Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, lao động và lịch sư truyền thồng tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.32 KB, 31 trang )

ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, LỊCH SỬ-
TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH ĐẮK LẮK

Người soạn : Trần Loan
Thời gian: 10 tiết
Đối tượng: Trung cấp lý luận chính trị-hành chính
Thời gian soạn: Tháng 6 năm 2013
A. Mục đích và yêu cầu của bài giảng.
Mục đích: trang bị cho người học kiến thức cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân số,
lao động, lịch sử-truyền thống của tỉnh Đắk Lắk
Yêu cầu: nắm bắt kiến thức cơ bản để vận dụng trong phát triển kinh tế-xã hội,
an ninh chính trị và phát triển văn hóa
B. Kết cấu và thời gian bài giảng
I. Điều kiện tự nhiên (180 phút)
1. Vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu thời tiết, thuỷ văn (120 phút)
2. Tài nguyên thiên nhiên (60 phút)
II. Hành chính dân tộc-dân cư-lao động (95 phút)
1. Hành chính (60 phút)
2. Dân tộc-dân cư-lao động (35 phút)
III. Lịch sử - truyền thống (160 phút)
1. Lịch sử (70 phút)
2. Văn hóa truyền thống (70 phút)
3. Di tích lịch sử (20 phút)

- Phần trọng tâm của bài: phần I, mục 1 phần II và mục 1,2 phần III
C. Phương pháp
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn
Phương pháp tình huống…
Máy Projector
D. Tài liệu tham khảo:


1. “Rừng người Thượng” tác giả Henri Maitre, NXB tri thức, HN 2008
2. “Miền đất huyền ảo” tác giả Jacques Dournes
3. “Rừng, đàn bà, điên loạn” tác giả Jacques Dournes
4. “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên” tác giả Nguyên Ngọc
5. />6. />7. />name=Content&op=details&mid=7786
E .Nội dung các bước lên lớp và phân chia thời gian
Bước 1: Ổn định lớp (3’)
Bước 2: Khởi động hoặc kiểm tra bài cũ (7’)
Bước 3: Giảng bài mới (430’)
1
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng Ê Đê: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một
tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía Bắc giáp Gia Lai, phía Nam giáp Lâm Đồng,
phía Tây Nam giáp Đăk Nông, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp
Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 74 km.
Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách
Thành phố Hồ Chí Minh 320 km.
I.Điều kiện tự nhiên (Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn, Máy
Projector)
1.Vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu thời tiết, thuỷ văn
a. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng toạ độ địa lý từ
107
o
28’57” - 108
o
59’37” độ kinh Đông và từ 12
o
9’45


- 13
o
25’06” độ vĩ Bắc
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà
- Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đăk Nông.
Là tỉnh có đường biên giới dài 74 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có
quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột_đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk là trung tâm
chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành
phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống
Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang
(Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai).
b. Địa hình địa mạo
Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần
từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen kẻ bình nguyên và thung
lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau:
b1. Địa hình vùng núi
* Vùng núi cao Chư Yang Sin: nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích
xấp xỉ bằng ¼ diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột
và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500 mét cao
nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2.445 mét, có đỉnh nhọn, dốc đứng, địa hình hiểm trở. Đây
là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như Krông Ana, Krông
Knô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh quanh năm.
2
* Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, ngăn
cách thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình
600-700 m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103m. Địa hình bào mòn, xâm thực, thực vật gồm

các loại cây tái sinh, rừng thưa và đất canh tác nông nghiệp.
b2. Địa hình cao nguyên
Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ
14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ
Đông Bắc xuống Tây Nam. Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn:
* Cao nguyên Buôn Ma Thuột : là cao nguyên rộng lớn chạy dài từ Bắc xuống
Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần 800m, phía Nam 400 m,
thoải dần về phía Tây còn 300 m. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc
trung bình 3-8
0
. Phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ Bazan màu mở và hầu hết
đã được khai thác sử dụng.
* Cao nguyên M’Drăk (cao nguyên Khánh Dương): nằm ở phía Đông tỉnh tiếp
giáp với tỉnh Khánh Hoà, độ cao trung bình 400- 500 m, địa hình cao nguyên này gồ
ghề, có các dãy núi cao ở phía Đông và Nam, khu vực trung tâm có địa hình như lòng
chảo cao ở chung quanh và thấp dần vào trung tâm. Đất Granit chiếm phần lớn diện
tích với các thảm thực vật rừng thường xanh ở núi cao và trảng cỏ ở núi thấp và đồi
thoải.
b3. Địa hình bán bình nguyên Ea Súp
Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề mặt
ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình
180m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh Phần lớn đất đai của
bán bình nguyên Ea Sup là đất xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp
rụng lá vào mùa khô.
b4. Địa hình vùng bằng trũng Krông Păc - Lăk
Nằm ở phía Đông-Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi
cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400-500m. Đây là thung lũng của lưu vực sông
Srêpôk hình thành các vùng bằng trũng chạy theo các con sông Krông Pắc, Krông Ana
với cánh đồng Lăk – Krông Ana rộng khoảng 20.000 ha. Đây là vùng trũng bị lũ lụt
vào các tháng 9, tháng 10 hàng năm.

c. Khí hậu thời tiết
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối
của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu.
Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường sơn, đó là nhiệt
độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây nam, mùa đông mưa ít. Vùng phía Đông và Đông Bắc thuộc các huyện
M’Drăk, Ea Kar, Krông Năng là vùng khí hậu trung gian, chịu ảnh hưởng khí hậu Tây
và Đông Trường Sơn.
Nhìn chung thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9,
lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng
của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi
lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.
3
Các đặc trưng khí hậu:
* Nhiệt độ: đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở Tây Nguyên là hạ thấp theo độ
cao tăng lên. Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 - 800m giao động từ 22 -23
0
C, những
vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 23,7
0
C, M’Drăk nhiệt độ
24
0
C. Tổng nhiệt độ năm cũng giảm dần theo độ cao, ở độ cao < 800m tổng nhiệt độ
năm đạt 8000-9500
0
C, độ cao > 800m có tổng nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 7500-
8000

0
C. Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày biên độ đạt 20
0
C, biên độ nhiệt giữa các
tháng trong năm không lớn, tháng giêng có nhiệt độ trung bình thấp nhất ở Buôn Ma
Thuột 18,4
0
C, ở M’Drăk 20
0
C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 ở Buôn Ma Thuột
26,2
0
C, ở Buôn Hồ 27,2
0
C.
* Chế độ mưa: lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600-1800mm,
trong đó vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía nam (1950-2000mm); vùng có
lượng mưa thấp nhất là vùng phía Tây Bắc (1500-1550mm). Lượng mưa trong 6 tháng
mùa mưa chiếm 84% lượng mưa năm, mùa khô lượng mưa chiếm 16%, vùng Ea Sup
lượng mưa mùa khô chiếm 10% có năm không có mưa. Các tháng có lượng mưa lớn là
tháng 8, 9. Mùa mưa Tây nguyên còn chịu ảnh hưởng bởi số lượng cơn bão ở duyên
hải Trung bộ. Lượng mưa năm biến động lớn (lượng mưa năm lớn nhất gấp 2,5 -3 lần
lượng mưa năm nhỏ nhất). Theo số liệu tại trạm khí tượng thuỷ văn Buôn Ma Thuột
lượng mưa cao nhất vào năm 1981 có trị số 2.598mm, lượng mưa năm nhỏ nhất vào
năm 1970 đạt 1147 mm. Các tháng mưa tập trung thường gây lũ lụt vùng Lăk- Krông
Ana. Trong các tháng mùa mưa đôi khi xảy ra tiểu hạn từ 15-20 ngày gây thiệt hại cho
sản xuất nông nghiệp.
* Các yếu tố khí hậu khác:
+ Độ ẩm không khí: trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là
tháng 9 trung bình 90% tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung bình 70%.

+ Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi các tháng 2,3,4 đạt từ 150 -200 mm. Tổng
lượng bốc hơi trung bình năm 1300-1500mm bằng 70% lượng mưa năm chủ yếu vào
mùa khô.
+ Chế độ nắng: tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao khoảng 2139 giờ,
năm cao nhất 2323 giờ, năm thấp nhất khoảng 1991 giờ. Trong đó mùa khô số giờ
nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ).
+ Chế độ gió: có 2 hướng gió chính theo 2 mùa, mùa mưa gió Tây Nam thịnh
hành thường thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió Đông Bắc thịnh hành thường
thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7. Mùa khô gió tốc độ lớn
thường gây khô hạn.
Tóm lại khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa
vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên nên phù hợp với nhiều loại cây
trồng. Tuy nhiên do chế độ thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa khô thiếu nước cho sản xuất
và sinh hoạt, mùa mưa lượng mưa lớn tập trung gây lũ lụt một số vùng. Lượng mưa
lớn cũng gây xói mòn và rửa trôi đất đai.
d. Thuỷ văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng
đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như
không có nước trong mùa khô nên mực nước các sông suối lớn thường xuống rất thấp.
Trên địa bàn có hai hệ thông sông chính chảy qua là hệ thống sông Srêpok và sông Ba.
4
Hệ thống sông Srêpok có diện tích lưu vực chiếm tới 2/3 diện tích lãnh thổ bao gồm
lưu vực dòng chính Srêpok và tiểu lưu vực Ea H’Leo; hệ thống sông Ba không chảy
qua Đắk Lắk nhưng ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh có 2 nhánh thuộc thượng
nguồn sông Ba là sông Krông H’Năng và sông Hinh.
d1. Sông Srêpok
Sông Srêpok là chi lưu cấp I của sông Mê Kông do 2 nhánh Krông Ana và
Krông Knô hợp thành, dòng chính tương đối dốc, chảy từ độ cao 400m hợp lưu xuống
còn 150m ở biên giới Cam Pu Chia. Diện tích lưu vực của dòng chính là 4.200 km
2

