Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến tín NHIỆM của KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN dầu KHÍ TOÀN cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.47 KB, 29 trang )

BỘ TÀI CHÍNH BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

VÕ QUANG HẢI
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số :
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐÀO DUY HUÂN
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
1
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍN NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN
CẦU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
…ĐANG NHẦM LẨ ĐỐI TƯỢNG NC : TÍN NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG
TÍN NHIỆM DN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài:
2
Nợ xấu của các ngân hàng thương mại đang là một vấn đề lớn của nền kinh tế Việt
Nam trong thời gian gần đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ tín
dụng tăng cao. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là sự yếu kém
của quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và
thực tiễn đã cho thấy thất bại của ngân hàng
thương
mại trong hoạt động tín dụng gắn
chặt với thiếu hiểu biết về khách hàng (thông tin bất cân xứng). Một trong những kỹ thuật
quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là sử dụng kỹ thuật phân tích chấm
điểm để xếp hạng tín dụng của mỗi khách hàng một cách
thường
xuyên. Do vậy, vấn
đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã
được
các ngân hàng
thương mại (NHTM) quan tâm ngay từ những năm trước nhằm ngăn ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hiệu quả và sự hoàn thiện của quy trình xếp hạng tín dụng
(XHTD) nội bộ vẫn chưa cao và đồng nhất giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng

thương mại Việt Nam hiện nay.
Trong hệ thống NHTM Việt Nam thì Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Dầu
khí Toàn Cầu (GP.Bank) nằm trong nhóm những ngân hàng nhỏ cả về vốn chủ sở hữu
lẫn số lượng chi nhánh. Hệ thống XHTD nội bộ tại GP.Bank đã
được
xây dựng và triển
khai ứng dụng từ năm 2007, tuy nhiên qua kiểm chứng thực tế tình trạng nợ xấu phải
trích dự phòng rủi ro của Ngân hàng trong những năm gần đây vẫn gia tăng và gây
nhiều thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Ngoài những nguyên nhân khách quan và những
khó khăn chung của ngành ngân hàng, tình trạng nợ xấu của GP.Bank còn có nguyên
nhân chủ yếu nằm ở hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng mà hệ thống
XHTD nội bộ của GP.Bank chưa hoàn thiện, đặc biệt ở công tác XHTD nội bộ đối
với doanh nghiệp vay vốn. Theo khảo sát của tác giả nợ xấu từ phía khách hàng doanh
nghiệp của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số nợ xấu. Điều này cho thấy hệ
thống XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn
Cầu còn nhiều hạn chế dẫn đến việc sàng lọc khách hàng
chưa
đạt được hiệu quả mong
muốn.
Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phân tích đánh
3
giá các yếu tố ảnh hưởng đến tín nhiệm của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu” làm luận văn cao học của mình. Đề tài
nghiên cứu của tác giả nhằm đóng góp một số ý kiến vào mục đích nâng cao hiệu quả
công tác XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại GP.Bank.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy rằng đề tài nghiên
cứu về xếp hạn tín nhiệm nói chung và đánh giá các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại
các NHTM nói riêng không phải là một đề tài mới đối với hệ thống tài chính ngân hàng
nói chung và một luận văn thạc sỹ nói riêng. Điển hình, dẫn chứng một số nghiên cứu về

đề tài này mà tác giả có cơ hội được tham khảo gồm:
PHẢI TRÌNH BÀY TÓM TẮT TỪNG CÔNG TRÌNH NÓI GÌ
GÌ THIEU SÓT LÀ CHỦ ĐỀ CỦA TÁC GIẢ NC
o Nguyễn
Tr
ư
ờng
Sinh, 2009, “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam”
o Trần Đại Sinh, 2007, “ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của
các ngân hàng thương mại tại Tp Hồ Chí Minh”.
o Phan Thị Thanh Lâm, 2012, “ Vận dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng
khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thường Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Nam”
o TS. Nguyễn Xuân Đồng, 2012, “ Bàn về vai trò của xếp hạng tín dụng đối với
phát triển kinh tế và quản trị rủi ro”.
o Khoa Ngân hàng – Học viện Ngân hàng, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “An toàn
trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam”.
o Jens Hilscher, Mungo Ivor Wilson, 2013, “ Xếp hạng tín dụng và rủi ro chính
dụng: Một phép đo đầy đủ?”.
o Mohamed A. Elbannan, 2003, “Chất lượng kiểm soát nội bộ về báo cáo tài chính,
Quản trị công ty và xếp hạng tín dụng”.
o Srinivas Gumparthi, 2012, “Xây dựng và phát triển mô hình đánh giá rủi ro tín
dụng với các Khách hàng doanh nghiệp lớn - Một phân tích so sánh”.
4
o Srinvas Gumparth, Swetha Khatri và V. Manickavasagam, 2011, “Xây dựng và
phát triển các mô hình xếp hạng tín dụng trong các ngân hàng khu vực công ở Ấn
Độ: Tài liệu tham khảo đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
o …v…v…
Tuy nhiên, trong tất các các nghiên cứu về đề tài xếp hạng tín nhiệm nói chung,

