Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

xây dựng hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tư vấn học tập trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 86 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC






TRẦN HIẾU





XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÍCH HỢP
THÔNG TIN HỖ TRỢ HỆ THỐNG TƢ VẤN
HỌC TẬP TRỰC TUYẾN


Chuyên ngành : Khoa học máy tính
Mã số : 60.48.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. Nguyễn Thanh Bình






Huế, 2007
- i -
LỜI CẢM ƠN


Trƣớc tiên, con muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ, những ngƣời
đã sinh thành, dƣỡng dục, hỗ trợ mọi điều kiện vật chất và tinh thần để con có
đƣợc ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Thanh Bình đã hƣớng dẫn
chỉ bảo tận tình giúp tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cám ơn Trƣờng Đại Học Khoa Học - Huế, Khoa Công
Nghệ Thông Tin đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc học tập, và quí
thầy cô đã tận tình giảng dạy giúp tôi có đƣợc những kiến thức cơ bản về
chuyên môn.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Công nghệ Thông tin - Đại học
Huế cùng tất cả đồng nghiệp, ngƣời thân và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.


Huế, tháng 09 năm 2007




Trần Hiếu
- ii -

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn đƣợc thực hiện bằng công sức của mình,
không sao chép từ công trình khác. Mọi thông tin tham khảo đều đƣợc trích
dẫn đầy đủ. Nếu có gì gian dối tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Huế, tháng 9 năm 2007


Trần Hiếu
- iii -
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐTTT : Đào tạo trực tuyến
CNTT: Công nghệ thông tin
SOA: Service Oriented Architecture (Kiến trúc hƣớng dịch vụ)
UC: Usecase (Trƣờng hợp sử dụng )
ETL: Extract-Transform- Loading (Chiết – Chuyển đổi – Nạp)
XML:Extensible Markup Language
SOAP: Simple Object Access Protocol
WSDL: Web Services Description Language
UDDI: Universal Description Discovery and Integration
- iv -
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Kiến trúc hệ thống kho dữ liệu [3] 6

Hình 1.2 Quá trình ETL [21] 8
Hình 1.3 Lƣợc đồ thông tin học viên của phần mềm moodle 11
Hình 1.4 Bảng thông tin học viên trong phần mềm Atutor 11
Hình 1.5 Ví dụ về sự tích hợp dữ liệu 13
Hình 1.6 Kiến trúc Web Service [13] 14
Hình 1.7 Mô hình kiến trúc 2 tầng và 3 tầng [13] 16
Hình 1.8 Các tầng của kiến trúc hƣớng dịch vụ [13] 16
Hình 1.9 Hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến 19
Hình 2.1 Lƣợc đồ quan hệ của các bảng chứa thông tin cần tích hợp của phần mềm
Moodle 24
Hình 2.2 Lƣợc đồ quan hệ của các bảng chứa thông tin cần tích hợp của phần mềm
ATutor 25
Hình 2.3 Mô hình nghiệp vụ hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn học
tập trực tuyến 26
Hình 2.4 Kiến trúc hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn học tập trực
tuyến 29
Hình 2.5 Kiến trúc dịch vụ chiết dữ liệu 30
Hình 2.6 Kiến trúc chiết dữ liệu theo hƣớng kết nối trực tiếp 31
Hình 2.7 Kiến trúc chức năng chuyển đổi dữ liệu 32
Hình 2.8 Kiến trúc chức năng nạp dữ liệu 32
Hình 2.9 Kiến trúc chức năng quản lý thông tin nghuồn và đích 33
Hình 2.10 Phân cấp các chiều trong kho dữ liệu của hệ thống tƣ vấn học tập trực
tuyến 37
Hình 2.11 Mô hình lƣu trữ trong kho dữ liệu theo lƣợc đồ hình sao 38
Hình 2.12 Lƣợc đồ các bảng quản lý thông tin nguồn cung cấp 41
Hình 2.13 Lƣợc đồ bảng ánh xạ 42
Hình 2.14 Lƣợc đồ các bảng luật làm sạch 43
Hình 2.15 Cấu trúc cây thuật ngữ của hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến 43
Hình 2.16 Lƣợc đồ UC hệ thống tích hợp thông tin 44
Hình 2.17 Lƣợc đồ tuần tự: Đăng ký nguồn cung cấp dữ liệu 45

Hình 2.18 Lƣợc đồ tuần tự: Kích hoạt quá trình cung cấp thông tin 46
- v -
Hình 2.19 Lƣợc đồ tuần tự: Chiết dữ liệu thông qua dịch vụ 47
Hình 2.20 Lƣợc đồ tuần tự: Chiết dữ liệu thông qua phƣơng thức kết nối trực tiếp 48
Hình 2.21 Lƣợc đồ tuần tự: Chuyển đổi dữ liệu 49
Hình 2.22 Lƣợc đồ tuần tự: Nạp dữ liệu 49
Hình 2.23 Lƣợc đồ triển khai Hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn học
tập trực tuyến 50
Hình 3.1 Mô hình thuật toán chung của hệ thống tích hợp thông tin 51
Hình 3.2 Phần đầu của định nghĩa dịch vụ 57
Hình 3.3 Phần định nghĩa kiểu của tham số vào ra của dịch vụ 58
Hình 3.4 Phần định nghĩa tham số vào ra của thông điệp 59
Hình 3.5 Xác định kiểu dữ liệu cho thông điệp vào ra 59
Hình 3.6 Định nghĩa các thông điệp vào ra 60
Hình 3.7 Xác định địa chỉ của dịch vụ 60
Hình 3.8 Thông điệp yêu cầu đến chức năng getNumProfile 61
Hình 3.9 Thông điệp phản hồi của chức năng getNumProfile 61
Hình 3.10 Thông điệp yêu cầu chức năng getProfile 62
Hình 3.11 Một phần thông điệp phản hồi của chức năng getProfile 63
Hình 3.12 Giao diện danh sách các nguồn cung cấp 65
Hình 3.13 Giao diện đăng ký nguồn cung cấp 66
Hình 3.14 Giao diện định nghĩa thông tin về cơ sở dữ liệu của nguồn cung cấp 67
Hình 3.15 Giao diện định nghĩa thông tin dịch vụ của nguồn cung cấp 68
Hình 3.16 Giao diện định nghĩa ánh xạ từ nguồn cung cấp đến chuẩn chung 69
Hình 3.17 Giao diện định nghĩa các qui tắc làm sạch dữ liệu 70
Hình 3.18 Giao diện nhập mốc thời gian cung cấp thông tin 71
Hình 3.19 Giao diện thông báo trạng thái các quá trình tích hợp 71
Hình 3.20 Giao diện thông báo kết quả tích hợp thông tin 72
Hình 3.21 Giao diện chức năng xem nhật ký cung cấp thông tin 72
Hình 3.22 Mô phỏng dữ liệu trong kho dữ liệu của hệ thống tƣ vấn học tập trực