với
chiều dài sông trên 125km. Đây là con sông có tiềm năng thuỷ điện khá lớn ở Tây
nguyên.
- Sông Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (> 2000m) chạy
dọc ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (ranh giới phía Tây) và
nhập với sông Krông Ana ở thác buôn Dray. Tổng diện tích lưu vực sông là 3920 km
2
và chiều dài dòng chính là 156 km, độ dốc trung bình của sông 6,8%. dòng chảy bình
quân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km
2
. Mùa mưa lượng nước khá lớn gây lũ lụt và bồi
đắp phù sa cho các cánh đồng ven sông.
- Sông Krông Ana là hợp lưu của các suối lớn như Krông Buk, Krông Pắc,
Krông Bông, Krông K’Mar, diện tích lưu vực 3960 km
2
, chiều dài dòng chính 215km.
Dòng chảy bình quân 21 lít/s/km
2
. Độ dốc lòng sông không đồng đều, những nhánh
lớn ở thượng nguồn 4-5%, đoạn hạ lưu thuộc Lăk –Buôn Trâp có độ dốc 0,25%, dòng
sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng thời cũng bồi đắp phù
sa tạo nên những cánh đồng màu mở ven sông. Đây là con sông có ảnh hưởng đáng kể
đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là cây lúa nước.
d2. Sông Ea H’Leo
Sông Ea H’Leo bắt nguồn từ độ cao 800m trên địa phận xã Dliê Ya huyện
Krông Năng, có chiều dài 143km chạy qua 2 huyện Ea Hleo và Ea Sup trước khi hợp
lưu với suối Ea Lốp cách biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia khoảng 1km rồi đổ vào
sông Srêpok trên đất Cam Pu Chia. Diện tích lưu vực của sông Ea H’leo là 3080 km
2
nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Sông Ea H’Leo có nhánh

chính là suối Ea Súp có diện tích lưu vực 994 km
2
chiều dài 104 km. Trên dòng suối
này đã xây dựng 2 công trình thuỷ lợi lớn Ea Sup hạ và Ea Sup thượng để tưới cho
vùng Ea Súp với diện tích trên 10.000 ha. Đây là 2 công trình quan trọng có ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân huyện Ea Sup.
d3. Sông Krông H’Năng và sông Hinh
+ Sông Krông H’Năng: bắt nguồn từ dãy núi Chư Tun có độ cao 1200m, sông
chảy theo hướng Bắc Nam đến huyện Ea Kar chuyển hướng Tây – Đông sau đó
chuyển hướng Nam- Bắc rồi nhập với sông Ba ở vùng giáp giới giữa Gia Lai và Phú
Yên. Sông có chiều dài 130km với diện tích lưu vực 1840 km
2
.
+ Sông Hinh: bắt nguồn từ dãy núi cao Cư Mu với đỉnh cao 2051 m, chiều dài
dòng sông chính 88 km, lưu vực 1040 km
2.
.
Hai dòng sông này có tiềm năng thuỷ điện, còn khả năng cấp nước cho sản xuất
không nhiều do địa hình dốc và đất nông nghiệp ít.
Ngoài các sông lớn nêu trên, hệ thống sông suối vừa và nhỏ cũng khá phong
phú, tuy nhiên một số suối không có nước trong mùa khô, nhất là khu vực Ea Sup -
Buôn Đôn. Trong những năm gần đây tình hình thời tiết có nhiều biến đổi, lượng mưa
thấp, tình trạng tài nguyên rừng bị suy giảm, mức độ khai thác nguồn nước ngầm
5
không kiểm soát được là những nguyên nhân làm cho tình trạng hạn hán gay gắt và
thiếu nước nghiêm trọng.
2.Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đăk Lăk, đó là tài
nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm

đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen.
Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H
2
O từ trung tính đến
chua, đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì
nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên Buôn Ma
Thuột trải dài khoảng 90 km theo hướng đông bắc - tây nam và rộng khoảng 70 km.
Phía bắc cao nguyên này (Ea H’Leo) cao gần 800 m, phía nam cao 400 m, càng về
phía tây chỉ còn 300 m, bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm một vài đồi
núi.
- Nhóm đất phù sa (Fuvisols):
Được hình thành và phân bố tập trung ven các sông suối trong tỉnh. Tính chất
của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất
- Nhóm đất Gley (Gleysols):
Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Lăk, Krông Ana và
Krông Bông.
- Nhóm đất xám (Acrisols):
Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Đăk Lăk, phân bố ở hầu hết
các huyện.
- Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan).
Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện
tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu
viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao
rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ
tiêu và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất
quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân bố
tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba, hệ thống sông

Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo
cho Đăk Lăk một mạng lưới sông hồ khá dày đặc. Vì vậy, nhiều vùng trong tỉnh có
khả năng khai thác nguồn nước mặt thuận lợi để phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là
các địa bàn phân bố dọc theo hai bên sông Krông Ana thuộc các huyện:Krông Ana,
Krông Pắc, Lăk,
- Nguồn nước ngầm:
Tập trung chủ yếu trong các thành tạo BaZan & Trầm tích Neogen đệ tứ, tồn tại
chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Tổng trữ lượng ước tính:
6
Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 - 0,5, pH =
7-9. Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua - Magie, Can xi hay Natri.
c. Tài nguyên rừng
Là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng với gần 1 triệu ha đất Nông,
Lâm nghiệp, trong đó trên 600.000 ha có rừng, độ che phủ của rừng ở đây là 50%. Ở
đây có Vườn quốc gia Yok Đôn rộng trên 115.500 ha, là khu Vườn quốc gia lớn nhất
Việt Nam.
Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 4 Rừng đặc dụng là: Vườn quốc gia Chư Yang Sin
huyện Krông Bông, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar huyện Lắk và Rừng lịch sử văn
hóa môi trường Hồ Lắk huyện Lắk, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô huyện Ea Kar mỗi
khu có diện tích từ 20 đến 60 nghìn ha.
Rừng Đăk Lăk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành
lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đăk Lăk phong phú và đa dạng, thường
có kết cấu 3 tầng: cây gỗ, các tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có
giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên
rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống
xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Đăk Lăk có nhiều loại
động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yôk Đôn và các khu bảo tồn
Nam Kar, Chư Yangsin với những thảm rừng đa sinh thái với hơn 3 nghìn loài cây,
93 loài thú, 197 loài chim có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta
và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng

trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh.
d. Tài nguyên khoáng sản
Đăk Lăk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn
rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ
khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như Sét cao lanh (ở
M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana, M’DRăk,
Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn
Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây
dựng phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
II. Hành chính dân tộc-dân cư-lao động (Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát
vấn, Máy Projector)
1. Hành chính
 Đắk Lắk tên gọi và lịch sử địa lý hành chính:
Đắk Lắk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy
theo góc độ nhìn nhận của ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học. Sau đây là một
số biến thể của tên tỉnh: Đắc Lắc (hay dùng nhất), Đắk Lắk, Đắk Lắc, Đắc Lắk,
Dăklăk, Dak Lak Theo quy định hiện tại của Chính phủ Việt Nam, địa danh này
được viết là Đắk Lắk.
Tỉnh Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định
ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới
7
quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa
phận đại lý hành chính Kontum và bị thực dân Pháp nhập vào Lào.
Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực
thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh
Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng
mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn): người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24
làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng,
người M'Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách
hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận: Ban Mê Thuột,

Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và M'Đrăk, dưới có 440 làng.
Ngày 15 tháng 4 năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung
phần, trong đó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2
tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đắk Lắk (được ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và 77
xã:
Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng: Ea Tam (10 xã), Cư Keh (4 xã), Cư Ewi (6 xã),
Đrai Sap (5 xã).
Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng: Đak Lieng (3 xã), Yang Lak (3
xã), Krong Ana (4 xã), Krong Bong (4 xã), Đak Phoi (2 xã), Đak Rohhyo (2 xã), Nam
Ka (2 xã).
Quận M'Đrak có 4 tổng: Krong Jing (2 xã), Krong Hing (3 xã), Ea Bar (3 xã),
Krong Pa (4 xã).
Quận Đak Song có 2 tổng: Đak Mil (2 xã), Đak Thoc (3 xã).
Quận Buôn Hồ có 4 tổng: Cư Đlieya (4 xã), Cư Kuk (3 xã), Cư Kti (5 xã), Cư
Đrê (4 xã).
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tách gần như toàn bộ quận Đak Song của
tỉnh Darlac, lập ra tỉnh Quảng Đức vào ngày 23 tháng 1 năm 1959. Như vậy tỉnh
Darlac còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh
Hòa.
Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ
đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại
bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã.
Tỉnh Đắk Lắk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh
Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn thứ hai Việt Nam sau tỉnh Gia Lai-Kon Tum,
gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Buk, Krông Pach (tức Krông Pak), Đăk
Mil, Đăk Nông và Lăk. Tỉnh chỉ lớn nhất nước khi tỉnh Gia Lai-Kon Tum tách làm
đôi, khi đó Đắk Lắk diện tích 19.800 km². Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện. Từ 1
tháng 1 năm 2004, Đắk Lắk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk Lăk và Đăk Nông, nên
số huyện giảm xuống còn 13.

