Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

đẩy nhanh mối quan hệ giữa việt nam với các nước trong khu vực asian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.45 KB, 24 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM
Khoa kinh tế chính trị


Đề án kinh tế chính trị
Tên đề án: đẩy nhanh mối quan hệ giữa Việt Nam
với các nước trong khu vực Asian
Sinh viên : Võ Thành Công
GVHD :TS.Nguyễn Thanh Vân
TP.HCM ngày 25 tháng 11 năm 2007

MỤC LỤC
Chương 1: ASEAN và hội nhập quốc tế của Việt Nam
1.1 Tổng quan về ASEAN 1
1.1.1Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 1
1.1.2Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN 2
1.1.3 Một số chương trình hợp tác kinh tế khác của ASEAN 3
1.2 Vai trò của ASEAN trong phát triển khu vực và thế giới 4
1.3 Vai trò của Việt Nam trong ASEAN 4
Chương 2: Quan hệ Việt Nam-ASEAN và những vấn đề đặt ra 6
2.1Một vài nét về ASEAN hiện nay 6
2.2 Quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam 6
2.3 Những kết quả đạt được 9
2.4 Những vấn đề đặt ra 12
2.4.1. Cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam

12
2.4.2 Toàn cầu hoá 14
Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh hội nhập ASEAN trong giai đoạn
hiện nay


16
3.1 Phát triển khoa học công nghệ 17
3.2 N âng cao sức cạnh tranh quốc tế của Việt Nam 18
3.3 Tham gia có hiệu quả vào các hoạt động quốc tế và khu vực 19
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
MỞ ĐẦU
….…………….
Cách đây 12 năm, đúng vào ngày 28/7/1995, lá cờ đỏ sao vàng Việt
Nam tung bay tại thủ đô vương quốc Brunay - nước đăng cai kỳ họp bộ
trưởng ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 28 - đánh dấu ngày Việt Nam
chính thức trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Là một
trong những nước thành viên mới và kém phát triển hơn trong ASEAN, sự
hợp tác trong khuôn khổ ASEAN,đã và đang đóng góp vào việc đẩy nhanh
quá trình Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Một thập kỷ là quá
ngắn với lịch sử của một dân tộc hay một khu vực nhưng thực tế Việt Nam
đã có những đóng góp hết sức to lớn cho sự phát triển chung của ASEAN và
ngày càng chứng tỏ vị thế tiếng nói của mình trong khu vực và trên thế giới
trên tất cả các mặt.
Đề án trên với yêu cầu làm rõ về ASEAN và thực trạng hội nhập, các
giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập ASEAN của Việt Nam đã dược thầy
Nguyễn Thanh Vân hướng dẫn thực hiện. Mặc dù đã rất cố gắng song dề án
trên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong và cảm ơn
những ý kiến đóng góp của thầy để đề án này được hoàn chỉnh hơn.
Chương 1:
ASEAN và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
1.1 Tổng quan về ASEAN
1.1.1Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations-

ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu
một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực.
Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-
pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam
làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp
hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở
thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất
cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông Nam Á.
Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa
của caùc nước phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau
Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước
ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoaù, tạo thành một sự
đa dạng cho Hiệp hội.
ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 505 triệu người;
tổng GDP là 737 tỉ USD và tổng kim ngạch ngoại thương là 720 tỉ USD (2001).Các
nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng
đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su
thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo,
đường daàu thô, dứa Công nghiệp của ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt
trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng. Những sản
phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhanh
chóng vào các thị trường thế giới. Khu vực ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới. Nhờ chính sách kinh tế “hướng
ngoại”, nền ngoại thương ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gấp đôi trong vòng
10 năm qua, đạt trên 160 tỷ đôla Mỹ vào đầu những năm 1990, nâng tỷ trọng trong
ngoại thương thế giới từ 3.6 % lên 4,7%. ASEAN cũng là đối tượng thu hút nhiều vốn
đầu tư của thế giơùi. Cuối những năm 80 bình quân hàng năm các nước ASEAN thu
hút được 13,5 tỷ đô la Mỹ, so với 4,6 tỷ đô la Mỹ vào đầu những năm 80.
Trong thập kỷ 90, ASEAN nổi lên như là một tổ chức tiểu khu vực hoạt động
năng nổ và hữu hiệu, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính từ giữa năm 1997

đang đặt ra một số thách thức lớn đối với ASEAN.
1.1.2Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN
a. Mục tiêu
Tuyên bố ngày 8/8/1967 nêu 2 mục tiêu:
1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực
thông qua các nổ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường nền
tảng cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoaø bình và thịnh vượng.
2. Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp
quyền trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến
chương LHQ.
Năm 1995, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của ASEAN khẳng định lại: “Hoà
bình hợp tác và thịnh vượng chung là những mục tiêu cơ bản của ASEAN.”
b. Các nguyên tắc chính
Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN nhấn mạnh yêu cầu luôn luôn tuân thủ 6
nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á,
còn gọi là Hiệp ước Bali hay TAC (Treaty of Amity and Coopearation), ký tại Hội
nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ I tại Bali ngày 24-2-1976 laø:
a) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc
của tất cả các dân tộc.
b) Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình mà không có
sự can thiệp, lật đổ hoặc cưởng ép của bên ngoài.
c) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
d) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
e) Lên án việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực.
f) Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
1.1.3 Một số chương trình hợp tác kinh tế khác của ASEAN
Hợp tác trong công nghiệp : Chương trình AICO là chương trình hợp tác công nghiệp
được thông qua tại Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN họp tại Singapore ngày
27/4/1996. Mục đích của AICO là khuyến khích liên kết sản xuất giữa các xí nghiệp
của các nước ASEAN, kể cả các xí nghiệp vừa và nhỏ, và sử dụng có hiệu quả nguồn

