Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

quyền chọn chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 105 trang )

Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
Mục lục
Danh mục hình và biểu đồ 5
Danh mục các từ viết tắt 6
Lời mở đầu 7
Chương 1: Những lý luận cơ bản về thị trường quyền chọn và điều kiện áp
dụng quyền chọn vào thị trường chứng khoán 9
1.1 Giới thiệu về quyền chọn: 10
1.1.1 Định nghĩa: 10
1.1.1.1 Quyền chọn là gì? 10
1.1.1.2 Quyền chọn mua: 10
1.1.1.3 Quyền chọn bán: 10
1.1.2 Phân loại hợp đồng quyền chọn: 11
1.1.2.1 Theo quyền của người mua: 11
1.1.2.2 Theo thời gian thực hiện: 12
1.1.2.3 Theo thị trường giao dịch: 12
1.1.3 Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn: 13
1.1.4 Cơ chế hoạt động của quyền chọn: 14
1.1.5 Ưu nhược điểm của quyền chọn: 17
1.1.5.1 Ưu điểm: 17
1.1.5.2 Nhược điểm: 18
1.1.6 Sự phát triển của thị trường quyền chọn: 18
1.2 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn: 21
1.2.1 Phương trình lợi nhuận: 21
1.2.2 Giao dịch quyền chọn mua: 22
1.2.2.1 Mua quyền chọn mua: 22
1.2.2.2 Bán quyền chọn mua: 23
1.2.3 Giao dịch quyền chọn bán: 24
1.2.3.1 Mua quyền chọn bán: 24
1.2.3.2 Bán quyền chọn bán: 26
1


Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
1.2.4 Quyền chọn mua và cổ phiếu – Quyền chọn mua được phòng ngừa: 26
1.2.5 Quyền chọn bán và cổ phiếu – Quyền chọn bán bảo vệ: 28
1.2.6 Quyền chọn mua và quyền chọn bán lai tạp: 30
1.3 Điều kiện áp dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán: 31
1.3.1 Điều kiện về sự phát triển thị trường chứng khoán: 31
1.3.2 Điều kiện về pháp lý: 31
1.3.3 Điều kiện về thông tin trên thị trường: 33
1.3.4 Điều kiện về kỹ thuật: 34
1.3.5 Điều kiện về con người: 34
1.4 Những tác động không mong muốn của quyền chọn chứng khoán: 35
Chương 2: Một vài ví dụ về áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thế giới. .36
2.1 Mô hình Mỹ: 36
2.1.1 TTCK Mỹ: 36
2.1.2 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (CBOE): 37
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 37
2.1.2.2 Tổ chức sàn giao dịch: 39
2.1.2.3 Giao dịch và thanh toán: 41
2.1.2.4 Cơ chế giám sát: 44
2.2 Mô hình Châu Âu: 45
2.2.1 Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu (“Euronext N.V.”): 45
2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 45
2.2.1.2 Hoạt động của Euronext N.V: 47
2.2.1.3 Tổ chức và quản lý: 47
2.2.2 Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London (LIFFE):48
2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 48
2.2.2.2 Nguyên tắc giao dịch: 49
2.2.2.3 Quy trình giao dịch: 50
2.3 Mô hình Nhật: 53
2.3.1 Thị trường chứng khoán Nhật: 53

2.3.2 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE): 54
2
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
2.3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 54
2.3.2.2 Cơ chế giao dịch: 55
2.3.2.3 Cơ chế giám sát: 57
2.4 Nghiên cứu về khủng hoảng tài chính 2008: 57
2.4.1 Mức độ sử dụng công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa và đầu cơ:.57
2.4.2 Trường phái cho rằng công ty không nên sử dụng công cụ phái sinh: 60
2.4.2.1 Công cụ phái sinh-Tác nhân của cuộc khủng hoảng TC toàn cầu: 60
2.4.2.2 Phòng ngừa rủi ro không những không làm giảm thiểu rủi ro mà còn
làm gia tăng rủi ro: 63
2.4.3 Trường phái cho rằng công ty nên sử dụng công cụ phái sinh: 64
2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam khi ứng dụng quyền chọn chứng
khoán vào TTCK Việt Nam: 70
Chương 3: Áp dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào Việt Nam 73
3.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam: 73
3.1.1 Giai đoạn 2000-2005 73
3.1.2 Giai đoạn 2006-2010 74
3.2 Sự cần thiết của ứng dụng giao dịch quyền chọn trong TTCK Việt Nam: 80
3.2.1 Tạo công cụ bảo vệ lợi nhuận cho nhà đầu tư 80
3.2.2 Thúc đẩy phát triển chứng khoán Việt Nam 81
3.2.3 Tác động gián tiếp đến các công ty niêm yết trên TTCK 81
3.3 Ứng dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường Việt Nam: 82
3.3.1 Những điều kiện khi áp dụng quyền chọn chứng khoán trong thị trường
chứng khoán Việt Nam 82
3.3.1.1 Các điều kiện thuận lợi: 81
3.3.1.2 Các khó khăn còn tồn tại: 84
3.3.2 Giải pháp để sử dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào thị trường
chứng khoán Việt Nam 85

3.3.2.1 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý: 85
3.3.2.2 Giải pháp về tổ chức quản lý của các cơ quan chức năng: 90
3.3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển thị trường: 92
3
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
3.3.2.4 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 98
3.3.2.5 Các nhóm giải pháp khác: 100
3.4 Mô hình giao dịch đề xuất cho Việt Nam: 101
Kết luận 103
Tài liệu tham khảo 104
4
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
Danh mục hình và biểu đồ
Chương 1:
Hình 1.1: Mua quyền chọn mua 23
Hình 1.2: Bán quyền chọn mua 24
Hình 1.3: Mua quyền chọn bán 25
Hình 1.4: Bán quyền chọn bán 26
Hình 1.5: Quyền chọn mua được phòng ngừa 27
Hình 1.6: Quyền chọn bán bảo vệ 29
Chương 2:
Hình 2.1: Mô hình của sàn giao dịch CBOE 41
Hình 2.2: Quy trình giao dịch của LIFFE 50
Hình 2.3: Giao dịch trên thị trường quyền chọn TSE 56
Hình 2.4: Tổng giá trị danh nghĩa chứng khoán phái sinh của hệ thống ngân hàng
Mỹ 58
Hình 2.5: Tỷ trọng các giao dịch phái sinh 59
Hình 2.6: Mức độ sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa và đầu cơ 59
Hình 2.7: Lãi suất ở Mỹ giai đoạn 2001-2005 61
Hình 2.8: Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 62

