ĐỀ TÀI
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Với tiến bộ nhảy vọt trong vài chục năm trở lại đây, cuộc cách mạng công nghệ thông
tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Hiện nay, trên phạm vi toàn
cầu, các công cụ của công nghệ thông tin đang dần dần thay thế những công cụ truyền
thống, góp phần thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, giáo dục,
kinh tế, xã hội. Cũng giống như cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng công nghệ
thông tin đang dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cách sống và ngay cả cách suy
nghĩ của chúng ta. Ngoài sự tò mò, ham hiểu biết, càng sớm càng tốt mỗi người phải ý thức
rằng nếu không có hiểu biết nhất định về máy tính nói riêng và tin học nói chung thì khó có
thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại.
Vì vậy việc đưa tin học vào giảng dạy trong các trường phổ thông là việc làm rất cần
thiết, giúp các em nắm được các kiến thức cơ bản, những lợi ích của tin học để áp dụng vào
đời sống và góp phần làm nền tảng kiến thức để các em sau này có thể học tập cao hơn.
1
Giáo viên thực hiện: Phan Quốc Thế
Trần Thị Trúc Phương
Bộ môn: Tin học
Đơn vị công tác: Trường THPT Lộc Hưng
Bộ Giáo Dục Đào Tạo phát động, năm học 2008 – 2009 là năm học: “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”, hướng
ứng cuộc vận động, Sở GD và ĐT Tây Ninh cũng đã có công văn hướng dẫn các trường
THPT tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy –
học trong bất kỳ giai đoạn nào cũng cần đến công nghệ sao cho phù hợp với từng đối
tượng, từng nội dung và từng kiểu bài. Với máy tính, các công cụ đa phương tiện và các
phần mềm hỗ trợ, người thầy (cô) giáo sẽ dể dàng thực hiện một bài giảng điện tử uyển
chuyển, sinh động và hiệu quả.
Tuy vậy, qua nhiều năm giảng dạy môn Tin học 12, tôi nhận thấy đa số học sinh
không hứng thú với môn học này. Nội dung chương trình tin học 12 cung cấp cho học sinh
các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu và làm quen với hệ quản trị cơ sở dữ liệu (QTCSDL)
Microsoft Access. Nhằm giúp cho học sinh hiểu được cách tổ chức, quản lí dữ liệu trên
máy tính và thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access giúp học sinh bước đầu
làm quen với các thao tác cơ bản để có thể xây dựng một chương trình quản lí trên máy
tính. Đây là những kiến thức rất cần thiết đối với học sinh vì ngày nay các chương trình
quản lí được sử dụng rất nhiều để giải quyết các bài toán quản lí ở mọi lĩnh vực trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên nội dung phần chương I, III, IV là những kiến thức về cơ sở dữ liệu
khá trừu tượng và khô khan; nội dung chương II giúp học sinh làm quen xây dựng và thao
tác với các đối tượng của Access. Nhưng khi tìm hiểu xong các đối tượng như Table,
Form, Query, Report học sinh vẫn khó hình dung các đối tượng này được sử dụng trong
một chương trình quản lí như thế nào.
Giải pháp của chúng tôi là: “Sử dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh
họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL Microsoft Access” thay vì chỉ dùng giáo án
điện tử trình chiếu và dùng hệ QTCSDL Microsoft Access để mô tả trực quan cho học sinh
xem để hiểu bài và áp dụng thực hành, làm bài tập về sau. Việc sử dụng phần mềm ứng
dụng giới thiệu với học sinh để giúp học sinh có cái nhìn tổng quát, biết được sản phẩm
mình có thể làm được sau khi tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Microsoft Access. Thông qua việc sử dụng các đối tượng trong phần mềm để minh họa cho
bài học hoặc yêu cầu học sinh làm lại các đối tượng đó khi thực hành. Từ đó giúp học sinh
cảm thấy hứng thú với môn học và hiệu quả học tập cao hơn.
2
Phần mềm sử dụng để minh họa có thể là phần mềm quản lí học sinh, phần mềm quản
lí thư viện, phần mềm quản lí bán hàng,… được xây dựng bằng hệ QTCSDL Microsoft
Access. Ở đây tôi sử dụng phần mềm Quản lí thư viện để học sinh dễ hiểu hơn vì trong
SGK có nội dung tìm hiểu quản lí mượn trả sách trong thư viện và đây cũng là hoạt động
thường xuyên, quen thuộc, gần gủi của các em trong trường THPT Lộc Hưng.
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 2 lớp: 12B1 và 12B5 trường THPT
Lộc Hưng. Lớp 12B1 là lớp đối chứng và 12B5 là lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm
được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài 3, 4, 6, 7, 8 và bài 9. Kết quả cho thấy tác
động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến ý thức học tập, sự tiếp thu bài và kết quả học tập của học
sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm
tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình 8.9; điểm bài kiểm tra đầu ra của
lớp đối chứng có giá trị trung bình 7,9. Kết quả kiểm chứng Ttest cho thấy p<0,05 có
nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều
đó chứng minh rằng: “Việc sử dụng dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh
họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL” làm nâng cao kết quả học tập của các
em. Bên cạnh đó, rèn luyện cho các em kỹ năng cơ bản để các em tự xây dựng một phần
mềm quản lý đơn giản cho riêng mình, đồng thời cho các em thấy được tầm quan trọng của
công tác quản lý ở mọi lĩnh vực trong xã hội công nghệ thông tin.