lực của ASEAN. Các sản phẩm được sản xuất ra bởi các xí nghiệp tham gia chương
trình AICO được hưởng mức ưu đãi thuế quan tối đa của chương trình CEPT là 0-5%
và khuyến khích phi thuế khác do từng nước quy định. Như vậy đây là sự đẩy nhanh
thực hiện AFTA trước thời hạn đối với các sản phẩm được chế tạo bởi các liên kết sản
xuất trong ASEAN.
Hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và lương thực : Hợp tác trong lĩnh vực
này bao gồm hợp tác trong nông nghiệp, hợp tác trong lâm nghiệp, hợp tác về thuỷ sản
và hợp tác về lương thực.
Hợp tác về đầu tư : Hiện nay, để bảo đảm nâng cao hơn nữa tính thu hút đầu tư nước
ngoài vào khu vực và để cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài các nước ASEAN đã quyết định xây dựng Khu Đầu tư ASEAN (AIA).
Mục đích của hiệp định này nhằm tăng mạnh dòng đầu tư vào ASEAN cả từ các nước
trong và ngoài khối bằng việc nâng cao tính hấp dẫn và tính cạnh tranh đầu tư .
Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ :Tại hội nghị thượng đỉnh lần 5 tại Thái Lan năm
1995, các nước ASEAN đã cùng nhau ký kết Hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh
vực dịch vụ và đã quyết định chọn 7 lĩnh vực dịch vụ quan trọng laø: tài chính, vô
tuyến viễn thông, vận tải hàng hoá, vận tải hàng không, du lịch, dịch vụ kinh doanh và
dịch vụ xây dựng để thực hiện bước đầu tự do hoá thương mại dịch vụ.
Hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản và năng lượng : Các nước ASEAN đã đưa ra
khuôn khổ hợp tác và chương trình hành động trong lĩnh vực khoáng sản như trao đổi
thông tin về chính sách, luật pháp để thu hút đầu tư, hợp tác trong việc lập kế hoạch
phát triển, đào tạo nguồn nhân lực và khuyến khích sự tham gia của các thành phần
kinh tế.
Hợp tác trong các lĩnh vực khác : Ngoài các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực đã kể
trên ASEAN còn tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác, cụ thể là: Giao
thông vận taûi và thông tin liên lạc,du lịch,sở hữu trí tuệ,hợp tác trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng,hợp tác trong việc phát triển hạ tầng cơ sở,hợp tác trong việc phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ,hợp tác về khoa học và công nghệ,hợp tác về môi trường,hợp
tác về phát triển xã hội Phối hợp lập trường trong các vấn đề kinh tế quốc tế.
1.2 Vai trò của ASEAN trong phát triển khu vực và thế giới

Trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá và đa cực hoá thế giới đang diễn ra
nhanh chóng, nhu cầu về sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.Cùng với sự phát triển cả về quy mô thành viên
và chiều sâu hợp tác, cho tới nay, ASEAN thực sự là một liên kết khu vực tạo ra sức
mạnh tăng lên của các nước Đông Nam Á. Về mặt chính trị, ngoại giao, vị thế của
ASEAN đang trở nên ngày càng quan trọng trên trường quốc tế và khu vực.Với các
chương trình lớn về hợp tác kinh tế, tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư,
khả năng bổ sung và thay thế các nguồn lực sản xuất giữa các nước trong khu vực
được tăng leân sẽ dẫn tới hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu dùng của thị trường từng
nước thành viên, thúc đẩy thương mại và đầu tư nội bộ khu vực cũng như giữa khu vực
với phần còn lại của nền kinh tế thế giới, thông qua đó để phát triển kinh tế các thành
viên.
1.3 Vai trò của Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại quá trình tham gia và đóng
góp của Việt Nam đối với ASEAN có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, kể từ khi gia nhập ASEAN tới nay, Việt Nam đã có những đóng góp
to lớn trong các lĩnh vực hợp tác của ASEAN như an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa -
xã hội, khoa học và giáo dục
Thứ hai, những sáng kiến do Việt Nam đề xuất không chỉ là dự án bó hẹp
trong một lĩnh vực, mà còn là những đề xuất mang tầm vóc chiến lược, đánh dấu một
giai đoạn phát triển mới của ASEAN như: Chương trình hành động Hà Nội, Tuyên bố
Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN, Cộng
đồng văn hóa - xã hội ASEAN
Thứ ba, Việt Nam không những góp phần thúc đẩy hợp tác nội bộ, mà còn
củng cố thêm các quan hệ hợp tác quốc tế của ASEAN. Những kết quả tốt đẹp của Hội
nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 5 do Việt Nam đăng cai và tổ chức là một ví dụ điển
hình.
Thứ tư, ngoài sự đóng góp tích cực vì sự phát triển chung của ASEAN, Việt
Nam cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển của từng nước thành viên ASEAN với
những mức độ khác nhau.Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần giải quyết một
phần những khó khăn trên. Việt Nam đã cam kết tham gia và giữ vững lộ trình AFTA