tuyến 73
Hình 3.23 Khối dữ liệu đa chiều của kho dữ liệu liệu tƣ vấn 74


- vi -

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thông tin học viên theo chuẩn IMS 34
Bảng 2.2 Bảng thông tin identification 34
Bảng 2.3 Bảng thông tin Goal 35
Bảng 2.3 Bảng thông tin Qcl 35
Bảng 2.5 Bảng thông tin Activity 35
Bảng 2.6 Bảng chuẩn chung thông tin của học viên 36
- vii -
MỤC LỤC
trang

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC HÌNH VẼ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
MỤC LỤC vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÍCH HỢP THÔNG TIN HỖ TRỢ HỆ THỐNG
TƢ VẤN HỌC TẬP TRỰC TUYẾN 3
1.1. Vấn đề tích hợp trong các hệ thống thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn học tập
trực tuyến 3
1.1.1. Giới thiệu 3
1.1.2. Tích hợp dữ liệu 5

1.1.3. Tích hợp hƣớng dịch vụ 13
1.2. Tích hợp thông tin từ các nguồn tài nguyên học tập hỗ trợ cho các hệ thống
tƣ vấn học tập trực tuyến 18
1.2.1. Hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến 19
1.2.2. Các vấn đề chuẩn hóa cho nguồn tài nguyên học tập 20
1.3. Tiểu kết 22
CHƢƠNG 2 MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG TÍCH HỢP THÔNG TIN HỖ TRỢ
HỆ THỐNG TƢ VẤN HỌC TẬP TRỰC TUYẾN 23
2.1. Phát biểu bài toán 23
2.1.1. Yêu cầu của hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn học tập
trực tuyến 23
2.1.2. Mô hình nghiệp vụ hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn học
tập trực tuyến 25
2.2. Một số hƣớng triển khai hỗ trợ quá trình tích hợp thông tin 27
2.3. Mô hình hóa hệ thống 29
2.4. Xây dựng chuẩn chung về thông tin học viên 33
2.5. Mô hình kho dữ liệu 36
2.6. Xây dựng lƣợc đồ các bảng siêu dữ liệu của hệ thống tích hợp 40
2.6.1. Lƣợc đồ các bảng quản lý thông tin các nguồn cung cấp 40
2.6.2. Bảng lƣu trữ các luật làm sạch dữ liệu 42
2.6.3. Hệ thống cây thuật ngữ (Terminology) 43
2.7. Mô hình hóa hệ thống tích hợp thông tin bằng ngôn ngữ UML 44
2.7.1. Lƣợc đồ chức năng đăng ký nguồn dữ liệu: 45
- viii -
2.7.2. Lƣợc đồ chức năng Kích hoạt quá trình cung cấp thông tin 45
2.7.3. Lƣợc đồ chức năng chiết dữ liệu thông qua dịch vụ 46
2.7.4. Lƣợc đồ chức năng chiết dữ liệu thông qua kết nối trực tiếp 47
2.7.5. Lƣợc đồ chức năng chuyển đổi dữ liệu 48
2.7.6. Lƣợc đồ chức năng nạp dữ liệu 49
2.7.7. Lƣợc đồ triển khai hệ thống tích hợp thông tin 50

2.8. Tiểu kết 50
CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÍCH HỢP THÔNG TIN HỖ TRỢ HỆ
THỐNG TƢ VẤN HỌC TẬP TRỰC TUYẾN 51
3.1. Xây dựng thuật toán cho các chức năng chính của hệ thống 51
3.1.1. Chức năng tổng thể của hệ thống tích hợp thông tin 51
3.1.2. Chức năng làm sạch dữ liệu 52
3.1.3. Chức năng chiết dữ liệu từ các nguồn cung cấp dữ liệu thông qua kết nối
trực tiếp đến cơ sở dữ liệu 53
3.1.4. Chức năng chiết dữ liệu từ các nguồn cung cấp dữ liệu qua dịch vụ 54
3.1.5. Chức năng chuyển đổi dữ liệu 55
3.1.6. Chức năng nạp dữ liệu 56
3.2. Xây dựng dịch vụ cung cấp dữ liệu 56
3.2.1. Định nghĩa dịch vụ cung cấp dữ liệu 57
3.2.2. Xây dựng cấu trúc của các thông điệp trao đổi giữa các dịch vụ 60
3.3. Chƣơng trình mô phỏng 64
3.4. Mô phỏng hoạt động của kho dữ liệu trong việc hỗ trợ tƣ vấn học tập 72
3.5. Tiểu kết 74
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, ngày càng nhiều các
hệ thống học tập trực tuyến(E-learning) đƣợc phát triển và áp dụng một cách rộng
rãi, dẫn đến việc bùng nổ thông tin về tài nguyên học tập. Nhằm tƣ vấn cho học
viên lựa chọn khóa học trực tuyến một cách chính xác, phù hợp hơn, nhiều nghiên
cứu theo hƣớng phát triển hệ thống tƣ vấn học tập đã đƣợc thực hiện [4, 5]. Tuy
nhiên, cũng nhƣ các hệ thống dựa trên nền tảng Web khác, các hệ thống tƣ vấn học
tập trực tuyến hiện nay đang gặp phải nhiều thách thức trong việc định vị, tìm kiếm,
chiết cũng nhƣ tích hợp những thông tin có chất lƣợng từ nhiều nguồn tài nguyên
học tập trực tuyến phân tán, đa tạp về nền, về cấu trúc, và về ngữ nghĩa. Chính vì

