Tải bản đầy đủ (.ppt) (66 trang)

giai phau so sanh dong vat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 66 trang )


Nhóm 1:
1.Nguyễn Quí Đệ
2.Thái Kim Giàu
3. Trần Thị Ngọc Quyên
4. Hà Thị Tiền
5. Đào Thị Hồng Vân
6. Trần Thị Thúy Vân
GVHD: ĐỖ THỊ NHƯ UYÊN


Seminar:
HỆ HÔ HẤP


I. Chức năng của hệ hô hấp
II. Các hình thức hô hấp ở động vật
III. Cơ quan hô hấp của động vật không xương sống
IV. Cơ quan hô hấp của động vật có xương sống
V. Sơ đồ hóa hệ hô hấp


I.Chức năng của hệ hô hấp
Lấy oxi từ ngoài vào cơ thể và nhả khí cacbonic ra môi
trường ngoài.
II. Các hình thức hô hấp ở động vật
1. Hô hấp trực tiếp: Nhận oxi và thải khí cacnonic qua
toàn bộ bề mặt cơ thể (ở động vật nguyên sinh và động
vật đa bào thấp).
2. Hô hấp gían tiếp: có 2 cách
Cơ thể tiếp nhận oxi trong không khí và thải cacbonic ra


ngoài qua cơ quan hô hấp. Cách này đặc trưng cho đa số
động vật.
Bằng con đường kị khí, nhờ vào oxi được giải phóng
trong quá trình phân giải chất hữu cơ. Đây là đặc tính cơ
bản của động vật sống trong môi trường thiếu oxi (trong
bùn, kí sinh, môi trường bị thối rửa,…)


III. Cơ quan hô hấp của động vật không xương
- Các động vật bật thấp từ động vật nguyên sinh
đến giun tròn thì sự trao đổi khí thực hiện qua bề
mặt cơ thể


Thủy tức là
ĐV đa bào
bậc thấp,
chưa có cơ
quan hô
hấp, TĐK
qua thành
cơ thể.




- Chân khớp: Xuất hiện vỏ kitin, đồng thời cường
độ trao đổi chất rất lớn cho nên hô hấp qua da
không thể đáp ứng được. Phần lớn chân khớp
thủy sinh có một hệ thống mang để hô hấp ngoài.

Đó là những phần lồi hình sợi được bao bởi lớp
biểu mô mỏng và có chứa đầy các ống nhỏ cho
máu chảy tới.


Chân khớp ở cạn như hình nhện, cơ quan hô hấp
túi phổi (phổi sách). Nhện có 4 đôi túi phổi hoặc ống
khí-những ống phân nhánh len lõi vào tất cả các phần
cơ thể (Ve), ống khí phát triển nhất ở côn trùng.
Côn trùng thấp gồm hệ thống ống khí chạy dọc, ít
phân nhánh.Côn trùng bậc cao ống khí phân nhánh nhỏ
đến tận các tế bào của cơ thể. Thành của ống khí có lót
lớp ống cuticun ở trong. Lớp này dày lên vào phía bên
trong làm thành một đường xoắn tròn ốc có tác dụng
nâng đỡ.


Oxi không phân tán trong cơ thể được mà phải chạy
theo một đường nhất định ống khí thông với ngoài qua lỗ
thở ở 2 bên hông. Các lỗ thở đều có nắp đậy. Đôi khi trên
hệ thống ống khí có các chổ phình to gọi là túi khí.
Đối với các sâu bọ sống trên cạn, các túi khí có tác
dụng làm cho hệ ống khí luôn luôn thoáng, còn đôi với
sâu bọ ở nước thì có tác dụng dự trữ không khí cho cơ
thể.


Hệ thống ống khí của côn trùng
Ống khí
nhỏ

Hệ thống
ống khí
xuất phát
từ các lổ
thở ở 2
bên
thành
bụng,
phân
nhánh
chằng
chịt đem
oxi tới
các TB.


- Thân mềm: Có cơ quan hô hấp chuyển hóa, còn hô hấp
qua da không thực hiện được vì bên ngoài có vỏ đá vôi.
Thân mềm đầu tiên ở nước có cơ quan hô hấp là mang,
phần lồi của màng nhày có nhiều mạch máu tươi.
Mang có thể ở bên ngoài hoặc ở trước hoặc ở sau.
Trên bề mặt mang có nhiều tơ làm cho nước thay đổi luôn
trao đổi khí dễ dàng hơn.
Cơ quan hô hấp của thân mềm ở cạn là phổi- những
túi áo lớn, trên đó có nhiều mạch máu để trao đổi khí. Một
số thân mềm này về sau quay lại ở nước song vẫn còn phổi
cho nên chúng lại phải lên mặt nước để lấy oxi của không
khí.



IV. Cơ quan hô hấp của động vật có xương
Có 2 hình thức chính:
Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng phổi
chim
Thú



1.Hô hấp bằng mang: đây là hình thức hô hấp chủ
yếu của các loài động vật có dây sống bậc thấp ở
nước ( có bao, không sọ, cá miệng tròn, cá sụn,
cá xương).
a. Các loài động vật thuộc ngành phụ có bao
(Tunicata) và ngành phụ không sọ (Acrania):
Mang có cấu tạo đơn giản và số lượng rất nhiều.
Thành hầu thủng rất nhiều khe mang (trên 100
đôi) xếp ở 2 bên.


