Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quá trình thực tập tại cục tần số vô tuyến điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.91 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thông tin vô tuyến điện ngày nay đang phát triển mạnh mẽ và không ngừng phát triển
dưới sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Các thiết bị thông tin ngày càng hiện đại
hơn và mở ra cơ hội cho việc sử dụng các dải tần số cao hơn. Tuy nhiên, trong dải tần
số rộng lớn của sóng điện từ các thiết bị vô tuyến ngày nay vẫn chỉ có khả năng làm
việc ở dải tần số dưới 30GHz. Tần số là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của
quốc gia, vì vậy , vần đề sử dụng dải tần số cần được kiểm soát để tránh gây can nhiễu
lẫn nhau giữa các nhà khai thác. Cục Tần Số Vô Tuyến Điện là đơn vị thực hiện nhiệm
vụ này ở nước ta.
Cục Tần Số Vô Tuyến Điện là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện
chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước
và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện
trên phạm vi cả nước. Cục tần số bao gồm 8 trung tâm tần số vô tuyến điện, đó là:
- Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực I đặt tại Hà Nội, thực hiện quản lý tần số trên
các tỉnh và thành phố Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam và Ninh Bình.
- Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực II đặt tại TP Hồ Chí Minh, có địa bàn quản lý là
các tỉnh và thành phố : Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước,Tây Ninh,
Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
- Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực III đặt tại Đà Nẵng, có địa bàn quản lý là các
tỉnh và thành phố : Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Gia Lai và Kon Tum.
- Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực IV đặt tại Cần Thơ, có địa bàn quản lý là các
tỉnh và thành phố : Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp,Sóc Trăng,
An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
- Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực V đặt tại Hải Phòng, có địa bàn quản lý là các
tỉnh và thành phố : Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam
Định
- Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực VI đặt tại Nghệ An, có địa bàn quản lý là các
tỉnh và thành phố : Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực VII đặt tại Khánh Hòa, có địa bàn quản lý là các


tỉnh và thành phố : Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Phú Yên, Ninh Thuận
và Bình Thuận
- Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực VIII đặt tại Phú Thọ, có địa bàn quản lý là các
tỉnh và thành phố : Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang và Tuyên Quang.
Trong thời gian thực tập tại trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực V, được sự hướng
dẫn của các bác, các anh chị trong trung tâm, em đã được tìm hiểu rõ hơn về công tác
kiểm soát tần số và các thiết bị dùng trong công tác này.
Nội dung bài báo cáo thực tập bao gồm 6 phần chính:
I. Tổng quan về trung tâm kiểm soát tần số khu vực V
II. Hệ thống thiết bị kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát tần số
III. Các phương pháp kiểm tra, kiểm soát tần số
IV. Can nhiễu và xử lí can nhiễu
V. Quy hoạch phổ tần số
VI. Kết luận
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT TẦN SỐ KHU VỰC V
1. Chức năng và nhiệm vụ
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực V là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện
thực hiện chức năng giúp Cục trưởng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên
ngành về tần số vô tuyến điện trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng,
Hưng Yên, Nam Định, Quảng Ninh và Thái Bình.
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực V thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn quản lý của Trung tâm thực hiện công
tác quản lý tần số vô tuyến điện;
- Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô
tuyến điện trên địa bàn quản lý của Trung tâm về việc chấp hành pháp luật, quy định
quản lý tần số của Nhà nước;
- Tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tần số vô tuyến
điện, thực hiện một số nhiệm vụ về ấn định tần số và cấp giấy phép theo phân công,

phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện;
- Kiểm soát trên địa bàn quản lý của Trung tâm việc phát sóng vô tuyến điện của các
đài phát trong nước, các đài nước ngoài phát sóng đến Việt Nam thuộc các nghiệp vụ
thông tin vô tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên;
- Đo các thông số kỹ thuật của các đài phát sóng thuộc các nghiệp vụ vô tuyến điện và
các nguồn phát sóng vô tuyến điện khác. Tổng hợp số liệu kiểm soát và số liệu đo được
để phục vụ cho công tác quản lý tần số;
- Kiểm tra hoạt động và các loại giấy phép, chứng chỉ có liên quan đối với các thiết bị
phát sóng vô tuyến điện đặt trên tàu bay, tàu biển và các phương tiện giao thông khác
của nước ngoài vào, trú đậu tại các cảng hàng không, cảng biển, bến bãi trên địa bàn
quản lý của Trung tâm;
- Tham gia các chương trình kiểm soát phát sóng vô tuyến điện quốc tế và các hoạt
động về kỹ thuật nghiệp vụ của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và các tổ chức
quốc tế liên quan khác theo quy định của Cục Tần số vô tuyến điện;
- Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện và xử lý theo quy
định của pháp luật trên địa bàn quản lý của Trung tâm;
- Điều tra, xác định các nguồn nhiễu và xử lý can nhiễu vô tuyến điện có hại theo quy
định của pháp luật; tạm thời đình chỉ hoạt động của máy phát vô tuyến điện của các tổ
chức, cá nhân vi phạm quy định sử dụng tần số vô tuyến điện, gây can nhiễu có hại
theo phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện; lập hồ sơ để Cục Tần số vô tuyến điện
khiếu nại các can nhiễu do nước ngoài gây ra cho các nghiệp vụ vô tuyến điện của Việt
Nam hoạt động trên địa bàn quản lý của Trung tâm theo quy định quốc tế;
- Tham gia nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về quản lý tần
số vô tuyến điện;
- Thực hiện thu các khoản phí, lệ phí tần số vô tuyến điện và các khoản thu khác theo
phân công của Cục Tần số vô tuyến điện;
- Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Trung
tâm theo quy định của pháp luật, của Bộ Thông tin và Truyền thông và phân cấp của
Cục Tần số vô tuyến điện;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện
giao.
2. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm V bao gồm các phòng ban như sau:
- Đài Kiểm soát vô tuyến điện
- Phòng Kiểm tra - Xử lý
- Phòng Nghiệp vụ
- Phòng Hành chính - Tổng hợp
Trung tâm chịu trách nhiệm quản lý tần số vô tuyến điện trên địa bàn 6 tỉnh và thành
phố bao gồm Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam Định. Trong đó
bao gồm các trạm kiểm soát loại 1 và trạm loại 2, được phân bố như sau:
- 1 trạm kiểm soát trung tâm đặt tại thành phố Hải Phòng
- 2 trạm kiểm soát cố định loại 1 đặt tại Đông Hưng (Tháu Bình) và Hải Dương
- 4 trạm kiểm soát cố định loại 2 đặt tại Móng Cái, Hòn Gai, Cửa Ông (Quảng Ninh)
và Xuân Trường (Nam Định)
II. HỆ THỐNG THIẾT BỊ KỸ THUẬT KIỂM TRA VÀ KIỂM SOÁT
TẦN SỐ
1. Vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát tần số
Phổ tần là nguồn tài nguyên quý giá và hữu hạn, vì vậy cần có các biện pháp khai thác
có hiệu quả nhất đảm bảo phát triển hệ thống thông tin của quốc gia.
Kiểm tra, kiểm soát tần số là nhiệm vụ quan trọng, bởi vì:
- Kiểm soát tần số VTĐ nhằm đảm bảo các đặc tính kỹ thuật của phát xạ đúng theo
giấy phép, phát hiện kịp thời các bức xạ bất hợp pháp đảm bảo cho hoạt động sử dụng
tần số và máy phát vào nề nếp có trật tự, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong lĩnh
vực VTĐ.
- Kiểm soát VTĐ giám sát việc sử dụng băng tần, đo độ chiếm dụng kênh thông tin,
đảm bảo những người sử dụng dùng đúng băng tần được phép để không gây chồng lấn
kênh thông tin.
- Phát hiện kịp thời các can nhiễu và xử lý các can nhiễu để đảm bảo chất lượng thông
tin. Ngoài ra, công tác kiểm soát tần số còn góp phần vào công tác điều tra, chống tội

