Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.43 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC
TRƯỜNG THCS LONG HẬU

trang 1
o Giáo Viên: Ngô Lệ Hằng
o Môn: Tin học – Công Nghệ
o Đơn Vị : THCS Long Hậu
o Học 2012-2013
trang 2
Phòng GD & ĐT Cần Giuộc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Long Hậu Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BÁO CÁO THÀNH TÍCH NĂM HỌC 2012 - 2013
Hình thức đề nghị: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
I. Sơ yếu lí lịch bản thân và chức năng nhiệm vụ được giao
- Họ tên: Ngô Lệ Hằng
- Năm Sinh: 19/11/1986
- Chuyên môn giảng dạy: Tin học 6
,
tin học 8 , công nghệ 8.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Long Hậu.
II. Thành tích đạt được
A. Thành tích đạt được của tổ:
1. Giaó Viên
Có 1 gv đạt loại giỏi thi đổi mới phương pháp huyện
Năm học
12-13
Hội
giảng
Thao


giảng
Sáng kiến kinh nghiêm Giáo viên đạt giỏi
Trường Huyện Tỉnh Trường Huyện Tỉnh
Kế hoạch 14 4 1 1
Thực hiện 12 4 1 1

2. Kết quả xây dựng đơn vị:
 Trong năm:
 Mỗi GV dự giờ được 8 tiết / HK và dạy cho đồng nghiệp dự 4 tiết
 Có 4 tiết thao giảng toàn trường và12 tiết hội giảng
 Có 12 tiết có sử dụng giáo án điện tử
 Dạy 1 tiết đổi mới phương pháp tại Huyện xếp loại Giỏi
 Làm được 1 ĐDDH nộp cho thiết bị nhà trường .
 Kết quả bộ môn cuối năm:
 Môn Toán đạt trên TB 88.95% (với chỉ tiêu đầu năm đề ra là 90%)
 Môn Lí đạt trên TB 95.7% (với chỉ tiêu đầu năm đề ra là 90%)
 Môn Tin học đạt trên TB 95.12% (với chỉ tiêu đầu năm đề ra là 95%)
 Công nghệ đạt trên TB 100% (với chỉ tiêu đầu năm đề ra là 95%)
trang 3
Môn Giỏi Khá TB Yếu Kém
Toán 24.79% 31% 33.15% 11.05% 0%
Lí 40.43% 32.34% 22.92% 4.3% 0%
Tin học 37.79% 34.53% 22.8% 4.88% 0%
Công nghệ 47.05% 31.76% 21.18% 0% 0%
 Kết quả chủ nhiệm cuối năm :
 Lớp 92 tốt nghiệp 100%

B. Đóng góp của bản thân
1. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
* Công tác tổ khối

+ Hòan thành tốt hồ sơ chuyên môn, hồ sơ tổ khối, có kế họach kiểm tra chuyên môn.
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả sinh họat của tổ chuyên môn , họp tổ 2 tuần/ 1 lần để bàn
bạc giải quyết khó khăn về chuyên môn.
+ Tăng cường các tiết dự giờ, thao giảng, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong sọan
giảng.
+ Xây dựng tổ đòan kết vững mạnh.
* Công tác chuyên môn bản thân
+ Tham gia hội thi Giáo viên dạy giỏi.
+ Phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến
thức mới.
+Thao giảng, ứng dụng công nghệ thông tin trong sọan giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy
học.
+Luôn giúp đỡ giáo viên sọan giảng giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin.
+Đề ra chỉ tiêu từ đầu năm học là 95% học sinh trên trung bình.
+ Nâng cao công tác chuyên môn bản thân: tốt nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt ngành Tin
Học.
Cụ thể chất lượng dạy học trong năm học : 2012-2013
Bộ môn G K TB Y
trang 4
Tin 6 43 39 16 5
41.74% 37.96% 15.53% 4.7%
Tin 8 8 22 22 3
14.54% 40% 40% 5.4%
Công Nghệ 8 31 26 22 0
39.24% 32.91% 27.84%
2.
- Bản thân luôn thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng , pháp luật của nhà nước. Luôn
có tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đúc Hồ Chí Minh
- Thực hiện tốt qui chế chuyên môn của ngành : sử dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy , trong cộng điểm …