GIỚI THIỆU
Học sinh của trường đa số là ở vùng sâu, điều kiện gia đình khó khăn nên ít có điều
kiện tiếp xúc với tin học. Một số em có điều kiện hơn thì tiếp xúc với tin học chủ yếu để
chơi game và giải trí. Do đó các em không biết đến các chương trình quản lí và không thấy
được tầm quan trọng của việc quản lí dữ liệu trên máy tính. Đối với học sinh lớp 12, tin
học là môn phụ, nội dung kiến thức lại khá mới mẻ, khó tiếp thu dẫn đến các em thấy chán
và lơ là với môn học. Cho nên, kết quả các bài kiểm tra liên quan đến các nội dung này
thường rất thấp, ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn Vì vậy việc giới thiệu với các em các
chương trình quản lí thông qua các bài học trên lớp là việc làm rất cần thiết.
Khi học sinh học Chương II: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, mục tiêu là
để các em có kĩ năng cơ bản sử dụng Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và
khai thác CSDL. Ban đầu học sinh khá hứng thú vì được tìm hiểu một phần mềm mới.
Nhưng qua các tiết học tìm hiểu các đối tượng như Table, Form, Query, Report, nhất thời
3
quan sát giáo viên thực hiện, hướng dẫn thì các em thực hiện ngay được nhưng khi tuần
sau quay lại thì các em đã quên các bước thực hiện. Và có lẽ học sinh vẫn chưa hình dung
được ứng dụng thực tế của Access trong việc quản lí dữ liệu như thế nào. Ví dụ: Học
Microsoft Word giúp soạn thảo một văn bản đẹp, khoa học. Học Microsoft Excel giúp tạo
ra các bảng tính cho phép tính toán, thống kê nhanh chóng. Vậy học Microsoft Access sẽ
được ứng dụng thế nào trong thực tế? Cái mà học sinh cần là thấy một sản phẩm cụ thể
được tạo ra từ những gì mình đã học và sẽ học về Access. Từ đó mới kích thích được sự
hứng thú học tập của học sinh để có thể đạt được mục tiêu đề ra khi tìm hiểu nội dung này.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng phần mềm
quản lý thư viện xây dựng bằng Access để minh họa khi học sinh làm quen với hệ
QTCSDL Microsoft Access thay cho việc trình chiếu trên powerpoint và chỉ mô tả
trực quan bằng Microsoft Access. Đồng thời khai thác nó như là nguồn động cơ kích
thích sự tò mò, hứng thú, say mê môn học trong mỗi học sinh.
Giải pháp thay thế: Sử dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa khi
học sinh làm quen với hệ QTCSDL. Ở từng bài, cô Phương giới thiệu chương trình với học
sinh trên máy chiếu. Cụ thể:
Khi bắt đầu tìm hiểu Chương II - Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access cô
Phương đã giới thiệu chương trình với học sinh trên máy chiếu:
- Đây là chương trình Quản lí thư viện được làm từ Access. Chương trình này có thể
giúp cho người thủ thư quản lí sách trong thư viện về số lượng, thể loại, tác giả, … Có thể
tìm kiếm, tra cứu sách nhanh chóng, thuận tiện khi cần. Chương trình có thể quản lí được
việc mượn và trả sách của học sinh và giáo viên. Chương trình còn cho phép thống kê và
lập một số báo cáo cần thiết. Vậy sau khi các em học xong nội dung chương II thì có thể
tạo ra một chương trình quản lí tương tự thế này.
Học sinh rất hứng thú và nhiều em thắc mắc:
- Để tạo ra được chương trình thế này thì có khó không cô và có mất nhiều thời gian
không?
- Để hoàn thành chương trình này cũng không khó nhưng khá mất thời gian, không
phải trong 1 tiết học hay một buổi mà có thể làm xong được. Chương trình này có thể làm
xong trong một tuần hoặc nửa tháng. Đây là một chương trình nhỏ, đối với những chương
trình lớn thì phải mất cả tháng, cả năm và có thể cần một nhóm người cùng thực hiện.
Học sinh tỏ ra rất tò mò và ngạc nhiên.
4
- Qua các tiết học của chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu các kĩ năng cơ bản sử dụng
Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Để các em có cái nhìn
thực tế và dễ hiểu bài thì qua các tiết học của chương này thầy sẽ cùng các em tìm hiểu và
xây dựng lại chương trình này.
Học sinh tỏ ra rất đồng tình và hứng thú.
Hình 1: Giao diện đăng nhập của chương trình quản lý thư viện
Khi tìm hiểu Bài 4. Cấu trúc bảng, cô Phương đã giới thiệu với học sinh các bảng
dữ liệu của chương trình Quản lí thư viện ở trên, để các em có cái nhìn trực quan và thấy rõ
được tầm quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu của bảng. Dưới đây là bảng lưu dữ liệu sách
trong thư viện:
Hình 2: Cửa sổ cấu trúc bảng T_sach
5
Hình 3: Bảng danh sách sách
Các bảng trong chương trình cũng là các bài tập để học sinh thực hành thêm ở tiết
thực hành.