phạm của các cơ quan chức năng.
Để đảm bảo các điều đó, các vấn đề cần kiểm soát là tần số sử dụng, cường độ trường
thich hợp để không gây can nhiễu, kiểm soát độ chiếm dụng băng thông, độ chiếm
dụng phổ tần theo đúng quy định, các phương pháp điều chế, sự định hướng nhằm phát
hiện kịp thời nguồn phát xạ không mong muốn.
2. Thiết bị kiểm soát tần số.
a. Trạm kiểm soát cố định
Trạm kiểm soát cố định được đặt cố định tại các trung tâm vùng. số lượng các trạm
kiểm soát đặt tại một khu vực phụ thuộc vào địa hình của khu vực đó, nhiệm vụ kiểm
soát, và nguồn lực tài chính Các trạm kiểm soát cố định thực hiện các phép đo định
hướng thông thường trong dải V/UHF. Hoạt động của những trạm cố định này có thể
kết hợp với các số liệu lấy từ các trạm kiểm soát tự động ĐKTX và các xe kiểm soát.
Các trạm kiểm soát cố định tại trung tâm V bao gồm:
- Trạm trung tâm tại Hải Phòng: phát hiện và định hướng nguồn phát xạ từ 9KHz đến
3GHz. Trạm trung tâm thực chất là một máy tính điều khiển các trạm điều khiển từ xa
trên cơ sở các chương trình điều khiển.
- Trạm kiểm soát cố định loại 1: Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ VTĐ đến tần
số 2.7 GHz (cụ thể khoảng 20 MHz – 3 GHz), các trạm này được đặt ở các Trung tâm
tần số VTĐ khu vực, các thành phố lớn quan trọng, trung tâm vùng có mật độ máy
phát cao, đông dân cư cần xác định nhanh nguồn can nhiễu và các phát xạ vô tuyến bất
hợp pháp.Tại Trung tâm tần số khu vực V thì các trạm cố định loại 1 này được đặt tại
các vị trí như: Đông Hưng (Thái Bình), Hải Dương, Xuân Trường(Nam Định).
- Trạm kiểm soát cố định loại 2: Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ VTĐ đến tần
số 1GHz ( khoảng 20 MHz – 1.3 GHz). Các trạm này được đặt tại các thị xã, các vùng
có mật độ đài phát không cao, các cửa khẩu, sân bay, hải cảng. Tại Trung tâm tần số
khu vực V thì các trạm cố định loại 2 được đặt tại Hòn Gai, Móng Cái, Cửa Ông
(Quảng Ninh).
Các trạm kiểm soát cố định cho phép khảo sát phổ tần số vô tuyến điện, đo các thông
số của phát xạ điện từ trường với thời gian tối thiểu cho phép. Điều đó được thể hiện
qua những nhiêm vụ sau:

- Kiểm soát và đo các chỉ tiêu của các đàiVTĐ ví dụ như: tần số, băng thông, điều
chế…
- Các phép đo liên quan đến nhiễu bao gồm:
 Xác định các nguồn gây nhiễu
 Nhận dạng các phát xạ nhiễu
 Từng bước loại trừ nhiễu.
- Nhận dạng và phân tích các loại phát xạ bằng việc định hướng và phân tích tín hiệu
- Phát hiện và từng bước đình chỉ các hoạt động vô tuyến không được cấp phép
- Tham gia hệ thông kiểm soát quốc tế
- Nghiên cứu độ chiếm dụng phổ tần
b. Các trạm kiểm soát điều khiển từ xa
Các trạm kiểm soát tự động điều khiển từ xa nhận nhiệm vụ từ các Trung tâm Tấn
số khu vực qua đường liên lạc vô tuyến ( viba, ADSL, VSAT)hoặc hữu tuyến ( dial
- up) đảm bảo công tác kiểm soát được liên tục mà không có sự có mặt của nhân
viên vận hành. Chế độ hoạt động của trạm có thể được định trước hoặc ở chế độ
thoại trực tiếp. Các trung tâm khu vực có thể dừng hoạt động của trạm bất cứ lục
nào và yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ khác.
Phạm vi kiểm soát của một trạm ĐKTX khoảng trong vòng bán kính là 50 km – 60
km. Thực tế, người ta thường bố trí 3 trạm tạo thành hình tam giác đều mỗi cạnh 60
km để kiểm soát.
c. Các xe đo, định vị lưu động và bán lưu động
Các xe lưu động có các chức năng sau:
- Thực hiện các phép đo cơ bản
- Khảo sát cường độ trường
- Kiểm tra chất lượng các đường truyền
- Đo các tham số của tín hiệu TV
- Xe định vị lưu động có thể dò tìm đến tận nguồn phát xạ
Các xe đo, định vị khắc phục được hạn chế về tầm kiểm soát của các thiết bị đặt cố
định của mỗi trung tâm, xác định nhanh chóng nguồn nhiễu. Ngoài ra trong khi lưu
động, xe còn phải đo nhiều tham số rất quan trọng khác phục vụ cho công tác phân tích

vùng bao phủ của mạng thông tin di động (A/D).
d. Các máy thu chuyên dùng ICOM R9000, AR3000