+Tham gia phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lành mạnh, giản dị, tham gia các lớp học chính trị, không ngừng
học tập, tự rèn luyện để nâng cao tay nghề.
- Tham gia các phong trào của trường đề ra: tham dự hội thi ngày quốc tế phụ nữ 8/3, hội thi
ngày thành lập đòan 26/3;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.
trang 5
Năm học: 2012 - 2013
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ 8
PHẦN I: LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiểm tra, đánh giá là một quá trình được tiến hành một cách có hệ thống, được thực
hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dạy học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của
học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời để điều chỉnh phương pháp dạy và phương pháp học,
giúp học sinh tiến bộ và đạt hiệu quả dạy học.
Nhưng để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trước hết cần hiểu một khái niệm cơ bản
trong kiểm tra, đánh giá:
+ Kiểm tra: là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, là xác định kết quả học tập của
học sinh qua mỗi giai đoạn thực hiện kế hoạch giáo dục
+ Đánh giá: là xác nhận trình độ, khả năng thực hiện và đạt được mục tiêu học tập của
học sinh, ở các múc độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
- Đánh giá thực hiện đồng thời 2 chức năng: là nguồn thông tin phản hồi về quá trình
dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động dạy.
Việc kiểm tra đánh giá có tác dụng kích thích sự cố gắng thi đua trong học tập giữa các
cá nhân học sinh trong lớp và giữa các lớp với nhau. Kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc,
chính xác giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong học tập, ý vươn lên, củng

cố niềm tin trong học tập. Chính vì vậy sau mỗi giờ lên lớp giáo viên cần đánh giá kết quả
học tập của học sinh, để kiểm tra xem giờ lên lớp đó có đạt được mục tiêu đề ra hay không,
từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cho
phù hợp.
Muốn vậy giáo viên phải nắm mục tiêu của môn học, biết được thực trạng kiểm tra
đánh giá trong nhà trường THCS hiện nay, từ đó đưa ra được yêu cầu, tiêu chí và qui trình
kiểm tra, đánh giá thích hợp.
trang 6
II. THỰC TRẠNG
Qua thực tế tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá cho thấy cách kiểm tra, đánh giá kết qủa học
tập của học sinh trước đây thường do giáo viên thực hiện. Cách đặt câu hỏi, ra đề kiểm tra
thường chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức của học sinh. Cách kiểm tra, đánh
giá bộc lộ những hạn chế nhất định như: các bài kiểm tra không thể hiện được tất cả nội dung
kiến thức mà các học sinh được học ở trường; bài kiểm tra chỉ kiểm tra được những kiến
thức mà học sinh ghi nhớ từ sách giáo khoa, không kiểm tra được những kiến thức quan
trọng khác. Kết quả kiểm tra, đánh giá chưa chính xác với kết quả học tập của học sinh trong
cả quá trình. Việc cho điểm không thống nhất giữa giáo viên trong cùng một tổ chuyên môn,
một trường và giữa các trường còn khá phổ biến.
Cụ thể trong năm học 2011- 2012 kết quả đạt được trong cả năm học là còn học sinh
yếu.
Bộ môn G K TB Y
Công Nghệ 8 37 38 19 7
36.63% 37.62% 18.81% 6.9%
Từ thực trạng trên, sau khi được tập huấn trong đợt tập huấn cán bộ quản lí giáo viên về
biên soạn đề kiểm tra, đánh giá môn Công Nghệ cấp THCS trong năm 2012 tôi đã thực hiện
đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn công nghệ 8 trong suốt quá
trình năm học 2012 -2013 và tôi đã thực hiện đề tài này để việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu
quả tốt hơn và để đáp ứng được mục tiêu giáo dục.
III. PHẠM VI GIẢI PHÁP
- Sử dụng phương pháp trực quan được ứng dụng vào nhiều bài học trong môn công nghệ

nói riêng và nhiều bộ môn khác nói chung .
Áp dụng cho Học Sinh Trường THCS Long Hậu.
Áp dụng trong phạm vi toàn huyện và nhiều nơi khác.
trang 7
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
a. Để việc đánh giá kết qủa học tập của học sinh có hiệu quả thì yêu cầu về đánh giá
phải đảm bảo phản ánh được mục tiêu dạy học, tính toàn diện và hệ thống, tính khách quan
và chính xác. Căn cứ vào mục tiêu của bài, chương, phần để đề ra các câu hỏi, bài tập và tình
huống kiểm tra phù hợp với 3 mức độ:
- Nhận biết
- Thông hiểu
- Vận dụng
b. Kết quả đánh giá phải phải tạo điều kiện phân loại được học sinh giỏi, khá, trung bình,
yếu, kém. mặt khác trong kiểm tra đánh giá phải xem xét cả quá trình học tập để phát hiện và
đánh giá được các động lực phát triển, sự tiến bộ của học sinh đồng thời công nhận, trân
trọng và tạo điều kiện để nững nhân tố tích cực của học sinh có cơ hội phát triển.
c. Bài kiểm tra đánh giá phải có ma trận, đáp án và biểu điểm. Sau bài kiểm tra đánh giá
phải có bảng tổng kết xem có bao nhiêu học sinh đạt điểm Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu,
Kém. Những câu nào HS làm sai nhiều. Để từ đó điều chỉnh cách ra đề kiểm tra.
Ngoài ra trong kiểm tra đánh giá cũng cần được tiến hành công khai, kết qủa phải được
công bố kịp thời để học sinh có thể tự đánh giá, phân loại trong quá trình học tập, từ đó học
sinh có thể hiểu và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, từ đó học sinh có thể biết và
quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Muốn vậy phải có những phương pháp đánh giá và
kĩ thuật đánh giá thích hợp, cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá cho phù hợp với từng
nội dung học tập, để học sinh bộc lộ các năng lực bản thân.
2. Những căn cứ để kiểm tra đánh giá:
Để việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả phải dựa vào một số các căn cứ sau:
- Nội dung kiểm tra phải căn cứ mục tiêu cụ thể của từng phần, từng chương, từng bài,