cũng như các đề tài nghiên cứu về hệ thống XHTD nội bộ của các NHTM nói riêng, chưa
có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đến tín nhiệm của khách hàng
doanh nghiệp vay vốn tại GP.Bank. Đề tài của tác giả tập trung vào đối tượng chính là hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng mà chủ thể
được nghiên cứu cụ thể trong luận văn là Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu. Do đó,
tác giả tin rằng đóng góp của đề tài là giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống
XHTD nội bộ cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Ngân TMCP Dầu Khí Toàn Cầu
nói riêng và cho hệ thống XHTD nội bộ của các NHTM tại Việt Nam nói chung.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Về lý luận : Phân tích và hệ thống cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng, các mô hình
xếp hạng tín dụng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Qua
đó nêu bật sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
trong quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Về thực tiễn : Làm rõ những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng đối
với khách hàng doanh nghiệp tại GP.Bank, đưa ra những đánh giá cụ thể về các yếu tố
chính tác động đến tín nhiệm của khách hàng doanh nghiệp đang vay vốn tại GP.Bank,
qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng
đối với khách hàng doanh nghiệp tại GP.Bank.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu này phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến tín nhiệm của khách hàng vay vốn dựa trên các chỉ tiêu xếp hạng của hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của GP.Bank, thông qua nghiên
5
cứu quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ và kết quả xếp hạng của 110 khách hàng doanh
nghiệp tại GP.Bank.
Phạm vi nghiên cứu:
o Về thời gian: Phân tích, đánh giá quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ ban hàng
năm 2007 và kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh
nghiệp trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
o Về không gian: Đề tài chỉ chủ yếu tập trung phân tích các kết quả xếp hạng tín

dụng của các doanh nghiệp đang vay vốn tại GP.Bank và quy trình xếp hạng tín
dụng nội bộ của GP.Bank.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:
o Phương pháp quy nạp
o Phương pháp diễn dịch
o Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
o Phương pháp thống kê mô tả
o Phường pháp định lượng theo mô hình kinh tế lượng.
Đề tài lấy mẫu gồm các dữ liệu của khách hàng doanh nghiệp tại GP.Bank bao
gồm: Báo cáo tài chính, các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh…
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Việc nghiên cứu thành công đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như
thực tiễn.
Về lý luận, đề tài này giúp hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xếp hạng tín nhiệm
nói chung và các quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thương mại nói
riêng.
Về thực tiễn, đề tài này đưa ra nhận định về các yếu tố tác động lên tín nhiệm của
các doanh nghiệp vay vốn, bên cạnh đó là đánh giá được các mặt hạn chế của quy trình
xếp hạng tín dụng nội bộ tại GP.Bank, từ đó đưa ra các đề nghị nhằm xây dựng một quy
trình xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn thiện cho GP.Bank.
1.7. Bố cục nghiên cứu:
Bài nghiên cứu gồm 5 chương, chi tiết như sau:
o Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
o Chương 2: Tổng quan lý luận.
6
o Chương 3: Mô hình nghiên cứu.
o Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
o Chương 5: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng
doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
CHỦ ĐỀ LÀ TÍN NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG ĐẾN DN
CHỨ KHÔNG PHẢI TÍN NHIỆM DN
2.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng
2.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng
2.1.2. Vai trò của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
2.1.2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
7
2.1.2.2. Đối với các nhà phát hành
2.1.2.3. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài
2.1.2.4. Đối với các trung gian tài chính
2.1.2.5. Đối với Ngân hàng thương mại
2.1.2.6. Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán
2.1.2.7. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng
2.1.3. Các nguyên tắc và các yếu tố của một mô hình xếp hạng tín nhiệm
2.1.4. Một số phương pháp xếp hạng tín dụng hiện nay
2.1.4.1. Phương pháp chuyên gia
2.1.4.1.1. Phương pháp phân loại tín dụng doanh nghiệp của S&P
2.1.4.1.2. Phương pháp phân loại tín dụng doanh nghiệp của Fitch
2.1.4.1.3. Phương pháp phân loại tín dụng doanh nghiệp của Moddy’s
2.1.4.2. Mô hình toán học xếp hạng tín dụng
2.1.4.2.1. Mô hình chi số Z của Altman
2.1.4.2.2. Mô hình rủi ro tín dụng Zeta
2.1.4.2.3. Mô hình cấu trúc tổng hợp của Merton
2.1.4.2.4. Ứng dụng mô hình Logit trong phân loại doanh nghiệp
2.2. Các nghiên cứu trước đây
2.2.1. Một số nghiên cứu trên Thế giới
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về xếp hạng tín nhiệm, từ các nghiên cứu về
xếp hạng tín nhiệm của 1 quốc gia như: “Yếu tố quyết định và tác động của đánh giá tín
nhiệm quốc gia của Richard Cantor và Frank Packer, 2007”, đến các nghiên cứu về các

