” (đá núi) vì bờ của khối u nham nhở và cứng như
đá. Ví dụ như: Nhủ nham (ung thư vú), phế nham (ung thư phổi), tử cung nham (ung thư
tử cung)….


1.2.2. Theo Đinh Công Bảy [2004]:
Ung thư là một loại bệnh mà cơ thể dưới tác dụng của các nhân tố ung thư, các tổ
chức tế bào cục bộ tăng nhanh một cách lạ thường, hình thành một loại sinh thể mới. Tế
bào ung thư là một loại tế bào tăng trưởng dị thường, cơ thể không tự khống chế được và
tăng trưởng một cách vô hạn.

2. PHÂN LOẠI
2.1. Theo Lê Văn Thảo [1997]:
Ung thư bao gồm 200 loại và mỗi loại có nguyên nhân, tiến triển, tiên lượng, chẩn
đoán và điều trị khác nhau, cho nên việc xác định loại ung thư càng chi tiết càng đem lại
kết quả tốt nhất.
2.1.1. U lành: Có 2 loại:
- Tổ chức bao phủ gồm các u gai, u tuyến (papilloma, adenoma) ở da, niêm mạc.
- Tổ chức liên kết (phần mềm) và xương: U mỡ, thần kinh, cơ, xương sụn.

2.1.2. Ung thư (Theo từng cơ quan): Có 2 loại:
- Tổ chức bao phủ da, niêm mạc gọi là ung thư biểu mô (Carcinoma) hay ung thư
biểu mô tuyến (Adenocarcinoa).
- Tổ chức liên kết hay phần mềm, xương gọi là sarcôm như: Ung thư mỡ, ung thư
thần kinh, cơ trơn, cơ vân, xương.
2.1.3. Ung thư hạch và máu (Toàn thân):
Ung thư máu là loại ung thư toàn thân còn ung thư hạch thì lúc đầu cũng cư trú
nhưng có xu hướng lan nhanh toàn thân. Những ung thư này cũng chia thành nhiều nhóm
nhỏ với các mức độ ác tính khác nhau.

2.1.4. Ung thư đặc biệt:

5
Loại này có thể lành, có thể ác tính hay ở trung gian như u gai, u thận ở trẻ em.


2.2. Theo Đáy Duy Ban [1998]:
Vì là bệnh của tế bào nên ung thư có thể phát triển trên bất kỳ loại tế bào nào. Do
đó ung thư có nhiều loại:
- Có ung thư phát triển từ tế bào cơ và xương gọi là Sarcoma.
- Có ung thư phát triển từ tế bào biểu mô gọi là Carcinoma.
- Có ung thư lại xuất phát từ các tế bào máu gọi là ung thư máu hay bệnh bạch
cầu.

2.3. Theo Đinh Công Bảy [2004]:
Có 3 loại ung thư: Ung thư tái phát, ung thư nguyên phát, ung thư di căn.
2.3.1. Ung thư nguyên phát:
Ung thư nguyên phát là các tế bào bình thường của các tổ chức hay cơ quan, dưới
tác dụng lâu dài của các nhân tố nội tại hay ngoại giới gây ung thư, dần dần chuyển biến
thành tế bào ung thư có hình dạng các khối u nên gọi là “ung thư nguyên phát” hoặc gọi
là “khối u lành tính biến thành ác tính”. Trong cơ thể người, ngoài các móng tay, móng
chân ra, hầu hết các bộ phận khác, tất cả các cơ quan và tổ chức cơ thể đều có thể phát
sinh ung thư nguyên phát.

2.3.2. Ung thư tái phát:
Ung thư tái phát là chỉ các bệnh ung thư nguyên phát sau khi đã trị khỏi hoặc giảm
bớt rồi, ở những chỗ đã phát sinh ung thư nguyên phát đó lại nổi lên những khối u mới,
những khối u mới này được gọi là “ ung thư tái phát”.


2.3.3. Ung thư di căn:
Ung thư di căn là các tế bào ung thư từ chỗ phát bệnh đầu tiên xâm nhập và
máu, tuyến lâm ba, vào xoang tuỷ và máu, cho đến những bộ phận xa là các cơ quan nội
tạng, hình thành loại ung thư giống hệt như loại ung thư nguyên phát. Ung thư di căn cần
2 điều kiện:

- Vị trí phát sinh ung tư cách xa vị trí ung thư nguyên phát.
- Tính chất của ung thư đó phải giống hệt chứng ung thư nguyên phát.