trong đó phải đề cập đến kiểm tra cả kiến thức, kĩ năng và thái độ đặc biệt trong phần kiểm
tra thực hành việc kiểm tra kĩ năng và thái độ là rất quan trọng bởi việc kiểm tra các bước
thực hiện các qui trình công nghệ, qui trình sản xuất và tuân thủ theo các nguyên tắc và an
toàn lao động và gìn giữ môi trường là điều không thể thiếu. Chính vì vậy nội dung của đề
phải tập trung vào việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống
và trong lao động đơn giản về ngành cơ khí và điện.
trang 8
- Căn cứ những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học Công nghệ 8: Phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trọng công việc vận dụng kiến thức vào xử lí các
thông tin, các tình huống trong thực tiễn đời sống, sản xuất của học sinh. Ngoài ra, vào trình
độ của học sinh mà lựa chọn nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra cho phù hợp.
Mặt khác muốn khuyến khích đối tượng học sinh khá, giỏi phát huy được năng lực của
bản thân thì trong nội dung kiểm tra phải tăng cường đánh giá việc giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong nội dung học tập và khả năng sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề, giải
thích các hiện tượng, xử lí các thông tin của học sinh.
- Căn cứ vào hình thức kiểm tra đánh giá phải được sử dụng đa dạng hơn. Ngoài kiểm tra
vấn đáp và kiểm tra viết thì còn có thể có những hình thức kiểm tra khác phù hợp với đặc
trung của môn công nghệ như kiểm tra thực hành, kiểm tra kĩ năng vận dụng của học sinh
qua hình thức trắc nghiệm khác quan. Tuy nhiên các câu hỏi kiểm tra nên kết hợp câu hỏi tự
luận với trắc nghiệm khác quan, giảm câu hỏi kiểm tra ghi nhớ, tái hiện kiến thức, tăng câu
hỏi vận dụng kiến thức.
3. Các hình thức kiểm tra đánh giá:
+ Kiểm tra sơ bộ:
Mục đích của loại kiểm tra này thường áp dụng nội dung của môn học có liên quan và
được xây dụng dựa trên nội dung của các môn học khác mà học sinh đã biết để xác định
trình độ, kiến thức, kĩ năng của học sinh trước khi bắt đầu học môn học này. Hình thức kiểm
tra này có thể sử dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan
+ Kiểm tra thường xuyên:
Mục đích của hình thức này nhằm xác định mức độ hình thành kiến thức, kĩ năng của
học sinh, giúp học sinh thực hiện các bài tập đúng thời gian có hiệu qủa và tập thói quen làm

việc độc lập và ý thức học tập thường xuyên cảu học sinh.Hình thức kiểm tra này được sử
dụng trong suốt qúa trình học tập môn học và thường sử dụng các phương pháp như quan
sát, vấn đáp, viết, bài tập
+ Kiểm tra định kì:
Mục đích nhằm xác định mức độ chính xác của kết quả kiểm tra thường xuyên và đánh
giá chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh. Hình thức kiểm tra này được sử dụng
trong quá trình dạy học nhưng chỉ được thực hiện sau khi kết thúc một chương, một phần
hay sau một học kì. Số lần kiểm tra được qui định trong phân phối chương trình môn học.
Phương pháp thường dùng chủ yếu hiện nay là kiểm tra, viết, bài tập vận dụng
trang 9
+ Kiểm tra tổng kết:
Là hình thức kiểm tra được sử dụng sau khi môn học đã được thực hiện hết một giai
đoạn, một học kì hay toàn bộ chương trình. Trước khi kiểm tra tổng kết thường có giai đoạn
ôn tập. Phương pháp thường sử dụng là viết
4. Các phương pháp kiểm tra đánh giá.
+ Kiểm tra lí thuyết: Hiện nay phổ biến là kiểm tra vấn đáp ( kiểm tra mệng) và kiểm
tra viết (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, học kì). Trong kiểm tra viết thường kết hợp các câu
hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Bản chất của kiểm tra bằng khách nghiệm khách quan là giao cho học sinh những câu
hỏi trắc nghiệm khách quan trong các phiếu, bài kiểm tra đã được in sẵn; học sinh làm ngay
vào phiếu hay bài kiểm tra đó. các dạng câu hỏi thường dùng là:
- Câu hỏi nhiều lựa chọn.
- Câu hỏi đúng – sai.
- Câu hỏi điền khuyết.
- Câu hỏi ghép đôi tương ứng.
Cách kiểm tra bằng trắc nghiệm khác quan có ưu điểm là: trong một thời gian hạn chế có
thể kiểm tra được nhiều học sinh với nhiều nội dung khác nhau, việc chấm bài nhanh và
khách quan ( có thể dùng phương pháp đục lỗ, bản trong, )
+ Kiểm tra thực hành: Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp quan sát, việc đánh giá kết
quả thực hành cảu học sinh phải là quá trình, mang tính hệ thống, nghĩa là phải đánh giá

