Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ SINH SẢN (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.46 KB, 43 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
CÔNG NGHỆ SINH SẢN
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI)
Mã số môn học: CN2218
Số tín chỉ: 02
Lý thuyết: 24 tiết
Bài tập, thảo luận: 06 tiết
1
CHƯƠNG 1
Bản chất của quá trình sinh sản gia súc
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Sinh viên hiểu được các kiến thức về sinh lý sinh sản, các quá trình điều hòa sinh sản ở
gia súc, chu kỳ tính, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở gia súc.
- Kỹ năng:
+ Sinh viên vận dụng được các kiến thức đã học trong việc xác định được chu kỳ tính, cách
chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, phân biệt được các hình thức sinh sản ở gia súc.
- Thái độ:
+ Có hứng thú và say mê nghiên cứu khoa học, biết tôn trọng thành quả khoa học.
+ Học tập nghiêm túc, tích cực
B) NỘI DUNG:
1.1. Bản chất sinh học của sinh sản hữu tính
- Sinh sản hữu tính: đây là phương thức sinh sản đòi hỏi phải có cả vai trò của con đực và con cái
1.1.1. Các phương thức sinh sản
Trong thực tiễn người ta chia ra 4 phương thức sinh sản như sau:
- Sinh sản vô tính
- Sinh sản đơn tính
- Sinh sản luân phiên thế hệ: sứa (trứng nở thành ấu trùng phát triển thành con dạng thuỷ
tức chúng sinh sản vô tính thành nhiều khúc rôì phát tiển thành cá thể mới.
- Sinh sản hữu tính: đây là phương thức sinh sản đòi hỏi phải có cả vai trò của con đực và


con cái.
- Các phương thức sinh sản trên đều phụ thuộc vào 3 yếu tố môi trường thức ăn và di truyền.
- Phương thức sinh sản hữu tính là ưu việt nhất vì nó có tác động của cả con đực và con cái.
1.2. Cơ chế sinh lý điều tiết quá trình sinh sản
1.2.1. Điều hoà thần kinh nội tiết chức năng sinh sản
- Hormon tuyến yên
- Hormon tuyến giáp
- Hormon tuyến tùng.
1.2.2. Kiểu hình thần kinh của gia súc trong sinh sản
Páp lốp đã chia ra 04 kiểu hình thần kinh
- Kiểu hình thần kinh mạnh nhưng không cân bằng và thiếu kìm chế.
- Kiểu hình thần kinh mạnh, cân bằng linh hoạt. Đây chính là kiểu hình tốt nhất để chọn lựa
gia súc trong sinh sản
- Kiểu hình mạnh, cân bằng, ì.
- Kiểu hình thần kinh yếu, quá trình hưng phấn và ức chế thể hiện yếu.
1.3. Chu kỳ tính ở động vật có vú
* Khái niệm: một cơ thể được gọi là thành thục về tính, khi bộ máy sinh dục đã phát triển
căn bản hoàn thiện. Dưới tác động của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện các hiện tượng của
2
hưng phấn sinh dục (các phản xạ về sinh dục) khi đó ở con cái trong buồng trứng đã có các noãn
bao chín và tế bào trứng rụng, con đực trong dịch hoàn đã hình thành tinh trùng và đã có hiện
tượng phóng tinh.
1.3.1. Điều kiện ảnh hưởng tới tính thành thục
- Giống gia súc: gia súc nhỏ thường thành thục sớm hơn gia súc lớn.
- Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng quản lý khai thác và sử dụng
- Điều kiện ngoại cảnh: Khí hậu, nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tính thành thục của gia súc
- Tính biệt: Gia súc cái thường thành thục sớm hơn gia súc đực cả về tính và thể vóc
- Tuổi thành thục về tính
Bảng 1.1: Tuổi thành thục về tính của một số loài vật nuôi
Loài gia

súc cái
Tuổi thành thục
(tháng)
Loài gia
súc đực
Tuổi thành
thục(tháng)
Trâu

Ngựa
Lợn
Dê cừu
Chó
18-24
8-12
12-18
6-8
6-8
8-10
Trâu

Ngựa
Lợn
Dê cừu
Chó
24-30
12-18
18-24
8-10
8-10

10-12
- Tuổi thành thục về thể vóc
Tuổi thành thục về thể vóc của một số loài vật nuôi
Loài gia
súc cái
Tuổi thành thục
(tháng)
Loài gia
súc đực
Tuổi thành
thục(tháng)
Trâu
Bò sữa
Bò cày
Ngựa
Lợn
Dê cừu
Chó
30 – 36
18 - 24
18 - 24
36 - 40
8 - 10
8 – 10
11 – 13
Trâu
Bò sữa
Bò cày
Ngựa
Lợn

Dê cừu
Chó
36 – 40
24 – 30
30 – 36
40 - 48
10 - 12
10 – 12
13 - 15
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, Giáo trình sinh sản gia súc-
Giáo trình trường ĐH Nông nghiệp I.
2. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, Đỗ Kim Tuyên, Lưu Công Khánh, Lê Thị
Thuý (1997), Công nghệ cấy truyền phôi bò. NXB Nông nghiệp.
3. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản ở gia súc. NXB Nông nghiệp.
4. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2003), Giáo trình sinh lý học vật nuôi. NXB Nông nghiệp
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
1. Ứng dụng khi nghiên cứu về các loại hình thần kinh ở gia súc?
2. Trong các phương thức sinh sản của gia súc thì phương thức nào là tiến hóa nhất? Tại sao?
3. Chu kỳ tính là gì? Ứng dụng khi nghiên cứu về chu kỳ tính ?
3
CHƯƠNG 2
Sinh lý sinh dục gia súc đực
Số tiết: 02 tiết (Lý thuyết: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Sinh viên hiểu được các kiến thức về sinh lý sinh sản, các quá trình điều hòa sinh sản ở gia súc,
chu kỳ tính, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở gia súc.
- Kỹ năng:
+ Sinh viên vận dụng được các kiến thức đã học trong việc xác định được chu kỳ tính, cách

chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, phân biệt được các hình thức sinh sản ở gia súc.
- Thái độ:
+ Có hứng thú và say mê nghiên cứu khoa học, biết tôn trọng thành quả khoa học.
+ Học tập nghiêm túc, tích cực
B) NỘI DUNG:
2.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục gia súc đực
2.1.1. Dịch hoàn (Testis)
+ Nội tiết. Tiết ra các hormone sinh dục
+ Ngoại tiết. Sản xuất ra tinh trùng
2.1.2. Phụ dịch hoàn
2.1.3. Các tuyến sinh dục phụ
+ Tuyến củ hành (Glandula Bulborethralis): Tuyến này tiết ra dịch với mùi đặc chưng với
PH trung tính có tác dụng sát trùng và làm trơn niệu đạo
+ Tuyến tiền liệt (Glandula proslata): Tuyến này tiết ra một loại dịch có tính kiềm nhằm
trung hoà độ axits trong lòng liệu đạo và H
2
C0
3
do tinh trùng sản sinh ra trong quá trình hoạt động.
+ Tuyến tinh nang: tiết ra một chất keo màu trắng, hoặc hơi vàng khi gặp dịch tiết của tiền
liệt tuyến tạo thành nút để nút cổ tử cung sau khi giao phối nhằm không cho tinh trùng quay trở lại.
2.2. Tinh dịch – Quá trình hình thành
2.2.1. Những khái niệm khác nhau về tinh dịch
- Theo Studentsop tinh dịch là dịch tiết tinh tuý nhất của cơ thể đực, nó được sản sinh ra một
cách tức thì khi con đực đã thành thục về tính khi hưng phấn cao độ và thực hiện thành công phản
xạ sinh dục.
2.2.2. Tinh dịch – thành phần tinh dịch
- Tinh thanh (nước tinh) thành phần vô hình do các tuyến sinh dục phụ tiết ra chiếm 95 -
97%. Đây là thành phần có thể thay thế được chính vì vậy trong thưcj tiễn con người có thể chế tạo
ra tinh thanh đó chính là môi truờng pha chế tinh dịch