AR3000 : - Băng tần làm việc là dải V/UHF
- Có 400 kênh nhớ có thể lưu trữ các thông tin như tần số, mode thu,
độ suy giảm RF…
- Chế độ làm việc theo một dải với bước nhảy tuỳ ý.
R9000 : Về cơ bản máy thu R9000 có đầy đủ chức năng như của máy thu AR3000
chỉ khác dải tần hoạt động rộng hơn và thêm một số chức năng khác:
- Băng tần làm việc là 100 KHz ÷ ~ 2 GHz
- Có 1000 kênh nhớ để lưu trữ các thông tin như tần số, mode thu, độ
suy giảm RF…
- Có khả năng quan sát được dạng tín hiệu ( dạng phổ tín hiệu)
- Có khả năng định hướng tín hiệu
- Phân tích được sự điều chế
Các thiết bị chuyên dụng này được thực hiện chủ yếu với mục đích thu các tín hiệu có
thể giải điều chế được, đặc biệt là các tín hiệu thoại như: FM, AM, SSB, WFM, NFM
Các máy thu này sử dụng 2 loại anten là AH7000 và DA3000
3. Thiết bị kiểm tra
a. Anten thu đo
- Mục tiêu của anten là thu lấy các tín hiệu từ môi trường với mức lớn nhất có thể,
đồng thời giảm tối thiểu ảnh hưởng của nhiễu. Các chỉ tiêu cụ thể của anten kiểm soát
sẽ được xác định chủ yếu bởi các ứng dụng riêng. Để đạt được kết quả tốt nhất thì phân
cực anten phải phù hợp với phân cực của dạng sóng thu, trở kháng đường truyền và
đầu vào của máy thu để đảm bảo truyền tối đa công suất. Các anten bán định hướng có
thể dùng kiểm soát nói chung, xác định phổ tần. Để quan sát tín hiệu riêng có thể dùng
anten định hướng nhằm thu được mức tín hiệu lớn nhất và hạn chế ảnh hưởng của can
nhiễu. Cho đến nay chưa có một loại anten nào có khả năng thu hiệu quả tất cả các loại
tín hiệu do đó các trạm kiểm soát yêu cầu phải có một số các loại anten khác nhau với
cấu hình thích hợp với từng băng tần : VLF, LF, MF,HF,V/UHF, SHF…

- Với tần số dưới 30 MHz , khuyến nghị dùng anten cần phân cực đứng hoặc anten
dây, có chiều cao tổng thể không lớn hơn 0.1λ tại tần số cần đo, có sử dụng mặt phản
xạ.
- Trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz, khuyến nghị dùng anten lưỡng cực (dipole)
dải rộng hoặc anten có hướng. Anten phải có độ cao phù hợp ( vd : 10m) và hướng
anten phù hợp với góc tới và phân cực của tín hiệu cần thu. Nếu đo trong một dải tần
rộng khuyến nghị dùng anten loga chu kì.
- Với tần số trên 1 GHz, độ lợi anten trở thành thông số quan trọng do độ mở hiệu
dụng nhỏ và suy hao ống dẫn sóng và phiđơ cao. Vì vậy khuyến nghị dùng anten Horn
hoặc anten loga chu kỳ nằm trong mặt phản xạ của parabol hoặc bộ phân thu tín hiệu
độ mở lớn. Anten có độ lợi cao cũng cần điều chình để thu được phát xạ mong muốn
nhất.
b. Máy phân tích phổ
Máy phân tích phổ là thiết bị thực hiện nhiều phép đo liên quan đến tần số: phát hiện
và phân tích tất cả các loại tín hiệu xuất hiện trong lĩnh vực thông tin vô tuyến, các hài,
các sản phẩm xuyên điều chế, đo đạc các tín hiệu có biên độ thấp bị che lấp bởi nhiễu.
Thiết bị được dùng đối với tần số thấp, tần số sóng mang, băng tần cơ bản, tần số trung
tần, vi ba, vệ tinh.
Máy phân tích phổ có các chức năng chính như sau:
- Đo phổ
- Đo băng thông(phương pháp X dB,β% ), đo công suất kênh lân cận, đo tín hiệu
hài…
- Chức năng hiện giá trị max/min
- Chức năng đánh dấu cực đại, cực tiểu, các đỉnh kế cận
- Lưu trữ các giá trị đo
Các khả năng trên cho phép máy phân tích phổ thực hiện các phân tích tín hiệu theo
tần số, ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, duy trì các đường thông tin viba, radar,
thiết bị viễn thông, hệ thống CATV, thiết bị phát thanh, thông tin di động, kiểm tra các
thiết bị, khảo sát tín hiệu.
c. Máy đo tổng hợp

Máy đo tổng hợp là một thiết bị VTĐ có các chức năng sau:
- Đo và kiểm tra các tham số máy phát ở các phương thức điều chế khác nhau: AM,
FM, SSB
- Đo và kiểm tra các tham số máy thu ở các phương thức điều chế khác nhau: AM,
FM, SSB
- Phân tích phổ
- Hiển thị dạng sóng
Các tham số chính ở các chế độ đo là:
- Méo âm tần
- Độ nhạy của tần số âm tần
- Công suất đầu ra âm tần
- Xác định tần số sóng mang của các đài lạ
- Độ lệch tần số
- Đo đầu ra của hài, phát xạ giả
- Độ nhạy ngưỡng
- Độ nhạy đầu ra tai nghe
- Công suất ra
Ngoài ra còn có các tham số phụ thuộc vào chế độ đo như: độ lệch tần số (đo chế độ
FM), đo độ sâu điều chế, hiển thị đường bao AM (đo chế độ AM),…
d. Máy đếm tần
Chức năng là để đo tần số
e. Máy định hướng cầm tay
Chức năng của máy định hướng cầm tay là xác định hướng của các nguồn phát xạ
trong phạm vi gần để định vị các nguồn phát xạ đó. Hướng của đài phát được quan sát
trên màn hình hiển thị. Sau khi biết được khu vực của các nguồn phát xạ này bằng các
thiết bị định hướng tầm xa khác( xe định hướng, trạm cố định ), sử dụng thiết bị định
hướng cầm tay để xác định chính xác vị trí của các đài lạ, nguồn gây nhiễu…Thiết bị
này chủ yếu được dùng khi cần khảo sát trên địa hình phức tạp.
f. Máy đo tọa độ GPS
Máy đo toạ độ GPS có chức năng xác định vị trí ( kinh độ, vĩ độ ) của điểm đặt anten