được cả kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong từng giai đoạn, từng bước trong qui
trình thực hành cũng như sản phẩm cuối cùng. Vì thế, giáo viên cần phải quan sát, ghi lại cụ
thể kết quả đánh giá từng bước theo nội dung và quy trình bài thực hành vào phiếu theo dõi -
đánh giá hay còn gọi là “nhật kí” để có tư liệu chính xác cho việc đánh giá cuối cùng.
Nội dung thực hành môn Công nghệ 8, chủ yếu mang tính minh hoạ cho lí thuyết, nên
không yêu cầu cao về rèn luyện kĩ năng. Điều cơ bản là phải kiểm tra được học sinh có làm
đúng thao tác kĩ thuật được hướng dẫn theo đúng qui trình không ?
+ Tự đánh giá của học sinh: Tự đánh giá kết qủa học tập của học sinh là một vấn đề rất
quan trọng đối với các em. Thông qua việc học tập, kiểm tra các em có thể tự xác định được
mức độ tiếp thu kiến thức của mình đến đâu. Tự các em tìm thấy những lỗ hỗng kiến thức
cần bổ sung hoặc đề xuất với giáo viên để được củng cố và trau dồi thêm. Với chương trình
sách giáo khoa mới, nhiều bài giảng đã tạo cơ hội cho học sinh được tự đánh giá kết quả học
trang 10
tập. Việc tự đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể thông qua thảo luận bài mới ở trên
lớp, trong nhóm hcọ tập, đối với các bài thực hành các em có sẵn các mẫu để tự xác định kết
qảu học tập sau mỗi bài học.
5. Tỉ lệ kết hợp các câu tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Do đặc thù môn học có tính ứng dụng thực tiễn cao và nội dung môn học có nhiều kiến
thức mang tính tình huống do đó tỉ lệ câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan trong kiểm
tra 45 phút nên là 30/70 .
- Đối với đề 15 phút: hình thức tự luận ( 10 điểm)
- Đối với đề 45 phút: hình thức trắc nghiệm ( 3 điểm) + tự luận ( 7 điểm). Số câu hỏi
tùy vào ma trận giáo viên cho đề.
- Đề kiểm tra học kì : hình thức tự luận ( 10 điểm)
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Qui trình biên soạn đề kiểm tra:
+ Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra: là phương tiện để xác định mức độ đạt được hệ
thống mục tiêu môn học cần đạt của học sinh, qua đó đánh giá kết quả học tập sau khi học
sinh đã học xong một phần, một chương, một học kì hay toàn bộ chương trình một lớp, một
cấp học nào đó.

+ Xác định các mục tiêu cần: Người biên soạn đề kiểm tra cần liệt kê đủ các mục tiêu
giảng dạy để làm căn cứ so sánh, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+Việc quyết định số lương câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng
cuả mục tiêu đó, thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từng mạch kiến thức,
từng mức độ nhận thức. Cụ thể như sau:
- Xác định số điểm cho từng mạch kiến thức đuựơc căn cứ vào số tiết qui định trong
phân phối chương trình, mức độ quan trọng của mỗi ngạch kiến thức cả trong chương
trình mà xác định số điểm tương ứng cho từng mạch nội dung.
- Xác định điểm cho từng hình thức câu hỏi, tỉ lệ giữa câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc
nghiệm khách quan.
- Xác định số lượng câu hỏi cho từng ô trong ma trận trên cơ sở căn cứ vào các trọng số
điểm đã xác định mà có số câu hỏi tương ứng.
trang 11
Ví dụ: Thiết kế đề kiểm tra phần vẽ kĩ thuật – Công nghệ 8
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
TN KQ TL TN KQ TL TN KQ TL
1.Vai trò của bản
vẽ kĩ thuật
0.5 0.5
2.Bản vẽ các khối
hình học
0.5 0.5 0.5 1.5
1.0 0.5 1.0 2
3. Khái niệm về
bản vẽ kĩ thuật
hình cắt – Biểu
diễn ren.
0.5 0.5 1.5