Đầu năm 1976, tỉnh Đắk Lắk có sự sắp xếp và đổi tên các đơn vị hành chính cấp
huyện thị trong tỉnh. Theo đó, H.4 hợp nhất với huyện H.5 thành huyện Buôn Hồ,
huyện Khánh Dương hợp nhất với huyện Phước An thành huyện Krông Pach, huyện
Kiến Đức hợp nhất với huyện Khiêm Đức thành huyện Dak Nông, đổi tên huyện Đức
Lập thành huyện Dak Mil, đổi huyện H.10 thành huyện Lak và chuyển huyện 2, huyện
37 cũ về tỉnh Gia Lai, Kon Tum.
Như vậy, đến lúc này tỉnh Đắk Lắk có 5 huyện và 1 thị xã.
8
Huyện Buôn Hồ có 21 xã, 76.896 người.
Huyện Krông Pach có 17 xã, 76.176 người.
Huyện Dak Nông có 10 xã, 18.025 người.
Huyện Dak Mil có 7 xã, 17.197 người.
Huyện Lak có 8 xã, 16.429 người.
Thị xã Buôn Ma Thuột có 8 phường, 15 xã với số dân 192.298 người. 8 phường
là: Tự Do (phường 1 cũ), Thắng Lợi (phường 2 cũ), Thành Công (phường 3 cũ),
Thống Nhất (phường 4 + 6 cũ), Tân Tiến (phường 5 cũ), Tân Thành (phường 7 cũ),
Tân An (phường 8 cũ), Tân Lập (phường 9 cũ).
15 xã là: Ea Bur, Ea Nhuol, Ea Du, Ea Bông, Ea Tiêu, Ea Kao, Hòa Đông, Hòa
Khánh, Hòa Thắng, Hòa Phú, Hòa Xuân, Chư Jut, Hòa Thuận, Chư Sê, Chư Pul.
Tháng 3-1977, UBND tỉnh ra quyết định số 14/TC thành lập một số đơn vị
thuộc thị xã Buôn Ma Thuột:
Xã Ea Bông có 9 buôn, 1.647 người.
Xã Ea Na có 7 buôn, 2.763 người.
Xã Quảng Điền có 8 buôn, 8.048 người.
Ngày 24-4-1977, UBND tỉnh ra quyết định số 195/QĐ-UB cắt xã Chư Sê (gồm
4 buôn) của thị xã Buôn Ma Thuột chuyển về huyện Krông Buk.
Ngày 10-10-1978, UBND tỉnh ra quyết định số 60/QĐ-UB về ranh giới, diện
tích của tỉnh và từng huyện thị theo chỉ thị số 80/TTg ngày 25-01-1978 của Thủ tướng
Chính phủ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.980.000 ha. Thị xã Buôn Ma Thuột có
diện tích tự nhiên là 139.000 ha.

Ngày 23-10-1978, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 271/CP thành lập xã
Chuor Knir (xã kinh tế mới thuộc thị xã Buôn Ma Thuột).
Ngày 19-09-1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 75.HĐBT thành lập
Huyện Krông Ana trên cơ sở tách 4 xã Ea Na, Ea Bông, Ea Tiêu, Quảng Điền của thị
xã Buôn Ma Thuột và 3 xã thuộc huyện Krông Pach.
Ngày 26-01-1989, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 09/HĐBT chia xã Chư
Jut của thị xã Buôn Ma Thuột thành 3 xã là Nam Dong, Ea Pô, Ea T’ling.
Ngày 14-09-1989, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 125/HĐBT chia xã Ea
T’ling thành xã mới là Ea T’ling (mới), Tâm Thắng, Trúc Sơn.
Ngày 19-06-1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 227/HĐBT thành lập
huyện Chư Jut trên cơ sở cắt 5 xã của thị xã Buôn Ma Thuột là xã Ea T’ling, Tâm
Thắng, Trúc Sơn, Ea Pô, Nam Dong và xã Dak La của huyện Dak Mil.
Thị xã Buôn Ma Thuột còn 7 phường: Tự An, Thắng Lợi, Tân Thành, Tân Tiến,
Thống Nhất, Tân Lập, Thành Công; và 12 xã: Hòa Phú, Hòa Khánh, Hòa Thắng, Hòa
Đông, Hòa Xuân, Hòa Thuận, Ea Kao, Ea Tu, Chư Ebur, Ea Tam, Ea Nhuol, Chour
Knir. Diện tích tự nhiên là 61.300 ha với 228.535 người.
Ngày 20-04-1992, Bộ Xây dựng ký quyết định số 69/BXD-ĐT phê duyệt quy
hoạch tổng thể thị xã Buôn Ma Thuột đến năm 2000 với các tiêu chí: tính chất đô thị,
quy mô dân số và đất xây dựng, định hướng phát triển không gian, cơ cấu quy hoạch
và phân khu chức năng, mạng lưới cơ sở kỹ thuật hạ tầng.
Ngày 29-08-1994, Chính phủ ra nghị định số 110/CP thành lập xã Ea Bar trên
cơ sở tách một phần diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã Chuor Knir và xã Chư Ebur.
Xã Ea Bar có diện tích tự nhiên 3.730 ha và 14.124 người.
9
Ngày 21-01-1995, Chính phủ ra nghị định số 08/CP thành lập thành phố Buôn
Ma Thuột:
1. Thành lập thành phố Buôn Ma Thuột trên cơ sở thị xã Buôn Ma Thuột.
2. Thành lập phường mới và chuyển một số xã của thành phố Buôn Ma Thuột về
các huyện:
a. Thành lập các phường: phường Ea Tam trên cơ sở xã Ea Tam; phường

Khánh Xuân trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã
Hòa Khánh, Hòa Xuân.
b. Chuyển 3 xã Chuor Knir, Ea Nhuol, Ea Bar về huyện Ea Sup.
c. Chuyển 3 xã Hòa Phú, Hòa Xuân, Hòa Khánh về huyện Chư Jut.
d. Chuyển xã Hòa Đông về huyện Krông Pach.
Sau khi điều chỉnh địa giới, thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là
26.985,7 ha, với 219.333 người, gồm 9 phường: Thắng Lợi, Thống Nhất, Tân Lập,
Tân Thành, Thành Công, Tân Tiền, Tự An, Ea Tam, Khánh Xuân và 5 xã: Chư Ebur,
Hòa Thuận, Ea Tu, Hòa Thắng, Ea Kao.
Ngày 18-11-1996, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 71/CP thành lập các
phường mới của thành phố Buôn Ma Thuột:
Phường Tân Hòa (tách từ phường Tân Lập)
Phường Tân An (tách từ phường Tân Lập)
Phường Tân Lợi (tách từ phường Thắng Lợi)
Phường Thành Nhất (tách tử phường Thống Nhất).
Đến cuối tháng 12-2002, thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là
26.500 ha với 267.515 người, mật độ trung bình 1.009 người/km
2
, gồm 3 phường: Tân
Lập, Tân Hòa, Tân An, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Tự An, Thống Nhất, Thành
Nhất, Thành Công, Thắng Lợi, Ea Tam, Khánh Xuân và 5 xã: Chư Ebur, Hòa Thuận,
Hòa Thắng, Ea Tu, Ea Kao.
Ngày 02-01-2004, Chính phủ ra nghị định số 04/2004/NĐ-CP sáp nhập 3 xã
Hòa Phú, Hòa Xuân, Hòa Khánh của huyện Chư Jut vào thành phố Buôn Ma Thuột.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Buôn Ma Thuột có 36.862 ha
diện tích tự nhiên và 299.310 người, gồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc là các
phường: Thống Nhất, Thành Nhất, Thành Công, Thắng Lợi, Tân Lợi, Tân Thành, Tân
Tiến, Tân Lập, Tân An, Tân Hòa, Tự An, Ea Tam, Khánh Xuân và các xã: Chư Ebur,
Ea Tu, Ea Kao, Hòa Thuận, Hòa Thắng, Hòa Phú, Hòa Khánh, Hòa Xuân.
Hiện nay, dưới cấp xã phường của thành phố Buôn Ma Thuột được chia thành

138 tổ dân phố, 72 thôn, 33 buôn (có 8 buôn trong nội thị).
 Địa giới hành chính hiện nay:
10
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125 km2, dân số gần 1,8 triệu người, có
44 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 30%; có 4 tôn giáo chính với
trên 40 vạn đồng bào theo đạo, chiếm 24%.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 người/km2, nhưng phân bố không đều
trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn huyện
lỵ, ven các trục quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar,
Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn
như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Drắk, Ea Hleo v.v… Các dân tộc thiểu
số sinh sống ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng
cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các
tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên trung bình hàng năm giảm từ 24,4% năm 2000 xuống còn 14,2% vào năm 2008.
Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu
là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản
xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện
(với 184 xã, phường và thị trấn):
* Thành phố Buôn Ma Thuột
* Thị xã Buôn Hồ (thành lập ngày 23 tháng 12 năm 2008, tách từ huyện Krông
Buk)
* Huyện Buôn Đôn (thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1995, tách từ huyện Ea
Súp)
* Huyện Cư Kuin (thành lập ngày 27 tháng 08 năm 2007, tách từ huyện Krông
Ana)
* Huyện Cư M'gar (thành lập ngày 23 tháng 1 năm 1984, tách từ huyện Ea Súp)
* Huyện Ea H'leo (thành lập ngày 3 tháng 4 năm 1980, tách từ huyện Krông
Buk)