vậy, khả năng truy cập một cách kịp thời và hiệu quả đến các nguồn tài nguyên
thông tin học tập đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự
thành công của hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến.
Bên cạnh việc phát triển các chuẩn hỗ trợ tích hợp các nguồn tài nguyên học
tập, các hƣớng nghiên cứu hiện nay đang rất quan tâm đến kiến trúc hƣớng dịch vụ
[13] (Service-oriented architecture) cùng công nghệ dịch vụ Web (Web services).
Hƣớng tiếp cận này đảm bảo khả năng giao tác chung giữa các hệ thống học trực
tuyến với nhau, cũng nhƣ hỗ trợ khả năng tích hợp linh động các nguồn tài nguyên
học tập đa tạp thông qua các dịch vụ. Tuy nhiên, một môi trƣờng tích hợp theo SOA
cũng làm nảy sinh các vấn đề mới đối với việc tích hợp thông tin từ các hệ thống
học trực tuyến sử dụng phƣơng thức cung cấp thông tin theo kiến trúc hƣớng dịch
vụ, gọi là tích hợp dịch vụ.
Nhằm giải quyết cho những vấn đề nêu trên, luận văn hƣớng đến nghiên cứu
đề tài “Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn học tập trực
tuyến” với các mục tiêu sau:
 Nghiên cứu và ứng dụng việc chuẩn hóa các nguồn tài nguyên học tập
 Nghiên cứu và chọn phƣơng thức tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ
vấn học tập trực tuyến
- 2 -
 Xây dựng khung tích hợp cho hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống
tƣ vấn học tập trực tuyến
 Cài đặt một công cụ tích hợp dữ liệu và thông tin mẫu từ các nguồn tài
nguyên học tập
Dựa vào những mục tiêu đó, luận văn đƣợc xây dựng theo cấu trúc dƣới đây:
Chƣơng 1. tổng quan về tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn học
tập trực tuyến. Chƣơng này, giới thiệu một cách tóm tắt về khái niệm hệ thống tƣ
vấn học tập trực tuyến, kho dữ liệu, ETL (Extract – Transform - Load), Kiến trúc
hƣớng dịch vụ, dịch vụ Web (Web Service) và một số vấn đề liên quan cần giải
quyết, đây chính là cơ sở để xây dựng hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ
vấn.

Chƣơng 2. Mô hình hóa hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ
vấn học tập trực tuyến. Nội dung của chƣơng này tập trung vào việc phân tích yêu
cầu của bài toán tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến. Xây
dựng chuẩn chung về thông tin học viên, phân tích mô hình nghiệp vụ, định nghĩa
các chiều và lƣợc đồ chiều trong kho dữ liệu của hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến.
Sử dụng UML để mô hình hóa hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn
học tập trực tuyến.
Chƣơng 3. Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn
học tập trực tuyến. Nội dung của chƣơng này tập trung vào việc trình bày các thuật
toán sử dụng để xây dựng các chức năng chính của hệ thống nhƣ thuật toán làm
sạch dữ liệu, thuật toán chuyển đổi dữ liệu, thuật toán nạp dữ liệu. Ngoài ra, chƣơng
này cũng trình bày công cụ mô phỏng hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ
vấn học tập trực tuyến. Phần cuối của chƣơng, trình bày một số kết quả nghiên cứu
đã đạt đƣợc của đề tài và đề xuất hƣớng phát triển trong tƣơng lai.
- 3 -
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍCH HỢP THÔNG TIN HỖ TRỢ HỆ
THỐNG TƢ VẤN HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

1.1. Vấn đề tích hợp trong các hệ thống thông tin hỗ trợ hệ thống tƣ vấn học
tập trực tuyến
1.1.1. Giới thiệu
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, ngày càng nhiều các
hệ thống đào tạo trực tuyến (ĐTTT) đƣợc phát triển và áp dụng một cách rộng rãi.
Với những đặc tính nổi bật nhƣ phong phú và linh hoạt, dễ tiếp cận và tiện lợi, tiết
kiệm và hiệu quả, đào tạo trực tuyến mở ra một lối đi mới đầy tiềm năng cho sự
phát triển của ngành giáo dục và đào tạo.
Có thể nói, đào tạo trực tuyến mang lại một cuộc cách mạng về học tập.
Trong đó, ngƣời học có thể tham gia các khóa học trong bất cứ thời gian nào, tại bất
cứ địa điểm nào trên thế giới, vƣợt qua những trở ngại về mặt không gian và thời