tổ chức xếp hạng tín nhiệm như: “Ngành xếp hạng tín dụng: Cạnh tranh và quy tắc của
Fabian Dittrich, năm 2007” , “ Cơ quan xếp hạng tín nhiệm của Jakob De Haan ,Fabian
Amtenbrink, năm 2011”, “Tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cải cách quy định của Aline
Darbellay, Frank Partnoy, năm 2012”… Và nhiều nghiên cứu khác về xếp hạng tín dụng
nói chung và hệ thống XHTD nội bộ được sử dụng trong các ngân hàng. Dưới đây mô tả
chi tiết một số nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu:
“Xây dựng và phát triển các mô hình xếp hạng tín dụng trong các ngân hàng
khu vực công ở Ấn Độ: Tài liệu tham khảo đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.” Của Srinvas Gumparthi , Swetha Khatri và V. Manickavasagam , năm 2011.
Nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng và phát triển các mô hình xếp hạng tín
dụng cho các ngân hàng khu vực công ở Ấn Độ. Trên cơ sở đánh giá sự cần thiết phải
tăng cường tính hiệu quả của các mô hình hiện có và nhận ra tác động của các chuẩn mực
8
Basel II. Các thông số rủi ro đã được phân loại theo bốn nhóm cụ thể là: Rủi ro ngành, rủi
ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro quản lý.
Bảng 2.1. Bảng điểm số của các nhân tố được sử dụng để đánh giá tín nhiệm của
các khách hàng
STT NHÂN TỐ SỐ ĐIỂM
Rủi ro ngành 280
1 Chu kỳ kinh doanh 4.85
2 Khoảng cách cung-cầu trong trong ngành 4.71
3 Chính sách của chính phủ đối với ngành 4.71
4 Rào cản trong ngành 5.13
5 Triển vọng tăng trưởng của ngành 4.38
6 Năng lực công nghệ 4.22
Rủi ro kinh doanh 260
7 Lịch sử 3.46
8 Mối quan hệ với nhà cung cấp 3
9 Mối quan hệ với khách hàng 2.9
10 Cạnh tranh 4

11 Công nghệ 2.77
12 Chuyên môn 2.9
13 Nhu cầu về các sản phẩm 2.9
14 Sức mạnh của mạng lưới phân phối 4.07
Rủi ro tài chính 290
15 Thanh khoản 5.51
16 Đòn bẩy 5.31
17 Tăng trưởng doanh thu 4.35
18 Lợi nhuận 4.54
19 Phạm vi quan tâm 4.75
20 Tỷ lệ hoạt độn 4.54
Quản lý rủi ro 170
21 Minh Bạch 1.77
22 Yếu tố gia đình 2.11
23 Tình trạng tài chính 1.55
24 Chất lượng nhân viên 2
25 Hồ sơ thanh toán 2.29
26 Hồ sơ tuân thủ 1.62
27 Cơ cấu tổ chức 1.93
9
(Nguồn: Design and development of credit rating model for public sector banks in India:
Special reference to small and medium enterprises; Srinvas Gumparthi, Swetha Khatri1
and V. Manickavasagam)
Bài nghiên cứu sử dụng mẫu được thu thập từ 15 ngân hàng và số lượng chuyên gia
đã được khảo sát là 30. Bài nghiên cứu chọn mẫu 31 công ty vừa và nhỏ, với các dữ liệu
thứ cấp (các chỉ số tài chính từ các BCTC và các kết quả xếp hạng của các ngân hàng).
Mô hình nghiên cứu:
Y = a + k
1
X

1
+k
2
X
2
+……. +k
n
X
n
Trong đó Y là một biến phụ thuộc, X
1
, X
2
X
n
là biến độc lập và k
1
, k
2
,…., k
n
là hệ số
của các biến độc lập . Các biến phụ thuộc và độc lập như sau:
o Biến phụ thuộc ( Y) là đánh giá rủi ro của khách hàng
o Các biến độc lập ( X
1
, X
2
X
27

) như sau:
Trong đó:
X
1
= Chu kỳ kinh doanh, X
2
= Khoảng cách cung-cầu trong trong ngành, X
3
=
Chính sách của chính phủ đối với ngành, X
4
= Rào cản trong ngành, X
5
= Triển vọng tăng
trưởng của ngành, X
6
= Năng lực công nghệ , X
7
= Lịch sử , X
8
= Mối quan hệ với nhà
cung cấp, X
9
= Mối quan hệ với khách hàng, X
10
= Cạnh tranh , X
11
= Công nghệ , X
12
=

Chuyên môn , X
13
= Nhu cầu về các sản phẩm , X
14
= Sức mạnh của mạng lưới phân
phối , X
15
= Thanh khoản , X
16
= Đòn bẩy, X
17
= Tăng trưởng doanh thu , X
18
= Lợi nhuận,
X
19
= Phạm vi quan tâm , X
20
= Tỷ lệ hoạt động , X
21
= Minh Bạch , X
22
= Yếu tố gia
đình , X
23
= Tình trạng tài chính , X
24
= Chất lượng nhân viên, X
25
= Hồ sơ thanh toán ,

X
26
= Hồ sơ tuân thủ và X
27
= Cơ cấu tổ chức.
Kết quả hồi quy:
Y = 0.841X
1
+ 0.369X
2
+ 0,548X
3
- 0.205X
4
- 0,002 X
5
- 0,055 X
6
- 0,069 X
7
+ 0.845X
8
-
0,087 X
9
- 0.021 X
10
+ 0.616 X
11
- 1,068 X

12
+ 0,535 X
13
+ 0.017 X
14
+ 0,177 X
15
+
0.062X
16
+ 0,280 X
17
+ 0,490 X
18
- 0,217 X
19
- 0.112 X
20
+ 0,469 X
21
- 0,218X
22
- 0,026X
23
- 0.160X
24
+ 0,298 X
25
- 0,597 X
26