* Huyện Ea Kar (thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1986, tách từ huyện Krông Pak
và huyện M'Drăk)
* Huyện Ea Súp (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông
Buk)
* Huyện Krông Bông (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện
Krông Pak)
* Huyện Krông Buk (có từ năm 1976, trước kia là quận Buôn Hồ)
* Huyện Krông Pak (có từ năm 1976, trước kia là quận Phước An)
* Huyện Lắk (có từ năm 1976, trước kia là quận Lạc Thiện)
* Huyện M'Drăk (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông
Pak)
* Huyện Krông Ana (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông
Pak và thị xã Buôn Ma Thuột)
* Huyện Krông Năng (thành lập ngày 9 tháng 11 năm 1987, tách ra từ huyện
Krông Búk)
11
2. Dân tộc-dân cư-lao động
Thành phần các dân tộc tại chỗ ở Đăk Lăk chủ yếu là người Êđê, M’nông và
một số dân tộc ít người khác như Ba na, Gia rai, Sê đăng nhưng số lượng không lớn.
Tổng số dân các dân tộc tại chỗ hiện nay là 253.154 người; trong đó dân tộc Êđê
chiếm đến 70.1%, dân tộc Mnông chiếm 17%, các dân tộc khác như Ba na, Gia rai, Sê
đăng chiếm 18,5%.
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là từ sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng (1975) đến nay, một bộ phận đồng bào các dân tộc ít người từ miền
Trung và Bắc di cư đến đây sinh cơ lập nghiệp, làm cho cơ cấu thành phần dân tộc
trong tỉnh thay đổi nhanh chóng. Trong số 44 dân tộc anh em có mặt trên địa bàn Đăk
Lăk, một số dân tộc có số dân lớn là:
Dân tộc Kinh chiếm 70,65% dân số,
Dân tộc Ê đê chiếm 13,69 %,
Dân tộc Nùng 3,9%,

Dân tộc Mnông 3,51%,
Dân tộc Tày 3,03%
Dân tộc Thái 1,04%
Dân tộc Dao 0,86%
Từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Đăk Lăk tuy có truyền thống và bản
sắc riêng độc đáo, nhưng đã cùng nhau đoàn kết, xây dựng quê hương và hình thành
nên một nền văn hoá phong phú và giàu bản sắc.
Dân số tỉnh năm 2009 là 1.733.113 người người, mật độ dân số 132 người/km2,
trong đó:
Nam: 873.654 người
Nữ: 854.726 người
Đắk Lắk có 44 dân tộc, trong đó người Ê Đê và người M'Nông là những dân tộc
bản địa chính.
Dân số Đắk Lắk qua các thời kỳ:
Năm 1979: 523.700 người (khi đó diện tích tỉnh là 19.208 km²)
Năm 2005: 1.714.855 người.
Năm 2010: 1.754.390 người.
12
*, Lao động:
BIỂU ĐỒ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
13
Tôn giáo Đắk Lắk
STT Tên tôn giáo Sau khi Tây Nguyên
giải phóng (người)
Năm 2002
(người)
Tăng (%) Ghi chú
1 Phật giáo 110.500 124.236 11,2
2 Thiên Chúa
giáo

60.000 206.924 344,8
3 Tin Lành 11.738 110.436 941,1
4 Cao Ðài 5000 4500 - 9
Tình hình di cư tự do: Chủ yếu là đồng bào dân tộc: Mông, Tày, Nùng từ các
tỉnh miền núi phía Bắc vào lập nghiệp mỗi năm tăng từ: 3-5% dân số. Năm 2002, đồng
bào dân tộc Mông, Dao thuộc các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hoá, Cao Bằng,
Tuyên Quang di cư vào các huyện Cư Jút, Krông Ana, Dăk Nông, Knông Bông với
số lượng 659 hộ, 3.630 khẩu (100% số dân này theo đạo Tin lành).
Đến thời điểm này, vẫn còn hơn 6.310 hộ gia đình di cư đến ngoài kế hoạch vẫn
chưa được sắp xếp định cư, định canh trong các vùng quy hoạch của tỉnh Đắk Lắc.
Phần lớn số hộ di cư đến ngoài kế hoạch chưa được đưa vào các vùng quy hoạch
nay vẫn còn ở trong rừng, xa các khu dân cư; dẫn tới tình trạng xen canh, lấn chiếm
14
đất rừng, phá rừng trái phép tự lập làng, lập khu sản xuất, thậm chí có vùng còn sản
xuất tự cung, tự cấp, không có trường học, y tế, giao thông đi lại khó khăn, gây nên
các tệ nạn xã hội
Tỉnh đã lập các dự án quy hoạch các khu dân cư, vùng sản xuất để bố trí dân di
cư đến ngoài kế hoạch, nhưng do thiếu nguồn vốn nên chưa triển khai được.
Cũng theo UBND tỉnh Đắk Lắk, từ năm 1976 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã có
59.276 hộ, với 288.171 nhân khẩu là đồng bào các dân tộc của các tỉnh phía Bắc di cư
đến ngoài kế hoạch vào sinh sống tại các địa phương.
Tỉnh đã đầu tư trên 74,3 tỷ đồng đưa 52.891 hộ đồng bào di cư đến ngoài kế
hoạch vào định cư, định canh tại các vùng quy hoạch nên đời sống vật chất, tinh thần
của đồng bào ngày càng được nâng cao.
III. Lịch sử - truyền thống (Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn, Máy
Projector)
1.Lịch sử
Từ giữa thế kỷ XII, đồng bào dân tộc ở miền Trung Tây Nguyên đã từng đứng
dậy đấu tranh chống sự xâm lược của Chiêm Thành.
Đến năm 1470, khi Chiêm Thành xâm lấn biên giới phía nam của nước Đại

Việt, bị quan quân nhà Lê đánh tan. Sau khi đánh thắng Chiêm Thành, nhà Lê một mặt
tôn trọng đường ranh giới giữa vùng cư trú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với
đồng bằng; mặt khác đã có những chính sách nhằm duy trì mối quan hệ giữa người
Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số.
Năm 1540, khi Bùi Tá Hán được triều đình cử làm Tuần Tiết xứ Nam Ngãi,
kiêm cả các vùng dân tộc miền núi phía Tây. Ông đã cho di dân lên lập ấp trên miền
núi, mở mang buôn bán giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số, tiến cử các vị tù,
tộc trưởng ở địa phương và tấn phong vua Hỏa Xá và Thủy Xá. Từ đó cho đến các đời
vua nhà Nguyễn sau này, địa bàn Tây Nguyên-Đắk Lắk được gọi là trấn Man, do triều
đình gián tiếp quản lý. Về hành chính, trấn Man chia thành 4 nguyên và 5 đạo và về
quân sự, nhà Nguyễn lập ra một số đồn lính, tiến hành tuần tra, canh phòng biên giới
và ngăn chặn sự xâm lược của quân Xiêm.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã đẩy mạnh các họat động do
thám, nắm tình hình dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, nhằm phục vụ cho âm mưu
xâm lược Tây Nguyên, Đắk Lắk. Đến năm 1898, chúng tập trung lực lượng đánh
15
chiếm Buôn Đôn và lần lượt mở rộng chiến tranh đánh chiếm toàn bộ cao nguyên Đắk
Lắk.
Sau khi chiếm Đắk Lắk, thực dân Pháp bắt tay xây dựng bộ máy thống trị,
thành lập đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk vào năm 1904 theo Nghị định của Tòan
quyền Đông Dương. Chúng chia Đắk Lắk làm 5 quận, áp đặt chế độ trực trị, thực hiện
chính sách "chia để trị". Nhưng cũng chính từ sự áp bức, bóc lột hà khắc đó, đồng bào
các dân tộc Đắk Lắk đã liên tục và anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp, dưới sự
lãnh đạo của các vị Tù trưởng. Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
trong tỉnh liên tục nổ ra các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang; như cuộc khởi
nghĩa của Ama Jhao (1890-1904), cuộc đấu tranh của N’Trang Gưh (1900 -1914),
cuộc khởi nghĩa của Oi H’Mai (1903 – 1909). Tiêu biểu hơn cả là cuộc nổi dậy của
đồng bào M’nông do N’Trang Lơng lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa này kéo dài 23 năm
(1912-1935) lôi cuốn đồng bào các dân tộc, không chỉ ở cao nguyên Dak Nông, mà cả
Tây Nguyên và Cam pu chia hưởng ứng.