gian. Bên cạnh đó, ĐTTT cũng thay đổi cách tiếp cận, lĩnh hội tri thức, qua đó
không còn những cảnh thầy đọc trò ghi nữa mà vai trò của ngƣời học ngày càng chủ
động hơn. Các hoạt động đọc, xem, khám phá, nghiên cứu, tƣơng tác, thực hành,
giao tiếp, thảo luận, chia sẻ kiến thức trên mạng mang lại cho ngƣời học nhiều hứng
thú và niềm vui tìm tòi, suy nghĩ.
Với sự phát triển chung của xã hội, ĐTTT có hiệu quả kinh tế cao khi chỉ cần
một giáo viên giỏi có thể giảng cho hàng nghìn ngƣời; có thể dễ dàng mời giáo
viên, chuyên gia nƣớc ngoài giảng dạy với chi phí không còn quá tốn kém nhƣ
trƣớc. Qua đó, ĐTTT giúp nâng cao quy mô và chất lƣợng đào tạo, làm giảm chênh
lệch về cơ hội học tập giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, giữa nông thôn và thành thị,
giúp giáo dục Việt Nam hội nhập nhanh hơn với thế giới.
Trên thế giới đã có nhiều trƣờng đại học và viện nghiên cứu cũng nhƣ các tổ
chức giáo giục đào tạo đã áp dụng ĐTTT vào công tác giảng dạy nhƣ trƣờng đại
học Central Lancashire ở Anh, Canterbury ở New Zealand, Capella của Mỹ, và
nhiều trƣờng đại học khác trên thế giới. Theo báo cáo của tập đoàn Sloan, nguồn
- 4 -
cung cấp thông tin về đào tạo trực tuyến, năm 2003 đã có hơn 1,9 triệu học viên
tham gia ĐTTT tại Mỹ, tỉ lệ gia tăng là 25% mỗi năm [17].
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ĐTTT, tại Việt Nam, Khoa CNTT Đại
Học Mở Hà Nội là đơn vị đầu tiên tổ chức ĐTTT có cấp bằng đại học cho học viên.
Từ năm 2001, trung tâm Công Nghệ Đào Tạo Trực Tuyến của khoa đã thành lập
trƣờng học ảo “FIHOU CYBERSCHOOL” và bắt đầu tuyển học viên ngành CNTT
tại website . Đến nay, trƣờng có hơn 1000 học viên theo
học CNTT trực tuyến, với mức học phí bằng 1/3 so với học theo kiểu truyền thống.
Một số đơn vị khác nhƣ ĐH Công Nghệ thuộc ĐH Quốc Gia Hà Nội cũng đã bƣớc
đầu tổ chức đào tạo trực tuyến về CNTT-VT, trong đó Học Viện BCVT trong năm
học 2006 đƣợc Bộ GDĐT cấp chỉ tiêu 2.000 học viên [16].
 Sự bùng nổ thông tin trong lĩnh vực đào tạo điện tử
Tuy nhiên, ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, sự phát
triển và áp dụng một cách rộng rãi ngày càng nhiều các hệ thống học tập trực tuyến

đã và đang dẫn đến việc bùng nổ thông tin về tài nguyên học tập. Điều đó đã dẫn
đến những khó khăn của học viên trong việc lựa chọn khóa học, cũng nhƣ xây dựng
chƣơng trình học từ rất nhiều chƣơng trình đào tạo và các khóa học phong phú đƣợc
đƣa vào giảng dạy trực tuyến. Chính vì vậy, học viên cần đƣợc hỗ trợ để có thể lựa
chọn khóa học cũng nhƣ xây dựng lộ trình học tập của bản thân sao cho phù hợp với
trình độ, sở thích và hoàn cảnh của mỗi học viên.
Trong bối cảnh đó, vai trò của hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến ngày càng
trở nên quan trọng, đóng vai trò nhƣ một ngƣời hƣớng đạo của học viên, giúp học
viên tự tin hơn khi tự mình xây dựng kế hoạch học tập tốt nhất để hoàn thành
chƣơng trình học tập, nâng cao kết quả học tập của học viên. Ngoài ra, vì đây là một
hoạt động dựa trên máy và giao tiếp thông qua mạng Internet, hệ thống tƣ vấn học
tập trực tuyến có thể giảm đƣợc chi phí đi lại, chi phí thuê chuyên gia tƣ vấn, cũng
nhƣ các chi phí phát sinh khác khi thực hiện một hệ thống tƣ vấn theo kiểu truyền
thống, hơn hết là hệ thống này có thể phục vụ cho hàng nghìn học viên bất kể ngày
đêm, và học viên có thể tìm đến sự giúp đỡ của hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến
tại bất kỳ thời điểm nào.
- 5 -
 Vai trò của tích hợp trong các hệ thống tƣ vấn
Nhƣ đã trình bày ở phần trên, để quá trình tƣ vấn học tập trực tuyến hiệu quả,
kịp thời và chính xác, phải đảm bảo dữ liệu để cho hệ thống tƣ vấn học tập trực
tuyến hoạt động phải đầy đủ, có chất lƣợng và luôn ở trạng thái sẵn sàng.
Tuy nhiên, hiện nay, việc đảm bảo dữ liệu tích hợp hỗ trợ hệ thống tƣ vấn
vẫn còn gặp nhiều rất thách thức. Đó là do các nguồn tài nguyên học tập trực tuyến
vốn là dữ liệu chi tiết, phục vụ cho các hoạt động của các hệ thống đào tạo trực
tuyến, hay còn đƣợc gọi là dữ liệu tác nghiệp. Hơn nữa việc tích hợp dữ liệu từ các
nguồn tài nguyên thông tin hỗ trợ tƣ vấn cũng cần giải quyết những vấn đề đa tạp về
nền, về cấu trúc, về ngữ nghĩa, trong đó các hệ thống đào tạo trực tuyến khác nhau
hoạt động trên các nền khác nhau, không đồng bộ về cấu trúc cũng nhƣ ngữ nghĩa.
Từ những gì đã đƣợc trình bày trên đây, chúng ta có thể thấy rằng cần phải
có một công cụ tích hợp làm nhiệm vụ trung gian để có thể cung cấp dữ liệu có chất