g. Máy đo độ cao dùng tia laze
Máy này dùng để đo độ cao cột anten
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ
1. Đo độ chiếm dụng phổ tần HP8563E
a. Khái niệm
Độ chiếm dụng phổ tần là tỷ số giữa phần tín hiệu sử dụng trên phần tín hiệu quan sát
được trong một miền nào đó (miền thời gian hoặc miền tần số). Trong miền thời gian
độ chiếm dụng được tính theo đơn vị ngày, giờ…
b. Mục đích
Để người sử dụng biết sử dụng tần số, phổ tần một cách hiệu quả. Phục vụ cho công
tác quản lý.
Kỹ thuật đo có thể là kiểm soát tự động hoặc bằng tay tùy theo yêu cầu của người sử
dụng.
c. Yêu cầu của máy đo
Máy thu kiểm soát sử dụng cho việc đo chiếm dụng phổ tần cần có các yêu cầu sau:
- Có độ chọn lọc đầu vào cao tần cao (đặc biệt cần có những bộ lọc cao tần thích hợp
tương ứng với các băng tần hoạt động của máy thu để ngăn chặn các sản phẩm xuyên
điều chế).
- Có bộ lọc trung tần đủ hẹp.
- Có bộ điều chỉnh mức suy hao đầu vào, tránh quá tải cho máy thu.
- Có thể sử dụng tần số chuẩn đưa từ ngoài vào.
- Có thể đo được chính xác cường độ trường.
- Có thể quét nhanh các kênh được chọn từ một băng tần, đặc biệt ở băng tần trên 30
MHz.
d. Đo trong băng dưới 30 MHz
Để kiểm soát nhân công độ chiếm dụng phổ tần dưới 30 GHz, thiết bị cần phải có khả
năng đặt được bộ lọc thông dải trong khoảng tần số 100Hz đến 6KHz và độ chính xác
tần số đến 1Hz.
e. Đo trong băng trên 30 MHz
Kiểm soát băng tần trên 30 MHz được dùng cho một số mục đích, chẳng hạn như cấp

giấy phép cho một đài phát, phục vụ khách hàng chon tần số mới để đăng ký, thiết lập
lên các kênh tần số hoặc băng tần số đã được sử dụng hiệu quả, phỏng đoán quy hoạch
tần số, giải quyết được phàn nàn của người sử dụng cho rằng tần số của họ quá chật
hẹp và cũng có thông tin về phổ tần sử dụng hiện tại.
Để có khả năng ước lượng độ chiếm dụng của nhiều kênh vô tuyến điện thì cần phải
được thu thập và xử lý một số lượng lớn dữ liệu. Các tham số hệ thống gồm:
- Độ dài phát xạ. Kiểu người dụng khác nhau thì độ dài phát xạ khác nhau.
- Mối quan hệ giữa một vài tham số liên quan như: thời gian quan sát, số lượng kênh,
độ dài trung bình của phát xạ và khoảng thời gian kiểm soát.
- Khoảng thời gian kiểm soát, phụ thuộc vào: thời gian lặp lại, độ dài phát xạ thông
thường, độ chính xác mong muốn đạt được.
- Độ phân giải của phép đo.
f. Một số lưu ý về phép đo chiếm dụng phổ tần:
- Cân nhắc về vị trí khi đo: tránh xa các vùng có phát xạ vô tuyến mạnh, tránh xa các
công trình kiến trúc và tòa nhà có thể gây ra phản xạ, tránh xa các nguồn nhiễu công
nghiệp.
- Giới hạn của việc kiểm soát, là khi kiểm soát tự động không thể phân biệt được các
tín hiệu nhận được từ trạm A hay từ trạm B. Tín hiệu không mong muốn có thể được
tạo ra từ các nguồn: các phát xạ không mong muốn, phát cxaj kênh kề mạnh, hài và
phát xạ ngoài băng( của 1 đài phát hoặc nhiễu nhân tạo), ảnh hưởng của thời tiết và
môi trường, người sử dụng cùng kênh ở vị trí xa trong không gian, tín hiệu được tạo
bởi các sản phẩm xuyên điều chế.
Thiết bị chủ yếu được sử dụng ở trung tâm để đo độ chiếm dụng phổ tần tại trung tâm
là hệ thống kiểm soát trạm loại 1, hệ thống kiểm soát R&S hoặc R9000.
2. Đo cường độ trường và mật độ thông lượng công suất
a. Mục đích
- Xác định cường độ trường phù hợp và hiệu quả nguồn phát xạ đối với một nghiệp vụ
cho trước.
- Xác định các tác động của phát xạ gây nhiễu cố ý.
- Xác định độ lớn tín hiệu và các tác động gây nhiễu của các phát xạ không cố ý của

bất kỳ dạng sóng nào từ các thiết bị bức xạ năng lượng điện từ và đánh giá hiệu quả
của các biện pháp triệt nhiễu.
- Đo đặc các hiện tượng truyền sóng cho mục đích phát triển và phát minh các mô hình
truyền sóng ( phục vụ cho mục đích nghiên cứu).
- Thu thập dữ liệu về nhiễu như nhiễu vô tuyến, khí quyển.
- Để đánh giá bức xạ non-ioniring.
b. Công thức tính mật độ thông lượng công suất
2
2
2
( )
4
.
( )
4
. .
4
e
fd i
e e
fd
e e e
r
P
P
d
P g
P
d
P g A

P
d
=
Π
=
Π
=
Π
Trong đó:
e
P
: Cường độ trường bức xạ bởi ante
e
A
: Độ mở hiệu dụng
e
g
: Thông số Gain của anten
- Các đơn vị dB và các mức tham chiếu