Hình 2.9: Chênh lệch lãi suất ở Mỹ 65
Hình 2.10: Doanh số bán nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 66
Hình 2.11: Đòn bẩy tài chính của ngân hàng Mỹ ở quý I năm 2008 68
Chương 3:
Hình 3.1: Số lượng CTCK giai đoạn 2000 78
Hình 3.2: Thống kê mã số chứng khoán niêm yết 2000-2010 79
Hình 3.3: Mô hình giao dịch quyền chọn chứng khoán đề xuất cho thị trường chứng
khoán Việt Nam 101
5
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
Danh mục các từ viết tắt
Tên viết tắt Tên tiếng anh Tên tiếng việt
AMEX The American Stock
Exchange
Thị trường chứng khoán Mỹ
ATM At the money Ngang giá quyền chọn
BVLP Bolsa de Valores de Lisboa
e Porto
Sàn giao dịch quyền chọn Lisbon
và Porto
CBOE Chicago Board Options
Exchange
Sở giao dịch quyền chọn Chicago
CDS Credit Default Swap Hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi
CORES-FOP Computerized Order
Routing and Execution
System for Futures and
Options
Hệ thống đặt lệnh và thực hiện
lệnh tự động cho hợp đồng giao sau

và hợp đồng quyền chọn
CTCK Công ty chứng khoán
DN Doanh nghiệp
EURONEXT
N.V
Sàn giao dịch quyền chọn Châu
Âu
FANNIE MAE Federal National Mortgage
Association
Hiệp hội quốc gia tài trợ bất động
sản của Mỹ
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
FREDDIE MAC Federal Home Loan
Mortgage Corporation
Tập đoàn cho vay quốc gia Mỹ
HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà
Nội
HOSE Sàn giao dịch chứng khoán
TP.HCM
IPO Chào bán chứng khoán lần đầu ra
công chúng
ITM In the money Cao giá quyền chọn
LCE London Commodity
Exchange
Sàn giao dịch hàng hóa
6
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
LIFFE London International
Financial Futures and
Options Exchange

Sàn giao dịch giao sau và quyền
chọn tài chính quốc tế
LIFFE
CONCERT
London International
Financial Futures and
Options Exchange Connect
Sàn giao dịch điện tử về giao sau
và quyền chọn tài chính quốc tế
LTOM London Commodity
Exchange
Sàn giao dịch quyền chọn London
MBS Mortgage Backed
Securities
Hợp đồng cho vay bất động sản
có thế chấp
NĐT Nhà đầu tư
NHTM Ngân hàng thương mại
NYSE New York Stock Exchang Sàn giao dịch chứng khoán New
York
OTM Out the money Kiệt giá quyền chọn
OCC Option Clearing
Corporation
Công ty thanh toán hợp đồng
quyền chọn
PHLX Philadelphia Exchange Sở giao dịch chứng khoán
Philadenphia
PSE Pacific Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Pacific
SEC Securities Exchange
Commission

Ủy ban giao dịch chứng khoán
Hoa Kỳ
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
TSE Tokyo Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Tokyo
TTCK Thị trường chứng khoán
TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCK Ủy ban chứng khoán
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
7
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày này, hội nhập là xu hướng chung của cả thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.
Sự hội nhập toàn cầu mang lại nhiều điều thuận lợi nhưng đồng thời cũng mang đến
nhiều khó khăn. Những khó khăn đó chính là các rủi ro có thể nhận thấy hoặc các rủi
ro tiềm ẩn. Các rủi ro này tồn tại một cách ngẫu nhiên trong tất cả các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh, tài chính, tín dụng, Các rủi ro có thể làm nhà đầu tư tổn thất, công
ty bị phá sản, và nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Để hạn chế điều này thì công
cụ phái sinh là một trong những lựa chọn tối ưu nhất, và nó ngày càng được sử dụng
rộng rãi trên toàn thế giới như là công cụ chủ yếu và không thể thiếu trong việc quản trị
rủi ro.
Trong thời gian qua, TTCK Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, được xem là thị
trường chứng khoán hấp dẫn nhất năm 2006. Nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Việc
chỉ số VN-Index tăng giảm hết sức thất thường dẫn đến một số nhà đầu tư thua lỗ
nặng, không thể nào trụ vững trên thị trường nên ồ ạt bán tháo để bảo toàn vốn và sớm
rút ra khỏi thị trường, làm cho thị trường càng trở nên trầm trọng hơn, dễ dẫn đến
khủng hoảng, sụp đổ.
Một thị trường rủi ro như vậy thì việc áp dụng công cụ phái sinh trong thị trường
chứng khoán là rất cần thiết. Một trong số những công cụ phái sinh có thể phòng ngừa
rủi ro cho nhà đầu tư trong tương lai đó là quyền chọn chứng khoán. Trên thế giới thì

nó đã trở thành một công cụ phòng ngừa không thể thiếu của các nhà đầu tư, công
ty, Để áp dụng được nó vào thị trường ở Việt Nam thì cần phải tìm hiểu và nghiên
cứu trên cả lý thuyết và thực tiễn. Đó cũng chính là lý do tôi chọn chuyên đề về Quyền
chọn chứng khoán, nhằm đưa ra một hướng phát triển mới cho nền chứng khoán Việt
Nam.
2. Nội dung đề tài:
8
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ bản về quyền chọn, thị trường quyền chọn,
nghiên cứu một số mô hình tổ chức giao dịch quyền chọn chứng khoán tiêu biểu trên
thế giới.
Nghiên cứu các điều kiện để áp dụng quyền chọn trên TTCK.
Nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển của TTCK Việt Nam, thực trạng TTCK
Việt Nam hiện nay từ đó đánh giá các điều kiện để phát triển giao dịch quyền chọn
chứng khoán tại Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp để áp dụng giao dịch quyền chọn và đề xuất mô hình giao
dịch hợp đồng quyền chọn cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là nghiên cứu các lý luận cơ bản về quyền
chọn chứng khoán, các điều kiện để áp dụng quyền chọn chứng khoán và khả năng áp
dụng quền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: các lý luận về quyền chọn chứng khoán, TTCK Việt Nam, thị
trường quyền chọn Mỹ, thị trường quyền chọn Châu Âu.
4. Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề:
Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích-tổng hợp, thống kê-mô
tả, so sánh-đối chiếu, phương pháp quan sát thực tế để khái quát vấn đề cần nghiên
cứu.
5. Kết cấu của chuyên đề:
Chuyên đề tốt nghiệp: “Quyền chọn chứng khoán”, được kết cấu thành 3 chương :
 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền chọn và điều kiện để áp dụng