Trung gian giữa 2 khe mang là vách mang có nhiều
mạch máu nhỏ. Sự trao đổi khí được thực hiện nhờ các
mạch máu của cơ thể chia thành nhiều mao mạch nhỏ
phân bố trên vách mang này tiếp xúc với nước chứa oxi.
Các khe mang thông trực tiếp chung với một xoang –
Xoang bao mang và đổ ra ngoài qua lỗ bao mang
(atrioporus) ở phần sau mặt bụng con vật (đối với ngành
phụ sống đầu) hoặc qua xiphông huyệt (ở ngành phụ có
bao).



b. Nhóm không hàm (cá bám đá, cá Myxin): hệ hô hấp có
cấu tạo rất đặc biệt.
+ Ở cá bám đá (Lampetra): ống hô hấp nằm phía dưới
thực quản, phần trước thông với hầu và phần sau được
bịt kín ở phía trước tim. Hai bên ống hô hấp thông với 7
đôi túi mang. Mỗi đôi túi mang có lỗ thông trực tếp ra
ngoài ở 2 bên đầu. Nếp trong của mỗi túi lồi những nếp
da bằng mô liên kết chạy dọc theo kinh tuyến gọi là lá
mang.
Trung gian 2 túi là khoang bao mang hẹp, có vách liên
kết chia làm 2 ngăn – vách ngăn mang. Lá mang và túi
mang có nguồn gốc từ nội bì.Đây là một đặc điểm khác
với các động vật có xương sống khác.


Phễu miệng và mang của cá bám đá


CÁ BÁM ĐÁ


+ Ở cá Myxin (Myxini): ống tiêu hóa không tách
thành ống hô hấp. Có từ 6 đến 15 đôi túi mang
thông trực tiếp với thực quản. Mỗi túi mang
thông với môi trường ngoài bởi một lỗ mang
ngoài riêng hoặc những túi mang ở cùng một bên
đổ chung ra ngoài qua một lỗ mang. Cá Myxin
không có vách ngăn mang.
Động tác hô hấp của lớp cá miệng tròn được
thực hiện do sự phồng, xẹp của bộ mang làm

nước vào và qua khe mang.




c. Nhóm có hàm (cá sụn, cá xương)
Cấu tạo mang phức tạp hơn nhiều, Nhờ đó mà đảm
bảo được chức năng hô hấp của chúng. Mang tồn tại
suốt đời sống của con vật ở các loài cá sụn và cá xương
và là cơ quan hô hấp chính của chúng.
Cấu tạo cơ bản của một mang gồm: cung mang bằng
chất sụn hoặc xương, cung này do gốc của vách gian
mang hình thành. Trên cung mang kéo dài về một phía
có vách gian mang (Septum branchiae). Vách gian mang
nằm giữa 2 khe mang, trên vách gian mang có gắn các lá
mang. Khe mang do nội bì và ngoại bì hình thành, còn lá
mang do ngoại bì hình thành. Cá sụn có 5 đôi khe mang
thông ra ở 2 bên đầu, còn cá xương có thể là 4 hoặc 5
đôi, bên ngoài có xương nắp mang bao phủ và mở ra
ngoài 2 khe 2 bên đầu.


Caỏu taùo cuỷa laự mang: Lỏ mang (gill lamellae) do vụ s
cỏc si mang (filium branchiae) hp thnh. Cỏc si
mang xp cnh nhau rt cht lm cho lỏ mang cú hỡnh
dng nh mt cỏi lc. Hai bờn si mang li phỏt trin
nhiu nhúm gi l si mang nh (branch leaf). Din tớch
cỏc si mang nh ny rt ln vỡ vy s lng cỏc mao
mch phõn b trờn ú trao i khớ rt ln.





+ Ở cá sụn: Có 5 đôi khe mang thông trực tiếp ra
ngoài qua 2 bên của đầu (cá Nhám) hoặc qua mặt
dưới của đầu (cá đuối). Động tác hô hấp của chúng
nhờ áp lực của dòng nước vào và ra qua mang.
Hệ hô
hấp ở

nhám


+ Ở cá xương: các khe mang không thông trực tiếp ra
ngoài mà qua xoang mang nhờ hệ thống xương nắp mang
bao bọc. Hệ thống xương nắp mang này bao phủ 2 bên
mang chỉ để lại hai khe mang ở 2 bên phía sau của đầu.
Động tác thở của cá xương nhờ cử động của xương nắp
mang. Khi cá nâng nắp mang, màng da mỏng ở cạnh sau
nắp mang do áp suất ngoài của nước, bám vào khe mang,
làm áp suất trong khoang mang giảm thấp và nước qua
khoang miệng hầu vào xoang bao mang. Khi nắp mang hạ
xuống , miệng cá đóng chặt, áp suất của nước trong xoang
mang tăng lên và nước thoát ra ngoài phía sau qua khe
mang. Nhờ sự thay đổi áp lực sau mỗi lần nâng, hạ nắp
mang và đóng, mở miệng mà cá có thể hô hấp.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×