1.0 1
4. Bản vẽ kĩ thuật
0.5 0.5 1.0 2.0
0.5 1 1.5
Tổng 3.5 3.5 3.0 4.0 6.0
Trong ma trận trên, mức độ nhận biết, thông hiểu vận dụng được xác định trọng số điểm
là 3.5: 3.5:3 từ đó giáo viên có thể suy ra được số câu hỏi trong từng ô và trong số điểm
trong từng ô tương ứng.
- Thiết kế câu hỏi theo ma trận: Căn cứ vào mục tiêu đã được xác định và ma trận đã
được thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo ở
học sinh qua từng câu hỏi và toàn bộ bài kiểm tra.
- Xây dựng đáp án và biểu chấm điểm: Theo qui định cuả bộ giáo dục và đào tạo khi
xây dựng biểu điểm theo thang điểm 10, gồm 11 bậc, từ điểm 0 đến điểm 10, có thể cho
điểm nguyên( kiểm tra 15 phút), lẻ đến 0.5( kiểm tra học kì) hoặc 0.3( kiểm tra 1 tiết) . Khi
xây dựng biểu điểm cần chú ý:
+ Biểu điểm với hình thức tự luận: Xây dựng theo thang điểm trên, theo nguyên tắc chung
đang thực hiện.
+ Biểu điểm với hình thức trắc nghiệm khách quan: Điểm toàn bài (10 điểm) chia cho các
câu hỏi hoặc điểm tòn bài bằng số lượng câu hỏi ( Mỗi câu hỏi 1 điểm), sau đó quy về thang
điểm 10.
+ Khi xây dựng biểu điểm cần chú ý: Phân phối điểm cho từng phần ( Tự luận và trắc
nghiệm khách quan ) theo mức độ qaun trọng cảu nội dung và thời gian hcọ sinh làm bài.
2. Một số đề kiểm tra minh họa
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HKI
trang 12
PHẦN A : TRẮC NGHIỆM(3đ)
I. Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu
Câu 1:Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như sau:
a/Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh bên trái hình chiếu đứng.
b/Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng.

c/Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng.
d Hình chiếu cạnh ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu bằng bên phải hình chiếu đứng.
Câu 2: : Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm:
a/ Các hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật , khung tên.
b/ Các hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, bảng kê.
c/ Các hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.
d/ Mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt.
Câu 3: Kí hiệu ren: M 20 x 1 LH có ý nghĩa:
a/ Dạng ren hình thang, đường kính ren 20, bước ren 1, ren có hướng xoắn phải
b/ Dạng ren hình vuông, đường kính ren 20, bước ren 1, ren có hướng xoắn trái.
c/ Dạng ren hệ mét, đường kính ren 20, bước ren 1, ren có hướng xoắn phải
d/ Dạng ren hệ mét, đường kính ren 20, bước ren 1, ren có hướng xoắn trái.
Câu 4: Bản vẽ nhà là loại bản vẽ cơ khí.
a/ Đúng b/ Sai
Câu 5: Các mặt phẳng chiếu gồm:
a. Mặt phẳng chiếu đứng b. Mặt phẳng chiếu bằng
c. Mặt phẳng chiếu cạnh d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 6: Hình hộp chữ nhật được bao bởi các hình gì?
a. Hình tam giác b. Hình đa giác phẳng
c. Hình chữ nhật d. Hình bình hành
II.Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B thành câu có nội dung đúng
Cột A Cột B Ghép
1/ Các khối đa diện a/ đều là hình tròn 1 ghép
……….
2/ Các khối tròn xoay b/ hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều,
hình chóp đều.
2 ghép
……….
3/ Các hình chiếu của hình
hộp

c/ hình trụ, hình nón, hình cầu. 3 ghép
……….
4/ Các hình chiếu của hình
cầu
d/ đều là hình chữ nhật. 4 ghép
……….
III. Chọn từ (hay cụm từ) thích hợp điền vào chổ trống:
trang 13
Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể
…………………………………………………………….Hình cắt dùng để
…………………………………………………….hình dạng bên trong của vật thể.
PHẦN B: TỰ LUẬN(7đ)
Câu 1: Nêu qui ước vẽ ren thấy?2.5đ
.
.
.
.
Câu 2:Nêu công dụng của bản vẽ lắp. 1đ



Câu 3:Cho vật thể A có dạng như sau: 3.5đ
Hãy vẽ các hình chiếu của vật thể A



trang 14
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
CÔNG NGHỆ 8
Phần A: Trắc nghiệm(3đ).

I.Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu
1 b (0.25đ)
2 a (0.25đ)
3 d (0.25đ)
4 b (0.25đ)
5 d (0.25đ)
6 c (0.25đ)
II.Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B thành câu có nội dung đúng(1đ)
1 ghép……b….
2 ghép ……c….
3 ghép ……d….
4 ghép …a
III. Chọn từ (hay cụm từ) thích hợp điền vào chổ trống(0.5)
ở sau mặt phẳng cắt – biểu diễn rõ hơn
Phần B Tự luận(7 đ)
Câu 1: Nêu qui ước vẽ ren thấy
-Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm.(0.5đ)
-Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh. (0.5đ)
-Đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm. .(0.5đ)
-Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm .(0.5đ)
-Vòng chân ren được vẽ hở ¼ vòng tròn bằng nét liền mảnh .(0.5đ)
Câu 2:Nêu công dụng của bản vẽ lắp.(1 đ)
Bản vẽ lắp được dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
Câu 3: hình chiếu của vật thể A.(3.5đ)
trang 15
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội Dung CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Hình chiếu Câu 1,5