quyền chọn chứng khoán vào TTCK
 Chương 2: Một vài ví dụ về áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thế giới.
 Chương 3: Áp dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào Việt Nam
9
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
Chương 1: Những lý luận cơ bản về thị trường quyền chọn và điều
kiện áp dụng quyền chọn vào thị trường chứng khoán
1.1 Giới thiệu về quyền chọn:
1.1.1 Định nghĩa:
1.1.1.1 Quyền chọn là gì?
Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trong đó
cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào
đó vào một ngày trong tương lai với giá trị đã đồng ý vào ngày hôm nay.
Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người
bán quyền chọn sẵn sang bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo các khoản của hợp
đồng nếu được người mua muốn thế Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền
chọn mua (call). Một quyền chọn bán tài sản gọi là quyền chọn bán (put).
Mặc dù thị trường quyền chọn được giao dịch trên thị trường có tổ chức, nhưng
phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng giữa hai bên, những người này
tự tìm đến với nhau và họ cho rằng họ thích như vậy hơn là giao dịch tài sàn. Loại thị
trường này gọi là thị trường OTC, đây chính là loại thị trường quyền chọn xuất hiện
đầu tiên.
Khi phân tích các quyền chọn, chúng ta thương tập trung vào các sàn giao dịch có
tổ chức nhưng các nguyên tắc định giá và việc sử dụng chúng trên thị trường OTC
cũng tương tự như thế.Hầu hết các quyền chọn mà chúng ta quan tâm là mua hoặc bán
1.1.1.2 Quyền chọn mua:
Quyền chọn mua là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn
quyền mua một số lượng chứng khoán trong tương lai với giá đã được thỏa thuận trước
trong hợp đồng hiện tại.
Thời gian có hiệu lực của hợp đồng quyền chọn được xác định đến ngày đáo hạn.

Giá thực thi quyền chọn được gọi là giá thực hiện.
1.1.1.3 Quyền chọn bán:
10
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
Quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua quyền
chọn bán lựa chọn quyền bán một số lượng chứng khoán trong tương lai với giá đã
được thỏa thuận trước trong hợp đồng hiện tại.
1.1.2 Phân loại hợp đồng quyền chọn:
1.1.2.1 Theo quyền của người mua:
Hợp đồng quyền chọn mua (Call options): Là một thỏa thuận giao dịch một lượng
tài sản cơ sở nhất định, trong đó người mua call options (A) sẽ trả cho người bán call
options (B) một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn (options
premium) và A sẽ có quyền được mua nhưng không bắt buộc phải mua một lượng tài
sản cơ sở đó theo một mức giá đã được thoả thuận trước vào một ngày hoặc một
khoảng thời gian xác định trong tương lai. B nhận được tiền từ A nên B có trách nhiệm
phải bán lượng tài sản cơ sở đó với giá thực hiện đã thỏa thuận vào ngày đáo hạn (nếu
là quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc bất kì ngày nào trong khoảng thời gian từ ngày ký
hợp đồng đến ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Mỹ), khi A muốn thực hiện quyền
mua của mình. Vào ngày thực hiện quyền (thường cũng là ngày kết thúc hợp đồng),
sau khi xem xét với mức giá giao ngay của tài sản cơ sở ở ngày này, nếu thấy có lợi
cho mình, tức giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện, A có thể thực hiện quyền của
mình để được mua lượng tài sản cơ sở đó ở mức giá thực hiện, rồi ra thị trường bán lại
với giá cao hơn để thu một khoản lợi nhuận. Nếu thấy giá của tài sản cơ sở dưới giá
thực hiện, A có thể không cần phải thực hiện quyền mua của mình, và chịu lỗ tiền phí
quyền chọn.
Hợp đồng quyền chọn bán (Put options): Là một thỏa thuận giao dịch một lượng tài
sản cơ sở nhất định, theo đó người mua Put options (C) sẽ trả cho người bán Put
options (D) một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn bán hay phí Put options và C sẽ
có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ phải bán lượng tài sản cơ sở đó theo một mức
giá đã thỏa thuận trước (giá thực hiện) vào một ngày hoặc một khoảng thời gian xác

định trong tương lai. D nhận được tiền từ C, nên có nghĩa vụ phải mua lượng tài sản cơ
sở đó ở mức giá thực hiện vào ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc
bất kì ngày nào trong khoảng thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn (nếu là
quyền chọn kiểu Mỹ), khi C muốn thực hiện quyền được bán của mình. Vào ngày thực
11
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
hiện quyền (thường cũng là ngày kết thúc hợp đồng), sau khi xem xét giá giao ngay
của tài sản cơ sở trên thị trường, nếu thấy có lợi cho mình, tức mức giá này nhỏ hơn giá
thực hiện, C có thể thực hiện quyền của mình để được bán lượng tài sản cơ sở đó với
giá thực hiện sau khi đã mua được ở ngoài thị trường với giá thấp hơn để thu một
khoảng lợi nhuận. Nếu thấy giá giao ngay cao hơn giá thực hiện, C có thể không cần
phải thực hiện quyền chọn bán của mình, và chịu lỗ tiền phí quyền chọn.
1.1.2.2 Theo thời gian thực hiện:
Quyền chọn kiểu Mỹ (American style option) Là quyền chọn cho phép người nắm
giữ thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian
hiệu lực của hợp đồng, kể từ khi ký kết hợp đồng cho đến hết ngày đáo hạn của hợp
đồng. Việc thanh toán sẽ thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực
hiện quyền chọn được người nắm giữ xác nhận (trong thời gian hiệu lực của hợp
đồng).
Quyền chọn kiểu châu Âu (European style option) là quyền chọn chỉ cho phép
người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vào ngày đáo hạn của hợp
đồng. Việc thanh toán thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực
hiện quyền chọn được người nắm giữ xác nhận vào ngày đáo hạn.
Sự phân biệt giữa hai loại quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ không
liên quan đến vị trí địa lý. Ða số hợp đồng quyền chọn được trao đổi chính yếu trên thị
trường Mỹ. Tuy nhiên, quyền chọn kiểu châu Âu có đặc điểm dễ phân tích hơn quyền
chọn kiểu Mỹ và một số thuộc tính trong quyền chọn kiểu Mỹ thường được suy ra từ
quyền chọn kiểu châu Âu.
1.1.2.3 Theo thị trường giao dịch:
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung: Là quyền chọn được tiêu

chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn, được giao dịch trên các
thị trường tập trung như Chicago Board of Trade, TTCK New York…Do đó, tính minh
bạch của thị trường rất cao, thể hiện ở chỗ giá cả, số lượng của hợp đồng giao dịch
được công bố chi tiết vào cuối ngày giao dịch, làm dữ liệu tham khảo cho các ngày
giao dịch tiếp theo hoặc cho nhiều mục đích khác. Đặc biệt, các hợp đồng quyền chọn
này có thể được dễ dàng chuyển nhượng giữa các NĐT, điều này cho thấy tính thanh
12
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
khoản cao của các hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên các thị trường tập trung
kiểu này. Trên thế giới, thị trường giao dịch quyền chọn theo kiểu này chiếm tỉ trọng
rất lớn, khoảng 98% tổng giá trị giao dịch quyền chọn của thế giới.
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung : Là thỏa thuận mua
bán giữa hai bên, theo đó quyền chọn được người bán đưa ra theo thỏa thuận với người
mua nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một người mua, chúng không được giao dịch
trên các sở giao dịch tập trung. Hợp đồng thường được giao dịch giữa các đối tác liên
ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp(DN). Do
các hợp đồng quyền chọn không được chuẩn hóa, chi tiết của hợp đồng là thỏa thuận
giữa các bên, nên tính linh hoạt đối với các hợp đồng này là rất cao, đáp ứng được các
nhu cầu cá biệt của các khách hàng. Dù vậy, các giao dịch quyền chọn phi tập trung
kiểu này chỉ chiếm khoảng 2% giá trị giao dịch quyền chọn trên thế giới.
1.1.3 Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn:
Các chủ thể tham gia thị trường giao dịch quyền chọn rất đa dạng, bao gồm các
DN, các cá nhân, các tổ chức hoạt động tài chính như ngân hàng thương mại (NHTM),
ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán (CTCK)…Dựa vào các mục đích tham gia thị
trường của mỗi đối tượng, ta có thể phân ra thành các nhóm sau:
 Những người phòng ngừa rủi ro: Là những tổ chức tài chính và phi tài chính hay
những cá nhân, tham gia thị trường quyền chọn do có nhu cầu giao dịch các loại tài sản
cơ sở như ngoại tệ, chứng khoán, vàng, lãi suất…và có những lo ngại về sự biến động
của giá cả hàng hóa, tỉ giá, lãi suất…làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh,
lợi ích của họ. Thông thường, họ tham gia thị trường với tư cách là những người mua

các quyền chọn để bảo hiểm các rủi ro về sự biến động của giá cả, tỉ giá, lãi suất…Họ
sẵn sàng bỏ ra một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một mức tỉ giá, giá
cả, lãi suất cố định.
 Các NĐT, đầu cơ: Là các cá nhân, các tổ chức tài chính và phi tài chính, tham
gia vào thị trường với mục đích đầu cơ vào sự chênh lệch tỉ giá, giá cả, lãi suất… Họ
thường dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật để đưa ra các dự đoán về xu hướng tỉ
giá, giá cả, lãi suất…Từ đó, thực hiện mua bán các quyền chọn thích hợp để thu lợi
nhuận.
13
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
 Các tổ chức tài chính trung gian : Bao gồm các NHTM, ngân hàng đầu tư,
CTCK…Ngoài mục đích tham gia vào thị trường cũng với tư cách là các NĐT hoặc
những người có nhu cầu về bảo hiểm rủi ro. Ở các nước phát triển, nơi mà các giao
dịch quyền chọn hầu như chỉ diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung, với tư cách là các
thành viên của sở giao dịch quyền chọn, họ đóng vai trò như một nhà môi giới các giao
dịch quyền chọn trên thị trường, chỉ một số ít các tổ chức tài chính lớn như các tập
đoàn tài chính khổng lồ mới có khả năng tự đứng ra phát hành quyền chọn cho thị
trường.
 Những người giao dịch quyền chọn: Trên thị trường OTC, một số định chế nhất
định, có thể là ngân hàng hoặc công ty môi giới, sẵn sàng đứng ra tạo lập thị trường
quyền chọn. Các quyền chọn này được niêm yết trên sàn giao dịch dĩ nhiên được tạo ra
bởi sàn giao dịch. Sàn giao dịch này là một pháp nhân mà các thành viên là cá nhân
hoặc công ty. Mỗi quyền thành viên được gọi là một seat. Những người giao dịch
quyền chọn bao gồm: người tạo lập thị trường, người môi giới, người giữ sổ lệnh…
1.1.4 Cơ chế hoạt động của quyền chọn:
Đối với quyền chọn cổ phiếu được giao dịch trên Sở giao dịch, các chi tiết của hợp
đồng – thời gian đáo hạn, giá thực hiện, ảnh hưởng của việc thanh toán cổ tức, quy mô
nắm giữ của NĐT – sẽ do Sở giao dịch quy đinh.
 Về thời gian đáo hạn: mỗi Sở giao dịch tại mỗi quốc gia có thể có quy định
riêng. Tại Hoa Kỳ, một khoản mục được xác định trong quyền chọn cổ phiếu là tháng