Ở Bài 6. Biểu mẫu, cô Phương cũng giới thiệu với học sinh một số biểu mẫu của
chương trình để các em thấy được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu bài
này. Theo tôi đây là bài thú vị nhất trong chương 2. Các em có thể phát huy được tính sáng
tạo của mình để thiết kế được một biểu mẫu đẹp. Vì vậy các em rất hứng thú khi xem một
số biểu mẫu của chương trình.
Hình 4: Biểu mẫu quản lý sách nhà trường
Ở Bài 7. Liên kết giữa các bảng, qua ví dụ trong SGK/57, học sinh đã phần nào hiểu
được vì sao phải lập CSDL gồm nhiều bảng rồi sau đó muốn có được thông tin đầy đủ thì
phải liên kết các bảng lại với nhau. Để các em hiểu kĩ hơn và có được cái nhìn trực quan,
tôi đã giới thiệu và giải thích trên cửa số liên kết của chương trình Quản lí thư viện:
6
Hình 5: Sơ đồ liên kết của chương trình quản lý thư viện
- Từ cửa sổ liên kết của chương trình ta thấy các bảng liên kết với nhau thông qua
các trường khóa cùng tên và một bảng có thể liên kết với nhiều bảng.
Đối với Bài 8. Truy vấn dữ liệu, đây là bài tương đối khó. Học sinh phải nắm được
các biểu thức và các hàm để tạo các mẫu hỏi. Qua các ví dụ và bài thực hành trong SGK thì
các em đã nắm được cách tạo một mẫu hỏi, nhưng các em không hình dung được các mẫu
hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trên một chương trình quản lí. Tôi đã giải thích cho các
em bằng việc tạo lại form tìm kiếm sách trong chương trình Quản lí thư viện:
-
Hình 6: Biểu mẫu tìm tên sách
7
- Để tạo được form trên ta phải tạo một form con để hiển thị thông tin sách tìm được, form
con này được tạo từ mẫu hỏi như sau:
Hình 7: Mẫu hỏi ở chế độ thiết kế
Ở trường tensach ta đặt điều kiện lọc là Like “*”&[timtensach], có nghĩa là tìm sách
có tên được nhập vào ở ô tìm kiếm là một Textbox có tên timtensach. Nội dung SGK chỉ
dừng lại ở mức học sinh biết cách tạo một mẫu hỏi. Vì vậy mục đích tôi giới thiệu với học
sinh cách tạo form tìm kiếm sách trên, để các em nắm được kết quả của việc tạo mẫu hỏi sẽ
được sử dụng như thế nào trong chương trình quản lí, chứ không yêu cầu các em phải hiểu
và nắm đuợc cách tạo một form tìm kiếm tương tự như trên. Nhưng đối với những học sinh
giỏi thì sẽ rất hứng thú tìm hiểu kĩ hơn để có thể xây dựng được một chương trình quản lí.
Đối với Bài 9. Báo cáo và kết xuất báo cáo, sau khi hướng dẫn xong nội dung các
bước để tạo một báo cáo, tôi cũng giới thiệu với các em một số báo cáo của chương trình.
Ví dụ báo cáo số sách chưa trả, báo cáo số sách mượn theo lớp, …Giúp các em thấy rõ
được mục đích và ưu điểm của báo cáo và đây cũng là những mẫu báo cáo để các em thực
hành thêm.
Hình 8: Báo cáo thống kê sách trong thư viện
8
Với phương pháp này, nó sẽ kích thích học sinh niềm say mê, hứng thú với môn
học. Đồng thời, giúp phát triển trí tuệ, khả năng tư duy của các em. Như vậy, bản
thân các em tự mình nắm bắt nội dung bài học một cách chủ động, tích cực và khắc
sâu nội dung kiến thức cũng như các thao tác thực hiện trên máy hơn.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn có một nghiên cứu khắc phục tình trạng trên và
đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng phần mềm quản lý
thư viện để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL. Qua từng bài học, các em sẽ
thấy được sản phẩm sau cùng cũng như chức năng, vai trò của từng đối tượng trong sản
phẩm mà các em sẽ làm ra sau này. Từ đó, giúp các em say mê, hứng thú với môn học và
khắc sâu nội dung hơn.
Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa khi
học sinh làm quen với hệ QTCSDL có nâng cao kết quả học tập Tin học 12 chương II: các
bài: bài 3, 4, 6, 7, 8 và bài 9 hay không?
Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa
khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL sẽ nâng cao kết quả học tập các bài: bài 3, 4, 6, 7, 8
và bài 9 Tin học 12.
PHƯƠNG PHÁP
a) Khách thể nghiên cứu:
◊ Giáo viên: Nhóm nghiên cứu của chúng tôi gồm 2 giáo viên:
- Cô Trần Thị Trúc Phương
- Thầy Phan Quốc Thế
Để cho khách quan, dữ liệu thu thập tin cậy:
- Cô Trần Thị Trúc Phương sẽ dạy cả hai lớp: lớp 12B1 đối chứng và 12B5 thực nghiệm
- Thầy Phan Quốc Thế tham dự, xây dựng bài kiểm tra và chấm điểm.
◊ Học sinh: Hai lớp tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau:
- Về ý thức học tập: đều ngoan, tương đối tích cực, chủ động, tự giác.