- Tinh trùng (Tế bào sinh dục đực, giao tử đực) chiếm 3-5% do dịch hoàn sản sinh ra. Đây là
thành phần hữu hình và không thể thay thế được
2.2.3. Tế bào sinh dục đực (tinh trùng)
* Quá trình hình thành tinh trùng
- Quá trình hình thành tinh trùng chia ra làm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: Người ta chia ra 5
giai đoạn:
4
+ Giai đoạn sinh sản
+ Giai đoạn sinh trưởng
+ Giai đoạn thành thục
+ Giai đoạn biến thái
+ Giai đoạn phát dục
* Hình thái và cấu tạo tinh trùng
- Hình thái: Tinh trùng của gia súc nhìn chung có hình giáng giống con nòng nọc, nhìn
thẳng giống quả trứng phần to ở phía trên, phần đầu độ dài = 2 độ rộng độ dài không đáng kể. Đây
là đặc điểm phù hợp cho vận động tiến thẳng của tinh tùng. Các loài gia súc khác nhau thì hình thái
tinh ttrùng cũng khác nhau.
- Cấu tạo
+ Đầu tinh trùng : Đầu của tinh trùng được cấu tạo bởi 75% nước và 25% vật chất khô,
trong vật chất khô chủ yếu là Protein 85,5%, các chất lipit 13,2% còn lại là khoáng 1,8%. Bên
ngoài có màng bán thấm lipoprotein. Đầu tinh trùng có thể Acroxom chứa rất nhiều chất quan
trọng trong đó có men Hyaluronidaza.
+ Nhân tinh trùng: Nhân chiếm hầu hết phần đầu 76,3-80,8%, bản chất hoá học của nhân là
Nucleotit trong đó có 2 thành phần cơ bản Histidin và Nucleic 2 thành phần này được nối với nhau
bởi cầu nối -NH
2

- P - cầu nối này rất dễ bị đứt bởi sự lên xuống của nhiệt độ, áp suất thẩm thấu,
pH, sự rung động sóc lắc. Khi cầu nối bị đứt tinh trùng sẽ bị chết ngay, dựa vào hiện tượng này
người ta tiến hành kiểm tra sức kháng của tinh trùng.

+ Cổ và thân tinh trùng: Đây là phần nối tiếp với phần đầu rất lỏng lẻo rất dễ đứt nó phù
hợp cho sự xâm nhập của tinh trùng vào tế bào trứng vì vào tế bào trứng chỉ có phần đầu của tinh
trùng đồng hoá với nhân của tế bào, những sự rung động, sóc lắc dễ làm phần cổ thân tách khỏi
phần đầu.
+ Đuôi tinh trùng: Phần giáp với cổ và thân gọi là trung đoạn, đuôi chính và đuôi phụ. Cơ
năng của đuôi là giúp cho tinh trùng vận động tiến thẳng và giúp cho tinh trùng sống được trong
đường sinh dục con cái.
2.3. Trao đổi chất của tinh trùng
2.3.1. Quá trình đường phân (quá trình Fructolisis)
Tinh trùng sử dụng đường Fructoz có trong tinh thanh trong điều kiện không có oxy
C
6
H
12
0
6
2C
3
H
6
O
3
(Acid lactic) + W1; W1= 60Kcal.
Trong quá trình đường phân Acid lactic được giải phóng ra làm cho nồng độ H
+
tăng lên
làm cho pH thay đổi làm cho áp xuất thẩm thấu thay đổi ảnh hưởng lớn đến môi truờng sống của
tinh trùng làm tinh trùng chóng chết
2.3.2. Quá trình hô hấp của tinh trùng
- Đây là quá trình sảy trong tinh thanh và có 0

2
.
- Qúa trình hô hấp giải phóng ra một lượng năng lượng lớn làm cho tinh trùng vận dộng
mạnh làm rút ngắn thời gian sống của tinh trùng như vậy muốn kéo dài thời gian sống của tinh
trùng cần phải tránh cho chúng tiếp súc với oxy và phải cung cấp đủ nguyên liệu cho tinh trùng
thực hiện quá trình trao đổi chất đó là đường.
W1 ATP QT cắt mạch cao năng
5
Xảy ra ở phụ
dịch hoàn
W2 Sống và vận động
ATPaza
ATP ADP + W1 (sử dụng 1)
ADPaza
ADP AMP + W2 (sử dụng 2)
2.4. Đặc tính của tinh trùng
2.4.1. Vận động:
- Các phương thức vận động
+ Vận động tiến thẳng.
+ Vận động xoay vòng
+ Vận động lắc lư
2.4.2. Đặc điểm lội ngược dòng:
- Nhờ vào đuôi của tinh trùng có hình cong chữ S cùng với dịch đường sinh dục cái tiết ra
chảy xuôi tác động vào 3 điểm đầu, cổ và đuôi giúp cho tinh trùng vận động ngược dòng tiến lên
phía trên đường sinh dục cái.
2.4.3. Đặc điểm tích điện:
- Tinh trùng tích điện (+) còn tế bào trứng tích điện (-) do vậy chúng hút nhau.
2.4.4. Đặc điểm ưa vật lạ;
- Tinh trùng có đặc tính bu xung quanh vật lạ do vậy khi vào ống dẫn trứng gặp tế bào trứng
tinh trùng bao vây lấy tế bào trứng tìm nơi lõm của tế bào trứng để chui vào.

2.4.5. Đặc điểm nhất trí nhường nhịn, đoàn kết và giám hy sinh:
- Hyarulonidaza để phá vỡ vành phóng xạ của tế bào trưng nhưng cuối cùng chỉ có một tinh
trùng được két hợp với tế bào trứng mà thôi còn tất cả các tinh trùng khác hy sinh làm thức ăn cho
bạn mình.
2.5. Đặc tính sinh vật – hoá học của tinh thanh (Tự học)
2.5.1. Sự tạo tinh thanh trong tinh dịch
Tinh thanh được hình thành tức thời khi con đực hưng phấn cao độ.
2.5.2. Tác dụng chủ yếu của tinh thanh
- Rửa niệu đạo đực giống
- Là môi trường sống của tinh trùng ngoài cơ thể
- Hoạt hoá và thúc đẩy tinh trùng tiến lên trong lòng đường sinh dục cái
2.5.3. Các đặc tính sinh hoá học của tinh thanh
- Nước chiếm 95-97%
- Các men, Vitamin, khoáng đa lượng vi lượng.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, Giáo trình sinh sản gia súc-
Giáo trình trường ĐH Nông nghiệp I.
2. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, Đỗ Kim Tuyên, Lưu Công Khánh, Lê Thị
Thuý (1997), Công nghệ cấy truyền phôi bò. NXB Nông nghiệp.
3. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản ở gia súc. NXB Nông nghiệp.
4. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2003), Giáo trình sinh lý học vật nuôi. NXB Nông nghiệp
6
D) CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Chức năng sinh lý của tuyến sinh dục phụ của gia súc?
2. Quá trình trao đổi chất của tinh trùng diễn ra như thế nào? Ứng dụng trong pha chế môi
trường bảo quản tinh dịch?
3. Các thành phần của tinh thanh?
7
CHƯƠNG 3
Sinh lý sinh dục gia súc cái