lƣợng và kịp thời cho hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến, hỗ trợ học viên xây dựng
kế hoạch học tập theo hƣớng cá nhân hóa, nâng cao kết quả học tập của học viên.
1.1.2. Tích hợp dữ liệu
 Kho dữ liệu và vai trò của quá trình ETL
Dữ liệu hỗ trợ cho các hệ thống tƣ vấn đào tạo trực tuyến đƣợc lƣu trữ trong
các kho dữ liệu. Kho dữ liệu (Data Warehouse) là tuyển tập các cơ sở dữ liệu tích
hợp, hƣớng chủ đề, đƣợc thiết kế để hỗ trợ cho chức năng trợ giúp ra quyết định.
Kho dữ liệu đƣợc xây dựng với các mục tiêu cung cấp khả năng đáp ứng về
yêu cầu thông tin của ngƣời sử dụng, hỗ trợ ngƣời dùng trong việc ra các quyết định
hợp lý và giúp cho các tổ chức có thể xác định, quản lý và điều hành các dự án một
cách hiệu quả, chính xác.
Nhằm đáp ứng các mục tiêu trên, dữ liệu trong kho dữ liệu có các đặc điểm
nhƣ sau: đƣợc tổ chức theo các chủ đề để hỗ trợ ra quyết định, đƣợc tổ chức thống
nhất, mang tính chất lịch sử và dữ liệu trong kho dữ liệu là dữ liệu chỉ đọc và chỉ có
thể đƣợc kiểm tra, không đƣợc sửa đổi bởi ngƣời sử dụng đầu cuối[1, 3].
Kiến trúc hệ thống kho dữ liệu
Kiến trúc kho dữ liệu gồm 3 tầng:
- 6 -
 Tầng thể hiện
 Tầng xử lí phân tích trực tuyến (OLAP)
 Tầng thu thập
Tầng thu thập: Dữ liệu từ các nguồn bên ngoài, từ các cơ sở dữ liệu tác
nghiệp sẽ đƣợc tích hợp vào kho dữ liệu. Dữ liệu từ kho dữ liệu có thể đƣợc trích
lọc ra các kho dữ liệu cục bộ (Datamart) theo các lĩnh vực khác nhau. Tầng thu
thập hoạt động dựa trên qui trình ETL (Trích – Chuyển đổi – Nạp), đây là qui trình
thực hiện việc tích hợp dữ liệu từ các nguồn đa tạp vào kho dữ liệu. ETL là nền
tảng của kho dữ liệu, Một hệ thống ETL đƣợc thiết kế đúng đắn sẽ thực hiện việc
chiết dữ liệu từ các nguồn cung cấp, giám sát chất lƣợng và chuẩn chung của dữ
liệu, làm cho dữ liệu tƣơng thích sao cho các nguồn đa tạp có thể sử dụng cùng với
nhau. Và cuối cùng chuyển dữ liệu vào một định dạng sẵn sàng trình diễn sao cho

những ngƣời phát triển ứng dụng có thể xây dựng các ứng dụng và ngƣời sử dụng
cuối có thể ra quyết định. Trong luận văn này sẽ xây dựng một hệ thống tích hợp
dựa trên ETL sao cho dựa vào dữ liệu đƣợc tích hợp bởi hệ thống này, những ngƣời
phát triển hệ thống có thể xây dựng các ứng dụng tƣ vấn học tập trực tuyến hỗ trợ
học viên trong vấn đề chọn khóa học và xây dựng kế hoạch học tập.
Cơ sở dữ liệu quan hệ
Dữ liệu dạng tập tin
Chiết
Chuyển đổi
Nạp
Kho dữ liệu
Các kho dữ liệu cục bộ
(DataMart)
MOLAP
ROLAP
Truy vấn/Báo cáo
Phân tích
Khai phá dữ liệu
Phục vụ
Phục vụ
Phục vụ
Tầng thu thập
(Tầng 1)
OLAP
(Tầng 2)
Tầng thể hiện
(Tầng 3)

Hình 1.1 Kiến trúc hệ thống kho dữ liệu [3]
- 7 -

Tầng OLAP: Các dữ liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc phân tích xem dữ
liệu có các chiều nào và đƣợc phân cấp ra sao, phân tích mối liên hệ giữa chúng từ
đó quyết định các hƣớng lƣu trữ (theo MOLAP, ROLAP, HOLAP hay DOLAP).
Tại tầng này có thể sử dụng các kĩ thuật Drilling-Down, Rolling-Up để đƣa ra các
bảng dữ kiện tổng hợp hỗ trợ quyết định.
Tầng thể hiện: Tầng này cho phép phân tích dữ liệu, cung cấp các báo cáo,
các truy vấn, các bản phân tích, công nghệ khai phá dữ liệu, thăm dò sự tƣơng tác
dữ liệu, cung cấp khả năng phân tích dữ liệu phức tạp bằng phƣơng thức đơn giản,
cung cấp nhiều giao diện cho nhiều cấp sử dụng (báo cáo, phân tích), cùng khả
năng ƣớc lƣợng, dự báo, phân loại. [1, 3]
 Quá trình ETL
Với đặc trƣng của Kho dữ liệu, quá trình ETL đƣợc xem nhƣ một thành
phần quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống kho dữ liệu hỗ trợ ngƣời sử
dụng ra quyết định đúng đắn và chính xác. Mặc dù việc xây dựng hệ thống ETL
nằm ở mặt sau của hệ thống và không rõ ràng đối với ngƣời sử dụng cuối, nhƣng
nó có thể chiếm đến 70% tài nguyên sử dụng để xây dựng và bảo trì một hệ thống
kho dữ liệu. Hệ thống ETL thêm các giá trị chất lƣợng vào dữ liệu chứ không chỉ
đơn thuần là lấy dữ liệu từ các nguồn và đƣa vào kho dữ liệu. Đặc biệt, hệ thống
ETL thực hiện:
 Xóa bỏ các lỗi và sửa các dữ liệu còn thiếu
 Cung cấp tài liệu về độ tin cậy của dữ liệu
 Nắm bắt dòng của phiên dữ liệu cho việc bảo vệ
 Điều chỉnh dữ liệu từ các nguồn đa tạp
 Cấu trúc dữ liệu để có thể sử dụng đƣợc bởi các công cụ khác
Hình 2 dƣới đây là một mô hình mô phỏng qui trình ETL cung cấp dữ liệu
cho kho dữ liệu và chợ dữ liệu.
ETL bao gồm các quá trình sau:
Quá trình chiết dữ liệu:
Quá trình đầu tiên của ETL là trích dữ liệu từ các hệ thống nguồn. Đa số
những dự án sử dụng kho dữ liệu để lƣu trữ đều phải hợp nhất dữ liệu từ các hệ