- 0,015 X
27
.
10
Kết quả sử dụng mô hình mới xây dựng cho thấy: Các mô hình mới đã có thể phân
loại 27 hồ sơ một cách chính xác trong số 31 hồ sơ chọn mấu. Vì vậy, tỷ lệ phân loại
chính xác là 87,1%. Trong khi các mô hình hiện tại đang được sử dụng trong các ngân
hàng khu vực công ở Ấn Độ chỉ có thể phân loại 25 hồ sơ một cách chính xác trong số
31. Vì vậy, tỷ lệ phân loại chính xác là 80,6%.
“Xây dựng và phát triển mô hình đánh giá rủi ro tín dụng với các Khách hàng
doanh nghiệp lớn - Một phân tích so sánh.” Của Srinivas Gumparthi, năm 2012.
Mô hình được xây dựng bằng cách sử dụng một phương pháp hai bước. Đầu
tiên rủi ro được đánh giá bằng cách nhận diện toàn bộ các nguy cơ. Sau đó các rủi ro
được phân tích và chia ra thành 2 loại có liên quan và không liên quan đến tín nhiệm
của các khách hàng. Để nghiên cứu mô hình, một mẫu bao gồm 70 khách hàng các
ngân hàng được sử dụng. Mô hình hiện tại đang được sử dụng có thể giải thích khoảng
79,16% số lượng khách hàng. Tuy nhiên, mô hình được bài nghiên cứu xây dựng và đề
xuất có thể giải thích 91,67% số lượng khách hàng.
Mô hình được được sử dụng:
Y = a + k
1
x
1
+k
2
x
2
+……. +k
n
x

n
Trong đó: Y là biến phụ thuộc, x
1
, x
2
,…,x
n
là các biến độc lập. k
1
, k
2
, …, k
n
là các
hệ số của biến độc lập. Các biến độc lập được xác định ở bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2: Các biến phụ thuộc của mô hình
Ký hiệu
biến Giải thích
Ký hiệu
biến Giải thích
X
1
Lịch sử khách hàng
X
11
Mức độ thành công
X
2
Tình trạng ngành
X

12
Chất lượng nhân viên
X
3
Mối quan hệ với nhà cung cấp
X
13
Kiểm soát nội bộ
X
4
Mối quan hệ với khách hàng
X
14
Lịch sử trả nợ
X
5
Cạnh tranh
X
15
Lịch sử tuân thủ
X
6
Tính thanh khoản
X
16
Tính toàn vẹn
X
7
Đòn bẩy
X

17
Yếu tố gia đình
X
8
Tăng trưởng doanh thu
X
18
Tình hình tài chính
X
9
PBDIT/doanh thu
X
19
Thẩm quyền quản lý
11
X
10
Tỷ số khả năng trả nợ
X
20
Mức độ cam kết
(Nguồn: Tổng hợp từ bài nghiên cứu “Design and Development of Credit Risk
Assessment Model for Large Corporate Clients ––A Comparative Analysis”).
Kết quả hồi quy:
Y= - 0.218X
1
+ 0.225X
2
- 0.731X
3

+ 0.795X
4
+ 0.322X
5
- 1.572X
6
+ 0.956X
7
- 0.156X
8
+
0.623X
9
-0.567 X
10
+ 0.194 X
11
- 0.224 X
12
- 0.249 X
13
– 1.403 X
14
+ 0.715X
15
+ 1.299X
16

+ 0.896 X1
7

- 0.796 X
18
+ 0.293X
19
+ 0.400X
20
Mô hình mới được xây dựng và phát triển có thể thay thế cho các mô hình mà các
ngân hàng đang sử dụng hiện tại. Mục tiêu cuối cùng của mô hình là để tăng độ chính xác
trong việc quyết định cấp vốn vay trong đó hàm ý những điều sau đây: Các doanh nghiệp
tốt xứng đáng được cấp tín dụng và tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp rủi ro bị từ chối tín
dụng và giảm thiệt hại, và cải thiện độ chính xác của việc dự báo rủi ro và có ảnh hưởng
đến lợi nhuận.
“Chất lượng kiểm soát nội bộ về báo cáo tài chính, Quản trị công ty và xếp
hạng tín dụng.” (Mohamed A. Elbannan, Đại học Cairo, năm 2008).
Bài viết khảo sát mối liên hệ giữa mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp và chất lượng
của kiểm soát nội bộ trên báo cáo tài chính, và vai trò của quản trị doanh nghiệp. Biến
giải thích công ty cụ thể được đưa vào phân tích dựa trên một cuộc khảo sát của nghiên
cứu trước đó, bao gồm các yếu tố quyết định xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp được đưa
ra trong các nghiên cứu của Horrigan năm 1966; Kaplan và Urwitz 1979; Boardman và
McEnally 1981; Lamy và Thompson năm 1988; Ziebart và Reiter 1992. Các phân tích
tiếp theo bao gồm bảy biến độc được xem lập như các yếu tố quyết định xếp hạng tín
dụng.
Mô hình nghiên cứu:
CRDT_RTNGj = β0 + β1ICWj + β2SIZEj + β3ROAj + β4INDUSTRYj +
β5LOSSj + β6OPCASHj + β7CVNIj + β8LEVERj + ej
Trong đó:
CRDT_RTNGj là biến phục thuộc (xếp hạng tín nhiệm).
12
Các biến độc lập bao gồm:
- Quy mô công ty (SIZE): là một yếu tố quyết định quan trọng của sức mạnh tài