Số tiết: 02 tiết (Lý thuyết: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Sinh viên hiểu được các kiến thức về sinh lý sinh dục cái, quá trình hình thành noãn bào, trứng
chín và rụng trứng.
- Kỹ năng:
+ Sinh viên vận dụng được các kiến thức đã học trong việc xác định được vị trí các
cơ quan sinh dục cái trong chẩn đoán và thực hiện các kỹ thuật sinh sản.
- Thái độ:
+ Có hứng thú và say mê nghiên cứu khoa học, biết tôn trọng thành quả khoa học.
+ Học tập nghiêm túc, tích cực.
B) NỘI DUNG:
3.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục gia súc cái
3.1.1. Bộ phận sinh dục bên ngoài
- Âm môn còn gọi là âm hộ (Vulvae)
- Âm vật (Clistosis)
- Tiền đình (Vestibotum Vaginae Snus Drogenitis)
3.1.2. Bộ phận sinh dục bên trong
- Âm đạo (Vaginea): âm đạo được cấu tạo bởi 3 lớp: Lớp ngoài cùng là tổ chức liên kết, lớp
giữa là lớp cơ vòng và cơ dọc và lớp trong cùng là lớp niêm mạc
- Tử cung (Uterus):
+ Cổ tử cung: đóng cổ tử cung chỉ hé mở khi gia súc cái động dục và mở hoàn toàn khi gia
súc cái sinh đẻ.
+ Thân tử cung: nằm phía trong cổ tử cung.
+ Sừng tử cung: sừng tử cung trâu bò có hình chữ V hay hình sừng cừu. Cấu tạo cũng bao
gồm 3 lớp ngoài là lớp tương mạc, lớp giữa là lớp cơ vòng và cơ dọc có sức đàn hồi rất lớn trong
cùng là lớp niêm mạc có màu hồng. Vị trí làm tổ của thai đối với bò là ở gốc thân và sừng tử cung
bên phải, ngựa ở thân tử cung, lợn ở 2 sừng tử cung
- Ống dẫn trứng: là một ống nhỏ ngoằn ngèo một đầu gắn với đầu mút từng tử cung còn đầu kia
thông với xoang bụng, phía đầu thông với xoang bụng có các tua tạo thành loa kèn để hứng trứng rụng,

ở lợn các tua bao bọc kín buồng trứng còn ở trâu bò loa kèn bao bọc một nửa buồng trứng.
- Buồng trứng : buồng trứng được coi như một tuyến nội tiết đồng thời cũng là tuyến ngoại
tiết có hai buồng trứng nằm trong xoang chậu, buồng trứng có 2 miền miền tủy và miền vỏ trên bề
mặt miền vỏ buồng trứng có các noãn bao thể vàng
3.1.3. Hệ động mạch cơ quan sinh dục gia súc cái
- Âm môn: Do động mạch thẹn và động mạch thẹn ngoài chi phối
- Âm đạo: Do động mạch tử cung và động mạch trực tràng dưới
- Tử cung: Hệ động mạch tử cung xuất phát từ động mạch sau, chi phối vùng bụng, được
chia làm 3 loại:
8
+ Động mạch tử cung, buồng trứng
+ Động mạch tử cung sau: là nhánh của động mạch chậu sau.
+ Động mạch giữa tử cung: rất quan trọng trong việc chẩn đoán gia súc có thai, phân biệt
được tuổi thai.
- Hệ tĩnh mạch tử cung được phân làm 2 nhánh:
+ Tĩnh mạch nông chạy theo động mạch tử cung
+ Tĩnh mạch sâu đi sau niệu quản, bong đái
- Hệ bạch huyết.
- Buồng trứng: động mạch được chia làm 3 nhánh:
+ Nhánh động mạch buồng trứng
+Nhánh động mạch sừng tử cung
+ Nhánh động mạch giữa tử cung
- Hệ tĩnh mạch đi song song với hệ động mạch
- Hệ bạch huyết
3.2. Sự hình thành tế bào gia súc cái
- Quá trình hình thành phát triển và thải tế bào trứng là quá trình sinh lý đặc trưng của cơ
thể cái, nó được bắt đầu từ khi cơ thể cái đã thành thục về tính và nó được tiếp tục tới khi cơ thể cái
già yếu nếu buồng trứng nói riêng và cơ thể nói chung không có quá trình bệnh lý.
- Sự hình thành tế bào trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện sức khoẻ, dinh
dưỡng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng khai thác và sử dụng.

- Quá trình hình thành tế bào trứng được tiến hành trong lớp vỏ của buồng trứng từ noãn
bao nguyên thủy, noãn bao nguyên thủy được hình thành ngay từ thời kỳ bào thai, noãn bao nguyên
thủy có số lượng rất lớn như ở bò có tới vài chục ngàn cái tất nhiên đa số noãn bao nguyên thuỷ
không tiếp tục phát triển mà nó bị thoái hoá và tiêu biến ở trong buồng trứng chỉ còn phần nhỏ
noãn bao tiếp tục phát triển.
- Sự phát sinh tế bào trứng được bắt đầu từ tế bào trứng nguyên thủy qua 3 thời kỳ phân chia
chính: thời kỳ phát triển, sinh trưởng và thành thục cuối cùng hình thành nên tế bào trứng chính thức
3.2.2. Quá trình noãn bao phát triển và chín
- Noãn bao được hình thành và phát triển dưới tác dụng của FSH và sự điều kiển của vùng
dưới đồi Hypotalamus những tế bào hình nang của noãn bao nguyên thuỷ đần dần phát triển và
phân chia rất nhanh làm cho thể tích noãn bao nguyên thuỷ tăng nhanh, trong quá trình noãn bao
nguyên thủy phát dục chúng tiết noãn bào tố chứa nhiều Oestrogen tiếp sau đó noãn bao tiếp tục
phát triển và dài ra cuối cùng noãn bao được thành thục (noãn bao chín) theo dạng hình nang co
dãn do đó được gọi là noãn bao Graff và nổi rõ lên bề mặt của buồng trứng kích thước của noãn
bao chín: ngựa 6mm; bò 15mm, lợn 10mm; dê cừu 3-8mm.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, Giáo trình sinh sản gia súc-
Giáo trình trường ĐH Nông nghiệp I.
2. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, Đỗ Kim Tuyên, Lưu Công Khánh, Lê Thị
Thuý (1997), Công nghệ cấy truyền phôi bò. NXB Nông nghiệp.
3. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản ở gia súc. NXB Nông nghiệp.
9
4. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2003), Giáo trình sinh lý học vật nuôi. NXB Nông nghiệp
D) CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
1. Khi khám bộ phận sinh dục ngoài của gia súc cái ta cần kiểm tra những cơ quan nào?
2. Bộ phận sinh dục trong của gia súc cái có đặc điểm như thế nào?
3. Quá trình phát triển của các bao noãn diễn ra như thế nào?
4. Hệ thống mạch quản chi phối các cơ quan sinh dục cái có đặc điểm như thế nào?
10
CHƯƠNG 4

Quá trình thụ thai
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Sinh viên hiểu được đặc điểm các hình thức giao phối, phương thức thụ tinh, các đặc tính sinh vật
học của tinh trùng, sự di động của tinh trùng và thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục của gia
súc cái, quá trình thụ tinh của gia súc.
- Kỹ năng:
+ Sinh viên biết cách bảo quản tinh dịch đảm bảo nhất dựa vào đặc tính sinh vật học của
tinh trùng và xác định đúng thời điểm thụ thai đạt kết quả cao nhất.
- Thái độ:
+ Có hứng thú và say mê nghiên cứu khoa học, biết tôn trọng thành quả khoa học.
+ Học tập nghiêm túc, tích cực
B) NỘI DUNG:
4.1. Đặc điểm và các hình thức giao phối
Thụ tinh là quá trình sinh lý kết hợp giữa tế bào trứng và tinh trùng, phát sinh đồng hóa, dị
hóa kết quả tạo thành tế bào mới mang tính di truyền của bố mẹ.
Có 2 hình thức:
+ Thụ tinh trực tiếp.
+ Thụ tinh nhân tạo.
4.1.1. Hình thức giao phối tự nhiên
- Quá trình thụ thai gồm 4 giai đoạn:
+ Tế bào trứng ở giai đoạn chuẩn bị
+ Tinh trùng kết hợp với tế bào trứng
+ Sự đồng hóa giữa trứng và tinh trùng
+ Sự kết hợp giữa nhân tế bào trứng với tinh trùng
- Đầu tinh trùng tiết men Hyaluzonidaza phá màng phóng xạ, tiết men phá màng trong suốt
và màng noãn hoàng.
4.1.2. Hình thức thụ tinh nhân tạo
- Khắc phục những nhược điểm của giao phối tự nhiên: ngăn ngừa được các bệnh ký sinh