0.5đ
Câu3
3.5đ

Các khối đa
diện, tròn xoay
Câu 6
0.25đ
Phần II

1.25đ
Hình cắt Phần III
0.5đ
0.5đ
Bản vẽ chi tiết Câu 2
0.25đ
0.25đ
Biểu diễn ren Câu 3
0.25đ
Câu 1
2.5đ
2.75đ
Bản vẽ nhà Câu 4
0.25đ
0.25đ
Bản vẽ Lắp Câu 2 :


PHÂN LOẠI BÀI SAU KHI KIỂM TRA
Số lượng G K TB Y Kém

82 30 29 12 11 0
trang 16
Đề Thi HKI:
Câu 1 : Nêu tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ. Vẽ lại 3 hình chiếu của vật thể
sau :( 3đ)
Câu 2 : Lập sơ đồ phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến. (2đ)
Câu 3 : Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống ? Hãy lấy ví dụ về việc sử dụng
điện năng trong gia đình, trong y tế giáo dục và giao thông vận tải.(2đ)
Câu 4: Một cơ cấu truyền động gồm bánh dẫn có Z
1
= 60 răng ăn khớp với Z
2
= 30 răng
a) Viết công thức tính tỉ số truyền và giải thích ý nghĩa từng đại lượng. (1đ)
b) Tính tỉ số truyền.(1đ)
c) Biết bánh dẫn quay với tốc độ 30 vòng/phút thì bánh bị dẫn quay với tốc độ bao
nhiêu vòng/phút?(1đ)
Ma trận
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TL TL TL
Hình chiếu Câu 1 (1.5đ) Câu 1 (1.5đ)
Cơ khí Câu 2 (2đ)
Truyền chuyển động Câu 4 (1đ) Câu 4 (2đ)
Điện năng Câu 3 (1đ) Câu 3 (1đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Câu 1: (1.5đ)
Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
-Hình chiếu bằng ở phía dưới hình chiếu đứng

-Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng.
trang 17
*Vẽ 3 hình chiếu, đúng vị trí (1.5đ)
Câu 2: (2đ)
Câu 3: (2đ)
- Điện năng có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống.
+Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy móc thiết bị, … trong sx và
đời sống xh.
+ Nhờ có điện năng quá trình sx được tự động hoá, cuộc sống con người đầy đủ tiện nghi,
văn minh hiện đại hơn.
- Sử dụng điện năng trong gia đình : bóng đèn, quạt điện,
- Trong y tế giáo dục : máy thở, máy chiếu,…
- Giao thông vận tải : đèn giao thông, đèn đường,
Câu 4 : 3đ
a. Tính tỉ số truyền
2
1
1
2
z
z
n
n
i ==
i: tỉ số truyền
n
2
: số vòng quay của bánh bị dẫn.
trang 18
VL phi kim loại

VL kim loại
kim loại đen
kim loại màu
Chất dẻo
Cao su
Các vật liệu cơ khí
phổ biến
n
1
: Số vòng quay của bành dẫn.
z
1
: Số răng của bánh dẫn.
z
2:
số răng của bánh bị dẫn.
Tính tỉ số truyền

òng6030.2.
2
30
60
12
2
1
2
1
vnin
n
n

i
z
z
i
===⇒=
===
PHÂN LOẠI BÀI KIỂM TRA
Số lượng G K TB Y Kém
82 39 18 15 10 0
trang 19
Kiểm tra 1 tiết học kì 2
Môn: Công nghệ 8
PHẦN A : TRẮC NGHIỆM(3đ)
I. Chọn câu trả lời đúng bằng cách đánh dấu X vào chữ cái đầu câu
Câu 1 . Dây đốt nóng của đèn sợi đốt được làm bằng vật liệu:
A. vonfram. B. vonfram phủ bari- oxit. C. niken-crom. D. fero- crom.
Câu 2: Nhiệt độ làm việc của dây Niken_Crom vào khoảng
A. 850
o
C B. 900
o
C C. 950
o
C D. 1000
o
C
Câu 3 . Tất cả các đồ dùng điện nào dưới đây đều là đồ dùng loại điện - cơ:
A. Bàn là, quạt điện, bếp điện. B. Quạt điện, máy xay sinh tố, máy giặt.
C. Bàn là, bếp điện, động cơ điện. D. Bàn là, ấm điện, bếp điện, nồi cơm điện.
Câu 4. 1KWh = ? Wh