mà có ngày đáo hạn. Ngày đáo hạn chính xác là vào thứ 7 kế tiếp sau ngày thứ sáu tuần
thứ ba của tháng. Ngày cuối cùng giao dịch quyền chọn là ngày thứ 6 tuần thứ 3 của
tháng. NĐT có vị thế mua quyền chọn chỉ dẫn nhà môi giới thực thi quyền chọn với
thời hạn cuối cùng là 4h 30 ngày thứ sáu. Nhà môi giới sẽ có cả ngày hôm sau để hoàn
tất thủ tục thực thi quyền chọn.
 Quyền chọn có thể được xem xét một trong ba trạng thái: đang có lời (in the
money), hoà vốn (at the money), và đang lỗ (out of the money). Nếu K là giá thực
hiện , S là giá của chứng khoán cơ sở. Một quyền chọn mua trong trạng thái đang có
lời khi S>K, trong trạng thái hoà vốn khi S=K, trong trạng thái đang lỗ khi S<K. Như
vậy, rõ ràng rằng một quyền chọn được thực hiện chỉ khi trong trạng thái đang có lãi.
14
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
 Giá trị nội tại của quyền chọn (intrinsic value): được xác định là giá trị lớn nào
lớn hơn khi so sánh với 0 và giá trị của quyền chọn nếu nó được thực hiện ngay. Chẳng
hạn, với quyền chọn mua giá trị nội tại sẽ là max(S-K, 0). Đối với quyền chọn bán, giá
trị nội tại sẽ là max(K-S, 0).
Đối với quyền chọn giao dịch trên thị trường OTC, nếu một công ty công bố chi trả
cổ tức, giá thực hiện quyền chọn sẽ bị giảm trong ngày giao dịch không có cổ tức đúng
bằng giá trị cổ tức chi trả. Nếu quyền chọn giao dịch trên thị trường giao dịch tập
trung, việc thanh toán cổ tức thường chỉ bị điều chỉnh giá thực thì giá trị chi trả cổ tức
lớn.
 Đối với việc chia tách cổ phiếu: sẽ có một số điều chỉnh trong giao dịch quyền
chọn. Khi cổ phiếu được chia tách n từ m sẽ làm giá cổ phiếu giảm xuống m/n giá trị
trước đó. Sau khi chia tách n từ m, giá thực hiện sẽ giảm xuống m/n giá trị trước đó và
số lượng cổ phiếu giao dịch trong một hợp đồng sẽ tăng n/m số lượng trước đó.
Nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của một hoặc một nhóm NĐT tới thị trường, các sở
giao dịch quyền chọn thường có quy định giới hạn số lượng tối đa một NĐT có thể
nắm giữ và có thể thực thi quyền trong một đơn vị thời gian. Sở giao dịch quyền chọn
Chicago quy định mức giới hạn đối với một NĐT cho quyền chọn của cổ phiếu lớn
nhất có mức giao dịch nhiều nhất là 75.000 hợp đồng.

Một NĐT mua một quyền chọn có thể kết thúc vị thế của mình bằng một lệnh bán
một quyền chọn có nội dung tương tự. Một NĐT bán quyền chọn có thể kết thúc vị thế
của mình bằng việc mua một quyền chọn tương tự.
Trong giao dịch quyền chọn, NĐT mua quyền chọn có thể trả bằng tiền mặt hoặc sử
dụng tài khoản ký quỹ. Mức ký quỹ ban đầu thường là 50% giá trị của chứng khoán và
phải duy trì mức ký quỹ tối thiểu là 25% giá trị của chứng khoán. Thông thường,
quyền mua có thời gian đáo hạn dưới 9 tháng sẽ phải trả bằng tiền mặt mà không được
sử dụng tài khoản ký quỹ.
Đối với NĐT bán quyền chọn, yêu cầu phải duy trì một tài khoản ký quỹ để đảm
bảo thực hiện hợp đồng. Mức ký quỹ cụ thể có quy định trong từng trường hợp.
15
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
 Trường hợp quyền chọn không có đảm bảo (naked options): mức ký quỹ thông
thường của quyền chọn mua (theo quy định của Sở giao dịch quyền chọn Chicago) sẽ
là một trong 2 giá trị sau tuỳ theo giá trị nào cao hơn.
 Một trăm phần trăm giá trị phí mua quyền chọn đã nhận được cộng với 20% giá
trị thị trường của chứng khoán cơ sở trừ đi phần thua lỗ hiện có trong hợp đồng (nếu
có).
 Một trăm phần trăm giá phí quyền chọn cộng với 10% giá trị thị trường của
chứng khoán cơ sở.
Mức ký quỹ thông thường của quyền chọn bán sẽ là giá trị nào lớn hơn trong hai
giá trị tính toán sau:
+ Một trăm phần trăm giá phí quyền chọn cộng với 20% giá trị thị trường của
chứng khoán cơ sở trừ đi phần thua lỗ (nếu có).
+ Một trăm phần trăm giá phí quyền chọn cộng với 10% giá trị thực hiện quyền
chọn.
 Trường hợp quyền chọn có đảm bảo (covered options): đối với quyền chọn mua
đó là toàn bộ chứng khoán cơ sở của quyền chọn, biên bản thỏa thuận để bên thứ ba
nắm giữu chứng khoán cơ sở, hoặc chứng khoán có thể hoán đổi ra chứng khoán cơ sở,
hoặc một hợp đồng quyền chọn mua cùng loại chứng khoán cơ sở có thời gian đáo hạn

dài hơn, giá thực hiện thấp hơn, hoặc quyền mua cổ phiếu cơ sở có giá thực hiện ngang
bằng hoặc thấp hơn giá thực hiện quyền chọn.
Đối với quyền chọn bán, người bán quyền chọn phải đảm bảo: số tiền mặt tương
đương với giá trị thực thi hợp đồng hoặc thư đảm bảo của ngân hàng, hoặc số bán
khống chứng khoán cơ sở, hoặc đã mua quyền chọn bán khác cùng loại chứng khoán
có giá thực hiện cao hơn có cùng thời gian đáo hạn (hoặc thời gian đáo hạn dài hơn).
Quyền chọn có thể sử dụng riêng biệt, độc lập hoặc có thể kết hợp theo nhiều cách
khác nhau để tạo ra các sách lược làm biến đổi tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận. Một phương thức
rất thông dụng là mua bán song hành cùng lúc các hợp đồng quyền chọn của cùng một
loại chứng khoán cơ sở. Có nhiều kiểu mua bán song hành nhưng có 2 loại thông dụng
là mua bán song hành chiều dọc và mua bán song hành theo lịch. Mua bán song hành
theo chiều dọc là hình thức mua và bán đồng thời các quyền chọn có cùng chứng
16
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
khoán cơ sở, cùng thời gian đáo hạn nhưng khác giá thực hiện. Mua bán song hành
theo lịch là hình thức mua và bán đồng thời các quyền chọn có cùng giá thực hiện
nhưng khác thời gian đáo hạn.
1.1.5 Ưu nhược điểm của quyền chọn:
1.1.5.1 Ưu điểm:
Thứ nhất, có nhiều thời gian hơn để quyết định: Thông qua quyền chọn, mức giá
mua hoặc bán đã được xác định. Tuy nhiên, từ thời điểm hiện tại đến thời điểm thực
hiện NĐT vẫn còn khoảng thời gian đáng kể để cân nhắc kỹ lưỡng việc có mua hoặc có
bán chứng khoán đó hay không. Việc đầu tư một khoản tiền khiêm tốn ban đầu để có
thời gian cân nhắc kỹ lưỡng cho một khoản mục đầu tư lớn trong nhiều trường hợp
cũng đánh giá là đáng giá.
Thứ hai, Cho phép NĐT thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. Do NĐT
chỉ bỏ ra chi phí nhỏ là giá quyền chọn và một số chi phí liên quan trong quá trình giao
dịch và thanh toán như chi phí môi giới, phí thanh toán tuy nhiên nếu giá tài sản cơ
sở (cổ phiếu, trái phiếu ) biến động đúng như kỳ vọng của NĐT, lúc này khoản lợi
nhuận là rất lớn.