thông qua việc mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu cuûa các nước ASEAN 6,
cung cấp cho các nhà đầu tư của các nước này một địa điểm đầu tư mới, đầy triển
vọng.
Nói tóm lại, sự tham gia tích cực và những đóng góp to lớn của Việt Nam đối
với sự phát triển của ASEAN trong 10 năm qua đã chứng minh rằng các nhà lãnh đạo
ASEAN đã không lầm khi đón nhận Việt Nam là thành viên.Về phần mình,việc trở
thành thành viên chính thức của ASEAN đã mang lại cho Việt Nam những thuận lợi
đáng kể như: việc cải thiện và phát triển quan hệ với các cường quốc, đặc biệt là Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản và EU; có được những ưu thế trong tiến trình hợp tác, tham gia
vào các tổ chức liên khu vực và quốc tế như Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), ASEM và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). - Nguồn: Tạp chí
Cộng sản,
Chương 2:
Quan hệ Việt Nam-ASEAN và những vấn đề đặt ra
2.1Một vài nét về ASEAN hiện nay
ASEAN hiện có 11 nước (Brunei, Campuchia, Đông Timo, Indonesia, Lào,
Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore). Diện tích toàn khối
là 4.492.443 km2, chiếm 14,1% lãnh thổ châu Á và chiếm 3,3% diện tích toàn thế giới.
Quốc gia rộng nhất là Indonesia, tiếp đến là Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam,
Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timo, Brunei, Singapore. Dân số đông nhất là
Indonesia, tiếp đến là Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào,
Singapore, Đông Timo, Brunei. tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
của Việt Nam năm 2006 tăng 8,17% so với năm 2005.Khu vực ASEAN cũng
là khu vực có tốc độ tăng GDP cao của thế giới. Tổng dự trữ quốc tế của một số nước
đạt khá và đang tăng lên. Khu vực ASEAN cũng là khu vực có GDP bình quân đầu
người khá.
2.2 Quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam
Chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề Campuchia được giải quyết đã mang lại
những cơ hội mới về quan hệ “thân thiện và hợp tác” cho các quốc gia khu vực Đông
Nam Á. Với việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ

tháng 7 năm 1995, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã bước sang một chương mới của
hợp tác và phát triển. Việc Việt Nam tham gia ASEAN cũng đánh dấu sự phát triển
quan trọng khác của khu vực: Quá trình ASEAN mở rộng bao gồm tất cả các quốc gia
Đông Nam Á,cùng phấn đấu vì hoà bình và sự phồn vinh của khu vực.
Nhằm tăng cường liên kết khu vực trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá,
ASEAN đã đưa ra các hình thức hợp tác mới phù hợp với sự phát triển của tình hình
thế giới và Hiệp hội sau chiến tranh lạnh như: Các kế hoạch xây dựng khu vực mậu
dịch tự do ASEAN - AFTA trong vòng 10 năm đối với các nước thành viên cũ (1993 -
2003), và các thời hạn đối với các nước thành viên mới là 2006 và 2008; Diễn đàn khu
vực ASEAN - ARF (1994), chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN - AICO
(4/1996); và khu vực đầu tư ASEAN - AIA (10/1998), Chương trình hành động Hà
nội (12/1998) Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ASEAN từ năm
1992 và là một trong những nước thành viên sáng lập của ARF từ năm 1994 trước khi
tham gia ASEAN. Trở thành thành viên chính thức của ASEAN, sự hội nhập của Việt
Nam với khu vực và thế giới càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, góp phần vào bảo
đảm an ninh và phát triển chung ở Đông Nam Á. Việt Nam đã tham gia tích cực vào
các khuôn khổ, diễn đàn và các hoạt động hợp tác khác nhau của ASEAN về kinh tế,
chính trị an ninh cũng như hợp tác chuyên ngành: hợp tác Á- Âu (ASEM - 1996); hợp
tác ASEAN với 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN
+ 3 - 1997); tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội năm 1998,
các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM) lần thứ 34 và Hội nghị
ARF 7 năm 1999, cũng như một loạt các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về môi trường,
ma tuý, tội phạm xuyên quốc gia các năm sau này đưa ra các sáng kiến như Chương
trình Hành động Hà Nội, về phát triển các vùng nghèo dọc theo hành lang Đông,
Tây Các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam cũng đã có sự thay đổi cơ cấu rõ
rệt, từ các lĩnh vực thương mại, khách sạn, dịch vụ chuyển mạnh sang lĩnh vưïc công
nghiệp và sản xuất.Một số khu công nghiệp và chế xuất mà các nước ASEAN tham
gia ở Việt Nam đã hoạt động có hiệu quả như: khu công nghiệp Việt Nam - Xingapo
(Bình Dương), Khu công nghiệp Việt Nam - Thái Lan (Amata), Khu chế xuất Việt
Nam - Malaixia (Đà Nẵng), khu công nghiệp Việt Nam - Malaixia (Nội Bài) Có thể