9
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng
Lớp
Số HS các nhóm Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Kinh Dân tộc khác
12B1 35 20 15 35 0
12B5 35 22 13 35 0
b) Thiết kế:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12B5 là nhóm thực nghiệm và 12B1 là nhóm đối
chứng. Chúng tôi thiết kế bài kiểm tra riêng cho 2 lớp sau khi các em học xong bài 2 làm
bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác
nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa
điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 7.4 7.5
P= 0.36
P=0.36 > 0.05, từ đó kết luận chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là
không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương nhau.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được
mô tả ở bảng 2).
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu 1
Nhóm
Kiểm tra trước tác
động
Tác động
KT sau tác
động
Thực nghiệm
(Lớp 12B5)
O1
Dạy học có sử dụng
phần mềm quản lý thư
viện để minh họa.
O3
Đối chứng
(Lớp 12B1)
O2
Dạy học không có sử
dụng phần mềm quản
lý thư viện để minh
họa.
O4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
10
c) Quy trình nghiên cứu:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Cô Phương: Thiết kế bài học có sử dụng phần mềm Quản lý hoàn chỉnh (cụ thể là phần
mềm quản lý thư viện) để minh họa khi học sinh làm quen với hệ QTCSDL Microsoft
Access dạy lớp thực nghiệm (12B5) và đồng thời cũng thiết kế bài học như bình thường
để dạy lớp đối chứng (12B1) nhưng không có sử dụng phần mềm Quản lý thư viện để
minh họa.
- Thầy Thế lên kế hoạch dự giờ, nghiên cứu xây dựng đề kiểm tra đầu ra, đáp án và thang
điểm.
Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và
theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 5: Thời gian thực nghiệm:
Thứ ngày Môn/Lớp
Tiết
PPCT
Tên bài dạy
Thứ ba
22/10/2013
Tin/12B5 10
Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access
Thứ ba
29/10/13
Tin/12B5 11
Bài 4: Cấu trúc bảng
Thứ hai
30/12/13
Tin/12B5 19
Bài 6: Biểu mẫu
Thứ hai
6/1/2014
Tin/12B5 22
Bài 7: Liên kết bảng
Thứ hai
13/1/2014
Tin/12B5 25
Bài 8: Truy vấn dữ liệu
Thứ hai
20/1/2014
Tin/12B5 32
Bài 9: Báo cáo và kết xuất báo cáo
b) Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra được thiết kế riêng cho 2 lớp sau khi học
xong bài 2, do cô Phương ra đề chung cho hai lớp (Hai lớp kiểm tra cùng ngày, trước
sau một tiết).
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra do thầy Thế thiết kế và xây dựng riêng cho
hai nhóm nghiên cứu sau khi các em học xong chương II (kết thúc bài 9):
Bài 3: “Giới thiệu về Microsoft Access”
Bài 4: “Cấu trúc bảng”
Bài 6: “ Biểu mẫu”
Bài 7: “Liên kết bảng”
Bài 8: “Mẫu hỏi”
11
Bài 9: “Báo cáo và kết xuất báo cáo”
Bài kiểm tra sau tác động gồm 14 câu hỏi, trong đó có 12 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi
tự luận.
Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra thực
hành riêng hai nhóm nghiên cứu theo đề mà thầy Thế đã xây dựng. (chúng tôi tổ chức cho
2 lớp kiểm tra vào buổi riêng: Hai lớp kiểm tra trước sau 1 tiết, cả hai giáo viên cùng gác),
(nội dung kiểm tra xem ở phần phục lục).
Sau đó, chúng tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Về kiến thức:
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 7.9 8.9
Độ lệch chuẩn 1.13 0.98
Giá trị P của T-Test 0.0000652
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
0.91
Như chúng tôi đã chứng minh ở trên, trước tác động kết quả hai nhóm là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P=0.0000652,
cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa,
tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không
ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=
909.0
13.1
89.791.8
=
−
. Điều đó cho thấy mức
độ ảnh hưởng của “dạy học có sử dụng phần mềm Quản lý thư viện để minh họa” đến TBC
học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Ngoài ra, cũng giúp các em kĩ năng cơ bản để thiết kế, xây dựng độc lập một phần
mềm quản lý đơn giản để quản lý dữ liệu trên máy tính, giúp các em tự tin, tính tư duy cao,
tích cực, hứng thú trong học tập. Điều đó giúp các em khắc sâu nội dung bài học. Đồng
thời cũng tích cực hóa hoạt động học của các em.
Giả thuyết của đề tài: “Sử dụng phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa khi học
sinh làm quen với hệ QTCSDL Microsoft Access làm nâng cao kết quả học tập của học
sinh” đã được kiểm chứng.
12
Hình 9: Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng
BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC=8.91, kết quả
bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC=7.89. Độ chênh lệch điểm số giữa hai
nhóm là 1.02. Điều đó cho thấy TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác
biệt rõ rệt, lớp được tác động có ĐTB cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD=0.909. Điều này
cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-Test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.0000652<0.001. Kết
quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là
do tác động.
Đến đây chúng tôi có thể khẳng định rằng: các vấn đề nghiên cứu mà chúng tôi đã
đặt ra bây giờ đã được kiểm chứng và kết quả rất khả quan. Chúng tôi hy vọng đề tài này
sẽ được ứng dụng rộng rãi trong khối 12 ở trường THPT Lộc Hưng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận:
“Việc sử dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh (Quản lý thư viện) để minh họa khi
học sinh làm quen với hệ QTCSDL Microsoft Access cụ thể ở các bài: Bài 3, 4, 6, 7, 8 và
bài 9 Tin học 12” thay cho một bài giảng chỉ mô tả trực quan trên Microsoft Access và
không có sử dụng một phần mềm quản lý hoàn chỉnh nào để minh họa đã nâng cao hiệu
quả học tập của học sinh.