Thứ ba, Linh hoạt phòng ngừa rủi ro: đây là một trong những đặc điểm nổi bật của
quyền chọn so với công cụ khác như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Dùng quyền chọn, NĐT
có thể hạn chế mức tổn thất tối đa trong phạm vi giá phí quyền chọn. Đối với quyền
chọn bán còn có thể dùng để tự bảo hiểm cho trường hợp giảm giá chứng khoán mà
NĐT đang nắm giữ. Quyền chọn cho phép NĐT xây dựng một danh mục chứng khoán
đa dạng với chi phí ban đầu thấp hơn việc mua thẳng chứng khoán đó.
Thứ tư, quyền chọn là công cụ để tìm kiếm lợi nhuận: Thông qua quyền chọn NĐT
có thể có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận gia tăng từ chi phí đầu tư khiêm tốn ban đầu.
Thông qua việc bán quyền chọn, một số nhà đầu tư cũng sẽ được hưởng giá phí quyền
chọn từ một số NĐT khác.
Thứ năm, tận dụng đòn bẩy tài chính: Thông qua công cụ quyền chọn NĐT có thể
tận dụng đòn bẩy tài chính để kiếm lợi nhuận cao hơn. Giao dịch quyền chọn giúp
NĐT hưởng lợi từ sự biến động của giá chứng khoán mà không cần thanh toán toàn bộ
giá trị chứng khoán đó. Thông qua việc tận dụng phối hợp các quyền chọn khác nhau,
17
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
NĐT có thể thực hiện các chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể
của mình.
1.1.5.2 Nhược điểm:
Giao dich quyền chọn phụ thuộc vào giá trị tài sản cơ sở, mức giá thực thi quyền,
thời gian, độ biến thiên của tài sản cơ sở Mặt trái cơ bản nhất của quyền chọn là khi
TTCK diễn biến không như kỳ vọng của NĐT, NĐT sẽ mất toàn bộ số tiền bỏ ra để có
được quyền chọn.
Quyền chọn là công cụ phái sinh khá phức tạp. Do đó, khi sử dụng giao dịch quyền
chọn, NĐT cần phải hiểu rõ và biết cách vận dụng các công cụ quyền chọn một cách
linh hoạt. Do đó, rủi ro lớn nhất của quyền chọn là khi chính NĐT không hiểu rõ về
quyền chọn và không biết cách kết hợp các vị thế để giới hạn tổn thất nếu có và gia
tăng lợi nhuận.
Mặt trái của giao dịch quyền chọn là hiện tượng đầu cơ. Các nhà đầu cơ có thể đầu
cơ giá lên hoặc giá xuống bằng các quyền chọn mua và quyền chọn bán. Việc đầu cơ

giá trên các hợp đồng quyền chọn có thể làm giá cả chứng khoán biến động vượt ra
khỏi biên độ dự kiến và do đó làm mất niềm tin của các DN và các NĐT.
1.1.6 Sự phát triển của thị trường quyền chọn:
Những giao dịch quyền chọn bán và quyền chọn mua đầu tiên được ghi nhận là ở
các quốc gia châu Âu và Mỹ đầu thế kỷ XVIII. Vào đầu những năm 1900, hiệp hội
những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn ra đời. Mục đích của hiệp hội này là
cung cấp kỹ thuật nhằm đưa những người mua và người bán lại với nhau. NĐT muốn
mua quyền chọn sẽ liên hệ với một công ty thành viên, công ty này sẽ tìm nguời bán
quyền chọn từ khách hàng của công ty hoặc của các công ty thành viên khác. Nếu
không có người bán, công ty đó sẽ tự phát hành quyền chọn với giá cả thích hợp. Thị
trường hoạt động theo cách này gọi là thị trường phi tập trung OTC (Over-The-
Counter).
Tuy nhiên, thị trường quyền chọn phi tập trung này bộc lộ rõ nhiều khiếm khuyết:
 Thứ nhất, do không có thị trường thứ cấp, thị trường này không cung cấp cho
người nắm giữ quyền chọn có hội bán quyền chọn cho một người khác trước khi quyền
chọn đáo hạn. Các quyền chọn được thiết kế để nắm giữ cho đến khi đáo hạn, và rồi
18
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng quyền chọn có rất
ít, thậm chí không có tính thanh khoản.
 Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bởi công ty
môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các
nhà kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ quyền
chọn coi như tổn thất hoàn toàn.
 Thứ ba, phí giao dịch tương đối cao, một phần cũng do hai nguyên nhân kể trên.
Năm 1973 đã có một sự thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn.
Tháng 4 năm 1973, Ủy ban thương mại Chicago (Chicago Board of Trade – CBO)
thành lập Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (Chicago Board Options
Exchange – CBOE), đặc biệt dành cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu. CBOE đã tạo
ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng cách tiêu chuẩn hóa