Đơn vị Mức tham chiếu
dBW 1 Watt
dBm 1 Miliwatt
dBkW 1 Kilowatt
dBV 1 Vol
dBmV 1 milivol
dBμV 1 microvol
dBμV/m 1 microvol/m
Chuyển đổi đơn vị:
dBW = dBm – 30

dBmV = dBV + 60
dBm = dBW + 30
dB V
µ
= dBmV + 60
dBkW = dBW
dB V
µ
= dBV + 120
c. Các lưu ý khi sử dụng phép đo
- Khi đo các phát xạ được điều chế, các thong số về băng thông các hàm thống kê, bộ
tách sóng và thong số thời gian của thiết bị đo được sử dụng trong phép đo cường độ
trường là tương đối quan trọng. Các thông số này thường có sẵn và đi kèm nhưng
thường lại không được biết trước khi sử dụng kết hợp nhiều thiết bị đo, trừ khi thực
hiện các bước đo cụ thể để đo hoặc tính toán các thong số này. Việc thực hiện cần
người có kinh nghiệm.
- Băng thông đo phải đủ rộng để thu được tín hiệu của các phổ tần cần điều chế.
- Có 2 phương pháp đo cường độ trường là:
 Phương pháp đo thông thường: sử dụng tại các trạm kiểm soát tùy thuộc thông
tin cần thu nhập
 Phương pháp đo nhanh: sử dụng chủ yếu trong băng VHF, HF và dải thấp hơn.
- Thiết bị được sử dụng để đo cường độ trường và mật độ thông lượng công suất là:
 Máy phân tích phổ HP8563E.
 Trạm kiểm soát tần số: trạm cố định, điều khiển từ xa và trạm lưu động.
 Anten thu đo, cáp nối.
3. Đo băng thông
a. Khái niệm
Băng thông tín hiệu là độ rộng băng tần bị chiếm dụng bởi tún hiệu hoặc tập hợp các
tín hiệu
- Đơn lẻ : phát thanh FM

- Phức tạp : truyền hình, CDMA…
b. Mục đích kiểm soát băng thông tín hiệu
- Để đánh giá chính xác băng thong tín hiệu
- Đánh giá ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tín hiệu
- Đánh giá chất lượng của máy phát tần số VTĐ
c. Các khái niệm cơ bản
- Băng thông cần thiết : Là độ rộng băng tần đủ để truyền tin tức với một tốc độ và chất
lượng yêu cầu với các điều kiện cho trước.
- Băng thông chiếm dụng : Là độ rộng của băng tần, mà tại thấp hơn giới hạn tần số
thấp và cao hơn giới hạn tần số cao, công suất trung bình phát ra bằng
/ 2
β
% của
toàn bộ công suất trung bình của một phát xạ cho trước.
Giá trị
/ 2
β
% thường được lấy là 0.5%.
- Băng thông X-dB : Là độ rộng của băng tần mà từ giới hạn dưới đến giới hạn trên của
nó bất cứ thành phần phổ rời rạc hoặc mật độ công suất của phổ liên tục thấp hơn tối
thiểu x dB so với mức tham chiếu 0-dB.
- Phát xạ giả : Là những phát xạ trên một hay nhiều tần số ngoài băng thông cần thiết
và khi giảm mức của nó mà không ảnh hưởng đến việc truyền thông tin.
Phát xạ giả bao gồm : phát xạ hài, phát xak ký sinh, sản phẩm xuyên điều chế, các
thành phần sinh ra do đổi tần.
- Phát xạ ngoài băng : là các phát xạ trên một hay nhiều tần số ngay bên ngoài băng
thông cần thiết sinh ra do quá trình điều chế.
- Tần số( băng tần )cấp phép : là tấn số hoặc băng tần được tính toán và cấp cho người
sử dụng.
Phạm vi băng tần số VTĐ bị một phát xạ chiếm dụng = Băng thông cần thiết + 2|sai số

tần số|
Với trạm không gian phải tính đến cả hiệu ứng Doppler.
d. Yêu cầu về thiết bị đo
Máy phân tích phổ hoặc máy thu đo phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đặc tính tần số trong băng thông phải bằng phẳng
0.5
±
dB trong toàn bộ phổ tần của
phát xạ được chọn.
- Có độ chọn lọc tần số thích hợp để loại các tạp âm nhiễu ngoài băng trong khi suy
hao tại các sườn của băng thông so với mức ở giữa băng thông nhỏ hơn 2dB
- Thiết bị phải có độ tuyến tính tốt khi có các thay đổi vào tối thiểu 60dB
e. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo
- Nguyên tắc đo ( FFT hay phân tích phổ quét )
- Băng thông phân giải
- Độ phi tuyến của hiển thị biên độ
- Thời gian biến đổi của tín hiệu
- Thủ tục đo
- Đọc kết quả
f. Các phương pháp đo
Phương pháp đo độ chiếm dụng 99%
Nguyên lý :
- Tính toán băng thông chiếm dụng nhờ PSD
- Tính toán nền nhiễu : Các giá trị PSD được cho bằng 0 nếu mức < Y trên nền tạp âm (
thường chọn Y =6dB )
- Xác định 100% công suất (
P
Σ
): Phổ công suất (hay mức) tại các vạch phổ trong
băng tần cần đo.

- Tính công suất phổ từ tần số thấp nhất trở lên tới khi đạt 0.5%
P
Σ
f1
- Tính công suất phổ từ tần số cao nhất trở xuống tới khi đạt 0.5%
P
Σ
f2
⇒ Vậy băng thông chiếm dụng :
OBw = f2 - f1
Phương pháp đo X-dB
Nguyên lý :
- Đặt thông số bộ lọc sao cho bao toàn bộ hình phổ của tín hiệu
- Từ mức tham chiếu 0 ( mức này được xác định tùy theo từng loại tín hiệu cần đo ) vẽ
một đường hiển thị thấp hơn xuống 26dB.
- Giao điểm của hình phổ với đường hiển thị tại hai điểm có tần số f1 và f2
⇒ Băng thông X-dB của tín hiệu là
“xdB”Bw = f2 – f1
4. Đo tần số
a. Mục đích
- Để xác định tần số của các phát xạ vô tuyến điện phục vụ công tác kiểm tra kiểm
soát và sử lý các can nhiễu tần số VTĐ
- Kiểm tra tần số của các máy phát, đánh giá chất lượng các máy phát VTĐ
b. Khái niệm
Đo tần số thường là quá trình so sánh giữa một tần số không biết với một tần số đã biết
( tần số chuẩn ). Trên cơ sở quá trình so sánh, có các phương pháp đo tần số như sau:
Các phương pháp thông thường :
 Phương pháp tần số phách ( Beat Frequency )
 Phương pháp so sánh tần số ( Ofset Frequency )
 Phương pháp Lissajous trực tiếp ( Dierct Lissaijous )