6




Bảng 1: Bảng xếp loại ung thƣ theo các mô mà chúng bắt nguồn [Hùng, 1999].

Mô gốc
Các loại ung thƣ chính
- Mô liên kết: Bắp thịt, xương và sụn.

- Mô lót ngoài mặt: Da, lớp lót mặt
trong của ruột, miệng, tử cung, phổi.
- Mô tạo máu: Tuỷ xương.
- Mô bạch huyết.
- Ung thư liên kết hay sarcôm
(sarcome, sarcoma).
- Ung thư biểu mô hay carcinom
(carcinome, carcinoma).
- Ung thư máu (bệnh bạcg cầu).
- Ung thư hạch (ung thư limpho).


3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH UNG THƢ:
3.1. Theo Tây y [Ban, 1998]:
Quá trình hình thành ung thư có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:














Hình 1: Quá trình hình thành ung thƣ [Ban, 1998].

3.2. Theo Đông y [Chiêu, 1999]:
Do khí trệ, huyết ứ, đàm kết, tà độc, kinh lạc bế tắc, cơ năng tạng phủ mất điều
hòa và khí huyết hư tổn.
Thay đổi
bộ gen của nhân
tế bào
Hoạt hóa các oncogen
Ức chế các gen
áp chế ung thư
Biểu hiện sản phẩm gen
thay đổi và mất sản phẩm gen điều
hòa
Ung thư ác tính
Các yếu tố
di truyền
Các yếu tố môi trường tác động gồm:

- Các tác nhân hóa học.
- Các tia vật lý.
- Các virus gây u

7


3.2.1. Khí trệ huyết ứ:
Khí huyết đóng vai trò công năng sinh lý chủ yếu của cơ thể, là cơ sở vật chất
quan trọng của con người. Do một nguyên nhân nào đó làm cho công năng của khí mất
điều hòa, dẫn đến tình trạng khí uất, khí trệ, khí tụ, lâu ngày làm cho huyết ứ trệ, tích lại
thành khối, dẫn đến ung thư.

3.2.2. Đàm kết:
Đàm là sản phẩm bất thường của tạng phủ gây nhiều bệnh tật. Tỳ chủ thấp, do tỳ
vị hư nhược, chất nước trong cơ thể không vận hoá ứ lại thành thấp độc, lan tràn sinh
đàm, sinh lở nhọt, sinh nhiệt, sinh phong,… Đàm là vật hữu hình theo khí mà đi, đâu đâu
cũng tới gây ho, suyễn, trở ngại tiêu hoá, kinh lạc bế tắc, trong con người đâu đâu cũng
có đàm. Do vậy đàm cũng như ứ huyết, trọc khí sinh ung thư.

3.2.3. Tà độc uất nhiệt:
Tà độc xâm nhập vào người lâu ngày thành nhiệt, thành hoả, nội thương tình chí
cũng có thể thành hoả thành nhiệt, hỏa nhiệt làm tổn thương khí, đốt nóng tạng phủ, đó là
tà nhiệt hỏa độc, tích lại bên trong lâu ngày thành khối, tân dịch gặp hỏa thành đàm, khí
huyết đàm trọc bế tắc ở kinh lạc, tạng phủ kết thành ung thư.

3.2.4. Kinh lạc ứ trệ:
Kinh lạc thông khắp cơ thể nuôi khí huyết, thông âm dương cùng khí huyết vận
hành khắp chu thân, trong ngoài đều có. Do phong hàn nhiệt thấp tà hoặc do đàm trệ
huyết ứ, hoặc do độc tố, khí trệ trở ngại kinh lạc, do bệnh tà uất kết lâu ngày thành ung

thư.

3.2.5. Công năng tạng phủ mất đều hòa, khí huyết hư tổn:
Tà nhập vào cơ thể do chính khí hư, công năng tạng phủ mất đều hòa, tỳ thận hư
tổn dẫn đến khí trệ huyết ứ sinh đàm trọc, sinh nhiệt gây ung thư.
Tóm lại: Người khỏe mạnh, khí huyết thăng giáng tuần hoàn khắp cơ thể. Do một
nguyên nhân nào đó làm cho công năng tạng phủ mất đều hòa, sinh hiện tượng khí trệ

8
huyết ứ, tỳ vị không vận hóa, hoặc can thận hư tổn sinh hỏa đốt cháy tân dịch thành đàm,
ứ trệ lâu ngày thành khối dẫn đến ung thư.

4. QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA UNG THƢ
Theo Trần Thị Hợp [1999]:
Quá trình tiến triển tự nhiên của ung thư trãi qua 6 giai đoạn:
4.1. Giai đoạn khởi phát:
Bắt đầu từ tế bào gốc, do tiếp xúc với chất sinh ung thư

gây đột biến

làm thay
đổi không hồi phục của nhân tế bào.
Quá trình này diễn rất nhanh và hoàn tất trong khoảng vài phần giây.

4.2. Giai đoạn tăng trƣởng:
Giai đoạn tăng trưởng hay bành trướng chọn lọc dòng tế bào khởi phát có thể tiếp
theo giai đoạn khởi phát khi có những biến đổi của môi trường bình thường.

4.3. Giai đoạn thúc đẩy:
Bao gồm sự thay đổi biểu hiện gen, sự bành trướng đơn dòng có chọn lọc và sự

tăng sinh tế bào khởi phát.

4.4. Giai đoạn chuyển biến:
Giai đoạn này hiện nay vẫn còn là giả thuyết. Chuyển biến là giai đoạn kế tiếp của
quá trình phát triển ung thư cho phép sự thâm nhập hay xuất hiện những ổ tế bào ung thư
nhỏ, có tính hồi phục bắt đầu đi vào tiến trình không hồi phục về hướng ác tính lâm sàng.

4.5. Giai đoạn lan tràn:
Sau giai đoạn chuyển biến, ung thư vi thể trải qua giai đoạn lan tràn. Giai đoạn
này được đặc trưng bởi sự tăng trưởng nhóm tế bào cư trú ở một mô nào đó đang bành
trướng. Giai đoạn lan tràn có thể ngắn, chỉ kéo dài vài tháng, nhưng cũng có thể trong
nhiều năm. Trong giai đoạn này, khối lượng đang bành trướng gia tăng từ 1.000 tế bào
đến 1.000.000 tế bào, nhưng vẫn còn quá nhỏ để có thể phát hiện bằng những phương
pháp phân tích được.
4.6. Giai đoạn tiến triển, xâm lấn và di căn:
4.6.1. Giai đoạn tiến triển:

9
Giai đoạn này đặc trưng bằng sự tăng lên về kích thước của khối u do tăng trưởng
của nhóm tế bào ung thư cư trú ở một nơi nào đó.
- Giai đoạn tiền lâm sàng: Đây là giai đoạn đầu, có thể rất ngắn chỉ kéo dài vài
tháng hoặc có thể kéo dài nhiều năm.
Giai đoạn này thường kéo dài trung bình 15 – 20 năm, có khi tới 40 – 50 năm,
chiếm tới 75% thời gian phát triển của bệnh và không có biểu hiện trên lâm sàng. Việc
phát hiện bệnh ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào các xét nghiệm lâm sàng: xét nghiệm
miễn dịch, xét nghiệm sinh hóa…
- Giai đoạn trên lâm sàng chỉ phát hiện khối u có kích thước 1cm
3
(1 tỉ tế bào) cần
phải 30 lần nhân đôi.


4.6.2. Giai đoạn xâm lấn và di căn:
- Giai đoạn xâm lấn:
+ Tổ chức ung thư xâm lấn nhờ có các đặc tính sau:
* Tính di động của các tế bào ác tính.
* Khả năng tiêu đạm ở cấu trúc nâng đỡ của mô và cơ quan (chất
collagen).
+ Mất sự ức chế tiếp xúc của các tế bào, sự lan rộng tại chổ của u có thể bị
hạn chế bởi xương, sụn và thanh mạc.
- Giai đoạn di căn [Ban, 1998]: Di căn là một hay nhiều tế bào ung thư di chuyển
từ vị trí nguyên phát đến vị trí mới và tiếp tục quá trình tăng trưởng tại đó và cách vị trí
nguyên phát một khoảng cách. Nó có thể di căn theo các con đường sau:
+ Theo đường máu.
+ Theo đường bạch huyết.
+ Dao mổ, dụng cụ phẩu thuật có thể gây cứng tế bào ung thư ra nơi khác
trong phẩu thuật. Nếu mổ trực tiếp vào khối u.
- Cơ quan thường di căn: phổi, gan, não, xương.
- Cơ quan ít di căn: cơ, da, tuyến ức và lách.