13
Sau TĐ
Trước TĐ
7.9
8.9
7.4
7.5
Đây là một phương pháp dạy học rất hay, gây sự chú ý, hứng thú, sự tò mò cho học
sinh. Và kích thích đến lòng yêu mến môn học hơn.
Khuyến nghị:
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong muốn các quý đồng nghiệp quan tâm, chia
sẽ và có thể ứng dụng đề tài này trong giảng dạy Tin 12 phần chương II để nâng cao kết
quả học tập cho học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu cũng như viết báo cáo này, chắc chắn không thể nào tránh
được những thiếu sót, vậy kính mong quý thầy, cô đóng góp ý kiến để nghiên cứu này ngày
một hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Lộc Hưng, Ngày 19 tháng 3 năm 2014
Nhóm nghiên cứu
Trần Thị Trúc Phương Phan Quốc Thế
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ
NĂM XUẤT
BẢN
NHÀ XUẤT
BẢN
1
SGK Tin hoc 12,
SGV Tin 12
Hồ Sĩ Đàm NXB Giáo Dục
2
Sách tham khảo Tin
học
Nguyển Tất Kiên 09-2009 NXB Hà Nội
3
Đổi mới PPDH bằng
CNTT – Xu thế của
thời đại
Quách Tuấn Ngọc 1999
NXB ĐH Quốc
gia Hà Nội
4
Microsoft Access
2000
Phan Tấn Ngọc 2003
NXBĐH Quốc
gia TP. Hồ Chí
Minh
5
Giáo trình Microsoft
Access 2000
Nguyễn Thiện Tâm 2000
NXBĐH Quốc
gia TP. Hồ Chí
Minh
15
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I. KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Kế hoạch bài học bài 3
Bài: 3 - tiết: 10
Tuần dạy: 10 Ngày dạy: 22 / 10 /2013
CHƯƠNG II: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS
1. Mục tiêu:
1.1Kiến thức:
HS biết:
- Biết Access là 1 hệ QTCSDL
- Biết 4 loại đối tượng cơ bản của Access: bảng (Table), mẫu hỏi (Query), biểu mẫu
(Form), báo cáo (report).
- Biết khởi động và kết thúc chương trình Access, tạo CSDL mới, mở CSDL đã có, tạo đối
tượng mới và mở 1 đối tượng .
- Biết có 2 chế độ làm việc với các đối tượng.
- Biết có hai cách tạo các đối tượng: dùng thuật sĩ (Wizard) và tự thiết kế (design)
HS hiểu: không
1.2 Kỹ năng:
HS thực hiện đựơc: Khởi động, thoát Ms Access, tạo mới CSDL, mở CSDL đã có
HS thực hiện thành thạo: không
1.3Về thái độ:
Thói quen: Học tập nghiêm túc, tích cực.
Tính cách: Rèn luyện thói quen học tập tích cực
2. Nội dung học tập:
Biết 4 loại đối tượng cơ bản của Access. Biết khởi động và kết thúc chương trình Access,
tạo CSDL mới, mở CSDL đã có, tạo đối tượng mới và mở 1 đối tượng. Biết có 2 chế độ
làm việc với các đối tượng. Biết có hai cách tạo các đối tượng: dùng thuật sĩ (Wizard) và tự
thiết kế (design).
3. Chuẩn bị :
3.1 Giáo viên: Giáo án, giáo án điện tử, sách giáo khoa, phòng máy, máy chiếu.
3.2 Học sinh: Xem trước của bài 3 : “Giới thiệu MS Access”
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2 Kiểm tra miệng: không
4.3 Tiến trình bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu về phần mềm MS Access
(5 phút)
GV: Hãy cho biết trong bộ phần mềm Microsoft
Office của hãng Microsoft dành cho máy tính, gồm
có những phần mềm nào? Kể tên?
HS:
• Microsoft Office Word
1. Phần mềm Microsoft Access
Chiếu slide 1: Giới thiệu về phần
mềm Microsoft Access
16
• Microsoft Office Excel
• Microsoft Office Powerpoint
• Microsoft Office Access
GV: Phần mềm Microsoft Access là gì?
(access 1.0,97,2003,2007)
HS: Là hệ QT CSDL.
GV: Access có nghĩa là gì?
HS: Truy cập, truy xuất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các khả năng của Access
(8 phút)
GV: Access cung cấp các công cụ nào?
HS:
• Tạo lập dữ liệu.
• Lưu trữ dữ liệu.
• Cập nhật dữ liệu.
Khai thác dữ liệu.
GV: Access có những khả năng nào?
HS:
• Tạo lập và lưu trữ các cơ sở dữ liệu gồm các bảng,
mối quan hệ giữa các bảng trên các thiết bị nhớ.
• Tạo chương trình giải bài toán quản lí.
• Đóng gói cơ sở dữ liệu và chương trình tạo phần
mềm quản lí vừa và nhỏ.
GV: Xét bài toán quản lí học sinh của một lớp.