chính với tổng tài sản lớn hơn sẽ tương ứng với xếp hạng trái phiếu cao hơn.
- Hoạt động tài chính công ty như được đánh giá bởi lợi nhuận của nó được đo
bằng ROA.
- Một biến chỉ số (INDUSTRY) được sử dụng để kiểm soát rủi ro, nó được mặc
định thấp hơn cho các công ty hoạt động trong ngành quy định. INDUSTRY
được thiết lập bằng một nếu một công ty là một tổ chức tài chính hoặc công ty
tiện ích và bằng không cho các công ty không trong hai ngành này).
- Mức độ đòn bẩy (LEVER) đại diện cho một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với
sở hữu trái phiếu với nợ dài hạn cao hơn sẽ được đánh giá với xếp hạng trái
phiếu thấp hơn. ROA thấp hơn và giá trị LEVER cao hơn phản ánh rủi ro mặc
định lớn hơn.
- Nghiên cứu sử dụng biến LOSS, một bộ biến phân loại bằng một nếu báo cáo
của công ty lỗ trong năm tài chính hiện tại và các năm trước và ngược lại.
- Một biện pháp đánh giá dòng tiền là sử dụng biên (OPCASH), dùng để đánh giá
năng lực tạo ra dòng tiền của công ty. Với dòng tiền cao hơn sẽ tương ứng với
xếp hạng trái phiếu cao hơn.
- Cuối cùng, mức độ thay đổi của dòng thu nhập của công ty (CVNI) cung cấp
một biện pháp đánh giá về thu nhập ổn định với biến đổi lớn hơn có khả năng
dẫn đến một kết quả là xếp hạng trái phiếu thấp hơn.
Bài nghiên cứu sử dụng mẫu với 171 công ty nhiêm yết tại Mỹ. Với dữ liệu được lấy
từ 3 nguồn: , www.compustat.com và cơ sở dữ liệu
G_SCORE Gompers '(2003). Kết quả nghiên cứu:
Bảng 2.3: Kết quả nghiên cứu
Biến
Chiều ảnh hưởng
KQ hồi quy
Lý thuyết KQ nghiên cứu
SIZE + + 1.444***
ROA + + 3.770***
INDUSTRY + + 0.780***

LOSS - - -1.525***
OPCASH + + 12.270***
13
CVNI - - -0.024*
LEVER - - -3.400***
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bài nghiên cứu: Chất lượng kiểm soát nội bộ về
báo cáo tài chính, Quản trị công ty và xếp hạng tín dụng)
* : Mức ý nghĩa 1%.
** : Mức ý nghĩa 5%.
***: Mức ý nghĩa 10%.
2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về xếp hạng tín dụng nội bộ trong ngân hàng, từ
các nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia đến các luận văn thạc sĩ trong các trường
đại học như:
Giới thiệu một số mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng, giải pháp giảm thiểu nợ
xấu của TS. Đào Minh Phúc, năm 2012. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra lý thuyết
về sự quan trọng của xếp hạng tín dụng nội bộ và giải thích các chỉ số tài chính và phi tài
chính được áp dụng trong việc xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu
2 mô hình chấm điểm tín dụng là: Mô hình điểm số của Altman và Mô hình Logistic.
Xếp hạng tín dụng góp phần đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng của các ngân
hàng thương mại của TS. Nguyễn Đức Hưởng. Trong bài nghiên cứu, ngoài phần lý
thuyết về xếp hạng tín dụng, tác giả đưa ra kinh nghiệm xếp hạng tín dụng trên thế giới,
đánh giá thực trạng xếp hạng tín dụng tại Việt Nam và đưa ra một số biện pháp nhằm xây
dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Bàn về vai trò của xếp hạng tín dụng đối với phát triển kinh tế và quản trị rủi ro của
TS.Nguyễn Xuân Đồng. Trong bài nghiên cứu, tác giả tập trung vào việc làm rõ vai trò của
xếp hạng tín dụng, đặc biệt là với ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank).
Ngoài ra, xếp hạng tín dụng còn là đề tài được khá nhiều học viên chọn làm luận
văn thạc sĩ như: Luận văn :”Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của
các ngân hàng thương mại tại TP.Hồ Chí Minh”, của Trần Đại Sinh, năm 2007; “Hoàn

thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và
14
phát triển Việt Nam” của Thủy Ngọc Thu, năm 2007; “Nghiên cứu về hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” của Trần Thị Thúy Hà, năm 2012……
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp
tại GP.Bank:
3.1.1. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại GP.Bank:
Để tiến hành xếp hạng tín dụng một doanh nghiệp, nhân viên tiến hàng xếp hạng
phải thu thấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp được xếp hạng chi tiết như sau:
 Thông tin chung (được dùng để đánh giá rủi ro quản lý).
 Thông tin pháp lý (được dùng để đánh giá rủi ro quản lý).
 Bản sao các giấy phép hoạt động kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp.
 Danh mục về các sản phẩm và dịch vụ chính của doanh nghiệp.
 Thông tin quan hệ tín dụng (Dùng để đánh giá uy tín và chất lượng quan hệ tín dụng
của DN).
 Thông tin tài chính
Sau khi đã thu thập đầy đủ mội thông tin nhất có thể của doanh nghiệp được xếp
hạng, nhân viên xếp hạng tiến hành phân tích, đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp theo các
tiêu thức và thang điểm cho trước. Dựa vào kết quả thu được, doanh nghiệp sẽ được phân
hạng theo các hạng từ 1 đến 5 theo quy định của ngân hàng.
3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá
3.1.2.1. Các chỉ tiêu tài chính
3.1.2.2. Các chỉ tiêu phi tài chính
3.1.2.3. Các chỉ tiêu uy tín với tổ chức tín dụng
3.1.3. Phương pháp tính điểm
3.1.3.1. Thang điểm các chỉ tiêu tài chính
3.1.3.2. Thang điểm các chỉ tiêu phi tài chính
3.1.2.3. Thang điểm các chỉ tiêu uy tín với các tổ chức tín dụng
3.2. Mô hình nghiên cứu