- 8 -
thống nguồn khác nhau. Mỗi hệ thống riêng biệt có một cách tổ chức và định dạng
dữ liệu khác nhau. Những định dạng nguồn dữ liệu thông thƣờng là các cơ sở dữ
liệu quan hệ và tập tin, nhƣng có thể bao gồm các cơ sở dữ liệu không có quan hệ
nhƣ IMS hay các cấu trúc dữ liệu khác nhƣ VSAM hay ISAM. Quá trình trích làm
nhiệm vụ biến đổi dữ liệu sang một định dạng chung, chuẩn bị cho quá trình
chuyển đổi dữ liệu.
Nạp
Là quá trình ghi dữ liệu
vào cơ sở dữ liệu đích
Chuyển đổi
Là tiến trình xử lý dữ liệu được
chiết, tổ chức dã liệu theo
chuẩn mà có thể lưu trữ trong
các cơ sở dữ liệu khác, việc
chuyển đổi được tiến hành nhờ
vào các luật đã được xây dựng
từ trước.
Chiết
Là quá trình đọc dữ liệu
từ các cơ sở dữ liệu
nguồn
Kho dữ liệu
Chiết
Nạp
Chuyển đổi
Làm sạch
Dữ liệu từ các hệ
thống kế thừa
Dữ liệu của các ứng

dụng được đóng gói
Dữ liệu của các ứng
dụng bên trong
khác
Chợ dữ liệu
Nguồn dữ liệu
tạm thời

Hình 1.2 Quá trình ETL [21]
Quá trình chuyển đổi dữ liệu:
Quá trình chuyển đổi áp dụng một loạt các quy tắc hay những chức năng vào
dữ liệu đã đƣợc trích để dẫn xuất ra dữ liệu sẽ đƣợc tải vào kho. Một số nguồn dữ
liệu yêu cầu rất ít thao tác đối với dữ liệu đƣợc trích ra. Trong những trƣờng hợp
khác, một hoặc nhiều các kiểu chuyển đổi sau có thể đƣợc yêu cầu:
 Lựa chọn những cột nhất định để nạp (hay loại bỏ cột không cần nạp)
 Dịch các giá trị mã hóa (Ví dụ: nếu hệ thống nguồn mã hóa 1 đối với
Nam và 2 đối với Nữ, nhƣng kho dữ liệu lại mã hóa M cho Nam và F
cho Nữ), đây còn đƣợc gọi là làm sạch dữ liệu
- 9 -
 Mã hóa những giá trị tự do (Ví dụ, Mã hóa "Nam" vào 1 và "Nữ" vào
trong 2)
 Tính toán để đƣa ra một giá trị mới (Ví dụ, ĐTB =
(diem1+diem2+diem3)/3 )
 Nối dữ liệu từ nhiều nguồn
 Tổng hợp dữ liệu từ nhiều dòng(Ví dụ, số lƣợng học viên tham gia
mỗi khóa học)
 Tạo các giá trị khóa đại diện
 Thay đổi chỗ hay đặt lên trụ (Quay nhiều cột vào trong nhiều hàng
hay ngƣợc lại)
 Tách một cột thành nhiều cột ( Ví dụ, tách cột “họ và tên” thành cột

“họ” và cột “tên”)
Quá trình nạp dữ liệu:
Quá trình nạp sẽ tải dữ liệu vào kho dữ liệu. Phụ thuộc vào những yêu cầu
của tổ chức, mỗi kho dữ liệu có phạm vi và tần số nạp dữ liệu khác nhau. Một số
kho dữ liệu yêu cầu cập nhật dữ liệu trong kho hàng tuần, trong khi một khố kho
dữ liệu khác có thể cần thêm dữ liệu mới hàng giờ đối với toàn bộ kho dữ liệu hay
chỉ một phần trong kho dữ liệu đó. Việc tính toán thời gian và phạm vi để cập nhật
hay nối thêm dữ liệu vào nằm trong chiến lƣợc thiết kế tùy thuộc vào thời gian sẵn
có và các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Những hệ thống phức tạp hơn có thể
duy trì một kho dữ liệu đầy đủ dữ liệu lịch sử và lƣu nhật ký mọi sự thay đổi về dữ
liệu trong kho dữ liệu [13, 21].
Với vai trò quan trọng của mình trong kho dữ liệu, ETL rất đƣợc các nhà
nghiên cứu và các tổ chức quan tâm, điển hình là một số hệ thống nhƣ Pentaho đã
phát triển công cụ tích hợp Pentaho Data Integration dựa trên ETL để hỗ trợ cho hệ
thống thông tin kinh doanh Pentaho Open BI Suite, OpenMRS cũng xây dựng dự
án phát triển công cụ ETL để hỗ trợ việc phân tích OLAP trong sản phẩm của họ,
tổ chức Data Integrity Institute cũng có dự án về ETL.
- 10 -
Tuy nhiên, việc xây dựng, phát triển các công cụ hỗ trợ ETL hiện vẫn gặp
nhiều thách thức, đa tạp về nền dẫn đến các vấn đề liên quan nhƣ vấn đề kết nối
đến nguồn dữ liệu, vấn đề tạo câu truy vấn, vấn đề về chuẩn chung cho các nguồn
dữ liệu khác nhau.
 Vấn đề đa tạp về nền
Các nguồn dữ liệu cung cấp dữ liệu cho kho dữ liệu làm nhiệm vụ chính là
hỗ trợ cho các hoạt động của các hệ thống tác nghiệp, trong phạm vi của luận văn,
các hệ thống tác nghiệp là các hệ thống đào tạo trực tuyến. Mỗi hệ thống có thể cài
đặt trên một hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau nhƣ Oralce, MS SQL Server,
MySQL, PostgreSQL. Ví dụ nhƣ phần mềm nền dạy học trực tuyến Moodle hỗ trợ
cài đặt trên các hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, PostgreSQL, MS SQL Server.
Mỗi hệ quản trị cơ sở dữ liệu có một phƣơng thức kết nối và tập ngôn ngữ truy vấn