các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó đã làm tăng tính thanh khoản cho
thị trường. Nói cách khác, một NĐT đã mua hoặc bán quyền chọn trước đó có thể quay
trở lại thị trường trước khi hợp đồng đáo hạn và bán hoặc mua quyền chọn, và như vậy
đã bù trừ vị thế ban đầu. Tuy nhiên, quan trọng nhất CBOE đã bổ sung một trung tâm
thanh toán đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện nghĩa vụ theo Hợp
đồng. Vì vậy, không giống như trên thị trường phi tập trung, người mua quyền chọn
không còn phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Ðiều này khiến quyền chọn
trở nên hấp dẫn đối với công chúng. Từ đó thị trường quyền chọn trở nên phổ biến với
NĐT. TTCK Philadelphia (Philadelphia Exchange – PHLX) bắt đầu thực hiện giao
dịch quyền chọn vào năm 1975, TTCK Pacific (Pacific Stock Exchange – PSE) thực
hiện vào năm 1976 và TTCK New York (New York Stock Exchange – NYSE) thực
hiện vào năm 1985.
Năm 1982, quyền chọn bắt đầu giao dịch trên các hợp đồng giao sau với trái phiếu
chính phủ, và loại giao dịch này phát triển rất nhanh. Giao dịch trên thị trường đấu giá
mở, việc mua bán quyền chọn cung cấp rất nhiều công cụ để đầu cơ và phòng hộ giá
cho cộng đồng thương mại. Sự thành công của hợp đồng quyền chọn đã mở lối cho
việc ra đời quyền chọn trên vô số các hàng hoá tiêu dùng, như ngô, đậu nành và các
sản phẩm khác.
19
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
Khi xã hội ngày càng phát triển, giao dịch quyền chọn ngày càng trở nên phổ biến
hơn, lan rộng sang Anh, Brazil, Ðức, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông và
Australia. Việc toàn cầu hoá thị trường thế giới đã tạo ra nhu cầu liên kết điện tử và
thương mại 24/24 trong ngày. Thị trường Mỹ đã đáp ứng nhu cầu này bằng cách tạo ra
những sản phẩm giao dịch quốc tế, mở rộng giờ giao dịch và triển khai một sàn giao
dịch diện tử.
Những hệ thống đáng chú ý nhất là GLOBEX (được CME phát triển) và Project A
(được CBOT) phát triển. Ở Ðức, Deutsche Terminborse Exchange đã bỏ kiểu giao dịch
đấu giá mở, thay vào đó vận hành sàn giao dịch điện tử. Trên hệ thống GLOBEX, các
NĐT cá thể có thể giao dịch dựa trên chỉ số SP500, SP500 mini và NASDAQ 100 và

các hợp đồng con. Các NĐT cá thể cũng có thể mua bán ngoại hối trên GLOBEX.
Trên hệ thống Project A (hiện tại là hệ thống Eurex (Tháng 8/2000, CBOT xây
dựng Eurex, tất cả các giao dịch trên Project A đều được thực hiện tại Eurex)), các
NĐT cá thể có thể mua bán trái phiếu T-bonds và tín phiếu, quyền chọn, và tất cả các
sản phẩm ngũ cốc trên CBOT. Giao dịch điện tử được thiết kế để hỗ trợ việc đấu giá
mở ngoài giờ giao dịch chính thức.
Hiện nay, chủ yếu các hợp đồng quyền chọn được mua bán rộng rãi tại văn phòng
TTCK (Chicago board option Exchange–CBOE, Philadelphia Exchange–PHLX, The
American Stock Exchange–AMEX, The Pacific Stock Exchange–PSE, The New York
Stock Exchange–NYSE ). Việc mua bán dưới hình thức hợp đồng chọn tại các văn
phòng TTCK có nhiều khía cạnh giống như mua bán hợp đồng tương lai. Văn phòng
TTCK phải xác định rõ các điều kiện, mức độ, thời gian đáo hạn và ấn định giá của
hợp đồng quyền chọn được mua bán trên thị trường của họ.Và để giảm rủi ro của việc
thực hiện hợp đồng, lúc mua sản phẩm (cổ phiếu chẳng hạn), người đầu tư mở tài
khoản dự trữ bắt buộc với người môi giới của họ, mức độ dự trữ tuỳ thuộc vào loại
hàng hoá được giao dịch và tuỳ vào từng tình huống cụ thể. Ðồng thời, cũng có những
quy định để kiểm soát thị trường hợp đồng quyền chọn, như những qui định kiểm soát
ứng xử của thương nhân, của những người tạo lập thị trường.
20
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
1.2 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn:
1.2.1 Phương trình lợi nhuận:
Ký hiệu:
C: giá quyền chọn mua hiện tại
P: giá quyền chọn bán hiện tại
S
0
: giá cổ phiếu hiện tại
X: giá thực hiện
S

t
: giá cổ phiếu khi đáo hạn
t: thời gian đến khi đáo hạn, dưới dạng phân số theo năm
π: lợi nhuận chiến lược
N
c
: số quyền chọn mua
N
p
: số quyền chọn bán
N
s
: số lượng cổ phiếu
Với: N
c
, N
p
, N
s
> 0: nhà đầu tư đang mua quyền hay mua cổ phiếu;
N
c
, N
p
, N
s
< 0: nhà đầu tư đang bán quyền hay bán cổ phiếu.
Giả sử số quyền chọn mua, quyền chọn bán, cổ phiếu tiêu chuẩn là 100. Để xác
định lợi nhuận từ một chiến lược đặc biệt; chúng ta chỉ cần biết có bao nhiêu quyền
chọn mua, quyền chọn bán và cổ phiếu đang sử dụng, vị thế là dài hạn hay ngắn hạn,

giá mà quyền chọn hay cổ phiếu được mua hoặc bán, và các mức giá khi vị thế được
đống lại.
 Với quyền chọn mua được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, chúng ta đã biết rằng
quyền chọn mua sẽ có giá trị bằng giá trị nội tại khi đáo hạn. Vì vậy, lợi nhuận sẽ là:
π = N
c
[Max(0, S
t
– X) – C]
 Giả sử có một người mua quyền chọn mua, N
c
= 1, có lợi nhuận là:
π = Max(0, S
t
– X) – C
 Đối với người bán một quyền chọn mua, N
c
= -1, lợi nhuận sẽ là:
π = - Max(0, S
t
– X) – C
 Đối với quyền chọn bán, lợi nhuận được biểu diễn như sau:
π = N
p
[Max(0, X – S
t
) – P]
21
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
 Đối với người mua quyền chọn bán, N