Cùng với các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang do các vị tù trưởng lãnh
đạo, trong tỉnh cũng đã xuất hiện một số phong trào đấu tranh chính trị hợp pháp của
tầng lớp công chức, viên chức, trí thức, học sinh chống chính sách chia để trị của thực
dân Pháp, chống chính sách ngu dân, khinh miệt đồng bào các dân tộc bản xứ. Tiêu
biểu là cuộc đấu tranh do hai giáo chức yêu nước người Ê đê là Y Jút và Y út lãnh đạo
(1925 - 1926). Cũng trong thời kỳ này, do chính sách lập đồn điền khai thác thuộc địa,
ở Đắk Lắk đã xuất hiện một tầng lớp công nhân làm thuê cho các đồn điền bót lột và
hành hạ. Để chống lại sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, công nhân các đồn
điền đã nhiều lần tổ chức các cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau. Tiêu
biểu cho phong trào đấu tranh của công nhân thời kỳ này là cuộc đấu tranh của công
nhân đồn điền Mai ô (Maillot) năm 1927, cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền
Rossi, CHPI năm 1933, công nhân cầu đường Buôn Hồ 1935 và sau này là công nhân
đồn điền CADA
Khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đi vào giai đọan kết thúc, nhất là sau
sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, tình hình phong trào Cách mạng trong
tỉnh phát triển sôi nổi. Các tổ chức đòan thể, các Hội quần chúng lần lượt ra đời, lôi
cuốn lực lượng công nông, trí thức, thanh niên, phụ nữ tham gia họat động Việt Minh.
Ngày 24 tháng 8 năm 1945, sau cuộc khởi nghĩa ở đồn điền CADA, cuộc tổng khởi
nghĩa giành chính quyền nổ ra thắng lợi ở Buôn Ma Thuột: hàng vạn quần chúng đã
đồng lọat đứng lên ủng hộ ủy ban khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân,
thành lập chính quyền cách mạng, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do
và nhân dân làm chủ vận mệnh của mình. Sau khi xóa bỏ bộ máy cai trị của thực dân
phát xít, đồng bào các dân tộc đã đòan kết, chung sức chung lòng bắt tay xây dựng chế
độ mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và ủy ban Việt Minh, nhân dân Đắk Lắk hăng hái
tham gia củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang, chống giặc đói, giặc dốt,
thực hiện các quyền và nghĩa vụ thiêng liêng mà cách mạng đã mang lại.
Ngày 30 tháng 12 năm 1945 quân đội Pháp quay lại xâm lược lần thứ hai. Quân
dân Buôn Ma Thuột và quân dân các dân tộc trong tỉnh đã đứng dậy đấu tranh. Cuộc
kháng chiến 9 năm trường kỳ, gian khổ và ác liệt cuối cùng đã giành được thắng lợi.
16

Nhưng khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc, đế quốc Mỹ nhảy vào miền
Nam, với âm mưu xâm chiếm miền Nam chia cắt lâu dài đất nước ta. Cùng với nhân
dân cả nước đồng bào các dân tộc Đắk Lắk tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu chống lại
những kẻ thù nguy hiểm hơn, độc ác hơn đó là đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai.
Trong hơn 20 năm chiến chiếm đóng, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã tập
trung biết bao tiềm lực quân sự và chính trị, nhằm xây dựng Đắk Lắk thành một địa
bàn chiến lược trọng yếu, với nhiều thủ đoạn hòng đè bẹp ý chí cách mạng của đồng
bào các dân tộc Đắk Lắk. Nhưng vượt lên trên mọi hy sinh tổn thất to lớn và nặng nề
nhất, quân dân các dân tộc đã kề vai sát cánh bên nhau, bền bĩ đấu tranh, lần lượt đập
tan các âm mưu, thủ đọan của kẻ thù, lập nên những chiến công oanh liệt: đồng khởi
phá kềm 1960-1961, phá ấp giành dân giải phóng nông thôn 1964-1965, tổng tấn công
và nổi dậy tết Mậu thân 1968, đánh bại chương trình bình định cấp tốc của Mỹ Ngụy
1969-1972. Cuối cùng đã làm nên chiến thắng Buôn Ma Thuột (Ngày 10/03/1975), mở
đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc,
mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất, cả nước đi lên Chủ
nghĩa xã hội.
Kể từ khi chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ra đời ở Đắk Lắk (năm
1940), đến nay Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã trải qua 15 kỳ đại hội. Với sự lãnh đạo của
Đảng bộ Đắk Lắk tình hình kinh tế-xã hội có nhiều biến chuyển, thích nghi với tình
hình mới
Sau 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, kinh tế - xã hội của
tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, phát triển khá toàn diện. Kinh tế tăng
trưởng ở mức khá cao và liên tục. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm
2005 - 2010 đạt 12,1%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2010 tổng GDP đạt
12.810 tỉ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2005. Thu cân đối ngân sách trên địa bàn tăng
nhanh, bình quân đạt 23,94%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10% (theo tiêu chí cũ).
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 29.436 tỉ đồng, bằng 31,8% GDP, tăng
28,46% so với kế hoạch. Các chương trình, đề án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
ngày càng có trọng tâm, trọng điểm hơn, đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và
nông thôn. Riêng năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13%; thu ngân sách trên

3.500 tỉ đồng; bình quân thu nhập đầu người đạt trên 21,5 triệu đồng/năm.
*, Một số anh hùng tiêu biểu của Đắk Lắk-Tây Nguyên:
• Ama Jhao (1840-1905)
Ama Jhao tên thật là Y Yên, họ Ayũn, sinh năm 1840 tại buôn Tung, cách
thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay 16km về phía đông bắc, (có tài liệu cho là buôn
Kô Tăm). Sinh ra trong một gia đình Êđê có uy tín trong vùng, nổi tiếng nhờ tài săn
voi cho nên ông được nhiều người yêu quý, kính trọng. Lớn lên, Y Yên lấy cô H’Pang
Niê Blô, con tù trưởng Ama Phi buôn Ea Yông (xã Ea Yông, huyện Krong Pak) và
sang ở rể bên phía nhà vợ.
Khi bố vợ ông mất, ông được dân làng bầu lên làm Tù trưởng-địa vị được dân
làng kính trọng và có thể đại diện cho dân làng trong nhiều trường hợp. Ama Jhao là
17
một tù trưởng giàu có, ngôi nhà của ông rộng 4m, dài 220m, có trong tay 1.000 con
trâu, 15 con voi và hàng trăm nô lệ. Uy tín của ông nổi lên mạnh mẽ và lan sang những
vùng khác. Tài liệu của Pháp công nhận: “Ama Jhao là một lãnh tụ Rađê lừng lẫy
được cả vùng Hinterland cũng như Khánh Hoà, Phú Yên biết đến với một cái tên khá
khoa trương: “Vua của người Mọi”.
Năm 1889, thực hiện ý đồ xây dựng một con đường nối liền Buôn Ma Thuột
với Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hoà) (trước là quốc lộ 12, nay là quốc lộ 26, dài 130km),
Ông nói: “Đất là lưng ông bà ta, rừng cây, khe suối là của ông bà ta, sao ta lại chịu bỏ
nhà, bỏ buôn đi làm đường cho bọn Ó trắng để chúng giẫm lên lưng ông bà ta, phá
phách rừng núi của ông bà ta”. Năm 1890, Ama Jhao tổ chức mai phục một toán quân
Pháp trên đường từ Củng Sơn (huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên) tiến lên chiếm Buôn Ma
Thuột. Tại Ea Yông, toán quân này đã bị các nghĩa quân Ama Jhao chặn đánh dữ dội.

Năm 1901, Ama Jhao dẫn đầu một đoàn các tù trưởng, già làng kéo xuống Phú
Yên phản đối việc mở đường, tự tiện sáp nhập đất đai của ngưởi Êđê vào Lào. Liên kết
với các tù trưởng khác, như Ama Gơm, Ama Hap bộ tộc Êđê Kiăh; nhóm Êđê Mlô do
Ma Dak, Ama Jak chỉ huy, đồng thời hưởng ứng các cuộc kháng chiến khác đang nổi
lên lúc đó của N’Trang Gưh, Ôi H’Mai và MaDla… tạo thành mạng lưới chống đối

rộng khắp cao nguyên Êđê, gây cho giặc Pháp rất nhiều khó khăn. Tháng 1-1905, nhờ
có tin mật báo, quân Pháp vây và bắt ông. Chúng tra tấn ông tàn khốc, Ama Jhao dũng
cảm mắng giặc rằng: “Dùng hèn kế để bắt ta sao gọi là thắng ta được, điều ấy đâu có
gì đáng vẻ vang cho các ngươi. Cứ trả ta về lại núi rừng xem ai thắng ai!”. Ama Jhao
hy sinh vào tháng 3-1905.
• N’Trang Gưh (1845-1914)
N’Trang Gưh tên là Gưh họ H`Đơt, là tù trưởng buôn Cuah Kplang, một buôn
của nhóm Êđê Bih khu vực Krông Knô. Tại đây, ông đã kiên cường cùng đồng bào
đứng lên kháng chiến trong suốt 14 năm ròng (1900-1914), là một trong những cuộc
kháng chiến lớn nhất ở Tây Nguyên thời bấy giờ.
Cái cớ xảy ra cuộc kháng chiến của nhóm Bih do N’Trang Gưh lãnh đạo bắt
đầu từ việc người Pháp muốn tìm kiếm một nơi thuận tiện để thiết lập lỵ sở tỉnh
Darlac. Ngày 31-1-1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Darlac
có lỵ sở đóng tại Buôn Đôn do Buorgeios làm Công sứ và xúc tiến các công việc “làm
thí điểm trong công cuộc bình định Tây Nguyên”. Thế nhưng Buôn Đôn do những bất
lợi của nó về vị trí địa lý, quá xa trung tâm tỉnh, nằm sát khu vực biên giới khiến cho
Bourgeois không yên tâm và quyết định dời trụ sở tỉnh lỵ về Buôn Tur thuộc khu vực
người Êđê Bih ở hạ lưu sông Krông Ana.
Ngày 1-3-1900, Bourgeois chỉ huy một lực lượng lính khố xanh tiến vào các
làng người Bih ở Buôn Tur nhưng không thành. Hai ngày sau, tên này quay lại tấn
công buôn Cua Kplang. N’Trang Gưh đã chỉ huy người dân chống trả quyết liệt rồi rút
vào rừng chỉnh đốn lực lượng.
Năm 1904, 600 nghĩa quân Bih tập kích đồn Buôn Tur rồi thừa thắng tiến công
hạ các đồn Riăng, đồn Buôn Dur, đồn Phơty, đồn Buôn Trinh… Những hoạt động của
18
nghĩa quân N’Trang Gưh ngay sát nách Buôn Ma Thuột khiến cho người Pháp không
thể an tâm nhưng cũng không có cách nào đánh bại được chiến thuật du kích lợi hại
của nghĩa quân. Vùng hạ lưu Krông Ana trong suốt 13 năm (1901-1913) luôn là khu
vực bất khả xâm phạm của đồng bào Bih.
Năm 1914, nhờ có sự chỉ điểm của một tên phản bội, thực dân Pháp bắt được