riêng. Vì vậy muốn tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau về nền, hệ thống tích hợp
phải xử lý đƣợc vấn đề truy vấn đến các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau.
 Đa tạp về cấu trúc
Mỗi hệ thống đào tạo trực tuyến có thể sử dụng một phần mềm nền dạy học
trực tuyến khác nhau, do đó cấu trúc dữ liệu của mỗi hệ thống đào tạo trực tuyến sẽ
không giống nhau.
Ví dụ đối với bảng thông tin ngƣời sử dụng, phần mềm moodle đƣợc tổ
chức trong mƣời bảng, có quan hệ đƣợc thể hiện trong Hình 1.3:
- 11 -

Hình 1.3 Lược đồ thông tin học viên của phần mềm moodle
Còn trong phần mềm Atutor chỉ sử dụng một bảng duy nhất với 23 trƣờng
để lƣu trữ thông tin của ngƣời sử dụng:

Hình 1.4 Bảng thông tin học viên trong phần mềm Atutor
- 12 -
 Đa tạp về ngữ nghĩa
Mỗi hệ thống đào tạo trực tuyến sử dụng tập ngôn ngữ riêng, có thể họ sử
dụng một trong các từ “Student”, “Học viên”, “Học viên” hay ”Ngƣời học” để chỉ
đối tƣợng tham gia vào các khóa đào tạo trên hệ thống của họ. Tuy nhiên trong kho
dữ liệu chỉ sử dụng duy nhất một từ duy nhất để chỉ một đối tƣợng. Do đó nhiệm
vụ của quá trình tích hợp là phải chuẩn hóa tất các các từ có cùng nghĩa về một từ
duy nhất.
Vai trò của kho dữ liệu và tích hợp thông tin đối với hệ thống tƣ vấn học tập
trực tuyến đƣợc minh họa thông qua ví dụ sau: Giả sử chúng ta có các hệ thống đào
tạo trực tuyến có khung đào tạo tƣơng tự nhau, đƣợc xây dựng dựa trên các phần
mềm nền đào tạo trực tuyến nhƣ Moodle, Atutor và BlackBoard. Các hệ thống này
đều lƣu trữ thông tin về quá trình học tập của học viên, nhƣng mỗi hệ thống có một
cấu trúc cơ sở dữ liệu khác nhau, những cơ sở dữ liệu này hoạt động trên các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, và mỗi hệ thống lại sử dụng một bộ từ khóa riêng

cho các khóa học, ngành học.
Do đó, các hệ thống tƣ vấn hiện nay vẫn gặp nhiều thách thức trong việc hỗ
trợ học viên ra quyết định lựa chọn các khóa học hay một lộ trình học tập phù hợp
với bản thân, chẳng hạn: Một học viên chuyên ngành Kỹ thuật máy tính, đã học các
khóa học “Kiến trúc máy tính”, “Hệ điều hành” với điểm trung bình của khóa học
lần lƣợt là 7 và 8 thì học viên này học khóa học “Xử lý tín hiệu số” có đạt đƣợc kết
quả tốt hay không? Các vấn đề này đƣợc giải quyết bằng cách tích hợp thông tin
của các học viên đã tham gia đào tạo trên các hệ thống đó theo một chuẩn chung
vào trong kho dữ liệu theo chủ đề học viên. Kho dữ liệu sẽ có khung nhìn tổng thể
về thông tin học viên, và bao gồm dữ liệu từ các hệ thống Moodle, hệ thống
ATutor, hệ thống BlackBoard.
- 13 -
Kho dữ liệuMôi trường đào tạo trực tuyến
BlackBoard
ATutor
Moodle
Chủ đề = Học viên

Hình 1.5 Ví dụ về sự tích hợp dữ liệu
Trong bối cảnh đó, với mục tiêu xây dựng hệ thống tích hợp thông tin hỗ trợ
hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến, luận văn đƣợc thực hiện với trọng tâm nghiên
cứu xây dựng một chuẩn chung về thông tin của học viên cho các nguồn tài nguyên
học tập trực tuyến khác nhau và xây dựng quá trình tích hợp dựa trên qui trình ETL
cho kho dữ liệu của hệ thống tƣ vấn học tập trực tuyến.
1.1.3. Tích hợp hƣớng dịch vụ
 Giới thiệu Web service, SOA (Service Oriented Architecture) và
vai trò trong vấn đề tích hợp
Thuật ngữ dịch vụ Web (Web Service) mô tả một cách thức chuẩn để tích
hợp các ứng dụng dựa trên nền tảng Web, sử dụng các chuẩn mở XML (Extensible
Markup Language), SOAP (Simple Object Access Protocol), WSDL (Web