nói, đầu tư từ các nước ASEAN đã và đang là một trong những nguồn lực quan trọng
đóng góp vào phát triển kinh tế Việt nam, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá và hiện đại hoá, và đưa Việt Nam tiến kịp các nước trong khu
vực.Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng không ngừng gia
tăng trong những năm qua Xingapo, Thái Lan, Philipin, Malaixia và Inđônêxia là các
bạn hàng lớn trong ASEAN của Việt Nam.Sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt
Nam đã chính thức tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ ngày
1/1/1996. Với việc tham gia AFTA, cả Việt nam và caùc nước ASEAN đều có điều
kiện hơn nữa để thúc đẩy quan hệ thương mại theo những qui định về giảm thuế quan
có hiệu lực chung (CEPT). Do Việt Nam tham gia AFTA chậm hơn các nước thành
viên ASEAN khác, nên thời hạn hoàn thành việc giảm thuế quan của Việt Nam theo
qui định chung của ASEAN sẽ là 1/1/2006.
Thực hiện lộ trình hội nhập AFTA, tháng 6 năm 2003, Bộ Tài chính Việt Nam
đã công bố danh mục các mặt hàng của Việt Nam đưa vào diện cắt giảm thuế quan
theo tinh thần của CEPT/AFTA giai đoạn 2003 - 2006. Theo đó, danh mục CEPT giai
đoạn 2003 - 2006 của Việt Nam sẽ bao gồm lộ trình cắt giảm thuế cụ thể cho từng năm
từ 2003 đến 2006 với khoảng 10.450 mặt hàng theo cam kết. Cũng theo qui định
chung của ASEAN, tất cả các mặt hàng trên đều phải có mức thuế nhập khẩu thấp hơn
hoặc bằng 20%, trong đó 73,6% số mặt hàng đưa vào diện cắt giảm sẽ có mức thuế
suất từ 0 - 5% vào năm 2003, và đến năm 2006 tổng số 10.450 mặt hàng này đều có
mức thuế suất từ 0 - 5%.Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, hợp tác
ASEAN và hợp tác của Việt Nam với các nước ASEAN về lĩnh vực tài chính ngân
hàng cũng được chú ý và đẩy mạnh hơn với việc triển khai các chương trình hợp tác tài
chính - tiền tệ mang tính vĩ mô như cơ chế giám sát ASEAN, phối hợp chính sách tài
chính - tiền tệ, cơ chế hoán đổi tiền tệ ASEAN (sau đã được mở rộng để 3 nước Đông
Bắc là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia) Một ASEAN mở rộng bao
gồm 11 nước Đông Nam Á với những trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau,
đang phải đối phó với những thách thức mới, đó là việc tăng cường hơn nữa liên kết
kinh tế ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên vốn đã rất
hiện hữu thì sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Đông Á (1997 - 1998) lại càng sâu

sắc hơn.
2.3 Những kết quả đạt được: Sau hơn 12 năm gia nhập, quan hệ giữa Việt Nam
và ASEAN đạt được nhiều kết quả cả về 2 phía, cả về nhiều mặt kinh tế, văn hoá,
ngoại giao, xã hội quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước thành viên khác trong
Hiệp hội không ngừng phát triển sâu rộng, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam.Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quan hệ buôn bán và đầu
tư giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày càng được tăng cường, đóng góp đáng kể
vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, trong
giai đoạn 6 năm (1988 - 1994), tổng số dự án của các nước ASEAN vào Việt Nam là
160 dự án, với số vốn đăng ký là 2,7 tỷ USD. Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN,
những con số trên đã tăng vọt. Riêng kim ngạch thương mại năm 2006 đạt trên 20 tỷ
USD, tăng gần 40% so với năm 2005, chiếm 1/4 kim ngạch ngoại thương của Việt
Nam. Các nước ASEAN hiện có gần 1.000 dự án đầu tư đang triển khai ở Việt Nam,
với số vốn đầu tư trên 13 tỷ USD, chiếm gần 20% vốn đầu tư các dự án nước ngoài
đang triển khai ở Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng có trên 120 dự án đầu tư đang
triển khai ở các nước thành viên ASEAN với tổng vốn đầu tư khoảng 700 triệu
USD.Trong đó dẫn đầu là Singapore, tiếp đến là Thái Lan và Malaysia, Đây cũng là 3
quốc gia lâu nay liên tục nằm trong số 10 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu về FDI tại
Việt Nam và nằm trong số những nhà đầu tư đạt hiệu quả cao. trong năm 2007 đến
cuối tháng 11, cả nước đã thu hút được hơn 15 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). tăng 50% so với năm 2006. Đây là kỷ lục cao nhất từ trước đến nay của Việt
Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.Năm 2006, Việt Nam thu hút 10,2 tỷ USD FDI.
Bộ Kế hoach - Đầu tư đã rất lạc quan dự báo năm 2007 sẽ thu hút khoảng 12 tỷ USD
vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng đến hết tháng 10, con số vốn đầu tư nước ngoài đổ vào
Việt Nam đã lên đến 11,26 tỷ USD và tăng mạnh trong tháng 11, đạt 15 tỷ USD.
Những dự án của các nước ASEAN có mặt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế
như khai thác dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm,
nông lâm thuỷ sản, khách sạn du lịch, ngân hàng, tài chính, xây dựng khu đô thị mới,
văn phòng và căn hộ cho thuê, khu công nghieäp - khu chế xuất Nhưng đóng vai trò
nổi trội trong xây dựng – kinh doanh khách sạn - du lịch, văn phòng, căn hộ cho thuê,

khu đô thị mới và công nghiệp thực phẩm là Singapore, trong thăm dò khai thác dầu
khí là Malaysia, trong phát triển nông nghiệp là Thái Lan, trong ngân hàng là
Inđônêsia, trong sản xuất ôtô là Philippine Hiện có khoảng 700 dự án của các nước
ASEAN đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút hàng vạn lao động, trong đó
những dự án phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm thu được lợi nhuận
đáng kể.Song song với việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước thành
viên ASEAN mấy năm gần đây nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có một số dự
án đầu tư tại một số nước thành viên như tại Lào, Singapore, Campuchia, Thái Lan.
Tuy quy mô đầu tư của những dự án này chưa lớn, nhưng đã góp phần thúc đẩy hợp
tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước.
Đi đôi với quan hệ hợp tác đầu tư, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các
nước ASEAN cũng không ngừng phát triển. Thị trường ASEAN hiện chiếm hơn 20%
kim ngạch xuất khẩu và khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó
Singapore, Philippines, Thái Lan và Inđônêsia là những khách hàng lớn. Thị trường
ASEAN là nơi tiêu thụ khối lượng lớn nông sản, nhất là gạo của Việt Nam, đồng thời
là nơi cung cấp nhiều máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu cho
Việt Nam. So với năm 1994, năm trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của ASEAN, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay đã
gấp hàng chục lần.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN còn thể hiện
trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, mà nổi bật là thị trường lao động Malaysia đã mở
cửa đón một số lượng lớn lao động Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác như
hợp tác về khoa học công nghệ, về bảo vệ môi trường, về y tế giáo dục, văn hoá nghệ
thuật thể thao
ASEAN là tổ chức quốc tế đầu tiên Việt Nam tham gia kể từ sau khi Liên Xô,
các nước XHCN Đông Âu cùng tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế sụp đổ. Việc hội
nhập ASEAN là tiền đề quan trọng giúp Việt Nam trở thành thành viên Diễn đàn Kinh
tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và mở rộng hội nhập với các nước và khu vực
khác. Để đạt được mục tiêu này, không thể thiếu sự đồng tình, ủng hộ từ các nước
thành viên ASEAN. Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu 5 (ASEM 5) được tổ chức ở Việt