N’Trang Gưh và giết ông lúc ông 69 tuổi.
• Y Jut (1885-1934)
Y Jut H'Wing hay còn gọi ngắn gọn là Y Jút. Ông là một nhân sỹ yêu nước
người dân tộc Êđê, một người con ưu tú của núi rừng Tây nguyên. Ông sinh năm 1888
(Có tài liệu ghi 1885) tại Buôn Krăm xã Ea Tiêu huyện Krông Ana. Ông mất năm
1934, tên ông hiện được đặt làm tên một con đường phố chợ sầm uất nhất Buôn Ma
Thuột từ ngay trước giải phóng và được giữ nguyên cho đến nay Ngòai ra còn có rất
nhiều trường học ở Đắk Lắk được vinh dự mang tên ông. Vợ ông là H’ Yih Niê là
người ở buôn Păm Lăm – Thành phố Buôn Ma Thuột. Dù ông qua đời từ rất
lâu nhưng tên tuổi của ông vẫn còn lưu lại, sống mãi trong lòng người dân Đắk Lắk
quê hương ông.
Y Jút là một trong số ít ỏi trí thức người dân tộc thiểu số thời Pháp thuộc. Lúc
nhỏ ông là học sinh Trường Tiểu học Pháp – Êđê Buôn Ma Thuột, sau đó ra Huế học.
Là một học sinh xuất sắc nhưng khi tốt nghiệp ông tình nguyện trở về trường Pháp-
Êđê ở quê hương để dạy chữ cho đồng bào mình chứ không làm quan lại để cầu vinh
hoa phú quy cho riêng mình. Do rất giỏi tiếng Pháp, Y Jút cùng bạn bè như Y Ut, Y
BLul tìm hiểu mẫu tự La tinh và vần Êđê đặt ra bộ chữ viết Êđê ngày nay. Sau đó bộ
chữ này được đốc học Angtoamaki và Sabatier tu chỉnh lại vào năm 1920. Bộ chữ sớm
được phổ cập rộng rãi trong cộng đồng người Êđê. Đến năm 1935, người Pháp ở Đông
Dương chính thức công nhận các bộ chữ này và cho phép phổ cập ở Tây nguyên.
Thời đó, viên công sứ Pháp được giao quyền cai trị vùng Tây nguyên là
Sabatier. Đây là một tên thực dân khét tiếng tàn bạo và hiểm độc. Ông và Y Út bí mật
tổ chức lực lượng định ám sát viên Công sứ này nhưng chưa không thành công. Đầu
tháng 10-1925, hai ông chuyển sang tổ chức đấu tranh công khai và tập hợp được đông
đảo học sinh và giáo viên trường Pháp-Êđê tham gia biểu tình phản đối Sabatier, gửi
thư tố cáo hành vi tội ác của tên này đi khắp nơi. Chính nhờ những lá đơn tố cáo của
Y Jút và những người cùng chí hướng và chính chủ trương “Đất Tây Nguyên của
người Tây Nguyên” của Sabatier cũng không làm hài lòng Chính quốc và các nhà tư
bản Pháp đang lăm le muốn nhảy vào khai thác vùng đất trù phú này nên Toàn quyền
Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, Tổng Thanh tra Đông Dương đã quyết định buộc

Sabatier phải rời khỏi Đắk Lắk.
Dưới sự dạy dỗ chỉ bảo của ông, nhiều học trò của ông như Y Wang Mlô, Y
Bih Aleo đã trở thành những người lãnh đạo các phong trào cách mạng. Ngày nay,
bộ Từ điển Việt – Êđê, sách giáo khoa chuyên dạy chữ dân tộc Êđê cho chương trình
phổ thông cơ sở cấp I đã được hòan thiện trong đó có sự đóng góp rất lớn của Thầy
giáo Y Jút ngày xưa.
19
• N’Trang Lơng(1870-1935)
Cuộc kháng chiến của N’Trang Lơng (1911-1936) diễn ra trên một địa bàn khá
rộng, gần như toàn bộ vùng cao nguyên nam Đông Dương, từ bên này cao nguyên
Lang Biang của người M’nông Rlăm sang bên kia tả ngạn sông Mekong của người
M’nông Khơme; từ dưới chân cao nguyên Pleiku của người Giarai xuống đến cao
nguyên Di Linh vùng người Mạ. Khu vực hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là vùng
cao nguyên M’nông nằm vắt qua cả ba xứ Trung kỳ, Nam kỳ và Campuchia. Đây là
vùng có truyền thống đấu tranh từ lâu đời của người M’nông, Xtiêng trước sự đe doạ
của các quốc gia hùng mạnh hơn.
N’Trang Lơng tên thật là Lơng, sinh khoảng năm 1870 tại Buôn Bupar, một
làng M’nông Biệt dưới chân núi Nam Drôn thuộc khu vực suối DakNha, phía bắc cao
nguyên M’nông. Thưở nhỏ, N’Trang Lơng (lúc này ông sống ở phía đông Srê
Khơtum) được miêu tả là cậu bé nhanh nhẹn, tháo vát, hay giúp đỡ người khác và
dũng cảm. Người trong làng yêu quý cậu cũng như em trai cậu là Rơ Leng Ong. Khi
lớn lên, được nghe kể về tấm gương chiến đấu của các tù trưởng Ama Jhao, N’Trang
Gưh, N’Trang Lơng tỏ ra rất khâm phục.
Từ năm 1909, sau sự đầu hàng của Khunjunob, Pháp bắt đầu tung những đơn
vị, những phái đoàn lên thám thính vùng cao nguyên M’nông. Tên Henri Maitre đã
cho chiếm đóng và xây dựng đồn ở Buôn Bu Poustra và đã tấn công làng Bu Nơtrang
của N’Trang Lơng, hãm hại gia đình ông.
Giai đoạn 1 của cuộc kháng chiến (1912-1915), N’Trang Lơng quyết định dùng
150 nghĩa quân tấn công triệt hạ đồn Bu Poustra, mở màn cuộc kháng chiến dài 25
năm của đồng bào M’nông.

Giai đoạn 2 của cuộc kháng chiến (1930-1935). Năm 1928 Pháp đẩy mạnh việc
làm con đường 14, đoạn từ Palklei-Srey Khơtum do tên Gatille phụ trách. Ngày 26-1-
1931, N’Trang Lơng cho quân phục giết chết tên này khiến Toàn quyền Đông Dương
lo lắng. Một phong trào kháng Pháp dấy lên mạnh mẽ toàn miền nam cao nguyên.
Cuối tháng 2, đầu tháng 3-1935, tên thiếu tá Nyo chỉ huy lực lượng quân Pháp
từ 4 hướng tấn công căn cứ Nam Nung có sự yểm trợ của máy bay. Nghĩa quân được
báo trước và đã giáng cho quân Pháp những đòn phủ đầu. Nhưng trong một lần chiến
đầu, N’Trang Lơng bị trúng đạn và bị bắt cùng với bộ chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông
mất ngày 23-5-1935, thọ khoảng 65 tuổi.
2. Văn hóa truyền thống
Nói đến văn hóa truyền thống ở Đắk Lắk, trước hết phải nói đến nền văn hóa
mang đậm nét đặc trưng của cư dân bản địa, từ bao đời nay đã tạo dựng nên một nền
văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, với những di sản văn hóa vật thể cũng như phi
vật thể độc đáo và đồ sộ. Nói đến các di sản văn hóa dân tộc, không quên các di sản
20
văn hoá vật thể nổi tiếng như đàn đá, nhạc cụ, cồng chiêng, kiến trúc nhà dài, kiến trúc
nhà mồ, công cụ lao động dệt cẩm thổ. tạc tượng cùng các di sản văn hoá phi vật thể
như luật tục, các lễ hội, các tập tục và các sinh họat văn hóa, sinh họat cộng đồng. Đồ
sộ và phong phú hơn cả là kho tàng văn học dân gian với những bản sử thi (Dân tộc
Eđê gọi là Khan, dân tộc Mnông gọi là át Nrông), thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ
tích, truyện ngụ ngôn, lời nói vần đậm đà bản sắc dân tộc lưu truyền qua bao thế hệ.
Ngòai ra dân tộc Ê đê còn có cả chữ viết mà sau này được phiên âm sử dụng phổ biến
từ thời Pháp, Mỹ cho đến nay. Điểm nổi bậc của Văn hoá bản địa Đắk Lắk là: Văn hoá
lễ hội nhà dài, văn hoá cồng chiêng, văn hoá mẫu hệ, văn hoá ẩm thực, văn hoá sử thi,
văn hoá luật tục, văn hoá cộng đồng độc đáo, phong phú giàu bản sắc dân tộc. Trước
đây cũng như hiện nay, quan hệ xã hội cơ bản của đồng bào các dân tộc vẫn còn mang
đậm tính huyết thống và tính cộng đồng bền chặt. Nói chung, đồng bào các dân tộc Ê
đê cũng như M’nông, Gia Rai đều có một đặc điểm lớn, đó là sự tồn tại bền vững của
những mối quan hệ xã hội cổ truyền tốt đẹp được hình thành qua các thời kỳ lịch sử
lâu dài. Tinh thần cộng đồng, dân chủ, bình đẳng, tương thân tương ái Bên cạnh đó,