trùng và bệnh truyền nhiễm khi giao phối tự nhiên.
- Dùng tinh dịch của con đực giống phối cho nhiều con cái mà vẫn đạt tỷ lệ thụ thai cao.
- Cải tạo giống gia súc nâng cao năng suất sinh sản.
4.2. Phương thức thụ tinh
4.2.1. Sự bắn tinh vào đường sinh dục cái
* Bắn tinh tử cung
- Ở ngựa:
- Ở lợn
- Ở chó
* Bắn tinh âm đạo
11
- Ở trâu, bò, dê, cừu
4.2.2. Đặc tính của tinh trùng
* Sức sống và sức vận động
- Khả năng vận động độc lập, định hướng, tiến thẳng trong môi trường tinh dịch cũng như
trong đường sinh dục của con cái.
- Quá trình vận động của tinh trùng có tiêu tốn năng lượng sinh học dưới dạng ATP do
ty thể cung cấp.
- Tốc độ và khả năng vận động của tinh trùng phụ thuộc vào mức độ thành thục của tinh trùng.
- Sự vận động và sức sống của tinh trùng chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường, đó là:
+ Nhiệt độ: Trong một biên độ nhiệt nhất định của sự sống, nếu nhiệt độ càng cao thì tinh
trùng càng hoạt động mạnh, thời gian sống rút ngắn. Nhiệt độ thấp thì hoạt động giảm, giảm tiêu
hao năng lượng dự trữ thì thời gian sống lại kéo dài.
→ Ngày nay với kỹ thuật bảo tồn tinh trong môi trường Nitơ lỏng -196
o
C (tinh đông
viên) đã cho phép bảo tồn tinh dịch được hàng chục năm.
+ Áp suất thẩm thấu: Nó sẽ bị chết rất nhanh nếu áp suất thẩm thấu quá thấp hoặc quá cao.
+ Độ pH: trong điều kiện nhiệt độ giống nhau, nhưng độ pH khác nhau, vận động của tinh
trùng cũng khác nhau.

→ Trong kỹ thuật bảo tồn người ta thường dùng muối bicarbonat để điều chỉnh độ pH của
môi trường, vì muối này ít có ảnh hưởng xấu tới tinh trùng.
+ Ánh sáng: Đặc biệt là ánh sáng chiếu thẳng → tinh trùng hoạt động mạnh và thời gian
sống sẽ giảm.
+ Các chất hóa học: Tinh trùng rất mẫn cảm với những chất hóa học lạ.
* Hô hấp của tinh trùng
- Hô hấp yếm khí:
+ Môi trường thiếu oxy, tinh trùng tiến hành hô hấp bằng cách phân giải đường
fructose với sự tham gia chủ yếu của các men hexokinase và phosphatase để giải phóng
năng lượng dưới dạng ATP và acid lactic.
+ Acid lactic được thải ra trong môi trường với nồng độ thấp thì kéo dài thời gian sống
của tinh trùng vì nó ức chế sự hoạt động của tinh trùng. Còn acid lactic với nồng độ cao sẽ làm
cho tinh trùng chết hàng loạt.
- Hô hấp hiếu khí:
+ Trong điều kiện có oxy, tinh trùng sẽ tiến hành hô hấp hiếu khí với nguyên liệu chính
là glucose, ngoài ra còn có hydratcarbon khác và acid lactic chứa trong tinh dịch.
+ Thành phần acid lactic thải vào môi trường tinh dịch của giai đoạn hô hấp yếm khí,
lúc này được sử dụng là nguồn năng lượng cho tinh trùng hoạt động nhờ oxy hóa nó trong giai
đoạn hô hấp hiếu khí.
4.2.3. Sự co bóp của đường sinh dục gia súc cái
- Trong thời gian động dục, đường sinh dục cái có những cơn co bóp từ ống dẫn trứng đến tử cung
và âm đạo.
- Tốc độ di chuyển của tinh trùng trong đường sinh dục cái phụ thuộc vào kỹ thuật phóng tinh.
- Trong thụ tinh nhân tạo cần nắm vững thời gian rụng trứng, thời gian sống của tinh trùng.
12
4.2.4. Những nhung mao ở đường sinh dục gia súc cái
- Những nhung mao đường sinh dục của gia súc cái luôn luôn rung động để tế bào trứng chuyển
động từ mút ống dẫn trứng đến mút sừng tử cung.
4.3. Sự dịch vị chuyển của trứng, tinh trùng và thời gian sống của tinh trùng trong cơ quan
sinh dục cái

4.3.1. Sự di chuyển của trứng
* Sự di chuyển của trứng
- Tế bào trứng đi vào ống dẫn trứng nhờ những cơn co bóp đường sinh dục cái.
- Tốc độ di chuyển của trứng chậm, sau 1-3 ngày, tế bào trứng mới di chuyển hết toàn bộ
ống dẫn trứng.
- Quá trình di chuyển của tế bào trứng có thể theo 2 con đường:
+ Buồng trứng bên này có tế bào trứng rụng, tế bào trứng có thể đi vào trong xoang bụng
rồi sang buồng trứng bên kia.
+ Tế bào trứng di chuyển từ ống dẫn trứng bên này sang ống dẫn trứng bên kia.
4.3.2. Sự di chuyển của tinh trùng, thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục cái
* Sự di chuyển của tinh trùng
- Tinh trùng di chuyển lên 1/3 phía trên ống dẫn trứng gặp tinh trùng thì xảy ra quá trình thụ tinh.
- Khả năng di động của tinh trùng phụ thuộc vào phương thức phóng tinh, khả năng vận
động của tinh trùng và phản xạ của con caí trong quá trình giao phối.
- Trong quá trình giao phối tử cung co bóp mạnh để hút tinh trùng từ âm đạo lên ống dẫn trứng.
* Giai đoạn di động nhanh
- Tinh trùng di chuyển nhanh dọc theo tử cung tới gặp trứng ở ống dẫn trứng.
- Tinh trùng sở dĩ di động nhanh được trong đường sinh dục cái, không chỉ nhờ khả
năng vận động độc lập của nó mà còn nhờ chủ yếu vào sự co bóp, nhu động của tử cung và ống
dẫn trứng.
* Giai đoạn di động chậm
- Giai đoạn di động chậm xảy ra trong trường hợp trứng rụng sau khi phóng tinh một
thời gian, có nghĩa là ở thời điểm phóng tinh, trứng chưa rụng.
- Tinh trùng sống còn lại sẽ thực hiện sự di động chậm tới nơi dự trữ, bảo tồn ở nơi tiếp
giáp giữa ống dẫn trứng và sừng tử cung.
4.3.3. Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục cái
- Tinh trùng duy trì được khả năng thụ thai trong đường sinh dục cái từ 24 - 48 giờ đối với
bò, cừu, lợn, còn đối với ngựa là 5 ngày. Người ta thấy rằng khả năng này của tinh trùng gấp ít
nhất hai lần so với trứng.
- Khả năng sống của tinh trùng cũng thường thay đổi, trong điều kiện bình thường khả năng

sống của tinh trùng trong đường gia súc cái từ 6- 48 giờ.
4.4. Quá trình thụ tinh
4.4.1. Giai đoạn thụ tinh
* Giai đoạn tiếp xúc: tinh trùng vận động lên vị trí thích hợp 1/3 phía trước ống dẫn trứng
gặp tế bào trứng và chúng bu xung quanh tế bào trứng.
* Giai đoạn tinh trùng đi vào tế bào trứng:
13
- Giai đoạn phá vỡ màng phóng xạ: tinh trùng giải phóng men Hyaluronidaza có tác dụng làm
dung giải axít Hyaluronilic làm phân giải màng phóng xạ của tế bào trứng.
- Giai đoạn đi qua màng trong suốt: Sau khi phá vỡ màng phóng xạ tinh trùng tiếp tục công
phá màng trong suốt của tế bào rứng, ở màng này có men đặc trưng cho loài Zonalizin
- Giai đoạn đi qua màng nguyên sinh chất: nhờ men Muraminidaza màng nguyên sinh chất
chất chuyển động theo cơ chế đông máu nó rung chuyển liên tục chỉ tạo ra một khe hở duy nhất khi
đầu của 1 tinh trùng khỏe nhất chui qua màng sẽ khép lại.
* Giai đoạn đồng hoá dị hoá lẫn nhau giữa tế bào trứng và tinh trùng
- Sau khi đầu tinh trùng chui qua màng nguyên sinh chất vào gặp nhân của tế bào trứng, tinh
trùng bộc lộ nhân của mình sau đó nhân của tế bào trứng và nhân tinh trùng hiệu ứng lẫn nhau làm sao
cho tương ứng về kích thước tiếp đó là sự phối kết hợp lẫn nhau giữa 2 loại tế bào đực và cái.
4.4.2. Các hình thức thụ thai
* Hình thức thụ thai lặp lại:
- Có thai lặp lại trong cùng một thời kỳ: Con cái động dục, rụng trứng nhiều thì 2-3 con đực
cùng nhảy hoặc lấy tinh dịch của một con đực dẫn tinh 2-3 lần.
- Có thai lặp lại khác thời kỳ: Gia súc đã được phối giống, có thai nhưng do rối loạn
hormone nên vẫn động dục và rụng trứng nên cho phối lại và có thai lần thứ 2.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, Giáo trình sinh sản gia súc-
Giáo trình trường ĐH Nông nghiệp I.
2. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, Đỗ Kim Tuyên, Lưu Công Khánh, Lê Thị
Thuý (1997), Công nghệ cấy truyền phôi bò. NXB Nông nghiệp.
3. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản ở gia súc. NXB Nông nghiệp.

4. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2003), Giáo trình sinh lý học vật nuôi. NXB Nông nghiệp
D) CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4
1. Khi trứng rụng thì chúng di chuyển trong cơ thể gia súc cái như thế nào?
2. Sau quá trình giao phối, tinh trùng di chuyển như thế nào trong đường sinh dục gia súc cái?
3. Theo (anh) chị tinh trùng có thể sống được bao nhiêu lâu trong đường sinh dục của gia
súc cái?
4. Ứng dụng khi nghiên cứu quá trình thụ tinh ở gia súc?
*) Thảo luận (1 tiết):
Thảo luận theo chủ đề: Trong thực tiễn khi thụ tinh nhân tạo chúng ta cần chú ý những vấn
đề gì để tỷ lệ thụ thai đạt được cao nhất.
Chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 10-15 sinh viên. Giao chủ đề thảo luận về cho các
nhóm trước 1 tuần, sau đó cho các nhóm báo cáo, nhận xét, đánh giá và đặt câu hỏi cho nhau.
Giảng viên nhận xét và tổng kết, đánh giá.
-Gợi ý:
Sinh viên thảo luận theo các ý:
+ Chất lượng phẩm chất tinh dịch của gia súc đực: đảm bảo khai thác, pha chế , bảo tồn…
+ Xác định thời điểm phối giống thích hợp của gia súc cái.
+ Chú ý trong quá trình dẫn tinh cho gia súc
14
CHƯƠNG 5
Hiện tượng có thai
Số tiết: 02 tiết (Lý thuyết: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Sinh viên biết được các biểu hiện khi gia súc có thai, thời gian mang thai của gia súc, cách chăm
sóc và chẩn đoán gia súc cái mang thai, các tư thế bình thường của thai.
- Kỹ năng:
+ Sinh viên vận dụng được các kiến thức đã học để chẩn đoán, chăm sóc gia súc cái mang
thai, can thiệp các trường hợp đẻ khó của gia súc.
- Thái độ:

+ Có hứng thú và say mê nghiên cứu khoa học, biết tôn trọng thành quả khoa học.
+ Học tập nghiêm túc, tích cực
B) NỘI DUNG:
5.1. Khái niệm chung
Hiện tượng có thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể cái nó được bắt đầu từ khi thụ
tinh có kết quả đến lúc đẻ xong
5.1.1. Thời gian có thai
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài giống, tuổi gia súc mẹ, điều kiện dinh dưỡng, trạng thái
sức khoẻ của con mẹ, số lượng bào thai cũng như tình trạng sinh lý bệnh lý của cơ thể nói chung và
cơ quan sinh dục nói riêng
Thời gian có thai của một số loài động vật
Loài gia súc Thời gian trung bình (ngày)
Thời gian dao động
(ngày)
Ngựa 336 (11 tháng) 320 - 336
Bò 282 (9 tháng 10 ngày) 274 - 291
Trâu 315 (10 tháng rưỡi) 310 - 320
Lợn 114 ( 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày) 110 – 118
5.1.2. Số lượng bào thai
* Phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- Loài giống: (trâu bò, ngựa) thường là 1 thai, loài đa thai (lợn chó) thường trên dưới 10 con
- Tuổi lứa đẻ: thường những lứa để lần sau nhiều con hơn lứa đẻ lần đầu.
- Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng quản lý khai thác và sử dụng
- Tình trạng của cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng
5.1.3. Quá trình phát triển của phôi thai
- Thời kỳ trứng: nó được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh đến khi hình thành nang phôi
- Thời kỳ phôi thai: là thời kỳ hình thành nhau thai là thời kỳ bắt đầu hình thành các cơ
quan hệ thống của cơ thể
- Thời kỳ bào thai: tính từ lúc cuối thời kỳ phôi thi đến khi đẻ xong.
5.1.4. Sự phát triển của bào thai qua các tháng

- Sự phát triển của bào thai ngựa
15
- Sự phát triển của bào thai bò
- Sự phát triển của bào thai lợn
- Công thức biểu hiện sự liên quan giữa kích thước của bao thai với tuổi của thai
L = X(X+2)
L: là chiều dài thân tính bằng cm
X: là tuổi của bào thai tính bằng tháng
5.1.5. Sự phát triển và cấu tạo rau thai
- Hệ thống nhau thai có vai trò đặc biệt quan trọng nó đảm bảo quá trình trao đổi chất cho
bào thai.
* Hệ thống nhau thai mẹ:
- Đó là sự phát triển đặc biệt của niêm mạc tử cung khi cơ thể cái có thai.
* Hệ thống nhau thai con:
+ Màng nhung: ở loài nhai lại (trâu, bò) các gai thịt tập trung lại thành từng đám, lợn và
ngựa đó là các gai thịt phân bố đều trên niêm mạc tử cung.
+ Màmg niệu: Nằm phía trong màng nhung chứa dịch. Trong màng niệu chứa dịch niệu: ngựa
4-10lít, bò 8-15 lít dê cừu 0.5 –1.5 lít. Thành phần của dich niệu bao gồm axít uríc, ure, muối, Glucoza
và kích tố nhau thai
+ Màng ối: là màng trong cùng bao bọc lấy bào thai chứa dịch ối. Thành phần của dịch ối
bao gồm Albumin, đường, mỡ, muối khoáng, Ca, P, Na, dịch nhày.
5.1.6. Những biến đổi sinh lý chủ yếu khi có thai
- Trao đổi chất của cơ thể mẹ tăng nhanh, đồng hóa tăng, dị hóa giảm.
- Hô hấp chuyển qua phương thức hô hấp ngực, tần số hô hấp tăng.
- Bộ máy tiêu hóa và tiết niệu ảnh hưởng do chèn ép của bào thai nên con vật hơi bị táo
bón và đi tiểu nhiều lần, do chèn ép bàng quang.
- Nếu thiếu Ca, P trong giai đoạn này buộc cơ thể mẹ phải huy động từ xương để duy trì
nồng độ calci huyết, con mẹ dễ mắc chứng xốp xương.
- Vào cuối thời kỳ có chửa hàm lượng estrogen do nhau thai tiết ra tăng cao.
5.1.7. Vị trí, chiều, hướng và tư thế của bào thai trong tử cung