Nam vào tháng 10 năm 2004 cũng là một kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam, được khởi nguồn từ việc hội nhập ASEAN.
(Nguồn:
CSSK)
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore ước đạt 1,51 tỷ USD,
dự kiến năm 2007 sẽ tăng lên 1,8 tỷ USD.
Đối với Thái Lan , năm 2006 , Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan đạt 950 triệu
USD và năm 2007 là 1,15 tỷ USD .
Thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong khối ASEAN
là Malaysia. Xuất khaåu của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2006 khoảng
1,23 tỷ USD . Riêng 11 tháng đầu năm , kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Malaysia đạt 1,14 tỷ USD
Với kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2006 đạt 1 tỷ USD , Indonesia là thị trường
đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN .
Đối với Philippines Dự kiến năm 2007, Việt Nam sẽ xuất khẩu sang thị trường
Philippines 1 tỷ USD và đến năm 2010 ước đạt 1,64 tỷ USD.
Một thị trường nữa cũng được dự đoán sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trong
năm 2007 là Campuchia , kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 770 triệu USD, tăng
43,7% so với năm 2005.
Các thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất gồm Lào, Myanmar
và Brunei. Trong năm 2006, Việt Nam xuất khẩu sang Lào khoảng 90 triệu USD ,
Myanmar khoảng 14,5 triệu USD và Brunei khoảng 4,5 triệu USD.
Tuy nhiên, do nhập khẩu từ khu vực ASEAN lớn, nên trong quan hệ buôn bán với
khu vực này, Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu với quy mô lớn và tỷ lệ nhập
siêu cao. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến
heát tháng 5/2007, khu vực ASEAN có 1.179 dự án đầu tư được cấp phép tại Việt
Nam, với tổng vốn trên 16 ty û USD . Từ năm 2002 - 2006, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang 10 nước ASEAN đã tăng 2,6 lần, đạt tốc độ tăng trưởng trung
bình 21,1%/năm.
Thời gian gia nhập chưa lâu, nhưng quan hệ Việt Nam-ASEAN đã phát triển khá nhanh

và đang hứa hẹn còn phát triển nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Song để đạt hiệu quả
cao trong quan hệ kinh tế, thương mại và hợp tác đầu tư với các nước, khả năng cạnh
tranh của bản thân nền kinh tế cũng như bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải
mau chóng vươn lên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải thu hẹp khoảng cách tụt
hậu về kinh tế của Việt Nam so với nhiều nước thành viên, bởi các nghiên cứu cho thấy,
nếu chất lượng tăng trưởng kinh tế như hiện nay thì phải đến năm 2020 trình độ phát
triển kinh tế của Việt Nam mới chỉ bằng Thái Lan hiện nay.
Thời báo kinh tế Việt Nam
2.4 Những vấn đề đặt ra
2.4.1. Cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam.
a) Những cơ hội đối với thương mại Việt Nam

Một là, việc thành lập ACFTA là cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường
xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển thương mại. Việt Nam sẽ
có nhiều cơ hội để mở rộng xuất khẩu caùc mặt hàng nông sản, thủy sản, hàng dệt
may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ và những hàng hóa sử dụng nhiều lao động
khác. Thông qua ACFTA, Việt Nam còn có thể mở rộng quan hệ thương mại với
các nước khắp các châu lục trên thế giới.
Hai là, các nước ASEAN xóa bỏ rào cản thương mại, tăng cường chuyên
môn hóa sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong khu vực và có vị trí địa lý gần gũi;
do đó, hàng Việt Nam sẽ thâm nhập vào các nước này, đặc biệt vào Trung Quốc với
tính cạnh tranh cao hơn.Các nước ASEAN lại là thị trường thuộc loại sớm nhất đang
thực hiện cam kết cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống còn 0 - 5%, không bị hạn
chế bằng những hàng raøo phi thuế quan như hạn ngạch, kiện bán phá giá như các
thị trường khác. Vì thế, đây là những thuận lợi mà các doanh nghiệp Việt Nam cần
khai thác triệt để.
Ba là, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Sự hình thành
Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu
tư đối với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, bởi các nhà đầu tư nước ngoài
nhìn thấy lợi ích lâu dài ở thị trường rộng lớn này.