GV: Để quản lí học sinh trong một lớp Gv cần làm
gì?
HS: Cần tạo bảng gồm các thông tin như bảng sau:
vd SGK
GV: Có thể dùng Access xây dựng CSDL giúp giáo
viên quản lí học sinh, cập nhật thông tin, tính điểm
trung bình môn, tính toán và thống kê một cách tự
động
HS: Chú ý nghe giảng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các đối tượng của MS
Access (7 phút)
GV: Access có những đối tượng nào?
HS: Bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo,
GV: Bảng (Table) là gì?
HS: Là đối tượng cơ sở, được dùng để lưu trữ dữ
liệu.
GV: Mẫu hỏi (Query) là gì?
HS: Đọc SGK nghiên cứu trả lời câu hỏi.
Dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu từ
một hoặc nhiều bảng.
GV: Biểu mẫu (Form) là gì?
HS: Giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập
hoặc hiển thị thông tin
GV: Báo cáo (Report) là gì?
2. Khả năng của Access
Chiếu slide 1: Giới thiệu về 4 khả
năng cơ bản của Access
Chiếu slide 2, 3, 4: Giới thiệu về
từng khả năng của Access và cho
ví dụ minh họa.
3. Các loại đối tượng chính của
Access
Chiếu slide 5, 6: Giới thiệu về từng
loại đối tượng và công dụng của nó
17
HS: Được thiết kế để định dạng, tính toán tổng hợp
các dữ liệu được chọn và in ra
GV: Sử dụng phần mềm quản lý thư viện được tạo
từ Access để minh họa các đối tượng
Hs: Quan sát
Hoạt động 4: Giới thiệu một số tháo tác cơ bản
khi làm việc với MS Access (15 phút)
GV: Em hãy nêu cách khởi động Word hoặc Exel?
Từ đó, em hãy đưa ra cách khởi động MS Access.
HS:
Cách 1: Kích vào Start/Programs/Microsoft
Office/Microsoft Word, MS Excel; ->MS Access
Cách 2: Nháy đúp vào biểu tượng Word, Excel hoặc
MS Access trên Desktop.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện tạo CSDL mới.
HS: Quan sát, theo dõi và thực hiện lại.
GV: Kết thúc phiên làm việc với Access ta làm như
thế nào?
HS: Ghi lại và thoát.
HS:
Cách 1: Kích vào Start/Programs/Microsoft
Office/Microsoft Word.
Cách 2: Kích vào biểu tượng của Access trên thanh
Shortcut Bar , hoặc kích đúp vào biểu tượng Word
trên Desktop.
GV: Kết thúc phiên làm việc với Access ta làm như
thế nào?
HS: Ghi lại và thoát.
GV: Hướng dẫn học sinh các cách làm viêc với các
đối tượng của Access.
GV: Thực hiện trên máy tính hướng dẫn học sinh
thực hiện các thao tác.
HS: Theo dõi và thực hiện theo sự hướng dẫn của
giáo viên.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về các chế độ làm việc với
các đối tượng của Access (7 phút)
GV: Có những chế độ nào làm việc với các đối
tượng ?
HS:
- Chế độ thiết kế (Design View).
- Chế độ trang dữ liệu (Data Sheet View)
GV: Hướng dẫn học sinh các cách tạo đối tượng mới
của Access.
Xét ví dụ cụ thể:
Sử dụng phần mềm quản lý thư
viện được tạo từ Access để minh
họa các đối tượng.
4. Một số thao tác cơ bản:
Chiếu slide 7, 8, 9, 10, 11: Giới
thiệu một số thao tác cơ bản như:
Khởi động Access, màn hình làm
việc của Access, cách tạo 1 cơ sở
dữ liệu mới, cách mở 1 CSDL đã
có, kết thúc làm việc với Access
5. Làm việc với các đối tượng:
Chiếu slide 12, 13: Giới thiệu các
chế độ làm việc với các đối tượng,
cách tạo đối tượng mới, cách mở
đối tượng
18
HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Thuật sĩ (Wizard) là chương trình như thế nào?
HS: Thuật sĩ là chương trình hướng dẫn từng bước
giúp tạo được các đối tượng của CSDL từ các mẫu
dựng sẵn một cách nhanh chóng.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò (3 phút) Chiếu slide 14
II.ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRATRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Họ tên:
Lớp:
Phần trắc nghiệm: Mỗi câu 0.5đ
Câu 1:Cơ sở dữ liệu (CSDL) là :
a. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy
tính điện tử để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
b. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.
c. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh của một
chủ thể nào đó.
d. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để
đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
Câu 2: Hãy nêu các ưu điểm khi sử dụng CSDL trên máy tính điện tử:
a. Gọn, nhanh chóng
b. Gọn, thời sự (Cập nhật đầy đủ, kịp thời )
c. Gọn, thời sự, nhanh chóng
d. Gọn, thời sự, nhanh chóng, nhiều nguời có thể sử dụng chung CSDL
Câu 3: Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL
a. Bán hàng
b. Bán vé máy bay
c. Quản lý học sinh trong nhà trường
d. Tất cả đều đúng
Câu 4: Hệ quản trị CSDL là:
a. Phần mềm dùng tạo lập CSDL
b. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL
c. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ và khai thác một CSDL
d. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL
Câu 5: Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL.
a. Tính cấu trúc, tính toàn vẹn
b. Tính không dư thừa, tính nhất quán
c. Tính độc lập, tính chia sẻ dữ liệu, tính an toàn và bảo mật thông tin
d. Các câu trên đều đúng
Câu 6: Phân biệt CSDL và hệ QTCSDL .