Services Description Language) và UDDI (Universal Description Discovery and
Integration) thông qua giao thức Internet.
SOAP là một đặc tả kỹ thuật về cách thức đọc và định dạng tài liệu XML
giữa dịch vụ yêu cầu và dịch vụ cung cấp trong kiến trúc Web Service. Nó cung cấp
một khung ứng dụng thông điệp không phụ thuộc vào hệ điều hành, ngôn ngữ lập
trình hay nền tính toán.
- 14 -
WSDL là một ngôn ngữ dựa trên XML dùng để mô tả giao diện của Web
Service. Nó cung cấp một cách thức chuẩn để mô tả các kiểu dữ liệu đƣợc truyền
trong các thông điệp thông qua Web Service, các hoạt động đƣợc thực hiện trên các
thông điệp và ánh xạ các hoạt động này đến giao thức vận chuyển.
Một công nghệ chính nữa của Web Service đó là UDDI, nó cung cấp một
khung ứng dụng về các ngiệp vụ để xuất bản một Web Service, khám phá các Web
Service hiện hữu và xây dựng các đăng ký dịch vụ chung.
Đƣợc sử dụng chủ yếu nhƣ một phƣơng tiện để cho các doanh nghiệp giao
tiếp với nhau và với khách hàng, Web Service cho phép các tổ chức giao tiếp dữ
liệu mà không cần am hiểu về các hệ thống công nghệ thông tin khác.
Theo W3C, Web service đƣợc thiết kế trong việc hỗ trợ tƣơng tác giữa máy
với máy thông qua môi trƣờng mạng. Web service thƣờng là các Web API
(Application programming interface) có thể truy cập qua môi trƣờng mạng, ví dụ
nhƣ Internet, và đƣợc thực hiện trên một hệ thống từ xa đƣợc yêu cầu các dịch vụ.
Dịch vụ yêu cầu
Đăng ký dịch vụ
(UDDI)
Thông điệp SOAP
Dịch vụ cung cấp
Mô tả dịch vụ
(WDSL)
Gởi thông điệp
Tìm kiếm Xuất bản


Hình 1.6 Kiến trúc Web Service [13]
Trong những năm gần đây, Kiến trúc hƣớng dịch vụ (service-oriented
architecture) - viết tắt là SOA - đã và đang xuất hiện nhƣ một trong những công
nghệ đầy tiềm năng trong lĩnh vực phát triển các hệ thống thông tin. Trong đó, kiến
trúc hƣớng dịch vụ là kiểu kiến trúc mà ở đó các chức năng mới hoặc đã tồn tại
đƣợc nhóm vào trong các dịch vụ nguyên tử. Các dịch vụ này có thể giao tiếp với
nhau. Ví dụ nhƣ việc chuyển dữ liệu từ dịch vụ này sang dịch vụ khác hoặc kết hợp
- 15 -
một hoạt động giữa một hoặc nhiều dịch vụ. Qua đó, kiến trúc hƣớng dịch vụ có
thể hỗ trợ khả năng liên kết một cách linh động các ứng dụng độc lập trong mạng
thành dịch vụ tùy biến, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Có thể nói, Kiến trúc hƣớng dịch vụ là một sự tiến hóa của việc tính toán
phân tán và lập trình mô đun. Trong đó, kiến trúc hƣớng dịch vụ xây dựng các ứng
dụng vƣợt ra khỏi các phần mềm dịch vụ, thông qua một số lƣợng dịch vụ có thể
tƣơng đối lớn với bản chất là các đơn vị độc lập về chức năng, mà không có lời gọi
lẫn nhau nhúng bên trong. Các đơn vị này thực hiện những chức năng điển hình và
đa số mọi ngƣời đoán nhận nhƣ một dịch vụ, ví dụ nhƣ điền vào một tài khoản của
một ứng dụng trực tuyến, xem một bản kê khai của ngân hàng trực tuyến, hay việc
đặt chỗ hoặc mua một vé máy bay trực tuyến. Thay vì gọi các dịch vụ đƣợc nhúng
lẫn nhau trong mã nguồn của họ, các giao thức đƣợc định nghĩa sẽ mô tả cách thức
một hoặc nhiều dịch vụ nói chuyện với nhau. Kiến trúc này dựa vào một qui trình
nghiệp vụ để liên kết các dịch vụ theo một chuỗi có thứ tự theo yêu cầu của từng hệ
thống.
Các hệ thống trƣớc đây hầu hết đều xây dựng trên kiến trúc 2 tầng, trong đó
các client truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu mà không có bất kỳ một mô hình
logic nào ở giữa. Hƣớng tiếp cận này vẫn còn đƣợc sử dụng trong việc phát triển
các phần mềm nhỏ và xây dựng các mẫu thử. Hiện nay hầu hết các ứng dụng đều
xây dựng trên kiến trúc 3 tầng (3-tier), kiến trúc này hỗ trợ thêm một tầng nằm giữa
client và tầng lƣu trữ dữ liệu. Tầng này đƣợc gọi là tầng logic nghiệp vụ, cung cấp

mã độc lập từ client và chia sẻ các ứng dụng logic giữa các client. Đây là hƣớng
tiếp cận mang đến tính uyển chuyển trong việc quản lý dữ liệu và sử dụng tài
nguyên hệ thống trong việc phát triển phần mềm.
- 16 -
Cơ sở dữ liệu
Tầng truy cập dữ liệu
Tầng trình bày
Cơ sở dữ liệu
Tầng truy cập dữ liệu
Tầng trình bày
Tầng logic nghiệp vụ
Kiến trúc 2 tầng Kiến trúc 3 tầng

Hình 1.7 Mô hình kiến trúc 2 tầng và 3 tầng [13]
SOA đƣợc dựa trên việc phát triển ứng dụng kiến trúc đa tầng, trong đó các
dịch vụ là các lớp trên cùng của các thành phần, các thành phần này cung cấp các
chức năng khác nhau và quản lý chất lƣợng của các dịch vụ. Các công nghệ đƣợc
sử dụng trong việc triển khai các ứng dụng SOA bao gồm J2EE, COM/DCOM,
CORBA và Web Service
Trình bày
Các kịch bản xử lý
nghiệp vụ, các dịch vụ
hỗn hợp
Các dịch vụ
Các thành phần
chuyên gia
Các hệ thống điều
hành
Portlet UI WSRP
Các hệ thống

hướng đối
tượng
CRM, ERP,
Hệ thống báo cáo
nghiệp vụ
Tích hợp
Dịch vụ
chất
lượng,
quản lý và
giám sát

Hình 1.8 Các tầng của kiến trúc hướng dịch vụ [13]
Mỗi tầng trong kiến trúc hƣớng dịch vụ có các đặc tính khác nhau:

×