* Vị trí:
- Ngựa thai nằm gốc thân tử cung
- Trâu, bò thai nằm gốc thân và sừng tử cung bên phải
- Lợn, chó thai phân bố cả 2 sừng tử cung
* Chiều của bào thai: chỉ mối quan hệ giữa xương sống của thai và xương sống của mẹ
- Thai dọc : xương sống của bào thai song song với xương sống của mẹ
- Thai ngang: xương sống của bào thai và xương sống của mẹ chéo nhau
- Thai vuông góc thước thợ: xương sống của bào thai vuông góc xương sống của mẹ
* Hướng của bào thai: chỉ mối quan hệ giữa lưng thai và lưng mẹ
* Tư thế của bào thai: chỉ mối quan hệ giữa đầu, cổ, lưng và chân thai:
5.1.8. Nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng gia súc có thai
- Dinh dưỡng:
16
+ Cung cấp thức ăn cho gia súc cái mang thai đảm bảo đủ hàm lượng protein, các khoáng
chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển của bào thai.
+ Cuối thời kỳ có thai nên cho ăn thức ăn tinh, nhiều nhựa, giảm thức ăn thô xanh.
+ Cho ăn nhiều bữa với thức ăn dễ tiêu.
- Quản lý gia súc cái có thai:
+ Làm việc nhẹ nhàng, không đánh đập, xua đuổi.
+ Nền chuồng có độ dốc phù hợp, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
+ Đảm bảo nhiệt độ trong chuồng nuôi phù hợp, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
+ Trước khi sinh đẻ 5-7 ngày nên chuyển gia súc về chuồng đẻ riêng.
5.2. Chẩn đoán sự có thai
5.2.1. Ý nghĩa của việc chẩn đoán gia súc có thai
+ Trường hợp nếu có thai: ta có có được kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng gia súc mẹ.
+ Trường hợp nếu không có thai: Ta phải xác định nguyên nhân phối giống không có kết quả.
5.2.2. Những phương pháp chẩn đoán chủ yếu
* Phương pháp chẩn đoán trên lâm sàng
- Phương pháp chẩn đoán bên ngoài
+ Quan sát

+ Sờ nắn
+ Gõ, nghe
- Phương pháp chẩn đoán bên trong
+ Chẩn đoán qua âm đạo
+ Chẩn đoán qua trực tràng
* Phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.3. Phương pháp chẩn đoán bò có thai
5.3.1. Phương pháp chẩn đoán trên lâm sàng:
* Phương pháp chẩn đoán bên ngoài
- Quan sát: mất đối xứng, phù thũng tứ chi
- Sờ nắn: ấn vào phía bụng bên phải, thành bụng mỏng có thể sờ thấy đầu và cổ của bào thai.
- Gõ, nghe: nghe tim thai
* Chẩn đoán bên trong
- Chẩn đoán qua âm đạo: dùng mỏ vịt mở âm đạo quan sát sự thay đổi của niêm mạc âm
đạo cổ tử cung.
- Chẩn đoán qua trực tràng: dùng tay đi gang đưa trực tiếp qua trực tràng xác định sự thay
đổi của các cơ quan bộ phận cổ thân sừng tử cung, buồng rứng, rãnh giữa, động mạch giữa tử cung,
vị trí độ lớn của bào thai.
5.3.2. Phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:
- Thay đổi về hàm lượng cac Hormon sinh dục trong máu khi cơ thể có thai
5.3.3. Chẩn đoán bò có thai bằng phương pháp khám qua trực tràng
* Chuẩn bị:
- Cố định gia súc, cắt cụt móng tay và rửa bằng tránh làm tổn thương trực tràng, bôi trơn tay
bằng parafin hay dầu thực vật, chuẩn bị đủ nước sạch xà phòng, khăn lau, sổ phối giống, sổ ghi chép.
17
* Tiến hành:
- Buồng trứng nằm ở phía cuối sừng tử cung hình tròn hay hình bầu dục
- Động mạch giữa tử cung bình thường đường kính khi chửa ở giai đoạn cuối có thể từ 10-
15mm kích thước tần số đập của nó thay đổi tùy theo giai đoạn có thai
- Tử cung: bình thường cổ, thân, sừng tử cung và cả 2 buồng trứng nằm ở trong xoang chậu

với bò đã sinh sản nhiều lứa đầu mút của sừng tử cung rơi vào xoang bụng, sừng tử cung bên phải
thường to hơn bên trái.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, Giáo trình sinh sản gia súc-
Giáo trình trường ĐH Nông nghiệp I.
2. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, Đỗ Kim Tuyên, Lưu Công Khánh, Lê Thị
Thuý (1997), Công nghệ cấy truyền phôi bò. NXB Nông nghiệp.
3. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản ở gia súc. NXB Nông nghiệp.
D) CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
1. Căn cứ vào biểu hiện như thế nào để kết luận gia súc cái mang thai?
2. Khi chăm sóc gia súc cái mang thai cần chú ý những vấn đề gì?
3. Việc chẩn đoán gia súc cái mang thai có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
4. Phương pháp chẩn đoán sự có thai ở trâu, bò?
5. Trong chăm sóc gia súc cái có thai cần chú ý những vấn đề gì về dinh dưỡng?
18
CHƯƠNG 6
Quá trình sinh đẻ
Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Sinh viên biết được các dấu hiệu của gia súc mẹ lúc sắp sinh đẻ, chuẩn bị các dụng cụ đỡ đẻ, can
thiệp vào các giai đoạn của quá trình sinh đẻ, chăm sóc gia súc mẹ sau khi đẻ.
- Kỹ năng:
+ Sinh viên có thể tự đỡ đẻ và can thiệp vào các trường hợp đẻ khó của gia súc, chăm sóc
tốt gia súc sau khi đẻ.
- Thái độ:
+ Có hứng thú và say mê nghiên cứu khoa học, biết tôn trọng thành quả khoa học.
+ Học tập nghiêm túc, tích cực.
B) NỘI DUNG:
6.1. Những yếu tố thúc đẩy quá trình sinh đẻ

6.1.1. Học thuyết áp lực
- Thai ở trong tử cung của gia súc mẹ sinh trưởng và phát triển đầy đủ, đè mạnh vào đường
sinh dục cái
6.1.2. Học thuyết kích tố
- Cuối thời kỳ có thai hàm lượng Progesteron giảm, hàm lượng estrogen tăng cao làm cho
thụ quan hóa học trong tử cung tăng tính mẫn cảm đối với Oxytoxin làm co bóp tử cung.
6.1.3. Học thuyết tính biến đổi nhau thai
- Màng thai biến thành sơ, vì thế quan hệ giữa mẹ và con bị cắt đứt. Bào thai trở thành vật
lạ trong tử cung nên bị tống ra ngoài.
6.1.4. Thời gian đẻ của gia súc
- Thời gian đẻ của gia súc được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi thai ra khỏi cơ
thể mẹ và số lượng bào thai ra hết ở những loài gia súc đa thai.
6.2. Những biểu hiện của cơ thể mẹ trong thời gian gần sinh đẻ
6.2.1. Triệu chứng ở thời kỳ sắp đẻ
- Trước khi đẻ 2-3 ngày bộ phận bên ngoài sưng to, phù và nhão ra, niêm dịch từ đặc
chuyển sang loãng dần và độ nhớt tăng lên, nhiệt độ cơ thể đặc biệt ở bò tăng cao hơn bình thường,
bên ngoài gia súc có hiện tượng sụt mông, gia súc nhỏ có hiện tượng cắn ổ
- Bầu vú căng to và có sữa đầu, sữa đầu là một trong chỉ tiêu quan trọng để xác định thời
gian gia súc đẻ.
6.2.2. Triệu chứng rặn đẻ
- Dây chằng xương chậu giãn, gia tăng chiều dài từ 25 - 30% so với bình thường, nút cổ
tử cung tan loãng. Trước khi đẻ từ 12-48 giờ thân nhiệt hơi hạ xuống. Cổ tử cung mở, sữa bắt
đầu tiết rất rõ ở lợn.
6.3. Quá trình sinh đẻ
6.3.1. Giai đoạn mở cổ tử cung:
- Được tính từ khi con mẹ có triệu chứng rặn đẻ đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn.
19
- Đặc điểm của giai đoạn này là những cơn rặn của con mẹ còn yếu và thưa, càng về cuối
giai đoạn này cường độ những cơn rặn mạnh dần lên.
6.3.2. Giai đoạn sổ thai:

- Từ khi vỡ ối đến khin bào thai cuối cùng được đẩy ra khỏi cơ thẻ mẹ.
- Đặc điểm của giai đoạn này là gia súc mẹ tập trung tất cả sức lực để rặn để đẩy bào thai ra ngoài.
6.3.3. Giai đoạn bong nhau:
- Tính từ khi sổ bào thai cuối cùng đến khi toàn bộ nhau thai con được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.
6.4. Phương pháp đỡ đẻ
6.4.1. Chẩn bị trước khi đỡ đẻ
- Người đỡ đẻ:
+ Phải có kiến thức về sản khoa và vệ sinh thú y.
+ Người đỡ đẻ phải nhẹ nhàng, tránh để gia súc sợ hãi.
+ Chú ý có những con vật đẻ ban đêm như: ngựa.
- Dụng cụ và thuốc men
+ Dụng cụ: đèn pin, xô, chậu, vải bạt, vải dầu, khăn bông.
+ Dụng cụ sản khoa: dây, thừng sản khoa.
+ Dung dịch sát trùng: Cồn, crezin 1%.
6.4.2. Phương pháp đỡ đẻ cho gia súc
- Gia súc có biểu hiện sắp đẻ thì rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài.
- Sát trùng tay người đỡ đẻ, đeo dụng cụ bảo hộ, hỗ trợ gia súc kéo thai ra.
- Nếu tư thế và chiều hướng thai không bình thường thì tiến hành xoay, sửa thai đúng tư thế.
- Nếu gia súc mẹ yếu, đẻ khó thì can thiệp bằng dụng cụ sản khoa. Ở bò bị vỡ ối sớm thì
hứng nước ối cho gia súc uống.
- Khi thai ra thì để cho gia súc mẹ nghỉ ngơi.
6.4.3. Công tác hộ lý sau khi đẻ
- Khi thai ra, lau móc hết nước nhớt trong miệng và lỗ mũi, tránh ngạt.
- Lau khô thân gia súc tránh bị ngạt.
- Đối với lợn con sau khi đẻ thì tìm núm vú cho lợn bú.
- Kiểm tra nhau thai xem có bình thường không.
- Đối với ngựa lưu ý hiện tượng sát nhau.
- Thủ thuật bóc nhau.
6.4.4. Xử lý dây rốn
- Từ gốc dây rốn, sát trùng bằng cồn iot 5%, dùng tay bứt dây rốn và sát trùng bằng cồn iot 5%.

- Thường cắt dây rốn để lại cách thành bụng của con con 6-8 cm.
- Không nên buộc dây rốn.
- Hàng ngày nên kiểm tra cuống rốn.
6.5. Thời kỳ sau khi đẻ
6.5.1. Đối với ngựa
- Đối với ngựa: Sau 3 ngày không hết sản dịch thì bị viêm tử cung.
6.5.2. Đối với trâu bò
20
- Đối với trâu bò: 2-3 ngày sau đẻ, sản dịch ra nhiều. Sau 7-10 ngày thì sản dịch ngừng ra.
Nếu sau 3 tuần mà sản dịch vẫn ra thì nghi là viêm tử cung.
6.5.3. Đối với lợn
- Đối với lợn: Trong khoảng 2-3 ngày sau đẻ sản dịch ra hết.
6.5.4. Đối với dê, cừu
- Đối với dê, cừu: Sau khi đẻ 5-7 ngày sản dịch cừu ra hết
6.6. Chăm sóc gia súc cái sau khi đẻ
- Cần cho gia súc nằm trên đệm lót khô, không dính phân, đất vào.
- Sau khi đẻ cần cho ăn thức ăn đảm bảo chất lượng tốt, dễ tiêu hóa.
- Cho gia súc mẹ ăn thức ăn tinh, nhiều nhựa để tăng lượng sữa.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh, Giáo trình sinh sản gia súc-
Giáo trình trường ĐH Nông nghiệp I.
2. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, Đỗ Kim Tuyên, Lưu Công Khánh, Lê Thị
Thuý (1997), Công nghệ cấy truyền phôi bò. NXB Nông nghiệp.
3. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản ở gia súc. NXB Nông nghiệp.
4. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2003), Giáo trình sinh lý học vật nuôi. NXB Nông nghiệp
D) CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6
1. Biểu hiện của gia súc lúc sắp đẻ?
2. Quá trình sinh đẻ của gia súc có mấy thời kỳ? Đặc điểm của từng thời kỳ?
3. Khi chuẩn bị cho gia súc đỡ đẻ, ta cần chuẩn bị những dụng cụ, thuốc men và người đỡ
đẻ? Trong quá trình đỡ đẻ cho gia súc cần chú ý những gì?

4. Phương pháp đỡ đẻ ở gia súc cần tiến hành những gì? Ứng dụng khi nghiên cứu biện
pháp đỡ đẻ trong thực tiễn?
21
CHƯƠNG 7
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc
Số tiết: 04 (Lý thuyết: 04 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Sinh viên biết được các dấu hiệu của gia súc mẹ lúc sắp sinh đẻ, chuẩn bị các dụng cụ đỡ đẻ, can
thiệp vào các giai đoạn của quá trình sinh đẻ, chăm sóc gia súc mẹ sau khi đẻ.
- Kỹ năng:
+ Sinh viên có thể tự đỡ đẻ và can thiệp vào các trường hợp đẻ khó của gia súc, chăm sóc
tốt gia súc sau khi đẻ.
- Thái độ:
+ Có hứng thú và say mê nghiên cứu khoa học, biết tôn trọng thành quả khoa học.
+ Học tập nghiêm túc, tích cực.
B) NỘI DUNG:
7.1. Những vấn đề chung
7.1.1. Mở đầu
- Khái niệm: Thụ tinh nhân tạo là kỹ thuật mà con người tiến hành lấy tinh dịch từ con đực
rồi dùng dụng cụ chuyên dụng bơm tinh dịch vào đường sinh dục con cái khi con cái động dục. Đây
là biện pháp cải tạo giống nhanh nhất, tốt nhất, tiên tiến nhất nhằm tạo ra đàn con có sản lượng cao
nhất, phẩm chất tốt nhất.
7.1.2. Khái quát sự phát triển của kỹ thuật TTNTGS
- Giai đoạn tự phát: Khởi đầu của kỹ thuật TTNTGS là từ Ả Rập. Vào thế kỷ 17 người ta đã
thành công kỹ thuật này trên cá và côn trùng. Nói chung ở giai đoạn này kỹ thuật này còn thô sơ.
- Giai đoạn cơ sở (1902- 1952): đã áp dụng thành công kỹ thuật này trên ngựa, cừu, bò.
Năm 1914 đã phát minh ra âm đạo giả để khai thác tinh dịch ở gia súc đực. Các kỹ thuật này ngày
càng phát triển, năm 1950 các môi trường pha chế tinh dịch tổng hợp để bảo quản tinh dịch
- Giai đoạn phát triển (từ năm 1952 đến nay): kỹ thuật này đã phát triển và triển khai nhiều

trên các đối tượng vật nuôi.
7.1.3. Cơ sở khoa học của kỹ thuật TTNTGS
- Học thuyết thụ tinh : sự đồng hóa giữa tế bào trứng và tinh trùng. Nhờ vào khả năng tự
vận động và giao phối của tinh trùng để tiến hành thụ tinh với trứng. Tinh trùng có khả năng tiết ra
các enzym để công phá các màng của tế bào trứng.
- Học thuyết thần kinh:
+ Phản xạ có điều kiện: Huấn luyện gia súc đực nhảy giá để thu được tinh dịch.
+ Phản xạ không điều kiện: Phản xạ sinh dục
- Học thuyết di truyền: Sự di truyền các đăc điểm của thế hệ trước cho thế hệ sau được quy
định bởi các gen của ADN nằm trong nhân của tế bào sinh dục.
7.1.4. Lợi ích kinh tế của công tác TTNTGS
- Với công tác giống:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền giống, lai tạo giống
+ Giảm nhẹ chi phí.
22
+ Nâng cao hiệu quả sinh sản của đực giống
+ Thành lập được ngân hàng tinh dịch
+ Đánh giá được phẩm chất đực giống
- Hiệu quả kinh tế
+ Giảm thấp được số lượng đực giống cần nuôi từ đó tiết kiệm được thức ăn chuồng trại…
+ Nâng cao được phẩm chất đời sau một cách nhanh nhất
+ Do tinh dịch trong thụ tinh nhân tạo được kiểm tra một cách chặt chẽ →đảm bảo được tỷ
lệ sinh sản của đàn cái
- Về công tác thú y
+ Tránh được sự lây lan của các bệnh, truyền nhiễm ký sinh trùng thông qua đường sinh dục.
7.2. Kỹ thuật lấy tinh gia súc (Tự học)
7.2.1. Các yêu cầu cơ bản:
+ Lấy được toàn bộ tinh dịch với phẩm chất tốt nhất và thuần khiết nhất.
+ Phương pháp lấy tinh phải an toàn cho người và vật.
+ Trang bị không quá phức tạp, kỹ thuật phải đơn giản dễ áp dụng trong thực tiễn sản xuất.