19
Điểm:
a. CSDL là tập hợp chứa các dữ liệu liên quan với nhau chứa thông tin về một vấn đề nào
đó, được lưu trên máy tính. CSDL này do một hệ quản trị CSDL tạo ra. Hệ quản trị CSDL
là phần mềm dùng tạo lập : CSDL, hơn thế nữa nó dùng còn quản trị và khai thác CSDL
đó.
b. CSDL là tập hợp chứa các dữ liệu liên quan với nhau chứa thông tin về một vấn đề nào
đó. CSDL này do một hệ quản trị CSDL tạo ra. Hệ quản trị CSDL là phần mềm dùng tạo
lập : CSDL, hơn thế nữa nó dùng còn quản trị và khai thác CSDL đó.
c. CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, còn hệ quản trị CSDL chỉ là chương
trình để quản lý và khai thác CSDL đó.
d. Tất cả đều sai
Câu 7: Chức năng của hệ QTCSDL
a. Cung cấp cách tạo lập CSDLvà công cụ kiểm sóat, điều khiển việc truy cập vào CSDL.
b. Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin
c. Cung cấp cách khai báo dữ liệu
d. câu a và b
Câu 8:Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép
a. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL
b. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu
c. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL
d. Khai báo kiểu dữ liệu của CSDL
Câu 9: Thành phần chính của hệ QTCSDL:
a. Bộ quản lý tập tin và bộ xử lí truy vấn
b. Bộ truy xuất dữ liệu và bộ bộ quản lý tập tin
c. Bộ quản lý tập tin và bộ truy xuất dữ liệu
d. Bộ xử lý truy vấn và bộ truy xuất dữ liệu
Câu 10: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử dụng
CSDL trên mạng máy tính.
a. Người dùng cuối
b. Người lập trình
c. Nguời quản trị CSDL
d. Cả ba người trên
Câu 11: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề sử dụng phần mềm ứng dụng phục
vụ nhu cầu khai thác thông tin
a. Người lập trình
b. Người dùng cuối
c. Người QTCSDL
d. Cả ba người trên.
Câu 12: Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin
từ CSDL
a. Người lập trình ứng dụng
b. Người dùng cuối
c. Người QTCSDL
d. Cả ba người trên
Phần tự luận:
Câu 1: Nêu vai trò của người quản trị CSDL? (2đ)
Câu 2: Nêu vai trò của người lập trình ứng dụng và người dùng? (2đ)
20
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Phần trắc nghiệm: (mỗi câu 0.5 đ)
Phần tự luận: (mỗi câu 2 đ)
Câu 1: Người quản trị cơ sở dữ liệu:
Khái niệm người quản trị CSDL được hiểu là một người hay nhóm người được trao
quyền điều hành CSDL.
Nhiệm vụ của người quản trị CSDL:
- Quản lí các tài nguyên của CSDL, hệ QTCSDL, và các phần mềm có liên quan.
- Tổ chức hệ thống: phân quyền truy cập cho người dùng, đảm bảo an ninh cho hệ
CSDL. Nâng cấp hệ CSDL: bổ sung, sửa đổi để cải tiến chế độ khai thác, nâng cao hiệu quả
sử dụng.
- Bảo trì CSDL: thực hiện các công việc bảo vệ và khôi phục hệ CSDL
Câu 2:
Người lập trình ứng dụng:
Khi CSDL đã được cài đặt, cần có các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác
của các nhóm người dùng. Đây chính là công việc của người lập trình ứng dụng.
Người dùng:
- Người dùng (còn gọi là người dùng đầu cuối) là người có nhu cầu khai thác thông
tin từ CSDL thông qua việc sử dụng các chương trình đã được viết trước.
- Người dùng được phân thành từng nhóm (user group) với các quyền hạn nhất định
để truy cập và khai thác CSDL.
ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN SAU TÁC ĐỘNG
Hình thức kiểm tra: Thực hành trên máy
Câu 1: Tạo một CSDL mới đặt tên là HOC_TAP lưu ở Desktop (0.5đ)
Câu 2: Tạo các bảng dữ liệu trong CSDL HOC_TAP với cấu trúc được mô tả trong bảng sau, đặt
khóa chính cho mỗi bảng, mô tả tính chất cho các trường trong mỗi bảng: (3đ)
Tên bảng Tên trường Khóa chính Kiểu dữ liệu Mô tả
HOC_SINH MAHS
HODEM
TEN
Text
Text
Text
Mã học sinh
Họ đệm
Tên học sinh
21
Câu 7: d
Câu 8: c
Câu 9: d
Câu 10: c
Câu 11: b
Câu 12: a
Câu 1: a
Câu 2: d
Câu 3: d
Câu 4: c
Câu 5: d
Câu 6: a
Tên bảng Tên trường Khóa chính Kiểu dữ liệu Mô tả
MON_HOC MA MON HOC
TEN MON HOC
Text
Text
Mã môn học
Tên môn học
Tên bảng Tên trường Khóa chính Kiểu dữ liệu Mô tả
BANG_DIEM MASO
MAHS
MA MON HOC
NGAY KIEM TRA
DIEM SO
AutoNumber
Text
Text
Date/time
Number
Mã số
Mã học sinh
Mã môn học
Ngày kiểm tra
Điểm số
Câu 3: Tạo liên kết giữa các bảng: (1đ)
Giữa bảng BANG_DIEM và bảng HOC_SINH
Giữa bảng BANG_DIEM và bảng MON_HOC
Câu 4: Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng HOC_SINH theo mẫu sau: (1đ)
Và nhập dữ liệu cho bảng HỌC_SINH từ Form vừa tạo (0.5đ)
Nhập dữ liệu cho bảng MON_HOC (0.5đ)
Nhập dữ liệu cho bảng BANG_DIEM (0.5đ)
22
Câu 5: Thiết kế mẫu hỏi để đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Hiển thị họ tên học sinh cùng với điểm từng môn của học sinh đó (1đ)
b) Hiển thị danh sách học sinh gồm: họ, tên và điểm môn toán >=5 (1đ)
Câu 6: Tạo báo cáo danh sách học sinh của từng môn gồm: Họ tên học sinh, điểm và tính
điểm trung bình theo môn (1đ)
23
III. BẢNG ĐIỂM
LỚP THỰC NGHIỆM
STT Họ và tên
Điểm KT trước tác
động
Điểm KT sau tác
động
1 Lê Hoàng Anh
8.0 9
2 Phạm Thị Huế Anh
7.5 10
3 Lê Thành Danh
8.5 10
4 Bùi Hoàng Duy
7.5 7
5 Huỳnh Lê Công Duy
7.0 10
6 Dương Văn Dũng
10.0 9
7 Nguyễn Bình Dương
7.0 10
8 Nguyễn Ngọc Hân
8.0 8
9 Phan Thanh Huy
5.5 7
10 Đoàn Thúy Huyền
8.0 9
11 Đặng Vĩ Khang
7.0 8
12 Trần Hoàng Khang
7.5 10
13 Võ Thành Lâm
8.0 10
14 Huỳnh Trọng Lễ
8.0 9
15 Trịnh Hiếu Nhân
9.0 7
16 Trần Ngọc Nho
9.5 10
17 Nguyễn Tuấn Nhựt
10.0 10
18 Nguyễn Hữu Phát
7.0 8
19 Đinh Hoài Phong
8.5 9
20 Nguyễn Hoàng Phúc
6.5 10
21 Trần Thiện Phước
6.0 9
22 Bùi Thị Thành
7.0 9
23 Nguyễn Thị Hồng Thúy
6.0 9
24 Lê Đoàn Minh Thư
8.0 9
25 Trịnh Kim Tiên
7.0 8
26 Nguyễn Thi Thu Trang
8.5 9
27 Nguyễn Thùy Trang
7.5 9
28 Phan Thị Ngọc Trầm
7.0 8
29 Tô Thị Kim Trinh
7.5 8
30 Võ Văn Trọng
6.5 10
31 Nguyễn Minh Tú
7.0 9
32 Trần Văn Tý
6.0 7
33 Ngô Thành Vang
6.5 9
34 Võ Trần Thúy Vy
5.5 10
35 Đặng Bình Yên
7.0 9
24
LỚP ĐỐI CHỨNG
STT Họ và tên
Điểm KT trước tác
động
Điểm KT sau tác
động
1 Nguyễn Hoài Bảo
10.0 6
2 Võ Văn Bình
6.5 8
3 Nguyễn Thị Diệu Chi
8.0 7
4 Hà Thị Kiều Duyên
9.0 8
5 Dương Thị Thùy Dương
8.0 7
6 Lê Thị Anh Đào
6.5 8
7 Đỗ Văn Đức
7.5 8
8 Nguyễn Văn Gần
8.5 7
9 Nguyễn Trường Giang
7.5 8
10 Nguyễn Thi Thu Hà
7.0 10
11 Thái Hồng Hảo
6.5 7
12 Lê Phúc Hậu
8.0 7
13 Nguyễn Thành Hiện
7.5 9
14 Trần Khải Hoàng
9.0 8
15 Võ Thị Ngọc Hường
8.5 7
16 Lâm Văn Khải
6.5 10
17 Nguyễn Văn Tuấn Khải
5.5 9
18 Nguyễn Thành Khoa
5.0 7
19 Nguyễn Thị Huệ Lành
6.5 8
20 Nguyễn Thị Trúc Lộc
7.0 7
21 Nguyễn Thị Tuyết Minh
8.0 8
22 Võ Quân Minh
7.5 10
23 Ngô Thị Hồng Như
9.0 8
24 Nguyễn Văn Pháp
6.0 6
25 Võ Tuấn Sang
6.5 7
26 Trương Thị Bé Tâm
8.0 8
27 Hoàng Văn Thắng
7.5 10
28 Nguyễn Thị Bòn Thi
6.0 7
29 Đinh Thị Thu Thúy
6.5 10
30 Trần Thị Thùy
8.0 7
31 Thái Thanh Tiền
7.5 8
32 Phạm Quốc Toàn
6.0 7
33 Võ Lê Công Trình
6.5 9
34 Ngô Thị Cẩm Vân
7.5 8
35 Huỳnh Nguyễn Minh Vương
8.5 7
25