Bốn là, cơ hội cho Việt Nam tiếp thu khoa học, công nghệ mới, kiến thức và
kinh nghiệm quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh từ các nước phát triển năng động
trong khu vực.
b Những thách thức đối với thương mại Việt Nam

- Gia tăng nguy cơ chênh lệch khoảng cách trong phát triển kinh tế và thương mại giữa
Việt Nam với các nước trong khu vực. Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta gia
tăng liên tục trong những năm gần đây, nhưng so với các nươùc tham gia ACFTA, thì
tăng trưởng kinh tế và thương mại của chúng ta còn chậm và chưa tương xứng với
tiềm năng của đất nước, bởi còn để lãng phí quá nhiều nguồn lực, đánh mất nhiều thời
cơ và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư thấp. Trong 9 tháng đầu năm 2007, tổng
vốn FDI thực hiện trong cả nước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm
trước.Vốn đăng ký mới trong 9 tháng đầu năm 2007 đạt 9,6 tỷ USD, tăng 38% so với
cùng kỳ năm 2006. Trong đó, có 1.045 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư,
với tổng số vốn đăng ký đạt 8,29 tỷ USD; 274 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư mở
rộng sản xuất, với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng đạt 1,31 tỷ USD.
- Sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của
Việt Nam còn yếu kém.Tham gia ACFTA sẽ tạo điều kiện để hàng hóa, dịch vụ Việt
Nam có thêm cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế, nhưng nếu sức cạnh tranh của
chúng ta thấp thì cơ hội ấy sẽ mất đi, trong khi đó hàng hóa của các nước ASEAN -
Trung Quốc sẽ tràn vào thị trường Việt Nam.
- Năng lực, trình độ của cán bộ kinh doanh và tầm nhìn của cán bộ quản lý các doanh
nghiệp còn nhiều hạn chế. Trong những năm đổi mới, chúng ta đã chú ý công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhưng về cơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh của Việt
Nam còn mỏng, trình độ, kinh nghiệm và nhất là tầm nhìn trong xây dựng chính sách,
điều hành vẫn còn hạn chế.
2.4.2 Toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối
sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật
phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Việt Nam cũng

không nằm ngoài quy luật đó,nhất là khi chúng ta đã trở thành thành viên của WTO.
Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc
tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh
tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội
nhập Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế
giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ
cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước. Việc nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hoá là một trong những nội dung quan trọng nhất để
hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, thực hiện thắng lợi các muïc tiêu của Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010.
Trong thời gian qua, nền kinh tế ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan
trọng như: tăng trưởng GDP ở nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Tỉ lệ huy
động vốn cho đầu tư phát triển có xu hướng tăng, các nguồn lực trong xã hội được huy
động tốt hơn, đặc biệt trong khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư cho cơ sở hạ tầng có tiến
bộ, năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng lên. Tuy nhiên, hiệu quả sức cạnh tranh
kinh tế nước ta vẫn còn một số tồn tại:
- Sức cạnh tranh và năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu, thiếu sự chuẩn bị để ứng
phó hiệu quả với quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng.
- Xét tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu
thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng thấp hơn so với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Những lợi thế về nguồn lao động trẻ đang mất dần, vấp phải sự cạnh tranh của các
nước trong khu vực nhất là Trung Quốc, việc phát triển các mặt hàng mới đang gặp
khó khăn về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ.
- Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chưa tương xứng với mức tăng đầu tư, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch còn chậm, chưa phát huy được các lợi thế so sánh cạnh tranh của ngành,
sản phẩm. Khu vực dịch vụ tuy được đầu tư khá song tỷ trọng tăng chậm trong cơ cấu
GDP, hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất vừa thiếu, vừa yếu và kém hiệu quả.
Cơ cấu lao động chuyển dịch rất chậm không tương xứng với chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, nhất là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Hoạt động tài chính - tiền tệ tuy có tiến bộ nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, laõi suất tiền
đồng quá cao so với lãi suất USD và rất cao so với khả năng sinh lời của nền kinh tế,
làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh của sản
phẩm. Vốn huy động của hệ thống ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, nhưng lại được sử
dụng một tỷ lệ khá để cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các ngân hàng chịu sức ép bất
lợi về lợi nhuận và làm giảm khả năng đề phòng rủi ro.
Nhìn chung, sự chuẩn bị để ứng phó với những cách thức cạnh tranh trong hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta còn chậm, thiếu một Chiến lược tổng thể hội nhập
kinh tế quốc tế của quốc gia dẫn đến sự lúng túng trong xây dựng chiến lược của từng
bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Một số chính sách khuyến khích phát triển các
thành phần kinh tế đưa vào cuộc sống chậm, môi trường kinh doanh còn chưa bình
đẳng, chính sách còn thiếu đồng bộ, nhất quán, khó thực hiện.
Thời báo kinh tế Việt Nam
Chương 3:
Các giải pháp đẩy mạnh hội nhập ASEAN trong giai đoạn hiện nay
3.1 Phát triển khoa học công nghệ
Trong “Kế hoạch hành động của ASEAN về khoa học và công nghệ giai đoạn
2001-2020” được tổ chức tại Brunei ngày 17 và 18 tháng 9 năm 2001, Bộ trưởng các
nước ASEAN đã đề ra 6 mục tiêu phát triển khoa học công nghệ, bao gồm:
Thứ nhất, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ
(KH&CN) cũng như nghiên cứu và phát triển (R-D) giữa khu vực nhà nước và khu
vực tư nhân, có trọng tâm đề tài rõ ràng và liên kết các môn khoa học cũng như liên
ngành.
Thứ hai, mở roäng phạm vi của các chương trình KH&CN khu vực dựa trên các kinh
nghiệm và nguồn lực của các quốc gia cũng như các sáng kiến ASEAN – hỗ trợ
ASEAN nhằm tạo điều kiện cho các thành viên mới hơn của ASEAN rút ngắn giai
đoạn hoïc hỏi để có thể cạnh tranh về kinh tế.
Thứ ba, hình thành cộng đồng KH&CN cao, năng động, sáng tạo, đạt nhiều kết quả về
tạo ra và ứng dụng tri thức.