A. 10. B. 100
C. 1000. D. 10000.
Câu 5 . Cấu tạo động cơ điện gồm hai bộ phận chính: Stato và rôto, khi hoạt động:
A. stato đứng yên , rôto quay B. rôto và stato đều đứng yên
C. stato quay, rôto đứng yên D. rôto và stato đều quay
Câu 6 . Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện - quang là:
A. Biến điện năng thành cơ năng. B. Biến điện năng thành quang năng.
C. Biến cơ năng thành điện năng. D. Biến nhiệt năng thành điện năng.
Câu 7. Đèn sợi đốt là đồ dùng điện loạ i gì?
A. Đồ dùng loạ i điện - nhiệt. B. Đồ dùng loạ i điện - cơ.
C. Đồ dùng loạ i điện - quang. D. Đồ dùng loạ i điện - nhiệt và điện - cơ.
Câu 8. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày là
A . Từ 16 đến 20 giờ B . Từ 18 đến 20 giờ
C . Từ 16 đến 22 giờ D . Từ 18 đến 22 giờ
Câu 9:
II.Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B thành câu có nội dung đúng
Cột A Cột B Cột ghép
1.Tuổi thọ của đèn hùynh quang khỏang a.2000 giờ 1.
2.Tuổi thọ của đèn sợi đốt khỏang b.liên tục 2.
3.Đèn sợi đốt phát ra ánh sáng c.không liên tục 3.
4.Đèn hùynh quang phát ra ánh sáng d.8000 giờ 4.
e.1000 giờ
trang 20
PHẦN B: TỰ LUẬN
Câu 1:Vật liệu cách điện là gì? Hãy kể tên những bộ phận làm bằng vật liệu cách điện trong
các đồ dùng điện mà em biết? (2đ)
Câu 2: Nêu ngun lí làm việc của động cơ điện 1 pha? Nêu những ứng dụng của động cơ
điện 1 pha trong sản xuất và các đồ dùng gia đình. (3đ)
Câu 3. Một hộ gia đình sử dụng mạng điện 220V có dùng các đồ dùng điện sau:
+ 3 đèn ống huỳnh quang 220V - 20W, trung bình mỗi ngày thắp mỗi đèn 4giờ;

+ 1 nồi cơm điện 220V - 630W, trung bình mỗi ngày dùng 1 giờ;
+ 1 tivi 220V - 70W, trung bình mỗi ngày dùng 3 giờ;
+ 2 quạt bàn 220V - 50W, trung bình mỗi ngày dùng mỗi quạt 2 giờ.
Tính điện năng tiêu thụ của gia đình đó trong 1 tháng (30 ngày) ? (2đ)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
PHẦN A : TRẮC NGHIỆM(3đ)
I. Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu
Mỗi câu đúng 0.25đ
1 2 3 4 5 6 7 8
A D B C A B C D
II.Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B thành câu có nội dung đúng
1.d
2.e
3.b
4.c
PHẦN B: TỰ LUẬN(7đ)
Câu 1: 2đ
Vật liệu mà khơng cho dòng điện chạy qua gọi là vật liệu cách điện. 1đ
Một số phần tử cách điện như: vỏ dây điện, thân phích cắm điện, 1đ
Câu 2: 3đ
-Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện chạy trong dây
quấn roto tác dụng từ của dòng điện làm cho động cơ quay.
-Dùng trong gia đình : tủ lạnh, quạt điện, máy bơm nước,…
-Trong sản xuất : máy tiện, máy khoan, máy xay,
Câu 3: 2đ
+ 3 đèn ống huỳnh quang 220V - 20W, trung bình mỗi ngày thắp mỗi đèn 4giờ;
A= 20.3.4 = 240 Wh
+ 1 nồi cơm điện 220V - 630W, trung bình mỗi ngày dùng 1 giờ;
trang 21
A = 630.1.1= 630 Wh

+ 1 tivi 220V - 70W, trung bình mỗi ngày dùng 3 giờ;
A= 70.3.1= 210 wh
+ 2 quạt bàn 220V - 50W, trung bình mỗi ngày dùng mỗi quạt 2 giờ.
A = 50.2.2=200 Wh
Tính điện năng tiêu thụ của gia đình đó trong 1 ngày (0.5đ)
A = 240 + 630 + 210 + 200 = 1280 Wh
Tính điện năng tiêu thụ của gia đình đó trong 1 tháng (30 ngày) ? (2đ)
A = 1280 .30 = 3840 Wh (0.5đ)
Ma trận
Nội Dung CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Vật liệu kĩ
thuật điện
Câu 1:


Đèn sợi đốt
-Đèn huỳnh
quang
Câu 1, Câu
6, Câu 7
0.75đ
Câu 9

1.75đ
Sử dụng hợp lí
điện năng
Câu 8
0.25đ

0.25đ
Tính toán tiêu
thụ điện năng
trong gia đình
Câu 4
0.25đ
Câu 3 :

2.25đ
Đồ dùng loại
điện -cơ
Câu 3
Câu 5
0.5đ
Câu 2:

3.5đ
Đồ dùng loại
điện-nhiệt
Câu 2
0.25đ
0.25đ
PHÂN LOẠI BÀI SAU KHI KIỂM TRA
Số lượng G K TB Y Kém
82 24 29 19 7 0
trang 22
Đề Thi HKII:
Câu 1: Nêu các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng? Cho ví dụ từng biện pháp.
Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường.(3đ)
Câu 2: Điện áp của mạng điện trong nhà ở nước ta có cấp điện áp là bao nhiêu? Em hãy kể

tên một số đồ dùng điện mà em biết.(2đ)
Câu 3: Tính tổng tiêu thụ điện năng trong một ngày của các đồ dùng điện sau:
- 4 đèn huỳnh quang 40W sử dụng trong 4 giờ.
- 2 quạt bàn 60W sử dụng trong 180 phút
- 1 tivi 70W sử dụng trong 2 giờ.
- 1 nồi cơm điện 600W sử dụng trong 1,5 giờ
+ Nếu điện năng tiêu thụ của các ngày là như nhau thì điện năng tiêu thụ trong tháng 30
ngày là bao nhiêu? (3đ)
Câu 4: Sơ đồ nguyên lí là gì?(1đ)
- Hãy vẽ sơ đồ nguyên lí làm việc của mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc
hai cực điều khiển 1 bóng đèn. (1đ)
MA TRẬN ĐỀ
Các chủ đề chính
Các mức độ Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Sử dụng hợp lí điện năng
Câu 1 (1,5đ) Câu 1 (1,5đ) 3đ
Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện
trong nhà
Câu 2(2đ) 2đ
Tính toán tiêu thụ điện năng trong
gia đình
Câu 3(3đ) 3đ
Sơ đồ điện
Thực hành vẽ sơ đồ nguyên lí của
mạch điện.
Câu 4(1đ) Câu 4(1đ) 2đ
ĐÁP ÁN
Câu 1: 3đ
Các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng

- Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm: vd: cắt điện một số đồ dùng điện
không cần thiết. (0.5đ)
- Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng: sử dụng đèn huỳnh
quang thay cho đèn sợi đốt để tiết kiệm điện năng. (0.5đ)
- Không sử dụng lãng phí điện năng: tan học tắt đèn phòng học, (0.5đ)
Tiết kiệm điện năng có lợi ích cho gia đình, xã hội và môi trường là
trang 23
+ cho gia đình: tiết kiệm chi phí chi trả cho điện năng(0.5đ)
+ Cho xã hội: nhà máy cung cấp đủ điện cho mọi nơi(0.5đ)
+ Cho môi trường: tiết kiệm nguồn tài nguyên cho môi trường: nước, than, …(0.5đ)
Câu 2: 2đ
- 220V (1đ)
- Một số đồ dùng điện như: tivi, đèn huỳnh quang, máy giặt, bàn là điện, quạt máy,…
(1đ)
Câu 3: 3đ
-Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện có công thức như sau: A = P.t
+ Ađèn = 4.40.4 = 640Wh. (0.5đ)
+ Aquạt =2.60.3 = 360Wh. (0.5đ)
+ Ativi = 70.2 = 140Wh (0.5đ)
+ A ncđ = 600.1,5= 900 Wh. (0.5đ)
- Tổng điện năng tiêu thụ: =640 + 360 + 140 + 900 = 2040Wh.(0.5đ)
- Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) = 2040 . 30 = 61200Wh = 61,2KWh(0.5đ)
Câu 4: 2đ
-Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị
trí lắp đặt, cách lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế.(1đ)
-Sơ đồ nguyên lí của mạch điện (1đ)
PHÂN LOẠI BÀI SAU KHI KIỂM TRA
Số lượng G K TB Y Kém
82 42 15 18 4 0
trang

O
A
24
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
Sau khi áp dụng đề tài này tại truờng THCS Long Hậu trong năm học 2008 -2009 tôi
đã thu được kết quả như sau:
+ 100% số học sinh có hứng thú học tập bộ môn.
+ 100% học sinh chủ động nghiên cứu tìm tòi kiến thức.
Chính vì vậy mà chất lượng được nâng cao, qua khảo sát chất lượng lần 2 ( kiểm tra cuối học
kỳ I). Chất lượng môn công nghệ của 2 lớp 8 đã đạt được kết quả như sau:
Công
Nghệ
8
Sỉ
số
G K TB Y
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Hk1
82
27 32.93% 32 39.02% 17 20.73% 6 7.3%
Hk2
79
31 39.24% 26 32.91% 22 27.84%
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua kết qủa trên bản thân tôi nhận thấy rằng: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá có những
ưu điểm sau:
+Trong cùng một thời gian sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được nhiều kiến thức hơn.
+ Đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức đã học.
+ Học sinh hứng thú và chăm học hơn.

+ Nâng cao chất lượng đại trà cảu bộ môn.
+ Là cơ sở để phân luồng học sinh và có hướng bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo
học sinh đại trà.
3. Ý kiến đề xuất:
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ cuả bản thân tôi, chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót, do vậy kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để cùng nhau đưa chất lượng bộ
môn nói riêng và chất lượng học sinh nói cung lên tầng cao hơn. đáp ứng được yêu cầu công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Long Hậu, ngày 10 tháng 5 năm 2013
trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×