p
= 1
π = Max(0, X – S
t
) – P
 Đối với người bán một quyền chọn bán, N
p
= -1
π = - Max(0, X – S
t
) – P
 Đối với giao dịch chỉ bao gồm cổ phiếu, phương trình lợi nhuận là:
π = N
s
(S
t
– S
0
)
 Đối với người mua một cổ phiếu, N
s
= 1, lợi nhuận là:
π = S
t
– S
0
 Đối với người mua một cổ phiếu, N
s
= -1, lợi nhuận là:
π = - (S

t
– S
0
)
 Đối với việc bán khống cổ phiếu là hình ảnh tương phản của mua cổ phiếu,
N
s
<0 lợi nhuận là:
π = N
s
(S
t
– S
0
)
Các phương trình lợi nhuận này khiến cho việc xác định lợi nhuận của bất kỳ giao
dịch nào trở nên dễ dàng hơn.
1.2.2 Giao dịch quyền chọn mua:
1.2.2.1 Mua quyền chọn mua:
Mua quyền chọn mua là chiến lược tăng giá có mức lỗ có giới hạn (phí quyền chọn)
và có mức lợi nhuận tiềm năng không giới hạn.
Mua quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lỗ tối đa cao hơn nhưng
lợi nhuận khi giá tăng cũng cao hơn.
Với giá cổ phiếu trước, quyền chọn mua được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất
đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp.
Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua là:
π = N
c
[Max(0, S
t

– X) – C] với N
c
> 0
Xét trường hợp mà số quyền chọn mua được chỉ là 1 (N
c
= 1). Giả định rằng giá cổ
phiếu khi đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện vì vậy tại thời điểm đáo hạn ta có
quyền chọn kiệt giá OTM hoặc ngang giá ATM. Vì quyền chịn mua đáo hạn mà không
được thực hiện, lợi nhuận chính là – C. Người mua quyền chọn bán gánh chịu một
khoản lỗ bằng phí quyền chọn mua.
22
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
Giả định rằng tại thời điểm đáo hạn quyền chọn rơi vào trạng thái cao giá ITM. Khi
đó, người mua quyền chọn sẽ thực hiện quyền chọn mua, mua cổ phiếu với giá X và
giá bán nó với giá S
t
, sẽ có lợi nhuận ròng là S
t
– X – C.
Các kết quả này được tổng kết như sau:
π = S
t
– X – C Nếu S
t
> X
π = – C Nếu S
t
≤ X
Chúng ta có thể tính giá cổ phiếu hòa vốn khi đáo hạn bằng cách cho lợi nhuận
bằng 0 ứng với trường hợp giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện. Sau đó chúng ta giải

phương trình tìm giá cổ phiếu hòa vốn, S
t
*
. Ta có:
π = S
t
*
– X – C = 0
= > S
t
*
= X – C
Như vậy, giá cổ phiếu hòa vốn khi đáo hạn bằng giá thực hiện cộng giá quyền chọn
mua. Giá quyền chọn mua. Giá quyền chọn mua – C là khoản tiền đã được chi trả để
mua quyền chọn mua. Để hòa vốn, người mua quyền chọn mua phải thực hiện quyền
chọn ở một mức giá đủ cao để bù đắp chi phí quyền chọn.
1.2.2.2 Bán quyền chọn mua:
Bán quyền chọn mua là một chiến lược kinh doanh giá xuống và mang lại lợi nhuận
có giới hạn chính là phí quyền chọn, nhưng mức lỗ thì vô hạn.
Bán quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tối đa cao hơn
nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn.
23
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn mua được duy trì càng lâu, giá trị
thời gian càng mất dần và lợi nhuận càng lớn.
Vì lợi nhuận của người mua và người bán là các hình ảnh trái ngược nhau, phương
trình lợi nhuận của chiến lược này cũng khá quen thuộc. Lợi nhuận của người bán là:
π = N
c
[Max(0,S

t
– X) – C] với N
c
< 0
Giả định với một quyền chọn mua, N
c
= -1. Khi đó lợi nhuận là:
π = C Nếu S
t
≤ X
π = - S
t
+ X + C Nếu S
t
> X
1.2.3 Giao dịch quyền chọn bán:
1.2.3.1 Mua quyền chọn bán:
Mua quyền chọn bán là chiến lược giảm giá có mức lỗ có giới hạn (phí quyền chọn
bán) và có mức lợi nhuận tiềm năng, nhưng có giới hạn.
Mua quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn có mức lỗ tối đa lớn hơn nhưng lợi
nhuận khi giá giảm cũng cao hơn.
Với giá cổ phiếu trước, quyền chọn bán được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất
đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp. Đối vớ quyền chọn bán kiểu châu Âu, tác động
này ngược lại khi giá cổ phiếu khá thấp.
Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn bán được thể hiện qua phương trình là:
π = N
p
[Max(0,X – S
t
) – P] với N

p
> 0
24
Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” GVHD: Th.S Dương Kha
Xét việc mua quyền chọn bán duy nhất, N
p
= 1. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn thấp
hơn giá thực hiện, quyền chọn bán là cao giá ITM và sẽ được thực hiện nếu giá cổ
phiếu kh đáo hạn lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện, quyền chọn bán là kiệt giá OTM
hoặc ngang giá ATM. Lợi nhuận là:
π = X – S
t
– P Nếu S
t
< X
π = – P Nếu S
t
≥ X
Hòa vốn khi đáo hạn xảy ra khi giá cổ phiếu nhỏ hơn giá thực hiện. Cho phương
trình lợi nhuận bằng 0 ta được:
π = X – S
t
*
– P
Giải phương trình tìm giá cổ phiếu hòa vốn, S
t
*
khi đáo hạn, kết quả là:
S
t

*
= X – P
Người mua quyền chọn bán phải bù đắp đủ chi phí quyền chọn đã trả trước nhờ
quyền chọn bán phải bù đắp đủ chi phí quyền chọn đã trả trước nhờ giá thực hiện
quyền chọn. Trong bất kỳ trường hợp nào, mua một quyền chọn bán là một chiến lược
phù hợp nếu dự đoán giá thị trường sẽ giảm. Mức lỗ được giới hạn ở mức phí quyền
chọn, và lợi nhuận tiềm năng cũng khá cao.
Hơn nữa, thực hiện một giao dịch quyền chọn bán sẽ dễ dàng hơn bán khống.
Quyền chọn bán không cần phải được mua khi gá cổ phiếu trong trạng thái tăng lên và
số tiền trả cho quyền chọn bán thấp hơn nhiều so với khoản ký quỹ bán khống. Quan
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×