10
5. NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƢ
5.1. Theo Tây y
Theo Đáy Duy Ban [1998]: Có 5 nguyên nhân gây ung thư:
- Nguyên nhân sinh học: Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm khuẩn Helicobacter, Pylori;
nhiễm khuẩn mạn tính; nhiễm virus viêm gan B, virus Papiloma ở người, virus Epstein
Barr (EB), virus loại RNA – viêm gan C.
- Nguyên nhân vật lý: Tia phóng xạ, tia cực tím, sóng có tần số radio và các sóng có tần
số cực thấp.

- Nguyên nhân hóa học: Thuốc lá, rượu, thức ăn được bảo quản muối hoặc thức ăn
ngâm muối, thức ăn có nấm phát triển, thức ăn mỡ, thức ăn thịt đỏ, chế phẩm nội tiết tố,
các dược phẩm điều trị một số bệnh, các chất sinh ra từ nghề nghiệp và nhiễm bẩn, thuốc
trừ sâu, diệt cỏ, nước uống nhiễm bẩn.
- Nguyên nhân do lỗi gen di truyền.
- Nguyên nhân do suy giảm miễn dịch.
Theo Nguyễn Đại Bình [1999]:
- Nguyên nhân bên trong:
+ Yếu tố di truyền.
+ Yếu tố nội tiết tố.
- Nguyên nhân bên ngoài:
+ Vật lý: Chất phóng xạ, tia x, tia cực tím
+ Hóa học: Các loại aromatic amine, nitrosoamine, thạch tín, crom, cadimi,
niken, …
+ Sinh học: virus, siêu vi khuẩn.

5.2. Theo Đông y [Chiêu, 1999]:
5.2.1. Nguyên nhân thất tình:
Thất tình là bảy tình cảm bình thường của con người: mừng, giận, lo, sợ, sầu bi, …
Bị thất tình công kích đột ngột hoặc lâu ngày ảnh hưởng cơ năng sinh lý tạng phủ dẫn
đến phát sinh bệnh tật. Tư tưởng không thỏa mãn là nguyên nhân chủ yếu sinh bệnh


“Bách bệnh sinh do khí …, uất ức tinh thần không thư thái, can tỳ khí nghịch, kinh lạc bế
tắc sinh ra. Dâm dục quá độ, tổn thương thận khí làm cho thận hỏa uất kết, thận không
được nuôi dưỡng, phát triển sinh u ở thận cứng như đá không di chuyển … Thực nghiệm
cho biết, lo sầu uất giận kích thích làm cho tế bào cảnh sát trong cơ thể bị phá hoại, tế

11
bào miễn dịch của cơ thể bị tổn thất, khả năng phòng chống bệnh bị giảm sút, do đó bệnh,

chẳng những bệnh ung thư mà các bệnh tật khác dễ phát sinh.

5.2.2. Nguyên nhân lục dâm:
Lục dâm là ảnh hưởng bên ngoài đối với cơ thể. Lục dâm là 6 khí: phong, hàn,
thư, thấp, táo, hỏa quá mức, ảnh hưởng đến cơ thể, gây bệnh tật. Ngoài ra các chất hóa
học, vật lý, sinh học cũng là lục dâm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hàn khí xâm
nhập bên ngoài đánh nhau với vệ khí, khí không được nuôi dưỡng, sinh khối u to không
thông, huyết không được hóa lâu ngày tích chứa lại to như cái chén, kinh nguyệt bế tắc

một dạng ung thư ở phụ nữ.

5.2.3. Nguyên nhân no, đói, mệt nhọc bất thường:
Nóng lạnh quá độ, mệt nhọc quá mức, no đói thất thường

công năng tiêu hóa
rối loạn

ung thư tràng vị, uống nhiều rượu, ăn những thức ăn xào nướng quá béo bở,
quá cay, quá nóng, quá lạnh

tổn thương tràng vị, lâu ngày thành bệnh đầy trướng, đau
dạ dày, rối loạn tiêu hóa, nuốt chua, nghẹn, ăn vào nôn ra, dần dần thành ung thư.

6. CÁC TRIỆU CHỨNG BÁO ĐỘNG UNG THƢ:
Theo Nguyễn Văn Hiếu [1999]: Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cho rằng có 7 dấu hiệu
làm ta lưu ý đến ung thư:
- Ho dai dẳng hoặc khản tiếng.
- Ăn không tiêu hoặc khó nuốt.
- Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường.
- Một chổ loét không chịu lành.