Thứ tư, xây dựng hệ thống các giải thưởng và đòn bẩy để khuyến khích đổi mới công
nghệ và thương mại hoá công nghệ đồng thời thu hút tài năng chọn nghề làm KH&CN
suốt cả cuộc đời.
Thứ năm, xác lập phương thức tạo dựng và duy trì các chương trình nghiên cứu
KH&CN bằng những cơ chế mới trong đầu tư cho công tác KH&CN và tạo ra nguồn
thu.
Thứ sáu, cải tiến hệ thống quản lý hoạt động KH&CN theo hướng đổi mới, mạnh dạn
và có đầu óc kinh doanh.
(Nguồn:
CLCSCN)
Sau đây là một vài suy nghĩ về một số biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hơn nữa các quan hệ quốc tế
trong lĩnh vực KH&CN:
Một là, về nội dung hợp tác: Cần tập trung hỗ trợ cho các chương trình
nghiên cứu KH&CN trọng điểm cấp quốc gia, các đề tài độc lập, xây dựng các
phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia theo các hướng ưu tiên đã được xác định
và đặc biệt là hỗ trợ cho việc chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm
mới và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa.
Hai là, về hình thức hợp tác: trao đổi thông tin, tài liệu KH&CN, vật mẫu;
nghiên cứu chung; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; duy trì hình thức nhập kết quả
nghiên cứu từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ, thành lập các
trung tâm nghiên cứu hỗn hợp và tiến tới thành lập các phòng thí nghiệm chung,
xây dựng các điểm trình điễn công nghệ mới, hình thành các liên doanh khoa
học
Ba là, về tài chính cho hợp tác quốc tế (HTQT): Ngoài việc tranh thủ các nguồn tài trợ từ
nước ngoài, chúng ta cần tạo ra và huy động các nguồn kinh phí trong nước để có thể chủ động trong các hoạt động
HTQT, trong đó bao gồm: Kinh phí của các doanh nghiệp nhà nước, của các công ty tư nhân, các chương trình trọng
điểm, các dự án độc lập hỗ trợ cho việc nghiên cứu tiếp thu và phát triển công nghệ.
Bốn là, nhà nước ta cần có chính sách thích hợp để thu hút cán bộ
KH&CN xuất sắc, các chuyên gia Việt Nam đang sống ở nước ngoài hỗ trợ sự
nghiệp phát triển KH&CN ở trong nước. Trí thức Việt Nam ở nước ngoài có đội

ngũ tương đối lớn, có thể tham gia đóng góp về KH&CN đối với đất nước thông
qua các hoạt động tư vaán, môi giới hoặc trực tiếp tham gia vào các quan hệ hợp
tác song phương của Việt Nam với nước sở tại.
Năm là, mở rộng phạm vi quan hệ quốc tế của các tổ chức KH&CN.
Ngoài các nội dung về nghiên cứu và đào tạo, cần mở rộng và cho phép các tổ
chức KH&CN thâm nhập vào thị trường quốc tế. Tạo điều kiện để cho các cơ
quan của Việt Nam cử người vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức khoa học quốc
tế.
Cuối cùng là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác
đối ngoại trong lĩnh vực KH&CN. Một trong những yếu tố quan trọng đến việc
thực hiện thành công hay thất bại các chủ trương, chính sách về HTQT là những
cỏn b chu trỏch nhim trc tip v cụng tỏc ny cỏc c s. Vỡ vy, cn cú k
hoch o to, bi dngtoỏtingnycvchớnhtr,chuyờnmụnvnghipv.
3.2 Nõng cao sc cnh tranh quc t ca Vit Nam
Ton cu húa kinh t l kt qu ca sc saỷn xut v trỡnh xó hi húa trong
phm vi th gii t tm cao. Chớnh nú s to ra t do húa kinh t ton cu; sõu sc
húa s phõn cụng lao ng quc t; thụng tin húa kinh t quc dõn; xuyờn quc gia húa
sn xut v kinh doanh; m rng húa tng trng thng mi; v nht th húa th
trng ti chớnh tin t.
nõng cao sc cnh tranh ca nn kinh t Vit Nam trong iu kin hi nhp
kinh t quc t hin nay, cn xõy dng chin lc cnh tranh quc gia m ct lừi ca
nú l h thng cỏc chớnh sỏch cnh tranh. Vic xõy dng v thc hin chớnh sỏch cnh
tranh cn theo hng: gim dn tin ti xoỏ b phõn bit i x trong kinh doanh,
chng hn ch cnh tranh, gim thiu cỏc hnh vi cnh tranh khụng lnh mnh trờn th
trng, hn ch kim soỏt c quyn. Theo hng ny, cn nhanh chúng ban hnh
Lut cnh tranh v kim soỏt c quyn trong kinh doanh. Ngoi ra, cn tp trung vo
cỏc gii phỏp khỏc nh:
- Ci thin nhanh mụi trng u t thu hỳt u t trong nc, nht l u t nc
ngoi theo hng kiờn quyt gim giỏ u vo ca sn xut thuc thm quyn ca Nh
nc, c bit l mt s loi giỏ cú tớnh c quyn (in, vin thụng, dch v cng bin,