tinh thần thượng võ, nhân ái, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình, cần cù sáng tạo
cũng là những đặc trưng nổi bật của đồng bào các dân tộc. Nổi bật hơn cả là ý chí đấu
tranh bất khuất chống chọi với thiên nhiên và truyền thống đấu tranh bảo vệ buôn làng,
bảo vệ quê hương đất nước. Truyền thống đó đã được phát huy cao độ trong những
năm nhân dân Đắk Lắk đứng lên theo Đảng làm cách mạng, chiến đấu chống thực dân
Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược. Điểm tô thêm nền văn hóa truyền thống của các dân
tộc bản địa, Đắk Lắk còn có sự du nhập nền văn hóa của các dân tộc thiểu số phía Bắc
và nền văn hóa của người Kinh với đủ sắc thái của ba miền Trung - Nam - Bắc. Tất cả
đều được gìn giữ và phát triển, hòa quyện trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, nói đến văn hóa ở Đắk Lắk cũng
không thể không nói đến các danh thắng, các di tích lịch sử văn hóa mang dấu ấn của
lịch sử. Trên địa bàn Đắk Lắk đã tìm thấy một số di chỉ khảo cổ học mang dấu tích của
người tiền sử. Đó là các di chỉ ở Drai Si (huyện Cư Mgar), xã Ea Tiêu, Quảng Điền
(huyện Krông Ana), hồ Lak (huyện Lak), xã Ea Păn, xã Xuân Phú (huyện Ea Kar).
Qua các di chỉ trên, đã tìm thấy những công cụ, khí cụ, đồ trang sức bằng đá; đồ gốm
và bàn dập, bàn mài hoa văn trên gốm. Nguyên liệu chế tác đều lấy từ đá bazan và đá
biến chất, vốn là đặc trưng của Tây Nguyên. Kiểu dáng và kỹ thuật chế tác có nhiều
điểm tương đồng với văn hóa Biển Hồ (Gia Lai) và văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
Thời đại đồ đồng cũng đã phát hiện được 7 chiếc trống đồng ở huyện Ea Súp, Ea
HLeo, Krông Pac Ea Kar và TP Buôn Ma Thuột. Đặc biệt trên mảnh đất này còn có
những dấu tích của người Chăm để lại, đó là tháp Yang Prong (Thần vĩ đại) ở xã Chư
MLanh (huyện Ea Súp), những Rasungbatau (thùng lớn đựng nước) ở Buôn Ma Thuôt,
khu mộ cổ thuộc địa phận xã Ea Ktur và xã Cư Ewy (huyện Krông Ana), giếng Chăm
ở xã Yang Mao, khu phế tích ở xã Hòa Thành (huyện Krông Bông). Trong đó, tháp
Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII dưới thời vua Sinhavarman III (Chế
Mân), thờ thần Sinva. Đây là tháp Chăm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên.Thời kỳ
hiện đại, chúng ta có hàng chục di tích nổi tiếng như: nhà tù Buôn Ma Thuột, Đình Lạc
Giao - nơi biểu hiện cho sự hiện diện của nền văn minh lúa nước của cộng đồng người
Việt ở Đắk Lắk, Đồn điền CADA, Biệt điện Bảo Đại - dấu ấn của triều đại phong kến
cuối cùng của Việt Nam, hang đá Dak Tuôr và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác.

21
*, Các dân tộc bản địa Đắk Lắk:
Đắk Lắk ngày nay là địa bàn giao lưu văn hoá của nhiều dân tộc anh em và
nhiều nhóm địa phương. Tỉnh Đắk Lắk có 44 nhóm đồng bào dân tộc, chiếm khoảng
32% trong tổng số dân toàn tỉnh là 1,8 triệu người. Trong đó Êđê, M’nông và J’rai là
các tộc người tại chỗ hay tộc người địa phương chính, còn các tộc người khác di cư
đến trong 30 năm qua, như Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái và Mông. Phần lớn các tộc
người còn giữ lại di sản văn hoá riêng, tạo thành một mảng màu đặc sắc trong toàn bộ
đời sống văn hoá Cao Nguyên Việt Nam, hay còn gọi là Tây Nguyên. Tuy các tộc
người không cư trú thành những vùng riêng, song các dòng họ thường sống tập trung
tại những địa bàn nhất định.
-Người Êđê:
Trong tất cả các tỉnh cao nguyên trung phần, có thể nói Đắk Lắk là quê hương
của người Êđê, vì đại đa số họ sống ở đây và có dân số đông nhất trong các dân tộc
thiểu số của tỉnh Đắk Lắk với 285,715 người. Người Êđê nói bằng ngôn ngữ riêng có
nguồn gốc từ nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian, cư trú chủ yếu tại Thành phố Buôn
Ma Thuột, huyện Krông Păk, Krông Buk, Ea Sup và M’Drak.
Sản xuất nông nghiệp trong đó làm rẫy (hma) chiếm vị trí trọng yếu. Những
mảng rừng thưa, trảng cỏ hay trên những sườn đồi thường được chọn làm nơi phát cây
làm rẫy với những cộng cụ đơn giản như rìu (jông), xà gạc (kgac), cuốc xới đất luỡi
nhỏ (wăngbriêng), cào cỏ (hwar).
Do khí hậu Tây Nguyên phân thành 2 mùa rõ rệt, đồng bào Êđê chỉ canh tác,
cấy trồng một vụ trong năm vào mùa mưa và luân canh. Những năm gần đây, đồng
bào đã dần biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến tiến tăng năng suất và đa dạng hoá
sản xuất, ví dụ lúa, bắp, đậu, rau và sản phẩm khác. Việc trồng cây công nghiệp như
hồ tiêu, cà phê, cao su dần dần đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình người
Êđê. Bên cạnh trồng trọt, người Êđê còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt, ngan,
ngỗng và gia súc khác. Gia đình giàu có hàng trăm đầu trâu, bò. Trâu bò vừa là biểu
hiện khối tài sản của một gia đình, vừa là vật định giá trong các cuộc trao đổi những
chiếc chiêng, ché quý. Trâu bò, dê, heo còn được dùng làm vật hiến sinh, phục vụ

những nghi lễ trong năm của gia đình và cộng đồng.
Cho đến nay, người Ede vẫn theo chế độ mẫu hệ. Cơ sở xã hội truyền thống là
buôn. Buôn của người Ede là nơi quần tụ của vài chục, có đến khi vài trăm nóc nhà dài
làm theo kiểu nhà sàn với kích thước và quy mô khác nhau phụ thuộc vào số lựơng các
thành viên trong đại gia đình mẫu hệ. Mỗi buôn có phạm vi rừng và phạm vị cư trú
riêng. Ranh giới của phạm vi này là các ranh giới tự nhiên như một dòng suối, một gốc
cây hay một mỏm đá. Trong phạm vi đất rừng và đất cư trú của buôn mình, mọi người
dân trong buôn đều có quyền tự do khai thác, săn bắt, hái lượm, chọn đất làm rẫy
nhưng vi phạm sang khu vực như rừng thiêng khác là điều cấm kỵ.
Trong mọi hoạt động xã hội, phong tục, nghi lễ mang tính cộng đồng đều phải
tuân theo những luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản mà người
22
đứng đầu là khoa kpin ea còn được gọi là mtao (già làng), điều hành luật tục trong
buôn có pô phạt kđy (người xử kiện) để luận tội những kẻ vi phạm luật tục, hòa giải
các mâu thuẫn giữa các thành viên trong cộng đồng buôn, ngoài ra cũng có những pô
riu Yang (người khấn thần) để thay mặt dân làng thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng và
các pa ghê (thầy bói, thầy cúng) để chữa bệnh bằng các hình thức bói toán.
Những đại gia đình cùng chung sống trong một ngôi nhà dài, đứng đầu mỗi gia
đình là một người đàn bà cao tuổi và có uy tín (khoa sang), có trách nhiệm trông nom
toàn bộ tài sản chung của đại gia đình, quyết định việc sản xuất và đời sống gia đình,
đại diện cho gia đình trong các mối quan hệ với buôn làng. Con cái mang họ mẹ. Của
cải được thừa kế theo dòng họ nữ.
Người Êđê theo tín ngưỡng đa thần thể hiện trong các nghi lễ về mọi mặt của
cuộc sống. Có những nghi lễ theo vòng đời từ khi người mẹ mang thai đến khi đứa trẻ
sinh ra, lớn lên, dựng vợ, gả chồng đến khi già, chết; có những nghi lễ thuộc vòng sinh
trưởng của cây trồng từ khi chọn đất làm rẫy cho đến khi thu hoạch; và những nghi lễ
của chung cộng đồng như lễ cúng bến nước thường được tổ chức vào đầu mùa mưa,
ngoài ra còn có lễ trước Kpan khi dựng xong nhà mới. Đối với quan niệm về cái chết,
người Êđê dựng các ngôi nhà mồ đặc sắc có tượng xung quanh để canh gác giai đoạn
khi chuyển tiếp từ sống sang chết và sang cuộc sống thế giới bên kia.