 Phương pháp đếm tần ( Frequency Counter )
 Phương pháp phân biệt tần số ( Frequency Discriminator )
 Phương pháp ghi pha ( Phase Recording )
 Phương pháp quét dùng phân tích phổ ( Swept Spectrum Analyser )
Các phương pháp cơ bản sử dụng bộ xử lý tín hiệu số
 Phương pháp sử dụng đo tần số tức thời ( IFM )
 Phương pháp sử dụng FFT
c. Đặc điểm kỹ thuật của máy thu
Trên thực tế tất cả các phép đo tần số được tiến hành ở các trạm kiểm soát là các phép
đo từ xa, được thực hiện bởi các máy thu. Để kết quả đạt được chính xác, các máy thu
phải có các đặc tính sau :
- Độ nhạy đầu vào cao;
- Điều chế méo và xuyên điều chế thấp;
- Bộ lọc đầu vào thích hợp ( bộ tiền chọn lựa ) để bảo vệ dải tần số đo chống lại các tần
số không mong muốn;
- Các đầu vào tần số chuẩn ngoài;
- Tạp âm của bộ dao động trong thấp;
- Có điều chỉnh độ lợi thủ công, từ xa hoặc tự động;
- Có đầu ra IF làm chuẩn cho các phép đo khác
d. Đặc điểm kỹ thuật của máy phát tần số chuẩn
Các sóng mang trong dùng ở các bộ trộn trong máy thu phải lấy từ một nguồn tấn số
chuẩn.
Các máy phát tín hiệu nên đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật sau:
- Tần số phải tổng hợp từ một tần số chuẩn;
- Tần số trong chuẩn phải có sai số nhỏ hơn
7
10

- Bước tần số nhỏ nhất phải là Hz hoặc ít hơn ( ví dụ 0.1 Hz )
- Có đầu vào tần số chuẩn ngoài là 1,5 hoặc 10Hz;

- Cần có một bộ phát tần số chuẩn dự phòng;
- Có dải tần số lớn hơn dải tần số cần đo;
- Các hài phải được suy giảm ít nhất 30dB;
- Các bức xạ khác phải được suy giảm ít nhất 80dB;
- Tạp âm pha thấp ( nhỏ hơn -100dBc/Hz tại 10kHz offset );
- Điện áp đầu ra thay đổi từ 1mV đến 1V trên điện trở 50

e. Các phương pháp đo tần số
Phương pháp tần số phách ( Beat Frequency)
- Nguyên lý : là một phép đo phổ biến dùng để đo tần số, trong đó một tần số khác
được hình thành giữa một tần số chưa biết fx thu được và một tần số chuẩn fo đã biết
từ một bộ dao động ngoại sai. Cả hai tín hiệu này được đưa vào máy thu thông qua một
mạng cân bằng. Quá trình xử lý trộn trong bộ giải điều chế đường bao của máy thu tạo
ra tần số khác (
kh
F
= fx – fo ). Quá trình trên phải cố gắng đạt được ở đầu ra bộ giải
điều chế là tần số 0 (
kh
F
= 0) bằng cách điều chỉnh ở bộ tạo dao động ngoại sai sao cho
fx = fo
- Phương pháp này thích hợp để đo tần số của các chế độ truyền dẫn mà có tần số sóng
mang ổn định.
• Sơ đồ khối
fx
0
kh
F


Phương pháp so sánh tần số
Ở phương pháp này bộ tạo dao động ngoại sai được đặt một tần số fo một lượng nào đó
thấp hơn (hoặc cao hơn) tần số thu được và tần số không biết fx. Tần số khác
f

tạo
thành từ đầu ra giải điều chế đường bao máy thu được lọc và so sánh với tần số tham
chiếu chuẩn. Khi đó :
fx = fo +
f


• Sơ đồ khối
fx
f

fo
Biến tần
(giải điều
chế đường
bao của
máy thu)
Bộ tạo
dao động
ngoại sai
Chỉ thị
Biến tần
(giải điều
chế đường
bao của

máy thu)
Chỉ thị
Bộ tạo
dao động
ngoại sai
Phương pháp đếm tần ( Frequency Counter )
Tín hiệu thu được fx được biến đổi từ bộ tổng hợp tới IF hoặc chuẩn 10MHz. Khi bộ
tổng hợp được điều khiển bởi dao động thạch anh ổn định thì tần số
f

tại mức IF
tương ứng với tần số
f

tại mức RF. Bắt đầu mỗi lần đo, một bộ đếm tần số nối với
tầng IF được đặt một giá trị ngầm định, ví dụ là 10MHz. Sau đó bộ đếm xác định giá
trị và bắt đầu chế độ đếm lùi, một lượng xung sẽ xuất hiện trong suốt quá trình đếm.
Có ba trường hợp :
- Nếu tần số của tín hiệu cần đo fx tương ứng chính xác với tần số chuẩn fo thì bộ đếm
tần số sẽ đạt tới 0 ở cuối quá trình đếm. Khi đó fx = fo
- Nếu tần số của tín hiệu cần đo fx nhỏ hơn, bộ đếm sẽ không đạt tới giá trị 0 nhưng
nhận giá trị còn lại của quá trình đếm, sau khi đổi dấu, sẽ hiển thị là tần số
f

( giá trị
âm ).
Khi đó : fx = fo -
f

- Ngược lại, nếu tần số của tín hiệu cần đo fx lớn hơn, bộ đếm sẽ đạt tới giá trị 0 trước

khi kết thúc quá trình đếm. Do vậy, bộ đếm bắt đầu chuyển sang chế độ đếm tăng dần.
Quá trình đếm tiếp diễn, các xung còn lại được đếm và sau đó hiển thị như một tần số
f

( giá trị dương ). Khi đó : fx = fo +
f


5. Phương pháp định hướng xác định nguồn bức xạ
Đây là phương pháp nhằm mục đích phát hiện ra vị trí của nguồn phát xạ gây nhiễu từ
đó xác định được cơ quan đã phát ra các phát xạ đó để có các biện pháp xử lý thích
hợp.
Để xác định vị trí nguồn phát xạ có 3 phương pháp:
- Phương pháp Watson-Watt
- Phương pháp giao thoa (Interferometer)
- Phương pháp Doppler.
Tuy nhiên trên thực tế trung tâm sử dụng chủ yếu là 2 phương pháp Watson-Watt và
giao thoa.
a. Phương pháp Watson-Watt
- Kỹ thuật Watson-Watt sử dụng 2 cặp anten Adcock để thực hiện một sự so sánh biên
độ với tín hiệu thu. Cặp anten Adcock là một cặp anten lưỡng cực hoặc đơn cực. Cặp
anten này thực hiện lấy vector của tín hiệu được thu tại mỗi anten để sao cho chỉ có
một đầu ra từ một cặp anten. Hai cặp anten này được đặt ở cùng một vị trí và vuông
góc với hướng đông để tạo ra tín hiệu N-S (bắc-nam) và E-W (đông-tây). Các tín hiệu
này sẽ được đưa qua một máy thu. Trong máy thu, tín hiệu được đưa qua bộ biến đổi
DF (DF converter) tới bộ tính toán. Góc hướng được tính toán bằng cách lấy actan của
tỷ số tín hiệu N-S và E-W:

µ
x y

2
2
y x
2 U U cos
1
arctan
2
U U
δ
α
=



x
U
,
y
U
là các tín hiệu đến từ hướng N-S và E-W
(trong hình vẽ nó được ký hiệu là
3 4
U U−

1 2
U U−
)
- Đặc điểm: Đây là phương pháp so sánh về biên độ, người ta dựa chủ yếu vào các mức
tín hiệu thu được để tính toán (góc có mức tín hiệu lớn nhất sẽ có ý nghĩa nhất).
b. Phương pháp giao thoa

- Nguyên tắc xác định hướng theo phương pháp giao thoa dựa trên sự khác nhau về pha
hay còn gọi là sự so sánh về pha giữa tín hiệu thu được tại các điểm khác nhau trên dàn
anten.
- Giả sử một dàn anten gồm có 3anten được đặt trực giao với nhau (như hình vẽ), trong
đó anten 1 được coi là anten hàm tham chiếu (định hướng chuẩn của nó luôn là phương
Bắc).
- Tín hiệu từ các phần tử anten được đưa vào máy thu (thực chất là bộ DF converter).
Mỗi máy thu nhận tín hiệu từ một anten, lần lượt thực hiện sự so sánh về pha của từng
tín hiệu đến từ các anten khác nhau.
- Tín hiệu từ anten 1 được so pha với tín hiệu từ anten2 và tín hiệu từ anten3, rồi thực
hiện so sánh các tín hiệu này với nhau được góc
12
Φ
,
13
Φ

12 EW EW
2
D / 2cos
π
ϕ α
λ
Φ = ∆ =
13 NB NB
2
D sin
π
ϕ α
λ

Φ = ∆ =
Các giá trị góc
12
Φ
,
13
Φ
được đưa vào 1 bộ tính toán Calculation. Bằng các phần mềm,
thuật toán đã được cài đặt sẵn, bộ tính toán sẽ đưa ra các kết quả về góc phương vị và
góc ngẩng của nguồn phát xạ so với phương Bắc như sau:
Góc phương vị của nguồn phát xạ:

2 1
3 1
ˆ
arctan
α
Φ −Φ
=
Φ −Φ
Góc ngẩng:
( ) ( )
2 2
2 1 3 1
ˆ
arccos
2 /
ε
πα λ
Φ − Φ + Φ − Φ

=
Việc xác định góc phương vị và góc ngẩng với hệ thống gồm 3 anten chỉ có thể thực
hiện được một cách chính xác, phù hợp với dải tần hoạt động nếu khoảng cách giữa các
anten không lớn hơn nửa bước sóng của tín hiệu thu.
Trên thực tế, trung tâm sử dụng một hệ thống anten gồm có 8 anten có hướng được đặt
trên 1 cái trục và tích hợp trong 1 hộp tạo thành 1anten vô hướng, cùng với một anten
hàm tham chiếu được mặc định sẵn. Tám tín hiệu thu trực tiếp từ 8 anten được đưa qua
các bộ chuyển mạch tại 4 vị trí pha trực giao 0°, 90°, 180° và 270° tạo thành 32 mẫu
tín hiệu. Các tín hiệu này được lấy mẫu, lọc và lưu lại trong bộ biến đổi DF cùng với
tín hiệu của anten hàm tham chiếu. Qua bộ DF các tín hiệu được thực hiện so pha với
nhau và đưa vào bộ tính toán để xác định ra góc phương vị và góc ngẩng của nguồn
phát xạ.
Mục đích chủ yếu của việc sử dụng nhiều anten là để tăng độ chính xác của việc định
hướng và tăng dải tần hoạt động của hệ thống.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở máy EBO 190
IV. CAN NHIỄU VÀ XỬ LÍ CAN NHIỄU
1. Can nhiễu
a. Khái niệm và phân loại
Can nhiễu là ảnh hưởng của năng lượng không cần thiết bởi 1 hoặc nhiều nguồn phát
xạ, bức xạ hoặc những cảm ứng trên máy thu trong hệ thống thông tin VTĐ, dẫn đến
làm giảm chất lượng, hoặc bị mất hẳn thông tin có khả năng khôi phục được nếu không
có ảnh hưởng của những năng lượng không cần thiết đó.
Can nhiễu có thể chia làm ba loại: Nhiễu cho phép, nhiễu chấp nhận được và nhiễu có
hại
- Nhiễu cho phép là nhiễu thấy được hoặc dự tính đượcmà thỏa mãn nhiễu định lượng
và các điều kiện dùng chung trong khuyến nghị ITU hoặc trong thỏa thuận đặc biệt
- Nhiễu chấp nhận được: Mức độ nhiễu cao hơn nhiễu cho phép và đã được sự đồng ý
của 2 hay nhiều cơ quan quản lý mà không ảnh hưởng đến các cơ quan quản lý khác.
- Nhiễu có hại là nhiễu làm nguy hại đến hoạt động nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường
hoặc các nghiệp vụ an toàn khác hoặc làm hỏng, làm cản trở nghiêm trọng hoặc làm