phớ cu ng); gii quyt kp thi nhng khú khn ỏch tc trong vic gii phúng mt
bng, xõy dng c s h tng, m bo tớnh nht quỏn minh bch ca chớnh sỏch
- Thc hin quỏ trỡnh ci cỏch h thng thu nhm ỏp ng yờu cu ca quỏ trỡnh hi
nhp m ca nn kinh t, tin ti xõy dng h thng thu thng nht cho cỏc thnh
phn kinh t; thc hin nht quỏn l trỡnh ct gim thu theo hip nh song phng v
a phng
- y mnh xỳc tin thng mi, xỳc tin u t vi cỏc nc trong khu vc v vi
cỏc i tỏc ln nh: EU, M, Nht Bn,Trung Quc, tranh th cụng ngheọ, kinh
nghim qun lý tiờn tin.
- y mnh chuyn dch c cu kinh t, thụng qua iu chnh c cu u t nhm phỏt
huy li th so sỏnh, li th cnh tranh, thc hin ch ng hi nhp kinh t quc
- Tập trung vào sắp xeáp, cải cách doanh nghiệp nhà nước, lành mạnh hoá hệ thống tài
chính, ngân hàng, đẩy mạnh cải cách thể chế, tăng cường hiệu lực của bộ máy hành
chính Nhà nước
3.3 Tham gia có hiệu quả vào các hoạt động quốc tế và khu vực
Hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN không chỉ là hợp tác đơn thuần mà là
hợp tác trong cạnh tranh. Do đó, việc tham gia các hoạt động hợp tác kinh tế của
ASEAN không chỉ mang lại lợi ích mà cả những thách thức gay gắt đối với Việt Nam.
Là một nước đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa với cơ cấu nền sản xuất đang hình thành và phát triển, trình độ
kỹ thuật công nghệ và quản lý còn non yếu, việc tham gia hoạt động hợp tác kinh tế
quốc tế, trong đó cụ thể là với các nước ASEAN, đòi hỏi Việt Nam phải chủ động, nỗ
lực to lớn để tận dụng và phát huy triệt để các cơ hội, đồng thời hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực do những thách thức đưa đến.
Trước mắt Việt Nam và các nước ASEAN cần hợp tác đẩy nhanh hơn tốc độ thực hiện
Khu vực Mậu dịch Tự do AFTA, phối hợp chặt chẽ giữa các nước thành viên trên các
diễn đàn quan trọng: Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM), Diễn đàn Khu vực
ASEAN (ARF), Diễn đàn sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (PMC), đối thoại với các
nước công nghiệp phát triển… Đồng thời đẩy mạnh và hợp tác sâu sắc hơn trong các
chương trình hợp tác ở các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ, tài chính, công nghiệp, trong đó

đặc biệt quan tâm là xây dựng Khu vực Đầu tư ASEAN có sức hấp dẫn cao để khuyến
khích đầu tư quốc tế.Việt Nam luôn luôn là một thành viên tích cực, xây dựng, và phấn
đấu có vai trò quan trọng trong Hiệp hội. Chúng ta sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu
tham gia hoạt động ASEAN trong 12 năm qua để đóng góp nhiều hơn nữa trong việc
xác định phương hướng phát triển của ASEAN vì hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu
vực. Chúng ta sẽ tích cực thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng
cách phát triển thông qua các chương trình phát triển Tiểu vùng Mê Công, Hành lang
Đông - Taây; phát huy vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực hợp tác mà chúng ta có
thế mạnh như nghiên cứu khoa học cơ bản, hợp tác về văn hoá, thông tin, môi trường,
phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma tuý…
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nỗ lực xây dựng và phát triển, quan hệ hợp tác kinh
tế Việt Nam-ASEAN nói riêng và giữa các nước Đông Nam Á nói chung đã
đạt được những thành tựu to lớn. Hợp tác kinh tế của ASEAN đã không
ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, các hoạt động không chỉ
dừng ở mức hợp tác mà còn tiến lên liên kết ngày càng sâu sắc nhằm xây
dựng ASEAN thành một khu vực kinh tế toàn diện, phát triển năng động và
tăng trưởng với tốc độ cao, vì một mục đích chung là xây dựng ASEAN
thành một khu vực ổn định, hoà bình, thịnh vượng và không có đói nghèo,
một trung tâm kinh tế và chính trị phát triển của thế giới. Mặc dù trên con
đường phát triển các nước Đông Nam Á còn gặp phải những trở ngại nhất
định, song tương lai phát triển kinh tế của các nước này là rất tốt đẹp.
Với thế mạnh của một khu vực giàu tài nguyên, nguồn nhân lực dồi
dào, đã có kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế, kết hợp với những
lợi thế của thời đại ngày nay, chắc chắn khu vực Đông Nam Á sẽ nhanh
chóng trở thành một khu vực có nền kinh tế phát triển và thịnh vượng, có vị
trí xứng đáng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, quan hệ hợp
tác kinh tế Việt Nam-ASEAN sẽ ngày càng phát triển hơn nữa giúp nâng cao
vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS.Võ Thanh Thu: Quan hệ kinh tế quốc tế. NXB Thống kê 2003.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế
giới. NXB CTQG 1999.
3. Bộ ngoại giao: Toàn cầu hoá&hội nhập kinh tế của Việt Nam. NXB
CTQG 1997.
4. Ngân hàng thế giới: Báo cáo “Toàn cầu hoá, tăng trưởng và đói nghèo”
NXBvăn hoá thông tin2003.
5. Việt Nam hội nhập ASEAN: Hợp tác và phát triển_NXB Hà Nội 1997
6. Website Bộ ngoại giao: www.mofa.gov.vn
7. Website Bộ kế hoạch và đầu tư: www.vir.com.vn
8. Website của Ban Thư ký ASEAN:www.aseansec.org
9. Báo đầu tư: www.dautu.com.vn
10. Kinh tế VN: www.vneconomy.com

×