15
3.2.1. Quy trình nghiên cứu
Trong phần trước, đề tài đã giới thiệu sơ bộ về mô hình XHTD nội bộ hiện đang áp
dụng tại GP.Bank. Tuy nhiên, kết quả của mô hình có thực sự phản ánh được thực trạng
hoạt động kinh doanh, tài chính và mức độ uy tín của khách hàng hay không thì chưa
được kiểm chứng.
Xuất phát từ dữ liệu các xếp hạng của các doanh nghiệp là khách hàng tại GP.Bank,
bài nghiên cứu sẽ tiến hành hồi quy để ước lượng các tham số bằng Eview dựa trên mô
hình xếp hạng mẫu của GP.Bank.
Tỷ trọng điểm số tối đa của mỗi nhóm chỉ tiêu được giới hạn theo bảng sau:
Bảng 3.3: Bảng tỷ trọng điểm số trong xếp hạng tín dụng
Chỉ tiêu Số điểm tối đa Tỷ trọng
Nhóm chỉ tiêu tài chính 60 41%
Nhóm chỉ tiêu phi tài chính 30 21%
Nhóm chỉ tiêu uy tín với TCTD 35 24%
Thưởng/Phạt 20 14%
Tổng 145 100%
(Nguồn: (Nguồn: Hướng dẫn xếp hạng tín dụng nội bộ GP.Bank)
Theo như mô hình, các chỉ tiêu về phi tài chính hiện chiếm tới 59% tổng số điểm
xếp hạng, tuy nhiên, việc đánh giá và cho điểm đối với các tiêu chí này còn mang tính chủ
quan và phụ thuộc vào trình độ thẩm định của Nhân viên xếp hạng cũng như áp lực kinh
16
doanh nặng nề khiến các đơn vị buộc phải cố gắng điều chỉnh cho mức xếp hạng khách
hàng của mình được cao nhằm tạo điều kiện cho khách hàng được hưởng mức lãi suất
cạnh tranh. Vì vậy, cần có những bước tái thẩm định tín dụng nhằm đánh giá lại toàn bộ
các hồ sơ và khách hàng vay vốn, với nhiệm vụ đánh giá rủi ro tín dụng liên quan đến các
khoản vay, trong đó có việc tái thẩm định lại mức xếp hạng của các khách hàng sao cho
mức xếp hạng phản ánh được một cách phù hợp nhất thực trạng hoạt động kinh doanh,
hoạt động tài chính, định hướng phát triển ngành nghề của doanh nghiệp …
Tác giả của đề tài mong muốn được phân tích, nghiên cứu sâu hơn về phương pháp

xây dựng mô hình, tìm ra được các chỉ tiêu nào chiếm vai trò quan trọng trong bộ chỉ tiêu
của mô hình để từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc thẩm định và tái thẩm định kết quả
xếp hạng từ các đơn vị.
3.2.2. Mô tả số liệu
Trong khuôn khổ hạn chế của đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung vào việc xem
xét bộ chỉ tiêu liên quan đến xếp hạng tín dụng cho Khối khách hàng doanh nghiệp, đây
cũng là khối khách hàng chiếm tỷ trọng dư nợ đa số và có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt
động kinh doanh do kết quả xếp hạng ảnh hưởng đến mức lãi suất cho vay cũng như việc
trích lập dự phòng rủi ro của mỗi khách hàng. Theo mô hình xếp hạng, khối doanh nghiệp
được chia thành 4 ngành nghề chính
o Nông, lâm, ngư nghiệp
o Sản xuất công nghiệp
o Xây dựng
o Thương mại dịch vụ
Để ước lượng các tham số của mô hình, cần phải thu thập số liệu. Tác giả đã thu
thập dữ liệu xếp hạng của 110 khách hàng ngẫu nhiên thuộc 4 ngành nghề Xây dựng và
Thương mại, dữ liệu bao gồm kết quả chấm điểm và xếp hạng của các khách hàng
(Scoring và Rating), điểm số của từng chỉ tiêu (chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính)
để có thể tính toán ra kết quả chấm điểm đó. Dữ liệu thu thập về các khách hàng tại thời
điểm 31/12/2012.
17
Scoring là tổng điểm xếp hạng của khách hàng được tính toán bằng tổng tích số của
trọng số mỗi chỉ tiêu nhân với mức điểm đánh giá cho mỗi chỉ tiêu đó. Rating là bậc xếp
hạng của các khách hàng đã được đưa ra từ tổng điểm Scoring tương ứng của khách hàng.
3.2.3. Mô hình nghiên cứu
Về cơ bản, bộ chỉ tiêu cho các ngành nghề khác nhau cũng khá tương đồng, tuy
nhiên có sự khác biệt bởi một vài chỉ tiêu cho phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành
nghề. Do vậy, để thuận tiện cho công tác thống kê của đề tài, tác giả cũng đã quy ước tên
của các biến trong mô hình theo thứ tự các nhóm chỉ tiêu là: nhóm chỉ tiêu tài chính (A);
nhóm chỉ tiêu phi tài chính (B); nhóm chỉ tiêu uy tín với TCTC (C); nhóm chỉ tiêu điểm