- Có chổ dày lên hoặc cục u nổi lên đâu đó.
- Có sự thay đổi thói quen của ruột hay bọng đái.
- Có sự thay đổi tính chất của một nốt ruồi.
Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác như:
- Sút cân nhiều (4 – 5 kg)
- Sốt nhưng không cao.
- Mệt mỏi cơ thể.
- Đau thường ở giai đoạn cuối.


12
7. CÁC PHƢƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƢ [BAN, 1998]
7.1. Chẩn đoán lâm sàng:
- Lịch sử gia đình, xã hội, nghề nghiệp.
- Khám toàn diện, tuần tự, tỉ mỉ.

7.2. Chẩn đoán phi lâm sàng:
- Nội soi.
- Điện quang.
- Siêu âm.
- Đồng vị phóng xạ.
- Chụp cộng hưởng từ (IRM).
- Chất chỉ điểm ung thư…

8. ĐIỀU TRỊ UNG THƢ
8.1. Theo Tây y [Kỳ, 1994]
8.1.1. Phẫu thuật:
Là phương pháp mổ cắt bỏ khối ung thư nên chỉ có thể có giá trị triệt để khi ung
thư còn cư trú, nó sẽ không còn hiệu lực hoặc chỉ có hiệu lực tạm thời khi ung thư đã di
căn.


8.1.2. Xạ trị:
Xạ trị có thể tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách giết các tế bào đó và làm tổn
thương các mạch máu tới nuôi chúng. Tuy nhiên không được dùng xạ trị khi ung thư đã
lan ra toàn thân. Một số ung thư chống chỉ định của xạ trị như: Ung thư bao tử, ung thư
ruột, ung thư tụy, … Ngoài ra, biến chứng của xạ trị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ của người bệnh, gây tổn thương các mô lành, thậm chí có thể gây ung thư khác cho
người bệnh. Ngày nay khoa học tiến bộ, kỹ thuật chiếu tia được nâng cao mà sự nguy
hiểm của xạ trị được giảm bớt rất nhiều.

8.1.3. Hóa trị liệu:
Dùng hoá chất đưa vào cơ thể để trị các trường hợp ung thư mà phẫu trị và xạ trị
không trị được như ung thư đã lan tỏa toàn thân, ung thư máu, ung thư hạch và các

13
limmpho. Tuy nhiên hoá trị vẫn còn nhiều hạn chế: thuốc quá đắc, gây độc cho cơ thể,
gây nhiều biến chứng khác cho người bệnh.

8.1.4. Miễn dịch trị liệu:
Là phương pháp nhằm tăng cường khả năng chống đỡ tự nhiên của cơ thể đối với
bệnh ung thư.
Ngoài ra, theo Trịnh Văn Quang [2002] có 5 phương pháp điều trị ung thư:
- Tia xạ.
- Hóa chất.
- Hoocmon.
- Miễn dịch.
- Phối hợp tất cả các phương pháp lại với nhau.

8.2. Theo Đông y [Chiêu, 1999]
Để nâng cao sức khỏe của người bệnh do sự phá hoại của ung thư người ta dùng

những phương pháp như: bổ huyết, bổ khí, bổ âm, bổ dương, Và nhằm hạn chế sự phát
triển của ung thư, giảm đau cho người bệnh thì dùng các phép tiêu đàm, tiêu u khối, hoạt
huyết hóa ứ, mát huyết cầm máu,… Điều trị bằng Đông y theo biện chứng luận trị tùy
tình hình bệnh và sức khỏe của người bệnh để có phương thuốc thích hợp hoặc uống
trong hoặc bôi ngoài.
Có 7 phương pháp chữa ung thư theo Đông y:

8.2.1. Phương pháp thanh nhiệt giải độc:
8.2.1.1. Chỉ định:
Trường hợp bệnh nhân sốt cao người nóng, khát nước, khó chịu, mồm đắng, chất
lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sát… gặp trong ung thư máu, ung thư cổ tử cung, ung
thư ngoài da có kèm lở loét,…
8.2.1.2. Vị thuốc thường dùng:
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis), Hoàng liên (Coptis quinquesecta),
Trúc diệp (Lophantherum gracile), Tri mẫu (Anemarrhena aspheloides Bunge), Xuyên
tâm liên (Androgeaphis paniculata (Burum.f.) Nees), Bồ công anh (Lactuca indica L.),
Xạ can (Belamcada sinensis (L.) DC.), Ngư tinh thảo (Houttuynia cotdata Thunb.), Liên
kiều (Forsythia suspensa Vahl),…

×