gián đoạn nhiều lần 1 nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện đang khai thác đúng quy định.
Trong các loại nhiễu trên thì nhiễu đáng quan tâm là nhiễu có hại
b. Nguyên nhân gây nhiễu có hại
Nguyên nhân gây nhiễu có hại bao gồm:
- Can nhiễu do chồng lấn kênh: xảy ra khi các mạng đài gây can nhiễu sử dụng tần số
có độ rộng băng tần chồng lấn với độ rộng băng tần của mạng đài bị can nhiễu.
- Can nhiễu do thiết bị của đơn vị kháng nghị nhiễu không bảo đảm chất lượng
- Can nhiễu do xuyên điều chế: là hiện tượng giao thoa giữa các nguồn năng lượng tạo
ra nguồn năng lượng mới gây can nhiễu đối với mạng đài khác
- Can nhiễu tương thích điện từ trường (EMC): Có nhiễu loại can nhiễu EMC, vì dụ
như:
 Thiết bị không sử dụng năng lượng cao tần gây can nhiễu EMC đối với thiết bị
viễn thông (máy tính, thiết bị điện gia dụng)
 Thiết bị sử dụng năng lượng cao tần gây can nhiễu EMC đối với thiết bị viễn
thông (lò vi sóng, máy ép ni lông)
- Can nhiễu do các phát xạ ngoài băng: do các phát xạ ngoài băng hoặc phát xạ giả của
một đài phát gây ra, phát xạ này nằm ngoài độ rộng băng tần cần thiết, xuất hiện do
quá trình điều chế tín hiệu
- Can nhiễu do điện thoại kéo dài
2. Xử lí nhiễu có hại
a. Nguyên tắc xử lí
Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nhiễu có hại theo nguyên tắc sau:
- Ưu tiên cho phát xạ trong băng, phát xạ không mong muốn phải được hạn chế ở mức
thấp nhất;
- Ưu tiên cho nghiệp vụ chính, các nghiệp vụ phụ phải thay đổi tần số hoặc các tham số
kỹ thuật phát sóng;
- Trong cùng một nghiệp vụ vô tuyến điện, tần số được cấp phép sử dụng sau phải
chuyển đổi, ưu tiên cho tần số được cấp phép sử dụng trước;
- Nếu sử dụng thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong khoa học, công nghiệp, y tế;
thiết bị điện, điện tử, khi gây nhiễu có hại cho các đài vô tuyến điện phải thực hiện các

biện pháp để loại bỏ nhiễu (trừ trường hợp các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện
hoạt động đúng băng tần qui định) và phải ngừng sử dụng các thiết bị này khi gây
nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường, an toàn, cứu nạn;
- Trường hợp nhiễu có hại chưa được khắc phục có thể áp dụng các biện pháp: thay đổi
tần số, hạn chế công suất phát; thay đổi chiều cao, phân cực, đặc tính phương hướng
của anten phát; phân chia lại thời gian làm việc và các biện pháp cần thiết khác đối với
đài gây nhiễu;
- Bên gây nhiễu do không thực hiện đúng nội dung giấy phép chịu trách nhiệm về chi
phí cho việc chuyển đổi tần số, thiết bị, xử lý nhiễu có hại
b. Trách nhiệm của người sử dụng
Người sử dụng được cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải
thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong giấy phép và có trách nhiệm áp dụng
các biện pháp sau đây để hạn chế khả năng gây nhiễu có hại cho người sử dụng khác
và cho chính mình:
- Giữ tần số phát trong phạm vi sai lệch tần số cho phép;
- Giảm mức phát xạ không mong muốn ở trị số thấp nhất;
- Sử dụng phương thức phát có độ rộng băng tần chiếm dụng nhỏ nhất (trừ một số
trường hợp đặc biệt như trải phổ);
- Hạn chế phát sóng ở những hướng không cần thiết;
- Sử dụng mức công suất nhỏ nhất đủ để đảm bảo chất lượng thông tin.
Ngoài ra, nếu đài vô tuyến điện của người sử dụng thuộc nghiệp vụ phụ (Cục Tần số
vô tuyến điện có thông báo cụ thể đối với những trường hợp này) thì không được gây
nhiễu có hại cho đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính và không được khiếu nại
nhiễu có hại từ đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính mà tần số của các đài vô tuyến
điện này đã được ấn định hoặc có thể được ấn định muộn hơn.
V. QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ
1. Các khái niệm cơ bản
Quy hoạch phổ tần số VTĐ quốc gia quốc gia là phương án phân chia phổ tần số VTĐ
thành các băng tần dành cho các nghiệp vụ theo từng thời kỳ và quy định điều kiện để
thiết lập trật tự khai thác, sử dụng tối ưu phổ tần số VTĐ trên phạm vi cả nước.

Quy hoạch phổ tần số VTĐ cho các nghiệp vụ là phân chia dải tần từ 9KHz đến
400GHz thành các băng tần nhỏ và quy định mục đích, điều kiện sử dụng các băng tần
đó.
Các nghiệp vụ chủ yếu gồm: Cố định, lưu động, quảng bá (Phát thanh và truyền hình),
hàng không, hàng hải, dẫn đường, định vị, vệ tinh, phát chuẩn,
Quy hoạch theo kênh là phân chia một số băng tần thành các nhóm kênh tần số cụ thể
cho các hệ thống VTĐ cụ thể theo quy hoạch phổ tần VTĐ cho các nghiệp vụ để đảm
bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quy hoạch theo vùng là thiết lập các vùng tái sử dụng tần số trong dải sóng cực ngắn
để nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần số, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành
viễn thông, phát thanh, truyền hình.
3. Mục đích và cơ sở của quy hoạch tần số
a. Mục đích
Phổ tần số VTĐ là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm. Việc sử dụng, khai thác và
quản lý phổ tần số VTĐ phải đạt được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ được chủ
quyền của quốc gia.
Cùng với qui hoạch phát triển ngành Bưu chính viễn thông, qui hoạch phổ tần số VTĐ
của Việt Nam cho các nghiệp vụ góp phần vào việc phát triển mạng thông tin VTĐ
theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển của
quốc tế, đáp ứng các nhu cầu về thông tin phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc
phòng và an ninh, tạo cơ sở cho việc xã hội hoá thông tin vào đầu thế kỷ 21.
Quy hoạch phổ tần số VTĐ cho các nghiệp vụ là nội dung quan trọng nhất, là cơ sở để
các Bộ, Ngành định hướng sử dụng và đầu tư trang bị kỹ thuật VTĐ, là cơ sở để tiến
hành các bước quy hoạch chi tiết.
Việc qui hoạch tần số vô tuyến điện có thể được ví như việc phân luồng giao thông ở
đó dải tần số vô tuyến điện được phân ra thành các đoạn băng tần nhỏ hơn được phục
vụ cho một hoặc một số nghiệp vụ nhất định chẳng hạn như băng tần dành cho thông
tin di động, truyền hình, an ninh quốc phòng, hàng không, taxi, . . . Việc phân chia như
vậy sẽ tránh được can nhiễu, và sử dụng hiệu quả thiết bị vô tuyến điện.
b. Nguyên tắc của việc quy hoạch phổ tần số

- Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
từng thời kỳ; bảo đảm hài hoà nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Phù hợp với xu hướng phát triển các nghiệp vụ vô tuyến điện trên thế giới, đồng thời
tính đến hiện trạng sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam.
- Bảo đảm quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục
đích.
- Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến sử dụng hiệu quả phổ tần số vô tuyến
điện.
- Phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ vô tuyến điện.
- Phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đối với băng tần sử dụng trong
hoạt động viễn thông.

×