thưởng/phạt (D).
Việc Nhân viên tái thẩm định tín dụng phải rà soát cả bộ 45 chỉ tiêu xếp hạng của
mỗi khách hàng là một công việc khá khó khăn và gây mất thời gian. Do vậy, để giảm
thiểu thời gian cho Nhân viên đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng trong nghiệp vụ chuyên
môn, tác giả đề tài sử dụng phương pháp Phân tích hồi quy với phần mềm hồi quy tuyến
tính Eviews để xác định mối liên hệ phụ thuộc giữa Tổng điểm xếp hạng tín dụng của
khách hàng với các điểm số của các chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng.
Eviews là một phần mềm nổi tiếng trong phân tích thống kê. Nó phân tích mối
quan hệ giữa biến phụ thuộc Y (ở đây là kết quả tổng điểm của khách hàng) và các biến
giải thích (ở đây là điểm số của mỗi chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng), từ đó xác định
được các biến có ý nghĩa giải thích tốt cho mô hình xếp hạng thông qua việc thống kê các
biến có chỉ số p-value < 5% khi xem xét mối tương quan của từng nhóm chỉ tiêu đối với
kết quả Chấm điểm hiện đã có từ mô hình, tìm kiếm một số biến giải thích trong số 25
biến có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả chấm điểm cuối cùng của mỗi khách hàng. Sau
đó sẽ thiết lập mô hình toán học để mô tả mối quan hệ giữa các biến này, mô hình hồi quy
được thiết lập như sau:
Y = β
1
+ + u
Trong đó:
o Y: Tổng điểm cho mỗi khách hàng (Biến phụ thuộc).
18
o Xi: Số điểm cho mỗi chỉ tiêu (Biến độc lập, quy định tại bảng 3.1, 3.2, 3.3).
o β1: Hệ số chặn.
o βi: Hệ số góc.
o u: Yếu tố ngẫu nhiên.
o i (nhận giá trị từ 1 tới n): số chỉ tiêu.
Biến phụ thuộc Y là đại lượng ngẫu nhiên, có quy luật phân bố xác suất, các biến
độc lập Xi không phải là biến ngẫu nhiên, giá trị của chúng đã được cho trước. Phân tích
hồi quy sẽ giải quyết các vấn đề sau:

o Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị đã cho của các biến độc
lập (điểm số của các chỉ tiêu tương ứng với mỗi khách hàng).
o Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc
Bảng 3.1: Bảng ký hiệu quy ước các chỉ tiêu tài chính trong XHTD tại GP.Bank
A Nhóm chỉ tiêu tài chính Ký hiệu quy ước
I Khả năng thanh toán
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn X1
2 Khả năng thanh toán nhanh X2
II Các chỉ tiêu hoạt động
3 Vòng quay các khoản phải thu X3
4 Vòng quay hàng tồn kho X4
5 Vòng quay VLĐ X5
6 Hiệu quả sử dụng tài sản X6
III Khả năng tự tài trợ (%)
7 Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản X7
IV Khả năng sinh lời (%)
8 Tốc độ tăng trưởng doanh thu X8
9 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận X9
10 Biên lợi nhuận ròng X10
11 Tỷ suất lợi nhuận trên Tài sản ROA X11
12 Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn ROE X12
(Nguồn: Hệ thống xếp hạng nội bộ GP.Bank)
Bảng 3.2: Bảng ký hiệu quy ước các chỉ tiêu phi tài chính trong XHTD tại GP.Bank
B Nhóm chỉ tiêu phi tài chính Ký hiệu quy ước
1 Triển vọng tăng trưởng của ngành X13
2 Khả năng cạnh tranh trên thị trường X14
3 Mối quan hệ với nhà cung cấp X15
4 Chất lượng báo cáo tài chính X16
5 Kinh nghiệm quản lý của đội ngũ lãnh đạo X17
19

6 Uy tín của Chủ doanh nghiệp trên thị trường X18
(Nguồn: Hệ thống xếp hạng nội bộ GP.Bank)
Bảng 3.3: Nhóm các chỉ tiêu uy tín với TCTD
C Nhóm chỉ tiêu uy tín với TCTD Ký hiệu quy ước
1 Tỷ lệ nợ gốc gia hạn (%) X19
2 Tỷ lệ lãi quá hạn (%) X20
3 Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo (%) X21
4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tại GP.Bank X22
5 Mức độ quan hệ tín dụng với GP.Bank (%) X23
6 Tỷ lệ chuyển doanh thu qua GP.Bank (%) X24
7 Tỷ lệ TSĐB có tính thanh khoản cao X25
(Nguồn: Hệ thống xếp hạng nội bộ GP.Bank)
Dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết giá trị của các biến độc lập.
Trong nghiên cứu này, vấn đề đó là sự kiểm định giá trị Scoring trung bình khi đã biết giá
trị điểm số của một số chỉ tiêu đã chọn lọc, xem giá trị này có nằm trong khoảng tương
ứng với kết quả xếp hạng (Rating) của khách hàng đó như trong dữ liệu đã biết hay
không? Nếu kết quả phù hợp so với dữ liệu ban đầu, có thể kết luận về tính chính xác của
phân tích hồi quy.
3.2.4. Phương pháp khảo sát ý kiến của chuyên gia:
Nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận đã được trình bày ở chương 2, kiểm chứng thực tế để
đưa ra giải pháp phù hợp và có ý nghĩa đối với mô hình đã kiểm tra, tác giả đã tiến hành
nghiên cứu sự đánh giá các yếu tố tác động đến tín nhiệm doanh nghiệp đang vay vốn của
các chủ doanh nghiệp, nhân viên thẩm định tín dụng và của các chuyên gia nghiên cứu
trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 12 năm 2013
đến ngày 15 tháng 02 năm 2014 với hình thức điều tra thông qua phiếu thăm dò ý kiến.
Phiếu thăm dò ý kiến gồm 28 câu hỏi, trong đó có 3 câu đề cập đến những thông tin
chung về người khảo sát và 25 câu liên quan đến các yếu tố tác động đến tín nhiệm của
doanh nghiệp vay vốn đã được nghiên cứu (xem nội dung chi tiết tại phụ lục 1). Phiếu
thăm dò được gửi đến 30 doanh nghiệp và 20 cán bộ thẩm định tín dụng và 10 chuyên gia