7.2.2. Khái quát về các phương pháp lấy tinh
+ Các phương pháp lấy tinh: hải miên, âm đạo, dùng túi, cơ giới, dùng điện, dùng âm
đạo giả.
7.2.3. Lấy tinh bằng âm đạo giả
* Cấu tạo và cách sử dụng
- Yêu cầu kỹ thuật
+ Nhiệt độ thích hợp để kích thích đực giống, thường cao hơn thân nhiệt 0,5
0
C
+ Phải có áp lực, độ trơn thích hợp.
+ Phải tuyệt đối vô trùng.
- Huấn luyện đực giống
+ Phương pháp sinh vật: huấn luyện con đực nhảy giá, lấy tinh vào âm đạo giả.
+ Phương pháp bắt chước: dùng đực giống đã được huấn luyện thành thục biểu diễn thao
tác cho con đực mới học tập.
- Giá nhảy:
+ Giá nhảy của lợn làm bằng gỗ, xi măng
+ Giá nhảy của trâu bò có thể làm bằng sắt hay gỗ chắc chắn
- Tuổi huấn luyện: tập từ lúc còn non sau khi mới thành thục về tính chưa qua giao phối.
7.2.4. Chế độ lấy tinh thích hợp:
- Chế độ lấy tinh thích hợp sẽ bảo vệ được sức khoẻ và kéo dài thời gian sử dụng đực
giống, chế độ lấy tinh phụ thuộc vào loài giống mùa vụ. Cho ví dụ
7.2.5. Lấy tinh cho các loài gia súc (tự học)
* Lấy tinh cho trâu, bò
- Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị nhảy giá
+ Chuẩn bị phòng chờ
23
- Lấy tinh: người lấy tinh cầm âm đạo giả đứng cạnh sau bên phải giá nhảy. Người giúp
việc đưa dương vật của con đực vào âm đạo giả, kích thích cho con đực phóng tinh vào âm đạo giả.

* Lấy tinh ở ngựa bằng âm đạo giả
- Tương tự như ở trâu bò, tuy nhiên cần chú ý cảnh giác với ngựa để giữ an toàn lao động.
Người và ngựa cần thân quen nhau thì iệu quả khai thác sẽ cao.
* Lấy tinh ở dê cừu
- Lấy tinh dung âm đạo giả, hoặc dung điện
- Tương tự như ở trâu bò, tuy nhiên có điểm khác là dê, cừu nhỏ nên người khai thác tinh
phải “Quỳ xổm” bên giá để lấy tinh.
* Lấy tinh lợn
- Bằng âm đạo giả hoặc bằng cơ giới.
- Bằng âm đao giả tương tự như trâu, bò.
- Bằng cơ giới: masege đầu dương vật.
7.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh dịch
- Dinh dưỡng: 3 chất protein, nguyên tố vi lượng như I, Zn, các vitamin như vitaminn A, E
- Chăm sóc
+ Thường xuyên phải quan sát tình trạng ăn uống đi lại, nhịp thở, phân nước tiểu của đực giống
+ Cần chú ý công tác vệ sinh tắm trải cho đực giống (đặc biệt chú ý khâu vệ sinh cho 2 dịch hoàn)
- Vận động:
+ Vận động tự do: khi có sân chơi chú ý mỗi con 1 sân
+ Vận động cưỡng bức
- Quản lý:
+ Giống: các giống khác nhau thì số lượng chất lượngtinh dịch khác nhau.
+ Cá thể:
+ Tuổi
+ Mùa vụ
- Kỹ thuật khai thác tinh dịch: sự khéo léo, ôn hoà
7.3. Kiểm tra tinh dịch gia súc
7.3.1. Mục đích:
- Đánh giá sức sản xuất, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng quản lý khai thác và sử dụng, sức
khoẻ của đực giống → đưa ra được chế độ chăm sóc nuôi dưỡng quản lý khai thác và sử dụng đực
giống một cách hợp lý.

7.3.2. Nội dung kiểm tra
* Các chỉ tiêu kiểm tra thường xuyên
- Lượng tinh (V, ml): là số lượng tinh dịch thu được qua 1 lần khai thác tinh dịch.
- Màu sắc: mỗi loài gia súc tinh dịch có mầu sắc khác nhau
→ Khi tinh dịch có mầu bất thuờng: đỏ, nâu lẫn máu đó là do đường sinh dục bị sây sát,
xuất huyết, khi tinh dịch bị phân lớp có thể do bị lẫn nước ta loại bỏ
- Độ vẩn:
- Mùi: Mùi của tinh dịch thường là mùi tanh.
- Độ pH: dùng giấy quỳ hay máy đo pH
24
- Hoạt lực (A): Là tỷ lệ % tinh trùng vận động tiến thẳng.
- Mật độ (D)
* Các chỉ tiêu kiểm tra định kỳ:
- Nồng độ (C): C là số lượng tinh trùng có trong 1 ml tinh dịch
- Sức kháng (R): là sức chịu đựng của tinh trùng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi
- Tỷ lệ kỳ hình (K): là tỷ lệ % những tinh trùng có hình thái khác thường trong tổng số tinh
trùng đếm được
7.4. Pha chế, bảo tồn, vận chuyển tinh dịch (Tự học)
7.4.1. Mục đích, ý nghĩa
- Tăng lượng tinh dịch
- Kéo dài thời gian sống của tinh trùng ngoài cơ thể
- Giảm rất thấp về chi phí truyền giống
- Rút ngắn thời gian cải tạo giống
- Khai thác hiệu quả kinh tế.
7.4.2. Môi trường pha chế, nguyên tắc cấu tạo
* Môi trường phải đảm bảo được các điều kiện sống và định hình của tinh trùng nó được cụ
thể hoá bằng 4 nguyên tắc sau:
- Áp lực thẩm thấu của môi truờng phải tương đương với áp lực thẩm thấu của tinh dịch
- Môi trường phải có năng lượng đệm:
- Tỷ lệ chất điện giải và không điện giải phải thích hợp

- Thoả mãn tính thực tế và tính kỹ thuật
7.4.3. Các chất liệu cấu tạo môi trường pha chế - bảo tồn tinh dịch
- Đường: có tác dụng cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất của tinh trùng.
- Muối đệm: có tác dụng ổn định áp suất thẩm thấu.
- Hoạt chất rửa sạch môi trường: sự xuất hiện của các chất điện giải trong môi trường do
nó phân li sẽ gây ô nhiễm môi trường.
- Chất chống lạnh
- Chất kháng sinh: có tác dụng diệt khuẩn.
- Một số môi trường pha chế tinh dịch thường dùng
7.4.4. Khái quát phương pháp nghiên cứu môi trường tổng hợp
- Phương pháp khảo sát, thăm dò, chọn lọc: phương pháp này đơn giản, dễ dàng, ít tốn kém về thời
gian, thiết bị hóa chất.
- Phương pháp tổng hợp môi trường tổng hợp:
+ Nghiên cứu đặc điểm tinh dịch của gia súc.
+ Thu thập các môi trường đã thu được kết quả tốt trong nghiên cứu, sản xuất.
+ Tính toán nồng độ đẳng trương.
+ Tổng hợp.
7.4.5. Giới thiệu một số môi trường pha chế, bảo tồn tinh dịch gia súc
- Một số môi trường pha loãng ban đầu: Đó là các môi trường đơn giản như: dung dịch
NaCl 1%, dung dịch bò sữa, peptone, axitamin…
- Các môi trường pha chế- bảo tồn tinh dịch dạng lỏng ở nhiệt độ thấp thích hợp.
25

×