-Người M’nông:
Tộc người thiểu số với dân số nhiều thứ hai ở tỉnh Đắk Lắk là người M’nông
với dân số khoảng 38.298 người. Người M’nông thuộc ngữ hệ Môn- Khơme, nhóm
Bahnar Nam, phân bố tập trung nhiều ở các huyện Lak, Krông Bông, Krông Nô, Buôn
Đôn. Người M’nông sống trong những ngôi làng mà họ gọi là bon. Mỗi bon có vài
chục nóc nhà dài. Rừng và đất bao quanh theo truyền thống phục vụ cho trồng trọt, săn
bắt, khai thác gỗ, có ranh giới tự nhiên như suối, ao hồ v v Trong mỗi bon, còn có
những đơn vị cư trú nhỏ hơn, ví dụ aluh (xóm). Cũng như người Êđê, người M’nông
theo chế độ mẫu hệ, những gia đình lớn sống chung trong một ngôi nhà, đứng đầu là
một người phụ nữ. Nếu người Êđê sống trong những ngôi nhà sàn thì người M’nông
lại sống ở những ngôi nhà trệt.
Trước đây người M’nông chủ yếu dựa vào luân canh ở vùng cao, nhưng trong
những thập kỷ gần đây họ đã dần dần định canh trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng
hoá sản xuất lương thực như lúa, bắp hoặc đậu và còn trồng các loại cây công nghiệp
như cao su, cà phê và hồ tiêu. Ngày nay chăn nuôi trâu, bò, gia súc, heo, gà đóng vai
trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, thu nhặt lâm sản vẫn còn là nguồn
lương thực truyền thống quan trọng.
Người M’nông nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
Trước đây, voi được dùng để kéo gỗ, vận chuyển và săn bắt cũng như để lấy ngà.
Ngày nay, voi còn là con vật thu hút khách du lịch đến tỉnh Đắk Lắk . Huyện Buôn
Đôn đã trở thành trung tâm chính săn bắt và thuần dưỡng voi.
23
Trong đời sống tinh thần của người M’nông có rất nhiều nghi lễ và lễ hội liên
quan chặt chẽ đến vòng đời cũng như tập quán canh tác của họ. Có nghi lễ lơ yang
koih diễn ra trước khi trồng cây hay lễ tắm lúa khi cho lúa vào kho. Thêm vào đó, còn
có các nghi lễ chung, ví dụ nghi lễ lập bon mới hoặc bắt đầu mùa săn.
Y phục truyền thống của đồng bào phổ biến là các loại áo choàng, quần hoặc
váy, áo chui đầu, khố được dệt bằng các hoa văn kim tuyến với các màu sắc cơ bản
như đỏ, đen, xanh thẫm, trắng, tím. Các hoa văn trang trí tương tự các hình vẽ động
vật, hoa lá cách điệu.

-Người J’rai:
Người J’rai cư trú tập trung ở hai huyện Ea Sup và Ea hleo, và vùng Ayaunpa,
vùng lân cận tỉnh Gia Lai. Ở Đắk Lắk, có khoảng 13.589 người J’rai. Cũng như dân
tộc Êđê, J’rai là một trong những tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-
Pholynesien, hệ Nam Đảo. Xã hội J’rai theo chế độ mẫu hệ, đứng đầu gia đình là một
phụ nữ. Giúp việc cho bà có hội đồng dăm dei gồm những ngựơi đàn ông là anh em
cùng huyết thống phía mẹ với bà chủ nhà.
Xưa kia, làng (plei hoặc plơi) được hình thành bởi một gia đình duy nhất. Tuy
nhiên, ngày nay, một số gia đình có thể sống chung trong một ngôi làng do một hội
đồng những người phụ nữ đứng đầu gia đình (phun sang) quản lý.
Giống như người Êđê, địa điểm sinh hoạt cộng đồng của người J’rai thường
diễn ra ở bến nước và trong ngôi nhà cộng đồng dài, gọi là nhà rông (sang rung).
Cũng giống như hầu hết các tộc người Tây nguyên khác, nghi lễ đóng vai trò quan
trọng trong xã hội J’Rai và được tổ chức thường xuyên vào giai đoạn chuyển tiếp từ
mùa khô sang mùa mưa (tháng Ba/Tư) và sau vụ gặt (tháng Mười Một/Mười Hai). Tha
plơi là người đứng ra tổ chức và đại diện cho dân làng trong các sinh hoạt nghi lễ của
cộng đồng. Bên cạnh đó, mỗi làng J’rai đều có một số người làm nghề thầy cúng, làm
trung gian giữa người và thần linh.
Đối với tất cả tộc người địa phương Tây Nguyên, âm hưởng cồng chiêng đi
suốt vòng đời từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành và cả khi về với thế giới ông bà.
Giai điệu chiêng J’rai, Êđê và M’nông du dương, trữ tình, âm trầm, nhiều tiết tấu làm
nao nức không chỉ người dân ở buôn làng Tây Nguyên mà còn làm nao nức lòng
người Tây Nguyên xa quê. Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là
kiệt tác di sản văn hoá.
Rượu cần là loại rượu uống phổ biết nhất của các cư dân bản địa Tây Nguyên.
Làm rượu cần và uống rượu cần đã trở thành phong tục có nguồn gốc lâu đời, thành
nét văn hoá trong đời sống của họ. Uống rượu cần là một nghi lễ thường để vinh danh
khách. Người có uy tín nhất trong buôn hoặc chủ nhà uống trước có ý nghĩa thông báo
với mọi người rằng đây là một ché rượu ngon. Sau đó khách mời danh dự rồi mới đến
các thành viên khác trong cộng đồng thưởng thức ché rượu ngon

24
Bến nước Buôn K'Dung- Buôn Đôn Môi trường này đã tạo nên trường ca Đam
San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu truyền miệng từ bao đời nay, làm ra con chữ riêng
cho người Ê Đê, người M'Nông; làm nên đàn đá, đàn T'rưng, đàn K'lông pút độc đáo
và làm nên biệt tài săn bắt, thuần dưỡng voi rừng của người Buôn Đôn đứng đầu Đông
Nam Á. Vua voi (N'Thu K'nul, trong 110 năm của đời mình đã săn bắt và thuần dưỡng
được hơn 170 con voi rừng, trong đó có con Bạch Tượng tặng vua Xiêm và R'Leo
K'Nul người kế tục cũng bắt được hơn 100 con voi có 1 con Bạch tượng tặng vua Bảo
Đại.
Đáng chú ý khi đến thăm Đắk Lắk là những ngôi nhà dài truyền thống theo
huyền thoại có thể dài như tiếng chiêng ngân hoặc các bến nước của các buôn làng
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và
ấn tượng với du khách bằng những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc
mộc đẻo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn
Có Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê đã được nhà nước công
nhận và tổ chức đều đặn hàng năm như một giá trị truyền thống.
3. Di tích lịch sử
 Đình Lạc Giao
Đình làng của người Việt (Kinh) tự bao đời là nơi thờ thần Thành Hoàng (còn
gọi là Thành Hoàng). Thần Thành Hoàng mang dấu ấn quá trình lịch sử, văn hóa của
cư dân mỗi khi đến một vùng đất mới lập nghiệp. Theo bước chân của những thương
nhân từ vùng Trung châu lên cao nguyên để trao đổi hàng hoá, làm công nhân đồn
điền, làm đường, làm công chức
Những người Việt đã đến BuônMaThuột rất sớm và ngôi đình đầu tiên ra đời
vào năm 1928, mang tên Lạc Giao, mang theo tục thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ người
lập làng, lập ấp, những người có công với quê hương đất nước đã hy sinh trên vùng đất
mới.
Năm 1932, Vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thần Hoàng
của Đình Lạc Giao. Việc sắc phong Thần Hoàng cho đình làng Lạc Giao để khẳng
định vùng đất thuộc về ' Hoàng triều cương thổ ', một khẳng định vô cùng quan trọng

trong lúc đang có sự tranh giành ảnh hưởng của triều đình Huế và nước Pháp. Nhân
vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hóa, một tài năng lớn trong
nhiều lĩnh vực : Chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế đặc biệt ông là người có công
mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới.
Đào Duy Từ quê ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thuở nhỏ
thông minh, nổi tiếng thần đồng. Ông tìm vào phương Nam và đã có sự cống hiến to
lớn trên đất Bình Định. Ông thông thạo nhiều lĩnh vực : Chính trị, quân sự, kinh tế ,
được truy tặng : 'Hiệp niên đồng đức công thần đặc tiến kim tứ vinh lộc đại phu'. Ông
25

×