trong lĩnh vực tài chính.
20
Bảng hỏi được sử dụng rộng rãi và là một công cụ hữu ích để thu thập thông tin,
cung cấp dữ liệu theo cấu trúc đã có sẵn; dữ liệu có thể kiểm soát được mà không cần sự
có mặt của người nghiên cứu; dữ liệu rõ ràng, thuận tiện cho công tác phân tích. Tuy
nhiên, cũng cần có thời gian để xây dựng, thử nghiệm và hoàn chỉnh bảng hỏi; dữ liệu thu
được còn đơn giản và ở phạm vi hạn chế, ít linh hoạt trong câu trả lời.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả phân tích hồi quy ước lượng các tham số
4.1.1. Kết quả hồi quy các chi tiêu tài chính
4.1.2. Kết quả hồi quy các chi tiêu phi tài chính
4.1.3. Kết quả hồi quy các chi tiêu uy tín với tổ chức tín dụng
4.1.4. Mô hình hồi quy tổng quát
21
4.2. Kiểm tra tính chính xác của hồi quy
4.3. Đánh giá về bộ chỉ tiêu rút gọn của mô hình
4.4. Đánh giá kết quả khảo sát
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ
TOÀN CẦU
5.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện xếp hạng tín nhiệm
22
5.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp của GP.Bank
5.3. Nhóm giải pháp giúp đánh giá sự trung thực và hợp lý của các chỉ số tài chính
khi xếp hạng tín dụng
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bao gồm các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Do đó một số tài liệu tham khảo

dự kiến như sau:
A. Tiếng Việt
1. Báo cáo tài chính của 150 khách hàng doanh nghiệp của GP.Bank
2. Quy trình tín dụng, quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ của GP.Bank
23
3. Cao Hào Thi (2007 – 2008), Kinh tế lượng, Bài giảng chương trinh giảng dạy
kinh tế Fulbright.
4. GS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS.TS Phan Thị
Bích Nguyệt, TS Nguyễn Thị Liên Hoa, TS Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài
chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.
5. GS.Nguyễn Quan Đông, TS. Nguyễn Trọng Hòa, Xếp hạng tín nhiệm 596
doanh nghiệp niêm yết tên sàn chứng khoán Việt Nam (2011), NXB Thông tin
và truyền thông.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của TCTD, tại Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ban hành
tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), về việc sửa đổi bổ sung quyết định
127/2005/QĐ-NHNN về việc việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối
với khách hàng tại Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Về việc về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều trong Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo quyết
định 1627/ QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN tại Quyết định
127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005.
10.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), quy định về sửa đổi bổ sung quyết
định 493/2005/QĐ-NHN ban hành tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày
25/4/2007
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), về việc sửa đổi bổ sung một số điều của
quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ban hành tại Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN

B. Tiếng Anh
12.Darren J. Kisgen, Credit Ratings and Capital Structure (2003).
13.Fabian Dittrich, The Credit Rating Industry: Competition and Regulation
(2007).
14.Jens Hilscher, Mungo Ivor Wilson, Credit Ratings and Credit Risk: Is One
Measure Enough? (2013).
15.Mohamed A. Elbannan: “Quality of internal control over financial reporting
corporate governance anh credit ratings”, 2008.
24
16.Prof. Dr. Srinivas Gumparthi: “Design and Development of Credit Risk
Assessment Model for Large Corporate Clients ––A Comparative Analysis”,
2012.
17.Richard Cantor and Frank Packer: “Determinants and Impact of Sovereign
Credit Ratings”, 1996.
18.Siegfried Utzig, The Financial Crisis and the Regulation of Credit Rating
Agencies: A European Banking Perspective (2010).
19.Srinvas Gumparthi, Swetha Khatri and V. Manickavasagam: “Design and
development of credit rating model for public sector banks in India: Special
reference to small and medium enterprises”, 2011.
C. Các trang WEB, bản tin
20.
21.
22.www.hsx.vn
23.www.mof.gov.vn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI KHẢO SÁT:
1.1. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Nghề nghiệp:
 Quản lý doanh nghiệp
 Cán bộ thẩm định ngân hàng

 Nghiên cứu về tài chính
 Khác
2. Kinh nghiệm làm việc
 Dưới 5 năm
 Từ 5 năm  10 năm
 Trên 10 năm
3. Theo Anh/Chị, xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp có quan trọng hay
không?
 Có
 Không
1.2. CẢM NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
25

×